Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

(tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên tại trƣờng mầm non tuổi thần tiên, quận ninh kiều, thành phố cần thơ, năm học 2020 – 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.42 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TẠI TRƢỜNG MẦM NON TUỔI THẦN TIÊN, QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM HỌC 2020 – 2021

Họ và tên học viên : LÊ THỊ HỒNG TRÂM
Đơn vị công tác : Trƣờng Mầm Non Tuổi Thần Tiên, Quận Ninh Kiều,
Thành Phố Cần Thơ

Cần Thơ Tháng 11 năm 2020

download by :


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến :
- Lãnh đạo cùng quý Thầy, Cô trƣờng Cán bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cũng nhƣ những kinh nghiệm
quý báu trong thời gian học tập và nghiên cứu.
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ, phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ninh
Kiều, Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên, Quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tham gia lớp học và
thực hiện nghiên cứu hoàn thành bài tiểu luận này.
- Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn đến thầy chủ nhiệm Nguyễn Duy Dƣơng đã tận tình
hƣớng dẫn và giúp đỡ trong quá trình học tập, cũng nhƣ trong chuyến đi thực tế. Và


em ln ghi nhớ những tình cảm chân thành của thầy Hồng Minh Phú, đã hết lịng
giảng dạy và hƣớng dẫn em hồn thành tiểu luận.
- Trong q trình làm bài tiểu luận, do điều kiện thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm
nghiên cứu cịn hạn chế, nên khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý
và nhận xét của q thầy cơ.
Cuối lời, xin kính chúc q thầy cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Ngƣời viết tiểu luận

Lê Thị Hồng Trâm

download by :


MỤC LỤC
1. LÝDO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1
1.1. Lý do pháp lý: .......................................................................................................1
1.2. Lý do lý luận .........................................................................................................3
1.2.1 Khái niệm về nhóm: .......................................................................................3
1.2.2 Phân loại nhóm .............................................................................................. 4
1.2.3 Cấu trúc của nhóm .......................................................................................... 4
1.2.4 Các nguyên tắc làm việc nhóm .......................................................................5
1.2.5 Các kỹ năng làm việc nhóm ...........................................................................5
1.3. Lý do thực tiễn ......................................................................................................6
2. Phân tích tình hình thực tế về vấn đề làm việc nhóm tại trƣờng Mầm non Tuổi
Thần Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ .......................................................7
2.1. Giới thiệu khái quát về trƣờng Mầm non Mầm non Tuổi Thần Tiên, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần thơ .............................................................................................. 7
2.2. Thực trạng về hoạt động làm việc nhóm của giáo viên Mầm non Tuổi Thần
Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ ...................................................................9

2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đổi mới nâng cao chất
lƣợng trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .......10
2.3.1. Những điểm mạnh ....................................................................................... 10
2.3.2. Những điểm yếu .......................................................................................... 10
2.3.3. Những cơ hội ............................................................................................... 11
2.4 Kinh nghiệm thực tế đối với vấn đề làm việc nhóm và bài học kinh nghiệm ....12
2.4.1 Thành tựu đã đạt đƣợc ..................................................................................12
2.4.2. Những vấn đề còn tồn đọng.........................................................................14
3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên
trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ từ tháng
12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. ..........................................................................17
4. Kết luận và kiến nghị ............................................................................................. 27
4.1. Kết luận...............................................................................................................27
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................28

download by :


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do pháp lý:
Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới đang hƣớng tới nền kinh tế cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc. Bởi thế, chất lƣợng làm việc của con ngƣời phải đƣợc nâng cao,
bên cạnh đó phải tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và cơng sức. Vì vậy, nhu cầu làm việc
nhóm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Để hòa nhịp vào xu hƣớng chung của thời đại, nền giáo dục Việt Nam có sự đổi
mới về mục tiêu giáo dục trong thời gian tới, cụ thể là:
Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (nghị quyết số 29NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, trong Điều lệ trƣờng Mầm non ở chƣơng II có 2 điều nêu rõ vị trí, nhiệm
vụ, tổ chức và quản lý trƣờng Mầm non, trƣờng Mẫu giáo và Nhà trẻ nhƣ sau:
Điều 14. Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, ngƣời làm công tác thiết bị giáo dục và cấp
dƣỡng. Tổ chun mơn có tổ trƣởng và tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chun mơn gồm:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực
hiện chƣơng trình, kế hoạch ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo
dục khác;
b) Thực hiện bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng, hiệu
quả công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng,
đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trƣờng,
nhà trẻ;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
d) Đề xuất khen thƣởng, kỷ luật giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Điều 16. Hiệu trƣởng
1. Hiệu trƣởng nhà trƣờng, nhà trẻ là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt
động và chất lƣợng ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trƣờng, nhà trẻ.
1

download by :


2.Hiệu trƣởng do Trƣởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trƣờng, nhà
trẻ công lập, công nhận đối với nhà trƣờng, nhà trẻ dân lập, tƣ thục theo quy trình bổ
nhiệm hoặc cơng nhận Hiệu trƣởng của cấp có thẩm quyền.
Nhiệm kỳ của Hiệu trƣởng nhà trƣờng, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trƣởng đƣợc
đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trƣờng, nhà trẻ công
lập, mỗi Hiệu trƣởng chỉ đƣợc giao quản lý một nhà trƣờng hoặc một nhà trẻ khơng

q hai nhiệm kì.
Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì cơng tác, Hiệu trƣởng nhà trƣờng, nhà trẻ đƣợc cán
bộ, giáo viên trong trƣờng và cấp có thẩm quyền đánh giá về cơng tác quản lý các hoạt
động và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng theo quy định.
3. Ngƣời đƣợc bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trƣởng nhà trƣờng, nhà trẻ phải đáp
ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ chuẩn đƣợc đào tạo là có bằng trung cấp sƣ phạm mầm non, có ít nhất 5
năm cơng tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trƣờng hợp do yêu cầu đặc biệt của
công việc, ngƣời đƣợc bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trƣởng có thể có thời gian
cơng tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
b) Đã hồn thành chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, chun mơn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trƣờng,
nhà trẻ và có sức khoẻ.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng
trƣờng và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà
trƣờng, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng
trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Phân cơng, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên
chuyển; khen thƣởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trƣờng,
nhà trẻ;
đ) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em của nhà trƣờng, nhà trẻ; quyết định khen thƣởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ

2

download by :



theo các nội dung ni dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định;
e) Dự các lớp bồi dƣỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các
hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp và các chính
sách ƣu đãi theo quy định;
f) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã
hội trong nhà trƣờng, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục
trẻ;
g) Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trị của nhà trƣờng đối với cộng
đồng.
Căn cứ quyết định số 45/QĐ-MNTTT ngày 21/08/2020 của trƣờng Mầm non
Tuổi Thần Tiên về việc thành lập tổ chun mơn, tổ văn phịng năm học 2020 – 2021
và biên bản họp hội đồng trƣờng ngày 28 tháng 8 năm 2020, về việc phân công nhiệm
vụ tổ trƣởng, tổ phó và các thành viên trong nhà trƣờng.
Dựa vào cơ sở pháp lý nêu trên và qua nhiều năm công tác ở trƣờng Mầm non, tôi
nhận thấy khi mọi ngƣời hợp tác làm việc cùng nhau, sẽ tập trung đƣợc khả năng của
nhiều ngƣời, phát huy đƣợc tính sáng tạo, thúc đẩy tiến độ làm việc, nâng cao chất
lƣợng cơng việc hồn thành tốt mục tiêu chung của nhà trƣờng. Vì vậy, việc nâng cao
kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên là việc
làm cần thiết nhất hiện nay.
1.2. Lý do lý luận
1.2.1 Khái niệm về nhóm:
Theo Lewis-McClear: “ Nhóm là hai hay nhiều ngƣời làm việc với nhau, hƣớng đến
mục tiêu chung.
Theo Katzenbach và Smith: “ nhóm là một số ngƣời với các kỹ năng bổ sung cho
nhau, cùng cam kết làm việc, chia sẻ trách nhiệm, vì một mục tiêu chung.
Theo Tâm lý học xã hội, nhóm là tập hợp những cá nhân thỏa mãn bốn yếu tố: có
từ hai thành viên trở lên; có thời gian làm việc chung với nhau nhất định; cùng chia sẻ

hay thực hiện chung một nhiệm vụ hay một kế hoạch để đạt đến các mục tiêu mà
nhóm kỳ vọng; hoạt động theo những nguyên tắc chung của nhóm.
Làm việc nhóm có thể hiểu một cách đơn giản là nhiều ngƣời cùng nhau kết hợp
để thực hiện tốt nhiệm vụ, hƣớng tới một mục tiêu chung. Với cách làm việc này, sẽ

3

download by :


giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau, hỗ trợ giúp đỡ cho nhau, hoàn
thiện tốt bản thân của mình, để đạt đƣợc kết quả cao nhất.
1.2.2 Phân loại nhóm
Dựa theo quy mơ:
- Dựa vào số lƣợng ngƣời trong nhóm mà ngƣời ta chia thành nhóm lớn và nhóm
nhỏ
Nhóm lớn, là nhóm đơng ngƣời khơng mang tính cá nhân, không tiếp xúc trực tiếp mà
chủ yếu gián tiếp thơng qua các quy định, pháp chế, luật lệ.
Nhóm nhỏ, là nhóm có số ngƣời khơng đơng, trong đó con ngƣời tiếp xúc với nhau
một cách trực tiếp, thƣờng xuyên trong một không gian và thời gian nhất định. Nhóm
nhỏ mang lại hiệu quả cao, có ảnh hƣởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành vi, tình cảm của
các nhóm viên.
Dựa theo quy chế xã hội:
- Dựa theo tiêu chí này ngƣời ta chia nhóm chính thức và nhóm khơng chính thức
Nhóm chính thức, là nhóm có cơ cấu tổ chức, mọi ngƣời tập hợp, quan hệ với nhau
theo văn bản, tổ chức quy định.
Nhóm khơng chính thức, tồn tại trên cơ sở tâm lý quan hệ giữa các thành viên trong
nhóm gọi là quan hệ tâm lý.
Dựa theo giá trị:
Nhóm quy chiếu (nhóm chuẩn) là nhóm lấy một số giá trị hoặc quan điểm nào đó định

chuẩn để làm theo. Vì vậy, nhóm chuẩn có thể thực mà cũng có thể do tƣởng tƣợng mà
có.
Nhóm hội viên, đây là loại nhóm mà các cá nhân có thể khơng đứng trong nhóm,
nhƣng lại hƣớng vào nó và tuân thủ chuẩn mực của nó.
1.2.3 Cấu trúc của nhóm
Trong một nhóm có thƣờng có 4 thành phần, đó là:
- Nhóm tích cực, chủ động: đó là nhóm của những ngƣời có ý thức nhất, liên kết
thành đội ngũ cốt cán. Họ tích cực ủng hộ các yêu cầu của lãnh đạo và đòi hỏi những
ngƣời khác thực hiện nghĩa vụ chung của nhóm.
- Nhóm thụ động lành mạnh: nhóm này gồm những ngƣời sẵn sàng thực hiện các
yêu cầu đề ra, nhƣng bản thân khơng tỏ ra có sáng kiến mà ln ở tâm thế chờ đợi, thụ
động.
4

download by :


- Nhóm thụ động tiêu cực: đây là nhóm của những ngƣời dửng dung với lợi ích
của tập thể, tỏ thái độ thờ ơ với các mục tiêu và nghĩa vụ của tập thể, với các yêu cầu
của ngƣời lãnh đạo. Họ thƣờng ở tâm thế lảng tránh nghĩa vụ và trách nhiệm.
- Nhóm tiêu cực, chống đối: thƣờng là những ngƣời tiêu cực hay chống đối các
yêu cầu của ngƣời lãnh đạo và đội ngũ cốt cán, chủ động lôi kéo các thành viên khác
vào “đội ngũ” chống đối.
1.2.4 Các ngun tắc làm việc nhóm
-Nhóm ngun tắc phân cơng và tổ chức công việc: cần tập trung dân chủ; phân công
nhiệm vụ phù hợp; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn; cơng bằng, khách quan ;
khuyến khích sự sáng tạo.
- Nhóm ngun tắc giao tiếp, ứng xử: tơn trọng lẫn nhau; biết lắng nghe nhau; tạo
sự đồng thuận; chia sẻ và hợp tác với nhau.
1.2.5 Các kỹ năng làm việc nhóm

Tổ chức nhóm
- Để một nhóm làm việc hiệu quả thì cần tổ chức nhóm: phân cơng vai trị, nhiệm vụ
cụ thể để chun mơn hóa các khâu, phát huy ƣu điểm của từng cá nhân.
- Tổ chức, điều hành nhóm cần phải đảm bảo nguyên tắc: thiên thời (thời gian đến,
cơ hội đang đến), địa lợi ( địa điểm phù hợp), nhân hòa ( đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ).
- Khi huy động nguồn nhân lực trong nhóm, thì phải luôn chú ý đến nguyên tắc:
Win - Win - Win
Xây dựng kế hoạch làm việc nhóm:
- Về yêu cầu: khi làm bất kỳ công việc nào, cần xây dựng kế hoạch đảm bảo: có mục
tiêu rõ ràng, xác định rõ các công việc, phân công nhiệm vụ cụ thể, sắp xếp thời gian
hợp lý, các thức tiến hành hợp lý.
- Về nội dung:kế hoạch làm việc nhóm phải thể hiện đƣợc: cần làm các việc gì để
đạt đƣợc mục tiêu? Tại sao phải làm việc đó? Làm việc đó ở đâu? Làm việc đó khi
nào? Việc đó ai phụ trách, ai tham gia, phối hợp với ai? Làm việc đó nhƣ thế nào?
Kế hoạch nhóm phải đƣợc cả nhóm xây dựng, thống nhất ý kiến, sau đó triển khai
thực hiện. Trong q trình thực hiện, nếu có vấn đề gì nảy sinh làm ảnh hƣởng đến
mục tiêu chung của nhóm thì phải điều chỉnh, xử lý kịp thời thơng qua các buổi họp
nhóm.
Họp nhóm
5

download by :


Trong một nhóm thì cần có một ngƣời đứng đầu, khơi gợi sự tham gia của các
nhóm viên đó là nhóm trƣởng. Trong khi họp, cần tạo điều kiện để mọi ngƣời tham gia
đóng góp ý kiến, trao đổi thơng tin qua lại để các thành viên trong nhóm hiểu ý nhau,
dễ dàng phối hợp với nhau hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, để họp nhóm thành
cơng các thành viên trong nhóm cần đảm bảo đúng giờ giấc, chuẩn bị đầy đủ nội dung
có liên quan, tích cực tham gia thảo luận, các ý kiến trong nhóm phải đƣợc trình bày rõ

ràng có ghi nhận, khơng trùng lắp, các thành viên biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau.
Để họp nhóm thành cơng, nhóm trƣởng cần phải:
- Chuẩn bị cuộc họp: cần xác định mục tiêu rõ ràng, chuẩn bị nội dung đầy đủ, có
khơng gian, lên lịch trình
- Trong buổi họp: giới thiệu làm quen, dẫn dắt vào cuộc họp, điều động sự tham
gia tích cực của các thành viên, điều hành cuộc họp hƣớng dẫn mục tiêu đã định.
- Kết thúc cuộc họp: tóm tắt lại các nội dung chính xác, và nhanh gọn, theo dõi ngƣời
nhận nhiệm vụ khi giao.
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong làm việc nhóm: cần hiểu rõ bản chất của mâu
thuẫn, xung đột; nhận định rõ các loại mâu thuẫn, xung đột trong nhóm, trong tập thể;
tìm hiểu kỹ ngun nhân, vận dụng các nguyên tắc và phƣơng pháp giải quyết các vấn
đề phát sinh trong làm việc nhóm, từ đó đƣa cách giải quyết phù hợp với từng đối
tƣợng, từng vấn đề.
1.3. Lý do thực tiễn
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì u cầu làm
việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Có những cơng việc mà một cá nhân
không đủ khả năng để giải quyết, hoặc giải quyết đƣợc nhƣng hiệu quả khơng cao, vì
thế, lựa chọn làm việc nhóm sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.
Lợi ích của làm việc nhóm mang lại đó chính là hiệu quả công việc cao hơn, tiết
kiệm đƣợc nhiều thời gian và công sức hơn khi làm việc độc lập. Bởi vì, khơng có ai là
hồn hảo, khơng ai giỏi tất cả mọi lĩnh vực, khơng có ai có thể đảm nhận tất cả các
công việc, để hiệu quả chúng ta nên kết hợp lại với nhau, làm việc nhóm, cùng nhau
suy nghĩ cách làm sẽ khiến cho mọi việc trở nên đơn giản hơn, một cái đầu suy nghĩ sẽ
không bằng nhiều cái đầu suy nghĩ cùng lúc, chính vì vậy, mà chúng ta cần làm việc
nhóm, tập trung các mạnh của mọi ngƣời và bổ sung hỗ trợ thiếu sót của nhau để hồn
thành cơng việc một cách tốt nhất.
Khi làm việc nhóm, các thành viên sẽ giao tiếp với nhau để trao đổi thông tin , đƣa
ra các ý kiến, các ý tƣởng mới lạ. Sau đó, các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận, bàn
6


download by :


bạc hay phản biện để lựa chọn những sáng kiến hay nhất, nhờ các buổi họp nhóm nhƣ
vậy sẽ giúp các thành viên cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.
Trong q trình làm việc nhóm, khi một cá nhân đƣa ra ý kiến sẽ đƣợc các thành
viên khác đánh giá, xem xét tính khả thi, nhờ vậy sẽ giảm đƣợc những quyết định sai
lầm khơng đáng có, những quyết định đúng đắn sẽ đƣợc triển khai, mục đích của nhóm
sẽ dễ dàng đạt đƣợc.
Bên cạnh đó, làm việc nhóm sẽ rèn cho bản thân tính kỷ luật, các cá nhân sẽ
không tự ý làm theo ý riêng của mình, mà phải tn theo quy định chung của nhóm,
cơng việc của nhóm sẽ vào nề nếp, thuận lợi hơn.
Với phƣơng pháp làm việc tích cực này, trƣờng mầm non Tuổi Thần Tiên cũng
đang áp dụng phƣơng pháp làm việc nhóm trong trƣờng cho đội ngũ giáo viên. Nhƣng
làm sao cho nhóm làm việc đạt hiệu quả cao ln đặt ra trong suy nghĩ ngƣời quản lý,
vì việc áp dụng vào thực tế cịn gặp khơng ít khó khăn. Một trong những khó khăn tồn
tại,đó là giáo viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm, cách thức tổ chức điều hành nhóm
chƣa khoa học, ý thức tự giác và sự phối hợp giữa các giáo viên chƣa chặt chẽ. Chính
vì vậy, việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên là điều cần thiết,
để thực hiện tốt nhiệm vụ và hƣớng đến mục tiêu chung của nhà trƣờng. Do đó, tơi
chọn đề tài “ Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trƣờng Mầm
non Tuổi Thần Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm học 2020 – 2021”
để nghiên cứu và xây dựng kế hoạch hành động với mong muốn giảm dần các mặt hạn
chế, phát huy hơn nữa thế mạnh nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động làm
việc nhóm tại trƣờng mầm non, nơi tơi đang cơng tác.
2. Phân tích tình hình thực tế về vấn đề làm việc nhóm tại trƣờng Mầm non Tuổi
Thần Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ
2.1. Giới thiệu khái quát về trƣờng Mầm non Mầm non Tuổi Thần Tiên,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ
Trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên là trƣờng tƣ thục nằm ngay trung tâm thành

phố Cần Thơ, tọa lạc tại đƣờng Võ Trƣờng Toản, phƣờng An Hòa, quận Ninh kiều,
Thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập theo Quyết định số 3887/QĐ-UBND quận Ninh
Kiều, ngày 17 tháng 9 năm 2012.
Cơ sở vật chất: Tổng diện tích của trƣờng là 1.417 m2, có biển tên trƣờng, cổng
ngõ, tƣờng rào, trƣờng đƣợc xây dựng bán kiên cố với 1 trệt 1 lầu và 2 dãy cầu thang
rộng rãi. Hiện trƣờng có 10 phịng học có nhà vệ sinh riêng trong mỗi lớp ; 2 phòng
chức năng ( 1 phòng âm nhạc và 1 phịng học ngoại khóa), 2 phịng học Montessori ( 1
dành cho trẻ mẫu giáo, 1 dành cho trẻ nhà trẻ), 1 văn phòng tổng hợp ( phòng Hiệu
7

download by :


trƣởng, phó Hiệu trƣởng, kế tốn, y tế), 1 bếp ăn xây dựng một chiều, có sân chơi cho
trẻ với mái che di động, 1 khu vận động thể chất với nhà banh và các đồ chơi vận
động, có nhà để xe và khu vệ sinh riêng cho giáo viên và nhân viên.
Trƣờng có hệ thống điện, nƣớc đầy đủ, mỗi phịng học đƣợc trang bị máy lạnh,
có hệ thống camera trực tuyến cho phụ huynh quan sát trẻ ở các lớp học và ngoài sân
chơi. Là một trƣờng tƣ thục nên đƣợc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ
dùng dạy học hiện đại , đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc, giáo dục và tổ chức cho trẻ ở
bán trú trong trƣờng.
Tình hình đội ngũ CB – GV – NV nhà trƣờng
Trƣờng có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, đƣợc
sự tín nhiệm cao của phụ huynh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trƣờng là 40.
Trong đó:
- Ban giám hiệu gồm: 1 hiệu trƣởng, 1 phó hiệu trƣởng
- Tổng số giáo viên là 28 giáo viên, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn
- Nhân viên: 1 y tế, 1 kế toán, 1 văn thƣ, 4 nhân viên cấp dƣỡng, 1 nhân viên tạp
vụ, 2 bảo vệ.
Tất cả đƣợc chia thành 5 tổ chun mơn.

Tình hình học sinh:
- Năm học 2020 – 2021, trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên có 10 nhóm/ lớp, với
tổng số trẻ là 232, trong đó:

Khối

NHÀ TRẺ

MẪU GIÁO

Nhóm/ lớp

13–18 th 19–24 th 25-36 th

Mầm

Chồi



Số lớp

1

1

2

2


2

2

Số trẻ

15

11

35

55

55

61

Chƣơng trình dạy của trƣờng
Trƣờng thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non theo Bộ giáo dục và đào tạo quy
định, song song với đó, trƣờng đƣa vào áp dụng phƣơng pháp học mới Montessori,
cho trẻ thực hành và trãi nghiệm với các bộ giáo cụ trực quan sinh động, giúp trẻ phát
triển các giác giác quan, ứng dụng các kỹ năng vào thực hành cuộc sống. Bên cạnh đó,
trƣờng cũng chú ý rèn luyện thể lực, phát triển thể chất cho trẻ, với các môn học ngoại
8

download by :


khóa nhƣ: bóng rổ, thể dục nhịp điệu, múa. Hầu hết, các trẻ tham gia rất tích cực, nâng

cao đƣợc sức khỏe, mạnh dạn tự tin hơn trong mọi hoạt động, giảm đƣợc tỷ lệ thừa
cân, béo phì trong trƣờng mầm non. Khi đƣa vào hoạt động các môn học ngoại khóa
này, trƣờng nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của rất nhiều phụ huynh, sự tính nhiệm của
phụ huynh đối với nhà trƣờng cũng đƣợc nâng cao.
Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phƣơng:
Trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên nằm ở trung tâm quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ nên dân số tập trung đông, phụ huynh đa phần là cơng nhân viên chức, nhân
viên văn phịng, kinh doanh, mua bán,… nên điều kiện kinh tế rất phát triển, nhận thức
của phụ huynh về giáo dục cũng đƣợc nâng cao.
2.2. Thực trạng về hoạt động làm việc nhóm của giáo viên Mầm non Tuổi
Thần Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ
Trong quá trình hoạt động ở trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên, Hiệu Trƣởng nhà
trƣờng luôn chú trọng đến q trình đổi mới chăm sóc, giáo dục. Tạo điều kiện cho
giáo viên thảo luận và đóng góp ý kiến qua hoạt động nhóm, buổi họp chuyên mơn tổ.
Chú trọng xây dựng một tập thể đồn kết, giúp đỡ nhau trong công việc. Giáo viên của
trƣờng đa phần là giáo viên trẻ, việc học hỏi và tiếp cận chƣơng trình mới ln nhanh
nhạy, linh hoạt.
Một số giáo viên khác có tâm lý thụ động, trong q trình thảo luận nhóm hay họp
chun mơn, chun đề của trƣờng thƣờng khơng tham gia đóng góp ý kiến, khơng
quan tâm đến công việc chung của tổ, của trƣờng. Hoạt động nhóm hiện nay đã đƣợc
trƣờng vận dụng nhƣng chƣa khoa học vì chƣa có kỹ năng quản lý nhóm. Bên cạnh đó,
các thành viên trong nhóm chƣa mạnh dạn phát huy tinh thần trong sinh hoạt. Trong
trƣờng, hoạt động của các tổ nhóm chun mơn ln nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo
thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động các tổ nhóm chun mơn chƣa mang lại
hiệu quả cao, chƣa phát huy sức mạnh tập thể, nên kết quả đạt đƣợc chƣa nhƣ mong
đợi.
Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động nhóm là:
Nhóm chƣa đƣợc hình thành đƣợc ý thức tích cực, tự giác và hợp tác tốt. Khi
thảo luận, các thành viên chƣa lắng nghe ý kiến của nhau, chƣa tạo cơ hội để từng cá
nhân thể hiện khả năng của mình, các cá nhân nổi trội thì chiếm ƣu thế lấn áp các

thành viên cịn lại.
Trong các buổi sinh hoạt, giáo viên ít phát biểu, chƣa quan tâm đến nội dung sinh
hoạt. Do nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chƣa phong phú, hình thức cịn đơn điệu,
9

download by :


chƣa đi sâu vào trọng tâm yêu cầu chính của buổi sinh hoạt. Chƣa có sự đổi mới và đột
phá, còn theo lề lối cũ, nên hiệu quả còn thấp.
Giáo viên còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tƣ tƣởng mình khơng làm thì có
ngƣời khác làm, nghĩ đó là việc của ngƣời khác chứ khơng phải của mình.
Một vài giáo viên chỉ muốn an phận, khơng thích sự nổi trội, khơng thích thể hiện
bản thân, quan điểm của họ là: “ ai sao thì mình vậy” và họ nghĩ làm nhiều thì va chạm
nhiều rồi đơi khi bị khiển trách, từ đó họ bình chân nhƣ vại, khơng quan tâm tới mọi
việc xung quanh.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đổi mới nâng cao
chất lƣợng trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ
2.3.1. Những điểm mạnh
Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng đã qua đào tạo lớp Cán bộ quản lý, trình độ đạt trên
chuẩn và có nhiều năm kinh nghiệm.
Hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và quản lý
hoạt động của các tổ chun mơn, ln tạo điều kiện thuận lợi để nhóm hoạt động.
Hàng năm, ban hành các quyết định nhân sự phù hợp chức trách, nhiệm vụ của từng
thành viên, thành lập các tổ nhóm kịp thời . Ban giám hiệu nhà trƣờng ln gần gũi,
hịa đồng với giáo viên và luôn thể hiện đƣợc tinh thần dân chủ trong công việc.
Các tổ trƣởng chun mơn có năng lực, có tâm, có khả năng lập kế hoạch, triển
khai thực hiện kế hoạch.
Đa số giáo viên trẻ đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, năng động, nhiệt tình, u

nghề mến trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
2.3.2. Những điểm yếu
Hiệu trƣởng cũ về hƣu, hiệu trƣởng mới về trƣờng nên chƣa hiểu rõ năng lực và
đặc điểm của từng giáo viên trong trƣờng, cần có một khoảng thời gian để Hiệu trƣởng
quan sát, đánh giá năng lực của từng ngƣời.
Trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên là trƣờng tƣ thục, nên đội ngũ giáo viên chƣa
ổn định, một số giáo viên mới vào nghề nên rụt rè, ngại phát biểu trƣớc đám đơng và
kinh nghiệm chun mơn cịn hạn chế. Các giáo viên chỉ chú ý xây dựng mối quan hệ
tốt nên ngại trình bày, góp ý kiến thẳng thắn dẫn đến hiệu quả hoạt động của nhóm tổ
chƣa tốt.

10

download by :


Một số giáo viên lớn tuổi thƣờng hay bảo thủ, cứng nhắc, không chấp nhận ý kiến
của ngƣời khác.
Giáo viên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc đổi mới các phƣơng pháp dạy
học, nhất là vấn đề tổ chức họp tác nhóm sao cho hiệu quả.
Chƣa tạo đƣợc khơng khí sơi nổi, tập trung chú ý trong nhoạt động nhóm khi thảo
luận chuyên môn, hội họp.
Cơ chế động viên khen thƣởng cho giáo viên tham gia tích cực trong tổ nhóm chƣa
rõ ràng và kịp thời.
2.3.3. Những cơ hội
Nhà trƣờng luôn nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của chính quyền địa
phƣơng, sự chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục thành phố Cần Thơ, Phòng Giáo dục và
Đào tạo quận Ninh Kiều về công tác chuyên mơn. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các
ban nghành đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng đã tạo điều kiện cho nhà trƣờng hồn
thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho các giảng
viên về phƣơng pháp quản lý, phƣơng pháp dạy học,…mở các lớp tập huấn cho giáo
viên tại trƣờng nhƣ: phƣơng pháp nghiên cứu chuyên đề, phƣơng pháp giáo dục
Steam,..Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bồi
dƣỡng “ cơng tác quản lý chuyên môn” cho các trƣờng trong Thành phố Cần Thơ
Phụ huynh học sinh ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của vệc
học đối với con em mình và ngày càng đóng góp, chia sẻ với nhà trƣờng, quan hệ giữa
nhà trƣờng và phụ huynh ngày càng gắn bó. Phụ huynh tín nhiệm, ủng hộ các hoạt
động chăm sóc và giáo dục của trƣờng nên thu hút đƣợc nhiều phụ huynh đến gửi trẻ.
Chủ trƣờng tâm huyết với công tác giáo dục trong trƣờng, nên chủ động đầu tƣ
kinh phí, mời các giảng viên có chun mơn cao tập huấn cho đội ngũ giáo viên về
phƣơng pháp dạy học theo hƣớng mới, đồng thời cử các tổ trƣởng chuyên môn, nồng
cốt tham gia các lớp bồi dƣỡng, chun mơn nghiệp vụ do Phịng tổ chức.
Kinh tế trên địa bàn phát triển, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nên việc đƣa rƣớc trẻ
đƣợc thuận lợi.
2.3.4. Những thách thức:
- Sự phát triển chƣa đồng bộ giữa cơ sở giáo dục cơng lập và ngồi cơng lập.

11

download by :


- Do tình hình dịch bệnh kéo dài nên ảnh hƣởng đến hoạt động chăm sóc và giáo
dục trẻ. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chƣa yên tâm cho trẻ đến trƣờng, ảnh hƣởng
đến nguồn thu của nhà trƣờng.
- Khó huy động trẻ Nhà trẻ dƣới 25 – 36 tháng đạt chỉ tiêu của nhà trƣờng.
- Cơ chế chính sách, lƣơng của giáo viên chƣa cao nên đời sống của giáo viên
chƣa khá lên đƣợc, giáo viên chƣa gắn bó lâu dài với trƣờng.
- Thời đại công nghệ phát triển, yêu cầu của phụ huynh ngày càng cao nên chủ

trƣờng lắp đặt camera cho phép phụ huynh theo dõi các hoạt động của trẻ, tạo khơng ít
áp lực cho giáo viên.
2.4 Kinh nghiệm thực tế đối với vấn đề làm việc nhóm và bài học kinh nghiệm
2.4.1 Thành tựu đã đạt đƣợc
Để nhà trƣờng đƣợc phát triển thì việc xây dựng nề nếp, ý thức làm việc trong
nhóm, trong tập thể phải đƣợc chú trọng. Các hoạt động nhóm trong nhà trƣờng đƣợc
xây dựng và phát triển phải tuân theo các quy định quyền hạn và trách nhiệm của tổ
nhóm chun mơn và tổ nhóm trƣởng, nhƣng hiệu quả hoạt động của nhóm lại phụ
thuộc vào kỹ năng làm việc nhóm. Do vậy, Hiệu trƣởng phải lựa chọn những ngƣời
thực sự có năng lực, có tầm nhìn, quyết đốn trong cơng việc để điều hành nhóm. Bên
cạnh đó, ngƣời trƣởng nhóm cần có các kỹ năng nhƣ: kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng điều hành cuộc họp,… nhóm trƣởng là ngƣời thấy rõ những ƣu điểm,
khuyết điểm của các thành viên trong nhóm để từ đó phân công nhiệm vụ phù hợp
nhằm giúp cho công việc đạt hiệu quả cao.
Hiệu trƣởng là ngƣời nắm rõ năng lực của mỗi giáo viên, hiểu rõ hiệu quả của làm
việc nhóm là năng lực lãnh đạo và điều hành cơng việc. Muốn nhóm hoạt động hiệu
quả thì phải đặt ra các nguyên tắc hoạt động và phải tuân thủ theo đó. Đồng thời cịn
phải căn cứ vào lĩnh vực hay nội dung cơng việc mà thành lập nhóm cho phù hợp, đảm
bảo nhóm hồn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
Ví dụ: Hƣởng ứng cuộc vận động “toàn dân đƣa trẻ đến trƣờng”, trƣờng Mầm non
Tuổi Thần Tiên tổ chức ngày hội đến trƣờng của bé vào đầu tháng ngày 5/9/2020. Để
có đƣợc buổi lễ long trọng và đầy ý nghĩa, Hiệu trƣởng tổ chức họp hội đồng phổ biến
kế hoạch lễ hội, sau đó phân cơng nhiệm vụ nhƣ sau:
- Tổ văn phòng chuẩn bị trà nƣớc và sắp xếp đón đại biểu khách mời
- Khối chồi và lá chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ cho trẻ;
- Tổ khối mầm chuẩn bị 1 tiết mục múa của cô
12

download by :



- Khối nhà trẻ trang trí phong màn, sân khấu.
- Hai chú bảo vệ sắp xếp bàn ghế, cô tạp vụ vệ sinh chung.
- Cô Thủy chuẩn bị âm thanh, cơ Tuyến chụp ảnh.
Hiệu trƣởng giao cho phó hiệu trƣởng đôn đốc và giám sát chung, các tổ trƣởng chỉ
đạo các nhóm viên thực hiện tốt việc đã đƣợc phân công. Nhờ hiệu trƣởng phân công
nhiệm vụ rõ ràng và các thành viên trong nhóm phối hợp tốt nên buổi lễ khai giảng
diễn ra rất vui tƣơi và suôn sẻ, đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch đề ra.
Ví dụ: Phƣờng An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ phát động phong trào
văn nghệ, kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10. Ban tổ chức
phân công cho mỗi trƣờng trong phƣờng chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ để tham gia.
Hiệu trƣởng nắm rõ yêu cầu, cách thức thực hiện, điều kiện tham gia,… nên đã tìm
một ngƣời có khả năng văn nghệ tốt: múa đẹp, hát hay lại có khả năng tập hợp mọi
ngƣời trong nhóm, nhìn ra đƣợc sở trƣờng văn nghệ của mỗi ngƣời nên chọn cơ My
làm trƣởng nhóm. Cơ My cùng với 7 cô khác nữa sẽ chọn bài và xây dựng 3 tiết mục
văn nghệ: song ca, tốp ca, và múa. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên
trong nhóm chỉ 3 tuần tập luyện và 1 ngày biểu diễn đã mang lại giải nhì ở tiết mục
múa, và giải ba cho tiết mục song ca. Mọi ngƣời trong trƣờng cảm thấy rất vui và tự
hào về đồng nghiệp của mình.
Đầu năm học, khi phân cơng tổ khối trƣởng, phân công nhiệm vụ cho giáo viên hay
khi thành lập nhóm, Hiệu trƣởng rất chú trọng đến tính khách quan, cơng bằng trong
phân cơng nhiệm vụ, khơng vì tình cảm cá nhân hay lí do nào khác mà lựa chọn ngƣời
khơng phù hợp.
Ví dụ: Đầu năm học 2020 – 2021 nhà trƣờng thành lập các tổ chuyên môn: nhà
trẻ, mầm, chồi, lá, văn phịng, phân cơng giáo viên và tổ trƣởng các khối. Ban giám
hiệu, dựa vào năng lực và đặc điểm của từng giáo viên để phân công nhiệm vụ phù
hợp với từng ngƣời. Trong buổi họp hội đồng cuối tháng 8, Hiệu trƣởng tổ chức lấy ý
kiến trong hội đồng sƣ phạm về dự kiến cơ cấu tổ khối trƣởng. Sau khi đƣợc tán thành
của tập thể, thì Hiệu trƣởng tiến hành cho các các giáo viên bỏ phiếu kín để bầu chọn
tổ khối trƣởng, nhƣ vậy, việc bầu tổ khối trƣởng đƣợc thực hiện một cách dân chủ.

Ngun nhân thành cơng
Hiệu trƣởng có đƣợc thành công nhƣ trên là do:
- Hiệu trƣởng xác định rõ mục tiêu của công việc, phân công nhiệm vụ rõ ràng,
phát huy vai trị của trƣởng nhóm.
13

download by :


- Hiệu trƣởng có chú ý đến năng lực của giáo viên nên phân công nhiệm vụ phù
hợp với khả năng, phát huy năng lực của mỗi cá nhân trong nhóm.
- Hiệu trƣởng biết tập hợp, kết nối những thành viên, tôn trọng và lắng nghe ý kiến
tập thể.
- Hiệu trƣởng xem trọng tính dân chủ trong nhà trƣờng, là ngƣời cơng bằng, khơng
giải quyết cơng việc theo cảm tính, quyết đốn trong cơng việc.
Bài học kinh nghệm
Muốn thành cơng trong cơng tác quản lý nhà trƣờng nói chung và trong quản lý
hoạt động của tổ nhóm chun mơn nói riêng, đòi hỏi ngƣời quản lý phải hiểu rõ năng
lực, sở trƣờng của các thành viên trong nhóm, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của giáo
viên để phân công nhiệm vụ phù hợp với họ.
Ngƣời quản lý phải dựa vào nội dung, tính chất, đặc điểm của cơng việc mà thành
lập nhóm phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Ngƣời quản lý phải tin tƣởng vào năng lực của nhóm trƣởng, để giao quyền cho họ
chỉ đạo thực hiện công việc trong phạm vi nhóm, có nhƣ vậy họ mới phát huy đƣợc
tính sáng tạo.
Khi điều hành cơng việc trong nhóm, ngƣời quản lý phải thƣờng xuyên nhắc nhở,
kiểm tra đôn đốc các nhóm viên thực hiện nhiệm vụ, nếu có sai sót, ra rời mục tiêu
chung của nhóm thì ngƣời quản lý phải có trách nhiệm hƣớng dẫn, chỉnh sửa kịp thời
để không làm ảnh hƣởng đến mục tiêu chung của nhóm.
2.4.2. Những vấn đề cịn tồn đọng

Những hạn chế:
Bên cạnh những thành cơng ở trên, thì hoạt động nhóm của trƣờng Mầm non Tuổi
Thần Tiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
- Trong hoạt động nhóm, đơi khi Hiệu trƣởng giao khốn hết cho nhóm trƣởng,
trong khi đó, nhóm trƣởng chƣa đƣợc trang bị kỹ năng làm việc và điều hành nhóm,
dẫn đến làm việc nhóm cịn nặng về hình thức chƣa phát huy đƣợc hiệu quả tích cực.
Làm việc theo lề lối cũ, khơng có tính sáng tạo, nên khơng truyền đƣợc cảm hứng đến
ngƣời nghe, vì thế cuộc họp dễ nhàm chán, các thành viên trong cuộc họp chƣa tập
trung cao, cịn nói chuyện riêng hoặc làm việc riêng trong giờ họp.
Ví dụ: Trong các giờ họp tổ khối đa phần các tổ trƣởng đi theo một quy trình nhƣ
sau: đánh giá cơng tác tháng vừa qua, triển khai công tác tiếp theo của tháng mới, các
giáo viên trong tổ lắng nghe rồi ghi chép lại, sau đó là ý kiến tập thể, nhƣng ít khi các
14

download by :


thành viên trong tổ phát biểu ý kiến, hầu nhƣ trong các buổi họp đều thống nhất với
nội dung cuộc họp. Bởi hình thức khơng gì mới mẻ, nội dung chƣa thu hút sự tập
trung, nên nhiều khi các thành viên trong tổ bàn luận chen vào cuộc họp đi xa vấn đề,
hoặc 2 giáo viên ngồi cạnh nhau nói chuyện khơng liên quan gì đến cuộc họp.
- Một số giáo viên mới vào nghề còn thụ động trong các buổi thảo luận, chƣa có
kinh nghiệm làm việc nhóm, nên chƣa phát huy hết tính tập thể. Bên cạnh đó, một vài
giáo viên lớn tuổi nên bảo thủ, ngại thay đổi học hỏi cái mới, đùn đẩy trách nhiệm cho
ngƣời khác, biện hộ lý do không biết làm, nên đôi khi xảy ra xung đột bất đồng trong
khi sinh hoạt nhóm.
Ví dụ: họp chun mơn bàn về việc đổi mới phƣơng pháp: “dạy học tích cực, lấy trẻ
làm trung tâm dạy theo năng lực của trẻ”, hầu hết các giáo viên đều đồng tình ủng hộ
và thực hiện đổi mới theo phƣơng pháp này, nhƣng có hai giáo viên là cô Vân và cô
Thủy lại ngại thay đổi, tỏ ra khơng đồng tình. Với ý kiến cho rằng, phƣơng pháp dạy

học nhƣ cũ cũng tốt, trẻ cũng tiếp thu đƣợc kiến thức thì cần gì đổi mới phƣơng pháp
khác cho khó khăn. Với lại theo phƣơng pháp mới sẽ soạn lại kế hoạch rồi soạn giáo
án mới, mất nhiều thời gian và cơng sức mà lƣơng thì vẫn vậy. Ý kiến của 2 giáo viên
này trái chiều, chƣa thuyết phục Ban giám hiệu và do ý kiến số đông chiếm ƣu thế, nên
kế hoạch đổi mới phƣơng pháp dạy học vẫn giữ nguyên và triển khai thực hiện trong
năm học này. Hai giáo viên trên khơng bằng lịng nhƣng vẫn phải thực hiện theo kế
hoạch, Ban giám hiệu chỉ đạo nếu trong khi thực hiện mà có khó khăn thì xin Ban
giám hiệu hƣớng dẫn, hỗ trợ để hoàn thành cơng việc.
Một vài trƣờng hợp, trong cuộc họp khơng có ý kiến gì, nhƣng ra khỏi cuộc họp thì
bàn luận xôn xao, tỏ thái độ bất đồng quan điểm gây mất đồn kết nội bộ.
Ví dụ: họp hội đồng bàn về chỉ tiêu thi đua, mỗi lớp phải đạt sỉ số học sinh từ 80%,
tỷ lệ chuyên cần 95% trở lên, tỷ lệ tăng cân trong tháng đạt 80% trở lên, dự giờ 1 tiết
hoạt động phải xếp loại từ khá trở lên, khơng vi phạm gì thì xếp loại II , đƣợc khen
thƣởng tăng phụ cấp thêm 500 nghìn trong lƣơng. Trong cuộc họp khơng ai phát biểu
có ý kiến gì, nhƣng khi ra khỏi cuộc họp thì lại bàn tán, tỷ lệ đƣa ra cao quá, biết khi
nào mới đạt đƣợc, gây mất đoàn kết nội bộ.
Tổ khối trƣởng chƣa có kỹ năng quản lý các thành viên trong tổ, chƣa giải quyết
thỏa đáng xung đột nảy sinh trong tổ.
Ví dụ: Phó hiệu trƣởng chỉ đạo tổ khối lá cùng nhau xây dựng 1 tiết thao giảng cho
cả trƣờng dự. Cô Thủy là tổ trƣởng khối lá nhận nhiệm vụ và triển khai kế hoạch của
cấp trên cho các giáo viên trong tổ nắm rõ, đồng thời phân công nhiệm vụ cho các giáo
viên, nhƣng do phân công công việc chƣa rõ ràng và thiên vị nên thời gian thao giảng
15

download by :


phải lùi lại 1 ngày, lý do chƣa chuẩn bị kịp đồ dùng dạy học trong tiết thao giảng. Cô
Giang và cô Nhi đƣợc tổ trƣởng phân công làm đồ dùng, nhƣng 2 cơ có tính tình trái
ngƣợc nhau, chƣa hợp ý với nhau nên bất đồng trong lúc làm việc, tổ trƣởng giải quyết

chƣa thỏa đáng nên tiến độ công việc bị chậm lại ảnh hƣởng đến thời gian thao giảng
và kế hoạch của trƣờng. Qua sự việc này, Ban giám hiệu mời các giáo viên trong tổ lên
điều chỉnh cách làm việc nhóm và rút kinh nghiệm chung cho cả trƣờng.
Các nguyên nhân của những hạn chế trong làm việc nhóm
Ngƣời quản lý chƣa hƣớng dẫn, hỗ trợ kịp thời mà giao phó hết cho các nhóm
trƣởng, nên nhóm trƣởng đơi khi đi lệch hƣớng mà chƣa kịp nhận ra.
Cách làm việc của ngƣời trƣởng nhóm cịn nặng nề hình thức, chƣa sáng tạo, chƣa
đổi mới trong cách tổ chức nên chƣa truyền cảm hứng đến các thành viên trong nhóm.
Ngƣời trƣởng nhóm chƣa có kỹ năng cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý nhóm tốt nên
khi họp nhóm, có những ý kiến trái chiều thì trƣởng nhóm cịn lúng túng, giải quyết
mâu thuẩn chƣa triệt để nên dễ có những cảm xúc tiêu cực tồn tại trong nhóm.
Sự chuẩn bị nội dung cho các buổi làm việc nhóm chƣa cụ thể, chƣa dự kiến đƣợc
các tình huống nảy sinh trong nhóm để chủ động giải quyết nhanh gọn. Phân công
nhiệm vụ cho các thành viên không rõ ràng, chƣa công bằng nên ai cũng muốn nhận
việc dễ dàng, đùn đẩy việc khó cho ngƣời khác, dẫn đến bị động trong việc phối hợp.
Một số giáo viên thụ động trong các cuộc họp, ngại trình bày ý kiến trƣớc tập thể.
Cá biệt có những trƣờng hợp trong cuộc họp khơng có ý kiến, theo số đơng, nhƣng khi
ra khỏi cuộc họp thì này tỏ sự bất đồng trong quan điểm dẫn đến bằng mặt khơng bằng
lịng, gây mất đồn kết.
Bài học kinh nghiệm
Để tổ chức làm việc nhóm có hiệu quả và thành công, cần thực hiện tốt các công
việc nhƣ sau:
Trƣớc khi triển khai làm bất cứ công việc gì, cần lên kế hoạch cụ thể rõ ràng. Triển
khai rộng rãi và xin ý kiến tập thể, đi đến thống nhất và quyết định thực hiện. Trƣớc
khi họp, đƣa trƣớc nội dung cho các thành viên, ghi chú những phần trọng tâm cần lƣu
ý, mỗi ngƣời chuẩn bị ít nhất 1 ý kiến phát biểu, để khi vào cuộc họp sẽ không mất
nhiều thời gian và thu nhận đƣợc nhiều ý kiến, vì ai cũng đƣợc nói ý kiến của mình.
Nhóm trƣởng cần phân cơng cơng việc rõ ràng, giao nhiệm vụ phù hợp với từng khả
năng của giáo viên. Thƣờng xuyên đôn đốc, hỗ trợ giúp đỡ mọi ngƣời để hồn thành
tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Nhóm trƣởng quan tâm đến hiệu quả làm việc trong nhóm,

16

download by :


ln tạo bầu khơng khí thân mật, cở mở, lắng nghe và chia sẻ các thành viên trong
nhóm.
Hiệu trƣởng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ khối trƣởng nồng cốt tham gia các buổi
tập huấn về kỹ năng làm việc nhóm do Phịng giáo dục tổ chức. Tổ chức các buổi học
chuyên đề cho tập thể giáo viên trong trƣờng nắm rõ quy trình, cách thức, kỹ năng làm
việc nhóm, từ đó vận dụng tốt vào hoạt động nhóm trong trƣờng.
3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên
trƣờng Mầm non Tuổi Thần Tiên, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ từ tháng
12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021.

17

download by :


1
Nội dung
công việc

Mục tiêu
cần đạt

1. Xây dựng Giúp Hiệu
kế hoạch trƣởng có
bồi dƣỡng một kế

hoạch cụ
kỹ năng
thể và triển
làm việc
nhóm

Ngƣời
thực hiện
Hiệu
Trƣởng

Ngƣời/
đơn vị
phối hợp
Phó Hiệu
trƣởng, tổ
khối
trƣởng

Điều kiện
cần thiết

Cách thức thực
hiện

- Thời gian
1/12/2020.
- Tài liệu về
hoạt động
nhóm


- Nghiên cứu tài liệu
về hoạt động nhóm.
- Trao đổi vớiPhó
hiệu trƣởng, tổ khối
trƣởng để thống nhất

Dự kiến rủi ro/
khó khăn

Biện pháp khắc
phục

Kế hoạch quá Điều chỉnh kế
cao hoặc quá hoạch cho phù
thấp so với điều hợp.
kiện nhà trƣờng
năng lực và trình

kế hoạch, tính khả độ của giáo viên
thi của hoạt động.
- Phân cơng Phó
hiệu trƣởng soạn kế
hoạch tập huấn, nội

khai thành
cơng buổi
tập huấn

dung trình bày trình

chiếu để tập huấn.
2. Phổ biến Giáo viên
kế hoạch nắm đƣợc
đến tồn cơng việc
thể giáo để chuẩn bị
viên
trong

và tham gia

Hiệu
trƣởng

Phó hiệu
trƣởng, tổ

- Kế hoạch
đƣợc xây

Thông báo thời gian
họp và triển khai kế

Một số giáo viên - Yêu cầu các
chƣa tập trung
giáo viên ghi

khối
trƣởng

dựng hoàn

chỉnh

hoạch tập huấn.

chú ý, nên chƣa
nắm đƣợc kế

chép cẩn thận để
nắm bắt kế

hoạch để thực
hiện.

hoạch.

- Phòng họp
- Thời gian

18

download by :


trƣờng

5/12/2020

3. Tổ chức - Giáo viên
tập huấn hiểu đƣợc
tầm quan

về kỹ
năng
làm việc
nhóm
cho tồn
thể giáo
viên

Phó hiệu
trƣởng

trọng về kỹ
năng làm
việc nhóm.
- Trang bị
kỹ năng

Hiệu
- Tài liệu tập Phát tài liệu tập
trƣởng, các huấn, các
huấn cho mọi ngƣời
tổ trƣởng
file bài
tham gia.
và tất cả
giáo viên
trong
trƣờng.

giảng đã

soạn.
- Thời gian:
19/12/2020

làm việc
nhóm cho
giáo viên.
- Tích cực
vận dụng

- Phó hiệu trƣởng
triển khai nội dung
về kỹ năng làm việc
nhóm.
- Tổ chức thảo luận

- Một số giáo
viên không nắm
vững nội dung

- Cuối buổi tập
huấn cần trao
đổi và làm rõ

tập huấn.

thêm những chỗ
giáo viên chƣa
nắm vững.


nhóm với các nội
dung liên quan.
- Đánh giá kết quả
làm việc nhóm.

các kỹ năng
làm việc
nhóm
- Nhóm

Hiệu

Phó hiệu

Đánh giá

- Họp hội đồng

- Một số ngƣời

Lấy ý kiến tập

tồn
nhân sự

trƣởng phù
hợp.

trƣởng


trƣởng,
ban chấp

đúng năng
lực, sở

trƣờng.
-Phân tích đặc điểm,

khơng thích làm
tổ trƣởng.

thể thông qua
việc bỏ phiếu

các tổ
chuyên

- Phát huy
sở trƣờng

hành cơng
đồn.

trƣờng của
từng ngƣời.

nhiệm vụ của nhóm,
tổ chun mơn.


- Một số ngƣời
khơng hài lịng

tính nhiệm trong
khi bầu tổ

4. Kiện

19

download by :


môn
trong
nhà
trƣờng

năng lực
của mỗi
giáo viên.
- Đảm bảo

- Đảm bảo
khách quan
dân chủ
trong việc

- Phân tích năng lực, với sự phân
sở trƣờng từng cá

cơng.
nhân trong nhóm,
lựa chọn tổ trƣởng,

nhân lực
cho các
hoạt động
nhóm.

lựa chọn.
- Thời gian:
26 /12/220

tổ phó.
- Ban hành quyết
định thành lập tổ
chuyên mơn.
- Ban hành quyết

trƣởng, tổ phó.

định cơng nhận chức
danh tổ trƣởng, tổ
phó.
5. Quy
định chế
độ sinh
hoạt,

- Từng

thành viên

Hệu trƣởng Nhóm
và phó
trƣởng,

- Quyết định - Hiệu trƣởng, hiệu
cơng nhận.
phó cùng nhau xây

Một số thành
viên chƣa tham

Giúp các thành
viên thấy đƣợc

biết nhiệm

hiệu

nhóm phó

- Máy vi

gia tích cực xây

sự cần thiết của

trƣởng


và các
thành viên
trong
nhóm

tính, máy in. - Ban hành quy chế, dựng quy chế thi
- Thời gian: quy định chế độ sinh đua của nhóm.
2/1/2021
hoạt, quyền và
nhiệm vụ của các
thành viên trong

vụ quyền
quyền và hạn của
mình trong
nhiệm
nhóm.
vụ của
- Đảm bảo
các
nhóm hoạt
thành
viên

dựng quy chế,.

nhóm.

quy chế, vì có
ảnh ảnh hƣởng

trục tiếp đến
quyền lợi của
từng cá nhân
trong nhóm.

động tốt

20

download by :


trong
nhóm
6. Triển
khai các
nhiệm

Giúp các tổ
biết nhiệm

Hiệu
trƣởng

vụ, trách
nhiệm, thời
vụ cho
nhóm/ tổ gian thực
làm việc hiện


Phó hiệu
trƣởng,

- Các thơng


Tổ trƣởng nghiên
cứu khơng kỹ, hiểu

Các tổ chƣa nắm -Ban giám hiệu
rõ kê hoạch thực tiến hành kiểm

nhó
trƣởng,
nhóm phó
và các
thành viên

- Điều lệ
trƣờng mầm
non
- Họp giao
ban giữa

khơng đúng về các
văn abnr hƣớng dẫn

hiện.

trong

nhóm

Ban giám
hiệu với các
tổ trƣởng, tổ
phó chun
mơn

tra, giám sát,
điều chỉnh kịp
thời.
- Tổ trƣởng
nghên cứu kỹ
văn bản và triển
khai đến các tổ
viên trong các
buổi sinh hoạt tổ
chun mơn.

- Thời gian:
23/1/2021
Xây dựng
đúng trình

- Tổ
trƣởng và

Phó hiệu
trƣởng,


- Mẫu kế
hoạch theo

- Tổ chức họp, thảo
luận xác định mục

-Phân công
nhiệm vụ chƣa

Định hƣớng theo
kế hoạch năm

môn xây
dựng kế

tự các bƣớc
lập kế

tổ phó
chuyên

thành viên
tổ chuyên

học kỳ năm
học.

tiêu, thời gian và
phân công nhiệm vụ


rõ ràng.
- Đƣa nội dung

học, kế hoạch
hành động của

hoạch
làm việc

hoạch
trƣờng học.

mơn

mơn.

- Mẫu kế
hoạch theo

cụ thể.
- Trình bày dự thảo

chƣa phù hợp.
nhà trƣờng
- Thời gian chƣa

7. Các tổ
chuyên

21


download by :


của
mình

- Kế hoạch
cụ thể, chi
tiết, sát
thực tế, có

tháng.
- Thời gian:
từ
30/1/2021

tính khả thi.
- Thể hiện
mục tiêu
chung của
tổ.

đến
6/3/2021
- Các tổ
trƣởng
chuyên môn

- Thời gian

thực hiện

hoàn thành
các văn bản

mục tiêu rõ
ràng.

theo quy
định và gửi
về phịng

kế hoạch và thống
nhất thực hiện

hợp lý

giáo dục
8. Các tổ
chun
mơn
triển
khai
thực
hiện kế

- Ban giám
hiệu.
- Các thành
viên liên

quan đến

Các tổ
trƣởng triển
khiển khai
cụ thể dến
các tổ viên

- Tổ trƣởng chuyên
môn chịu trách
nhiệm điều hành, tổ
chức thực hiện.
- Ban giám hiệu theo

- Một số giáo
viên làm việc
khơng tích cực,
đối phó.
- Giáo viên

- Tun truyền
nâng cao nhận
thức của giáo
viên, vận động
thuyết phục, đƣa

thực hiện

việc triển


trong buổi

õi, kiểm tra hỗ trợ

khơng đủ năng

vào tiêu chí thi

phải qua

khai kế

họp chuyên

các tổ chuyên môn

lực.

đua.

- Thực hiện
đầy đủ, nội
dung kế
hoạch đề ra.
- kết quả

- Tổ
trƣởng, tổ
phó
chun

mơn

22

download by :


×