Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản trước sinh của các sản phụ tại khoa khám bệnh viện phụ sản trung ương quý i năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 45 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ CHÍNH

CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN TRƯỚC SINH
CỦA CÁC SẢN PHỤ TẠI KHOA KHÁM BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG QUÝ I NĂM 2021

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH, 2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ CHÍNH

CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN TRƯỚC SINH
CỦA CÁC SẢN PHỤ TẠI KHOA KHÁM BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG QUÝ I NĂM 2021
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS. TS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH, 2021



i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.
TS. Lê Thanh Tùng - người thầy đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp Chuyên khoa I này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phịng Đào Tạo Sau Đại
Học, các Thầy Giáo, Cơ Giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các Thầy
Giáo, Cô Giáo bộ môn Sản đặc biệt là Thầy PGS. TS. Lê Thanh Tùng, Thầy
Trần Quang Tuấn, và các Thầy Cơ bộ mơn, Cơ Nguyễn Thị Minh Chính đã tạo
mọi điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Danh Cường Giám Đốc
Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, Ban lãnh đạo Khoa Khám, cùng tập thể nhân
viên Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong quá trình thực tế tốt nghiệp và làm chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp với kinh nghiệm thực tế và lý
luận còn rất nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp, góp ý của Thầy Cơ trong hội đồng để em có
thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm hồn thiện chun đề của mình, góp phần
nhỏ bé của mình vào cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, bà mẹ
và trẻ em nói riêng.
Cuối cùng em xin kính chúc các Thầy Giáo, Cơ Giáo thật nhiều sức khỏe,
hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày tháng 10 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Chính



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Nguyễn Thị Chính, học viên lớp chuyên khoa I khóa 8, Trường
Đại học Điều Dưỡng Nam Định, chuyên ngành Sản phụ khoa. Tôi xin cam
đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề “Tình hình chăm sóc sức
khỏe sinh sản trước sinh của các sản phụ tại Khoa Khám Bệnh viện Phụ sản
Trung ương quý I năm 2021” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học độc lập và nghiêm túc. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở
lý luận cho bài chuyên đề tốt nghiệp đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn
gốc rõ ràng và được phép cơng bố.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Nam Định, ngày

tháng 10 năm 2021

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Chính


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ……………………………..……………… ................... ii
MỤC LỤC………………………………………………… ......................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………… ................................. iv

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 2
1.1. Khái niệm về chăm sóc trước sinh ........................................................ 2
1.1.1. Chuẩn bị trước lúc có thai ................................................................. 2
1.1.2. Dấu hiệu phát hiện một phụ nữ có thai .............................................. 2
1.2. Chăm sóc phụ nữ khi mang thai ............................................................ 3
1.2.1. Mục đích của chăm sóc cho phụ nữ có thai ......................................... 3
1.2.2. Những nội dung cần chăm sóc cho phụ nữ có thai .............................. 3
1.3. Những nội dung cần chăm sóc trong thời kỳ đầu của thai nghén ........... 4
1.4. Những nội dung cần hướng dẫn thai phụ trong giai đoạn sau của thai nghén
..................................................................................................................... 7
1.5. Chăm sóc sức khỏe sản phụ trước khi sinh ............................................ 8
1.5.1. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng .............................................................. 8
1.5.2. Vệ sinh thai nghén .............................................................................. 9
1.5.3. Khám thai định kỳ .............................................................................. 9
1.5.4. Tiêm phòng và uốn viên sắt bổ sung.. ................................................. 9
1.6. Cơ sở thực tiễn ……………………………………...…………………..11
Chương 2: MÔ TẢ THỰC TRẠNG…………………................................. 12
2.1. Tổng quan bệnh viện Phụ Sản trung ương ............................................. 12
2.1.1. Các đơn vị trong Khoa Khám bệnh ..................................................... 13
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Khoa Khám bệnh ............................................. 13
2.1.3. Quy trình khám thai tại khoa Khám Bệnh viện Phụ sản Trung Ương . 14
Chương 3: BÀN LUẬN ………………………………………….………….21
3.1. Đặc diểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................... 21


iv

3.2. Tình hình chăm sóc trước sinh............................................................... 21
KẾT LUẬN ................................................................................................. 24

KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 26
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình khám thai…………………………………….……..…. 15
Hình 2.2: Cách đo chiều cao tử cung, đo vịng bụng……………….……..… 16
Hình 2.3: Các động tác đỡ đẻ ……………………………………….……….17
Hình 2.4: Tiêm phịng uốn ván……………………………………….….…. 18


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

BPTT

Biện pháp tránh thai


CBYT

Cán bộ y tế

DVCSCKSS Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
DCTC

Dụng cụ tử cung

HS/ĐD/BS

Hộ sinh/ Điều dưỡng/ Bác sĩ

HDQG

Hướng dẫn Quốc gia

HIV

Human immunodeficiency virus.
(Virus suy giảm miễn dịch ở người)

ICM

Liên đoàn Hộ sinh Quốc tế
(International Confederation of Midwives)

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục


WHO

Tổ chức Y tế thế giới (The World Health Organization)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giai đoạn trước sinh là cơ hội tốt nhất cho việc đánh giá, kiểm tra sức
khỏe định kỳ một cách đều đặn. Khơng có thời gian nào khác trong chu kỳ đời
người mà người có sức khỏe tốt lại đến khám thầy thuốc đều đặn như vậy. Đó
là thời kỳ mà nhiều bà mẹ (và các cặp vợ chồng) đặc biệt chấp nhận thay đổi
hành vi sức khỏe của riêng họ. Hơn nữa, tồn bộ q trình chǎm sóc trước
sinh tập trung chủ yếu vào các biện pháp dự phòng như: nhận biết và quản lý
các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và giáo dục sức khỏe.
Chǎm sóc trước sinh một cách đúng đắn sẽ là m hạ tỷ lệ tử vong
của mẹ và đặc biệt là của thai nhi. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong của mẹ đã
giảm từ 582/100.000 cuộc đẻ con sống nǎm 1935 xuống 7,8/100.000 cuộc đẻ
con sống nǎm 1985.
Do vậy, trong quá trình mang thai các sản phụ cần được quản lý, cung
cấp dịch vụ chăm sóc trước khi sinh có chất lượng, nhận thức đúng các
kiến thức cần thiết để có thể tự mình chăm sóc, giữ gìn bảo vệ sức khoẻ mẹ và
con, được khám thai định kỳ để theo dõi, tư vấn, kết luận sớm các yếu tố nguy
cơ giúp họ làm gì khi có nguy cơ - vì bất kỳ yếu tố nào gây ra sự chậm trễ
điều trị các nguy cơ đều có thể ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con.
Vì thế, chúng t ơi thực hiện chu n đề “Tình hình chăm sóc sức
khỏe sinh sản trước sinh của các sản phụ tại Khoa Khám Bệnh viện Phụ
sản Trung ương Quý I năm 2021”.
Nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản trước khi sinh của các sản phụ
đến khám tại khoa Khám Bệnh viện Phụ sản trung ương Quý I năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả chăm sóc sức khỏe sinh sản
trước khi sinh của các sản phụ đến khám tại khoa Khám Bệnh viện Phụ sản
trung ương Quý I năm 2021.


2

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm về chăm sóc trước sinh
Thời gian mang thai trung bình của người phụ nữ là khoảng 38 đến 40
tuần. Trong giai đoạn này người phụ nữ có rất nhiều thay đổi so với khi chưa
có thai. Để có một đứa trẻ khoẻ mạnh thì ngay từ khi chuẩn bị mang thai cặp
vợ chồng đó cần chuẩn bị tốt về mặt sức khoẻ. Trong q trình mang thai cần
có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý… thì trẻ khi đẻ ra mới khoẻ
mạnh. Do đó cơng tác chăm sóc trước sinh cho phụ nữ có thai hiện nay là vấn
đề được nhiều người quan tâm. Sự chăm sóc tốt cho phụ nữ có thai góp phần
nâng cao và cải thiện tình trạng sức khoẻ của thế hệ tương lai.
1.1.1. Chuẩn bị trước lúc có thai
* Chuẩn bị cho vợ:
- Không nên mang thai khi sức khoẻ không tốt: Khi đang mắc bệnh cấp tính.
- Khơng nên mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý, sinh lý, chưa muốn có con.
- Chuẩn bị tốt về tư tưởng, tâm lý để an tâm và thoải mái khi mang thai.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Nếu có bệnh đường sinh dục cần điều trị khỏi trước khi mang thai.
- Chuẩn bị cả thời gian và kinh tế để khi mang thai có đủ thời gian nghỉ
ngơi và khơng lo lắng.
* Chuẩn bị cho chồng:

- Bồi dưỡng sức khoẻ.
- Không dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, ma tuý, thuốc lá…
- Chuẩn bị tư tưởng và tinh thần tốt.
- Chuẩn bị về kinh tế.
- Điều trị bệnh đường sinh dục nếu có.
1.1.2. Dấu hiệu phát hiện một phụ nữ có thai
* Dấu hiệu cơ năng:


3

- Chậm kinh.
- Nghén: Buồn nôn hoặc nôn khi sáng sớm, thay đổi khẩu vị …
- Cảm giác thấy vú căng hơn.
* Dấu hiệu thực thể:
- Quan sát thấy âm hộ, âm đạo sẫm màu hơn bình thường nếu khám âm đạo
sẽ có: Dấu hiệu Hegar (Eo tử cung mềm). Dấu hiệu Noble (Thân tử cung
to lên).
- Quan sát vú thấy quầng vú thâm, có hạt nhỏ mọc trên quầng vú, vú căng
to hơn bình thường.
* Cận lâm sàng:
- Test thử thai sớm (+).
- Siêu âm: Cho thấy tình trạng phát triển của thai.
* Ngoài ra người phụ nữ cảm giác thấy
- Thai máy.
- Bụng ngày một to lên.
- Về những tháng cuối sẽ sờ nắn thấy các phần của thai.
1.2. CHĂM SĨC PHỤ NỮ KHI MANG THAI
1.2.1. Mục đích của chăm sóc cho phụ nữ có thai.
- Giúp thai phụ được khoẻ mạnh, để cả mẹ và con phát triển bình thường

trong suốt thời kỳ thai nghén.
- Giúp phát hiện sớm các nguy cơ và tai biến có thể có trong q trình thai
nghén.
- Giúp thai phụ biết cách tự theo dõi bản thân và sự phát triển của thai.
Biết điều nên làm, việc nên tránh để quá trình thai nghén được an toàn ở
mức cao nhất.
- Giúp cho việc sinh đẻ của thai phụ an toàn nhất.
- Giúp cho thai phụ ni con và chăm sóc con sau khi sinh tốt nhất.
- Góp phần làm giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và thai nhi.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình thai phụ.


4

1.2.2. Những nội dung cần chăm sóc cho phụ nữ có thai:
- Khám thai:
+ Số lần khám thai định kỳ: Tối thiểu là 4 lần cho một lần có thai.
+ Đến khám bất cứ lúc nào khi có dấu hiệu bất thường.
+ Khám lần sau đúng hẹn.
- Phát hiện thai bất thường hay bình thường.
- Để phát hiện các nguy cơ khi có thai.
- Để lựa chọn nơi sinh an toàn nhất cho họ.
Mục tiêu chung là giảm bớt các tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong
cho mẹ và con. Cần cho thai phụ biết những dấu hiệu bất thường cần đi khám
ngay, vì đó là những nguy cơ có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con như ra máu,
ra nước ối, đau bụng từng cơn, có cơn đau bụng dữ dội, sốt, khó thở, nhức đầu,
hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, phù nề, đi tiểu ít, tăng cân nhanh, thai đạp yếu,
đạp ít hay khơng đạp.
1.3. Những nội dung cần chăm sóc trong thời kỳ đầu của thai nghén.
* Về dinh dưỡng:

- Trước hết cần cho thai phụ biết rõ lợi ích của dinh dưỡng, cụ thể cần làm
cho họ biết dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho người mẹ:
+ Có sức đề kháng chống lại nguyên nhân bệnh tật nên ít mắc bệnh.
+ Khơng bị thiếu máu khi có thai: Nếu bà mẹ dinh dưỡng khơng tốt, ăn
uống kiêng khem thì cơ thể sẽ khơng đủ chất để tạo máu, nguy cơ dẫn đến
thiếu máu.
+ Con không bị nhẹ cân (suy dinh dưỡng): Mẹ được nuôi dưỡng tốt
thì con cũng nhờ đó được hưởng các chất dinh dưỡng từ mẹ cung cấp, vì thế
thai sẽ phát triển bình thường, khơng bị đẻ non, khi đẻ bà mẹ cũng ít phải can
thiệp.
- Về chế độ ăn khi có thai:
Cần giúp cho thai phụ hiểu đúng nghĩa "ăn no" và "ăn đủ".


5

+ Để ăn no khi có thai bà mẹ cần tăng khẩu phần ăn lên 1/4 so với
lúc chưa có thai, có thể ăn tăng hơn trong mỗi bữa, có thể ăn nhiều bữa hơn.
Để ăn được nhiều hơn như thế, cần thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến
sao cho ngon miệng.
Trường hợp những tháng đầu, do tình trạng nghén, ăn uống có thể kém
đi thì tăng cường nghỉ ngơi để đỡ tốn thêm năng lượng.
+ Để ăn đủ chất, khơng nên nói bà mẹ mỗi ngày cần bao nhiêu gam chất
đạm, chất béo, chất bột đường hay muối khoáng, vitamin hoặc cần phải
cung cấp bao nhiêu calo, vì những điều đó khơng thực tế (trừ trường hợp thai
phụ hỏi đến). Vấn đề cần nói với thai phụ là nêu lên tất cả những thức ăn có
chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, ếch, lươn, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ nhất là
đậu tương. Các thức ăn chứa nhiều chất mỡ như dầu ăn, thịt, vừng, lạc; các loại
nhiều chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột mì, đường, mật,
mía, các loại quả ngọt; thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin như rau

tươi, hoa quả các loại, các thực phẩm như tôm, cua, ốc. Nên khuyên thai phụ
không nên kiêng bất cứ loại thực phẩm nào họ vẫn ưa thích.
Với phụ nữ nước ta rượu, thuốc lá, thuốc lào hay ma tuý có lẽ ít người
nghiện ngập, vì thế khơng đáng ngại, nhưng cũng có thể nêu (nhất là thuốc
lào,
thuốc lá và một số chất gây nghi ện như “cỏ”, ma tú y đá…). Ngồi
ra nếu thai phụ là người có bệnh mạn tính đã được theo dõi điều trị, cần phải
có chế độ ăn kiêng thì khi có thai họ vẫn cần một chế độ ăn hạn chế các thức
ăn đó và nên khuyên họ hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên khoa điều trị bệnh cho
họ trước đây.
* Về chế độ làm việc khi có thai:
- Cần khuyên thai phụ làm việc theo khả năng. Nếu cơng việc trước khi
có thai là cơng việc không nặng nhọc như day học, làm việc ở văn phịng, thì
họ có thể làm việc bình thường cho đến khi nghỉ đẻ (trước ngày dự kiến đẻ một
tháng). Nếu là công việc nặng nhọc hay độc hại như bốc vác, phải gánh gồng,


6

đội nặng, phải tiếp xúc với hoá chất (thuốc trừ sâu, xăng dầu, chất phóng xạ...)
thì khun nên xin chuyển tạm thời sang công việc khác trong thời gian thai
nghén và ni con nhỏ. Dù bất cứ cơng việc gì cũng không bao giờ làm việc quá
sức.
- Trong thời gian thai nghén không làm việc ở trên cao (dễ bị tai nạn) và ngâm
mình dưới nước (dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn), nhất là nước ao tù, cống rãnh.
- Trong thời gian làm việc nên xen kẽ những phút nghỉ ngơi giữa giờ. Nếu
đang lao động thấy người mệt mỏi, đau bụng thì nên nằm nghỉ để các cơ
thư dãn. Nếu thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nơn, đau bụng vùng dưới xương
ức thì nên đi khám kiểm tra xem có bất thường do thai nghén hay không.
- Vào tháng cuối trước ngày dự kiến đẻ cần nghỉ ngơi để mẹ có sức, con tăng

cân.
Tuy thế khơng nghỉ ngơi một cách hồn tồn, mà nên làm các cơng việc
nhẹ trong nhà: đan lát, đọc sách, đi lại vận động cho máu lưu thơng.
- Cần đảm bảo ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng. Nên ngủ trưa từ 30 phút đến
1h.
Không thức khuya, dậy sớm. Không làm việc ban đêm. Nếu công việc
phải làm ca đêm (xí nghiệp sản xuất, trực đêm của cán bộ y tế) thì nên
xin chuyển sang làm ca ngày, đặc biệt thai nghén ba tháng cuối nhất thiết khơng
để người có thai phải làm việc đêm.
* Về vệ sinh thân thể:
- Năng tắm rửa, thay quần áo hàng ngày. Tắm trong nhà tắm, kín đáo,
tránh gió lùa. Không tắm sông, tắm suối, nhất là không tắm trong ao hồ nước
tù đọng. Mùa lạnh cần tắm nước nóng.
- Hàng ngày vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài bằng cách dùng gáo dội rửa (hoặc
bằng vòi hoa sen) . Khơng xịt nước hay cho ngón tay vào rửa bên trong, hậu
mơn là phần rửa cuối cùng. Có thể rửa bằng xà phịng ít chất ăn da (xà
phịng thơm); khơng được rửa bằng bột giặt.


7

- Trong thời kỳ thai nghén, bộ phận sinh dục thường tiết dịch nhiều hơn lúc
khơng có thai, vì thế vệ sinh tại chỗ càng phải thực hiện thường xuyên, đều
đặn hàng ngày (nên thực hiện 2 lần sáng - tối và sau mỗi lần đại tiện).
- Khi có thai chăm sóc vú bằng cách lau rửa vú hàng ngày với khăn vải mềm.
Xoa bóp, nặn, kéo núm vú đều đặn nếu núm vú thụt vào trong để tạo điều kiện
ni con sau này. Khi xoa bóp vú ở những tháng cuối, nếu thấy bụng co cứng
từng cơn thì dừng lại.
- Tránh tiếp xúc với người ốm, bị sốt bất kỳ do nguyên nhân gì để tránh lây
bệnh truyền nhiễm.

* Về sinh hoạt trong khi có thai:
- Cần có cuộc sống thoải mái, ấm cúng trong gia đình. Tránh lo lắng, căng thẳng
trong sinh hoạt. Điều này đòi hỏi sự thông cảm và quan tâm tạo điều kiện của
các thành viên khác trong gia đình thai phụ.
- Cần ở nơi thống đãng, sạch sẽ, khơng khí trong lành, khơng có khói bếp
nhất là khói thuốc lá, thuốc lào.
- Mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng. Nếu cần
sưởi thì khơng sưởi bằng lị than trong buồng kín. Tốt nhất là sưởi ấm bằng chai
hay túi chườm nóng được bọc trong khăn vải.
- Về quan hệ tình dục: Khơng phải kiêng tuyệt đối nhưng cần hạn chế, có sự
thơng cảm và nhẹ nhàng, với tư thế thích hợp của người chồng. Nếu đã bị sẩy
thai ở lần thai nghén trước thì cần rất hạn chế và nên kiêng hẳn trong ba
tháng đầu và ba tháng cuối.
- Khi có thai nên tránh phải đi xa. Nếu bắt buộc phải đi thì nên chọn phương
tiện nào an tồn, êm, ít xóc nhất.
1.4. Những nội dung cần hướng dẫn thai phụ trong giai đoạn sau của
thai nghén
* Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sinh sắp tới:
- Hướng dẫn thai phụ chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết cho cuộc sinh
như các loại áo quần, khăn, mũ của mẹ, của con. Các khăn lau rửa cho con


8

(khăn nhỏ, vải mềm), khăn và giấy vệ sinh cho mẹ. Các loại thìa, cốc, bát
để dùng cho con; thuốc nhỏ mắt, thuốc sát khuẩn (cồn 70o), bỉm.... Tất cả
các vật dụng trên nên sắp xếp gọn để sau này dùng cho em bé.
- Đến gần ngày dự kiến sinh, thai phụ không nên đi đâu xa. Nên đi khám thai
lần cuối để nhận được lời khuyên của cán bộ y tế và tuân theo chỉ dẫn và sự
lựa chọn nơi sinh do cán bộ khám thai nêu ra. Nên bàn bạc trước với chồng và

người thân trong gia đình, thu xếp công việc sao cho thuận lợi chu đáo lúc đi
đẻ. Cũng cần chuẩn bị sẵn phương tiện đi lại khi cuộc chuyển dạ diễn ra đột
ngột, ngay cả về ban đêm để khỏi lúng túng bị động.
- Hướng dẫn thai phụ các dấu hiệu cần đi khám ngay như: sốt, ra máu, ra
nước ối, nhức đầu, hoa mắt, thai đạp yếu...
- Thai phụ có sẹo mổ ở tử cung cần được đến bệnh viện trước ngày dự kiến
đẻ một tuần đến 10 ngày để tránh tai biến.
- Khi thấy bắt đầu chuyển dạ nên tắm gội bằng nước nóng, thay áo quần sạch
sẽ trước khi đến viện.
* Tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ:
- Cần cho bà mẹ biết những lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ.
- Hướng dẫn bà mẹ đầy đủ về kỹ thuật nuôi con bằng sữa mẹ.
- Hướng dẫn bà mẹ cách giữ gìn nguồn sữa mẹ.
* Hướng dẫn chủ động tránh thai trở lại sớm sau khi sinh lần này:
Vấn đề này sau khi thai phụ sinh con là hợp lý nhưng nếu có điều
kiện làm ngay từ khi đang có thai, trong những tháng cuối cũng khơng phải
thừa.
- Cần nêu tác hại của việc có thai trở lại sớm sau đẻ:
+ Sức khoẻ bà mẹ chưa hồi phục đã phải mang thai tiếp theo.
+ Con đẻ trước và thai nhi trong bụng mẹ lần này đều không được
nuôi dưỡng chăm sóc tốt.
+ Khoảng cách hai lần đẻ dưới 24 tháng có tỷ lệ tử vong trẻ em sẽ
tăng lên.


9

+ Nếu phá thai cũng nguy hiểm hơn vì dễ có tai biến và lâu lại sức,
ảnh hưởng đến chăm sóc ni dưỡng con cịn bé.
- Hướng dẫn cho bà mẹ một số biện pháp tránh thai thích hợp trong thời

gian ngay sau đẻ và đang nuôi con bú:
+ Biện pháp cho bú vô kinh.
+ Bao cao su.
+ Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin.
+ Các loại thuốc tránh thai tiêm hay cấy dưới da.
+ Đặt DCTC từ 6 tuần lễ sau đẻ.
1.5. Chăm sóc sức khỏe sản phụ trước khi sinh
Chăm sóc về chế độ nghỉ ngơi và lao động.
- Khi mang thai cần lao động vừa sức, làm theo khả năng xen kẽ nghỉ ngơi,
không làm vào ban đêm.
- Tránh lao động nặng làm vệ sinh ở môi trường dưới nước, trên cao hoặc lao
động trong môi trường rung chuyển, chấn động nhiều cũng như tránh tiếp
xúc với các yếu tố độc hại (Xăng dầu, hoá chất, thuốc trừ sâu).
- Vào tháng cuối nên nghỉ ngơi để nâng cao sức khoẻ cho mẹ và con,
chuẩn bị cho cuộc đẻ an toàn.
- Đảm bảo thời gian ngủ trong ngày khoảng > 8h và tận dụng thời gian
ngủ trưa.
1.5.1. Chăm sóc chế độ dinh dưỡng
Cần khuyên thai phụ cần ăn đủ chất dinh dưỡng (đạm, chất béo, glucid,
bổ sung thêm chất khoáng, các yếu tố vi lượng) tránh dùng các chất kích thích
như bia, rượu, cafe, thuốc lá, gia vị mạnh… Trung bình mỗi ngày thai phụ
cần khoảng 2800 – 3000 calo, uống nước đầy đủ từ 1,5 – 2 lít.
1.5.2. Vệ sinh thai nghén
- Hằng ngày tắm rửa sạch sẽ. Vệ sinh vú và bộ phận sinh dục. Tránh
bơm rửa âm đạo, khơng ngâm mình dưới nước.


10

- Mặc quần áo thoáng mát về mùa hè, đủ ấm về mùa đơng. Khơng đi

giày dép cao gót.
- Nhà ở phải thống mát, sạch sẽ tránh ẩm, nóng khói.
- Tránh tiếp xúc với người ốm, bệnh lây, lao, cảm cúm.
1.5.3. Khám thai định kỳ
Trong thời gian mang thai nên đi khám tối thiểu 4 lần và đăng ký
thai nghén tại bệnh viện huyện hoặc ở tỉnh.
1.5.4. Tiêm phòng và uốn viên sắt bổ sung
Tiêm phòng uốn ván theo lịch tiêm chủng và uống viên sắt, caxi bổ sung.
1.5.5. Mở các lớp tiền sản cho các bà bẹ mang thai và cho người nhà.
Với mong muốn mang lại những kiến thức bổ ích và dịch vụ chăm sóc
đặc biệt cho các bà mẹ và em bé ngay từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi sinh
nở, Bệnh viện đã mở ra các lớp học tiền sản được tổ chức thường xuyên để mang
lại những thông tin và kỹ năng cần thiết cho các bà mẹ trong suốt quá trình thai
nghén.
Đội ngũ y bác sĩ tận tình hướng dẫn các thai phụ, người nhà thai phụ về
cách nuôi con bằng sữa mẹ, lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ, cách tắm,
phương pháp massage trẻ... Tại lớp học tiền sản, các bà bầu sẽ được trang bị
những các kiến thức, các bài học bổ ích, rất cần thiết khi bước vào giai đoạn làm
mẹ để chuẩn bị tâm lý cũng như kiến thức cơ bản sẵn sàng chào đón con.


11

1.6. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 15.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong, 46% trong
số này (tương đương 7.000) là trẻ sơ sinh. Tính chung cả năm 2016, có khoảng
5,6 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong, trong khi con số này năm 2000 là 9,9 triệu. Mặc
dù số trẻ dưới 5 tuổi tử vong đã giảm rất mạnh, nhưng tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong
lại đang tăng, từ 41% lên 46% trong cùng thời kỳ. Theo Stefan Swartling
Peterson, Trưởng nhóm Y tế và Sức Khỏe của UNICEF: " Kể từ năm 2000 có

khoảng 50 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cứu sống. Kết quả này là do sự nỗ lực của
chính quyền các nước và các tổ chức phát triển nhằm ngăn chặn số trẻ tử vong
trước tuổi trưởng thành trên toàn thế giới". Các nhà khoa học dự đoán rằng, với
chiều hướng như hiện nay, thế giới sẽ có khoảng 60 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong
trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2030, một nửa trong số đó là trẻ sơ sinh.
Những quốc gia nghèo có số lượng trẻ sơ sinh tử vong cao nhất. Hầu hết các
trường hợp trẻ sơ sinh tử vong nằm ở 2 khu vực: Nam Á (39%) và Châu Phi
vùng hạ Sahara (38%). Năm nước chiếm hơn một nửa số trẻ sơ sinh tử vong của
thế giới là Ấn Độ (24%), Pakistan (10%), Nigeria (9%), Cộng hòa Dân chủ
Congo (4%) và Ethiopia (3%). Ở châu Phi vùng hạ Sahara, ước tính cứ 36 trẻ
sinh ra thì có 1 trẻ tử vong ngay trong tháng đầu tiên, trong khi ở các nước có
thu nhập cao, tỉ lệ này là 1/333. Nếu tình trạng này khơng được cải thiện, hơn
60 quốc gia sẽ không đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp
Quốc. Mục tiêu này nhằm chấm dứt số ca tử vong ở trẻ sơ sinh có thể ngăn ngừa
được vào năm 2030 và một nửa số quốc gia này sẽ không đáp ứng được mục
tiêu 12/1.000 trẻ sơ sinh tử vong vào năm 2050. Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
các nguyên nhân lớn gây tử vong sơ sinh gồm: nhiễm trùng sơ sinh (32%), sinh
ngạt và sang chấn sản khoa (29%), non tháng và biến chứng của sinh non cùng
các bất thường bẩm sinh (34%). Có từ 40 đến 60% tử vong sơ sinh có thể phịng
ngừa được bằng những biện pháp rất đơn giản, như: sinh sạch, chăm sóc rốn,
huấn luyện nhân viên y tế, trang thiết bị tối thiểu.


12

Dựa trên Thống kê y tế thế giới của WHO phát hành năm 2017 trên 194
nước/vùng lãnh thổ thành viên thì tại Việt Nam:


Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là 11.4/1000 ca sinh.




Tỷ lệ tử vong của bà mẹ khi sinh là 54/100.000 ca sinh
Hiện nay mỗi năm Việt Nam có khoảng 54 người tử vong trên 100.000 sản

phụ khi mang thai và sau khi sinh do bị bệnh tim mạch, nội tiết, nhiễm trùng,
sản giật..., 41.000 trẻ sinh ra mỗi năm mắc các khuyết tật bẩm sinh trong đó có
các bệnh di truyền. Việt Nam đứng thứ 80 trong số 184 quốc gia về tỷ lệ trẻ sơ
sinh tử vong.
Việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe để chuẩn bị mang thai cho những cặp vợ
chồng đang lên kế hoạch mang thai, cho những bố mẹ đã từng mang thai hoặc
sinh con mắc các dị tật bẩm sinh hoặc những vấn đề liên quan đến các bệnh lý
mạn tính, các bệnh lý sản phụ khoa... là hết sức quan trọng và cần thiết để giảm
thiểu đến mức tối đa các nguy cơ có thể xảy ra trong lần mang thai tiếp theo.
Hầu hết phụ nữ Việt Nam hiện nay đều chỉ quan tâm tới sức khỏe của mình
và em bé sau khi đã mang thai, trong khi việc chuẩn bị mang thai quan trọng
hơn rất nhiều. Tại Việt Nam mỗi năm có trên 1.500.000 phụ nữ mang thai, tuy
nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe sinh
sản trước sinh. Trên thực tế các sản phụ vẫn đang lầm tưởng việc đi siêu âm định
kỳ là khám thai, hay chủ quan không cần đi khám vì thấy thai vẫn đạp bình
thường. Trong suốt q trình mang thai sản phụ khơng được đo huyết áp, khơng
thử nước tiểu … nên đã bỏ sót các dấu hiệu bất thường, các tai biến sản khoa
như cao huyết áp, tiền sản giật…


13

Chương 2
MÔ TẢ THỰC TRẠNG

2.1. TỔNG QUAN BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Vào ngày 19/7/1955, Bệnh viện “C” được thành lập theo Nghị định 615ZYO/NĐ/3A của Bộ Y tế, đây chính là nền móng đầu tiên của Bệnh viện Phụ
sản Trung ương bây giờ. Sau nhiều năm hoạt động, Bệnh viện “C” chính thức
mang tên Bệnh viện Phụ sản Trung ương vào ngày 18/6/2003 theo Quyết
định 2212/QĐ-BYT của Bộ Y tế. [4]
Bệnh viện Phụ sản Trung ương được thành lập từ thời Pháp thuộc và ngày
càng nâng cao trình độ phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 về
sản khoa, phụ khoa. Đây là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín trên tồn miền
Bắc.
Bệnh viện có bề dày lịch sử lâu dài với đội ngũ chuyên gia y tế, bác sỹ giỏi
có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm. Các phòng, khoa… của bệnh viện cũng
được trang bị đầy đủ máy móc y khoa hiện đại từ nước ngoài để phục vụ cho
việc khám chữa bệnh. Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã và đang là địa chỉ khám
chữa bệnh hàng đầu của nước ta về các bệnh lý phụ sản và sinh đẻ.
Bệnh viện có quy mô hơn 1000 giường bệnh, 7 trung tâm, 14 chuyên khoa
lâm sàng và 9 chuyên khoa cận lâm sàng. Với đội ngũ 1.800 cán bộ gồm nhiều
giáo sư, tiến sĩ và bác sĩ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương không chỉ đảm nhiệm
khám chữa các bệnh về sản khoa và phụ khoa mà còn tham gia đào tạo y khoa
và nghiên cứu khoa học. Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện nay là cơ sở đầu
ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh trên cả nước.
Bệnh viện có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo bài bản ở trong nước và
học tập nâng cao tay nghề ở các nước có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức
khỏe sinh sản phát triển.
Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được
đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của Bệnh


14

viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học;

miễn dịch, máy siêu âm hiện đại....
2.1.1. Các đơn vị trong Khoa Khám bệnh
Khoa chia thành các phòng chuyên sâu với chức năng, nhiệm vụ khác nhau,
để đảm bảo cho việc thăm khám cho bệnh nhân được thuận tiện:


Bộ phận Trực cấp cứu.



Phòng Khám thai.



Phòng Khám phụ khoa.



Phịng Khám có BHYT.



Phịng Tư vấn sức khỏe sinh sản – HIV.



Phịng Đo lỗng xương – chạy Monitoring sản khoa- Tiêm vắcxin.




Phòng Vật lý trị liệu.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Trung
ương
Khám bệnh cho tất cả các đối tượng khám cấp cứu và mổ cấp cứu, hội chẩn



và chỉ định kịp thời.


Khám và điều trị ngoại trú các bệnh thuộc Sản khoa, Phụ khoa và Vô sinh.



Thực hiện các thủ thuật cho người bệnh ngoại trú theo quy định của bệnh
viện.



Khám và điều trị cho bệnh nhân tắc tia sữa.



Khám thai.



Khám phụ khoa.




Tư vấn sức khỏe sinh sản – HIV.



Đo loãng xương.



Chạy Monitoring sản khoa.



Tiêm vắcxin.

2.1.3. Quy trình khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
*


Trước khám
Lấy số khám và sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).


15

B1. Lấy số khám và sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn

B2. Xếp hàng chờ lấy phiếu khám


Hình 2.1. Quy trình khám thai


Xếp hàng chờ lấy phiếu khám. Đến lượt đến các bàn kính số 5,6,7,8,9,10

để mua phiếu khám. Bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT (nếu có).
*

Trong khi khám
 Sản phụ đến khám bệnh tại phòng khám đã ghi trên phiếu.
 9 bước khám thai là quy định bắt buộc phải tuân thủ trong việc chăm sóc
người phụ nữ mang thai (Ban hành theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày
29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).[7],[13]

BƯỚC 1: HỎI
Hỏi thông tin cá nhân:
-

Họ và tên.

-

Tuổi.

-

Nghề nghiệp, điều kiện lao động (có tiếp xúc với các yếu tố độc hại).

-


Địa chỉ (chú ý vùng sâu, vùng xa).

-

Dân tộc.

-

Trình độ văn hóa.

-

Tơn giáo.

-

Điều kiện sinh hoạt, kinh tế (chú ý ăn kiêng, thiếu ăn).

-

Hỏi về sức khỏe.


16

Hỏi về tiền sử bệnh: (Nếu có: mắc từ bao giờ, diễn biến thế nào, đã điều trị gì?
kết quả điều trị, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? đang dùng thuốc gì?)
Hỏi về tiền sử gia đình: trong gia đình có ai mắc bệnh gì khơng?
Hỏi về kinh nguyệt: Có kinh lần đầu năm bao nhiêu tuổi, chu kỳ, số ngày, số
lượng, màu sắc. Kinh cuối từ ngày.... đến.....ngày......

Hỏi về tiền sử hơn nhân, hoạt động tình dục và đánh giá nguy cơ lây nhiễm bệnh
lây truyền qua đường tình dục: Lấy chồng năm bao nhiêu tuổi? Hơn nhân lần
thứ mấy? Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, sức khỏe bệnh tật của chồng. Về tình dục
cần khai thác bắt đầu có hoạt động tình dục từ tuổi nào, có bao nhiêu bạn tình,
các vấn đề về tình dục, tiền sử bệnh LTQĐTD, làm việc ở xa nhà…
Hỏi về tiền sử sản khoa: Đã có thai bao nhiêu lần, sử dụng cách ghi theo 4 số
(PARA), hỏi tiền sử những lần mang thai trước.
Hỏi về tiền sử phụ khoa: Có điều trị vơ sinh, điều trị nội tiết, có các bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh sản, bệnh LTQĐTD, các khối u phụ khoa, các phẫu thuật phụ
khoa.
Hỏi về các biện pháp tránh thai đã sử dụng.
Hỏi về lần có thai này: Ngày đầu kinh cuối? Các triệu chứng nghén. Có xuất
hiện các dấu hiệu bất thường: Thai phụ có thể cảm thấy đau bụng, ra máu, dịch
tiết âm đạo tăng nhiều, có mùi hôi, mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu
hiệu thiếu máu). Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị (dấu hiệu tiền sản giật).
Dự tính ngày sinh theo ngày đầu kinh cuối.
BƯỚC 2: KHÁM TOÀN THÂN
Đo chiều cao (lần khám thai đầu).
Cân nặng: ghi kết quả vào phiếu khám (bình thường tăng được khoảng 10kg 15kg).
Đếm mạch và đo huyết áp: cho mọi lần khám thai.
Khám tim phổi: trong lần đầu.
Khám vú: trong lần đầu.


17

Các dấu hiệu bất thường: như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt (thiếu máu), tăng
phản xạ đầu gối (tiền sản giật)…
BƯỚC 3: KHÁM SẢN KHOA
Ba tháng đầu: Nắn trên mu xem đã thấy đáy tử cung chưa. Nhìn: xem có sẹo mổ

cũ trên thành bụng không.
Ba tháng giữa: Đo chiều cao tử cung. Tìm nghe tim thai khi đáy tử cung đã
ngang rốn.
Ba tháng cuối: Đo khung chậu ngoài. Đo chiều cao tử cung, đo vịng bụng. Nắn
ngơi thế đặc biệt từ sau tuần 36 vì lúc này ngơi thai thường đã thuận. Nghe tim
thai (dưới rốn nếu thai đã thuận).

Hình 2.2. Cách đo chiều cao tử cung, đo vịng bụng
Đánh giá độ cao của đầu (trong một tháng trước dự kiến đẻ). Có 4 thao tác nắn
bụng với các ngón tay duỗi tối đa (như hình vẽ) để thai phụ cảm thấy thoải mái.
Khi cần thiết thì thăm âm đạo.


×