Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo ở khoa, các Thầy cô giáo tổ
bộ môn phương pháp dạy sinh - kỹ thuật nông nghiệp trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Trương Đức Bình,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài của em. Lần đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa
học, đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của các Thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Phạm Thị Hồng Hạnh
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
1
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
Lời cam Đoan
Khoá luận tốt nghiêp này được hình thành dưới sự hướng dẫn của Th.S
Trương Đức Bình.
Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Nếu sai tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên:
Phạm Thị Hồng Hạnh
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
2
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
Mục lục
Trang
Phần mở đầu........................................................................................................ 5
1. Lý do trọn đề tài ..................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 7
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
6.ý nghĩa khoa học..... 9
Nội dung .............................................................................................................. 9
1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 9
2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................13
Chương III: Quần xã sinh vật
Bài 56. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã ...........................13
Bài 57. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã ......................................27
Bài 58. Mối quan hệ dinh dưỡng ...............................................................31
Bài 59. Diễn thế sinh thái ..........................................................................42
Chương IV: Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lý tài nguyên
thiên nhiên.
Bài 60. Hệ sinh thái ...................................................................................45
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
3
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
Bài 61. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái .....................................49
Bài 62. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái (tiếp theo)...................51
Bài 63. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái ..............................................53
Bài 64. Sinh quyển ....................................................................................55
Bài 65. Sinh thái học và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ....................64
Kết luận và kiến nghị .......................................................................................67
Tài liệu tham khảo ............................................................................................69
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
4
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Trong tương lai, lợi thế sẽ thuộc về các Quốc gia có lực lượng lao động
được đào tạo ngang tầm quốc tế với những yêu cầu cao của nền công nghiệp hiện
đại. Trong đó, khoa học công nghệ là lực lượng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vì thế đòi hỏi cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học hiểu biết sâu
rộng, năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh chóng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa
học kỹ thuật. Để làm được điều đó đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo nói chung
và trường phổ thông nói riêng phải đổi mới.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo
dục ở các cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng
hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này có liên quan đến nhiều lĩnh vực như đổi
mới chương trình sách giao khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp
dạy và học.
Năm học 2003- 2004, lần đầu tiên tài liệu sách giáo khoa thí điểm dành
cho khối lớp 12 được đưa vào giảng dạy và học tập ở một số trường trung học
phổ thông ở các tỉnh thành trong cả nước. Tài liệu giáo khoa lớp 12 thí điểm gồm
2 bộ sách (bộ sách thứ nhất và bộ sách thứ 2), mỗi bộ sách được biên soạn gồm 2
quyển dành cho 2 ban: Ban khoa học tự nhiên và ban khoa học xã hội và nhân
văn.
Chương trình đưa vào trong những bộ sách giáo khoa thí điểm này có sự
đổi mới về nội dung kiến thức và hình thức trình bày. Trong đó, về nội dung có
sự cắt giảm những kiến thưc thông báo, tăng cường nội dung kiến thức bản chất
và kiến thức ứng dụng.
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
5
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
Do đây là một tài liệu sách giáo khoa mới vừa được đưa vào giảng dạy thí
điểm mà thế hệ sinh viên sắp ra trường chúng tôi có thể xẽ được tiếp cân ngay
nên nó cũng đòi hỏi phải có sự nhận thức và chuẩn bị nhất định. Trước tình hình
thực tế, là một sinh viên sư phạm tôi rất quan tâm đến vấn đề đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học ở trường phổ thông, đặc biệt là sự đổi mới nội dung và
phương pháp thể hiện trong sách giáo khoa thí điểm lớp 12, nên em đã mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: "Phân tích nội dung chương III quần xã sinh vật; chương
IV hệ sinh thái, sinh quyển và hệ sinh thái với quản lý tài nguyên thiên
nhiên. Thí điểm soạn một số giáo án điện tử thuộc chương III và chương IV
phần sinh thái học (Sinh học 12- sách giáo khoa thí điểm- BKHTN - bộ 1) ".
Tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho những giáo viên mới
ra trường đặc biệt là các bạn sinh viên năm cuối làm tài liệu tham khảo nâng cao
tay nghề trong trường Đại học và sau khi rời trường bước vào nghề.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích làm rõ nội dung từng bài trong chương III và chương IV phần
sinh thái học: Những kiến thức trọng tâm, những vấn đề cần làm sáng tỏ, trình tự
nội dung sao cho hợp lý, logic.
- Soạn một số giáo án điện tử thể hiện phương pháp giảng dạy tích cực
nhằm gợi mở ở học sinh lối tư duy lôgic, sáng tạo, chủ động khám phá kiến thức
mới và ứng dụng kiến thức vào đời sống sản xuất.
3. nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phân tích nội dung sách giáo khoa, tham khảo tài liệu để làm sáng tỏ và
đầy đủ bố cục và nội dung của mỗi bài, hoàn thành tốt bước chuẩn bị cho mỗi bài
soạn, bài giảng.
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
6
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
- Trên cơ sở đã xác định đầy đủ, rõ ràng nội dung kiến thức, tham khảo
các tài liệu về giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, xây dựng một
số giáo án điện tử.
4. đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu phân tích nội dung chương III quần xã sinh vật; chương IV hệ
sinh thái, sinh quyển và hệ sinh thái với quản lý tài nguyên thiên nhiên (sinh học
12- sách giáo khoa thí điểm - BKHTN - bộ).
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở tham khảo phân tích, tổng hợp các tài liệu:
- Sách giáo khoa sinh học lớp 12 (Ban KHTN- bộ 1).
- Sách tham khảo về sinh thái học.
- Luận dạy học sinh học.
- Các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
5.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Dự giờ trao đổi với giáo viên phổ thông về phương pháp giảng dạy bằng
giáo án điện tử
5.3 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến, nhận xét, đánh giá của giáo viên về nội dung đề tài nghiên cứu
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
7
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
6. ý nghĩa của đề tài
6.1 ý nghĩa lý luận
Làm sáng tỏ cơ sở lí luận trong phương pháp dạy học
6.2 ý nghĩa thực tiễn
Làm tái liệu tham khảo
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
8
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
Nội dung
1. cơ sở lý luận.
1.1 Sách giáo khoa thí điểm
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật lượng thông tin
ngày càng nhiều và hiện đại, nhưng nội dung đươc in trong sách giáo khoa sau
một thời gian sẽ trở thành lạc hậu. Do vậy cứ sau 10 năm, sách giáo khoa lại phải
biên soạn lại một lần theo hướng cập nhật những thông tin hiện đại. Bên cạnh đó,
do mâu thuẫn giữa một bên là thông tin kiến thức ngày một nhiều với một bên là
thời gian học tập có hạn của hoc sinh, sách giáo khoa liên tục có sự điều chỉnh
cho hợp lý: Tăng cường những kiến thức bản chất, kiến thức ứng dụng, giảm tải
những kiến thức thông báo.
Mặt khác, khi đưa những kiến thức hiên đại vào giảng dạy sẽ thu hút được
học sinh, tăng cường nhu cầu tự học và tính tích cực học tập của hoc sinh trong
việc nắm bắt những cái mới để giải đáp những thắc mắc về cuôc sống hiện đại
xung quanh các em.
Hiện nay bộ giáo dục dự định đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông
hai bộ sách giáo khoa thí điểm dành cho hai ban KHTN và ban KHXH&NV. Nội
dung kiến thức phong phú, đề cao tính ứng dụng của khoa học vào thục tiễn sản
xuất và đời sống; đặc biệt những kiến thức đưa vào tương đối hiện đại, cập nhật
được những thông tin khoa học mới mẻ, phù hơp với nhu cầu hiểu biết thực tiễn
của học sinh.
Đội ngũ giáo viên cần sớm tiếp cận với sách giáo khoa mới, có sự chuẩn bị
chu đáo về mặt nội dung, đặc biệt là nội dung kiến thức hiện đại - kể cả những
thông tin kiến thức còn mang tính thời sự.
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
9
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
1.2 Phương tiện dạy học và giáo án điện tử
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu trong triển khai chương trình
SGK nói chung và đặc biệt là triển khai phương pháp dạy và học hướng vào hoạt
động tích cực chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện dạy học
phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoạt
động nhóm
Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại phải nhằm vào đổi mới
cách tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh chứ không
đơn thuần là việc thay đổi các hình thức dạy học.
Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong nhà
trường với tư cách là phương tiện dạy học cùng nhiều loại phần mềm được thiết
kế dưới các quan điểm khác nhau. Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất
đa dạng và phong phú. Tuy nhiên bài giảng điện tử là một hình thức sử dụng phổ
biến hiện nay. Bài giảng điện tử có thể được viết dưới bất kì ngôn ngữ lập trình
nào tuỳ vào trình độ công nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần
mềm trình diễn có sẵn như Front page, Publisher, Power point. Trong đó thiết kế
bài giảng điện tử trên Microsoft power point là đơn giản nhất
1.2.1 Phần mềm power point
Power point là chương trình ứng dụng trong bộ sản phẩm nổi tiếng của
Microsoft mang tên Microsoft office. Power point với các công cụ tinh sảo, biểu
mẫu, biểu đồ có sẵn và tự thiết kế cũng như một loạt các chức năng tự động hoá
các quá trình này dùng để tạo các áp phích, tờ rơi, quảng cáo các biểu mẫu đồ
trang trí đẹp mắt và các phim dương bản được kết nối tạo nên các trình phim biểu
diễn các cơ chế, các quá trình được ứng dụng rất nhiều trong việc thiết kế các
bài giảng, các thuyết minh khoa học, các báo cáo rất sinh động. Nhờ đó, Power
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
10
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
point thực sự mang lại hiệu quả cho những ứng dụng nhằm tổ chức các hoạt động
dạy học theo hướng tích cực
1.2.2 Khái niệm bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một hình thức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch
hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do người dạy điều khiển thông qua
môi trường multimedia do máy tính tạo ra. Cần lưu ý bài giảng điện tử không
phải đơn thuần là các kiến thức mà người học ghi vào vở mà đó là toàn bộ hoạt
động dạy và học tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và
tiếp thu kiến thức của người học. Bài giảng điện tử càng không phải là một công
cụ để thay thế bảng đen phấn trắng mà nó phải đóng vai trò định hướng trong
tất cả các hoạt động trên lớp.
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
của người dạy trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia
hoá một cánh chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc
của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được
thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử
chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử
hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể
để có được bài giảng điện tử.
1.2.3 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Xác định mục tiêu bài học
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
11
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
- Xây dựng thư viện tư liệu
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình
dạy học thông qua hoạt động cụ thể
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
1.2.4 Các bước thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint
- Khởi động chương trình Powerpoint, định dạng và tạo File mới
- Nhập nội dung văn bản, đồ họa cho từng slide
- Chọn dạng màu nền phần trình diễn
- Chèn hình ảnh, đồ hoạ âm thanh, video clip vào slide
- Sử dụng các hiệu ứng trong Powerpoint để hoàn thiện nội dung và hình
thức của một bài giảng
- Thực hiện liên kết giữa các slide, các file, chương trình
- Chạy thử chương trình và sửa chữa
- Đóng gói tập tin
- Giải nén tâp tin
1.2.5 Ưu nhược điểm của giáo án điện tử
Sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng trên máy tính thật sự
đơn giản và tiện ích, không tốn kém nhưng khả năng phát huy tính tích cực của
học sinh lại đạt hiệu quả cao. Các hình thức sử dụng hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ
trong giảng dạy linh hoạt, phong phú cho phép giáo viên dẫn dắt học sinh đi từ
các chi tiết cụ thể đến khái quát và ngược lại. Hơn thế nữa kiến thức quan trọng
cần nhấn mạnh và phải dành nhiều thời gian hơn thì khi thiết kế, ta có thể hoàn
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
12
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
toàn chủ đông điều chỉnh bằng cách đặt chế độ tự động về thời gian, hay điều
khiển các slide bằng bàn phím hoặc con chuột. Nếu trường nào chưa có điều kiện
trang bị máy tính, có thể ghi ra đĩa CD để sử dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức học sinh chỉ nghe và xem mà không ghi
được bài và nếu không mở rộng hoặc khắc sâu bằng lời nói thì học sinh sẽ không
hiểu được bài
2. nội dung nghiên cứu
Chương 3: Quần xã sinh vật
Bài 56: Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của
quần xã
1. Phân tích nôi dung.
1.1 Cấu trúc của bài
Đối với bài này, qua bài giảng của mình giáo viên cần làm sáng tỏ ở học
sinh những vấn đề cơ bản sau đây:
Mục I: Khái niệm
Mục II: Các đăc trưng cơ bản của quần xã
1.Tính đa dạng về loài của quần xã.
a. Khái niệm mức đa dạng về loài của quần xã.
b. Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mức đa dạng.
2. Đặc trưng về số lượng của các nhóm loài.
a. Các nhóm loài của quần xã.
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
13
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
b. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò số lượng của các loài trong quần xã.
3. Đặc trưng về chức năng của các nhóm loài.
a. Sinh vât tự dưỡng.
b. Sinh vật dị dưỡng.
4. Sự phân bố của các loài trong không gian.
a. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
b. Phân bố theo chiều ngang.
1.2 Phân tích nội dung
Khái niệm quần xã sinh vật là một khái niệm quan trọng, có nắm vững
khái niệm này học sinh mới có thể xác định được đặc điểm cấu trúc để phân biệt
các quần xã với nhau, phân biệt quần xã với quần thể.
Trước hết, cần xác định dấu hiệu bản chất cấu trúc nên quần xã sinh vật,
đó là tập hợp các quần thể của các loài. bởi vì các quần thể sinh vật là đơn vị cấu
tạo nên loài, mỗi loài có ít nhất một quần thể. Ví dụ từ một loài sâu ban đầu sau
đó đã phân li thành nhóm đa thực và nhóm đơn thực. Trong nhóm đơn thực lại
phân li thành nhóm ăn lá non, nhóm ăn lá bánh tẻ, nhóm ăn lá già, v.v. Mỗi nhóm
lại củng cố theo cách riêng tạo nên các quần thể khác nhau. Vi vậy, quần xã sinh
vật không phải là tập hợp các quần thể sâu như đã nói mà phải là tập hợp các
quần thể sinh vật của các loài. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt quần thể
sinh vật với quần xã sinh vật.
Từ dấu hiệu này khi xét các quần thể sinh vật trong sinh cảnh hay nơi ở
của chúng sẽ xuất hiện các đặc trưng của quần xã sinh vật. Qua quá trình hình
thành và phát triển lịch sử của quần xã sinh vật, nhờ chọn loc tự nhiên mà các
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
14
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
quần thể sinh vật hình thành các mối quan hệ sinh thái gắn bó với nhau. Đến bài
sau, học sinh dễ dàng hiêủ được các loài trong quần xã sinh vật là những tác nhân
vận chuyển và là những bộ máy trao đổi vật chất và năng lượng từ năng lượng
ánh sáng mặt trời qua các bậc dinh dưỡng thông qua các chuỗi thức ăn và lưới
thức ăn. Qua đó, học sinh xác định được các mối quan hệ sinh thái giữa các quần
thể sinh hoạt trong quần xã không thể có (hoặc không thể có ngay) ở tập hợp
ngẫu nhiên các quần thể sinh vật. Sự phân biệt này giúp cho việc hiểu đầy đủ và
chính xác khái niệm quần xã sinh vật, gợi ý và định hướng cho việc bố trí thiết kế
các mô hình sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững như VAC, các mô hình
kinh tế sinh thái nông- lâm- ngư nghiệp kết hợp; cũng qua đó mà học sinh thấy rõ
tầm quan trọng của việc bảo vệ các quần thể sinh vật, bảo vệ tính đa dạng sinh
học của quần xã sinh vật, kể cả các quần thể sinh vật gây hại cho sản xuất nông
nghiệp cũng không nên tiêu diệt hết vì đó là đơn vị cấu trúc và chức năng sinh
học của quần xã sinh vật.
Khi định nghĩa quần xã sinh vật cần chú ý những dấu hiệu đặc trưng phân
biệt giữa quần xã này với quần xã khác dựa vào tên gọi của một hay nhiều loài
đặc trưng, khu vực phân bố, độ đa dạng, nhóm loài ưu thế, kiểu phân bố. Vì quần
xã sinh vật gồm nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài nên độ đa dạng và loài
ưu thế là đặc điểm dễ thấy, còn kiểu phân bố là đặc điểm thích nghi đa dạng của
các loài trong quần xã sinh vật tận dụng hợp lý các điều kiện môi trường. Mặt
khác, mỗi quần xã đều tồn tại và phát triển trong một điều kiện ngoại cảnh tương
thích nhất định đó là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các
quần thể sinh vật trong quần xã sinh vật thông qua quá trình trọn lọc và đào thải
những loài kém thích nghi với điều kiện sinh cảnh mới. Sinh cảnh là một phần
của ngoại cảnh, ở đó các yếu tố sinh thái tương đối đồng nhất. Nơi sống của quần
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
15
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
xã sinh vật là sinh cảnh, bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học (Nhiệt độ, ánh sáng,
đỗ ẩm,..), các chất vô cơ (Đất, nước).
2. Một kiểu thiết kế bài soạn Giáo án điện tử
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức.
Học xong bài này học sinh phải:
- Phát biểu được khái niệm quần xã, hiểu được bản chất khái niệm từ đó
xác định được các yếu tố cấu trúc nên quần xã. Phân biệt được quần xã và tập
hợp ngẫu nhiên các quần thể sinh vật.
- Nêu được thành phần cấu trúc của quần xã sinh vật theo vai trò của các
nhóm loài và theo hoạt động chức năng của chúng.
- Nêu được sự phân bố của các loài trong quần xã sinh vật, giải thích được
tại sao quần xã ở vĩ độ cao lại có mức đa dạng về loài cao hơn quần xã phân bố ở
vĩ độ thấp.
2. Về kỹ năng.
Rèn ở học sinh, kỹ năng phân tích khái niệm và giải thích các đặc điểm
của quần xã trong tự nhiên.
3. Về giáo dục.
Giáo dục quan điểm duy vật biện chứng cho học sinh thông qua việc làm
sáng tỏ bản chất khái niệm quần xã sinh vật và các đặc trưng cơ bản của quần xã.
Vận dụng lý thuyết về quần xã sinh vật vào thực tế sản xuất.
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
16
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
II. Phương tiện và pháp giảng giảng dạy:
1. Phương tiện
- Tranh về các quần xã sinh vật.
- Sơ đồ cấu trúc một quần xã sinh vật.
- Tranh về sơ đồ cấu trúc phân tầng thẳng đứng của quần xã sinh vật ở
rừng mưa nhiệt đới.
2. Phương pháp
- Trực quan
- Vấn đáp
- Diễn giải
III. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức
- ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
Slide 1 2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm biến động số lượng cá thể của quần thể? có mấy dạng
biến động số lượng của quần thể? Nguyên nhân của các dạng biến động đó?.
Đáp án:
- Biến động số lượng là sự thay đổi số lượng của quần thể xung quanh một
giá trị cân bằng
- Có 2 dạng biến động số lượng:
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
17
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
+ Biến động không theo chu kì: Xảy ra do các nhân tố ngẫu nhiên, chẳng
hạn, bão, lụt, cháy, ô nhiễm do con người gây ra
+ Biến động theo chu kì: Xảy ra do các yếu tố hoạt động có chu kì như chu
kì ngày đêm, chu kì mùa hay chu kì thuỷ triều
3. Đặt vấn đề: (GV nói)
ở chương trước chúng ta đã biết thế nào là quần thể và các đặc trưng cơ
bản của nó. Sang chương III chúng ta xẽ được học về một cấp độ tổ chức cao hơn
của sinh thái học đó là cấp độ quần xã. Chương III: Quần xã sinh vật.
Vậy quần xã là gì? Nó có các đặc trưng cơ bản nào ? Để trả lời được câu
hỏi này chúng ta đi nghiên cứu bài 56 khái niệm và các đặc trưng cơ bản của
quần xã.
4. Nội dung bài mới
Slide 2 Chương 3: Quần xã sinh vật
Bài 56: Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của
quần xã
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Slide 3 GV: Em hãy cho biết trong một
cánh rừng gồm có những quần thể nào ?
I. Khái niệm
HS trả lời:..
1. ví dụ:
Cánh rừng:
- Gỗ lim
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
18
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
- Gỗ trò
- Gỗ nghiến
Slide 4 Trong một vùng biển có các - Các con hươu
quần thể nào ?
- Các con nai
HS trả lời:..........................
Vùng biển
- Quần thể dong
- Quần thể hải quỳ
- Quần thể tôm
- Quần thể cua
Slide 5 GV: các quần thể trong một - Quần thể cá
cánh rừng hay trong một ao cá là cùng
- Quần thể chim hải âu
loài hay khác loài? chúng có mối quan
hệ với nhau không?
HS trả lời:.........................................
2.Nhận xét:
- Gồm các quần thể của các loà
- Có mối quan hệ với nhau về dinh
dưỡng chỗ ở
Slide 6 GV: Một cánh rừng hay một ao
cá chính là một quần xã.Vậy em hãy
- Cùng chung sống trong một môi
trường
cho biết quần xã là gì?
HS trả lời:..........................................
a. Khái niệm.
GV: Cung cấp cho học sinh khái niệm Quần xã là môt tập hợp quần thể của
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
19
Luận văn tốt nghiệp
(Ghi bảng)
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
các loài sống trong một vùng xác định
(gọi là sinh cảnh), ở đó chúng có quan
hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường
để tồn tại và phát triển ổn định theo
Slide 7 GV: Em hãy nêu thêm một số ví thời gian.
dụ khác về quần xã?
HS trả lời:..
GV: Trình bày và ghi bảng
Trong tự nhiên các quần xã sinh vật
được gọi theo nhiều cách:
Gọi theo địa điểm phân bố như qxsv
bãi chiều, qxsv núi đá vôi
Gọi theo dạng sống của quân xã như
qxsv nổi, qxsv tự bơi
Gọi tên theo chủng loại phát sinh như
qxsv ven hồ, qxđv sa mạc
Gọi tên theo loài hay nhóm loài sinh
vật ưu thế mhư qxsv đồng cỏ, quần xã
GV: Vậy quần xã có những đặc trưng cây bụi...
cơ bản nào? (GV nói)
II.các đặc trưng cơ bản
của quần xã.
1.Tính đa dạng về loài của quần xã
Slide 8 Quần xã rừng mưa nhiệt đới và
sa mạc
Slide 9 GV: các quần xã khác nhau thì
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
20
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
số lượng loài trong quần xã có giống
nhau không? Quần xã sinh vật ở rừng
mưa nhiệt đới và quần xã ở sa mạc thì
quần xã nào có số lượng loài nhiều hơn
? vì sao?
HS trả lời:.....................................
Slide 10 GV: Quần xã sinh vật ở rừng
mưa nhiệt đới có mức đa dạng hơn quần
xã sinh vật ở sa mạc.Vậy mức đa dạng
của quần xã là gì?
HS trả lời:.
a. Khái niệm mức đa dạng.
GV: Tổng kết cho HS ghi
Mức đa dạng là mức độ phong phú về
Slide 11 GV: Mức đa dạng của quần xã
thành phần loài trong quần xã
phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái
nào?
HS trả lời:.....................................
b. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng
GV: Tổng kết cho HS ghi
đến mức đa dạng
- Cạnh tranh giữa các loài
- Mối quan hệ con mồi và vật ăn thịt
- Mức độ thay đổi của các nhân tố môi
Slide 12 GV: Trong quần xã mỗi nhóm trường vô sinh
loài có một vai trò nhất định. Dựa vào 2. Đặc trưng về số lượng của các
vai trò của chúng người ta chia quần xã nhóm loài.
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
21
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
ra làm mấy nhóm loài? Vai trò của mỗi
nhóm loài?
HS trả lời:.....................
GV: Tổng kết cho HS ghi
Quần xã gồm 3 nhóm loài:
- Nhóm loài ưu thế: có tần xuất, xuất
hiện và độ phong phú cao, sinh khối
lớn quyết định chiều hướng phát triển
của quần xã.
- Nhóm loài thứ yếu: Đóng vai trò thay
thế nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy
vong vì một nguyên nhân nào đấy.
- Nhóm loài ngẫu nhiên: có tần suất
hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng
sự co mặt của chúng lại tăng mức đa
Slide 13 GV: Trình bày tiêu chuẩn dánh
dạng cho quần xã.
giá vai trò số lượng của các loài trong Để đánh giá vai trò số lượng của các
quần xã
loài trong quần xã, các nhà sinh thái
học đưa ra một số khái niệm sau:
- Tần suất xuất hiện( hay độ thường
gặp) là tỉ số(%) của một loài gặp trong
các điểm khảo sát so với tổng số các
điểm được khảo sát.
VD: Trong 80 điểm khảo sát, cỏ lồng
vực có mặt ở 60 điểm. Vậy tần suất
xuất hiện là 60\80 hay 75%.
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
22
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
- Độ phong phúcủa loài ( hay mức giàu
có): là tỉ số (%) về số cá thể của một
loài nào Đó so với số cá thế của tất cả
các loài trong quần xã.
ni
D = ----- x 100
N
D: Độ phong phú của loài trong quần
xã (%)
ni: số cá thể của loài trong quần xã.
N: số cá thế của tất cả các loài trong
quần xã.
Độ phong phú còn được đánh giá bằng
các chỉ số định tính khác: Hiếm hay ít
gặp (+), hay gặp (++), gặp nhiều
Slide 14 GV: Các em hãy suy nghĩ trả (+++), gặp rất nhiều (++++).
lời câu hỏi ở phần lệnh trang 128 SGK
Hãy cho biết, những nhóm sinh vật sau:
Các loài thực vật ven hồ, các loài động
vật trong ao và những loài sinh vật sống
trên núi đá vôi có phải là những quần
xã sinh vật hay không? Chúng có những
điểm gì khác nhau?
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
23
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
HS trả lời:....
Slide 15 GV: Theo hoạt động chức 3. Đặc trưng về chức năng của các
năng thì quần xã được chia làm mấy nhóm loài.
nhóm? Chức năng của mỗi nhóm?
HS trả lời:......................................
GV: Cho ghi
Theo hoạt động chức năng quần xã
gồm có 2 nhóm:
- Sinh vật tự dưỡng: cây xanh và một
số vsv có khả năng tiếp nhận năng
lượng mặt trời, tổng hợp chất hữu cơ từ
chất vô cơ thông qua quá trình quang
hợp để nuôi chính mình và các loài
sinh vật khác là sinh vật dị dưỡng.
- Sinh vật dị dưỡng: động vật và phần
lớn vsv là sinh vật dị dưỡng sông nhờ
vào nguồn thức ăn có sẵn, trong đó,
động vật thường được gọi là sinh vật
tiêu thụ, còn vsv là những sinh vật
phân huỷ. Động vật lại gồm nhóm ăn
thực vật, nhóm ăn mùn bã hữu cơ,
nhóm ăn thịt và nhóm ăn tạp (ăn cả
thực vật và động vật)
Tất cả các nhóm sv hoạt động theo
chức năng của mình, tương tác với
nhau và với môi trường để hình thành
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
24
Luận văn tốt nghiệp
Phạm Thị Hồng Hạnh- k29c
một đơn vị thống nhất có cấu truc chặt
chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân
hoá và tiến hoá.
Slide 16 GV: Em hãy nghiên cứu SGK
và cho biết có mấy kiểu phân bố các
loài trong không gian? Do nguyên nhân
4. Sự phân bố của các loài trong
không gian.
nào mà các loài lại phân bố như vậy?
HS trả lời:..................................
Do nhu cầu sống khác nhau, các loài
thường phân bố khác nhau trong không
gian, tạo nên kiểu phân tầng hoặc
những khu vực tập trung theo mặt
phẳng ngang.
Slide 17 GV: Quần xã thực vật rừng a. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
mưa nhiệt đới có mấy tầng? là nhưng
tầng nào?
HS trả lời:...................................
Quần xã thực vật rừng mưa nhiệt đới
GV: Cho ghi
có 4 tầng:
- Tầng thảm xanh
- Tầng dưới tán rừng
- Tâng tán rừng
- Tầng vượt tán
Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự
phân tầng của các loài động vật sống
trong đó như côn trùng và nhiều loài
Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp
25