Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bàn về tội phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.17 KB, 6 trang )

Số 12/2020 - Năm thứ mười lăm

BÀN VỀ TỘI PHẠM TỘI IN, PHÁT HÀNH, MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN,
CHỨNG TỪ THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017
Giáp Thành Trung1
Tóm tắt: Tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà
nước được quy định tại Điều 203 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). So
với Điều 164a BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì Điều 203 BLHS năm 2015 đã sửa
đổi dấu hiệu định tội, bổ sung mức phạt tiền đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời
quy định chi tiết số lượng cụ thể hóa đơn in, phát hành, mua bán trái phép và số tiền thu lợi bất chính
của người phạm tội, bên cạnh đó quy định chủ thể mới phải chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân
thương mại. Trong thực tế, tình hình tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách Nhà nước có những diễn biến gia tăng với phương thức, thủ đoạn tinh vi gây thất
thu ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự về tội phạm
này vẫn cịn hạn chế. Trong phạm vi bài viết này tác giả phân tích những nội dung cơ bản về tội phạm
in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước; thực trạng tội
phạm in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, trên cơ sở
đó đề xuất hồn thiện pháp luật về tội phạm tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Từ khóa:Tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Nhận bài: 10/11/2020; Hoàn thiện biên tập: 10/12/2020; Duyệt đăng: 21/12/2020.
Abstract: Crime of illegally printing, issuing, or buying and selling invoices and receipts to the
State budget is specified in Article 203 of the Penal Code 2015 (amended in 2017). Compared with
Article 164a of the 1999 Penal Code (amended and supplemented in 2009), Article 203 of the
Criminal Code 2015 amended the signs of the crime, added the fine level for circumstances
aggravating criminal liability, and also regulated spending detailing the specific quantity of invoices
printed, issued, illegally traded and the amount of illicit profits earned by the offender, in addition
to stipulating that the new subject must bear criminal responsibility as a commercial legal entity. In
fact, the criminal situation of illegally printing, issuing, or trading in invoices and receipts to the
State budget has increased with sophisticated methods and tricks that cause loss of state budget


revenue. billions dong. However, in practice, the settlement of this criminal cases is still limited. In
the scope of article, the author analyzes the basic contents of crimes of illegally printing, issuing,
trading in invoices and receipts to the State budget; Actual situation of crime of illegal printing,
issuance, sale and purchase of invoices and receipts to the State budget, on which basis propose
perfecting the law on crimes of illegal printing, issuance, and sale applications and receipts of
collection and remittance to the State budget.
Keywords: Crime of illegally printing, issuing, buying and selling invoices and receipts to the
State budget.
Date of receipt: 10/11/2020; Date of revision: 10/12/2020; Date of approval: 21/12/2020.
1. Khái quát chung về tội phạm in, phát
hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách nhà nước
Trên thế giới, một số Nhà nước khi áp dụng
chế độ kế toán cho các hoạt động sản xuất, kinh
1

doanh của các doanh nghiệp thường dựa vào
hoá đơn để làm chứng từ gốc trong kế tốn, theo
đó trong trường hợp này hố đơn là một chứng
từ kế toán. Một số Nhà nước khi áp dụng chế
độ thuế, để xác định doanh thu hay thu nhập

Thạc sỹ, Phịng Cảnh sát kinh tế, Cơng an thành phố Hà Nội.


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

tính thuế thường căn cứ vào hố đơn để xác
định, nên trong trường hợp này hoá đơn cịn có
vai trị của một chứng từ thuế. Trong tiến trình

hội nhập kinh tế quốc tế, hố đơn là một chứng
từ thương mại quốc tế thể hiện quan hệ mua bán
hàng hố, dịch vụ trên tồn cầu.
Ở nước ta, Chính phủ đã ban hành nhiều văn
bản quy định hướng dẫn quản lý về hóa đơn bao
gồm: Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung
ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày
17/1/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của
Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung
ứng dịch vụ. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày
12/9/2018 Chính phủ quy định hóa đơn điện tử khi
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (có hiệu lực kể từ
ngày 01/11/2018).
Xuất phát từ thực tiễn việc sử dụng hoá đơn
giả, lập khống hoá đơn, đặc biệt là hành vi in,
phát hành mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách nhà nước diễn ra phức tạp, gây
thất thu cho ngân sách nhà nước, làm ảnh hưởng
xấu đến môi trường sản xuất, kinh doanh. Tại kỳ
họp thứ 5 khoá XII, Quốc hội đã thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm
1999, trong đó lần đầu tiên quy định tội in, phát
hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước tại Điều 164a của BLHS
và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
Tiếp đó, ngày 26/6/2013, Bộ Tư pháp, Bộ
Cơng an, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ Tài Chính đã ban hành

Thơng tư liên tịch số 10/2013/TTLT - BTP-BCATANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn áp dụng
một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh
vực thuế, tài chính - kế tốn và chứng khốn.
Ngày 27/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội
khố XII, đã thơng qua BLHS năm 2015 thay thế
BLHS năm 1999. BLHS năm 2015 quy định tội
in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng
từ thu nộp ngân sách nhà nước tại Điều 203 và tại
kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV ngày 20/6/2017
Quốc hội đã thông qua BLHS năm 2015 sửa đổi,
bổ sung BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày
01/01/2018.
So Điều 164a BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) thì Điều 203 BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã sửa đổi dấu hiệu

định tội, bổ sung mức phạt tiền đối với tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời quy
định chi tiết số lượng cụ thể hóa đơn in, phát
hành, mua bán trái phép và số tiền thu lợi bất
chính của người phạm tội, bên cạnh đó quy định
chủ thể mới phải chịu trách nhiệm hình sự là
pháp nhân thương mại.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm in, phát
hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách nhà nước
- Tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước,
mà cụ thể là xâm phạm đến chế độ quản lý hoá

đơn, đồng thời xâm phạm đến hoạt động quản lý
thuế, về tài chính tiền tệ, hoạt động quản lý thu,
chi ngân sách Nhà nước.
- Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước
được thể hiện như sau:
+ In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự
khởi tạo hóa đơn điện tử khi khơng đủ điều kiện
hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung
theo quy định của pháp luật; in hóa đơn giả hoặc
khởi tạo hóa đơn điện tử giả;
+ Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông
báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi
hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa
đơn theo đúng quy định;
+ Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc
ghi nội dung khơng đầy đủ, khơng chính xác theo
quy định;
Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng
khơng có hàng hố, dịch vụ kèm theo;
Mua, bán hố đơn giả, hố đơn chưa có giá trị
sử dụng, hố đơn đã hết giá trị sử dụng, hoá đơn
của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức
hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho
khách hàng khi bán hàng hoá dịch vụ;
Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về

giá trị hàng hố, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
Như vậy, người hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội có thể sử dụng các cơng cụ, phương tiện
khác nhau để in trái phép hóa đơn. Hành vi phát
hành trái phép hóa đơn là trường hợp người hoặc


Số 12/2020 - Năm thứ mười lăm

pháp nhân thương mại phạm tội phát hành hóa
đơn khơng đúng theo quy định. Hành vi mua bán
trái phép hóa đơn là việc người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội dùng tiền hoặc dùng các lợi
ích vật chất để trao đổi các hóa đơn.
- Hậu quả của tội phạm in, phát hành, mua
bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước:
Theo quy định tại Điều 203 BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) hậu quả trực tiếp
của tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước
thể hiện bằng số lượng số hóa đơn được in, phát
hành, mua bán trái phép. Nói cách khác, đây là
tội phạm có cấu thành vật chất cụ thể: Số lượng
hóa đơn ở dạng phơi được in, phát hành, mua bán
trái phép từ 50 số hóa đơn trở lên. Số lượng hóa
đơn đã ghi nội dung được in, phát hành, mua bán
trái phép từ 10 số hóa đơn trở lên. Người phạm
tội thực hiện hành vi tội phạm in, phát hành, mua
bán trái phép hóa đơn đã thu lợi bất chính từ

30.000.000 đồng trở lên.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả của tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước:
+ Lợi dụng trong mua bán hàng hoá, thanh
quyết toán, nhiều đối tượng thực hiện hành vi sử
dụng hoá đơn, chứng từ trái phép nhằm chiếm
đoạt tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) và quyết
toán khống rút tiền chiếm đoạt sử dụng cá nhân.
+ Trong lĩnh vực thương mại một số đối
tượng in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với mục
đích hợp thức hóa hàng hóa bn lậu nhằm đối
phó với các cơ quan chức năng.
+ Trong lĩnh vực xây dựng một số đối tượng
thực hiện hành vi in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước để
hợp thức hóa các chi phí liên quan đến quyết tốn
các cơng trình xây dựng nhằm “rút ruột cơng
trình”. Trong thực hiện các dự án xây dựng và
phát triển kinh tế các đối tượng đã nâng giá thầu,
quyết toán khống khối lượng hoàn thành, bằng
cách lập khống chứng từ, mua trái phép hóa đơn
GTGT, sử dụng hố đơn GTGT khống… để rút
tiền của Nhà nước.
+ Trong lĩnh vực thuế một số doanh nghiệp
in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng
từ thu nộp ngân sách nhà nước nhằm trốn thuế

thu nhập doanh nghiệp thơng qua việc hợp thức

hóa tăng chi phí “đầu vào”, hoặc mua trái phép
hóa đơn khai tăng chi phí “khống” nhằm mục
đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản thơng qua hình
thức hồn thuế.
+ Một số đối tượng in, phát hành, mua bán
trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước để hợp thức hóa các chi phí có liên
quan đến chi phí của cơ quan, tổ chức nhằm tham
ô tài sản...
+ Trong lĩnh vực giao thông vận tải một số đối
tượng in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước để hợp thức
hóa, khai tăng chi phí vận tải nhằm trốn thuế.
+ Ngoài ra một số đối tượng thực hiện việc
in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng
từ thu nộp ngân sách nhà nước để hợp thức hóa
các hợp đồng kinh tế, nhằm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản...
- Tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp:
Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý
nhận thức được hành vi in, phát hành, mua bán
trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước là vi phạm pháp luật trái với quy định về
quản lý, sử dụng hóa đơn gây mất ảnh hưởng đến
quản lý kinh tế nhưng vẫn thực hiện mà không
quan tâm đến hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội là
vụ lợi. Nếu chủ thể tội phạm biết rõ hóa đơn,
chứng từ do in, phát hành, mua bán trái phép hóa

đơn, chứng từ để thực hiện tội phạm cụ thể khác
như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); Trốn
thuế (Điều 200); Tham ô tài sản (Điều 353)… thì
đồng phạm trong thực hiện các tội phạm này.
- Người và pháp nhân thương mại phạm tội:
Căn cứ Điều 12, 75, 76, 203 BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) chủ thể của tội
phạm in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm: Đối
với cá nhân: là người từ đủ 16 tuổi trở lên có
năng lực trách nhiệm hình sự; đối với pháp nhân
thương mại: căn cứ Khoản 1 Điều 75 BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3. Thực trạng tội phạm in, phát hành, mua
bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước
Theo thống kê của Cục Cảnh sát kinh tế,
trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6 năm


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

2020, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện,
xử lý 3.536 vụ, việc in, phát hành, mua bán trái
phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước trong đó khởi tố vụ án hình sự 682 vụ
án/1.352 bị can, gây thất thu ngân sách nhà nước
hàng nghìn tỷ đồng2.
Điển hình, ngày 08/9/2020, Cơ quan Cảnh
sát điều tra, Cơng an huyện Thủy Ngun, thành

phố Hải Phịng đã ra Quyết định khởi tố vụ án số
113/QĐ-CATN (KT) về tội mua bán trái phép
hóa đơn theo Điều 203 BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) do đối tượng Ngô Văn
Phát (sinh năm 1964, HKTT: số 60 Trần Quang
Khải, quận Hồng Bàng, Hải Phòng, chỗ ở: số 9
Lê Hồng Phong, quận Hải An, Hải Phòng) cùng
đồng phạm thực hiện với thủ đoạn: trong khoảng
thời gian từ tháng 3/2012 đến tháng 5/2018, Ngô
Văn Phát đã thuê người đứng tên thành lập 13
“công ty ma”, với giao dịch lên tới hơn 5.000 tỷ
đồng, gây thất thu cho ngân sách nhà nước hàng
tỷ đồng3. Khơng chỉ xảy ra tại Hải Phịng, tình
trạng tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác như: Hà
Nội; Phú Thọ; Quảng Ninh; Thanh Hóa; Nghệ
An; Quảng Bình; Đà Nẵng; Thừa Thiên Huế,
Bình Dương...
Qua thực tế đấu tranh phịng, chống tội phạm
in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng
từ thu nộp ngân sách nhà nước, tác giả nhận thấy
những hạn chế về pháp luật và áp dụng pháp luật
về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước như sau:
Thứ nhất, khung hình phạt tội in, phát hành,
mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước được đánh giá là quá nhẹ so
với những thiệt hại về ngân sách nhà nước cũng
như tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội mà loại

tội phạm này gây ra. Khung hình phạt của tội
phạm này từ cải tạo không giam giữ đến bị phạt
tù từ 1 năm đến 5 năm, khó có thể răn đe được
đối tượng phạm tội. Kể cả trong trường hợp đối
tượng phạm tội “có tổ chức”,“có tính chất
chun nghiệp”, “thu lợi bất chính và gây thiệt
hại cho ngân sách nhà nước 100 triệu đồng trở
lên”, “tái phạm nguy hiểm”. Trong khi đó điểm
2
3

b Khoản 4 Điều 188 (tội buôn lậu) BLHS năm
2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “thu
lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên” phạt
tù từ 12 đến 20 năm.
Thứ hai, Khoản 1 Điều 203 quy định “thu
lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng...” và điểm đ Khoản 2 quy
định: “Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở
lên” trong thực tế việc xác định được tiền thu lợi
bất chính rất khó khăn cho cơ quan tố tụng ví dụ
như: xác định đối tượng đã chi số tiền in hóa đơn,
mua hóa đơn trái phép đầu vào, chi phí thành lập
doanh nghiệp, văn phịng... như thế nào? Vì chưa
có văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể...
Thứ ba, tại điểm e Khoản 2 của Điều 203
quy định: “Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước
100.000.000 đồng trở lên” đối với nội dung này
trong thực tế rất khó chứng minh về thiệt hại do
đối tượng phạm tội gây ra.

Thứ tư, thời gian qua, cơng tác cải cách thủ
tục hành chính về thuế được doanh nghiệp, người
nộp thuế đánh giá cao. Các thủ tục hành chính về
thuế được cải tiến, mang lại nhiều thuận lợi, tiết
kiệm được thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp,
người nộp thuế. Tuy nhiên, có những nội dung
cải cách chưa thực sự hiệu quả, đó là từ ngày
01/01/2015 đến nay, doanh nghiệp, người nộp
thuế khi kê khai thuế chỉ phải nộp tờ khai thuế
cho cơ quan thuế. Người nộp thuế phải hạch toán
đầy đủ, kịp thời các chứng từ mua, bán hàng hóa,
dịch vụ theo quy định của Luật kế toán và Luật
quản lý thuế để xác định chính xác số thuế và
xuất trình đầy đủ khi cơ quan thuế thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra. Đối với cơ quan thuế, việc
bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi “Bảng kê hoá
đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào” khi lập
hồ sơ khai thuế (thuế GTGT) đã gây khó khăn
rất nhiều khi tiến hành phân tích, kiểm tra.
Nguyên nhân là do thiếu nhiều thông tin để làm
căn cứ phân tích, đánh giá như thơng tin về sử
dụng hóa đơn; thơng tin hoạt động mua bán hàng
hóa, dịch vụ trong kỳ; đối tượng tham gia giao
dịch mua, bán với người nộp thuế… Đối với lực
lượng Công an việc khơng thu thập các tài liệu về
“Bảng kê hố đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua
vào” của doanh nghiệp sẽ xác định khó xác định

Tổng hợp báo cáo tổng kết công tác (từ năm 2015- tháng 6/2020) của Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Công an.
Báo cáo cơng tác tháng 9 năm 2020 của phịng Cảnh sát kinh tế Cơng an thành phố Hải Phịng.



Số 12/2020 - Năm thứ mười lăm

được doanh nghiệp mua, bán hàng hóa của các
đơn vị doanh nghiệp nào? xác định số hóa đơn?
ký hiệu hóa đơn, loại hàng hóa, dịch vụ?...
4. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện tội in,
phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng
từ thu nộp ngân sách nhà nước
Từ việc phân tích thực trạng nêu trên, tác giả
đưa ra một số giải pháp sau:
Một là, giải pháp hoàn thiện pháp luật tội in,
phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách nhà nước.
- Bản chất của hình phạt là răn đe, giáo dục
và phòng ngừa tội phạm. Nhưng chế tài xử lý
trong BLHS năm 2015 đối với hành vi in, phát
hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước là chưa nghiêm, có sự
chênh lệch khơng tương xứng giữa hành vi phạm
tội và hình phạt được đưa ra để áp dụng cho tội
phạm này. Nhiều đối tượng đã lợi dụng chế tài
này để vi phạm pháp luật nhằm vụ lợi bất chính.
Tác giả đề xuất các cơ quan xây dựng luật phải
nghiên cứu, xem xét, đưa ra hình thức xử phạt
cao hơn sao cho phù hợp với tính chất, mức độ,
diễn biến, hậu quả của tội phạm như:
+ Tại Khoản 1 Điều 203 “người nào in, phát
hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu

nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số
đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi
nội dung từ 10 số đến dưới 30 số...” và điểm d
Khoản 2 quy định: “Hóa đơn, chứng từ ở dạng
phơi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã
ghi nội dung từ 30 số trở lên”. Theo quy định
trên, theo quan điểm của tác giả cần bổ sung quy
định về số lượng hóa đơn ví dụ như các mức: Bổ
sung từ 100 số hóa đơn đến dưới 500 số hóa đơn
và quy định về hình phạt đối với số lượng hóa
đơn này. Bên cạnh đó bổ sung mức số lượng từ
500 số đến dưới 1.000 số và trên 1.000 số hóa
đơn...và quy định về hình phạt đối với số lượng
hóa đơn này. Vì trong thực tế, khi cơ quan tố
tụng tiến hành điều tra vụ án về tội phạm này xác
định các đối tượng có thể thực hiện hành vi mua,
bán trái phép số lượng hóa đơn rất lớn, đặc biệt
lớn (trên 500; trên 1.000 số hóa đơn...) mà chỉ
chịu hình phạt theo Khoản 2 (...bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm).
+ Đồng thời, tại điểm e, Khoản 2 quy định:
“Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước

100.000.000 đồng trở lên”; từ quy định này, theo
quan điểm của tác giả cần bổ sung quy định về
thiệt hại ngân sách nhà nước, ví dụ như các mức:
bổ sung các mức gây thiệt hại cho ngân sách nhà
nước 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000”;
và quy định về hình phạt đối với thiệt hại của tội

phạm này gây ra. Bên cạnh đó bổ sung mức thiệt
hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000
đồng và trên 1.000.000.000 đồng và quy định về
hình phạt đối với số lượng hóa đơn này. Bởi
trong thực tế, tội phạm này gây ra thiệt hại rất
lớn và đặc biệt lớn đối với ngân sách nhà nước
mà chỉ chịu hình phạt theo Khoản 2 (...bị phạt
tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm) như vậy là
quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa tội
phạm này. Và đặc biệt, các cơ quan chức năng
cần ban hành hướng dẫn cụ thể để xác định số
tiền gây thiệt hại cho nhà nước “Gây thiệt hại
cho ngân sách nhà nước...” đối với quy định này
trong thực tế rất khó chứng minh về thiệt hại do
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để xác định
số tiền thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
- Các cơ quan chức năng cần ban hành hướng
dẫn cụ thể về xác định số tiền thu lợi bất chính
theo Khoản 1 Điều 203 quy định “thu lợi bất
chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000
đồng...” và điểm đ Khoản 2 quy định: “Thu lợi
bất chính 100.000.000 đồng trở lên” để cơ quan
tiến hành tố tụng thuận lợi trong việc xác định số
tiền thu lợi bất chính của đối tượng phạm tội.
- Cần sớm ban hành Nghị định, Thông tư
hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp năm 2020
theo tăng cường công tác hậu kiểm tra về điều
kiện để thành lập doanh nghiệp như lý lịch tư
pháp của chủ doanh nghiệp, vốn điều lệ, vốn pháp

định, tài sản, phương án kinh doanh... Đồng thời,
cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối
với các đối tượng được thành lập doanh nghiệp
như bổ sung quy định việc doanh nghiệp phải nộp
bảng kê, hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra nhằm
kiểm tra việc sử dụng hóa đơn phản ánh mua, bán
hàng hóa, dịch vụ và nộp thuế của doanh nghiệp.
Hai là, giải pháp về cơ chế bảo đảm phát
hiện và xử lý tội phạm in, phát hành, mua bán
trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước hiệu quả.
+ Lực lượng Cảnh sát kinh tế tăng cường
phối hợp trong cơng tác phịng, chống tội phạm


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép hóa
đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước giữa
lực lượng Công an với các lực lượng chức năng
(cơ quan Thuế, Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan...)
để chủ động nắm thơng tin về tình hình hoạt
động, đặc biệt là việc chấp hành việc nộp thuế và
sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp. Hệ thống
thơng tin trong cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp
rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế, giúp
lực lượng Công an, cơ quan quản lý thuế nắm
được tình hình thành lập, hoạt động và chấp hành
pháp luật về thuế, sử dụng hóa đơn của doanh
nghiệp, cá nhân, từ đó có giải pháp cụ thể đối với

từng trường hợp để nâng cao hiệu quả quản lý
thuế, hóa đơn, chứng từ, hạn chế hành vi vi phạm
pháp luật và tội phạm này.
+ Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của quần chúng nhân dân trong cơng tác

đấu tranh phịng, chống tội phạm in, phát hành,
mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước. Trong đó, chú trọng tuyên
truyền tới doanh nghiệp, tổ chức, quần chúng
nhân dân về pháp luật của Nhà nước về thuế,
chính sách quản lý thuế, hóa đơn; thực hiện
nghiêm túc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày
12/9/2018 Chính phủ quy định hóa đơn điện tử
khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (có hiệu lực
kể từ ngày 01/11/2018), Luật quản lý thuế năm
2019, Luật doanh nghiệp năm 2020... Đồng thời,
phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan
thông tin đại chúng công khai các doanh nghiệp,
tổ chức và cá nhân trốn thuế nợ thuế; “công ty
ma” những phương thức, thủ đoạn của tội phạm
in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng
từ thu nộp ngân sách nhà nước để người dân, cơ
quan tổ chức phát hiện và chủ động tố giác, tố
cáo tội phạm này với cơ quan Công an./.

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG...

(Tiếp theo trang 52)


khác”. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại còn được
quy định chi tiết tại Nghị quyết số 03/2006 hướng
dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể:
“Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên
tắc bồi thường thiệt hại quy định tại điều 605 Bộ
luật dân sự. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các
bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và
phương thực bồi thường, nếu thỏa thuận đó khơng
trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
Khi giải quyết vấn đề dân sự, bồi thường thiệt
hại trong vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố
tụng ln khuyến khích và tôn trọng sự tự
nguyện thỏa thuận của các bên. Trên ngun tắc
có lợi cho thân chủ mình nhận bảo vệ, luật sư cần
biết vận dụng nguyên tắc này để trao đổi, đàm
phán với bên người phạm tội về vấn đề bồi
thường thiệt hại để hai bên có thể đạt được thỏa
thuận, trên cơ sở có lợi cho tất cả các bên.
Ví dụ: Trong vụ án giết người, 5 bị cáo bị truy
tố vì đã có hành vi đánh, dẫn đến cái chết cho bị
hại. Khi được gia đình bị hại mời tham gia vụ án
với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho bị hại, nhận thấy, về vấn đề bồi thường
thiệt hại, nếu các bên khơng tự thỏa thuận được,

Tịa án sẽ căn cứ quy định tại Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP xác định mức bồi thường.

Nếu tính theo quy định tại Nghị quyết, thì tổng
mức bồi thường sẽ khoảng 150 triệu đồng, chia
đều cho 5 bị cáo, thì mỗi bị cáo sẽ có trách nhiệm
bồi thường 30 triệu đồng. Trên nguyên tắc có lợi
cho thân chủ mình nhận bảo vệ, vừa có lợi cho các
bị cáo, sau khi thống nhất với gia đình bị hại, luật
sư đã trao đổi với gia đình 05 bị cáo, theo hướng
mỗi bị cáo sẽ tự nguyện bồi thường cho bị hại số
tiền 60 triệu đồng, đổi lại, phía gia đình bị hại sẽ
có đơn đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Gia đình 5 bị cáo đã chấp thuận thỏa thuận trên, và
tổng số tiền gia đình bị hại nhận được là 300 triệu
đồng. Căn cứ đơn đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của gia định bị hại, Tịa án cũng đã giảm
nhẹ mức hình phạt cho các bị cáo.
Như vậy, tùy từng vai trò của luật sư khi tham
gia bào chữa cho bị can, bị cáo hay bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho bị hại mà luật sư có kỹ năng
phù hợp để bảo vệ cho thân chủ của mình. Tất cả
vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cần được
giải quyết một cách hợp pháp, dựa trên cơ sở quy
định của pháp luật và phải bảo đảm tính hợp lý, phù
hợp với thực tiễn cuộc sống của người dân./.



×