Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP " CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH LIÊN KẾT VI NA " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 54 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

BÁO CÁO THỰC TẬP

CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI PHỊNG KẾ
TỐN – TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN LIÊN MINH LIÊN KẾT VI NA

Giáo viên hướng dẫn

: Ths Nguyễn Quốc Đại

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hương

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 1

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

LỜI MỞ ĐẦU


02

PHẦN 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH LIÊN
KẾT VI NA

03

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TYCỔ PHẦN LIÊN MINH LIÊN KẾT VINA
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

03

04

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TỐN VÀ HÌNH THỨC SỔ SÁCH KẾ TỐN CƠNG TY
ĐANG ÁP DỤNG

06

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT TRONG GHI
NHẬN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ THEO
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VÀ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ HIỆN
HÀNH
A.

12

MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TỐN TÀI CHÍNH VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
12
I.


NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP

II.

12

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TỐN TÀI CHÍNH VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP

B.

12

CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM PHÁT SINH CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN
VÀ LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ

13

I. NỘI DUNG CÁC CHÊNH LỆCH

13

II. PHÂN LOẠI CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH

13

C.


PHƯƠNG PHÁP GHI NHẬN DOANH THU, THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH LỢI
NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

14

I. THEO QUY ĐỊNH CỦA CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

14

II. THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ

17

D.

CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ
LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ

SVTT: Nguyễn Thị Hương

22
Trang 2

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại


I. CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM PHÁT SINH CHÊNH LỆCH TRONG VIỆC GHI NHẬN CHI
PHÍ

22

II. CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH CHÊNH LỆCH TRONG QUÁ TRÌNH GHI NHẬN
DOANH THU, THU NHẬP
E.

26

PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY VÀ XỬ LÝ CHÊNH LỆCH THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP

PHẦN 3:

27
THỰC TRẠNG KẾ TỐN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH
LIÊN KẾT VI NA

A.

29

KẾ TOÁN GHI NHẬN DOANH THU, THU NHẬP KHÁC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
LIÊN MINH LIÊN KẾT VI NA

29

I. DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊNH VỤ


29

II. THU NHẬP HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

31

III. THU NHẬP KHÁC

32

B.

KẾ TỐN GHI NHẬN CÁC KHOẢN CHI PHÍ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN LIÊN
MINH LIÊN KẾT VI NA

34

I. GIÁ VỐN HÀNG BÁN

34

II. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

36

III. CHI PHÍ BÁN HÀNG

38


IV. CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

40

V. CHI PHÍ KHÁC

42

PHẦN 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

50

I. NHẬN XÉT

50

II. KIẾN NGHỊ

50

III. KẾT LUẬN

51

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 3

CTY CP LM LK VI NA



Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thực tế, luôn luôn tồn tại sự khác biệt giữa các chính sách thuế với các quy định trong
các chuẩn mực và chế độ kế toán trong bất kỳ nền kinh tế nào trên Thế Giới. Các doanh nghiệp hoạt
động trong nền kinh tế phải hiểu và có cách ứng xử phù hợp đối với sự khác biệt này. Vì vậy, việc
hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đang là một vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp,
của những người làm cơng tác kế tốn và của cả cơ quan thuế. Tác động của những sự khác biệt này
như thế nào đến lợi nhuận trình bày trên báo cáo tài chính và lợi nhuận trình bày trên báo cáo quyết
tốn thuế, từ đó chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp giữa cách tính trên cơ sở của kế tốn và trên cơ sở
của cơ quan thuế có sự chênh lệch hay khơng? Nếu có thì cách xử lý, ghi nhận và trình bày các khoản
chênh lệch này như thế nào?... Từ đó, cho thấy việc phân tích, tìm hiểu mối quan hệ giữa thuế và kế
tốn nhằm đề ra các biện pháp để xử lý, ghi nhận, trình bày việc chênh lệch thuế thu nhập doanh
nghiệp trên cơ sở của kế toán và trên cơ sở của thuế.
Như vậy việc nghiên cứu đề tài này giúp cho tơi tìm hiểu và nắm vững hơn trong việc ghi
nhận doanh thu, ghi nhận chi phí và xác định lợi nhuận chịu thuế trên cơ sở nguyên tắc của thuế và
trên cơ sở của kế toán, đồng thời tạo nên sự đồng nhất giữa báo cáo tài chính và các giá trị trên sổ
sách, điều này rất quan trọng vì trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển hiện nay thuế là một
yếu tố tất yếu cần xem xét khi ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 4

CTY CP LM LK VI NA



Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN LIÊN MINH LIÊN KẾT VI NA
I.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TYCỔ PHẦN LIÊN MINH LIÊN KẾT VINA:
1.

Lịch sử hình thành:
Cùng với sự phát triển không ngừng của Khoa học - Kỹ thuật, nền kinh tế nước ta đang

từng bước thay đổi theo chiều hướng hiện đại và tiến bộ hơn, ngành Công Nghiệp – Thương Mại –
Dịch Vụ ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Tiến tới mục tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước, Nhà nước ta đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển các ngành thương
mại ngày càng được mở rộng hơn góp phần phát triển nền kinh tế Quốc Gia.
Nắm bắt được nhu cầu đó, với chun mơn và khả năng vốn có, các cổ đơng của cơng ty
đã cùng nhau thành lập công ty Cổ Phần Liên Minh Liên kết VINA.


Công ty Cổ Phần Liên Minh Liên Kết VINA được thành lập vào năm 2007 theo giấy phép
kinh doanh số: 4103008239 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
25/10/2007.



Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN LIÊN MINH LIÊN KẾT VI NA




Tên tiếng nước ngoài: VI NA UNITED ALLIANCE CORPORATION VUA CORP.



Địa chỉ trụ sở chính: 9C/24 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú.



Điện thoại: (08) 38.124.035



Mã số thuế: 0305302189



Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đ (Mười tỷ đồng)



Ngành nghề kinh doanh: Mua bán: văn phịng phẩm, máy móc thiết bị ngành cơng nghiệp,

Fax: (08) 38. 496.205

dầu gió, thức ăn cho vật ni- thủy sản, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), mỹ
phẩm, chất tẩy rửa, linh kiện điện tử, vật liệu điện, hàng kim khí điện máy, thiết bị văn
phịng, hàng thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm, thuốc diệt muỗi, hàng may mặc,

vải sợi, nguyên phụ liệu ngành may, giày dép, mũ, hàng da, giả da, vật liệu xây dựng, hàng
trang trí nội thất, đồ gỗ gia dụng, hàng gia dụng. Gia cơng, sản xuất, đóng gói: thực phẩm,
bánh kẹo; gia công, sản xuất túi xách, giày dép (không chế biến thực phẩm tươi sống,
thuộc da tại trụ sở). Kinh doanh vận tải, hàng hóa bằng ơtơ. Dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm. Hoạt động câu lạc bộ thể dục, thể thao; hoạt
động sinh hoạt văn hóa (gặp mặt, giao lưu trừ môi giới kết hôn). Dịch vụ cung cấp thông
SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 5

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

tin lên mạng internet (trừ kinh doanh đại lý dịch vụ truy nhập, truy cập internet). Quảng
cáo thương mại./.
2.Quá trình phát triển:
Tuy mới thành lập khơng bao lâu và gặp nhiều khó khăn trong bước đầu nhưng cơng ty
cũng đã cố gắng hồn thiện mình để có thể là nhà cung cấp các mặt hàng trên vào các siêu thị cũng
như các công ty đối tác. Hiện nay công ty đang cung cấp các mặt hàng như dầu gội, sữa tắm, các chất
tẩy, bánh và rượu các loại … Cho các kênh siêu thị như: Citimart, Coopmart, Maximart cũng như một
số nhà sách.
II.

TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
1.Sơ đồ bộ máy cơng ty:


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

Ban Giám Đốc

Phịng Tổ chức
hành chánh

Phịng Tài chính –
Kế tốn

Phịng Kinh doanh

2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:


Hội đồng quản trị:

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư;

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 6

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập


GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ, thông qua hợp
đồng vay, cho vay, bán tài sản, quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý công ty.


Tổng Giám Đốc:

- Là người ra quyết định cho các hoạt động tổng thể của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình;
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Giám Đốc trong công ty;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức của cơng ty;
- Trình báo cáo quyết tốn tài chính hàng năm lên Hội đồng quản trị.


Ban Giám Đốc:

-

Là người điều hành, tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của lãnh đạo cấp trên
đưa xuống; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức các chức danh quản lý trong công ty; Ra quyết định trong việc tuyển dụng lao động.



Phịng Tổ chức hành chánh:


-

Thực hiện cơng tác nhân sự, tổ chức quản lý lao động, thống kê về số lượng, chất lượng
của cán bộ nhân viên, lập kế hoạch nhân sự phục vụ công ty. Tham mưu cho Giám đốc về
công tác tuyển dụng nhân sự cũng như chính sách đối với người lao động;

- Tổ chức bộ máy nhân sự trong cơng ty để làm việc có hiệu quả và gọn nhẹ nhất;
- Kiểm soát, xem xét các giấy tờ, hồ sơ, các thủ tục hành chánh của các phòng ban với các tổ
chức, cơ quan nhà nước về vấn đề pháp lý của cơng ty.


Phịng Tài chính – Kế tốn:

- Theo dõi, quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Quản lý trực tiếp các sổ sách, tiền mặt, tiền lương, công nợ của các cán bộ kinh doanh và của
tồn cơng ty;
- Tổ chức và theo dõi tài sản cố định, máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơng cụ, dụng cụ, thiết bị
văn phịng, phương tiện vận tải của tồn cơng ty;

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 7

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại


- Xây dựng định mức lương, tổ chức ghi chép ban đầu theo hệ thống kế toán Việt Nam quy
định.
- Phải đảm bảo việc kinh doanh không bị ngưng đọng do thiếu vốn bằng cách khai thác, huy
động mọi nguồn vốn;
- Lập kế hoạch tài chính năm;
- Lập kế hoạch báo cáo tài chính định kỳ để trình lên Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị;
- Trích lập các quỹ của cơng ty và thực hiện các nghĩa vụ đối vơi nhà nước;
- Tính lãi cổ tức để chi trả cho các cổ đơng trong cơng ty.


Phịng Kinh doanh:

- Lập kế hoạch kinh doanh, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mới tới khách hàng. Đảm bảo đưa
tới khách hàng những thông tin tốt nhất và nhanh nhất. Thực hiện việc phân phối sản phẩm
tới các kênh siêu thị, nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
III.

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TỐN VÀ HÌNH THỨC SỔ SÁCH KẾ TỐN CƠNG TY
ĐANG ÁP DỤNG:
1.Tổ chức bộ máy kế tốn:
a.

Sơ đồ phịng kế tốn của cơng ty:

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 8

CTY CP LM LK VI NA



Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

Kế toán
trưởng

Thủ quỹ

Kế tốn tiền
mặt, tiền
gửi ngân
hàng

b.

Bộ phận
kho

Kế tốn
tổng hợp

Kế tốn
cơng nợ

Kế tốn
thuế

Kế tốn

doanh thu
và tiêu thụ
hàng hóa

Kế tốn tài
sản cố định,
xây dựng cơ
bản

Chức năng và nhiệm vụ:

Phịng kế tốn của cơng ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý theo hướng chuyên mơn hóa. Các bộ
phận của phịng kế tốn được tổ chức như sau:


Kế tốn trưởng:
-

Thay mặt Ban Giám đốc cơng ty tổ chức, quản lý và chỉ đạo toàn bộ cơng tác kế tốn;
có trách nhiệm theo dõi tồn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của
cơng ty; xử lý những vấn đề tài chính; báo cáo với lãnh đạo cấp trên về tình hình hoạt
động của bộ máy kế toán và những vấn đề tài chính; phân tích hoạt động kinh doanh;
phổ biến, hướng dẫn các nhân viên trong phịng kế tốn nghiên cứu và thi hành một
cách kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính do Nhà nước quy định và các văn bản pháp
luật quy định về phần hành kế toán và các thủ tục với cơ quan thuế mà nhân viên đó
theo dõi.



Kế tốn tổng hợp:


SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 9

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập
-

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

Lập báo cáo tổng hợp theo yêu cầu của Nhà nước và của cơng ty, trợ lý cho Trưởng Phịng
Kế tốn .

-

Hỗ trợ các bộ phận khác khi cần thiết.

-

Tổ chức lưu trữ các tài liệu kế toán, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản.



Kế toán hàng tồn kho:

-


Ghi chép, phản ánh và giám sát tình hình nhập xuất hàng hóa, dự trữ hàng hóa kể cả mặt số
lượng lẫn giá trị. Định kỳ kiểm kê, đối chiếu số lượng tồn kho giữa kế toán với thủ kho.

-

Lập báo cáo về vật liệu trong kho, tham gia cơng tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu
mua. Xác định chính xác giá vốn, chi phí cũng như kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế
tốn.



Thủ quỹ:

-

Là một bộ phận độc lập, có trách nhiệm thu tiền, chi tiền theo lệnh của Giám đốc.

-

Có trách nhiệm mở sổ chi tiết cho từng loại tiền, đồng thời ghi chép chi tiết từng khoản thu
chi phát sinh trong ngày.

-

Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi, tạm ứng và nắm vững tiền mặt hiện có.

-

Lập báo cáo tình hình luồng tiền biến động khi có yêu cầu của Ban Giám đốc.


-

Lưu trữ, bảo quản sổ sách, hổ sơ tài liệu có liên quan.

-

Theo dõi lượng tiền gửi ngân hàng giao dịch hàng ngày và cũng phải đối chiếu với kế toán
ngân hàng vào cuối ngày.



Kế tốn cơng nợ:

-

Theo dõi tình hình thanh tốn cơng nợ của khách hàng và nhà cung cấp; lên kế hoạch thu
hồi nợ đối với các khách hàng nợ quá hạn và thanh toán các khoản nợ đến hạn thanh toán.



Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:

-

Quản lý chứng từ thu, chi, giấy báo Nợ, báo Có, tài khoản ngân hàng. Nhập phiếu thu chi
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lên hệ thống máy vi tính và cuối ngày đối chiếu số liệu với thủ
quỹ.

SVTT: Nguyễn Thị Hương


Trang 10

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại



Kế toán thuế:

-

Kế toán thuế làm nhiệm vụ rất quan trọng cho việc tính thuế, kiểm tra thuế đối với Nhà
Nước (và ngay cả cho Doanh Nghiệp). Riêng với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh
nghiệp thì kế tốn đã trở thành một trong những yếu tố cần thiết cho việc hành thu của cơ
quan thuế. Việc xác định thuế đầu vào, thuế đầu ra, thuế giá tị gia tăng cũng như thu nhập
chịu thuế phải đặt trên những cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động của kế toán: chứng từ kế
toán – sổ kế toán và các báo cáo kế toán.

-

Một điều rất dễ nhận thấy, nếu các đơn vị kinh doanh nằm trong diện nộp thuế giá trị gia
tăng mà không tổ chức được hoặc tổ chức chưa tốt cơng tác kế tốn theo quy định chung cho
các đối tượng chịu thuế thì việc thi hành luật thuế này sẽ gặp nhiều trở ngại cho cơ quan
hành thu cũng như đối tượng nộp thuế.

-


Nói một cách tổng qt vai trị của kế tốn trong việc thi hành hai luật thuế này được biểu
hiện như sau:


Đối với thuế giá trị gia tăng:
+
+

Căn cứ tính thuế đầu vào.

+

Căn cứ tính giá trị tăng thêm.

+


Căn cứ tính thuế đầu ra.

Căn cứ quyết toán thuế.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:
+

Căn cứ xác định chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ.

+

Căn cứ xác định doanh thu trong kỳ.


+

Căn cứ xác định tổng thu nhập thực tế các hoạt động.

+

Căn cứ quyết toán thuế.

+

Căn cứ xử lý các khiếu nại.



Kế tốn doanh thu, tiêu thụ hàng hóa:

-

Theo dõi tình hình nhập kho và xuất kho hàng hóa. Cuối tháng, kế toán lập bảng kê tổng
hợp theo dõi doanh thu trong tháng.

2.Hình thức sổ sách kế tốn cơng ty đang áp dụng:
a.

Chế độ kế toán:

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 11


CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập
-

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

Hiện nay, Công ty Cổ Phần Liên Minh Liên Kết VINA đang sử dụng hệ thống tài
khoản đđược ban hành theo Quyết đđịnh số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban
hành và những tài khoản mới có sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính.

-

Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

-

Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12.

-

Đơn vị tiền tệ kế tốn: tiền Việt Nam Đồng.

b.

Sơ đồ hình thức kế tốn: Cơng ty sử dụng hình thức kế tốn là Nhật ký chung
Chứng từ kế toán


Sổ Nhật ký đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

Sổ, thẻ chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

Ghi chú:

BÁO CÁO TÀI
- Ghi hàng ngày
CHÍNH
- Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
c.
Mơ tả hình thức kế tốn cơng ty đang áp dụng:
-

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên
sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế tốn phù hợp. Nếu đơn vị
có mở sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp
vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.


-

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ
được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 12

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh,
tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên
Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp.
-

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng Cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ
số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.


d.

Đặc điểm hình thức kế tốn mà cơng ty đang áp dụng:

-

Cơng ty áp dụng hình thức kế tốn tập trung. Đây là hình thức tổ chức mà tồn bộ
cơng việc kế tốn tập trung thực hiện ở phịng kế tốn của cơng ty.

-

Hình thức kế tốn tập trung có nhiều ưu điểm như: Tạo điều kiện thuận tiện cho việc
chỉ đạo thống nhất từ trên xuống một cách kịp thời, tiết kiệm nhân lực và thuận tiện
cho việc áp dụng các phương tiện tính tốn hiện đại có hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Cơng ty áp dụng hình thức kế tốn tập trung. Đây là hình thức tổ chức mà tồn bộ
cơng việc kế tốn tập trung thực hiện ở phịng kế tốn của cơng ty.

-

Hình thức kế tốn tập trung có nhiều ưu điểm như: Tạo điều kiện thuận tiện cho việc
chỉ đạo thống nhất từ trên xuống một cách kịp thời, tiết kiệm nhân lực và thuận tiện
cho việc áp dụng các phương tiện tính tốn hiện đại có hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 13

CTY CP LM LK VI NA



Báo cáo thực tập

PHẦN 2:

F.

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT TRONG
GHI NHẬN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH LỢI
NHUẬN CHỊU THUẾ THEO NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VÀ
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ HIỆN HÀNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
III. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KẾ TỐN TÀI CHÍNH VÀ THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP
1.

Mối quan hệ giữa chứng từ kế toán và thuế thu nhập doanh nghiệp:

-

Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để kiểm tra
kế toán, kiểm tra và thanh tra hoạt động kinh doanh.

-

Chứng từ kế tốn khơng chỉ được đề cập trong quy định của kế tốn mà cịn được tìm
thấy trong quy định của nhiều bộ luật có liên quan.


2.

Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và thuế thu nhập doanh nghiệp:

Để phục vụ cho việc thu thập, xử lý, tính tốn và cung cấp thơng tin về kết quả kinh
doanh của một doanh nghiệp – căn cứ quan trọng cho việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp,
hệ thống tài khoản kế toán thiết lập những tài khoản doanh thu, thu nhập và chi phí nhằm để phục vụ
cho việc thu thập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến doanh thu, thu nhập và chi
phí tại đơn vị. Bên cạnh đó, các tài khoản doanh thu, thu nhập và chi phí cịn được mở chi tiết cho
từng lĩnh vực hoạt động nhằm tạo điều kiện cho việc phân loại các khoản doanh thu, thu nhập và chi
phí phát sinh tại đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động. Đây là cơ sở để phân loại các đối tượng chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng thuế suất cụ thể cũng như là cơ sở cho việc xác định,
tính tốn và tổng hợp các khoản thu nhập, doanh thu và chi phí phục vụ cho việc xác định thu nhập
chịu thuế.
3.

Mối quan hệ giữa hệ thống báo cáo tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp:

-

Bên cạnh việc tổng hợp và trình bày một cách tổng qt, tồn diện tình hình tài sản,
nguồn vốn, cơng nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài
chính cịn cung cấp các thơng tin có liên quan đến tình hình thực hiện nghĩa vụ về
thuế- trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp.

-

Mối quan hệ giữa báo cáo tài chính và thuế cịn được thể hiện ở chỗ lợi nhuận kế
tốn trình bày trên báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh) cịn là căn cứ để
tính tốn, xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.


IV. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP:
Mặc dù giữa kế tốn và thuế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng cũng không thể xảy
ra sự đồng nhất giữa lợi nhuận kế toán với lợi nhuận chịu thuế. Sự khác biệt này là do lợi nhuận chịu
thuế hay còn gọi là lợi nhuận của thuế được trình bày trên các báo cáo thuế được xác định trên cơ sở
SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 14

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

tuân thủ theo luật và quyết định của cơ quan thuế liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi
đó, lợi nhuận kế tốn được trình bày trên báo cáo tài chính lại được tính tốn theo các chuẩn mực,
phương pháp, ngun tắc của kế tốn. Mà các chuẩn mực ln đưa ra các phương pháp nhằm trình bày
một cách trung thực hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điểm khác biệt này dẫn đến có một
số khoản doanh thu, thu nhập và chi phí được đưa vào khi xác định loại lợi nhuận này nhưng lại bị loại
ra khi tính khoản lợi nhuận kia. Một số khoản doanh thu, thu nhập và chi phí được ghi nhận vào kỳ
này khi xác định loại lợi nhuận này nhưng lại được ghi vào kỳ khác khi xác định loại lợi nhuận kia.
G.

CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM PHÁT SINH CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN
VÀ LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ
I.


NỘI DUNG CÁC CHÊNH LỆCH

Có rất nhiều trường hợp làm phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế,
các trường hợp chủ yếu như sau:
-

-

Lợi nhuận kế toán bao gồm tất cả các khoản lợi nhuận phát sinh từ các hoạt động bán
hàng, kể cả hoạt động bán trả góp. Về mặt thuế căn cứ để tính doanh thu bán trả góp
chỉ là phần doanh thu đã lập hóa đơn và tương ứng với số tiền phải thu hoặc đã thu
được trong kỳ.

-

Vào cuối niên độ, doanh nghiệp phải tiến hành trích trước chi phí bảo hành sản phẩm
và tính vào chi phí bán hàng của kỳ kế tốn mà sản phẩm được bán nhằm tuân thủ
nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí. Về mặt thuế, các chi phí có liên quan đến
việc bảo hành sản phẩm chỉ được ghi nhận khi chi phí thực tế về bảo hành sản phẩm
đã phát sinh.

-

Có một số khoản dự phịng và hồn nhập dự phịng cần tiến hành đối với kế tốn
nhưng khơng được tính trừ (hay xem là thu nhập) khi xác định lợi nhuận chịu thuế
(chẳng hạn như trích lập các khoản dự phịng về trợ cấp hưu trí, dự phịng cho các
khoản tiền bồi thường; dự phịng rủi ro và chi phí…)

-


Một số khoản thu nhập được thực hiện bởi các chi nhánh ở nước ngoài cũng được
loại trừ khi xác định lợi nhuận chịu thuế.

-

II.

Khi tính khấu hao, kế tốn thường dựa vào thời gian hữu dụng của tài sản trong khi
đó mức khấu hao được thuế chấp nhận phải căn cứ theo khung quy định của Luật
thuế (QĐ 206/2003/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 12/12/2003).

Rất nhiều các khoản được kế toán ghi vào chi phí và tính vào kết quả kinh doanh của
niên độ nhưng khơng được thuế chấp nhận khi tính lợi nhuận chịu thuế như các
khoản tiền nộp phạt do vi phạm luật giao thông, luật thuế, các khoản chi tiêu vượt
mức khống chế của cơ quan thuế…

PHÂN LOẠI CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 15

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

Về mặt ghi chép của kế toán, người ta thường phân chia các khoản chênh lệch nêu trên

thành hai loại: chênh lệch thường xuyên và chênh lệch tạm thời.
1.Chênh lệch thường xuyên:
-

Là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế của kỳ kế toán. Khoản
chênh lệch này xuất hiện trong kỳ kế tốn này và sẽ khơng mất đi hay bị triệt tiêu ở các kỳ
sau. Chẳng hạn như trong một số quy định của thuế, người ta khơng chấp nhận các khoản
chi phí liên quan đến q cáp, các khoản tiền nộp phạt do vi phạm luật giao thơng; chi phí
dự phịng của một số đối tượng mà thuế không cho phép. Trong khi đo, các khoản chi phí
này làm giảm lợi nhuận kế tốn, vì vậy cần hạch tốn các chi phí có liên quan vào kỳ có
liên quan.

-

Bên cạnh đó, theo quy định của thuế, một số khoản doanh thu, thu nhập mà kế toán đã ghi
nhận (chẳng hạn như khoản hồn nhập dự phịng của một số đối tượng kế tốn mà thuế
khơng cho phép lập dự phòng; thu nhập được thực hiện bởi các chi nhánh ở nước ngồi…)
khơng được xem là thu nhập chịu thuế nhưng rõ ràng các khoản này làm tăng lợi nhuận
của kế toán.

2.Chênh lệch tạm thời:
-

Là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận kế toán phát sinh giữa các kỳ.
Những khoản chênh lệch này xuất hiện ở kỳ kế toán này và sẽ bị tiêu trừ sau đó ở các kỳ
kế tốn sau.
Chẳng hạn theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán, doanh thu cung cấp dịch vụ có thể ước
tính bằng một trong ba phương pháp:

a- Đánh giá phần cơng việc đã hồn thành.

b- So sánh tỷ lệ giữa khối lượng công việc đã hồn thành với tổng khối lượng cơng việc
phải hồn thành.
c- Tỷ lệ chi phí phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hồn thành tồn bộ giao dịch về
cung cấp dịch vụ.
Trong khi đó, theo yêu cầu của thuế doanh thu được ghi nhận khi lập hóa đơn. Do vậy,
doanh thu theo cách tính của thuế và của kế tốn sẽ khác nhau, khoản chênh lệch đó đưa đến doanh
thu của kế tốn kỳ này có thể cao hơn thuế nhưng kỳ sau sẽ ngược lại. Thế nhưng, nếu cộng dồn nhiều
kỳ, doanh thu theo cách tính của kế toán và của thuế sẽ bằng nhau.

H.

PHƯƠNG PHÁP GHI NHẬN DOANH THU, THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH LỢI
NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
I.

THEO QUY ĐỊNH CỦA CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TỐN:
1.
Phương pháp tính:

Lợi nhuận kế tốn trình bày trên Bảng Báo Cáo Kết Quả hoạt động kinh doanh (Mẫu
số B02-DN Ban hành kèm theo QĐ15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính) được xác định như sau:

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 16

CTY CP LM LK VI NA



Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

Tổng lợi nhuận
trước thuế (50)

=

Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh (30)

+

Lợi nhuận khác (40)

Trong đó:
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh

Lợi nhuận gộp Doanh thu
= về bán hàng và
+ hoạt động
cung cấp dịch vụ
tài chính

Chi phí
- tài
chính


Chi phíChi phí
bán
- quản lý
hàng
doanh nghiệp

Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ

=

Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ

=

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ

2.

-

-

Giá vốn

hàng bán

Các khoản
giảm trừ doanh thu

Phương pháp ghi nhận:

Về việc ghi nhận doanh thu, thu nhập và chi phí của kế tốn được quy định chung trong Chuẩn
mực kế toán số 1 và chi tiết trong các Chuẩn mực có liên quan như: Chuẩn mực số 2- Hàng tồn kho;
Chuẩn mực số 3- Tài sản cố định hữu hình; Chuẩn mực số 4- Tài sản cố định vơ hình; Chuẩn mực số
14- Doanh thu và thu nhập khác; Chuẩn mực số 16- Chi phí đi vay
 Phương pháp ghi nhận doanh thu, thu nhập:
 Theo đoạn 43, chuẩn mực chung: doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia
tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách
đáng tin cậy.
 Đoạn 10, 16, 24 chuẩn mực số 14- doanh thu và thu nhập khác có quy định nguyên tắc ghi
nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, thu nhập khác, nhìn chung, các khoản
này được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau:
-

Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

-

Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như quyền sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm sốt hàng hóa;

Doanh thu, thu nhập được xác định tương đối chắc chắn;

SVTT: Nguyễn Thị Hương
Trang 17

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

-

Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

-

Xác định được chi phí có liên quan đến giao dịch bán hàng.

Thông tư 89/2002/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 9/10/2002 (Sau đây gọi
tắt là Thông tư 89/2002/TT-BTC), Mục IV-Hướng dẫn kế toán chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập
khác” cũng quy định rõ các trường hợp sau nay không được ghi nhận là doanh thu:
-

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản
chất.

-

Hàng bán đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng
cho người mua.


 Phương pháp ghi nhận chi phí:


Theo đoạn 44, 45 Chuẩn mực chung, chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí
khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm
giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ
phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy. Các chi phí được ghi nhận
trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu
và chi phí.



Đoạn 5, 13, 19, 24 chuẩn mực kế toán số 2- hàng tồn kho quy định rõ
nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho; phương pháp tính giá trị hàng tồn kho; cách xác định
mức trích lập dự phịng: ngun tắc ghi nhận chi phí có liên quan đến hàng tồn kho, cụ thể:
-

Đoạn 5- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

-

Đoạn 13- Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp
sau: Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền; Phương
pháp nhập trước, xuất trược; Phương pháp nhập sau, xuất trước.

-

Đoạn 19- Cuối kỳ kế tốn năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần
có thể thực hiện được của chúng.

-

Đoạn 24- Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi
nhận.

 Đoạn 29, 31, 32 Chuẩn mực kế toán số 3- Tài sản cố định hữu hình quy định ngun tắc tính
và ghi nhận khấu hao, cụ thể:
-

Đoạn 29- Giá trị phải khấu hao của tài sản cố định hữu hình được phân bổ một cách có
hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 18

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ
được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá

trị của các tài khoản khác.
-

Đoạn 31- Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hữu hình do doanh nghiệp xác
định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản.

-

Đoạn 32- Ba phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình gồm: Phương pháp khấu
hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, phương pháp khấu hao
theo số lượng sản phẩm.

 Đoạn 6, 7 Chuẩn mực kế tốn số 16- Chi phí đi vay quy định việc ghi nhận chi phí đi vay.
Theo đó, chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát
sinh, trừ khi có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang
được tính vào giá trị của tài sản đó.
3.
Mẫu biểu Báo cáo tài chính áp dụng:
Một bộ Báo Cáo Tài Chính gồm 4 Bảng biểu ban hành theo Quyết định Số 15/2006/Q Đ – BTC do
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

II.

Mẫu số B 01 - DN

Mẫu số B 09 - DN

THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ:

Quy định của cơ quan thuế có liên quan đến việc ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định thu nhập
chịu thuế được thực hiện theo Thông tư 134/2007/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày
23/11/2007 (Sau đây gọi tắt là Thông tư 134/2007/TT-BTC) hướng dẫn chi tiết Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp.
1.

Phương pháp tính:

Căn cứ vào Mục I, Phần B của Thơng tư 134/2007/TT- BTC thì thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
được xác định theo cơng thức sau:

Thu nhập chịu
thuế trong
kỳ tính thuế

2.

=

Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế


-

Chi phí hợp lý
trong kỳ
tính thuế

+

Thu nhập chịu
thuế khác trong
kỳ tính thuế

Phương pháp ghi nhận:

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 19

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

a.Phương pháp ghi nhận doanh thu:
 Căn cứ vào Khoản 1, 2, Mục II, Phần B của Thông tư 134/2007/TT-BTC quy
định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tồn bộ tiền bán hàng hóa, tiền cung
cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh

được hưởng không phân biệt thu được tiền hay chưa thu được tiền và thời điểm
để xác định thu nhập chịu thuế như sau:
-

Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hoặc thời
điểm xuất hóa đơn.
Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hồn thành và thời điểm xuất hóa đơn.

 Căn cứ Khoản 3, Mục II, Phần B của Thông tư 134/2007/TT-BTC có quy định
doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp như sau:
-

Đối với hàng hóa bán theo phương thực trả góp là tiền bán hàng hóa trả một lần ,
khơng bao gồm tiền lãi trả góp.

-

Đối với hàng hóa dịch vụ bán theo phương thức trả chậm là tiền bán hàng hóa,
dịch vụ trả một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm.
Trường hợp việc thanh toán việc thanh toán theo hợp đồng mua bán trả góp, trả
chậm kéo dài nhiều kỳ tính thuế thì doanh thu là số tiền phải thu của người mua
trong kỳ tính thuế khơng bao gồm lãi trả góp, trả chậm theo thời hạn quy định
trong hợp đồng.
Việc xác định chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán trả
góp, trả chậm thực hiện theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.

-

Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra dùng để trao đổi, biếu,
tặng, trang bị, thưởng cho người lao động được xác định trên cơ sở bán hàng hóa,

dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tiền trên thị trường tại thời điểm trao đổi,
biếu, tặng, trang bị. Thưởng cho người lao động.

-

Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh như: điện tự dùng, sản phẩm sản xuất ra dùng làm
tài sản cố định, sản phẩm xây dựng cơ bản tự làm là chi phí sản xuất ra sản phẩm
đó.

-

Đối với hoạt động gia cơng hàng hóa là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền
công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia cơng
hàng hóa.

-

Đối với cơ sở kinh doanh nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của
cơ sở kinh doanh giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng
đại lý, ký gửi hàng hóa.
……

b.

Các khoản chi phí khơng hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế:

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 20


CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

Căn cứ Mục III, Phần B của Thông tư 134/2007/TT-BTC quy định các khoản chi phí khơng
tính vào chi phí hợp lý như sau:


Ngun tắc xác định các khoản chi phí khơng tính vào chi phí hợp lý:

o

Các khoản chi phí khơng có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định hoặc hóa
đơn chứng từ khơng hợp pháp.

o

Các khoản chi khơng liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế.

o

Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ




Các khoản chi phí khơng hợp lý gồm:

o

Chi phí khấu hao tài sản cố định khơng đúng quy định tại Điểm 2.1, Khoản 2,
Mục III, Phần B Thông tư 134/2007/TT-BTC

o

Chi phí nguyên vật liệu, nhiệt liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao
hợp lý, bị tổn thất hoặc bị hư hỏng đã được các tổ chức cá nhân bồi thường.

o

Chi phí tiền lương, tiền cơng quy định tại Điểm 2.3, Khoản 2, Mục III, Phần B
Thông tư 134/2007/TT-BTC

o

Chi phí của cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm 2.4,
Khoản 2, Mục III, Phần B Thơng tư 134/2007/TT-BTC

o

Phần chi phí tiền ăn giữa ca hàng tháng cho mỗi người lao động vượt quá mức
lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.

o

Chi thưởng sáng kiến , cải tiến mà cơ sở kinh doanh khơng có quy chế quy định

cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, khơng có hội đồng nghiệm thu sáng
kiến, cải tiến.

o

Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định quy định tại Điểm 2.8,
Khoản 2, Mục III, Phần B Thông tư 134/2007/TT-BTC

o

Phần chi bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
vượt quá mức quy định.

o

Chi phí điện nước khơng có đủ hóa đơn, chứng từ quy định tại Điểm 2.10, Khoản
2, Mục III, Phần B Thơng tư 134/2007/TT-BTC.

o

Phần chi phí th tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi
thuê trả tiền trước quy định tại Điểm 2.11, Khoản 2, Mục III, Phần B Thông tư
134/2007/TT-BTC.

o

Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng quy định của Bộ Luật lao động;
Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác (không bao gồm tiền đi lại và

SVTT: Nguyễn Thị Hương


Trang 21

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại
tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính đối với
cán bộ cơng chức, viên chức Nhà nước.

o

Các khoản chi cho lao động nữ không đúng đối tượng quy định và mức chi vượt
quá theo quy định tại Điểm 2.13, Khoản 2, Mục III, Phần B Thông tư
134/2007/TT-BTC

o

Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/năm.

o

Phần trích nộp quỹ BHXY, BHYT, kinh phí cơng đồn vượt mức quy định. Phần
chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên, chi đóng góp vào các
quỹ của hiệp hội vượt quá mức quy định của cơ sở kinh doanh, hiệp hội.

o


Phần chi phí lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hồng hóa, dịch vụ của các tổ
chức tín dụng, các tổ chức tài chính vượt mức lãi suất thực tế căn cứ vào hợp
đồng vay. Phần chi phí lãi tiền vay của các đối tượng khác vượt mức lãi suất thực
tế căn cứ vào hợp đồng vay hoặc phần chi phí lãi tiền vay vượt quá 1,2 lần mức
lãi suất cho vay cao nhất cùng thời điểm của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh
doanh có quan hệ giao dịch.

o

Trích, lập và sử dụng khơng đúng chề độ về trích lập và sử dụng Quỹ nghiên cứu
phát triển khoa học và cơng nghệ của doanh nghiệp.

o

Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng tổn
thất các khoản đầu tư tài chính, dự phịng nợ phải thu khó địi và dự phịng bảo
hành sản phẩm, hàng hóa, cơng trình xây lắp khơng theo đúng hướng dẫn của Bộ
Tài Chính.

o

Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc
cho người lao động không đúng chế độ hiện hành.

o

Các khoản chi phí trích trước mà thực tế không phát sinh quy định tại Điểm 2.20,
Khoản 2, Mục III, Phần B Thơng tư 134/2007/TT-BTC.

o


Chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí giao dịch, đối ngoại…Chi báo biếu, báo
tặng … và các loại chi phí khác vượt quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý
quy định tại Điểm 2.21, Khoản 2, Mục III, Phần B Thơng tư 134/2007/TT-BTC.

o

Các khoản chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số kiến
thiết, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác
không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.

o

Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cuối năm tài chính; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư
xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh).

o

Chi phí quản lý kinh doanh do cơng ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường
trú tại Việt Nam phần vượt mức chi phí quy định tại Điểm 2.24, Khoản 2, Mục
III, Phần B Thông tư 134/2007/TT-BTC.

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 22

CTY CP LM LK VI NA



Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

o

Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi
phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp
luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật.

o

Chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ
địa phương; chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục; chi phí mua thẻ hội
viên sân golf, chi phí chơi golf.

o
-

Các khoản thuế:
Thuế GTGT của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đã
được khấu trừ hoặc hoàn thuế;
Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
Thuế thu nhập cá nhân.

o

Chi phí khơng hợp lý khác theo quy định của pháp luật.


c.

Các khoản thu nhập chịu thuế khác:

o

Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán.

o

Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả.

o

Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

o

Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

o

Thu nhập từ lãi tiền gửi, tiền lãi cho vay (bao gồm cả lãi trả chậm, lãi quá hạn…)

o

Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ.

o


Thu nhập về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động
sản xuất kinh doanh.

o

Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất
các khoản đầu tư tài chính, dự phịng nợ khó địi và hồn nhập khoản dự phịng
bảo hành sản phẩm, hàng hóa, cơng trình xây lắp dã trích nhưng hết thời hạn bảo
hành không sử dụng hoặc sử dụng không hết.

o

Thu các khoản nợ khó địi đã xóa sổ kế tốn nay địi được.

o

Thu các khoản nợ phải trả khơng xác định được chủ nợ.

o

Thu về tiền vi phạm hợp đồng kinh tế.

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 23

CTY CP LM LK VI NA



Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

o
o

Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước
ngoài quy định tại Khoản 13, Mục IV, Phần B Thông tư 134/2007/TT-BTC.

o

Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ khơng
tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ
trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản
thu nhập đó.

o

Các khoản thu nhập từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết tinh tế
trong nước. Trường hợp khoản thu nhập nhận được là thu nhập được chia từ thu
nhập sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động góp vốn cổ phần,
liên doanh, liên kết kinh tế thì cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập không
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

o

Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí
tiêu thụ.


o

Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng
hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng
khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.

o
3.

Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của những năm
trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.

Các khoản thu nhập khác quy định tại Khoản 18, Mục IV, Phần B Thơng tư
134/2007/TT-BTC

Mẫu biểu quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:

Tờ khai quyết toán thuế Mẫu số: 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC do Bộ
Trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/06/2007.
I.

CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI
NHUẬN CHỊU THUẾ
I.

CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM PHÁT SINH CHÊNH LỆCH TRONG VIỆC GHI
NHẬN CHI PHÍ:
1. Về chi phí khấu hao tài sản cố định:
 Việc trích khấu hao tài sản cố định để tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế được thực hiện theo chế độ quản lý, trích khấu hao ban hành kèm

theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng bộ
tài chính, theo Khoản 2 Điều 13 Mục III có quy định “Các doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức
khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công
nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được khấu hao nhanh là
máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện

SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 24

CTY CP LM LK VI NA


Báo cáo thực tập

GVHD: Ths Nguyễn Quốc Đại

vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao
nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi”
 Theo quy định tại Điều 2, Khoản 2.1, Điểm d Mục III, Phần B Thông tư
134/2007/TT-BTC lại quy định “Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành
của Bộ Tài Chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có lãi áp dụng phương pháp khấu hao theo đường
thẳng, khấu hao nhanh để đổi mới cơng nghệ là phần trích khấu hao vượt quá 02 lần
mức khấu hao theo quy định” khoản trích khấu hao này là khoản chi phí khơng hợp
lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Như vậy, trong việc xác định mức trích khấu hao cho tài sản cố định để làm chi phí
hợp lý khi xác định lợi nhuận chịu thuế có sự khác biệt trong hai văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
Chính. Điều này đã làm cho chi phí khấu hao theo ghi nhận của kế tốn có thể khơng bằng chi phí

khấu hao hợp lý được ghi nhận khi xác định lợi nhuận chịu thuế.
2. Về chi phí tiền lương, tiền cơng:
 Quy định thuế hiện hành ở Điểm 2.3 (d), Khoản 2, Mục III, Phần B trong thơng tư
134/2007/TT-BTC ban hành ngày 23/11/2007 có quy định khơng cho phép tính vào
chi phí tiền lương, tiền công khoản tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư
nhân, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh, dịch vụ, thù lao của những sáng lập viên,
thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị không trực tiếp tham
gia điều hành hoạt động tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, về mặt kế tốn thì tiền lương,
tiền cơng phát sinh ở hai trường hợp trên đều là khoản thù lao trả cho sức lao động
mà chủ sở hữu đã bỏ ra để điều hành, quản lý doanh nghiệp và nó đều phục vụ cho
việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Do đó, theo ngun tắc kế tốn yêu cầu phải
ghi nhận các khoản tiền lương, tiền công này vào chi phí. Rõ ràng trong trường hợp
này sẽ xuất hiện một khoản chênh lệch làm cho lợi nhuận kế toán nhỏ hơn lợi nhuận
chịu thuế và khoản chi phí này sẽ bị xuất tốn khi doanh nghiệp quyết toán với cơ
quan thuế.
 Luật thuế hiện hành cũng quy định rõ điều kiện để các khoản tiền lương, tiền cơng
được xem là chi phí hợ lý khi xác định lợi nhuận chịu thuế khi cơ sơ kinh doanh phải
đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với phòng lao động tại sở lao động
thương binh – xã hội tại địa phương và trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho người lao động theo mức tiền lương, tiền công thỏa thuận trong hợp
đồng lao động, nếu không làm các thủ tục như trên, thuế chỉ chấp nhận đưa vào chi
phí hợp lý khi quyết tốn phần tiền lương, tiền công không vượt quá 1.000.000
đồng/người/tháng. Về cơng tác kế tốn, thì chi phí tiền long, tiền công được ghi nhận
trong trường hợp này là theo số tiền đã thực trả cho người lao động. Vì vậy, khi xác
định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, phần thù lao đã trả vượt mức quy định sẽ
bị loại bỏ khỏi chi phí hợp lý. Điều này đã làm cho chi phí kế tốn lớn hơn chi phí
thuế, dẫn đến lợi nhuận kế toán thấp hơn lợi nhuận của thuế.
Về chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động thì kế tốn ghi nhận chi phí này theo số
thực tế phát sinh. Tuy nhiên, theo Thông tư 134/2007/TT-BTC tại Điểm 2.5, Khoản 2, Mục III, Phần
B lại khống chế mức chi cho mỗi người lao động không vượt quá mức lương tối thiểu quy định đối

với công chức Nhà nước (hiện nay là 540.000 đồng/người/tháng). Vì vậy, phần chi phí tiền ăn giữa ca
SVTT: Nguyễn Thị Hương

Trang 25

CTY CP LM LK VI NA


×