BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
TRANG BỊ ĐỘNG LỰC
BÁO CÁO THỰC TẾ BUỔI THAM QUAN MÁY
MÓC VÀ THIẾT BỊ Ở XƯỞNG CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NHA TRANG
GVHD: Ths. Nguyễn Đình Long
SVTH: Phùng Minh Toàn
MSSV: 51131656
Lớp : 51DT-2
Nha trang, tháng 12 năm 2012
TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG
SVTH: PHÙNG MINH TOÀN Trang:
2
Lời nói đầu
Sau khi học xong môn Trang Bị Động Lực. Lớp được sự chỉ dẫn của thầy Th.s
Nguyễn Đình Long đã có buổi tham quan thực tế quan sát các máy móc và thiết bị dưới
xưởng của trường ĐH Nha Trang. Đây là một buổi tham quan rất hay và có ý nghĩa giúp
sinh viên có cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn so với học trên sách vở.
Vì vậy, sau buổi thực tế. Em đã có bài báo cáo chung về cách nhìn nhận của em
về buổi tham quan này. Với những ý kiến đóng góp bổ sung cho nhà trường để tạo điều
kiện thuận lợi nhất nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên cũng như công tác giảng
dạy của nhà trường
Xin chân thành cảm ơn !
TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG
SVTH: PHÙNG MINH TOÀN Trang:
3
I) THÔNG TIN MÁY CHÍNH
Máy tàu cá VIỄN ĐÔNG
Hệ truyền động: Gián tiếp kiểu cơ khí
Sử dụng chân vịt biến bước
Động cơ diesel: NORMA- BERGEN-BRUNVOLL-HJELSET-VOLDA
TYPE: LDMCB9
RPM :825
NO: 7292
BHP : 1500
Động cơ 8 xi lanh
Hình ảnh về máy chính
Hình ảnh chân vịt biến bước
TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG
SVTH: PHÙNG MINH TOÀN Trang:
4
- Máy 6HA
- Động cơ YANMA của Nhật.
II) HỆ THỐNG MÁY PHỤ
Máy phân ly làm sạch dầu, nhiên liệu và bôi trơn.
Hệ thống quạt
Động cơ thủy lực, kiểu piston roto
Máy bơm, máy nén khí
TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG
SVTH: PHÙNG MINH TOÀN Trang:
5
III) MÔ HÌNH HỆ ĐỘNG LỰC
Động cơ YANMAR
Công suất: 45 Mã lực
Số vòng : 2200 v/p
Dưới đây là mô hình sơ đồ hệ động lực
Hệ trục chân vịt bao gồm:
Chân vịt, vách, ống bao trục, trục chân vịt,
ổ đỡ, bích nối trục, ống lót trục, trục trung
gian.
Hình ảnh máy chính
TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG
SVTH: PHÙNG MINH TOÀN Trang:
6
IV) ĐỀ XUẤT
Qua quá trình tham quan thực tế ở dưới xưởng cơ khí trường ĐH Nha Trang em
thấy có những ý kiến tâm đắc như sau:
- Máy móc, thiết bị của xưởng còn thô sơ và lạc hậu chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Mô hình hệ động lực của trường còn đơn giản, chưa đồng bộ, thiếu nhiều kết cấu
khác.
- Quá trình tham quan diễn ra tương đối ngắn chỉ 3 tiết nên sinh viên vẫn chưa hiểu
hết những kết cấu bên trong máy móc. Và chưa có nhiều câu hỏi để giáo viên giải
đáp hết thắc mắc.
- Cần có nhiều buổi tham quan thực tế hơn, để sinh viên tiếp cận nhiều hơn nhằm
phát huy hết khả năng sáng tạo và nhận thức nhanh chống hơn cho sinh viên.
- Thêm nhiều máy móc hơn để có thể hình dung sự tiến bộ của khoa học công nghệ
ở các nước phát triển sử dụng để trang bị trong buồng máy.
- Nhà trường nên đầu tư, tạo ra một mô hình hoàn chỉnh giống như buồng máy dưới
tàu và trang bị đầy đủ những thiết bị, máy móc và có thể hoạt động được, giúp
sinh viên có thể vào xem, vận hành chạy thử. Như thế sẽ hiểu biết tốt hơn so với
hình dung trong đầu.
- Nên để cho sinh viên tháo lắp, sữa chữa, điều chỉnh và chạm vào máy móc để tạo
sự hứng thú cho sinh viên.
Những điều đã đạt được qua buổi tham quan thực tế :
1. Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy giáo
đã giúp em có cơ hội hiểu biết thêm về những máy móc phục vụ trên tàu, nhất là
trong buồng máy.
2. Nhà xưởng rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
3. Máy móc, thiết bị đa dạng, và có mặt cắt bên trong giúp sinh viên biết được bên
trong chúng.
4. Tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên tham quan thực tế.
5. Hiểu biết dễ dàng hơn so với hình dung, tưởng tượng.
Những điều chưa đạt được.
1. Thời gian còn quá ngắn.
2. Chưa có nhiều câu hỏi để hỏi thầy giáo.
3. Chỉ được nhìn, quan sát, chưa được cầm nắm, sữa chữa, thao tác.
4. Kiến thức về máy chưa chắc, nên nhận thức chưa chặt chẽ, sâu sắc và nhiều thiếu
xót, lủng củng.
V) Ý KIẾN VỀ QUÁ TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐẶT TRANG BỊ ĐỘNG LỰC
TRÊN TÀU NÓI RIÊNG VÀ NGÀNH ĐÓNG TÀU NÓI CHUNG
- Hiện nay, công nghệ lắp đặt thi công hệ động lực trên tàu đã có nhiều phát triển, tận
dụng và kế thừa những phương pháp cũ và tìm ra nhiều giải pháp thi công mới.
Theo em, đối với tàu lớn thì phương pháp thi công theo phân tổng đoạn là thành công
và mang lại nhiều hiệu quả nhất. Nó đã rút ngăn được thời gian thi công, nhân lực, nhanh
chống và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quá trình định tâm tàu, hệ trục và thao tác lắp đặt tương đối đơn giản và không phức
tạp khi thi công theo tổng đoạn và đóng tàu hàng loạt theo seri. Nó đã khắc phục được
biến dạng bệ tàu và lắp nhanh chống hơn.
Ngành đóng tàu của Việt Nam cần phải ứng dụng những máy móc hiện đại, công nghệ
tiên tiến theo dây chuyền, và nên đầu tư tập trung, không dàn trải rãi rác, nhỏ lẽ. Nhằm
tạo uy tín, chất lượng và đưa ngành đóng tàu Việt Nam đi lên.
TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY GVHD: TH.S NGUYỄN ĐÌNH LONG
SVTH: PHÙNG MINH TOÀN Trang:
7
Cần phải có nhiều chính sách ưu tiên, tạo lãi xuất vay vốn thấp cho công ty đóng tàu
nhỏ lẽ, để tạo điều kiện tăng thu nhập giải quyết việc làm ở địa phương.
Nên đầu tư sang đóng tàu bằng vỏ compozit vì những ưu điểm của nó như: tính nhanh
gọn, nhẹ, tiện lợi, bền, sạch và nhất là dễ sữa chữa và thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu đầu tư, sản xuất máy móc nội địa với giá cả cạnh tranh cao về mẫu mã
cũng như chất lượng sản phẩm, nhằm giảm chi phí giá thành tận dụng nguồn lực sẵn có
trong nước.
Nhà nước cần lập ra những câu lạc bộ, hội chợ, triễn lãm, và có sự tư vấn của chuyên
gia đầu ngành giúp thu hẹp khoảng cách giữa chủ tàu và cơ sở sản xuất để tìm hướng đi
ngắn nhất. Nhất là chia sẽ kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ mới trong đóng tàu.
Tóm lại, trên đây là những ý kiến, suy nghĩ của em làm sao cải thiện ngành đóng tàu
trong nước và giúp ngành đóng tàu đi lên trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Ngành
đóng tàu đi lên sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như giải quyết việc làm cho công nhân
kỹ sư tàu thuyền. Và mong rằng ngành đóng tàu sẽ khắc phục lại và nhanh chóng đưa
ngành đóng tàu Việt Nam trở thành một cường quốc về “ TÀU” trong tương lai.