BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
ĐỖ THỊ CẨM HÀ
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KHÁM THAI
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRƯƠNG ƯƠNG NĂM 2021
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH - 2021
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
ĐỖ THỊ CẨM HÀ
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KHÁM THAI
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRƯƠNG ƯƠNG NĂM 2021
Chuyên ngành: Điều dưỡng sản phụ khoa
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
BSCKII. TRẦN QUANG TUẤN
NAM ĐỊNH - 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học,
bộ môn Điều dưỡng Sản phu khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong những năm học
qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:
BSCKII. Trần Quang Tuấn, đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học, thực hiện và hồn thành
chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Tập
thể y bác sỹ, điều dưỡng cán bộ Khoa Khám Bệnh cho tôi cơ hội được đi học
chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng, tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi trong
q trình học tập, công tác và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các bạn bè
đồng nghiệp gần xa, đặc biệt là các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ
tơi về tinh thần và vật chất để tơi hồn thành chun đề này.
Nam Định, ngày tháng 10 năm 2021
Tác giả
Đỗ Thị Cẩm Hà
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo
này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Nếu có
điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Người cam đoan
Đỗ Thị Cẩm Hà
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...................................................... iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 3
1.1.1 Quá trình thai ngén ........................................................................... 6
1.1.2 Một số hormon tác động trong thời kỳ mang thai .............................. 8
1.1.3 Thay đổi giải phẫu sinh lý ở bộ phận sinh dục .................................. 9
1.1.4 Thay đổi giải phẫu sinh lý ngoài bộ phận sinh dục .......................... 18
1.1.5 Một số nghiên cứu về quản lý thai nghén trên Thế giới và Việt Nam20
1.2Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 20
1.2.1 Quy trình khám thai ........................................................................ 21
1.2.2 Thăm khám trong 3 tháng đầu......................................................... 23
1.2.3 Thăm khám 3 tháng giữa ................................................................ 24
1.2.4 Thăm khám 3 tháng cuối ................................................................. 27
1.2.5 Quản lý thai nghén .......................................................................... 29
1.2.6 Chế độ ăn uống ............................................................................... 32
1.2.7 Dùng thuốc ..................................................................................... 32
1.2.8 Vận động và nghỉ ngơi .................................................................... 33
1.2.9 Sinh hoạt tình dục ........................................................................... 33
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KHÁM
THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG ............................... 34
2.1 Năng lực chuyên môn và điều kiện hạ tầng tại Bệnh viện cơ sở .......... 34
2.2 Thực trạng quy trình khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương..... 37
iv
2.3 Khảo sát quy trình khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ........ 48
2.4 Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân ..................................... 52
2.4.1 Ưu điểm ........................................................................................... 52
2.4.2 Nhược điểm ..................................................................................... 53
2.4.3 Nguyên nhân .................................................................................... 54
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
KHÁM THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG .................. 56
3.1 Đối với Điều dưỡng ............................................................................ 56
3.2 Đối với bệnh viện khoa phòng ............................................................ 57
3.3 Đối vói thai phụ và gia đình ................................................................ 58
KẾT LUẬN .............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 61
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BPTT
Biện pháp tránh thai
DTTS
Dân tộc thiểu số
GDSK
Giáo dục sức khoẻ
NST
Nhiễm sắc thể
KHHGĐ
Kế hoạch hố gia đình
KTV
Kỹ thuật viên
LTQĐTD
Lây truyền qua đường tình dục
NHS
Nữ hộ sinh
NVYT
Nhân viên y tế
SKSS
Sức khoẻ sinh sản
UNICEF
Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc
PNCT
Phụ nữ có thai
XNTĐH
Xét nghiệm tăng đường huyết
WHO
Tổ chức y tế Thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân bố theo độ tuổi thai phụ
51
Bảng 2.2 Nghề nghiệp của thai phụ
51
Bảng 2.3 Số lần mang thai
52
Bảng 2.4 Số lần khám thai
52
Bảng 2.5 Thời điểm thai phụ đi khám thai
53
Bảng 2.6 Tỷ lệ thai phụ tiêm chủng uốn ván
53
Bảng 2.7 Xét nghiệm Protein niệu các lần khám
44
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Q trình tinh trùng tiếp xúc và kết hợp với nỗn
4
Hình 1.2 Q trình di chuyển của hợp tử đã thụ tinh vào tử cung
6
Hình 2.1 Hỏi thơng tin khi khám thai
38
Hình 2.2 Sản phụ siêu âm thai định kỳ
42
Hình 2.3 Khám sản khoa
42
Hình 2.4 Tư vấn khi khám thai
43
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý thai nghén là một vấn đề rất quan trọng không chỉ đối với thai
phụ mà là đối với tồn xã hội. Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong giai đoạn phát triển ngắn
ngủi của thai nhi có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ sự phát triển tương lai của
một đứa trẻ sau khi được sinh ra, cũng như ảnh hưởng đến cả một thế hệ của
lồi người. Thế nhưng khơng phải bà mẹ nào cũng đều hiểu rằng, để có thể sinh
ra những đứa con khỏe mạnh về thể chất lẩn tinh thần và bảo đảm sức khỏe cho
bà mẹ thì cần phải có sự chăm sóc đặc biệt ngay trước lúc mang thai, trong khi
mang thai và sau khi mang thai.
Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2010, đã có tới
543000 phụ nữ chết vì ngun nhân liên quan đến thai nghén, 99% các ca tử
vong này xẩy ra ở các nước đang phát triển, với 450/100.000 ca đẻ sống. Cao
nhất xẩy ra ở vùng Hạ Sahara - Châu phi, Nam Á hai vùng này chiếm tới 86%
tổng số ca tử vong mẹ trên toàn thế giới trong năm 2010.
Ở nước ta trong những năm gần đây, mặc dù đã có những cải thiện đáng
kể về những chỉ số cơ bản liên quan đến tỷ lệ sinh và chết. Theo kết quả của
chương trình “Giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh” được triển khai năm
2010 tại 14 tỉnh miền núi thì nguy cơ chết mẹ là 1/521. Điều đó có nghĩa là, cứ
521 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ (15- 49) thì có một trường hợp tử vong
mẹ. Cũng theo thống kê này cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ ở các tỉnh Tây Bắc
13,4%, các tỉnh vùng Tây Nguyên là 5,3%, Đông Bắc Bộ là 3,4%.
Theo Vụ Sức khỏe Sinh sản (Bộ Y tế) năm 2010, khoảng 48% tử vong
mẹ xẩy ra với các trường hợp đẻ thường, các nguyên nhân đó chủ yếu là gặp 05
tai biến sản khoa chiếm 76%, trong đó băng huyết 41%, sản giật 21,3%, và
nhiểm khuẩn 18,8%, chủ yếu ở vùng Tây Nguyên chiếm 60% trong tổng số chế
mẹ do các nguyên nhân trên. Các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ chết ở trẻ em liên
quan đến thai sản vẫn còn cao, đặc biệt do các nguyên nhân: Nhiểm khuẩn
2
chiếm 32%, ngạt, chấn thương khi đẻ chiếm 29%, và đẻ khó chiếm 24%.
Những đối tượng phụ nữ này trong việc tiêm phịng uốn ván và uống viên sắt
thì tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phịng uốn ván đạt cao nhưng tỷ lệ được cung
cấp viên sắt chỉ đạt 15 đến 20% trên phạm vi toàn quốc.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu gia đình và giới năm 2010,
ở các vùng nông thôn về nhận thức và thực hành về chế độ dinh dưỡng khi
mang thai sau sinh. Nhiều nơi, phụ nữ khi mang thai không có chế độ bồi
dưỡng, một số phụ nữ cho rằng con to khó đẻ, trong q trình mang thai chế độ
làm việc và nghỉ ngơi chưa hợp lý, tinh thần chưa được thoải mái.
Chính vì vậy, cơng tác quản lý thai nghén vô cùng quan trọng, nếu làm
tốt công tác này sẽ bảo vệ sức khỏe bà mẹ khi mang thai, góp phần tạo nên
những hạt giống tươi xanh của đất nước, phòng chống 5 tai biến sản khoa, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho mỗi gia đình. Nó cịn góp phần khơng nhỏ nâng
cao kiến thức cho bà mẹ về cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Vì thế
người cán bộ y tế cơ sở phải hiểu rõ tầm quan trọng của công tác của quản lý
thai nghén, hướng dẫn vận động bà mẹ đi khám thai đầy đủ, vệ sinh thai nghén
tốt, có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ để hạn chế mức
thấp nhất những tai biến trong quá trình mang thai có thể xảy ra. Chính vì tầm
quan trọng của công tác quản lý thai nghén như vậy. Tại Bệnh viện Phụ Sản
Trung Ương hiện nay chưa có một đánh giá nào về quy trình khám thai để có
những bằng chứng thuyết phục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho những
người mẹ mang thai góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sản phụ ngày càng
được chăm sóc tồn diện. Để củng cố thêm những bằng chứng cho điều dưỡng,
nữ hộ sinh trong quá trình thực hiện công tác khám thai tại bệnh viện Phụ Sản
Trung ương năm 2020.
Tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Thực trạng quy trình khám thai tại
Bệnh Viện Phụ Sản Trung ương năm 2020” với hai mục tiêu:
3
1. Mơ tả thực trạng quy trình khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
năm 2020
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng khám thai tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quá trình thai nghén
Sự thụ tinh
Sự thụ tinh là sự kết hợp tế bào đực là tinh trùng và tế bào cái là nỗn để
hình thành một tế bào mới là trứng được thụ tinh. Sau khi tinh trùng được
phóng vào âm đạo nó sẽ di chuyển nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử cung
và 1/3 ngồi vịi trứng để gặp nỗn bào, chui qua màng trong suốt của nỗn bào
và q trình thụ tinh được diễn ra, kết quả có một hợp tử và sự phân tách thành
phôi bào bắt đầu.
Sau khi thụ tinh 1/3 ngồi vịi trứng, nhờ sự nhu động của những mao niêm
mạc vịi trứng và luồng dịch chảy từ phía loa vòi vào buồng tử cung, giúp trứng
di chuyển dần vào buồng tử cung và bắt đầu làm tổ (vị trí thường mặt sau đáy tử
cung) [4].
Hình 1.1: Quá trình tinh trùng tiếp xúc và kết hợp với noãn
Sự di chuyển của trứng, phơi
Trứng di chuyển từ 1/3 ngồi vịi trứng vào trong buồng tử cung để làm
tổ.
5
Thời gian dịch chuyển của trứng: 3 - 4 ngày. Nếu được thụ tinh với tinh
trùng, phôi sẽ được tạo thành và tự do di chuyển trong vòi trứng 2 - 3
ngày rồi mới làm tổ tại niêm mạc tử cung.
Cơ chế di chuyển: Do nhu động của vòi trứng, hoạt động của nhung mao
niêm mạc vòi trứng và luồng chất dịch di chuyển trong ổ bụng có
hướng từ loa vòi trứng vào buồng tử cung.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự di chuyển của vòi trứng.
Estrogen làm tăng nhu động của vịi trứng do đó sự di chuyển của trứng
được nhanh hơn. Ngược lại, progesteron làm giảm trương lực cơ, giảm
nhu động của vòi trứng nên trứng sẽ di chuyển chậm lại.
Vòi trứng quá dài hoặc bị gẫy khúc do dính hoặc bị chèn ép từ bên ngồi,
vịi trứng bị viêm mãn tính làm cho lịng vịi trứng khơng đều, hẹp lại tất cả các nguyên nhân này đều làm cho sự di chuyển trứng bị cản trở,
trứng không vào được buồng tử cung nên làm tổ ở ngoài buồng tử cung
dẫn đến có thai ngồi tử cung.
Trên đường di chuyển từ 1/3 ngồi vịi trứng vào buồng tử cung, phôi tiến
hành phân bào ngay. Từ một tế bào, phôi phân chia lần 1 thành hai tế
bào mầm, sau đó thành 4 tế bào mầm bằng nhau. Ở lần phân chia thứ 3,
phôi tạo thành 8 tế bào mầm không bằng nhau, gồm 4 tế bào mầm nhỏ
và 4 tế bào mầm to. Các tế bào mầm nhỏ sẽ phát triển thành lá nuôi, các
tế bào mầm to sẽ phát triển thành các lá thai và sau này trở thành thai
nhi.
Các tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh, bao quanh các tế bào mầm to, tạo
thành phơi dâu, có 16 - 32 tế bào. Trong phôi dần xuất hiện một buồng
nhỏ chứa dịch và đẩy các tế bào về một phía để tạo thành phơi nang.
Trong q trình di chuyển, phơi tiếp tục phân bào nhưng kích thước
khơng thay đổi. Khi vào tới buồng tử cung phôi ở giai đoạn phơi nang
và cịn tự do 2 - 3 ngày trước khi làm tổ.
Sự làm tổ của phôi
6
Phôi bắt đầu làm tổ từ ngày 6 - 8 sau khi thụ tinh, thời gian làm tổ kéo dài
7 - 10 ngày, kết thúc quá trình làm tổ vào ngày 13 - 14 sau khi thụ tinh.
Vị trí làm tổ của phôi thường ở đáy tử cung. Nếu phôi làm tổ ở các vị trí
thấp, đặc biệt là ở sát eo tử cung sẽ trở thành rau tiền đạo.
Niêm mạc tử cung khi phôi di chuyển vào buồng tử cung đang ở giai
đoạn phát triển đầy đủ nhất để chuẩn bị cho phơi làm tổ.
Q trình làm tổ: phơi nang dính vào niêm mạc tử cung, các chân giả của
lá nuôi bám vào niêm mạc, gọi là hiện tượng bám rễ. Các tế bào của lá
nuôi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc tử cung và phôi nang chui sâu qua
lớp biểu mô. Ngày 9 - 10 phôi nang chui qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa
sâu trong lớp đệm, bề mặt chưa được phủ kín. Ngày 11 - 12 phơi nang
hồn tồn nằm trong lớp đệm. Ngày 13 - 14 lớp biểu mơ phát triển phủ
kín vị trí phôi làm tổ.
Sau khi thụ tinh, phôi phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần
phụ của thai.
Hình 1.2: Q trình di chuyển của trứng và phơi trong vòi trứng vào tử cung
7
Q trình phát triển của phơi được chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ sắp xếp các tổ chức: Bắt đầu từ lúc thụ tinh đến tháng thứ 2. Ở
thời kỳ này, phôi phân chia thành 2 tế bào mầm, rồi 4 tế bào mầm bằng nhau,
sau đó phân chia thành 8 tế bào: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. Các tế
bào lớn và tiếp tục phân chia và phát triển thành bào thai với hai lớp tế bào: Lá
thai ngoài và lá thai trong, vào tuần thứ 3 giữa hai lá sẽ phát triển thêm lá thai
giữa. Các lá thai này tạo ra phôi thai và sau tuần lễ thứ 8 phôi thai chuyển sang
giai đoạn thai nhi. Thời kỳ này thai nhi có hình con tơm.
- Thời kỳ hồn thiện tổ chức: Từ tháng thứ ba đến khi đủ tháng trong
thời kỳ này, bào thai gọi là thai nhi nó bắt đầu có các bộ phận chỉ cịn việc lớn
lên và hồn thiện các tổ chức mà thơi.
Song song với q trình phát triển của thai nhi, phần phụ của thai cũng
phát triển mạnh, gồm có:
+ Nội sản mạc: Ngày càng phát triển, buồng ối ngày càng rộng và bao
quanh thai nhi, thai nhi như con cá nằm trong nước ối.
+ Trung sản mạc: Phát triển thành bánh rau bám vào lòng tử cung lấy
chất dinh dưỡng và oxy của người mẹ nuôi thai nhi đồng thời đào thải chất cặn
bã và khí carbonic.
+ Ngoại sản mạc: Ngoại sản mạc trứng và tử cung teo nhỏ dần, ngoại
sản mạc tử cung, rau tiếp tục phát triển và bị đục thành các hồ huyết có máu mẹ
từ các nhánh của động mạch tử cung chảy đến.
1.1.2. Một số hormom tác động trong thời kỳ mang thai:
Progesterone:
Trong thai kỳ, quá trình sinh tổng hợp progesterone phần lớn từ
choleterol và pregnenolone trong máu mẹ, nồng độ này có khuynh
hướng tăng dần. Giai đoạn từ 7 10 tuần gọi là giai đoạn chuyển tiếp
giữa hoàng thể và rau thai trong tổng hợp progesterone. Vì vậy, khi
bánh rau thành lập sẽ thay thế hoàng thể thực hiện chức năng tạo
8
progesterone và là nguồn sản xuất progesterone chủ yếu, tổng hợp
progesterone tại bánh rau khoảng 250mg/ngày.
Trong giai đoạn làm tổ của thai progesterone giúp phôi tồn tại và phát
triển. Trong giai đoạn sớm của thai, progesterone có tác dụng chủ yếu
là ức chế miễn dịch của mẹ chống lại sự đào thải của phơi bào. Ngồi
ra progesterone cịn có phát huy tác dụng làm giảm cơn co thắt của cơ
tử cung, chống những co thắt gây sảy thai.
Vì vậy hiệu quả sử dụng progesterone trong dự phòng sảy thai và sinh
non dã được chứng minh.
Estrogen:
Có 3 loại estrogen chính trong thai kỳ gồm: estrone, estradiol, estriol.
Estrone và estradiol được tổng hợp từ cơ thể mẹ và thai nhi, estriol
được sản xuất từ gan và tuyến thượng thận của l thai nhi
Chức năng của estradiol: coa tác dụng điều hòa sản xuất progesterone
tại rau thai. Estrogen điều hòa lượng máu tử cung – rau thai. Ngồi ra
estrogen cịn tác động lên sự phát triển tuyến vú, các ống dẫn sữa và
chức năng tuyến thượng thận của thai nhi.
Aldosteron (ADH) tăng nhiều gây ứ đọng nước và muối trong cơ
thể.
Lactogen rau thai (Human Placental Lactogen – HPL) tăng lên đều
đặn cùng với sự phát triển của bánh rau trong suốt thai kỳ. Các tác
dụng chuyển hóa bao gồm cung cấp năng lượng trong quá trình
trao đổi chất ở mẹ và dinh dưỡng của thai nhi, và kháng với
Insulin.
Relaxin: Được chế tiết từ hoàng thể thai nghén, nội sản mạc và
bánh rau, hàm lượng cao nhất đạt trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Relaxin tác động lên cơ tử cung, kích thích adenyl cylase và làm
giản cơ tử cung.
9
Một số tuyến nội tiết khác: tuyến yên phì đại từ 0,6 – 0,86g, tuyến
giáp to có thể xuất hiện bướu giáp cổ một thời gian, tuyến cận giáp
trạng thường ở tình trạng thiểu năng do canxi được huy động cho
thai.
HCG (human Chorionic Gonadotropin):
Là Hormon hướng sinh dục rau thai, HCG chế tiết trong cơ thể đã phát
hiện được trong huyết tương của thai phụ ngày thứ 8 đến thứ 9 sau khi thụ tinh.
Nồng độ HCG của mẹ tăng gấp đôi sau 48 giờ và đạt đỉnh vào ngày thứ 60 đến
70 của thai kỳ. Sau đó, nồng độ giảm dần tới điểm thấp nhất vào khoảng ngày
thứ 100 đến 130 của thai kỳ.
1.1.3. Thay đổi giải phẩu sinh lý ở bộ phận sinh dục
1.1.3.1. Thay đổi ở tử cung
Bắt đầu từ lúc có thai trọng lượng tử cung tăng từ 50 - 60 đến 1000g
đến cuối thai kỳ. Hình thể thay đổi từ hình cầu 3 tháng đầu sau đó hình trứng và
cùng giống như thai nhi nằm trong nó. Khi có thai tử cung nằm ở tiểu khung.
Sau đó phát triển dần vào ổ bụng.
- Thay đổi về sinh lý: Lúc chưa có thai tử cung chắc, khi có thai dưới tác
dụng của nội tiết tố tử cung mềm ra.
- Thay đổi ở eo tử cung: Khi chưa có thai eo tử cung dài từ 0.5 - 1cm,
khi có thai eo tử cung dãn rộng dần, mỏng và dài ra biến thành đoạn dưới đến
cuối giai đoạn chuyển dạ dài 10cm.
- Thay đổi ở cổ tử cung: Cổ tử cung mềm dần ra, các tuyến ống cổ tử
cung khơng chế tiết hay chế tiết rất ít, chất nhầy cổ tử cung đục và đặc bịt kín cổ
tử cung.
1.1.3.2. Thay đổi ở âm hộ, âm đạo
Khi có thai âm hộ, âm đạo của thai phụ thay đổi, âm đạo dài ra và dễ dãn
nở, dưới niêm mạc có nhiều tĩnh mạch phát triển nên âm đạo có màu tím.
1.1.3.3. Thay đổi ở buồng trứng
10
Trong 3 tháng đầu hoàng thể tiếp tục phát triển và được gọi là hồng thể
thai nghén. Khi có thai trên 3 tháng hồng thể dần dần thối hóa.
1.1.3.4. Thay đổi ở vịi trứng
Trong khi có thai vịi trứng khơng làm nhiệm vụ gì, tuy nhiên hiện tượng
xung huyết và mềm tổ chức cũng đã xẩy ra.
1.1.4. Thay đổi giải phẫu sinh lý ngoài bộ phận sinh dục
1.1.4.1. Thay đổi ở da, cân, cơ
Ở da có thể xuất hiện các huyết sắc tố, chủ yếu tập trung ở mặt, đường
trắng giữa bụng, thành bụng bị dãn nở, các vết rạn này thường thấy ở hai hố
chậu và mặt trong đùi.
1.1.4.2. Thay đổi ở vú
Tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển làm vú to và tăng lên quầng vú sẫm
màu. Các hạt Montgomery nổi lên, núm vú to và sẫm màu, hệ thống tĩnh mạch
to và nổi lên.
11
1.1.4.3. Thay đổi trong hệ tuần hoàn
Thay đổi về máu: Thể tích máu trung bình khi khơng có thai là 2600ml,
thể tích cao nhất ở người con so là 3850ml gia tăng 41%, ở con rạ là 4100ml gia
tăng 57%, tỷ lệ huyết sắc tố giảm, Hematocrit giảm (bình thường 39,5% cịn
38,5% khi thai được 40 tuần). Máu có xu hướng loãng làm cho thiếu máu nhược
sắc và giảm áp lực thẩm thấu. Bạch cầu gia tăng 7000 lên 10.000 giai đoạn cuối
thai nghén. Tiểu cầu cũng tăng 300.000 - 400.000/mm3
- Hệ thống đơng máu: Trong lúc mang thai có trạng thái tăng đông nhằm
tránh nguy cơ chảy máu trong giai đoạn sổ rau, nồng độ Fibrinogen tăng từ
2,6g/l lên 4g/l.
- Cung lượng tim tăng 50% cao nhất vào tháng thứ 7 do nhu cầu Oxy
tăng, thể tích máu tăng, kích thước mao mạch tăng, nhịp tim tăng 10-15
nhịp/phút.
1.1.4.4. Thay đổi về hơ hấp
Khi có thai cơ hồnh thường bị đẩy lên cao do vậy tần số thở tăng, người
phụ nữ thường thở nhanh và nơng. Thường có khó thở và thở nhanh ở những
người chửa đa thai đa ối.
1.1.4.5. Thay đổi về tiết niệu
Khi có thai lưu lượng máu qua thận từ 200ml/phút lên 250ml/phút, tốc độ lọc
máu ở cầu thận tăng 50%.
1.1.4. 6. Thay đổi về tiêu hóa
- Thai nghén gây mất canxi hóa của răng nên gây sâu răng.
- Trong 3 tháng đầu thai phụ thường buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt.
- Ở ruột và đại tràng: giảm nhu động do bị chèn ép, giảm trương lực cơ dễ
dẫn đến táo bón.
1.1.4.7. Thay đổi về hệ thống xương
Xương thường ngấm nước mềm hơn so với trước, đặc biệt có thể gặp tình
trạng lỗng xương, các khớp mềm và giãn ra.
1.1.4.8. Thay đổi về thần kinh
12
Thay đổi về cảm xúc, tâm lý dễ cáu gắt, trí nhớ giảm sút. Khó ngủ, giấc
ngủ ngắn…
1.1.4.9. Một số thay đổi khác
- Nhiệt độ: Do tác động của hoàng thể thai nghén nên thân nhiệt cao trên
37oC, từ tháng thứ 4 nhiệt độ trở lại bình thường.
Trọng lượng cơ thể: Có thể tăng lên 25% so với khi khơng mang thai,
trung bình khi mang thai tăng 12 kg. Tăng cân chủ yếu vào nữa sau của thời kỳ
thai nghén, khoảng 0,5kg mỗi tuần. Vú: Tăng 1 - 1,5 kg, Tử cung: Tăng 0,5 1kg: Thai, bánh rau: Tăng 5kg, dự trữ mỡ dưới da, dự trữ protein: Tăng 4 4,5kg, nước điện giải: Tăng 1 - 1,5kg,
- Chuyển hóa: Nhu cầu năng lượng cần khoảng 2500 cal/ ngày.
+ Thai nghén bình thường có một số chuyển hóa sau: Giảm đường huyết trung
bình khi nhịn ăn, tăng đường huyết sau bữa ăn và tăng insulin huyết. Những đặc
điểm này cung cấp glucose liên tục tới thai nhi. Nếu tuyến tụy khơng cung cấp
đủ insulin có thể dẫn đến đái tháo đường thai nghén.
13
1.1.5. Các biến chứng trong quá trình mang thai.
Đa số phụ nữ trải qua thai kì khơng gặp tai biến gì. Nhưng một số phụ nữ
khác thì khơng may mắn như vậy. Biến chứng có thể xảy ra trong bất kì giai
đoạn nào của thai kì và có ảnh hưởng nghiêm trọng ở các mức độ khác nhau
đến sức khoẻ và cơ thể của thai phụ và thai nhi. Nếu được kiểm sốt tốt những
nguy cơ này có thể giảm đi.
Biến chứng thai kì giai đoạn sớm
Thai ngồi tử cung
Biến chứng này xảy ra khi trứng thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Khả
năng xảy ra thường khoảng 1/200. Nếu đã từng bị thai ngoài tử cung trước đây
hoặc từng phẫu thuật vòi trứng xác suất này sẽ cao hơn. Đây là biến chứng bắt
buộc phải can thiệp phẫu thuật để lấy phôi thai và nếu không phát hiện kịp thời
có thể sẽ phải mổ cấp cứu nếu thai làm tổ ở vòi trứng gây bể vòi trứng.
*Sẩy thai
Sẩy thai là biến chứng thai kì thường gặp nhất chiếm tần suất khoảng
15% thai kì giai đoạn sớm. Nguyên nhân sẩy thai thường do có sự gián đoạn
trong q trình phát triển nhiễm sắc thể của phôi ở giai đoạn rất sớm sau khi thụ
thai làm cho phôi thai không tương thích được với cuộc sống. Đa số phụ nữ đều
có thể thụ thai lại và có một thai kì khoẻ mạnh sau lần sẩy thai trước đó.
*Nghén
Ơm nghén là biến chứng thường gặp do buồn nôn và nôn. Nôn là triệu
chứng rất thường gặp trong 3 tháng đầu thai kì xảy ra với tần suất 1:200. Tình
trạng này cũng thường gặp ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì mẹ mang thai lần
đầu phụ nữ có mẹ khi mang thai cũng bị nghén hoặc những phụ nữ mang đa
thai. Khi gặp tình trạng này có thể điều trị bằng thuốc uống nhưng nếu nơn ói
q nhiều có thể dẫn đến mất nước phải nhập viện và truyền dịch.
Biến chứng giữa thai kì
*Hở eo cơ tử cung
14
Xảy ra khi cổ tử cung khơng thể đóng kín. Thay vì cổ tử cung phải đóng
và được bít kín lại bằng một nút nhầy khá đặc thì cổ tử cung lại ngắn và dãn.
Tình huống này có thể dẫn đến sẩy thai hoặc vỡ màng ối sớm. Một trong các
cách xử trí là khâu lại cổ tử cung trong thai kì. Một vài tuần trước ngày dự sinh
phần chỉ khâu sẽ được gỡ bỏ.
*Thiếu máu
Có thể gặp trong suốt thai kì do thiếu huyết sắc tố. Tình trạng tích nước ở
bà bầu có thể làm máu bị pha lỗng khiến cho tỉ lệ huyết sắc tố trong máu bị
giảm. Do huyết sắc tố giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến thai
nhi các bà bầu nên làm xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ huyết sắc
tố. Có nhiều cách xử trí từ đơn giản nhất là bổ sung sắt trong thức ăn hoặc trực
tiếp bằng cách uống viên sắt cho đến phức tạp hơn là truyền máu.
*Bất tương đồng nhóm máu ABO
Tình trạng này có thể xảy ra ở thai nhi có nhóm máu A, B hoặc AB trong
khi mẹ mang nhóm O. Nguyên nhân là do hồng cầu của thai nhi khi đi vào
vịng tuần hồn của mẹ cơ thể mẹ sẽ xem như là vật thể lạ xâm nhập nên tự tạo
ra kháng thể tấn công hồng cầu của thai nhi. Điều trị thích hợp bằng liệu pháp
ánh sáng cho bé bị vàng da khi sinh hoặc truyền máu nếu nặng hơn.
*Rau tiền đạo
Rau tiền đạo xảy ra khi rau thai nằm khá thấp trong tử cung che chắn một
phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung thường gây chảy máu và có thể cản trở lối ra
của thai nhi khi sinh. Có thể phải sinh mổ tuỳ thuộc mức độ rau tiền đạo.
*Chậm tăng trưởng trong tử cung
Tần suất xảy ra khoảng 10% thai kì. Khả năng gặp cao hơn ở các trường
hợp sinh con đầu lòng hoặc mẹ lớn tuổi mang thai hoặc bà mẹ có hơn 4 con
trước đó. Kích thước thai nhi được ước lượng khi thăm khám bụng bằng tay
nếu có nghi ngờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đề nghị thêm siêu âm cho bạn. Siêu
âm sẽ giúp ước lượng chính xác kích thước thai nhi khi so sánh với tuổi thai và
biểu đồ tăng trưởng bình thường.
15
*Sinh non
Sinh non xuất hiện trong khoảng 7% trường hợp mang thai. Thường gặp
hơn ở phụ nữ mang thai từng bị biến chứng có tiền sử sinh non trước đó hút
thuốc lá uống rượu lạm dụng thuốc hoặc có bệnh răng miệng. Nếu việc sinh nở
khơng thể trì hỗn được khi em bé chưa trưởng thành bác sĩ có thể chỉ định
dùng steroids để giúp phổi thai phát triển hơn.
Biến chứng muộn trong thai kì
*Huyết khối tĩnh mạch sâu
Xảy ra ở tĩnh mạch chân thỉnh thoảng có thể xảy ra ở tĩnh mạch chậu
trong
thai kì. Huyết khối là một cục máu đông thường thấy ở phụ nữ thừa cân hút
thuốc lá
có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động. Cục huyết
khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn.
Biến chứng này có thể điều trị bằng thuốc kháng đơng máu.
*Tăng huyết áp
Có thể xảy ra trong suốt thai kì và là một trong các triệu chứng của tiền
sản giật. Thường gặp hơn ở mẹ sinh con đầu lịng và mẹ có tiền sử gia đình tăng
huyết áp. Huyết áp tăng khi mang thai có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới
nhau thai và làm giảm lượng oxy cho em bé. Điều này lý giải vì sao ln phải
kiểm tra huyết áp trong q trình mang thai.
*Rhesus
Khi mẹ mang nhóm máu Rh (-) có thai con lại mang nhóm máu Rh (+) cơ
thể người mẹ sẽ sinh ra kháng thể tấn công hồng cầu thai nhi. Thường ít gặp ở
lần mang thai đầu tiên nhưng có nguy cơ ở lần mang thai tiếp theo. Điều trị
bằng cách tiêm Anti-D thường xuyên cho phụ nữ có Rh (-) sau khi sinh hoặc
trong thai kì nếu cần thiết.
*Đa ối (nhiều nước ối) - Thiểu ối (thiếu nước ối)
16
Lượng dịch bao quanh thai nhi có thể phản ánh tổng trạng chung và chức
năng phổi-thận của thai nhi. Bụng to lên nhanh đột ngột hoặc da bụng căng
bóng là một dấu hiệu báo động có thể có bất thường. Nên làm siêu âm để ước
lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan.
*Tiểu đường khi mang thai
Là một biến chứng xảy ra khoảng 1-3% ở phụ nữ mang thai. Nhau thai có
thể tạo ra nội tiết tố làm thay đổi tác động của insulin trong cơ thể. Trường hợp
nhẹ tiểu đường thai kì có thể kiểm sốt bằng chế độ ăn phù hợp có khi cần
chích thêm insulin. Tiểu đường thai kì có thể làm tăng khả năng bị cao huyết áp
hoặc tiểu đường thật sự về sau.
*Bong rau thai
Đây là một trường hợp cấp cứu sản khoa khi mà nhau thai bong ra khỏi
thành tử cung của mẹ làm cho thai nhi bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Mẹ sẽ cảm
thấy đau bụng dù là không thấy chảy máu âm đạo đặc biệt nếu có máu đơng tạo
thành giữa thành tử cung và nhau thai nơi bị bong ra. Ngồi ra cũng có thể gặp
trường hợp chảy máu âm đạo rất nhiều. Biến chứng này cần thiết phải mổ lấy
thai cấp cứu.
*Thai chết lưu
Có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào của thai kì khi bà mẹ để ý thấy có thay
đổi trong cơ thể hoặc em bé ngừng cử động. Cần làm siêu âm để chẩn đốn
chắc chắn. Đơi khi khơng thể tìm ra nguyên nhân hay lý do rõ ràng giải thích vì
sao thai tử vong trong tử cung điều này cũng khiến cho ba mẹ và gia đình rất
khó chấp nhận.
*Ứ mật trong thai kì
Khi các men tiêu hố mật được tích tụ trong gan của bà mẹ mang thai
thẩm thấu vào máu có thể dẫn đến chứng ứ mật thai kì. Tình trạng này có thể
ảnh hưởng 1-2/1000 phụ nữ mang thai và xu hướng do di truyền. Triệu chứng
thường gặp là rất ngứa nhất là ở tay và chân. Nếu ngứa không thể chịu đựng