Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bình luận về điều XXIV GATT và sự ra đời của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.53 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong khuôn khổ WTO, về mặt nguyên tắc các nước thành viên có nghĩa vụ
phải dành cho nhau sự đối xử ưu đãi công bằng, không phân biệt đối xử, tuy
nhiên theo điều XXIV GATT các nước thành viên sẽ được quyền dành ưu đãi
hơn với thành viên trong FTA hoặc CU và một thực tế hiện nay đã có rất nhiều
các hiệp định thương mại khu vực được ra đời. Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn
đề này, em xin chọn đề tài số 1 “Bình luận về điều XXIV GATT và sự ra đời của
1


các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác xuyên Thái
bình dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU” làm bài tập cuối kì
của mình.
NỘI DUNG
I. BÌNH LUẬN ĐIỀU XXIV CỦA GATT
Điều XXIV của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại quy định
việc hình thành và hoạt động của các Liên minh Thuế quan và Hiệp định
Thương mại Tự do

về thương mại hàng hóa (gọi tắt là Điều khoản

XXIVGATT).
Nội dung cơ bản của điều khoản này quy định về việc các nước thành viên
được phép thành lập các liên minh hải quan - CU hoặc khu vực thương mại tự do
- FTA.
Với việc thành lập này, các nước của các hiệp định khu vực thương mại trên
có thể dành cho nhau những ưu đãi thương mại hơn cho các nước là thành viên
của WTO nhưng không phải là thành viên của hiệp định thương mại khu vực
này. Việc dành ưu đãi hơn như vậy là sự đối xử không công bằng, có sự phân


biệt đối xử rõ rệt, tức là sự phân biệt đối xử này đã trái ngược với nghĩa vụ đối
xử tối huệ quốc - MFN -một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất
của WTO. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử đó là được chấp nhận theo điều khoản
XXIV này. Cụ thể điều XXIV/GATT cho phép hai hay một nhóm thành viên
được miễn trừ áp dụng nguyên tắc “tối huệ quốc” trong ba hình thức liên kết sau:
+ Thứ nhất, theo quy định của Điều khoản XXIV.8(b) GATT nhóm nước
thành viên được hình thành một Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade
Area/FTA) với nhau vì dụ khu vực thương mại tự do các nước Đông Nam Á AFTA

2


+ Thứ hai, Điều khoản XXIV.8(a) GATT nhóm nước thành viên được hình
thành một Liên minh Thuế quan (Customs Union/CU) với nhau
+ Thứ ba, theo Điều khoản XXIV.5(c) GATT nhóm nước thành viên được ký
kết với nhau một hiệp định tạm thời hướng tới hình thành một FTA hay một CU
trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều XXIV đã tạo cơ sở pháp lý cho các nước thành viên dành cho nhau sự
ưu đãi hơn, và cũng rất hợp lí khi WTO đã giới hạn các hình thức mà các nước
thành viên có thể dành cho nhau ưu đãi hơn mà không vi phạm các quy định của
WTO.
Theo đó nếu một FTA hoặc CU được thành lập cần đáp ứng các điều kiện
sau:
+ Thứ nhất, theo điều XXIV.5 thì các điều kiện thuế quan đối ngoại và các
quy chế thương mại khác trong FTA và CU về tổng thể không được làm tăng
hàng rào đối với hoạt động thương mại của bên thứ ba, tức là không cao hơn
hoặc hạn chế hơn những tác động chung so với trước khi thành lập FTA hoặc
CU.
+ Thứ hai, theo điều XXIV.8 trong các FTA hoặc CU đó phải có quy định áp
dụng với hầu như tất cả các hoạt động thương mại (sustantially-all-trade) của các

bên tham gia FTA.
+ Thứ ba, FTA hoặc CU đó phải được hình thành trong một khoản thời gian
hợp lý (“reasonable period of time”) (Điều khoản XXIV.5(c). Theo thông lệ và
cách hiểu của GATT/WTO là trong vòng 10 năm kể từ ngày ký kết. Quy định
như này là rất hợp lí để tránh trường hợp các nước thành lập FTA, CU “trá hình”
liên kết với nhau để đạt lợi ích tạm thời.
II. BÌNH LUẬN SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO THẾ HỆ MỚI

3


Trong xu thế thương mại hiện nay, bên cạnh việc tham gia tổ chức thương
mại thế giới ở mức độ toàn cầu thì các nước thành viên có xu hướng tham gia
các hiệp định thương mại khu vực, đặc biệt là các hiệp định thương mại khu vực
thế hệ mới. Nhận thấy gần đây đã có rất nhiều các hiệp định thương mại tự do
được ra đời, đáng lưu ý đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP
và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu.
Hiệp định TPP là sự thỏa thuận cam kết đàm phán giữa 12 nước thành viên
trong đó có các nước nền kinh tế mạnh như Hoa Kì, Nhật Bản, Singapore…
nhưng cũng có các nước đang phát triển như Việt Nam, vì vậy hiệp định này sẽ
góp phần tạo điều kiện các nước kém phát triển hơn có thể củng cố và phát triển
kinh tế toàn diện của mình. Hiệp định TPP là một hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới, nó không chỉ đơn thuần là sự thỏa thuận của các nước cùng chung khu
vực địa lí như NAFTA, AFTA mà nó bao quát toàn cầu có các quốc gia từ Châu
Mỹ (Hoa Kì, Mexico), có các quốc gia thuộc châu Á (Nhật Bản, Việt Nam,
Malaysia, Singapore…) cũng có các quốc gia từ Châu Úc; Một điểm quan trọng
hơn để TPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đó chính là nó không
chỉ điều chỉnh các quan hệ thương mại sinh lợi như hàng hòa, dịch vụ, đầu tư, sở
hữu trí tuệ…đã quá quen thuộc, mà nó còn điều chỉnh các vấn đề quan trọng

khác liên quan đến con người, xã hội, cộng đồng như quyền của người lao động,
bảo vệ môi trường.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) cũng
được coi là một hiệp định thế hệ mới khi thành viên một bên là Việt Nam nước
đang phát triển và EU – một nền kinh tế mạnh gồm có 28 nước thành viên. Hiệp
định EVFTA cũng khá tương tự TPP khi các nội dung điều chỉnh không chỉ giới
hạn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư giữa hai bên mà còn liên quan
đến vấn đề môi trường, con người. Đặc biệt, với EVFTA, EU sẽ hỗ trợ Việt Nam

4


rất nhiều trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động, các quyền con người
cũng như hỗ trợ các biện pháp tác động bảo vệ môi trường.
Khi xem xét việc ra đời của cả hai hiệp định này về mặt thực hiện nó đã được
thành lập dựa trên sự thỏa thuận, đàm phán giữa các nước thành viên, còn xét về
mặt pháp lý thì một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của hai hiệp định
này chính là Điều XXIV GATT. Nhận thấy các nước thành viên của cả hai hiệp
định trên đều là thành viên của WTO, tức là họ đều có nghĩa vụ tuân thủ các quy
định của WTO, hay nói cách khác khi gia nhập TPP hay EVFTA các nước sẽ
phải tuân thủ các điều kiện trong WTO mà cụ thể trong đó là Điều XXIV GATT.
Việc ra đời của các hiệp định thương mại khu vực mà tiêu biểu là Hiệp định TPP
và EVFTA là hoàn toàn phù hợp với quy định của WTO và cũng có rất nhiều tác
động đối với hoạt động thương mại toàn cầu mà WTO đặt ra, cụ thể như:
Thứ nhất, hai hiệp định này sẽ hỗ trợ, thúc đẩy cho sự phát triển hệ thống đa
phương của WTO, khi các nước thành viên của Hiệp định sẽ dành cho nhau
những ưu đãi để cùng phát triển.
Thứ hai, một số quy định trong hai hiệp định này như: dịch vụ, sở hữu trí
tuệ, tiêu chuẩn môi trường, đầu tư và chính sách cạnh tranh sau đó sẽ phát triển
nhanh thành các thỏa thuận được bàn bạc nhiều trong khuôn khổ WTO, đặc biệt

là khi vòng đàm phán đa phương Doha vẫn đang “dậm chận tại chỗ”
Thứ ba, TPP và EVFTA sẽ giúp dòng chảy thương mại được tự do hơn giữa
các nước trong khối mà không có rào cản, tức là có thể bổ sung cho hệ thống
thơng mại toàn cầu mà không hề đe dọa sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn
cầu.

KẾT LUẬN

5


Từ những phân tích trên, nhận thấy Điều XXIV GATT đã và đang thực hiện
tốt “vai trò” của mình cả về mặt quy định lẫn mặt thực tế. Nó đã là cơ sở để các
hiệp định thương mại khu vực ra đời và phát triển góp phần vào hệ thống thương
mại toàn cầu, đồng thời nó cũng là một ngoại lệ của nguyên tắc phân biệt đối xử
của WTO, đảm bảo phát triển tốt nhất cho các nước thành viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT

6


2. Bài viết “Các cơ sở pháp lý của hội nhập kinh tế khu vực” trên website
caphesach.wordpress.com
3. Bài viết “Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử trong WTO và ngoại
lệ” trên luatduonggia.vn
4. Giáo trình Luật Thương Mại Quốc Tế , Nxb Công an Nhân dân - Trường đại
học luật Hà Nội năm 2015

5. />923115344

7



×