BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Phân tích Tính tất yếu khách quan và những đặc
trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ý nghĩa nghiên cứu
Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn
Thành viên nhóm 7:
Vũ Thanh Tuyền_87221020087
Nguyễn Thị Khánh Huyền_87221020062
Trần Trúc Quỳnh_87221020084
Đoàn Thị Thuỳ Loan_87221020109
Đỗ Văn Thanh_88221020309
Hồ Phi Hoàng_87221020104
HCM,Tháng 2/2021
MỤC LỤC
Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa................................. 3
I_Tính tất yếu khách quan của việc phát triển Kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ........................................................................................................ 3
II_Đặc trưng của Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...................... 7
III_Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................14
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
Từ viết tắt
KTTT
XHCN
KTHH
TBCN
TLSX
Từ đâỳ đủ
Kinh tế thị trường
Xã hội chủ nghĩa
Kinh tế hàng hóa
Tư bản chủ nghĩa
Tư liệu sản xuất
2
Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo
các quy luật của thị trường địng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một
xã hội mà ở đó dân giàu nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có sự điều
tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
I_Tính tất yếu khách quan của việc phát triển Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường là mơ hình kinh tế mà hầu hết các quốc gia hiện nay đang
thực hiện, tuy nhiên cách thức xây dựng, triển khai mơ hình này có sự khác biệt
giữa các nước do đặc điểm riêng về văn hóa, chính trị, xã hội.
Nguồn: Internet
Nội dung này, cần làm rõ 2 ý chính :
•
Một là tính tất yếu khách quan ở đây như thế nào ?
•
Hai là tại sao lại phát triển KTTT định hướng XHCN mà không phải
kiểu KTTT khác?
3
Có 3 lý do để lý giải tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT
định hướng XHCN.
Thứ nhất: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với
tính quy luật phát triển khách quan.
KTTT bản chất là giai đoạn phát triển cao của Kinh tế hàng hóa, hay nói cách
khác, KTHH phát triển đến một trình độ nhất định, tất yếu sẽ chuyển sang KTTT.
Nguồn: Internet
Nhìn lại lịch sử, Việt nam chúng ta vốn đã hình thành nền kinh tế hàng hóa từ lâu,
cuối thời Phong kiến rồi sang thời Pháp thuộc và giai đoạn kháng chiến chống
Mỹ, nền kinh tế hàng hóa từng bước phát triển. Do vậy, chúng ta có nền tảng
kinh tế hàng hóa.
Hơn nữa, chúng ta sẵn có các điều kiện thúc đẩy, phát triển Kinh tế hàng hóa (thị
trường cung – cầu, thị trường lao động, vị trí địa lý, tài nguyên…). Rõ ràng, vừa
có nền tảng KTHH, vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển KTHH nên do đó,
việc hình thành KTTT sẽ là vấn đề tất yếu khách quan.
Tuy nhiên, phát triển KTTT là tất yếu, nhưng tại sao lại là KTTT định
hướng XHCN mà không phaỉ là các kiểu KTTT khác ?
Chúng ta lưu ý rằng, KTTT trong mỗi hình thái Kinh tế xã hội cụ thể, phải chịu
sự chi phối của các quan hệ sản xuất thống trị. Nói một cách đơn giản, nó sẽ phát
4
triển theo các định hướng của Nhà nước thống trị. Trong lịch sử, đã sớm có kiểu
mơ hình KTTT TBCN, nó được coi là cơng cụ, phương tiện phát triển kinh tế của
các nước tư bản, đảm bảo quyền lợi cho bộ phận giai cấp thống trị là giai cấp tư
sản.
Ở Việt Nam đang theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước
của dân, do dân và vì dân; với hệ tiêu chí “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” và dĩ nhiên, sự lựa chọn mơ hình KTTT định hướng XHCN là
phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc
Thứ hai: KTTT định hướng XHCN có tính ưu việt trong thúc đẩy kinh tế.
Kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại trong sản
xuất và trao đổi sản phẩm. Phát triển KTTT có nhiều ưu việt như: Dưới tác động
của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh sẽ phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Ví dụ: sinh viên đi học xa, có nhu cầu thuê nhà trọ. Quy luật cung cầu, sẽ thúc
đẩy việc hình thành những người sở hữu đất xây nhà trọ cho sinh viên thuê, mà
không cần nhà nước phải ra chính sách kêu gọi. Quy luật cạnh tranh sẽ hình thành
giá thuê nhà trung bình có thể chấp nhận được của xã hội.
Ưu việt thứ hai của KTTT là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
nhanh và hiệu quả cao. Kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Như sản xuất điện
thoại chẳng hạn, tác động của cơ chế thị trường, các nhà sản xuất điện thoại phải
luôn cải tiến mẫu mã, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ khác.
Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt và là cơng cụ, phương tiện để thúc đẩy lực
lượng sản xuất, thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, KTTT luôn tiềm
ẩn những khuyết tật và thất bại (như độc quyền, ô nhiễm môi trường, cạnh tranh
không lành mạnh, hàng giả, hàng nhái…) nên cần có sự can thiệp của nhà nước.
5
Nguồn: Internet
Là nền KT hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, phát triển tới trình độ cao.
Trong đó, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều thông qua thị trường mua bán,trao
đổi và chịu sự điều tiết bởi các quy luật khách quan của thị trường.
Là nền kinh tế thị trường đầy đủ mang đặc trưng là định hướng XHCN, có sự
quản lý Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, với mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
6
Thứ ba, phát triển KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn một
xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước Việt Nam với các nhà nước TBCN là nhà nước
chúng ta được hình thành từ cuộc cách mạng vơ sản, cuộc cách mạng đó là do
nhân dân thực hiện. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Cịn cuộc cách mạng tư sản của các nước TBCN là do giai cấp TS thực hiện và
Nhà nước TBCN đảm bảo quyền lợi thiết thực cho giai cấp tư sản là giai cấp
thống trị.
Với đặc điểm bản chất nhà nước này, chúng ta không thể lựa chọn mô hình kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có thể lựa chọn mơ hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo
nhân dân lao động về một xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
Có thể xem phát triển KTTT định hướng XHCN là bước đi quan trọng và tất yếu
của sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là bước q độ để đi lên CNXH.
Mơ hình này này phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn dân giàu,
nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh. (đây là đặc trưng xã hội XHCN mà
chúng ta đang hướng tới).
Ý nghĩa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong
tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn mới mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc
nhận thức quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam; là kết quả một quá trình tìm tịi, thể nghiệm lâu
dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến ngày càng sâu sắc
hơn.
II_Đặc trưng của Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ hình kinh tế mà Việt
Nam đang lựa chọn. Mơ hình này vừa có những tính chất chung của nền kinh tế
thị trường thế giới, lại có những đặc trưng riêng do đặc thù về điều kiện lịch sử
7
của Việt Nam. Những đặc trưng riêng đó là cơ sở để phân biệt KTTT ở Việt Nam
khác với KTTT ở các nước trên thế giới. Từ đó, chúng ta có được cái nhìn tổng
quan về nền KTTT ở Việt Nam. 5 đặc trưng này là cơ sở để thấy được sự khác
biệt cơ bản đối với nền KTTT ở các quốc gia khác.
•
Về mục tiêu phát triển KTTT
•
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
•
Về quan hệ quản lý nền kinh tế
•
Về quan hệ phân phối
•
Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Đặc trưng thứ nhất: Mục tiêu phát triển Kinh tế thị trường:
Chúng ta biết rằng, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
là cái đích mà ta đang hướng tới. Để thực hiện được cái đích đó, chúng ta thực
hiện bằng nhiều con đường : có thể là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ;
có thể bằng KTTT định hướng XHCN ; cũng có thể là phát triển KT đối ngoại,
hội nhập Quốc tế…
Nguồn: Internet
8
Như vậy, phát triển Kinh tế thị trường định hướng XHCN đó là cơng cụ, phương
thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội. Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ
xã hội hóa đạt được của lực lượng sản xuất.
Cụ thể, thì đó là nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là điều khác biệt căn bản của kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
nói chung, bởi KTTT tư bản chủ nghĩa mục tiêu đặt ra chủ yếu là hiệu quả kinh
tế tối đa, gia tăng lợi nhuận cho một bộ phận giai cấp tư sản, giai cấp cầm quyền.
Đặc trưng thứ hai: quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Về quan hệ sở hữu
Nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay có hai loại hình sở
hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm là sở hữu tư nhân và sở hữu cơng cộng. Loại
hình sở hữu tư nhân có các hình thức: sở hữu cá thể, tiểu chủ, sở hữu tư bản tư
nhân. Sở hữu công hữu tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là sở hữu nhà nước và
sở hữu tập thể của người lao động. Đặc biệt, các loại hình sở hữu trên đan xen
vào nhau tạo thành những hình thức sở hữu hỗn hợp (tức là vừa có sở hữu nhà
nước vừa có sở hữu tư nhân, như các cơng ty Cổ phần hóa). Việc xác định rõ các
hình thức sở hữu TLSX là cơ sở để xây dựng các thành phần kinh tế.
Nguồn: Internet
9
Về thành phần kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do nhiều hình thức sở hữu, nên
biểu hiện bên ngồi đó là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế. Mỗi thành phần
kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định.
- Hình thức sở hữu nhà nước có thành phần kinh tế nhà nước như: doanh
nghiệp Nhà nước.
- Hình thức sở hữu tập thể có thành phần kinh tế tập thể như Hợp tác xã.
- Hình thức sở hữu tư nhân có thành phần kinh tế tư nhân như công ty tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Hình thức sở hữu hỗn hợp có các hình thức liên doanh liên kết doanh
nghiệp nhà nước với tư nhân như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tư
nhân và nhà nước có thể nắm cổ phần của doanh nghiệp.
Xét về mặt vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một
nền kinh tế độc lập tự chủ. Đồng thời thực hiện sự liên kết giữa các loại hình sở
hữu sâu rộng ở cả trong và ngoài nước. Mỗi thành phần kinh tế đều là một bộ
phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, đều bình đẳng trước pháp
luật, cùng tồn tại và phát triển, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, có hệ thống ngân hàng Nhà nước (Agribank,
viettinbank...) tồn tại song song với ngân hàng tư nhân (vp bank, techcombank,
ACB...). Các hệ thống này tồn tại song song vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau,
nhưng đều bình đẳng trước pháp luật.
Một câu hỏi đặt ra, vậy sự khác biệt về thành phần kinh tế ở trong nền KTTT
Việt Nam với nền kinh tế thị trường TBCN là gì?
Nhìn chung KTTT tư bản chủ nghĩa họ cũng có các thành phần kinh tế tương đối
giống Việt Nam, nhưng quan trọng nhất và là động lực lớn nhất của họ là Kinh tế
tư nhân (bản chất là sở hữu tư nhân). Còn KTTT định hướng XHCN thì Kinh tế
10
nhà nước đóng vai trị chủ đạo, là đầu tầu dẫn dắt nền kinh tế. Còn Kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Chúng ta hình dung, vai trị các thành phần kinh tế ở Việt Nam giống như kết cấu
1 chiếc xe ô tô. Một trong những động cơ quan trọng của nó chính là Kinh tế tư
nhân sẽ quyết định đi nhanh hay chậm. Còn người lái, định hướng đi như thế nào
phải là Kinh tế nhà nước
Đặc trưng thứ ba: Quan hệ quản lý nền kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có sự can thiệp của nhà
nước vào quá trình kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế khuyết tật của thị
trường và định hướng thị trường theo mục tiêu đã định. Sự can thiệp này có thể
bằng công cụ quy định của Pháp luật, hoặc bằng các thực thể điều tiết khác như
doanh nghiệp nhà nước. Nhưng sự can thiệp này không áp đặt cực đoan, vẫn phải
tơn trọng quy luật khách quan của thị trường.
Ví dụ: thị trường xăng dầu Việt Nam chẳng hạn, thị trường xăng dầu Việt Nam
vẫn vận động khách quan theo quy luật cung cầu và theo thị trường thế giới.
Nhưng nếu giá cả biến động lớn, gây sốc cho nền kinh tế thì Nhà nước sẽ sử dụng
cơng cụ điều tiết thông qua thuế xuất nhập khẩu xăng dầu hoặc thơng qua quỹ
bình ổn xăng dầu để điều hịa giá xăng dầu trong nước, đảm bảo hạn chế tối đa
nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
11
8 loại chi phí hình thành nên giá xăng
Nguồn: Internet
Cũng cần lưu ý thêm rằng, sự khác biệt ở Việt Nam với các nước TBCN về
quan hệ quản lý là ở chỗ: bản chất nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản. Còn ở 1 số quốc gia TBCN, đó là sự quản lý của nhà
nước TBCN vì lợi ích 1 bộ phận giai cấp tư sản.
Đặc điểm thứ tư: Quan hệ phân phối
Hiện nay, do nhiều hình thức sở hữu do vậy chúng ta đang thực hiện nhiều
hình thức phân phối khác nhau đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất.
Cụ thể chúng ta có các hình thức phân phối để hình thành thu nhập cá nhân
như sau:
- Phân phối theo kết quả lao động : bản chất của hình thức này dựa trên kết
quả về chất lượng, số lượng lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng
ít, khơng làm khơng hưởng.
- Phân phối theo hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn : ví dụ, như dựa
trên kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp lỗ hay lãi, hoặc
dựa trên lợi tức đóng góp vốn là nhiều hay ít.
12
- Phân phối thông qua hệ thống phúc lợi tập thể và xã hội : như hệ thống quỹ
phúc lợi hưu trí, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa... các các
cơng trình phúc lợi xã hội mà nhân dân được hưởng.
Trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo
phúc lợi là những hình thức phân phối mang tính chất định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Đặc trưng thứ năm: Quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã
hội
Mục tiêu cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh” chúng ta không thực hiện tăng trưởng
kinh tế bằng mọi giá, ngoài mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cịn phải đảm
bảo tính cơng bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội.
Cơng bằng xã hội được biểu hiện ở các khía cạnh cơng bằng về thu nhập, lao
động việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách thu nhập, chính sách
ưu đãi với người có cơng… Chúng ta hình dung, nền kinh tế dù có chỉ số tăng
trưởng cao, nhưng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn, thất nghiệp gia
tăng, bất bình đẳng thu nhập… hậu quả sẽ là tệ nạn xã hội xuất hiện, đình cơng
bãi cơng liên miên, vơ hình chung, nó sẽ có tác động tiêu cực trở lại tới nền kinh
tế, và kìm hãm nền kinh tế. Khi thực hiện các chính sách cơng bàng xã hội, sẽ tạo
điều kiện bảo đảm sự phát triển bền vững, nó cũng chính là mục tiêu của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Còn đối với các nước tư bản chủ nghĩa, ngày nay cũng đặt ra vấn đề giải
quyết công bằng xã hội. Song nó chỉ được đặt ra khi những tác động tiêu cực đe
dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản, hay nói cách khác giải quyết vấn đề công
bằng xã hội đối với các nước tư bản chủ nghĩa chỉ là phương tiện để duy trì chế
độ tư bản chủ nghĩa chứ không phải là mục tiêu của chế độ đó.
Qua sự nghiên cứu về những đặc trưng KTTT định hướng xã hội cho ta thấy
được nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp
quyền do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu “ dân giàu, nước
13
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh “ . Song song với đó là nhà nước ta khuyến
khích người dân làm giàu chính đáng đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Phát
triển kinh tế xã hội gắn liền với các chính sách phúc lợi an sinh đảm bào đời sống
của người dân hướng đến sự công bằng. Bên cạnh đó, nhà nước ta chú trọng hơn
đến phát triển vùng nông thôn và miền núi, rút ngắn khoảng cách về mọi mặt xã
hội. Ngoài ra, nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập tự chủ đi đôi với
chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp nội lực và ngoại lực tạo thành một nguồn lực
tổng hợp để phát triển đất nước. Đồng thời, những đặc trưng này là cơ sở cho
thấy sự khác biệt cơ bản đối với KTTT ở các quốc gia khác nhau. Từ đó, chúng
ta có cái nhìn tổng quan về KTTT ở nước ta.
III_Ý nghĩa nghiên cứu
Tính tất yếu khách quan của KTTT định hướng xã hội thể hiện qua việc
thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa. Vừa có nền tảng kinh tế hàng hóa vừa có
điều kiện phát triển hàng hóa , do đó việc hình thành KTTT sẽ là vấn đề tất yếu
khách quan. Khi kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định sẽ chuyển
sang KTTT. Và chúng ta lựa chọn nền KTTT là phù hợp với xu hướng của thời
đại và đặc biệt là nó phù hợp với đặc điểm phát triển của dân tộc ta. Ngoài ra,
KTTT thúc đẩy phát triển kinh tế qua việc nâng cao năng suất lao động, công
nghệ phát triển, trình độ kỹ thuật cao, năng lực sản xuất tốt…Tuy nhiên, KTTT
vẫn cịn nhiều khuyết tật . ví dụ như hàng giả , hàng nhái, hàng kém chất lượng,
độc quyền, cạnh tranh khơng lành mạnh…Chính vì thế mà sự can thiệp đúng lúc
của nhà nước là điều tất yếu. Không chỉ vậy, KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa
phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đơng đảo nhân dân về một xã hội công
bằng, văn minh. Như vậy, phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta
là bước đi quan trọng nhằm xã hội hóa nền sản xuất xã hội, là bước đi tất yếu của
sự phát triển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên chủ nghĩa
xã hội .
Về những đặc trưng KTTT định hướng xã hội cho ta thấy được nền KTTT
hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền do Đảng
14
Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh “ . Song song với đó là nhà nước ta khuyến khích người dân
làm giàu chính đáng đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Phát triển kinh tế xã
hội gắn liền với các chính sách phúc lợi an sinh đảm bào đời sống của người dân
hướng đến sự công bằng. Bên cạnh đó, nhà nước ta chú trọng hơn đến phát triển
vùng nông thôn và miền núi, rút ngắn khoảng cách về mọi mặt xã hội. Ngoài ra,
nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội
nhập quốc tế, kết hợp nội lực và ngoại lực tạo thành một nguồn lực tổng hợp để
phát triển đất nước. Đồng thời, những đặc trưng này là cơ sở cho thấy sự khác
biệt cơ bản đối với KTTT ở các quốc gia khác nhau. Từ đó, chúng ta có cái nhìn
tổng quan về KTTT ở nước ta.
15
Tài liệu tham khảo
• Tài liệu hướng dẫn ơn tập mơn: Kinh tế chính trị Mác Lên-nin _ Trường
Đại học Kinh tế HCM
• />• />
16