Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm
BÌNH LUẬN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TRONG
TRƯỜNG HỢP NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG
KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Lê Thu Trang1
Tóm tắt: Nam, nữ chung sống như vợ chồng hiện là một vấn đề tồn tại trong xã hội, đang ngày một
tăng về số lượng và phức tạp về tính chất. Hiện tượng này đã xuất hiện từ khá lâu, ở mỗi giai đoạn lịch
sử của đất nước khác nhau, cách hiểu về vấn đề nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng cũng có
những khác biệt. Trên thực tế, khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp trong trường hợp trên, về thủ tục tố
tụng đã có những quan điểm khác nhau xác định đây là tranh chấp hơn nhân và gia đình hay tranh chấp
dân sự? Việc xác định trên có ý nghĩa rất lớn để xác định thẩm quyền của Tòa án để giải quyết những
tranh chấp này.
Bài viết đưa ra tình huống pháp lý về việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật khi một trong hai
bên đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Khi một bên chết đi, thì việc giải quyết về nhân thân
đặc biệt là vấn đề tài sản của các bên sẽ thuộc tranh chấp hôn nhân và gia đình hay tranh chấp dân sự.
Những quan điểm khác nhau sẽ được tác giả phân tích và làm rõ.
Từ khóa: Chung sống như vợ chồng, tranh chấp dân sự, tranh chấp hơn nhân và gia đình, thẩm
quyền Tịa án giải quyết.
Nhận bài: 21/9/2020; Hoàn thành biên tập: 25/9/2020; Duyệt đăng:23/10/2020.
Abstract: Men and women living together as husband and wife are currently a problem in society,
increasing in number and complexity in nature. This phenomenon has existed for quyte a long time, in
each historical period of the country is different, the understanding of the issue of men and women living
together as husband and wife also have differences. In fact, when there is a request to resolve a dispute
in the above case, there are different views on the proceedings that determine whether this is a marriage
and family dispute or a civil dispute? The above determination is of great significance to determine the
jurisdiction of the Court to resolve these disputes.
The article presents the legal situation of illegally living together as husband and wife when either
party is in a legal marital relationship. When one dies, the settlement of identity, especially the property
of the parties, will be in a marriage and family dispute or civil dispute. The different views will be
analyzed and clarified by the author.
Keywords: Cohabitation, civil dispute, marriage and family dispute.
Date of receipt: 21/9/2020; Date of revision: 25/9/2020; Date of Approval:23/10/2020.
1. Tình huống pháp lý
Ông A và bà B chung sống với nhau từ năm
1982 tại huyện T, tỉnh X được hai bên gia đình
đồng ý, có tổ chức lễ cưới nhưng khơng đăng ký
kết hơn; ơng A và bà B có hai con chung là C (sinh
năm 1984) và D (sinh năm 1985). Năm 1997, ông
A bỏ nhà lên thành phố L, tỉnh X làm việc. Bà B và
các con vẫn sống tại huyện T.
Năm 2000, ông A chung sống với bà E tại thành
phố L, tỉnh X và nhập hộ khẩu về nhà bà E. Bà B
và các con không có ý kiến gì. Ơng A vẫn đi về giữa
nhà bà E và nhà bà B, vẫn chung sống bình thường
với cả hai bà. Ơng A và bà E có 2 con chung là G
(sinh năm 2000) và H (sinh tháng 01/2001).
1
Thạc sỹ, Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng.
Quá trình chung sống ơng A, bà B tạo lập được
khối tài sản chung là diện tích 200 m2 liền kề với
diện tích đất 500 m2 bà E có trước khi chung sống
với ông A tại phường K thành phố L. Cả 2 diện tích
đất này được cấp chung một Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất vào năm 2009 cho hộ gia đình
bà E.
Năm 2015, ơng A chết, khơng có di chúc. Do
cần tiền để làm ăn, bà E rao bán nhà, đất nhưng vì
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ
gia đình mà trong hộ khẩu gia đình có cả tên ơng A
nên bà E khơng thể bán được. Vì vậy, bà E khởi
kiện bà B và các con của bà B và ông A là C, D ra
Tòa án yêu cầu chia tài sản chung của bà và ông A.
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đối với tình huống trên các ý kiến đều thống
nhất khi nhận định:
Ông A và bà B chung sống với nhau từ năm
1982, quan hệ này được coi là quan hệ hôn nhân
hợp pháp được thừa nhận. Căn cứ điểm c1 Điều 1
Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phán tòa án
nhân dân tối cao ngày 23/12/2000 về hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và gia
đình năm 2000 thì người đang có vợ hoặc có chồng
là người sống chung với người khác như vợ chồng
từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn2.
Tuy nhiên, việc chung sống như vợ chồng giữa
ông A và bà E lại là hành vi bị cấm trong Luật
HNGĐ năm 2000 và Luật HNGĐ năm 2014.
Bà E khởi kiện đối với bà B và C, D. Theo quy
định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự
(BLTTDS) năm 2015 thì bà B và C, D là bị đơn
trong vụ án.
Đối với tình huống nêu trên vẫn còn các ý kiến
trái chiều liên quan đến việc xác định quan hệ pháp
luật có tranh chấp là tranh chấp dân sự hay tranh
chấp hơn nhân gia đình, cũng như xác định thẩm
quyền giải quyết của Tòa án.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, quan hệ giữa
ông A và bà E được điều chỉnh bởi Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2000 (Luật HNGD năm 2000),
thuộc trường hợp không được Nhà nước thừa nhận
là vợ chồng vì khơng đăng ký kết hôn, đồng thời
đây cũng là trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn.
Nay bà E kiện yêu cầu chia tài sản của bà E và ông
A, đây là quan hệ chia tài sản chung theo quy định
tại Điều 16 Luật HNGĐ năm 2014. Do đó, cần xác
định tranh chấp trong tình huống nêu trên là tranh
chấp hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tịa án quy định tại Khoản 8 Điều 28
BLTTDS năm 2015 và theo quy định tại điểm a
Khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 thì vụ án này
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nơi cư trú
của bị đơn, tức Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh X.
Cùng có quan điểm tương đồng với quan điểm
thứ nhất, có ý kiến phân tích thêm về việc chung
sống như vợ chồng giữa ông A và bà E (khi đang
tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa ông A và bà
B) là vi phạm chế độ một vợ một chồng – là hành
vi bị Luật HNGĐ năm 2014 cấm; khi bà E yêu cầu
chia tài sản chung, mặc dù ông A đã chết nhưng
việc giải quyết vẫn phải áp dụng quy định tại Điều
16 Luật HNGĐ năm 2014 để giải quyết. Yêu cầu
chia tài sản chung của bà E được xác định là tranh
chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tịa án theo quy định tại Khoản 8 Điều
28 BLTTDS năm 2015.
Thêm vào đó, ý kiến này nhận định Luật
HNGĐ năm 2014 đang “trống” các quy định điều
chỉnh quan hệ giữa ông A và bà E, bởi Điều 14 của
Luật này khi quy định về “Giải quyết hậu quả của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn” chỉ điều chỉnh các
trường hợp “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hơn” theo
quy định của Luật HNGĐ năm 2014 mà chung
sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết
hôn, chứ không điều chỉnh mọi trường hợp không
đăng ký kết hôn, và khoảng “trống” này đã được
khắc phục bằng quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông
tư liên tịch số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP3: “Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà khơng có đăng ký kết hơn (khơng
phân biệt có vi phạm điều kiện kết hơn hay khơng)
và có u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật hoặc
u cầu ly hơn thì Tịa án thụ lý, giải quyết và áp
dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật Hơn nhân và gia
đình tun bố khơng cơng nhận quan hệ hơn nhân
giữa họ. Nếu có u cầu Tòa án giải quyết về
quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản,
nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết
theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hơn
nhân và gia đình”. Nay bà E yêu cầu chia tài sản
chung, mặc dù ông A đã chết nhưng việc giải quyết
vẫn phải áp dụng quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ
năm 2014, cụ thể:
“Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn”.
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận
giữa các bên; trong trường hợp khơng có thỏa thuận
thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công
Căn cứ điểm c1 Điều 1 Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ngày 23/12/2000 về
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000.
3
Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi
hành một số quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
2
Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm
việc nội trợ và cơng việc khác có liên quan để duy trì
đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Quan điểm thứ hai cho rằng, bà E và ông A là
quan hệ hôn nhân không được Nhà nước bảo hộ –
bà E và ông A không được nhà nước công nhận là
vợ chồng. Nay ông A đã chết, bà E khởi kiện đây là
tranh chấp quyền tài sản là tranh chấp dân sự theo
quy định tại Khoản 2 Điều 26 BLTTDS năm 2015,
mà đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất – bất
động sản. Điểm c Khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm
2015 quy định: “Đối tượng tranh chấp là bất động
sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có thẩm
quyền giải quyết”. Do đó, vụ án thuộc thẩm quyền
giải quyết của TAND thành phố L, tỉnh X4.
2. Quan điểm và bình luận từ tình huống
pháp lý
Quan điểm của tác giả đây là tranh chấp dân sự
về chia tài sản chung có liên quan đến hơn nhân và
gia đình. Tác giả sẽ xét trên khía cạnh khi ơng A
cịn sống và khi ông A đã chết.
2.1. Khái quát chung về chung sống với nhau
như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Trong xã hội hiện nay, tồn tại nhiều cách hiểu
về “nam nữ chung sống như vợ chồng”. Theo cách
hiểu chung nhất, nam nữ chung sống như vợ
chồng là hành vi của hai bên nam nữ, tuy không
phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau và coi
nhau là vợ chồng. Họ liên kết với nhau trên cơ sở
tự nguyện và không đăng ký kết hôn. Xét về bản
chất, đây là quan hệ vợ chồng mà quan hệ đó khơng
được xác lập theo thủ tục và trình tự pháp lý nhất
định nhưng lại đã và đang tồn tại trên thực tế. Hai
bên chung sống với nhau như vợ chồng, thực sự coi
nhau là vợ chồng và thực hiện đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và
với xã hội. Vì vậy, trường hợp nam nữ chung sống
như vợ chồng và hơn nhân có đăng ký kết hôn về
bản chất là giống nhau.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa đưa
ra định nghĩa như thế nào được coi là “chung sống
với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn”.
Nhưng tới Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã
đưa ra định nghĩa: “Chung sống như vợ chồng là
việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau
là vợ chồng”5.
Xét về đặc điểm, muốn được pháp luật thừa
nhận là “chung sống như vợ chồng” thì phải thỏa
mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể, có thể hiểu là giữa nam
với nam, nam với nữ hoặc nữ với nữ. Với quy định
này, nhà làm luật đã “có ý” thừa nhận chung sống
như vợ chồng giữa hai người khác giới tính hoặc
cùng giới tính họ đã tổ chức cuộc sống chung và
“coi nhau là vợ chồng”. Nội hàm này rộng hơn so
với cách tiếp cận của pháp Luật hình sự đã từng
giải thích như sau “Chung sống như vợ chồng là
việc người đang có vợ, có chồng chung sống với
người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng
mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là
đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc
không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như
một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng
thường được chứng minh bằng việc có con chung,
được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ
chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơ quan,
đồn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ
đó..”6. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 chính
thức pháp điển hóa khái niệm về “chung sống với
nhau như vợ chồng” là một quy định khá tiến bộ
tuy không phải là mới so với các nước trên thế giới.
Ví dụ, Điều 515 Bộ luật dân sự Pháp thừa nhận việc
chung sống giữa những người khác giới và giữa
những người cùng giới tính thơng qua một loại hợp
đồng kết đơi dân sự (PACS). Tương tự, pháp luật
Australia cũng thừa nhận thỏa thuận sống chung
trong Luật của Khối Thịnh vượng chung về phân
chia tài sản đối với các cá nhân chung sống như vợ
chồng7.
Thứ hai, về điều kiện, hai cá nhân đã “tổ chức
cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”. Trên
thực tế, để đánh giá hai người có coi nhau là vợ
chồng hay không là điều không hề đơn giản phụ
Bích Phượng- Ngọc Trâm, “Tranh chấp hơn nhân và gia đình hay dân sự? Xác định thẩm quyền giải quyết của
Tịa án” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử ngày 24/06/2019.
5
Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
6
Mục 3.1 phần 3 Thơng tư số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn áp dụng các quy định
tại chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999 ngày 25/9/2001.
7
Kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề lớn được quy định trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2000.
View_Detail.aspx?View_Detail.aspx?ItemID
=632&TabIndex=2.
4
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
thuộc rất nhiều vào điều kiện, hồn cảnh sống và
tâm lý quan điểm từng người. Chính vì vậy, pháp
luật có những tiêu chí cụ thể để xem xét là chung
sống như vợ chồng như: (i) có tổ chức lễ cưới khi
về chung sống với nhau; (ii) việc họ về chung sống
với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên)
chấp nhận hoặc được người khác hay tổ chức
chứng kiến; (iii) hoặc họ thực sự có chung sống với
nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng
gia đình8.
Hay một cách khái quát hơn được coi là nam
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hơn khi:
(i) Nam nữ có điều kiện kết hôn nhưng chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
(ii) Trong thời gian chung sống như vợ chồng,
hai người thực sự coi nhau là vợ chồng. Đây là
điểm có thể giúp ta phân biệt với trường hợp nam
nữ sống chung tạm bợ.
(iii) Khi bắt đầu chung sống, hai người muốn
chung sống lâu dài và ổn định.
Đây là đặc điểm để phân biệt với khái niệm
“hôn nhân thử nghiệm” hay “sống thử”. Đối với
“hôn nhân thử nghiệm”, trước khi chung sống, các
bên thỏa thuận sẽ “thử” chung sống với nhau như
vợ chồng, “thử” thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của vợ chồng. Nếu sau một thời gian chung
sống, các bên thấy phù hợp thì sẽ lúc này sẽ tiến
hành đăng ký kết hơn, cịn trường hợp khơng thấy
phù hợp với nhau nữa thì các bên sẽ “đường ai nấy
đi”. Còn trong trường hợp nam nữ chung sống như
vợ chồng, hai bên mong muốn xây dựng gia đình
hạnh phúc, ấm no, bình đẳng, tiến bộ.
2.2. Quan điểm về các trường hợp tranh chấp
2.2.1. Trường hợp tranh chấp khi ông A còn sống
Thứ nhất, làm rõ mối quan hệ giữa ông A- bà
B và ông A- bà E.
Nhận thấy rằng, quan hệ giữa ông A và bà B là
quan hệ chung sống như vợ chồng được pháp luật
thừa nhận. Ông A và bà B chung sống từ thời điểm
năm 1982 tức trước ngày 03/01/1987 căn cứ điểm
c1 Điều 1 Nghị quyết số 02/NQ-TANDTC của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày
23/12/2000 về hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 thì người
đang có vợ hoặc có chồng là người sống chung với
người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987
và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn. Tức là ông A và bà B được
coi là đang có vợ, đang có chồng, quan hệ giữa ông
A và bà B là quan hệ vợ chồng được pháp luật thừa
nhận.
Ông A chung sống như vợ chồng với bà E sau
đó nhập hộ khẩu nhập hộ khẩu về nhà bà E. Bà B
và các con khơng có ý kiến gì. Việc nhập hộ khẩu
về nhà bà E không đồng nghĩa với việc chung sống
của ông A bà E là được pháp luật thừa nhận. Ngược
lại, việc chung sống của ông A với bà E khi đang
tồn tại hôn nhân hợp pháp với bà B là vi phạm điều
cấm của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014:
“Cấm các hành vi sau đây:
“…c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người đang có
chồng, có vợ…”9.
Vậy, quan hệ chung sống như vợ chồng giữa
ông A và bà E là chung sống như vợ chồng trái
pháp luật. Quan hệ chung sống này cũng được luật
hơn nhân và gia đình điều chỉnh (sẽ được tác giả
làm rõ hơn ở phần sau).
Thứ hai, về quan hệ tài sản giữa ông A- bà B
và quan hệ tài sản giữa ông A- bà E.
Căn cứ Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định: “Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung
hợp nhất có thể phân chia”. Bên cạnh đó tại Điều
33 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 cũng một
lần nữa khẳng định “Tài sản chung của vợ chồng
thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo
đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ
chung của vợ chồng”. Như vậy, dễ nhận thấy tài
sản của ông A và bà B thuộc tài sản chung hợp nhất.
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong
đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung
không được xác định đối với tài sản chung và các
chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ
ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Khi
ông A bà B được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ
chồng đồng nghĩa với việc khối tài sản chung vợ
chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Trên cơ sở phân tích trên, khi quan hệ chung
sống như vợ chồng của ông A và bà E không được
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết
số 35/2000/QH10.
9
Điểm c Khoản 1 Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
8
Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm
thừa nhận thì tài sản chung giữa ông A và bà E đơn
thuần tài sản chung theo phần. Nhưng, tại thời điểm
ông A và bà E chung sống với nhau thì quan hệ hơn
nhân của ông A và bà B vẫn đang tồn tại, tài sản
của ông A trong khối tài sản chung của ông A và
bà E sẽ được coi là tài sản chung vợ chồng ông A
và bà B.
Thứ ba, trường hợp ơng A cịn sống và bà E có
u cầu chia tài sản chung thì đây chính là tranh chấp
tài sản trong trường hợp nam, nữ chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn.
Luật HNGĐ năm 2014 quy định trường hợp
nam, nữ chung sống như vợ chồng khi nam, nữ có
đủ điều kiện kết hơn. Theo đó, việc chung sống này
sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng, tức là
không phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ, chồng giữa
họ với nhau. Khi có tranh chấp về tài sản chung
được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật
HNGĐ năm 2014:
“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ
và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của
nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa
thuận giữa các bên; trong trường hợp khơng có thỏa
thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công
việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì
đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.
Bên cạnh đó căn cứ Khoản 4 Điều 3 Thông tư
liên tịch số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
“Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà khơng có đăng ký kết hơn (khơng phân
biệt có vi phạm điều kiện kết hơn hay khơng) và có
u cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu
cầu ly hơn thì Tịa án thụ lý, giải quyết và áp dụng
Điều 9 và Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình
tun bố khơng cơng nhận quan hệ hơn nhân giữa
họ. Nếu có u cầu Tịa án giải quyết về quyền,
nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa
vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy
định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Hơn nhân và
gia đình”.
Qua trên cho thấy, pháp luật không phân biệt
nam, nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật
hay khơng trái pháp luật khi có u cầu Tòa vẫn
thụ lý và giải quyết theo Luật HNGĐ năm 2014.
Kết luận: Nếu ơng A cịn sống dễ dàng nhận
thấy đây là tranh chấp hơn nhân và gia đình thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo
quy định tại Khoản 8 Điều 28 BLTTDS năm 2015
là phù hợp; Quan điểm thứ hai xác định là tranh
chấp dân sự là không phù hợp.
2.2. Trường hợp tranh chấp khi ông A chết
Thứ nhất, xác định tư cách ông A trong “hộ gia
đình”. Theo tình huống pháp lý thì việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình
bà E, mà trong sổ hộ khẩu hộ gia đình bà E có ơng
B. Thơng tư số 33/2017/TT-BTNM của Bộ Tài
nguyên và Môi trường 29/09/2017, quy định chi
tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định
quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi bổ
sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai, đưa ra quy định mới về việc ghi
tên các thành viên trong gia đình trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
Theo đó, căn cứ vào Khoản 29 Điều 3 Luật Đất
đai năm 2013 và Khoản 5 Điều 6 Thơng tư số
33/2017 của Bộ TN&MT thì tại thời điểm được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất mà những
người trong hộ gia đình có quan hệ hơn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về
hơn nhân và gia đình, đang sống chung trong hộ gia
đình và có quyền sử dụng đất chung chung thì giấy
chứng nhận được cấp cho hộ gia đình và những
người đó được ghi tên trên giấy chứng nhận.
Như vậy, nếu nhà, đất đó là tài sản riêng của cá
nhân hoặc là tài sản chung của cá nhân với
vợ/chồng của mình thì giấy chứng nhận khơng ghi
tên những người khác trong gia đình (như cha, mẹ,
anh, chị, em, các con). Cha, mẹ, anh, chị, em, các
con ở trong gia đình chỉ được ghi tên trên giấy
chứng nhận khi họ có quyền sử dụng đất chung.
Vậy tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ơng B có tên trong sổ hộ khẩu tuy
nhiên việc ông B và bà E chung sống với nhau như
vợ chồng trái pháp luật (như đã phân tích ở phần
trên) thì khơng phát sinh quan hệ hôn nhân. Như
vậy nếu theo cách hiểu của Luật đất đai ông B
không thuộc trường hợp sở hữu tài sản với các
thành viên khác.
Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 102 và Điều 212 của
Bộ luật dân sự năm 2015: Việc xác định tài sản chung
của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối
với tài sản này được xác định như sau:
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
(i) Tài sản của các thành viên gia đình cùng
sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng
góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác
được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ
luật này và luật khác có liên quan.
(ii) Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung của các thành viên gia đình được thực hiện
theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt
tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản
là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự
thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là
người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trên thực tế, đã có những mâu thuẫn và cách
hiểu khác nhau về tài sản thuộc “hộ gia đình” khi
thực thi pháp luật. Tuy nhiên, cần được hiểu theo ý
nghĩa của Bộ luật dân sự năm 2015. Tức pháp luật
dân sự hướng tới chủ sở hữu chung theo phần đối
với nhiều chủ thể cùng sở hữu tài sản. Việc ơng A
dù khơng có quan hệ hôn nhân với bà E nhưng việc
bà E đã không phản đối khi ông A xuất hiện trong
hộ khẩu do bà là chủ hộ thì cũng được quyền suy
đốn bà không phản đối với phần quyền của ông
đối với tài sản là mảnh đất trên. Căn cứ theo Bộ
luật dân sự năm 2015 thì ơng A vẫn có tư cách đồng
chủ sở hữu tài sản.
Thứ hai, khi ông A chết quan hệ nam nữ chung
sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn giữa ông
A và bà E chấm dứt, sẽ không đặt ra yêu cầu không
công nhận quan hệ hơn nhân, bởi giữa họ khơng có
sự kiện pháp lý nào để làm phát sinh quan hệ (không
đăng ký kết hôn). Khi một bên chết, quan hệ giữa
bên chết và con chung về nghĩa vụ nuôi dưỡng và
cấp dưỡng cũng chấm dứt. Nếu một bên chết không
để lại di chúc cũng không đặt ra vấn đề thừa kế đối
với người đã chung sống như vợ chồng với người
chết. Vì họ không thuộc trường hợp thừa kế theo
Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015. Do đó, nếu có
tranh chấp phát sinh từ quan hệ nam nữ chung sống
như vợ chồng không đăng ký kết hôn sau khi một
bên đã qua đời, thì tranh chấp này thuần túy là tranh
chấp về tài sản, nghĩa vụ hợp đồng (nếu một bên
nam (nữ) chung sống như vợ chồng đã xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba hoặc với
chính bên cịn sống).
Thứ ba, sự kiện ơng B chết làm phát sinh
quan hệ thừa kế. Ơng B chết khơng để lại di chúc,
di sản thừa kế của ông sẽ được chia theo pháp
10
11
Điều 210 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 33 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
luật. Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự năm
2015 thì những người sau sẽ được hưởng một suất
thừa kế theo pháp luật bằng nhau là bà B (vợ hợp
pháp của ông A), các con C, D, G, H (là con đẻ
của ông A). Tuy nhiên, việc xác định di sản thừa
kế của ơng A rất khó khăn, rất khó xác định tài sản
của ông A trong khối tài sản chung của ơng A và
bà E là bao nhiêu, càng khó hơn khi xác định phần
quyền của bà B trong phần tài sản của ông A và bà
E là bao nhiêu (vì tài sản mà ơng A có được trong
phần tài sản của bà E với ơng A chính là tài sản
chung “có được” trong thời kì hơn nhân của bà B
và ông A).
Khi bà E khởi kiện chia khối tài sản chung,
người trực tiếp là bị đơn liên quan là ông A nhưng
ông A đã chết. Bà E kiện bà B và hai con của ông
A là C, D những người này là những người đồng
thừa kế theo pháp luật của ông A. Trong trường hợp
này những người thừa kế của người chết tiếp tục
thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch,
trừ trường hợp những nghĩa vụ về tài sản nhưng
phải do chính cá nhân chết thực hiện (Khoản 8
Điều 372 BLDS năm 2015). Theo dữ liệu tình
huống thì tài sản chung của bà E và ơng A thuộc sở
hữu chung của các thành viên gia đình (Điều 212
BLDS năm 2015). Khi một bên nam (nữ) chết,
quyền sở hữu của người đó đối với phần tài sản
trong khối tài sản chung với bên còn sống chấm dứt
do chuyển quyền sở hữu thông qua việc thừa kế
cho những người thừa kế của người chết (Điều 238
BLDS năm 2015). Các tranh chấp về chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung giữa bên còn sống
và những người thừa kế của người chết là tranh
chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với
tài sản thuộc Khoản 1 Điều 26 BLTTDS năm 2015;
trong khi tranh chấp về nghĩa vụ hợp đồng thuộc
Khoản 2 Điều 26 BLTTDS năm 2015.
Như vậy, việc bà E kiện ông A, bà B và các con
của ông bà A, B là C và D ra Tòa yêu cầu chia tài
sản chung được xác định đây là tranh chấp chia tài
sản chung. Trong trường hợp này đối tượng tranh
chấp là quyền sử dụng đất, một loại bất động sản.
Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 và căn cứ điểm c, Khoản 1 Điều 39 quy
định: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ
Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải
quyết”. Do đó, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND thành phố L, tỉnh X./.