Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp của hiệu trưởng trườngtiểu học bình hòa nam, huyện đức huệ, tỉnh long an năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.44 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học Long An

Tên tiểu luận: Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp của hiệu
trưởng trườngTiểu học Bình Hịa Nam,
huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
Năm học 2020-2021

Học viên: NGUYỄN VĂN DŨNG
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bình Hịa Nam
Huyện Đức Huệ, Tỉnh Long An

ĐỨC HUỆ, THÁNG 10/2020

1

download by :


MỤC LỤC
1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN

Trang

1.1 Lý do pháp lý .............................................................................1
1.2 Lý do về lý luận .............................................................................2


1.3 Lý do thực tiễn ................................................................................. 3
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CUỘC HỌP CỦA
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HỊA NAM
2.1 Khái qt về Trường Tiểu học Bình Hịa Nam ............................... 4
2.2 Thực trạng tổ chức cuộc họp của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Hịa
Nam........ 5
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao kỹ năng tổ
chức cuộc họp của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Hịa Nam
2.3.1. Điểm mạnh .....................................................................................8
2.3.2. Điểm yếu .....................................................................................9
2.3.3. Cơ hội
.................................................................................. 10
2.3.4. Thách thức ...................................................................................10
2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân ...............................................10
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ CHỨC
CUỘC HỌP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HỊA
NAM……….11
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận

.....................................................................................17

4.2. Kiến nghị

..................................................................................18

2

download by :



1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
1.1. Lý do pháp lý
Tổ chức cuộc họp đã, đang và sẽ trở thành những phương tiện cơ bản giúp
con người đạt được những điều mình muốn từ người khác cũng như giải quyết
công việc theo nhu cầu. Do vậy, tổ chức cuộc họp là một khâu rất quan trọng
trong công tác quản lý của Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý
các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường (Khoản 1, Điều 20 của
Điều lệ Trường tiểu học). Tại Khoản 5, Điều 20 của Điều lệ Trường tiểu học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định rõ nhiệm vụ và quyền
hạn của Hiệu trưởng:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và hội đồng tư vấn trong
nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
- Phân cơng quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo
quy định;
- Quản lý hành chính; Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính, tài sản nhà trường;
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp
nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê
duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm
tra, xác nhận việc hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà
trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính
trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực
lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục.
Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường
tiểu học (Tiêu chí 4, Tiêu chuẩn 1, Điều 4 về giao tiếp và ứng xử của hiệu
trưởng; Tiêu chuẩn 3, Điều 6 về năng lực quản lý trường tiểu học).
3

download by :


Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Nội vụ
về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09
tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Tổ chức hội nghị
cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong
hoạt động của cơ quan, đơn vị; chế độ báo cáo định kỳ.
Chỉ thị số 2268/ CT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học 2019-2020 của ngành giáo dục và
thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 1737/ CT- BGDĐT ngày 07 tháng 05 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và
nâng cao đạo đức nhà giáo,....
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường và có khả năng thích
ứng với sự thay đổi cùng những thách thức của thời đại, đòi hỏi người hiệu
trưởng khơng chỉ có năng lực về chun mơn, về quản lý mà cịn cần phải có
những kỹ năng cần thiết hỗ trợ trong công tác quản lý đó chính là tổ chức cuộc
họp. Các cuộc họp là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động của
nhà trường, phương pháp tốt nhất để lấy được tư tưởng của nhiều cá nhân một
lúc đó là việc tổ chức các cuộc họp; các cuộc họp hay hội nghị là cơ hội cho các
thành viên thảo luận các vấn đề chung, khái quát, vấn đề cụ thể,...và cùng tham

dự vào tiến trình làm quyết định.Vì thế nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp của
hiệu trưởng là một trong những yếu tố góp phần xây dựng và phát triển nhà
trường theo mục tiêu, chiến lược đề ra.
1.2. Lý do lý luận
Họp chỉ là một trong những công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong
nhóm và các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, họp dường như là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất, bởi vì cuộc họp là nơi đưa ra các quyết định quan trọng và
chuẩn bị kế hoạch (Theo tác giả Elise Pinners, Cố vấn phát triển Tổ chức
VECO, hợp tác với GREC). Vì vậy, người điều hành có vai trị đặc biệt: theo dõi
thời gian; thống nhất nội dung, tổ chức họp theo nội dung và điều chỉnh nội
dung cần thiết; giúp cho thảo luận được diễn ra thuận lợi; khẳng định lại quyết
định và hoạt động dự kiến.
Hội/ họp là hoạt động của một nhóm người gặp nhau để giải quyết hay
hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Như vậy, hội/ họp như một dịp để bàn luận
với những người khác, làm việc chung và cộng tác với nhau; Hội/ họp là tập
trung nhiều người một cách có tổ chức, theo nguyên tắc nhất định, tại một thời
4

download by :


điểm thời gian cụ thể để thực hiện các công việc như: truyền đạt, trao đổi, thảo
luận thông tin, tổng kết hoạt động hoặc tìm các biện pháp giải quyết vấn đề,
nhiệm vụ mà những người dự họp đều quan tâm (Theo tài liệu học tập Bồi
dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thơng).
Vì vậy, để cuộc họp đạt hiệu quả ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Chủ đề, mục tiêu cuộc họp phải được xác định rõ ràng.
- Thành phần tham dự cuộc họp đúng và đủ đối tượng cần thiết.
- Chương trình cuộc họp được xây dựng cụ thể và khoa học.
- Chuẩn bị tốt nội dung và các tài liệu liên quan.

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham dự cụ thể, rõ ràng và phù
hợp.
- Xác lập những nguyên tắc mà mọi thành viên tham dự họp phải tuân
theo.
- Chủ tọa biết dẫn dắt, kiểm soát cuộc họp đi đúng trọng tâm và mục tiêu
đã đặt ra. Có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống phát sinh.
- Đảm bảo mọi thành viên tham dự nắm được mục tiêu và chương trình
cuộc họp. Các thành viên tham gia tích cực và tôn trọng lẫn nhau.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc họp đúng giờ.
- Địa điểm và cơ sở vật chất phục vụ cho cuộc họp được chuẩn bị chu
đáo.
Họp là một phương thức quản lý qua đó nhà quản lý có thể huy động trí
tuệ tập thể, tri thức và kinh nghiệm của các thành viên, họp luôn là biện pháp tốt
nhất để kết nối các thành viên. Trong quản lý, việc họp rất quan trọng và về lâu
dài họp vẫn là một phương thức nhằm phát huy trí tuệ tập thể, nâng cao dân chủ,
khuyến khích sự đóng góp sáng kiến của các cá nhân vào quá trình điều hành
quản lý đơn vị.
Như vậy, việc nghiên cứu lý luận để nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp
của hiệu trưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của nhà
trường trong từng giai đoạn của năm học cũng như trong những năm tiếp theo.
1.3. Lý do thực tiễn
Tổ chức cuộc họp là một vấn đề cấp thiết và quan trọng của các tổ chức
xã hội đối với người lãnh đạo, người quản lý, từ một gia đình nhỏ đến một cơng
ty lớn, cả một quốc gia,... và trường học cũng không ngoại lệ.
Tại ngôi trường tôi đang công tác, Hiệu trưởng nhà trường đã có nhiều cố
gắng trong việc tổ chức các cuộc họp như: xác định được mục đích của cuộc
5

download by :



họp; chuẩn bị được nội dung, tài liệu có liên quan đến cuộc họp; phân công
nhiệm vụ cho các thành viên tham dự; nghiêm túc lắng nghe ý kiến của mọi
người; chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc họp phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tổ chức cuộc họp của Hiệu trưởng vẫn còn
nhiều bất cập: chưa xác lập được những nguyên tắc mà mọi thành viên tham dự
họp phải tuân theo (chưa xác định được quyền hạn của người chủ trì và thành
viên tham gia; việc phát biểu của một số thành viên chưa mang tính tổ chức cao,
chưa mang tính xây dựng cịn mang tính cá nhân; một vài thành viên còn bàn
việc riêng, sử dụng điện thoại trong cuộc họp; chưa giới hạn thời gian phát biểu
dẫn đến phát biểu của các thành viên đôi lúc không đúng với nội dung cuộc họp,
không đi vào trọng tâm,...); tổ chức cuộc họp còn nặng nề; thời gian bắt đầu và
kết thúc cuộc họp thường không đúng so với dự kiến; chủ tọa chưa có kỹ năng
bao quát cuộc họp nên chưa có sự điều chỉnh phù hợp với thái độ và phản ứng
của mọi người; chưa sắp xếp được thời gian họp phù hợp (thường họp ngoài
giờ).
Kỹ năng tổ chức cuộc họp khơng phải sẵn có hay ngẫu nhiên có được mà
đó là kết quả của sự nỗ lực, học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu, học hỏi, đổi mới,
qua giao tiếp với đội ngũ và những người xung quanh. Do vậy, để tổ chức cuộc
họp thành công là một vấn đề vơ cùng khó khăn. Có thể chỉ một cái bắt tay, một
câu hỏi chân tình, một sự cảm thơng nào đó của người Hiệu trưởng sẽ làm cho
đối tượng cảm thấy dễ chịu và chia sẽ. Ngược lại một câu nói vơ tình, một quyết
định vội vàng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự thành công của cuộc họp.
Tổ chức cuộc họp trong nhà trường thành cơng thì chất lượng công việc
sẽ nâng cao; phát huy dân chủ trong đơn vị; huy động được trí tuệ tập thể, tri
thức và kinh nghiệm của các thành viên; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tính
tự giác của đội ngũ góp phần xây dựng nhà trường phát triển.
Từ thực tiễn của trường, qua học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục,
bản thân nhận thấy việc quản lý các hoạt động trong nhà trường là quan trọng,
trong đó nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp của hiệu trưởng là cần thiết nên tôi

chọn chủ đề tiểu luận: Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp của Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Bình Hịa Nam, xã Bình Hịa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh
Long An – thực trạng và giải pháp để nghiên cứu.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CUỘC HỌP
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH HỊA NAM.
2.1. Khái qt về Trường Tiểu học Bình Hòa Nam.
6

download by :


-Trường Tiểu học Bình Hịa Nam nằm trên địa bàn thuộc xã Bình Hịa
Nam, do địa bàn rộng nên trường được bố trí có 1 điểm chính và 2 điểm phụ.
Đặc biệt ngay tại điểm chính được Quân Khu 7 xây tặng ngôi trường mới, vừa
khánh thành vào ngày 10 tháng 12 năm 2013 với tổng giá trị 21 tỉ đồng, được
trang bị đầy đủ phòng chức năng, vào tháng 06 năm 2020 Quân khu 7 mới xây
dựng thêm cho trường 1 Hồ bơi cho việc dạy và học. Đây là điều kiện thuận lợi
để nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo
dục nói chung và của xã nhà nói riêng. Bình Hịa Nam là xã vùng sâu của huyện
Đức Huệ, có diện tích tự nhiên là 7295,5 ha, dân số 7757 người, tổng số hộ dân
là 1686 hộ, số hộ. Xã Bình Hòa Nam được chọn 1 trong 36 xã của tỉnh Long An
xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015. Bình Hịa Nam là một xã
thuần nơng có hơn 90% hộ dân sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa,
mía, cây ăn trái và một số ít hoa màu. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em
mình. Tuy nhiên, trong vài năm trở về đây đời sống người dân có phần được
nâng lên do sự chuyển đổi cây trồng sang cây chanh.
-Trường Tiểu học Bình Hịa Nam đang hồn thành hồ sơ đăng kí kiểm
định chất lượng giáo dục trường chuẩn quốc gia, từ những yêu cầu thực tế nên
trường được sự quan tâm rất nhiệt tình của địa phương và lãnh đạo Phịng giáo

dục. Trường có 37 Cán bộ giáo viên- nhân viên, trong đó Cán bộ quản lí 3, nhân
viên 4, giáo viên thư viến 1, giáo viên thiết bị 1, giáo viên tổng phụ trách 1, giáo
viên dạy lớp 27( 8 giáo viên dạy theo phân môn, giáo viên chủ nhiệm 19). Giáo
viên đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn 28/32 giáo viên. Tồn trường có 556
học sinh/ 19 lớp. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ ( tại điểm chính) đảm bảo
cho việc dạy và học.
2.2. Thực trạng tổ chức cuộc họp của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình
Hồ Nam.
Để điều hành mọi hoạt động của nhà trường Hiệu trưởng thường tổ chức
các cuộc họp khác nhau, tổ chức cuộc họp được xem là một phương tiện hữu
hiệu để chỉ đạo, giải quyết thành cơng cơng việc hay một vấn đề nào đó.
Trong thời gian qua, Hiệu trưởng nhà trường đã có nhiều đổi mới trong
công tác quản lý cũng như việc giảm số lượng, thời lượng nhưng vẫn đảm bảo
được hiệu quả của các cuộc họp và hoạt động của nhà trường (giảm các cuộc
họp khơng cần thiết – những việc có thể giải quyết bằng văn bản thì mạnh dạn
quyết định khơng nhất thiết tổ chức cuộc họp, dành thời gian để nghiên cứu,
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn,...; chuẩn bị nội dung cuộc họp và gửi dự thảo
cho các thành viên qua gmail nội bộ của trường để nghiên cứu, nội dung nào
chưa thống nhất cần chia sẽ ý kiến thì đánh dấu và thể hiện nội dung cần chia sẽ
bằng màu khác, để nội dung đó vào dấu ngoặc đơn sau gửi lại cho lãnh đạo nhà
trường để xem xét, tổng hợp nênkhi tổ chức cuộc họp thời gian cuộc họp cũng
7

download by :


được rút ngắn, khắc phục được tình trạng bắt người dự phải nghe những văn bản
dài, không đi sâu vào nội dung trọng tâm của cuộc họp). Mặc dù, Hiệu trưởng
nhà trường đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn có một số cuộc họp kết quả không
thành công như mong đợi, đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường cần tiếp tục đổi mới,

tìm ra những giải pháp để nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp trong hoạt của nhà
trường. Sau đây là một số tình huống tổ chức cuộc họp của Hiệu trưởng mà các
cuộc họp đó đạt được những thành cơng nhất định:
Tình huống 1: Tổ chức cuộc họp sơ kết học kì I năm học 2019 – 2020
Nhằm đánh giá kết quả hoạt động của học kì I năm học 2019 – 2020, Hiệu
trưởng nhà trường tiến hành họp sơ kết học kì I, một số giáo viên bộ môn ý kiến
về việc học sinh một số lớp thường xuyên không mang tập, sách giáo khoa, đồ
dùng học tập đến lớp làm ảnh hưởng đến kết quả môn học trong học kì I.Sau khi
tiếp nhận ý kiến trên, Hiệu trưởng u cầu giáo viên bộ mơn trình bày để làm rõ.
Giáo viên bộ mơn trình bày là thường xuyên kiểm tra và đã thông tin với giáo
viên chủ nhiệm nhiều lần nhưng vẫn khơng có thay đổi, cịn giáo viên chủ nhiệm
cho rằng đây là nhiệm vụ của giáo viên bộ môn chứ không phải của giáo viên
chủ nhiệm.
Để giải quyết xung đột giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn về
nội dung nêu trên, Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu giáo viên phải thường xuyên
phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ và đồng thời giúp giáo viên nắm rõ
nhiệm vụ của mình từ những văn bản có liên quan như: Điều lệ Trường tiểu học
ban hành kèm theo Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Điều 34 quy định nhiệm vụ của
giáo viên; Thông tư 22/ 2016/TT-BGDĐT sửa đổi quy định đánh giá học sinh
tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu
học – Điều 19 quy định trách nhiệm của giáo viên; Thông tư 28/2009/TTBGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông – Điều 4 quy
định nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ở tình huống này, Hiệu trưởng nhà trường vận dụng những kiến thức, vốn
hiểu biết của bản thân để giải quyết xung đột, định hướng giúp giáo viên hồn
thành nhiệm vụ.
Tình huống 2: Tổ chức cuộc họp xét điều động giáo viên
8


download by :


Năm học 2020 – 2021, sau cuộc họp xét duyệt biên chế đối với các trường
trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Huệ, nhà trường nhận được công văn
của phòng Giáo dục và Đào tạo, xác định nhà trường thừa một biên chế so với
quy định và yêu cầuHiệu trưởng lập danh sách giáo viên được điều động gửi về
phòng Giáo dục và Đào tạo để xem xét điều động về đơn vị mới công tác bắt
đầu từ năm học 2020 – 2021. Sau khi nhận được công văn, để ổn định tư tưởng
của đội ngũ giáo viên trong đơn vị, Hiệu trưởng nhà trường xác định đây là nội
dung cần phải tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhà trường. Để thực
hiện vai trò lãnh đạo của chi bộ đối với đơn vị, Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà
trường triệu tập cuộc họp chi ủy để đưa ra phương án giải quyết và thống nhất
được phương án giải quyết:
- Phương án 1: Kêu gọi tinh thần tiên phong, gương mẫu của tất cả đảng
viên trong chi bộ.
- Phương án 2: Dự kiến các tiêu chuẩn trong việc xét điều động giáo viên
để loại trừ những giáo viên không thuộc đối tượng điều động (giáo viên con nhỏ
dưới 36 tháng; giáo viên mang thai; giáo viên lớn tuổi 45 tuổi trở lên; giáo viên
có gia đình đơn chiếc; giáo viên mà bản thân, chồng, con bị mắc bệnh hiểm
nghèo,... là những giáo viên không thuộc đối tượng để xét điều động).
Sau khi thống nhất phương án giải quyết trong chi ủy, Bí thư chi bộ Hiệu trưởng nhà trường triển khai tinh thần cuộc họp của chi ủy đến với tất cả
đảng viên trong cuộc họp chi bộ để thực hiện phương án, bổ sung các tiêu chuẩn
(nếu có). Sau khi phân tích tình hình, chi bộ thống nhất phương án 2 trong việc
xét đều động giáo viên.
Sau cuộc họp chi bộ, Hiệu trưởng nhà trườngtriệu tập cuộc họp Hội đồng
sư phạm để triển khai tinh thần trong việc xét điều động để các thành viên trong
đơn vị xem xét, phân tích làm rõ các tiêu chuẩn, bổ sung các tiêu chuẩn (nếu có).
Ở cuộc họp này, đã loại trừ các thành viên không thuộc đối tượng điều động, các

thành viên còn lại thống nhất việc bỏ phiếu để xác định giáo viên được điều
động.
Như vậy, tại cuộc họp này, hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện tốt vai trò
lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động của đơn vị, thực hiện dân chủ trong nhà
trường, tham khảo được ý kiến của các thành viên tham gia trong việc lựa chọn
phương án, các tiêu chuẩn để xét điều động. Cuộc họp diễn ra thành cơng, đảm
bảo sự cơng bằng trong đơn vị.
Tình huống 3:Tổ chức cuộc họp phân công nhiệm vụ năm học
9

download by :


Năm học 2020 – 2021, căn cứ vào biên chế được giao, vị trí việc làm
trong đơn vị và căn cứ vào cuộc họp của các thành viên trong ban giám hiệu,
Hiệu trưởng nhà trường triệu tập cuộc họp Hội đồng sư phạm tiến hành quyết
định phân công nhiệm vụ năm học. Sau khi công bố quyết định phân công
nhiệm vụ năm học 2020 – 2021, một số giáo viên ý kiến với Hiệu trưởng khi
thấy nhiệm vụ của mình thay đổi so với năm học 2019 – 2020 (không được dạy
lớp cũ), khơng đồng tình với quyết định phân cơng nhiệm vụ của Hiệu trưởng,
cho rằngmình chưa có nhiều kinh nghiệm khi nhận dạy lớp mới trong năm học
này và yêu cầu phân công lớp này cho giáo viên khác có nhiều kinh nghiệm hơn
đểphụ trách.
Để giải quyết mâu thuẫn này, Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu giáo viên
đó trình bày tất cả những khó khăn khi nhận nhiệm vụ mới này vàđề nghị bộ
phận chun mơn giải trình ý kiến đó của giáo viên theo tinh thần cuộc họp giữa
các thành viên trong ban giám hiệu. Sau khi được lắng nghe những ý kiến của
giáo viên và những nội dung mà bộ phận chun mơn trình bày, để đảm bảo sự
thuyết phục, Hiệu trưởng cho rằng: “Những ý kiến của thầy/cơ vừa nêu là có
những điểm phù hợp nhưng việc phân công nhiệm vụ trên là đúng thẩm quyền,

đúng chuyên môn đào tạo của giáo viên và đồng thời để khắc phục tình trạng
chưa hệ thống được kiến thức mơn học trong chương trình của cấp học đối với
một số giáo viên, đặc biệt đối với mơn Tốn và Tiếng Việt; bên cạnh đó cũng
tạo điều kiện cho một số giáo viên có những thuận lợi trong việc nắm bắt các đối
tượng để bồi dưỡng, phụ đạo học sinh của lớp mình chủ nhiệm ở năm học trước,
nâng cao các hoạt động phong trào cũng như chất lượng giáo dục toàn diện
trong đơn vị”.
Ở cuộc họp này, Hiệu trưởng đã vận dụng những kinh nghiệm, dự đoán
được các tình huống phát sinh, phát huy được vai trị của bộ phận giúp việc – bộ
phận chuyên môn, nghiêm túc lắng nghe ý kiến của mọi người khi giải quyết
mâu thuẫn, xung đột trong cuộc họp, giáo viên nghiêm túc chấp hành nhiệm vụ
mới – cuộc họp thành công.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thứcđể nâng cao kỹ
năng tổ chức cuộc họp của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Hịa Nam
2.3.1. Điểm mạnh
- Hiệu trưởng xác định được mục đích, nội dung, chuẩn bị tốt các văn bản
có liên quan góp phần cho việc tổ chức các cuộc họp thành công.
10

download by :


- Hiệu trưởng có kiến thức, có kinh nghiệm, biết lắng nghe ý kiến của mọi
người, luôn phát huy dân chủ trong đơn vị góp phần phát huy được trí tuệ tập
thể, tri thức và kinh nghiệm của các thành viên, nâng cao hiệu quả tổ chức các
cuộc họp, đưa ra các quyết định phù hợp với thực tế của đơn vị.
- Hiệu trưởng phân công bộ phận tư vấn, bộ phận giúp việc phù hợp(bộ
phận chuyên môn, cơ sở vật chất, thư ký,....) góp phần xử lý kịp thời các tình
huống phát sinh, tổng hợp nội dung trong biên bản đảm bảo đầy đủ và chính
xác.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ trên chuẩn, đồn kết, đa số tích cực tham
gia ý kiến góp phần to lớn trong việc xây dựng kế hoạch, từ đó đưa ra những
quyết định phù hợp, tạo sự đồng thuận trong tập thể khi thực hiện nhiệm vụ.
- Cơ sở vật chất đầy đủ góp phần cho việc tổ chức các cuộc họp thành
công.
2.3.2. Điểm yếu
- Hiệu trưởng chưa tạo được bầu không khí thoải mái trong cuộc họp, cịn
nặng về cơng việc dẫn đến tạo nên nhiều áp lực cho các thành viên khi tham gia
cuộc họp.
- Hiệu trưởng chưa xác lập được những nguyên tắc mà mọi thành viên
tham dự họp phải tuân theo đôi lúc dẫn đến việc mất tập trung, làm ảnh hưởng
đến một số thành viên khác khi tham dự cuộc họp.
- Khi tổ chức các cuộc họp một số thành viên tham dự cuộc họp thường đi
trễ, làm giảm đi tính tổ chức, tơn nghiêm của các cuộc họp.
- Trong quá trình tiến hành cuộc họp, Hiệu trưởng thiếu sự bao quát đối
với các thành viên tham dự nên không phát hiện được thái độ, phản ứng của một
số thành viên để từ đó có những điều chỉnh phù hợp làm dẫn đến phát sinh một
số xung đột không cần thiết gây mất thời gian cuộc họp.
- Do trường tổ chức học 2 buổi/ ngày nên các cuộc họp thường tổ chức
ngồi giờ, từ đó có những tác động tâm lý không tốt đối với các thành viên tham
dự.
- Công tác phối hợp giữa hiệu trưởng và Chủ tịch Cơng đồn chưa thật sự
chặt chẽ và thường xun, dẫn đến trường hợp có khi Chủ tịch Cơng đồn trở
thành thủ lĩnh của một nhóm giáo viên tỏ thái độ đối lập với quyết định của Hiệu
trưởng.

11

download by :



- Cịn một số ít giáo viên phát biểu ý kiến cịn mang tính cá nhân, bảo thủ,
chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của cá nhân dẫn đến xung đột, gây tranh cãi
với một số thành viên tham dự.
2.3.3. Cơ hội
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp trong
việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục của đơn vị
trong đó có việc nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp và các hoạt động giáo dục
tại đơn vị cho Hiệu trưởng nhà trường.
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Huệcó
những chỉ đạo kịp thời trong việc tổ chức, triển khai những vấn đề mới, trọng
tâm trong từng tháng, từng giai đoạn nên Hiệu trưởng chủ động trong việc
nghiên cứu, dự thảo kế hoạch, tổ chức cuộc họp thành công.
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến các hoạt động giáo dục tại đơn
vị, ban đại diện cha mẹ học sinh bắt đầu hoạt động có hiệu quả góp phần thuận
lợi trong việc phối hợp triển khai các chủ trương, kế hoạch của nhà trường kịp
thời, không gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.
- Hệ thống mạng Internet phủ sóng đến tận vùng sâu, vùng xa góp phần
khơng nhỏ trong việc đổi mới cơng tác tổ chức các cuộc họp tại đơn vị.
2.3.4. Thách thức
Trường có địa bàn dân cư rộng lớn, đa số cha mẹ học sinh sống bằng nghề
nơng, đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn nên cịn một số ít phụ huynh học sinh
chưa thường xuyên phối hợp với nhà trường, ít tham dự các cuộc họp do nhà
trường phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức, từ đó khơng nắm bắt được các
thơng tin trong nhà trường dẫn đến có những tác động không tốt làm ảnh hưởng
đến công tác tổ chức các hoạt động giáo dục và uy tín của nhà trường.
2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân
- Hiệu trưởng cần xác định rõ mục đích, nội dung của từng cuộc họp.
- Hiệu trưởng cần nghiên cứu kĩ các văn bản có liên quan, có thể tham
khảo ý kiến của các thành viên trong ban lãnh đạo nhà trường trước khi tổ chức

cuộc họp.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực quản lý; rèn
luyện kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin; tiếp thu có chọn lọc để giải quyết
tốt những xung đột, tình huống phát sinh trong cuộc họp.
- Xây dựng dự thảo kế hoạch, chương trình cụ thể và khoa học, gửi cho
các thành viên tham dự để tham khảo chia sẽ trước khi tổ chức cuộc họp nhằm
12

download by :


để đỡ mất thời gian khi tiến hành cuộc họp, đồng thời cũng là biện pháp giúp
nhà quản lý nắm bắt được thơng tin phản hồi để có những dự báo trước những
tình huống phát sinh và chuẩn bị giải pháp để giải quyết những tình huống đó.
- Xây dựng quy chế, xác lập những nguyên tắc mà các thành viên tham dự
cuộc họp phải tuân theo; có sự tham gia ý kiến của các thành viên trong việc xây
dựng quy chế để có sự đồng thuận thống nhất cao khi thực hiện.
- Thường xuyên phối hợp với Chủ tịch Cơng đồn trường, đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong đơn vị.
- Phát huy dân chủ trong đơn vị, tạo điều kiện, cơ hội để các thành viên
tham gia ý kiến, khuyến khích họ tích cực tham gia vào quá trình giải quyết vấn
đề; đối với các quan điểm cá nhân, cần phải giữ bình tĩnh,nên tạo cho họ có cảm
giác được tơn trọng, được tham gia vào quản lý các hoạt động của nhà trường,
nâng cao dần ý thức trách nhiệm của các thành viên, tránh để xảy ra xung đột từ
những quan điểm cá nhân đó.
- Cần phải tiến hành họp đúng giờ theo tinh thần của thông báo triệu tập,
phải khéo léo, tế nhị nhắc nhỡ đối với các cá nhân đi trễ lần đầu, khơng nên phê
bình trước tập thể. Đối với người chủ trì, nếu có vi phạm cần phải nghiêm túc
nhận khuyết điểm trước tập thể, cho dù đó là nguyên nhân chủ quan hay khách

quan.
- Phòng họp phải được bố trí phù hợp để cho tất cả các thành viên có thể
theo dõi, quan sát được với nhau; đặc biệt là vị trí của người chủ trì phải quan
sát được biểu hiện và thái độ của các thành viên khi tham gia ý kiến để từ đó có
những điều chỉnh phù hợp.
- Khi kết thúc cuộc họp người chủ trì cần kết luận cụ thể mức độ đạt được
của từng nội dung, phải thường xuyên kiểm tra biên bản của thư ký để có sự
điều chỉnh, bổ sung các nội dung theo diễn biến của cuộc họp.
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ
CHỨC CUỘC HỌP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH
HỊA NAM
STT

(1)

TÊN
CƠNG
VIỆC
Nghiên
cứu tài

CÁC U CẦU KHI THỰC HIỆN
Kết quả/mục tiêu cần
đạt;

Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc
họp trong trường.
13

download by :



liệu có
liên quan
đến kỹ
năng tổ
chức cuộc
họp

Người/đơn vị thực
hiện; phối hợp thực
hiện (nếu có);
Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương
tiện, thời gian thực
hiện);
Cách thực hiện;
Dự kiến những rủi ro,
khó khăn khi thực
hiện;
Dự kiến biện pháp
khắc phục khó khăn,
rủi ro,…

(2)

Phân cơng
nhiệm vụ Kết quả/mục tiêu cần
năm học
đạt;

2020 –
2021
Người/đơn vị thực
hiện; phối hợp thực
hiện (nếu có);
Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương
tiện, thời gian thực
hiện);

Cách thực hiện;

Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng
và các đồn thể.
-Tài liệu;
-Thời gian.
- Cá nhân tự nghiên cứu;
- Tổ chức thực hiện.
-Khơng có nhiều tài liệu;
- Chưa hiểu sâu sát một số nội
dung cần triển khai;
- Khi lãnh đạo có cuộc họp đột
xuất.
-Khai thác nhiều nguồn tài liệu
khác nhau: các văn bản chỉ đạo,
tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý
trường phổ thông, truy cập trên
mạng Internet...
- Trao đổi, chia sẽ với các thành
viên trong ban lãnh đạo nhà

trường để thực hiện công việc khi
thủ trưởng đơn vị đột xuất.
-Tận dụng thời gian hợp lý.
Phân công nhiệm vụ phù hợp đối
với từng vị trí việc làm trong đơn
vị, đảm bảo khách quan, công
bằng, đúng năng lực chuyên môn.
- Hiệu trưởng, các Phó hiệu
trưởng;
- Các đồn thể trong nhà trường.
- Các văn bản chỉ đạo;
- Thời gian: 7 giờ 30 phút ngày 28
tháng 8 năm 2020 họp phân công
nhiệm vụ năm học 2020 – 2021.
- Họp trao đổi với các thành viên
trong ban giám hiệu và các đoàn
thể trong nhà trường trước để
thống nhất bảng phân công;
- Trao đổi trực tiếp với những cá
nhân có nhiệm vụ thay đổi so với
năm học trước;
- Tổ chức cuộc họp công bố Quyết
14

download by :


Dự kiến những rủi ro,
khó khăn khi thực
hiện;

Dự kiến biện pháp
khắc phục khó khăn,
rủi ro…

(3)

Họp Hội
đồng
trường
năm học
2020 –
2021

Kết quả/mục tiêu cần
đạt;

Người/đơn vị thực
hiện; phối hợp thực
hiện (nếu có);
Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương
tiện, thời gian thực
hiện);

Cách thực hiện;

định phân cơng.
- Giáo viên không chấp nhận sự
thay đổi so với năm học trước.
- Giáo viên có thể gặp khó khăn

khi thay đổi chun mơn.
- u cầu giáo viên trình bày, lắng
nghe để hiểu được mong muốn
của họ. Phân tích rõ vấn đề, chú ý
tính nhân văn, phong cách quản lý
và những kỹ năng ra quyết định.
- Chuẩn bị tốt cơ sở pháp lý và
tình hình đơn vị trong năm học.
Chỉ rõ những ích lợi chung của
đơn vị để thuyết phục giáo viên.
- Nhà trường có những biện pháp
giúp đỡ chun mơn: Ban giám
hiệu, tổ chuyên môn...
- Nghị quyết kế hoạch phát triển
của nhà trường trong năm học.
- Nghị quyết việc sửa đổi, bổ sung
Quy chế tổ chức và hoạt động của
nhà trường.
Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng,
Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư Chi
đồnTNCSHCM, Tổng phụ trách
Đội, Tổ trưởng tổ chun mơn, Tổ
trưởng tổ văn phòng.
- Tài liệu.
- Thời gian:13 giờ 30 phút ngày
05 tháng 9 năm 2020.
- Hiệu trưởng gửi dự thảo kế
hoạch, Quy chế sửa đổi, bổ sung
cho những người phối hợp để
nghiên cứu trước;

- Họp Hội đồng trường để thống
nhất, nghị quyết kế hoạch phát
triển của nhà trường, quy chế sửa
đổi, bổ sung.
- Triển khai kế hoạch phát triễn
nhà trường trong năm học và quy
chế sửa đổi bổ sung.

15

download by :


(4)

Tổ chức
hội nghị
công
chức, viên
chức, và
người lao
động năm
học 2020
– 2021

Dự kiến những rủi ro,
khó khăn khi thực
hiện;

Khơng thống nhất với những nội

dung sửa đổi, bổ sung của quy
chế.

Dự kiến biện pháp
khắc phục khó khăn,
rủi ro,…

Thuyết phục, chuẩn bị tốt cơ sở
pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn để làm rõ những nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
Nghị quyết chung các chỉ tiêu, nội
dung, chương trình của kế hoạch
năm học 2020 – 2021.
- Hiệu trưởng, các Phó hiệu
trưởng, các đồn thể trong đơn vị,
tồ trưởng tổ chun mơn, tổ
trưởng tổ văn phòng.
- Tất cả viên chức và người lao
động trong đơn vị.
- Kinh phí tổ chức hội nghị;
- Tài liệu phục vụ hội nghị;
- Thời gian: 7 giờ 30 phút ngày 16
tháng 10 năm 2020.
- Hiệu trưởng nghiên cứu các văn
bản chỉ đạo của lãnh đạo các cấp,
kế hoạch năm học cũ, báo cáo
tổng kết, nắm bắt thông tin về
những cơ hội và thách thức trong
năm học;

- Lập dự thảo kế hoạch;
- Trình chi bộ nhà trường;
- Tổ chức họp liên tịch đóng góp
dự thảo;
- Họp trù bị để tất cả cán bộ giáo
viên, nhân viên đóng góp ý kiến;
- Tổ chức hội nghị - thông qua
Nghị quyết;
- Trình cấp trên phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện.
Khơng thống nhất với một số chỉ
tiêu trong dự thảo.

Kết quả/mục tiêu cần
đạt;
Người/đơn vị thực
hiện; phối hợp thực
hiện (nếu có);
Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương
tiện, thời gian thực
hiện);

Cách thực hiện;

Dự kiến những rủi ro,
khó khăn khi thực
hiện;
Dự kiến biện pháp
khắc phục khó khăn,

rủi ro…

Chuẩn bị tốt cơ sở pháp lý, cơ sở
lý luận và cơ sở thực tiễn để
thuyết phục, cần chú ý đến những
mục tiêu và kế hoạch phát triển
16

download by :


(5)

Tổ chức
hội nghị
cha mẹ
học sinh
năm học
2020 –
2021

Kết quả/mục tiêu cần
đạt;

Người/đơn vị thực
hiện; phối hợp thực
hiện (nếu có);
Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương
tiện, thời gian thực

hiện);

Cách thực hiện;

Dự kiến những rủi ro,
khó khăn khi thực
hiện;
Dự kiến biện pháp
khắc phục khó khăn,
rủi ro…

của đơn vị.
Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh
trường là những người có tinh
thần trách nhiệm và có tâm quyết
trong cơng tác giáo dục chia sẽ
những khó khăn của nhà trường,
có uy tín ở địa phương, có khả
năng diễn giải trước tập thể. Phối
hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực
hiện kế hoạch năm học.
Hiệu trưởng;Trưởng ban, Phó
trưởng ban đại diện cha mẹ học
sinh lớp; Ban đại diện cha mẹ học
sinh trường năm học trước; các
đoàn thể trong nhà trường; giáo
viên chủ nhiệm các lớp.
- Kinh phí tổ chức hội nghị;
- Tài liệu phục vụ hội nghị;
- Thời gian: 7 giờ 30 phút ngày 17

tháng 10 năm 2020.
Hiệu trưởng tổ chức họp liên tịch
giữa nhà trường với Ban đại diện
cha mẹ học sinh trường năm học
trước. Tổ chức hội nghị với
Trưởng ban, Phó trưởng ban đại
diện cha mẹ học sinh lớp để cử ra
Ban đại diện cha mẹ học sinh
trường. Chủ trì cuộc họp đầu tiên
của Ban đại diện cha mẹ học sinh
trường để cử ra trưởng ban và các
phó trưởng ban. Trưởng ban và
các phó trưởng ban chủ trì cuộc
họp để thơng qua chương trình của
cả năm học.
-Vắng về số lượng, một vài cha
mẹ học sinh khơng hài lịng vì kết
quả hoạt động hội cha mẹ học sinh
năm trước. Việc thu, chi quản lý
quỹ.
Sắp xếp thời gian, phát thư mời
sớm, giúp thành phần tham dự
thấy được những thành công đã
qua tuy có những hạn chế nhưng
là nguyên nhân khách quan là chủ
17

download by :



(6)

Họp hội
đồng thi
đua, khen
thưởng

Kết quả/mục tiêu cần
đạt;
Người/đơn vị thực
hiện; phối hợp thực
hiện (nếu có);
Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương
tiện, thời gian thực
hiện);

Cách thực hiện;

Dự kiến những rủi ro,
khó khăn khi thực
hiện;
Dự kiến biện pháp
khắc phục khó khăn,
rủi ro…

(7)

Tổ chức
Hội nghị

tổng kết
năm học
2020 2021

Kết quả/mục tiêu cần
đạt;
Người/đơn vị thực
hiện; phối hợp thực
hiện (nếu có);
Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương
tiện, thời gian thực
hiện);

yếu. Đề nghị cơng khai minh bạch
nguồn kinh phí hoạt động, có
chứng từ để minh chứng.
Bình chọn được các danh hiệu thi
đua đảm bảo khách quan, công
bằng.
Hiệu trưởng, các thành viên trong
Hội đồng thi đua khen thưởng.
- Các văn bản hướng dẫn bình
chọn các danh hiệu thi đua, giao
ước thi đua trong năm học, biên
bản xét thi đua của tổ;
- Thời gian: cuối học kì I, cuối
năm học.
- Các tổ họp xét thi đua;
- Họp Hội đồng thi đua khen

thưởng xem xét kết quả thi đua
của tổ;
- Họp toàn thể hội đồng sư phạm
nhà trường để bình chọn các danh
hiệu thi đua.
Một số giáo viên không thống
nhất với kết quả thi đua.
Mời các bộ phận tư vấn, giúp việc
(Bộ phận chun mơn, tổ trưởng
chun mơn,...) trao đổi, giải thích
những ý kiến của giáo viên. Hiệu
trưởng tổng hợp ý kiến và căn cứ
vào những cơ sở pháp lý để thuyết
phục.
Đánh giá được kết quả hoạt động
trong năm học 2020 – 2021.
- Hiệu trưởng, các Phó hiệu
trưởng, các đồn thể trong đơn vị,
tồ trưởng tổ chun mơn, tổ
trưởng tổ văn phịng.
- Tất cả viên chức và người lao
động trong đơn vị.
- Kinh phí tổ chức hội nghị;
- Tài liệu phục vụ hội nghị;
- Thời gian: 7 giờ 30 phút ngày 28
tháng 5 năm 2021.
18

download by :



Cách thực hiện;

Dự kiến những rủi ro,
khó khăn khi thực
hiện;
Dự kiến biện pháp
khắc phục khó khăn,
rủi ro…

- Lập dự thảo báo cáo tổng kết
năm học;
- Trình chi bộ nhà trường;
- Tổ chức họp liên tịch đóng góp
dự thảo;
- Họp Hội đồng sư phạm để tất cả
cán bộ giáo viên, nhân viên đóng
góp ý kiến;
- Tổ chức hội nghị - hồn chỉnh
báo cáo tổng kết năm học;
- Báo cáo cấp trên;
Số liệu báo cáo chưa chính xác,
đánh giá chưa đúng với thực tế.
Tham khảo ý kiến của tất cả các
thành viên có liên quan, phân tích
đánh giá cụ thể và điều chỉnh cho
phù hợp.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận

Trong Đắc nhân tâm, Dale Carnegie có viết: “Tranh biện khơng phát tán
được hiểu lầm. Phải thiệp thế, biết khéo léo, có lịng hịa giải và khoan hồng đặt
địa vị của mình vào đối thủ, ta mới thu phục được họ”. Hiệu trưởng là người cần
có những phẩm chất ấy vì Hiệu trưởng luôn phải đối mặt với những xung đột và
chính Hiệu trưởng phải có trách nhiệm thường xun giải quyết những xung đột
ấy trong quá trình tổ chức các cuộc họp.
Kỹ năng tổ chức cuộc họp của Hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng, hiệu quả hoạt động của Hiệu trưởng và của cả nhà trường.Là nhà quản lý,
việc nâng cao kỹ năng tổ chức các cuộc họp có thể làm nên điều khác biệt cho
sự thành cơng và có thể ni dưỡng các mối quan hệ tích cực trong đơn vị.
Hiệu trưởng là người điều hành, chịu trách nhiệm chính về nội dung và
kết quả của cuộc họp nên phải tuân thủ chính xác về thời gian, phải giám sát quá
trình tranh luận chặt chẽ và khéo léo điều khiển để tránh mâu thuẫn và xung đột.
Cuộc họp là nơi để trao đổi bàn bạc vì vậy thường có khơng khí trang trọng nếu
cuộc họp khơng được chuẩn bị chu đáo sẽ trở nên kém hiệu quả và mất thời
gian. Do vậy người Hiệu trưởng cần có những kỹ năng cơ bản nhất về cách để tổ
chức một cuộc họp thành công.

19

download by :


Sắp xếp đúng người đúng việc, động viên khen thưởng kịp thời, kỷ luật
nghiêm minh. Thực hiện tốt phương châm: Dân chủ-Kỷ cương-Tình thươngTrách nhiệm và xem trọng tính nhân văn.
Hiệu trưởng đã xác định được vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của cha mẹ
học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Qua đó đã khéo léo định hướng, tổ
chức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh với tinh thần hợp tác, bình
đẳng, xây dựngvà hỗ trợlẫn nhau.
Tóm lại, tổ chức cuộc họp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.

Sức mạnh của quản lý không phải là quyền lực mà là sự cảm hóa cấp dưới, sự
lan tỏa của tâm hồn. Để các cuộc họp được tổ chức thành công như mong đợi,
người Hiệu trưởng phải ln lắng nghe cấp dưới nói hết tâm tư, nguyện vọng
của họ; Hiệu trưởng nói làm sao để cấp dưới nghe, hiểu và chấp nhận. Muốn thế,
địi hỏi Hiệu trưởng khơng ngừng học tập rèn luyện để hoàn thiện cả về năng lực
lẫn phẩm chất; nắm vững lý luận khoa học quản lý và đặc biệt không ngừng
nâng cao kỹ năng đổi mới việc tổ chức cuộc họp, ln sống thân mật, chan hịa
u thương tơn trọng mọi người, phấn đấu thành một tấm gương sáng trong cái
tâm thương yêu để đồng nghiệp soi vào.
4.2. Kiến nghị
Từ những nghiên cứu lý luận về nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp cho
Hiệu trưởng, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đối với Sở GD&ĐT: tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tổ chức
cuộc họp cho lãnh đạo nhà trường, tạo điều kiện để cho họ được trãi nghiệm
thơng qua các tình huống cụ thể.
- Đối với PGD&ĐT: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng các
phòng chức năng, hội trường để tổ chức cuộc họp hiệu quả hơn.
- Với chính quyền địa phương hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc phối hợp
với nhà trường trong việc quản lý và giáo dục học sinh; Giúp đỡ nhà trường
trong việc bảo vệ mơi trường học tập an tồn.
- Hiệu trưởng nhà trường cần triển khai bồi dưỡng nội dung chuyên đề kỹ
năng tổ chức cuộc họp cho tất cả tổ trưởng chuyên môn và các bộ phận trong
nhà trường.
- Mỗi cán bộ giáo viên cần phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, ý
thức tổ chức kỷ luật; nêu cao tinh thần tự giác, tích cực trao đổi, chia sẽ ý kiến
để góp phần cho sự thành cơng của mỗi cuộc họp.
20

download by :



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam– Luật Giáo dục –
2005; Luậtsửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục - 2010.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng
11 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Điều lệ Trường tiểu học (Ban hành kèm theo
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo).
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21
tháng 10 năm 2019 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Phong cách lãnh đạo dành cho Hiệu trưởng
và tuyển tập các mẫu soạn thảo, diễn văn,... (Nhà xuất bản lao động).
7. Nguyễn Kiên Tường và nhóm dịch giả (2004) – Phương pháp lãnh đạo
quản lý nhà trường đạt hiệu quả, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
8. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục TP. Hồ Chí Minh – Tài liệu học tập
bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông – tháng 6 năm 2013.

21

download by :




×