Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên tại trƣờng mầm non kinderworld, phƣờng an bình, quận ninh kiều, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.16 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG MẦM NON

NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TẠI TRƢỜNG MẦM NON KINDERWORLD, PHƢỜNG AN BÌNH,
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Họ và tên học viên: ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG
Đơn vị cơng tác: Trƣờng Mầm Non KinderWorld, phƣờng An Bình,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Ninh Kiều, tháng 11 năm 2020

-1download by :


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................3
1.1. Lý do pháp lý .....................................................................................................3
1.2. Lý do lý luận ......................................................................................................4
1.3. Lý do thực tiễn...................................................................................................6
2. Phân tích tình hình thực tế về vấn đề làm việc nhóm tại trƣờng Mầm Non
KinderWorld, phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ..................7
2.1. Giới thiệu khái quát về trường Mầm Non KinderWorld, phường An Bình,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .....................................................................7
2.2. Thực trạng về vấn đề làm việc nhóm tại Trường mầm non KinderWorld .....8
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về vấn đề làm việc nhóm


ở trường Mầm Non KinderWorld ...........................................................................9
2.3.1. Những điểm mạnh .......................................................................................... 9
2.3.2. Những điểm yếu ........................................................................................... 10
2.3.3. Những cơ hội ............................................................................................... 10
2.3.4. Những thách thức ........................................................................................ 10
2.4. Kinh nghiệm thực tế đối với vấn đề làm việc nhóm và bài học kinh nghiệm
.................................................................................................................................11
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được ......................................................................11
2.4.2. Những vấn đề còn tồn động .........................................................................12
3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên
trƣờng Mầm Non KinderWorld, phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều từ tháng 11
năm 2020 đến tháng 05 năm 2021 ..............................................................................14
4. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 18
4.1. Kết luận ...........................................................................................................18
4.2. Kiến nghị .........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 20

-2download by :


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do pháp lý
Trong thời đại hội nhập hiện nay thì kỹ năng làm việc nhóm là khơng thể thiếu
trong mọi loại hình tổ chức. Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết đối với bất kỳ tập
thể, cá nhân nào, và trong trường mầm non cũng vậy. Một nhà trường có thể phát triển
vững mạnh, khi tất cả giáo viên có cùng chí hướng, cùng mục tiêu chung, cùng chia sẽ
công việc với nhau, cùng chung tay góp sức phát triển trường mầm non của mình thêm
nhiều thành cơng và lớn mạnh, như câu ca dao tục ngữ: “Dân ta nhớ một chữ đồng:
đồng tình, đồng sức, đồng lịng, đồng minh”. Là một người quản lý là Hiệu trưởng
trường mầm non. Tôi rất mong muốn cho đội ngũ giáo viên của mình có kỹ năng làm

việc nhóm tốt, để mỗi cá nhân có thể thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực
với các thành viên khác, để hồn thành nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục, ni dạy trẻ.
Theo Thơng tư Số 04/VBHN-BGĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo ban hành Điều lệ Trường Mầm Non.
Căn cứ Điều 14 của Điều lệ trường Mầm Non nêu nhiệm vụ của Tổ chuyên
môn:
Điều 14. Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và
cấp dưỡng. Tổ chuyên mơn có tổ trưởng và tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm
thực hiện chương trình, kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động
giáo dục khác;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ
dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà
trường, nhà trẻ;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
3. Tổ chun mơn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Căn cứ Điều 16, Mục số 4 của Điều lệ trường Mầm Non nêu nhiệm vụ và
quyền hạn của Hiệu trưởng:
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng
trường và các cấp có thẩm quyền;

-3download by :



b) Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng
trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên
chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường,
nhà trẻ;
đ) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả
đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định;
e) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia
các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính
sách ưu đãi theo quy định;
f) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị
- xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ;
g) Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trị của nhà trường đối với cộng
đồng.
Căn cứ Điều 17, Mục số 4 của Điều lệ trường Mầm Non nêu nhiệm vụ và
quyền hạn của Phó Hiệu trưởng:
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng, trong đó có:
Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;
Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền;
Theo những điều trên cho thấy nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường
Mầm Non trong việc xây dựng và lập kế hoạch giáo dục năm học, và các quản lý khác
thì khơng thể tốt nếu khơng có sự góp sức của tồn bộ đội ngũ giáo viên trong nhà
trường, nên việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của tất cả các giáo viên là rất cần

thiết.
1.2. Lý do lý luận
Khái niệm về nhóm
Theo từ điển Tiếng việt, nhóm là tập hợp những cá thể lại với nhau theo những
nguyên tác nhất định.
Một cách hiểu khái quát nhất, nhóm là tập hợp các thành viên có số lượng từ 2
người trở lên, có giao tiếp trực diện, có kỹ năng bổ sung cho nhau, có sự chia sẽ mối
quan tâm hoặc mục đích chung.

-4download by :


Phân cơng và tổ chức cơng việc trong nhóm:
Hiệu trưởng đảm bảo tính tập trung dân chủ trong nhóm, mỗi thành viên trong
nhóm sẽ tham gia sẽ tham gia đóng góp ý kiến kiến để mọi người cùng làm việc chung
với nhau để hồn thành cơng việc được giao.
Hiệu trưởng cần nắm rõ khả năng, năng lực của từng giáo viên để giao nhiệm
vụ công việc đúng người.
Hiệu trưởng xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ công việc của từng giáo viên khi
nhận phần việc của mình, buộc phải có sự tương tác công việc với các giáo viên khác
trong nhóm.
Hiệu trưởng phân cơng cơng việc cho mỗi giáo viên nên quan tâm đến sự phối
hợp trong công việc của các giáo viên, khơng nên để cịn một số giáo viên hoạt động
riêng lẽ.
Hiệu trưởng cần khuyến khích tất cả giáo viên phát huy tính sáng tạo, khả năng
tự giải quyết vấn đề, cho giáo viên xác định được quyền hạn và nhiệm vụ công việc
được giao.
Khi tổ chức làm việc nhóm mọi người nên tạo bầu khơng khí tích cực, vui vẻ,
khi tham gia đóng góp ý kiến mọi người nên tôn trọng ý kiến lẫn nhau, biết lắng nghe,
cùng xây dựng đóng góp ý kiến đi đến mục tiêu chung của nhóm.

Những người trong nhóm biết chia sẽ trách nhiệm, hỗ trợ tương tác với nhau
thật tốt. Không nên đi xa quá vấn đề, khi cảm thấy nhóm bắt đầu hoạt động theo chiều
hướng tiêu cực, có khả năng dẫn đến tranh luận, mâu thuẫn thì người trưởng nhóm
phải biết cách chuyển vấn đề trở về đúng hướng, đưa nhóm trở về trạng thái tích cực
để mọi người tiếp hồn thành tốt cơng việc được giao.
Kỹ năng làm việc nhóm:
Khi hoạt động trong nhóm thì tất cả các thành viên phải biết tự quản lý và kiểm
sốt cơng việc theo đúng mục tiêu đề ra. Đối với những cơng việc phải có quyết định
rõ rang, xác định được vai trị nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
Với tính chất tầm quan trọng của cơng việc, mà nên xác định được cần bao
nhiêu người trong nhóm, và để nhóm làm việc trơi trải, thuận lợi diễn ra đúng kế
hoạch, vì vậy nên phân cơng nhiệm vụ vai trị cho từng cá nhân theo đúng lĩnh vực,
khả năng của cá nhân đó, để cá nhân đó có thể phát huy tối đa khả năng làm việc của
mình một cách tự tin nhất.
Trước khi nhóm bắt đầu làm việc giải quyết vấn đề thì cần phải chuẩn bị cuộc
họp cả nhóm để lên kế hoạch cho nhóm: xác định thời gian bắt đầu, mục tiêu vấn đề,
những công việc cần làm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, xác
định thời gian hồn thành cho phù hợp với mức độ từng công việc.

-5download by :


Sau đó đi đến thống nhất ý kiến chung thu thập những giải pháp tốt nhất để giải
quyết công việc được giao. Kế hoạch này phải được tất cả các thành viên trong nhóm
cùng đưa ra ý kiến và cùng thống nhất, để khi xảy ra những vấn đề không mong muốn
thì sẽ khơng đùng đẩy trách nhiệm cho ai, mà cả nhóm phải cùng nhau hội ý tìm
hướng giải quyết, điều chỉnh cho hợp lý.
Trong quá trình diễn ra làm việc nhóm mọi người nên tạo bầu khơng khí thoải
mái tích cực, khuyến khích mọi người mạnh dạng tự tin đề xuất ý kiến riêng của mình
trên tinh thần cùng chia sẽ hịa đồng với nhau.

Làm việc nhóm sẽ tăng cường mối quan hệ giao tiếp với nhau nên mọi ý kiến sẽ
được tất cả nhóm củng lắng nghe. Vì vậy mọi ý kiến đưa ra phải có sức thuyết phục có
luận điểm, luận cứ, đáng tin cậy để thuyết phục các thành viên trong nhóm đồng ý ý
kiến mình đưa ra. Mặc khác đơi khi cũng có những ý kiến trái chiều xuất hiện trong
nhóm có thể xảy ra những mâu thuẫn xung đột, lúc này các thành viên trong nhóm nên
bình tỉnh xem xét vấn đề mâu thuẩn là gì? Tìm nguyên nhân dẫn đến mâu thuẩn xung
đột từ đó đưa ra hướng giải quyết. Lúc này điều quan trọng nhất là Trưởng nhóm và
các thành viên trong nhóm cần có kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ cảm xúc của
mình.
Làm việc nhóm đáp ứng được nhu cầu tính chất cơng việc đề ra đạt được kết
quả tốt nhất, được mọi người đồng thuận nhất. Đồng thời trong q trình làm việc
nhóm cũng giúp cho tất cả các thành viên, cũng như tất cả các giáo viên trong trường
có cơ hội tiếp xúc, giao tiếp, chia sẽ với nhau. Mỗi giáo viên lại có cơ hội được bọc lộ
khả năng, năng lực của mình và được sự nhìn nhận của mọi người, qua đó mọi người
cũng hiểu them về tính cách, thái độ trong cơng việc của mỗi giáo viên, từ đó tất cả
giáo viên sẽ tự biết điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình cho phù hợp với tập thể.
1.3. Lý do thực tiễn
Trong xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại như ngày nay thì kỹ năng làm việc
nhóm là rất cần thiết, nó giúp ta thành cơng hơn trong cơng tác lãnh đạo. Khi học lớp
Cán bộ quản lý tôi thấy muốn trở thành một Hiệu trưởng thành công đưa trường mình
và tất cả đội ngũ giáo viên ngày một phát triển thì cần rất nhiều yếu tố và yếu tố khơng
thể thiếu là nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trong trường, để
mọi người cùng hợp tác chia sẽ cơng việc cùng nhau góp sức hướng đến mục tiêu
chung, cùng nhau chung tay góp sức tạo nên những kết quả cao trong công việc. Tuy
nhiên, cũng có những vấn đề khơng mong muốn xảy ra trong khi làm việc nhóm, có
thể dẫn đến mâu thuẫn xung đột làm chia rẽ đồn kết. Vì vậy, muốn khắc phục và
tránh những điều này xảy ra, tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về đề tài này:
“Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trường Mầm Non
KinderWorld, phường An bình, quân Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Đây là đề tài


-6download by :


mà tôi rất quan tâm, là một Hiệu trưởng tôi rất mong muốn đội ngũ giáo viên mình
được nâng cao kỹ năng làm việc nhóm để giúp ích cho việc phát triển chất lượng giáo
dục, chăm sóc, ni dạy trẻ tại đơn vị mình đang cơng tác ngày cảng phát triển và
vững mạnh hơn.
2. Phân tích tình hình thực tế về vấn đề làm việc nhóm tại trƣờng Mầm
Non KinderWorld, phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
2.1. Giới thiệu khái quát về trƣờng Mầm Non KinderWorld, phƣờng An
Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Trường Mầm Non KinderWorld có địa chỉ tọa lạc tại Khu đơ thị 2 bên đường
Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tổng
diện tích trường là 4.767m2. Trường được thành lập năm 2018 theo quyết định số:
4833QĐ – UBND ngày 27/7/2018 của Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều Quyết định
về việc cho phép thành lập trường Mầm Non KinderWorld.
Trường Mầm Non KinderWorld được sự đầu tư kinh phí xây dựng từ Cơng ty
Cổ phần Tư vấn và giáo dục quốc tế Việt Nam Singapore. Trường gồm có 4 phịng
học, 3 phịng chức năng : phịng âm nhạc, phịng máy tính, phịng thư viện. Ngồi ra
cịn có khu nhà vệ sinh riêng.
Trường được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, hỗ trợ cho việc dạy học đáp ứng
nhu cầu chp phụ huynh.
Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường :
Trường có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy và
chăm sóc, yêu nghề , mến trẻ , và một số giáo viên mới trẻ trung năng động ham học
hỏi. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của trường là 14 nữ. Bao gồm:
Ban giám hiệu gồm: 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng
Tổng số giáo viên: 8 giáo viên điều đạt trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Nhân viên: 1 nhân viên y tế, 1 nhân viên kế tốn, 1 văn thư, 1 tạp vụ
Tình hình học sinh:

Trường Mầm Non KinderWorld có 04 lớp với tổng số trẻ là 57/22 nữ, trong đó:
KHỐI
NHĨM, LỚP
SỐ LỚP
SỐ CHÁU

NHÀ TRẺ

MẪU GIÁO
MẦM

CHỒI



01

01

01

01

13

8

18

18


24-36 THÁNG

Kết quả đạt được năm học 2019-2020:
- Công nhận trường Mầm Non KinderWorld-khu đô thị hai bên đường Nguyễn
Văn Cừ - An Bình -Ninh KIều – Cần Thơ Đạt tiêu chuẩn “An toàn về An ninh trật tự”
NH 2019-2020.

-7download by :


- Chứng nhận trường học an tồn phịng, chống tai nạn thương tích được Ủy
ban nhân dân quận Ninh Kiều chứng nhận Trường Mầm Non KinderWorld Đạt tiêu
chuẩn “Trường học an tồn phịng, chống tai nạn thương tích” năm học 2019-2020.
- Chứng nhận Trường mầm non KinderWorld Đạt thành tích xuất sắc – phong
trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” năm học 20192020.
2.2. Thực trạng về vấn đề làm việc nhóm tại Trƣờng mầm non
KinderWorld
Hiệu trưởng nhà trường luôn chỉ đạo, hướng dẫn tạo điều kiện cho giáo viên
đóng góp ý kiến, xây dựng ý kiến thông qua các cuộc họp chuyên môn, họp hội đồng
trường, để nâng cao và phát triển đổi mới trong chăm sóc, giáo dục, và ni dạy trẻ
nhằm đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung.
Các giáo viên điều rất nhiệt tình chia sẽ cơng việc cho nhau ln đóng góp ý
kiến trong cuộc họp về các lĩnh vực và khả năng của mình. Nhóm trưởng ln phân
chia thời gian hợp lý cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên, tùy và
mức độ công việc và sẽ giao có bao nhiêu người thực hiện.
Ví dụ: Nhóm họp về lễ hội 20.11 thì cần phân cơng người khéo tay trang trí
phong màn, người cho ý tưởng trang trí mơi trường, người chuẩn bị phụ trách các tiết
mục văn nghệ, người chịu trách nhiệm điều phối chương trình, ….Như vậy sẽ chia đều
cơng việc cho tất cả mọi người, ai cũng có nhiệm vụ, mỗi thành viên đều phải hoạt

động trong cuộc họp nhóm, và thời gian thực hiện xong là 1 tuần phải hoàn thành.
Đương nhiên ở trong cuộc họp thì cũng có những giáo viên rất nhiều kinh
nghiệm, giỏi chun mơn, bên cạnh thì cũng có một số giáo viên mới cũng cịn thiếu
kinh nghiệm, nên thường thụ động trong các cuộc họp, ý nêu ý kiến riêng của mình, lại
có những giáo viên thì rất năng động nhanh nhẹn đóng góp rất nhiều ý kiến trong mỗi
cuộc họp, dẫn đến những cuộc họp nhóm chưa đi vào chiều sâu, đúng với bản chất của
làm việc nhóm.
Nhóm trưởng lại chưa có nhiều kỹ năng quản lý nhóm, các thành viên trong
nhóm chưa mạnh dạn phát huy tinh thần tập thể trong sinh hoạt nhóm nên kết quả đạt
được chưa cao.
Cụ thể là những nguyên nhân sau:
Một số giáo viên trong trường là giáo viên trẻ mới ra trường, kinh nghiệm làm
việc còn hạn chế, nên chưa mạnh dạn tự tin trong hội họp với mọi người, không dám
nêu lên ý kiến cá nhân sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ, nên ngại nói.
Giáo viên cịn đùng đẩy trách nhiệm cho nhau. Cứ nghĩ cơng việc này là chuyên
môn của giáo viên A, giáo viên B, đâu cần đến ý kiến của mình, nghĩ ý kiến mình
khơng hay, khơng được tập thể chấp nhận.

-8download by :


Giáo viên cịn nói chuyện riêng bàn về vấn đề ngoài lề, đi xa nội dung cuộc
họp, làm nội dung họp trở nên mênh mang khơng có kết quả, mất nhiều thời gian.
Những giáo viên dám ăn dám nói thì lại ngồi gần nhau rồi cùng nhau nêu 1 loạt
ý kiến, làm những thành viên khác khơng dám vì sợ ý kiến mình bị trùng lắp, hay ý
kiến khơng tốt, bị nhận xét bác bỏ rồi thấy mất mặt nên dẫn đến im lặng trong buổi
họp.
Nhiều giáo viên có mối quan hệ thân thiết nhưng do thời gian làm việc bận rộn
khơng có thời gian gặp nhau, nên khi họp mặt thì cứ nói chuyện riêng, khơng chú tâm
vào nội dung cuộc họp, khơng cùng nhóm làm việc, làm những thành viên trong nhóm

thấy khó chịu, làm khơng khí trong làm việc nhóm trở nên tiêu cực, nên kết quả làm
việc cũng không cao.
Một số giáo viên chưa ý thức tự giác tích cực trong cuộc họp , ln cần người
đơn đốc thì mới chú tâm vào nội dung họp.
Trong nhóm lại có một số giáo viên chỉ biết đồng ý với ý kiến tập thể rồi thống
nhất, không nêu lên ý kiến cá nhân xây dựng nội dung cuộc họp.
Ban giám hiệu chưa giám sát chặt chẽ, chưa đánh giá được khả năng thực tế của
giáo viên để phân cơng nhiệm vụ thích hợp, kỹ năng điều hành nhóm chưa khoa học,
hấp dẫn nên không thu hút được giáo viên tham gia làm việc nhóm.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về vấn đề làm việc
nhóm ở trƣờng Mầm Non KinderWorld
2.3.1. Những điểm mạnh
Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng có sự phối hợp chặt chẽ trong công việc , cũng
như luôn quan tâm và giải quyết khó khăn kịp thời cho giáo viên, động viên, chia sẽ và
cảm thông cho giáo viên.
Đa số giáo viên về trường là những giáo viên đều được công tác trong nghề từ 3
năm trở lên có kinh nghiệm, và tâm huyết với nghề, yêu nghề, yêu trẻ, có đạo đức tốt,
có lối sống lành manh.
Nhiều giáo viên ln chủ động hợp tác trong các cuộc họp nhóm, xây dựng kế
hoạch rõ ràng có trách nhiệm cao trong cơng việc.
Giáo viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt họp tổ chuyên môn, họp hội đồng,
ghi chép đầy đủ nội dung.
Giáo viên luôn biết lắng nghe, chia sẽ ý kiến với các thành viên trong nhóm,
tích cực học hỏi, năng cao kiến thức chuyên môn từ đồng nghiệp thông qua các buổi
làm việc nhóm.
Các thành viên trong trường đều chấp hành kỷ luật, kỷ cương cao, làm tốt
nhiệm vụ được phân cơng, tích cực tham gia phong trào thi đua ở trường, hội thi văn
nghệ.

-9download by :



Giáo viên đều biết tôn trọng ý kiến cá nhân.
Giáo viên lâu năm nhiều kinh nghiệm cũng luôn chủ động giúp đỡ giáo viên
mới khi gặp khó khăn trong cơng việc, sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm cho nhau.
2.3.2. Những điểm yếu
Có những giáo viên do hoạt động qua nhiều năm trong nghề nên ý kiến cịn qua
bảo thủ, ln bảo vệ ý kiến của mình, khơng chấp nhận thay đổi, dẫn đến các giáo viên
khác cũng ngại đưa ra ý kiến.
Có một số ít giáo viên trẻ mới ra trường nên cũng còn thiếu kinh nghiệm, thiếu
sự tự tin khi phát biểu trước đám đông, ngại đưa ra ý kiến, dẫn đến khi tham gia làm
việc nhóm những giáo viên này trở nên thụ động.
Còn một số giáo viên trong nhóm chưa nắm rõ phương pháp làm việc nhóm,
nên khi tham gia cũng chưa phát huy được tinh thần làm việc cao.
Nhóm trưởng chưa giám sát theo dõi chặt chẽ nhiệm vụ thực hiện các thành
viên trong nhóm, chưa hướng dẫn kịp thời, nên một số thành viên còn mơ hồ chưa
nắm bắt rõ nhiệm vụ của mình.
Cũng cịn những giáo viên chưa có tin thần tập thể cao, cịn đùng đẩy trách
nhiệm cho những giáo viên khác.
Nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm chưa xây dụng mơi trường làm việc
nhóm tích cực sơi nổi, cung cấp năng lượng tập thể trong cuộc họp làm việc nhóm.
Cịn số ít giáo viên trong cuộc họp nhóm chưa tập trung vào mục tiêu chung,
không chu ý lắng nghe ý kiến người khác, mà ln nhìn các ý đưa ra theo hướng tiêu
cực, khơng có hướng xây dựng. Đều này rất ảnh hưởng đến năng lượng hoạt động
trong nhóm, và người đưa ra ý kiến sẽ cảm thấy đồng nghiệp mình khơng hiểu ý của
mình, dẫn đến bất đồng quan điểm.
2.3.3. Những cơ hội
Trường mầm non KinderWorld luôn được sự quan tâm của Công ty cổ phân và
tư vấn về giáo dục quốc tế Việt Nam Singapore, mặc dù trường chỉ mới thành lập
nhưng cơ sở vật chất luôn được tu bổ hàng năm và ngày một hoàn thiện.

Được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên dưới sự chỉ đạo
của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo quận Ninh Kiều.
Trường cũng được sự tin tưởng của các mạnh thường quân và hội cha mẹ học
sinh ở trường ủng hộ nhiệt tình những kêu gọi đóng góp của trường, xây dựng uy tính
ngày một lớn hơn.
2.3.4. Những thách thức
Trường mầm non KinderWorld tọa lạc ở vùng ngoại ô xa thành phố, hiện đang
xây dựng khu đô thị mới, nên dân cư ở đây chưa đông đúc, nên vấn đề tuyển sinh cịn
gặp nhiều khó khăn.

- 10 download by :


Vì đang xây dựng nên khu đơ thị phát triển nên cũng đang mở ra các đường
rộng thông thương cho người dân đi lại nên khói bụi nhiều, đường khó đi.
Vì vùng ngoại ơ nên những người dân ở đây là cơng nhân, bn bán nhỏ, nên
cũng khơng có nhiều điều kiện vật chất cho con đi học.
Thêm tình hình hiện nay là do dịch Covid-19 làm phụ huynh hoang mang nên
không muốn con đến trường trong thời gian này, nên từ đầu năm 2020 đến nay có
nhiều cha mẹ cho con em họ nghỉ vô kỳ hạn, hẹn khi hết dịch hoàn toàn mới cho con
đi học lại.
2.4. Kinh nghiệm thực tế đối với vấn đề làm việc nhóm và bài học kinh
nghiệm
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
Vấn đề làm việc nhóm ở tổ chun mơn ln được thực hiện kịp thời đúng
nhiệm vụ, mục tiêu công việc phân chia thời gian từng việc cụ thể, trước khi tiến hành
họp nhóm, trưởng nhóm giao cơng việc cụ thể, cho các thành viên trong nhóm.
Ví dụ: Họp về cuộc thi làm đồ dùng dạy học cấp trường, nhóm cần ý tưởng
trong làm đồ dùng dạy học, nhóm trưởng sẽ giáo nhiệm vụ cho mỗi thành viên phải
đưa ra ít nhất 2 hay 3 đồ dùng cho nhóm, làm vậy thì mọi người trong nhóm đều phải

làm việc, khơng ai được thối hóa trách nhiệm cho người khác. Sau đó nhóm trưởng sẽ
cho mỗi thành viên trong nhóm là 5 phút để trình bày ý tưởng của mình về đồ dùng,
chất liệu, công dụng của đồ dùng… và ghi nhận lại ý tưởng đó, làm vậy thì nhóm sẽ có
nhiều lựa chọn tốt nhất cho nhóm của mình. Nhóm trưởng cho thời gian tối đa 20 phút
để mọi người thảo luận chung thống nhất chọn ý tưởng thích hợp nhất, lúc này mỗi
người sẽ đưa ra ý kiến của mình nhận xét về ý tưởng của người khác. Cuối cùng nhóm
trưởng sẽ hỏi ý kiến tất cả thành viên xem ý tưởng nào được nhiều người đánh giá tốt
nhất đáp ứng được yêu cầu của cuộc thi và hài long tất cả thành viên trong nhóm, như
vậy mỗi thành viên ai cũng phải làm việc không ỷ lại vào người khác.
Là Hiệu trưởng thì đừng bao giờ để cái “tơi” của mình quá lớn, mà phải tập
trung dân chủ, đánh giá mọi việc theo hướng khách quan, nhận xét năng lực của từng
giáo viên một cách công bằng, phân công nhiệm vụ phải đúng khả năng, năng lực, tâm
tư tình cảm của từng thành viên, lựa chọn đúng người đúng việc.
Ví dụ: việc phân cơng giáo viên nhận lớp đầu năm học và bầu tổ trưởng chuyên
môn. Do trường chỉ có 04 lớp mỗi khối chỉ có 1 lớp nên chỉ cần bổ nhiệm 1 tổ trưởng
phụ trách chuyên môn chung. Khi phân công giáo viên lớp Hiệu trưởng và phó Hiệu
trưởng cần xét về kết quả làm việc của giáo viên ở năm qua, những giáo viên nào nên
ở lại lớp đó và những giáo viên nào nên luân chuyển, đánh giá năng lực chuyên môn,
giao tiếp với phụ huynh, tâm tư tình cảm của từng giáo viên thơng qua quan sát hằng
ngày và trên các tiêt dạy của giáo viên đó. Hiệu trưởng phân cơng cho phù hợp, như

- 11 download by :


những giáo viên đã có gia đình đã có con và kinh nghiệm chun mơn cịn yếu cần
được bồi dưỡng thì có thể cho cơ đó ở lớp nhà trẻ, những giáo viên có chun mơn tốt,
năng động sơi nổi trong giờ dạy tạo hứng thú cho trẻ thì có thể phân công vào lớp lá
hoặc chồi. Khi bầu tổ trưởng thì Hiệu trưởng nên tập trung ý kiên dân chủ, lấy ý kiến
tất cả giáo viên, khi giáo viên nào được nhiều sự lựa chọn nhất trong tất cả thành viên,
lúc đó nhóm trưởng tổng hợp ý kiến cho Hiệu trưởng quyết định.

Nguyên nhân thành công:
Trong quản lý, Hiệu trưởng đã sử dụng đảm bảo được nguyên tắc tập trung dân
chủ, công bằng, khách quan.
Hiệu trưởng xác định một số nguyên tắc trước cuộc họp là thời gian bắt đầu và
thời gian hồn thành nhiệm vụ, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, thường xuyên kiểm tra
đôn đốc.
Hiệu trưởng nắm rõ khả năng của từng giáo viên để giao nhiệm vụ phù hợp cho
từng giáo viên, vì giao đúng người đúng việc thì họ sẽ phát huy được khả năng và sự
tự tin của mình trong cơng việc.
Mọi người biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
Bài học kinh nghiệm:
Trong nhóm ln phải thống nhất sự phân cơng nhiệm vụ của các thành viên
trong nhóm.
Mọi người tơn trọng ý kiến đóng góp lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Các thành viên đều phải tham gia góp ý kiến, nêu ý riêng của cá nhân, cùng
hoạt động xây dựng ý kiến trong nhóm.
Hiệu trưởng phải theo dõi quan sát chặc chẽ để nắm được năng lực và tính cách
từng giáo viên.
2.4.2. Những vấn đề còn tồn động
Những hạn chế:
Người quản lý chưa bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên thường
xuyên và đi sâu vào các phương pháp làm việc nhóm.
Cịn có những giáo viên chưa nắm bắt rõ về kỹ năng làm việc nhóm nên thường
đồng tình theo số đơng rồi khơng đưa ra ý kiến, sợ gây mâu thuẫn tranh cải, dẫn đến
thụ động trong các cuộc họp nhóm.
Đơi khi có người có qua nhiều ý kiến, lấy luôn cơ hội cho người khác có ý kiến.
Trong nhóm do có quá nhiều ý kiến nên đôi khi lại không để ý đến một số ý
kiến của giáo viên mới, làm bỏ qua đi các ý kiến có khi là tốt cho tập thể, làm những
giáo viên đó càng trở nên ngại phát biểu hơn.
Ví dụ: họp tổ về việc tổ chức lễ hội 1/6 cho trẻ. Nhóm trưởng hướng dẫn phân

cơng cho các giáo viên lên ý tưởng thiết kế một số trò chơi cho trẻ vận động và một số

- 12 download by :


trị chơi đố vui thì có giáo viên A đưa ra rất nhiều trò chơi và cách chơi, làm những
người khác khơng có cơ hội đưa ra ý kiến, rồi lại có giáo viên B cũng đưa ra một số trò
chơi lại tương tự như trò chơi của giáo viên A, nhưng thay đổi phần quà được nhận, thì
mọi người lại bỏ qua lấy ý tưởng trò chơi của giáo viên A. Bắt đầu phân công chia
nhiệm vụ cho từng giáo viên thực hiện thiết lặp trị chơi,khi phân cơng việc cho những
người khơng ra ý tưởng trị chơi, lại chưa nắm được cách chơi do giáo viên A mô tả
nên khơng biết phải làm gì, rồi phải nhờ sự hướng dẫn của nhóm trưởng. Trong buổi
làm việc nhóm này chưa đạt được hiểu quả, chưa phát huy được tinh thần tập thể.
Giáo viên chưa phối hợp tốt trong làm việc nhóm, ý kiến cịn bảo thủ, khơng
đồng tình tiếp nhận ý kiến của người khác, đôi khi gây mâu thuẫn khi làm việc.
Ví dụ: trường năm nay cho các lớp trang trí theo chủ đề động vật, 04 lớp, 04
thăm: động vật trong rừng, động vật nuôi, động vật dưới nước, cơn trùng,trước khi bóc
thăm các lớp đưa ra ý kiến các con vật trang trí, khi đến động vật dưới nước thì giáo
viên A muốn trang trí những con vật biển như: cá mập, cá voi, sao biển, bạch tuột….
thì giáo viên B lại khơng đồng ý nói trước giờ vẫn trang trí những con vật gần gũi với
trẻ như những chú cá nước ngọt bình thường, ếch, cua tơm, đưa những con vật kia thì
xa lạ với trẻ qua, trẻ đâu nhìn thấy ngồi đời thật bao giờ đâu, nhưng giáo viên A vẫn
muốn thay đổi muốn tạo môi trường mới lạ cho trẻ hứng thú và hiểu biết nhiều hơn về
con vật ở biển mặt dù chưa nhìn thấy ngồi đời thật, vậy là dẫn đến tranh cãi qua lại,
có thái độ với nhau trong cuộc họp gây mẫu thuẫn nội bộ.
Hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp cịn q nhàm chán. Khơng mới lại và làm
cho một số giáo viên lại quá nhiều việc, vị trí nhiệm vụ trong cuộc họp, cịn một số
giáo viên lại khơng có nhiệm vụ cơng việc trong cuộc họp dẫn đến nói chuyện riêng
khơng chú tâm vào cuộc họp.
Ví dụ: các buổi họp hội đồng toàn trường, các nội dung cứ lặp đi lặp lại, đánh

giá công tác tháng qua, triển khai kế hoạch tháng tới… Sau khi Hiệu trưởng đánh giá,
tới tổ trưởng báo cáo, làm những giáo viên khác khơng có nhiệm vụ trong cuộc họp
mà chỉ biết lắng nghe trở nên nhàn chán dẫn đến nói chuyện riêng.
Nguyên nhân những hạn chế trong làm việc nhóm:
Sợ ảnh hưởng đến các mối quan hệ, các giáo viên trẻ chỉ muốn xây dựng mối
quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm, nên thường khơng dám nêu các ý kiến trái
chiều.
Thích làm vừa lịng người khác bằng cách luôn tỏa ra đồng ý khi người khác
đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý.
Thường xuyên không hứng thú với nội dung cuộc họp, dẫn tới nói chuyện
riêng.

- 13 download by :


Luôn muốn khẳng định bản thân, muốn mọi thành viên phải cơng nhận khả
năng của mình.
Tổ chức làm việc nhóm chưa đi đúng phương pháp, chưa khai thác được tất cả
các ý kiến cá nhân.
Nội dung làm việc nhóm nhàm chán, khơng có thay đổi nội dung, thay đổi hình
thức làm các thành viên khơng hứng thú tham gia.
Cịn bảo thủ ý kiến cá nhân, cứ giữ cái “tôi” của mình khơng chịu tiếp nhận cái
ý kiến mới.
Bài học kinh nghiệm:
Hiệu trưởng tổ chức làm việc nhóm cần đổi mới hình thức, cho tất cả giáo viên
được tham gia hoạt động làm việc.
Nên chấp nhận, tiếp nhận những ý kiến hay của người khác.
Cần thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên, để giáo
viên biết cách phối hợp ý kiến trong tập thể, và tập trung khi xây dựng ý kiến cá nhân
hài hòa với tập thể, hướng tới mục tiêu chung.

Ln tạo bầu khơng khí thoải mái, vui vẻ, luôn biết lắng nghe chia sẻ, tôn trong
ý kiến người khác.
Phân công nhiệm vụ cần làm, và làm như thế nào cho từng thành viên trong
nhóm.
Các thành viên phải phân biệt đâu là việc, đâu là tình cảm để phân biệt khơng
lẫn lộn với nhau, nên thống nhất ý kiến và nêu ý kiến cá nhân để đi đến mục đích
chung trong cuộc họp.
3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ
giáo viên trƣờng Mầm Non KinderWorld, phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều từ
tháng 11 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021
Nội dung Mục tiêu Người
công việc cần đạt
thực
hiện

Người/ Điều
Cách thức thực Dự kiến
đơn vị kiện cần hiện
khó khăn,
phối
thiết
rủi ro
hợp

Biện
pháp
khắc
phục

1.Tra cứu Rút kinh Hiệu

các thông nghiệm để trưởng
tin về kết thực hiện

Phó
hiệu
trưởng,

Tài liệu -Nghiên cứu tài Kế hoạch Điều
về hoạt liệu về hoạt năm
chỉnh kế
động
động
nhóm trước
hoạch

quả
làm năm mới
việc nhóm hồn

hiệu chỉnh hơn.
quả


văn thư

nhóm
năm qua rút
năm qua. kinh nghiệm
-Trao đổi với
phó hiệu trưởng


khơng
cho phù
phù hợp hợp.
cho năm
học mới.

- 14 download by :




về kết quả đạt

hiệu quả ở

được của năm

năm trước.

qua.

khơng

2.Hướng
Giáo viên Hiệu
dẫn
chỉ nắm được trưởng

Phó

hiệu

-Phịng
họp

đạo
các cơng việc
nhóm làm và
hoạt
việc đúng động khi

trưởng,
tổ
trưởng

-Thời
-Triển
khi mặt
gian họp hướng dẫn.
-Không
cuối
-Phân
công thống

quy định, tham


thực làm

gia


tháng

việc

-Tiến hành họp - Có giáo -Báo
tồn trường
viên văng trước thời

nhóm

11/2020. nhóm

hiện nhiệm nhóm.
vụ trong

quyền
nhiệm

các cuộc
họp.

ràng.

3.Tổ chức -Để

giáo -Hiệu

tập huấn
bồi dưỡng

nội dung
về kỹ năng
làm việc
nhóm cho
tồn
thể

viên hiểu trưởng
được tầm
quan trọng
và ý nghĩa
của
kết
quả
đạt
được khi

giáo viên.

làm việc
nhóm
-Tích cực
khi tham
gia
làm
việc nhóm
-Phát huy
tối đa tinh

gian họp

để giáo
viên sắp

trưởng, nhất chọn xếp thời
phó nhóm
hạn trưởng
vụ rõ nhóm
phó.

gian
- Cho bỏ
phiếu
chọn
nhóm
trưởng
nhóm
phó.

Phó

-Tài liệu -Mỗi giáo viên Cịn một Cuối buổi

hiệu
trưởng,
tổ
trưởng
và tồn
thể giáo
viên.


tập huấn
đầy đủ
có hình
ảnh
minh
họa
-Thời

đều có bản tài
liệu photo
-Hiệu trưởng
triển khai nội
dung.
-Cho giáo viên
thảo luận về nội

số giáo
viên chưa
nắm chắc
về
nội
dung tập
huấn.

gian
dung được tập
tháng
huấn, và có ý
12/2020. kiến.
-Tự đánh giá về

kết quả làm
việc nhóm.

thần tập
thể, đóng
góp
ý
kiến.

- 15 download by :

tập huấn
sẽ hướng
dẫn, giải
thích rõ
hơn cho
những
giáo viên
chưa nắm
rõ.


4.Tổ chức -Để tất cả -Hiệu
cho

toàn giáo viên trưởng

thể
giáo phát huy
viên trong tốt tính tập

trường biết thể.

Phó

Đánh giá -Tổ chức họp

hiệu

được

-Một số -Giải

-Thời gian, địa giáo viên thích cho

trưởng khả năng điểm
không
giáo viên

tổ từng
-Báo trước cho muốn
hiểu
trưởng giáo
giáo
viên nhận vào nhiệm vụ

cách phối -Tôn trọng
hợp trong ý kiến cá

viên và những nội dung nhóm
cho vào cần chuẩn bị

được

và trách
nhiệm

cơng việc nhân.
giữa các -Đưa

nhóm
thích

-phân tích năng phân
lực, phân chia cơng.

được giao

phù

khối lớp.

ra

được kết
quả có ý
kiến thống

hợp,
từng cá nhân
đảm bảo vào các nhóm
tính

phù hợp: như

hợp với
khả năng
từng giáo

nhất.

khách
nhóm chun
quan
mơn,nhóm sự
trong
kiện…..
đánh giá.

viên.

5.Quy

Đảm bảo Phó

Nhóm

Được

-Xây dựng ý Một

định một
số quyền

và nhiệm
vụ của mỗi
giáo viên

cho nhóm hiệu
hoạt động trưởng
tốt,mỗi
giáo viên
xác định

trưởng,
nhóm
phó

quyết
định
cơng
nhận,
phân

kiến của tập
thể, phân chia
nhiệm vụ và
giao phó quyền
hạn và nhiệm

giáo viên
khơng
quan tâm
đến

nhiệm vụ

cho
những
giáo viên
đó hiểu
được tầm

trong
nhóm.


cơng
việc được
giao.

cơng
vụ cho nhóm
nhiệm
trưởng và nhóm
vụ
rõ phó.
ràng.

của mình
vì cho là
không
cần thiết.

quan

trọng của
mỗi

nhân.
-Giáo
viên ghi
chép đầy
đủ
nội
dung.

6.Tất
cả Để giáo Tất cả Hiệu
giáo viên viên
có giáo
trưởng,

Mẫu kế -Phó
hoạch
trưởng

phải xây thể cụ thể viên
dựng kế nội dung
hoạch làm cơng việc
việc của của mình

cuộc họp
của mỗi
giáo
viên.


phó
hiệu
trưởng,
tổ

số Phân tích

hiệu Những
Thường
thơng giáo viên xun

báo nội dung
họp trước cho
giáo viên
-Xác định các

không
nhắc nhở
nhận
đôn đốc
thông báo giáo viên
kịp thời

- 16 download by :


mình trước
khi


trưởng

được

hoạt động mục để chuẩn

phó hiệu tiêu của từng bị.

tham

trưởng
cung
cấp.

gia
làm
việc nhóm.

giáo viên
- Giao nhiệm
vụ cụ thể cho
mỗi giáo viên
phụ trách để
chuẩn bị.

7.Ban

Kịp

thời Hiệu


giám hiệu nắm bắt trưởng
thường
được tiến

Trong

hiệu
trưởng

thời gian phó hiệu trưởng giáo viên theo
nhóm
thường xun thấy có hướng
hoạt
động.

xun
trình làm
quan sát, việc của
kiểm tra, nhóm.
hỗ trợ kịp
thời trong
qua trình
làm việc
nhóm.

-Hiệu

trưởng, Có những Góp


Phó

tham gia dự các
cuộc làm việc
nhóm và cho
những ý kiến
hỗ trợ cho

ban giám
hiệu giám
sát mới
hoạt động
tích cực.

xây dựng
cho các
thành
viên phối
hợp tích
cực.

nhóm.

-Tổ
trưởng
nhận xét cơng
tác tháng qua,
triển khai cơng
tác tháng tới.


ý

8.Tổ chức
các buổi
họp
chun
mơn, tồn

Để giáo Tổ
viên tích trưởng
cực, hứng
thú
hơn
trong cuộc

Ban
giám
hiệu
Tất cả
giáo

-Thời
gian họp
1 tháng
1 lần
-Báo

Có những
nội dung
mới, giáo

viên chưa
kịp cập

Hiệu
trưởng bổ
sung
những ý
kiến, kế

trường
dưới hình
thức làm
việc nhóm.

họp
Tất cả mọi
giáo viên
đều được
hoạt động.

viên.

cáo của -Mỗi giáo viên nhật kịp hoạch
các khối tự đánh giá thời.
mới của
lớp.
cơng tác của
tháng tới
lớp mình.
cho tất cả

- Hiệu trưởng
giáo viên.
nhận xét chung.

9.Họp

-Xác định Hiệu

Phó

-Thời

tổng kết,
đút
kết
kinh
nghiệm về

được
trưởng
những khó
khăn
những hạn

hiệu
gian vào
trưởng, tháng
văn thư, 5/2021.
giáo


-Tổ trưởng nêu Giáo viên Hướng
những
khó
khăn
Từng giáo viên
bài tỏa những

đưa
ra
khó khăn
khơng rõ
ràng, để

- 17 download by :

dẫn
viên
ý
khó

giáo
nêu
kiến
khăn


vấn đề làm chế

rồi


viên

khó khăn mình khắc



việc nhóm. đưa ra các

tồn

gặp phải.

hơn.

biện pháp
khắc phục
-Rút
ra

phục.

ràng

trường.

những
thành
cơng
được


đạt
để

tiếp
tục
phát huy.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết cho mỗi giáo viên có ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của tập thể trong nhà trường.
Hiệu trưởng cũng cần được thường xuyên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và
thực hiện những đổi mới phù hợp cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
Các thành viên trong nhóm phải được nhóm trưởng giải thích rõ mục tiêu,
nhiệm vụ cần làm khi tham gia làm việc nhóm.
Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng ý kiến của
nhau.
Mọi thành viên luôn biết giúp đỡ hỗ trợ nhau.
Tất cả thành viên phải xây dựng mơi trường làm việc nhóm thoải mái, hịa
đồng, trên tinh thần chia sẽ, học hỏi lẫn nhau.
Mỗi thành viên điều xác định được quyền hạn và nhiệm vụ của mình và ln cố
gắng hồn thành tốt nhiệm vụ.
Mỗi thành viên trong nhóm phải cùng hợp tác đưa ra ý kiến, chia sẽ những kinh
nghiệm đã có cho nhau để thực hiện giải quyết vấn đề, đi đến mục tiêu đề ra.
Hiệu trưởng và tất cả giáo viên trong trường phải thường xun tìm tịi học hỏi
trao dồi thêm về kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm.
4.2. Kiến nghị
Đối với Phòng GD và ĐT quận Ninh Kiều: Cần thường xuyên mở các lớp bồi
dưỡng chuyên môn và đặc biệt là về hoạt động nhóm để giáo viên và cán bộ quản lý có
cơ hội học tập và rèn luyện .


- 18 download by :


Nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn để giáo viên có cơ hội làm việc nhóm.
Trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, càng được tương tác với nhau nhiều hơn trong
công việc, để thuận lợi cho công tác giáo dục.

Ninh kiều, ngày 23 tháng 11 năm 2020
Người viết tiểu luận

Đặng Thị Huyền Trang

- 19 download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiểu luận cuối khóa của lớp cán bộ quản lý trường mầm non thuộc khóa trước.
2. Thông tư số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo ban hành Điều lệ Trường Mầm non.
3. Báo cáo tổng kết năm học 2019- 2020 của Trường Mầm non KinderWorld, phường
An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
4. Kế hoạch năm học 2020-2021 của Trường Mầm non KinderWorld, phường An
Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
5. Tài liệu từ nguồn internet về khái niệm và tổ chức làm việc nhóm.

- 20 download by :




×