Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

(tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) QUẢN lý CÔNG tác ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG dạy học tại TRƢỜNG TIỂU học LONG hựu ĐÔNG i xã LONG hựu ĐÔNG, HUYỆN cần đƣớc, TỈNH LONG AN năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TP.HỒ CHÍ MINH
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƢỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
MẦM NON VÀ TIỀU HỌC LONG AN NĂM 2021

TÊN TIỂU LUẬN:

QUẢN LÝ CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC LONG HỰU ĐÔNG I
XÃ LONG HỰU ĐÔNG, HUYỆN CẦN ĐƢỚC, TỈNH LONG AN
NĂM HỌC 2021-2022

HỌC VIÊN: ĐẶNG THỊ PHƢƠNG DUNG
ĐƠN VỊ: TRƢỜNG TIỂU HỌC LONG HỰU ĐÔNG 1,
HUYỆN CẦN ĐƢỚC, TỈNH LONG AN.

LONG AN, THÁNG 10/2021

download by :


MỤC LỤC
Nội dung
1. Lý do chọn tiểu luận

Trang
1


1.1. Lý do pháp lý

1

1.2. Lý do lý luận

2

1.3. Lý do thực tiễn

3

2. Phân tích tình hình thực tế về cơng tác ứng dụng Công nghệ thông
tin trong dạy học tại trường Tiểu học Long Hựu Đông 1

4

2.1. Khái quát về Trường Tiểu học Long Hựu Đông 1

4

2.2. Thực trạng công tác ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy

6

2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới và
nâng cao chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học

9


2.4. Kinh nghiệm thực tế những việc đã làm của đơn vị trong công tác
ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học

11

3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong công
việc được giao ở trường Tiểu học Long Hựu Đông 1

13

4. Kết luận và kiến nghị

23

4.1. Kết luận

23

4.2. Kiến nghị

24

5. Tài liệu tham khảo

25

download by :



1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Lý do pháp lý:
Công nghệ thơng tin làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy
phong phú, giúp cho người học chủ động hơn trong q trình học, nó cịn làm thay đổi
phương thức điều hành và quản lí giáo dục. Do tầm quan trọng của công nghệ thông
tin trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, Chính phủ và Bộ Giáo Dục rất quan tâm
đến việc chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường học từ rất sớm.
- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Chỉ thị số 2699/CT- BGDĐT, ngày 8/8/2017 về nhiệm vụ chủ yếu của ngành
giáo dục. Chỉ thị có nêu 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhiệm vụ trọng tâm thứ 5 là:
“Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục” với
một trong số nhiệm vụ cụ thể đó là: “Tăng cường ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong
quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”;
- Công văn số: 3415/BGDĐT-GDTH, ngày 04/09/2020, về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021;
- Công văn số: 4003/BGDĐT-CNTT, ngày 07/10/2020 về việc hướng dẫn
nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học 2020-2021;
- Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ GDĐT, học trên
truyền hình khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
- Công văn số 2399/KH-SGDĐT ngày 14 tháng 9 năm 2021 Sở Giáo dục và
Đào tạo Long An, Kế hoạch số 1317/KH-PGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2021 Phòng
Giáo dục và Đào tạo Cần Đước về tổ chức dạy và học linh hoạt năm học 2021-2022
trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện hiệu quả tổ chức dạy
học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đổi mới quản trị nhà trường
theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tổ chức quản lý và dạy học
trực tuyến theo Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ GDĐT, học
trên truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
- Kế hoạch 176/KH-TH ngày 21 tháng 9 năm 2021 Kế hoạch giáo dục năm

học 2021-2022 của trường tiểu học Long Hựu Đông 1.
1

download by :


1. 2. Lý do lý luận:
- Khái niệm quản lý:
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), quản lý là tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo các yêu cầu nhất định.
Một cách khái quát, có thể hiểu: Quản lý là hoạt động, là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức.
- Khái niệm Cơng nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (Theo Nghị quyết 49/CP về
phát triển cơng nghệ thơng tin của Chính phủ Việt Nam).
- Cơng nghệ thơng tin hiện nay đã có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc
sống hàng ngày của chúng ta từ thương mại đến giải trí và thậm chí cả văn hóa... Ngày
nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng
Internet đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và cộng đồng của chúng ta. Cơng nghệ
thơng tin đã tạo nên một xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể tương tác và liên lạc
với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong nhà trường hiện nay được coi là công cụ
để người giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin cịn là phương tiện để học sinh chiếm lĩnh tri thức. Hoạt
động dạy học là hoạt động trọng yếu của nhà trường nên phải có sự tác động của người
quản lý nhà trường.

- Sự tác động của người quản lý vào công tác ứng dụng Công nghệ thông
tin trong dạy học tại trường giúp cho người giáo viên trong nhà trường xác định rõ
được mục tiêu, thực hiện được hệ thống các biện pháp do hiệu trưởng đề ra, giúp
giáo viên và học sinh ứng dụng Cơng nghệ thơng tin đúng hướng, có hiệu quả. Nó đòi
hỏi hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch, phân bổ hợp lý nguồn lực của nhà
trường, chỉ đạo kịp thời và coi trọng cơng tác kiểm tra. Ngồi ra, hiệu trưởng còn
phải chú trọng đến việc xây dựng các quy định, tạo động lực cho giáo viên thực
hiện…
2

download by :


- Như vậy, Công nghệ thông tin không chỉ đơn thuần là một cơng cụ mà cịn là
một tài sản vô cùng quan trọng của người quản lý nhà trường. Và muốn đạt được kết
quả cao trong công tác quản lý nhà trường, đòi hỏi Hiệu trưởng phải biết ứng dụng
Công nghệ thông tin một cách khoa học và sáng tạo. Do đó, bên cạnh năng lực quản
lý, Hiệu Trưởng cần phải tích cực học tập và tự học để ứng dụng Công nghệ thông tin
vào công tác quản lý nhà trường. Nếu Hiệu trưởng thực hiện việc này đạt hiệu quả thì
khơng chỉ nâng cao chất lượng trong cơng tác quản lý của Hiệu trưởng mà còn nâng
cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
1. 3. Lý do thực tiễn:
Trong những năm qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện
đại của nhà trường cũng được chú trọng. Bên cạnh đó nhà trường khuyến khích giáo
viên tự nghiên cứu học tập nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ Tin học, tự thiết kế
bài giảng điện tử, bài giảng E-Learning, sử dụng được bảng tương tác cũng được tuyên
truyền rộng rãi. Giáo viên cũng nhiệt tình ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong dạy
học. Nhưng từ thực tế nhà trường cho thấy trong các năm học qua dù hiệu trưởng có
quản lý cơng tác ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học nhưng vẫn có nhiều bất
cập như: Hiệu trưởng lên kế hoạch còn lồng ghép với kế hoạch năm học. Sau khi triển

khai Hiệu trưởng giao phó cho Phó hiệu trưởng chỉ đạo suốt năm. Trường tuy có tổ
chức cho giáo viên thao giảng, hội giảng, dự giờ tiết dạy nhưng phịng chức năng chưa
đảm bảo, máy chiếu có lúc sử dụng được, lúc không nên việc giảng dạy của giáo viên
vơ cùng khó khăn: khó khăn khâu lắp ráp, chuẩn bị phòng học, phòng dạy, máy chiếu
thường xuyên bị hỏng; việc đánh giá giáo viên chỉ chú trọng vào tiêu chuẩn bài dạy
chưa đi sâu khai thác kĩ thuật ứng dụng Cơng nghệ thơng tin, chưa mạnh dạn chia sẻ,
góp ý…Nhiều Giáo viên lớn tuổi ngán ngại trong việc sử dụng bài giảng điện tử trong
giảng dạy. Các tiết dạy có ứng dụng Cơng nghệ thơng tin cũng chỉ mang hình thức,
việc sử dụng lên lớp hằng ngày cịn rất hạn chế, đặc biệt là việc dạy học trực tuyến.
Hiệu trưởng chưa có biện pháp nhắc nhở, xử lý hay khen thưởng kịp thời. Chính vì
vậy giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ thơng
tin trong giảng dạy nên rất ít bài giảng thật sự đạt chất lượng. Việc dạy học trực tuyến
trên zoom, Google meet của giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, nhà trường
tập huấn việc thiết kế và sử dụng bảng tương tác cho giáo viên rất ít, vì thế việc sử
dụng phần mềm này càng khó khăn hơn đối với giáo viên. Bên cạnh đó thiết kế bài
3

download by :


giảng và dạy học E-learning là hình thức học trực tuyến qua mạng yêu cầu giáo viên
thiết kế bài giảng dưới dạng học tương tác giữa người học và bài giảng đó. Trên thực
tế nó hồn tồn mới so với giáo viên nhưng chỉ được tổ chức tập huấn một cách sơ sài,
đa số giáo viên còn nhiều lúng túng trong khi thiết kế. Hiện tại đơn vị chỉ có khoảng
8/29 giáo viên đứng lớp biết thực hiện ở mức cơ bản. Đó là những lý do quan trọng và
thiết thực nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quản lý công tác ứng dụng Công nghệ
thông tin trong dạy học tại Trƣờng Tiểu học Long Hựu Đông 1, Xã Long Hựu
Đông, Huyện Cần Đƣớc, Tỉnh Long An, năm học 2021 – 2022” làm tiểu luận nghiên
cứu nhằm hiểu rõ, sâu hơn về cơng tác này trong nhà trường.
2. Phân tích tình hình thực tế về cơng tác ứng dụng Cơng nghệ thông tin

trong dạy học tại trƣờng Tiểu học Long Hựu Đông 1.
2.1. Khái quát về trƣờng Tiểu học Long Hựu Đông 1
2.1.1. Đặc điểm của trƣờng:
Trường tiểu học Long Hựu Đông 1 tọa lạc cạnh tỉnh lộ 826B cách 200m đường
vào Chợ Kinh Nước Mặn thuộc địa bàn xã Long Hựu Đông, vùng hạ của huyện Cần
Đước. Trường Tiểu học Long Hựu Đơng 1 chính thức được thành lập theo Quyết định
số 3519/QĐ-UBND ngày 05/03/2008 của Chủ tịch U ban nhân dân huyện Cần Đước
được tách ra từ trường phổ thông cơ sở Long Hựu Đông. Từ năm học 2010–2011
trường được chuyển sang điểm mới là năm đầu tiên trường được thành lập với biết bao
khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên. Song
bằng sự vận động nội lực cùng sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, của phụ huynh học
sinh và các tổ chức xã hội, nhà trường tuy chưa được bề thế nhưng cũng đã có một
ngôi trường khang trang, sạch đẹp. Chặng đường đi qua đầy khó khăn, thiếu thốn,
nhưng trong những năm qua, thành tích tập thể sư phạm nhà trường gặt hái được thật
là đáng trân trọng và tự hào.
Qua quá trình phấn đấu vượt qua mọi khó khăn chúng ta thấy rõ sự trưởng
thành về mọi mặt của nhà trường. Chính vì vậy, trường đã được công nhận đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 vào thời điểm tháng 12 năm 2012 theo Quyết định số 350/QĐUBND ngày 24/01/2013 của U ban nhân dân tỉnh Long An. Tuy nhiên, trong giai
đoạn từ năm 2017 trở đi, trường cịn thiếu một số tiêu chí như: chưa có đầy đủ các
phịng chức năng nên trường không được công nhận lại danh hiệu trường chuẩn quốc
gia. Và trong năm học 2020-2021 với sự quan tâm của Đảng ủy, UBND huyện đã đầu
4

download by :


tư mạnh mẽ xây dựng đầy đủ phòng học, phòng chức năng và cung cấp cơ sở vật chất
cùng với sự phấn đấu góp sức bằng nội lực của tập thể cán bộ - giáo viên - công nhân
viên nhà trường đến đầu năm 2021 Trường tiểu học Long Hựu Đông 1 đã được công
nhận lại đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, chuẩn quốc gia mức độ 1 theo

điều lệ trường tiểu học.
2.1.2. Về tình hình đội ngũ:
*Tình hình đội ngũ (Thống kê đầu năm học 2021-2022)
Tổng Ban giám
GV
Nhân viên
Trình độ
Trình độ Trình độ
số
hiệu
Chun mơn
tin học Tiếng Anh
39

TS

Nữ

TS Nữ

02

02

30

TS

Nữ


ĐH



TC

A

B

A

B

7

5

30

02

0

32

3

31


1

27

* Tình hình Học sinh( Sĩ số năm học 2021-2022)
Đơn vị tính
Tổng số Lớp 1
Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Số lớp

22

4

4

5

5

4

Học sinh


685

116

114

154

172

129

HS học môn Tin học

455

0

0

154

172

129

HS học môn Tiếng Anh

455


0

0

154

172

129

Trong năm qua: Chi bộ trường nhiều năm liền đạt Trong sạch vững mạnh
Cơng đồn cơ sở trường nhiều năm liền đạt Vững mạnh Xuất sắc.
Chi đoàn trường nhiều năm liền đạt Vững mạnh.
Thư viện trường nhiều năm liền đạt tiên tiến.
Ban giám hiệu trường được đào tạo chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
vững vàng. Đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm trong chun mơn, đạt trình độ chuẩn;
có tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Tập thể ln đồn kết, tơn trọng và
giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức k luật tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc
được giao. 100% giáo viên có chứng chỉ A, B Tin học và Tiếng Anh là điều kiện thuận
lợi để ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy.
2.1.3. Về cơ sở vật chất:
Trường có tổng cộng 22 phịng học văn hóa, Khu 1 có 18 phịng, khu 2 có
5

download by :


4 phịng. T lệ bố trí phịng học/lớp là 1/1. Các phòng học được xây dựng kiên cố
đúng quy cách. Có đầy đủ các phịng hành chánh quản trị, phịng chức năng khá đảm

bảo theo qui định... Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và học
tập của giáo viên, học sinh khá đầy đủ: Nhà trường có 2 máy chiếu, 4 laptop, Sở GDĐT Long An cấp về cho trường 2 bảng tương tác. Phòng tin học được trang bị 20
máy tính, bình qn 2HS/máy. Mỗi phòng của các bộ phận được trang bị 1 đến 2
máy tính. Tuy nhiên máy tính, máy chiếu của trưởng đã xuống cấp nên thường
xuyên hư hỏng.
2.2. Thực trạng việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học tại Trƣờng
Tiểu học Long Hựu Đông 1.
Hiệu trưởng nhận thức được việc ứng dụng Công nghệ thông tin là một nhiệm
vụ quan trọng đối với nhà trường, là một động lực nâng cao tay nghề cho giáo viên, là
biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh, là điều kiện để dạy học linh hoạt,
là cơ hội để quảng bá nhà trường trong thời kì hội nhập. Bên cạnh đó cơ sở vật chất,
trang thiết bị của trường tương đối đầy đủ tạo điều kiện giáo viên thực hiện tốt nhiệm
vụ dạy học của mình. Đặc biệt, trong năm 2021-2022 là năm học ứng phó với đại dịch
Covid-19 nên nhà trường tổ chức hình thức dạy học linh hoạt. Để làm tốt được chức
năng người quản lý Hiệu trưởng phải nắm vững chun mơn, có năng lực quản lý tốt,
thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của người Hiệu trưởng trong nhà
trường từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm trađánh giá. Cụ thể những việc Hiệu trưởng đã làm được và chưa làm được trong trong
từng nội dung như sau:
2.2.1. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý công tác ứng dụng Công nghệ
thông tin trong dạy học:
+ Những việc đã làm được:
Hiệu trưởng phối hợp tốt với Phó hiệu trưởng cùng thực hiện việc xây dựng kế
hoạch đảm bảo dựa trên các chỉ đạo từ các văn bản có liên quan đến việc ứng dụng
Cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy.
Hiệu trưởng có xây dựng kế hoạch về việc quản lý việc ứng dụng Công nghệ
thông tin trong dạy học và triển khai đến toàn thể giáo viên trong Hội nghị cán bộ viên
chức. Trong kế hoạch có nêu được một số chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.
+ Những việc chưa làm được:
6


download by :


Kế hoạch còn lồng ghép chung với kế hoạch năm học chưa tách riêng thành một
kế hoạch cụ thể.
Kế hoạch chưa được bàn bạc kĩ dẫn đến khi đưa ra giáo viên có nhiều tranh
luận về chỉ tiêu, nội dung chưa được rõ ràng, chưa có thời gian thực hiện cụ thể.
Biện pháp thực hiện cịn chung chung chưa có sự cải tiến từ năm này qua năm
khác.
2.2.2 Hiệu trưởng tổ chức thực hiện quản lý công tác ứng dụng Công nghệ
thông tin trong dạy học:
+ Những việc đã làm được:
Hiệu trưởng thành lập được ban cốt cán của trường là những giáo viên năng nổ,
biết về vi tính có kinh nghiệm giảng dạy. Đây là lực lượng hỗ trợ Hiệu trưởng rất
nhiều trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ đã chú ý tới việc phân bổ giáo viên cốt cán
vào các tổ sao cho đều nhau. Mỗi tổ đều có ít nhất 2-3 giáo viên trẻ có khả năng ứng
dụng Công nghệ thông tin tốt để nhằm giúp giáo viên lớn tuổi thiết kế tiết dạy.
Hiệu trưởng còn triển khai kế hoạch đến Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm
kêu gọi sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh cũng như các mạnh thường quân trong việc xã
hội hóa.
+ Những việc chưa làm được:
Hiệu trưởng chưa tổ chức được nhiều buổi tập huấn cho giáo viên về cách sử
dụng các phần mềm như: cách khắc phục lỗi khi soạn bài giảng trên Poworpoint, soạn
bài giảng trên bảng tương tác, thiết kế bài giảng E-learning, áp dụng phần mềm cho
điểm hay báo cáo điểm, cách tạo và dạy lớp học trực tuyến, …
Hiệu trưởng chưa có biện pháp chỉ đạo các tổ để phối hợp cùng thi đua trong
việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin, chưa có hình thức khen thưởng, nhắc nhở kịp
thời.
2.2.3. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý công tác ứng dụng

Công nghệ thông tin trong dạy học:
+ Những việc làm được:
Hiệu trưởng có theo dõi việc thực hiện, chỉ đạo cho Phó hiệu trưởng chun
mơn và các tổ trưởng cùng lên kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.
7

download by :


Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức dạy học trực tuyến, các phong trào trong hội thi
đổi mới phương pháp cấp trường chào mừng ngày 20/11, hội thi giáo viên chủ nhiệm
giỏi cấp trường. 100% giáo viên dạy học trực tuyến. Trong năm qua, trường có 12
giáo viên đạt giải cấp trường, 3 giáo viên đạt giải cấp huyện về thi giáo án E-leaning,
84 tiết dạy bằng bài giảng điện tử. Hiệu trưởng cũng trực tiếp là giám khảo trong các
hội thi.
Hiệu trưởng tham gia vào các lớp học trực tuyến, chỉ đạo qua mỗi tiết dạy, rút
kinh nghiệm, đánh giá tiết dạy.
Hiệu trưởng động viên giáo viên lớn tuổi tham gia đầy đủ các hội thi để nắm bắt
thêm kiến thức, kĩ năng về ứng dụng Công nghệ thông tin.
+ Những việc chưa làm được:
Hiệu trưởng chưa có kế hoạch chỉ đạo các tiết dạy ứng dụng Công nghệ thông
tin phải được sử dụng thường xuyên mà chỉ tập trung vào các hội thi nên chưa phát
huy tính tự nguyện, tự giác của giáo viên phần lớn làm là để đối phó. Mặt khác do sử
dụng nhiều cùng một thời gian, máy tính hay máy chiếu khơng đủ sử dụng hoặc hư
hỏng phải mất thời gian sửa chữa.
Hiệu trưởng không phân công cụ thể trách nhiệm cho bộ phận nào quản lý thiết
bị trình chiếu, chính vì vậy máy được sử dụng nhiều mà khơng có người bảo quản dẫn
đến hư hỏng, lãng phí giá trị sử dụng.
2.2.4. Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện quản lý công tác ứng dụng
Công nghệ thông tin trong dạy học:

+ Những việc đã làm được:
Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra việc bảo quản trang thiết bị giảng dạy 2 lần/năm
Đánh giá được năng lực giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, theo văn bản hướng
dẫn của cấp trên.
+ Những việc chưa làm được:
Hiệu trưởng có kiểm tra nhưng khơng thường xun, có tham gia dự giờ giáo
viên nhưng chưa đầy đủ đối với tất cả giáo viên nên việc đánh giá các tiết dạy Hiệu
trưởng chưa nắm hết trình độ giáo viên trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong
giảng dạy.
Ban giám khảo hội thi chỉ đánh giá tiết dạy dựa trên tiêu chí nội dung bài dạy
chưa đi sâu rút kinh nghiệm về kĩ thuật thiết kế bài giảng. Khi nhận xét còn chung
8

download by :


chung chưa rút kinh nghiệm ưu- khuyết điểm từng giáo viên để họ thấy ưu điểm- hạn
chế của mình mà phát huy hay sửa chữa. Hiệu trưởng chưa tổ chức sơ kết- tổng kết ở
mỗi giai đoạn về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.
Việc kiểm tra – đánh giá của Hiệu trưởng chủ yếu qua các báo cáo số liệu của
Phó hiệu trưởng, chưa phân tích sâu vào khả năng ứng dụng và phát triển Công nghệ
thơng tin trong nhà trường.
Hiệu trưởng chưa có hình thức khen thưởng xứng đáng với những giáo viên đã
làm tốt. Còn với giáo viên chưa vận dụng được ứng dụng Công nghệ thông tin trong
giảng dạy chỉ nhắc nhở rất hình thức dẫn đến giáo viên khơng có sự cầu tiến.
2. 3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để ứng dụng Công
nghệ thông tin trong dạy học tại Trƣờng Tiểu học Long Hựu Đông 1, Xã Long Hựu
Đơng, Huyện Cần Đƣớc, Tỉnh Long An.
Trong q trình nghiên cứu đề tài và thông qua thực tế của đơn vị, tôi thấy rằng
“Quản lý công tác ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Tiểu học

Long Hựu Đơng 1, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An” có những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức sau:
*Về điểm mạnh:
- Hiệu trưởng có nhiều tâm huyết trong cơng tác ứng dụng Công nghệ thông
tin trong dạy học, luôn tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận với Công nghệ thơng tin.
- Lập được kế hoạch quản lí ứng dụng Công nghệ thông tin (lồng ghép với kế
hoạch năm học) trong giảng dạy, chỉ đạo, phân cơng rõ ràng, có kế hoạch kiểm tra
việc thực hiện của cấp dưới.
- Hiệu trưởng thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên tự nâng cao
trình độ giảng dạy qua việc tham khảo bài giảng trên mạng hoặc học hỏi từ đồng
nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Hiệu trưởng có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và phụ huynh
học sinh nên thuận tiện cho việc vận động đầu tư cơ sở vật chất công nghệ thông tin
cho trường.
-100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn. 100% giáo viên có trình độ Tin
học và Tiếng Anh A-B là điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin
trong dạy học.
9

download by :


- Đa số giáo viên trong đơn vị có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình và tận
tâm với nghề, có tinh thần trách nhiệm, hết lịng chăm lo cho các em học sinh, một số
giáo viên rất tâm đắc với việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.
- Đa số học sinh chăm, ngoan, tích cực học tập trong các tiết ứng dụng Cơng
nghệ thơng tin, có điều kiện tiếp cận Cơng nghệ thơng tin, tích cực tham gia lớp học
trực tuyến.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy của giáo viên và việc học
của học sinh tương đối đầy đủ.

*Về điểm yếu:
- Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học chưa tách riêng ra khỏi
kế hoạch năm học, kế hoạch của tổ chuyên môn.
- Chất lượng của các bài giảng điện tử chưa được chú trọng, còn mang tính hình
thức, sơ sài, chỉ quan tâm đến số lượng tiết dạy.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế:
phịng chức năng chưa đủ điều kiện; máy chiếu, máy tính phục vụ giảng dạy thường
xuyên hư hỏng.
- Hiệu trưởng chưa đánh giá thường xun để có các hình thức tun dương,
khen ngợi giáo viên thực hiện tốt; động viên, nhắc nhở, giúp đỡ kịp thời đối với những
giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy chưa tốt.
- Hiệu trưởng chưa tổ chức được nhiều buổi tập huấn các phần mềm giảng dạy
nên đôi khi giáo viên soạn và dạy còn nhiều lúng túng.
- Một bộ phận giáo viên lớn tuổi ngại ứng dụng Công nghệ thông tin trong
giảng dạy, nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ
thông tin trong giảng dạy.
- Trình độ giáo viên cịn hạn chế trong việc tiếp cận các phần mềm giảng dạy
mới như: Sử dụng bảng tương tác, thiết kế bài giảng E-learning, trình chiếu
Powerpoint, dạy học trực tuyến… Một số giáo viên không thường xuyên tiếp xúc với
máy nên vẫn còn hạn chế về kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Một số học sinh có hồn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên việc
trang bị máy vi tính, internet, điện thoại thơng minh phục vụ việc ứng dụng Công nghệ
thông tin trong học tập của các em còn nhiều hạn chế.
10

download by :


- Hiệu trưởng chưa thành lập được tổ hỗ trợ ứng dụng Công nghệ thông tin
trong dạy học ở đơn vị để tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên trong q trình thực

hiện việc soạn giảng ứng dụng Cơng nghệ thơng tin, chưa có nhân viên sửa chữa máy
nên mỗi khi máy hư phải chờ đợi người đến sửa khá lâu.
*Về cơ hội:
- Đảng và Nhà nước có những chủ trương, văn bản chỉ đạo kịp thời trong việc
đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và giáo dục. Đó cũng
điều kiện thuận lợi rất lớn cho nhà trường trong công tác triển khai ứng dụng Công
nghệ thông tin.
- Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển một số phụ huynh nhận thức được
tầm quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy nên việc xã
hội hóa đầu tư cơ sở cho trường khá thuận lợi.
- Hằng năm nhà trường được cấp sở, cấp phòng đầu tư xây thêm cơ sở vật chất,
cấp thêm cho một số phương tiện hiện đại nhằm phục vụ cho việc đổi mới trong ứng
dụng Công nghệ thông tin.
- Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tiếp cận với Công nghệ thông
tin trong học tập của con em.
*Về thách thức:
- Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ khâu triển khai đến khâu thực hiện
còn chậm. Kinh phí cho nhà tự chủ nhưng cịn q hạn chế nên trường khơng đủ để
trang bị thêm máy móc hiện đại.
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tình hình kinh tế của xã Long Hựu Đơng
gặp nhiều khó khăn, đời sống của một số người dân cũng còn nhiều thiếu thốn sẽ ảnh
hưởng đến việc tham mưu cũng như xã hội hóa của nhà trường về kinh phí hổ trợ.
- Một vài cha mẹ học sinh là công nhân hoặc nơng dân nên khơng có nhiều thời
gian theo dõi việc học của con em mình. Kinh tế ở một số gia đình cịn có phần hạn
chế nên chưa thể trang bị cho các em máy vi tính hay điện thoại thông minh để theo
học lớp học trực tuyến, Violympic Toán, Tiếng Anh tại nhà.
2.4. Kinh nghiệm thực tế về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng
dạy của trƣờng Tiểu học Long Hựu Đông 1.
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã phối hợp với Phó hiệu trưởng, tổ trưởng
chuyên môn lên kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy và triển khai

11

download by :


trước Hội đồng sư phạm trong kế hoạch năm học để lấy ý kiến đóng góp cho phù hợp
với đặc điểm tình hình của trường nhất là trong tình hình ứng phó với dịch bệnh
Covid-19. Vì vậy, trong năm học qua, ở đơn vị giáo viên ứng dụng Công nghệ thông
tin trong giảng dạy đạt kết quả khá cao cụ thể:
- Giáo viên tạo được cho mình địa chỉ gmail riêng, Hiệu trưởng chỉ đạo Phó
hiệu trưởng triển khai, tập huấn cho giáo viên cách tạo hợp thư, tạo Zalo, tạo Gmail
nhận và gửi thư. Nhờ vậy đến nay việc trao đổi thông tin giữa nhà trường và giáo viên,
việc báo cáo kết quả của giáo viên đến chuyên môn trường đều được thực hiện nhanh
chóng và tiện lợi.
- 100% giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính. Nhưng còn một vài giáo viên
lợi dụng việc này sao chép giáo án của đồng nghiệp, bộ phận chuyên môn đã nhắc nhở
sau những lần kiểm tra, điều chỉnh lệch lạc đó theo hướng tích cực.
- 100% giáo viên dạy học trực tuyến, 100% giáo viên đứng lớp điều đăng kí và
giảng dạy bằng bài giảng điện tử. Đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của
việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy. Bên cạnh đó trình độ của giáo
viên chưa đủ để xử lý mỗi khi máy vi tính hay máy chiếu gặp vấn đề về kĩ thuật.
Những bài giảng đa số được tải trên mạng về chưa qua chỉnh sửa nhiều, giáo viên còn
lạm dụng nhiều về hình ảnh, tư liệu, âm thanh…Ví dụ: Màu sắc thiết kế quá sặc sở,
font chữ không phù hợp… Với những sai lầm trên, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng
cùng tổ chun mơn xây dựng góp ý, chỉnh sửa, khuyến khích giáo viên học tập nâng
cao trình độ tin học, tự thiết kế bài soạn.
- Việc phát động cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning trường cũng gửi về
Phịng Giáo dục và Đào tạo dự thi ít nhất 3 bài giảng. Kết quả có một bài giảng đạt
giải nhì, 2 bài giảng đạt giải 3 cấp huyện. Với thành công này, phần lớn nhờ công giáo
viên nhưng cũng phải kể đến sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện hết mực từ phía

lãnh đạo nhà trường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho những năm học tiếp theo nhà
trường sẽ có nhiều bài giảng tham gia dự thi hơn nữa.
- Đầu năm học 2021 – 2022 nhà trường đã sửa chữa và đã lập bảng đề nghị xin
cấp trên thêm 1 bảng tương tác, 4 máy tính để phục vụ cho cơng tác giảng dạy. Trong
năm học qua trường cũng đã tổ chức được một số tiết dạy trên bảng tương tác.
- Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong các phần mềm lưu điểm hay đánh
giá học sinh cũng giúp giáo viên đỡ mất thời gian, thực hiện dễ dàng hơn. Chuyên
12

download by :


mơn trường cũng nhờ các ứng dụng này mà có kho bài giảng, ngân hàng đề thi phục
vụ hằng năm. Công nghệ thông tin cũng giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập có
điều kiện làm quen với các phương tiện dạy học hiện đại.
- Trước tình hình nêu trên vấn đề đặt ra là bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng
về Công nghệ thông tin cho giáo viên là hết sức cấp thiết. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa
việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học để tạo sự chuyển biến tích cực trong
nhận thức của giáo viên và giúp giáo viên thấy được ích lợi của việc ứng dụng Công
nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại phục
vụ trong việc dạy học. Tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, cha
mẹ học sinh, mạnh thường quân để có kinh phí hổ trợ điện thoại thơng minh, sim 3G,
4G giúp những em có hồn cảnh khó khăn đủ điều kiện học trực tuyến trong việc dạy
học linh hoạt ứng phó với đại dịch Covid-19.
Hơn nữa, sau khi được học lớp cán bộ quản lý, tôi được quý thầy cô truyền đạt
cho những kiến thức về công tác quản lý khá bổ ích. Bản thân tơi nhận thấy rằng muốn
nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao tay nghề cho mỗi giáo viên. Vì vậy,
cơng tác quản lý nhà trường là rất quan trọng. Đặc biệt, Hiệu trưởng phải xây dựng
được mạng lưới ứng dụng Công nghệ thông tin đồng bộ trong nhà trường. Muốn được

như vậy Hiệu trưởng phải là người đầu tiên ứng dụng Công nghệ thông tin một cách
nhuần nhuyễn, khoa học trong cơng tác quản lý nhà trường.
- Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế trong quản lý cơng tác ứng dụng Công
nghệ thông tin trong dạy học mà Hiệu trưởng cần khắc phục như: Kế hoạch đề ra chưa
cụ thể còn lồng ghép trong kế hoạch năm học, chưa phân công công việc cụ thể cho
từng thành viên; Công tác chỉ đạo, khuyến khích, động viên giáo viên trong dạy học
chưa đồng nhất; Cơng tác xã hội hóa giáo dục, tìm sự đầu tư về máy móc để phục vụ
cơng tác ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học chưa được chú trọng; Một số
giáo viên chỉ chú ý đến nội dung giảng dạy trên lớp còn các kĩ năng, kĩ thuật khác
chưa thực sự quan tâm.
3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong “Quản lý công
tác ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học tại Trƣờng Tiểu học Long Hựu
Đông 1, Xã Long Hựu Đông, Huyện Cần Đƣớc, Tỉnh Long An, năm học
2021 – 2022”.
13

download by :


Dựa trên tình hình thực tiễn của đơn vị và các văn bản hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học 2021-2022, cùng với những kiến thức mà bản thân đã được tiếp thu
trong quá trình học tập và đi thực tế, tôi xây dựng kế hoạch hành động về ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học tại trường Tiểu học Long Hựu Đông 1 như sau:
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NĂM HỌC 2021-2022
(Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022)
STT

TÊN CÔNG
VIỆC


CÁC YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN
Kết quả/mục tiêu
cần đạt;
Người/đơn vị
thực hiện;

1

Thành lập Ban
chỉ đạo thực hiện
ứng dụng Công
nghệ thông tin
trong dạy học

- Chỉ đạo, đôn đốc việc ứng dụng
Công nghệ thông tin trong dạy hoc,
Nâng cao hiệu quả quản lý
- Hiệu trưởng,

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);

- Phó hiệu trưởng, Bí thư chi Bộ,
Chủ tịch cơng đồn, Tổ trưởng.

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

- Văn bản hướng dẫn.

- Tài liệu.
- Thời gian thực hiện: Đầu tháng 9
năm 2021.

Cách thực hiện;

- Họp liên tịch để thống nhất thành
phần Ban chỉ đạo.
- Ra quyết định thành lập Ban chỉ
đạo, triển khai quyết định.

Dự kiến những rủi ro,
khó khăn khi thực hiện;
biện pháp khắc phục
khó khăn, rủi ro…

- Một vài thành viên có thể từ chối.
Biện pháp: vận động, thuyết phục
nêu ưu điểm của người được giao
nhiệm vụ. Chọn lựa người có đủ
năng lực, điều kiện để đưa vào Ban
chỉ đạo để hạn chế tối thiểu sự thay
đổi vị trí.

14

download by :


Kết quả/mục tiêu

cần đạt;
Người/đơn vị
thực hiện;

Xây dựng kế
hoạch ứng dụng
Công nghệ thơng
tin trong dạy học
(tách rời kế
hoạch năm học)

2

- Có kế hoạch ứng dụng Công nghệ
thông tin trong giảng dạy cụ thể, rõ
ràng, thời gian phù hợp, hoàn chỉnh
để áp dụng suốt năm học.
- Hiệu trưởng,

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);

- Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng
chun mơn và các Giáo viên Thư
viện- thiết bị, kế toán, thủ quỹ.

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);


- Dựa vào các công văn hướng dẫn
cấp trên
- Thời gian thực hiện: Giữa tháng
9/2021

Cách thực hiện;

- Hiệu trưởng làm dự thảo gởi đến
tập thể. Tập thể thảo luận đóng góp,
bổ sung.
- Hiệu trưởng hoàn chỉnh kế hoạch.

Dự kiến những rủi ro, - Có nhiều ý kiến khác nhau
khó khăn khi thực hiện; Biện pháp: Hiệu trưởng thống nhất
biện pháp khắc phục theo đa số.
khó khăn, rủi ro…

3

Rà sốt trình độ
thực về ứng dụng
Công nghệ thông
tin của cán bộ
giáo viên khi
thực hiện
kế hoạch

Kết quả/mục tiêu
cần đạt;
Người/đơn vị

thực hiện;

- 100% Giáo viên, thành thạo trong
soạn giảng và thực hành dạy ứng
dụng Công nghệ thông tin
- Hiệu trưởng

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);

- Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chun
mơn

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

- Các văn bằng, kiến thức của giáo
viên.
- Thời gian: 1/10 đến 15/10

15

download by :


Cách thực hiện;

- Hiệu trưởng chỉ đạo P. hiệu trưởng
kết hợp tổ chuyên môn khảo sát kiến

thức thực sự của cán bộ giáo viên về
ứng dụng Công nghệ thông tin.

Dự kiến những rủi ro, - Một vài giáo viên ứng dụng Cơng
khó khăn khi thực hiện; nghệ thơng tin chưa thành thạo
biện pháp khắc phục
Biện pháp: Hiệu trưởng nhắc nhở
khó khăn, rủi ro…
giáo viên học hỏi kinh nghiệm đồng
nghiệp, học thêm trên mạng.
Kết quả/mục tiêu
cần đạt;
Người/đơn vị
thực hiện;

4

Triển khai kế
hoạch ứng dụng
Công nghệ thông
tin trong dạy học

- Tất cả cán bộ, Giáo viên, nhân
viên nắm được kế hoạch ứng dụng
Công nghệ thông tin trong dạy học
để thực hiện
- Hiệu trưởng

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);


- Phó hiệu trưởng, Tổ khối trưởng

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

- Kế hoạch đã lập
- Thời gian: 23/10/2021
- Kinh phí photo kế hoạch 200.000
đồng

Cách thực hiện;

- Hiệu trưởng triển khai trong cuộc
họp hội đồng đầu năm.
- Phó hiệu trưởng triển khai trong
cuộc họp chuyên môn.
- Tổ khối trưởng triển khai trong
cuộc họp tổ.

Dự kiến những rủi ro,
- Một vài Giáo viên vắng họp
khó khăn khi thực hiện;
Biện pháp: triển khai bằng văn bản
biện pháp khắc phục
đến từng Giáo viên.
khó khăn, rủi ro…
16


download by :


Kết quả/mục tiêu
cần đạt;
Người/đơn vị
thực hiện;

5

Nâng cao nhận
thức cho giáo
viên về tầm quan
trọng của việc
ứng dụng Công
nghệ thông tin
trong dạy học.

- 100% Giáo viên nhận thức về tầm
quan trọng của việc ứng dụng Công
nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Hiệu trưởng.

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);

- Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun
mơn, chi bộ, cơng đồn.

Điều kiện thực hiện

(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

- Các văn bản chỉ đạo.
- Thời gian thực hiện: trong suốt
năm học.

Cách thực hiện;

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng triển
khai đến các bộ phận và Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
- Chi bộ triển khai đến Đảng viên,
cơng đồn triển khai trong cơng
đồn viên, tổ khối trưởng triển khai
trong thành viên của tổ.

- Một số cán bộ Giáo viên nhân viên
Dự kiến những rủi ro, cố tình khơng nhận thức về tầm
khó khăn khi thực hiện; quan trọng của việc ứng dụng Công
biện pháp khắc phục nghệ thơng tin trong dạy học.
khó khăn, rủi ro…
Biện pháp: Hiệu trưởng đưa vào
tiêu chí xét thi đua cuối năm.

Kết quả/mục tiêu
cần đạt;

- 100% giáo viên biết cách soạn trên
Word, biết dạy học trực tuyến, biết

cách thiết kế bài giảng Powerpoint.
- Trên 85% giáo viên biết sử dụng
được bảng tương tác và trên 50%
Giáo viên biết thiết kế bài giảng
E-learning, có bài gửi dự thi cấp
huyện, tỉnh trong năm học này.

17

download by :


6

Tập huấn các kỹ
năng phổ biến
trong soạn bài
trên Word,
Powerpoint, dạy
học trực tuyến sử
dụng bảng tương
tác và kỹ năng
thiết kế bài giảng
E-learning

Người/đơn vị
thực hiện;

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,
Giáo viên tin học, Giáo viên có trình

độ tin học giỏi.

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);

- Nhân viên Thư viện- thiết bị, kế
tốn, thủ quỹ.

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

- Tài liệu tập huấn, phịng máy có
nối mạng, 1 máy chiếu.
- Chi phí 2.000.000 đồng phục vụ
cơng tác tập huấn (bánh, nước, bồi
dưỡng Giáo viên tin học và GV hỗ
trợ, photo tài liệu).
- Ngày 26 tháng10 năm 2021.

Cách thực hiện;

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng kết
hợp Giáo viên tin học và Giáo viên
giỏi tin học soạn nội dung tập huấn.
- Phó hiệu trưởng thơng báo thời
gian, địa điểm tập huấn tại phòng
máy của trường.
- Giáo viên tin học hướng dẫn phần
lí thuyết kết hợp thực hành trên máy.

- Giáo viên tin học, Giáo viên giỏi
tin học hỗ trợ Giáo viên thực hành.

- Cúp điện.
Biện pháp: chạy máy phát điện.
Dự kiến những rủi ro, - Mất tài liệu tập huấn.
khó khăn khi thực hiện;
Biện pháp: phơtơ tài liệu thành
biện pháp khắc phục nhiều bảng.
khó khăn, rủi ro…
- Máy trục trặc, không đủ máy Giáo
viên thực hành.
Biện pháp: hai Giáo viên sử dụng
chung một máy.
18

download by :


Kết quả/mục tiêu
cần đạt;
Người/đơn vị
thực hiện;
Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);

7

Phát động thi đua
đổi mới phương

pháp giảng dạy
theo hướng ứng
dụng Cơng nghệ
thơng tin.

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

Cách thực hiện;

- Giáo viên có thêm kĩ năng nhờ
vào việc soạn giảng và sử dụng
nhiều tiết dạy có ứng dụng Cơng
nghệ thơng tin trong dạy học
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,
- Tổ khối trưởng, tất cả giáo viên
dạy lớp. Giáo viên thư viện, thiết bị,
kế toán, thủ quỹ.
- Máy tính, máy chiếu, bảng tương
tác, phịng học mỗi lớp.
- Kinh phí tổ chức: 3.5000.000đồng
Thời gian 1/11/2021 đến 20/11/2021
- Hiệu trưởng kết hợp Phó hiệu
trưởng và Cơng đồn lên kế hoạch
phát động thi đua tiết dạy tốt có ứng
dụng Cơng nghệ thơng tin. Bắt buộc
bài giảng trình chiếu và khuyến
khích bài giảng trên bảng tương tác.
Phó hiệu trưởng cùng Tổ trưởng lên

lịch các tiết dạy, sắp xếp sao cho
không chồng chéo nhau.
- Hiệu trưởng thành lập ban giám
khảo và tham gia dự giờ xuyên suốt.
- Sau mỗi tiết dạy nhận xét, đánh giá
rút kinh nghiệm ngay và chú ý đóng
góp về kĩ năng sử dụng Cơng nghệ
thơng tin. Tổng kết trao thưởng giáo
viên đoạt giải.

19

download by :


- Giáo viên lớn tuổi không tham gia.
Biện Pháp: Động viên, giúp đỡ.
- Máy bị trục trặc
Biện pháp: phân công người bảo
quản, báo cáo kịp thời khi máy có sự
Dự kiến những rủi ro, cố.
khó khăn khi thực hiện; - Cúp điện
biện pháp khắc phục
Biện pháp: Dời ngày dạy cho giáo
khó khăn, rủi ro…
viên.
- Hiệu trưởng đi cơng tác khơng dự
đầy đủ.
Biện pháp: Hiệu trưởng xem lại
phiếu dự giờ của các giám khảo

khác

8

Tăng cường
trang bị máy
tính, máy chiếu
để giáo viên có
đủ máy ứng dụng
Cơng nghệ thơng
tin trong
dạy học.

Kết quả/mục tiêu
cần đạt;

- Giáo viên có máy để ứng dụng
Cơng nghệ thơng tin trong dạy học.
- Bổ sung thêm một máy chiếu, 03
laptop.

Người/đơn vị
thực hiện;

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chủ
tịch cơng đồn.

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);


- Kế tốn, thủ quỹ, Ban đại diện cha
mẹ học sinh, mạnh thường quân,
chính quyền địa phương, Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện.

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

- Mua sắm máy từ tháng 02/2022
đến tháng hết tháng 3/2022.

Cách thực hiện;

- Hiệu trưởng, kế tốn dự tính chi
tiêu nội bộ năm 2022, có kế hoạch
tiết kiệm các khoản chi tiêu trong
năm 2022.

20

download by :


- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chủ
tịch Cơng đồn tăng cường cơng tác
xã hội hóa giáo dục.
- Hiệu trưởng tham mưu Phịng Giáo
dục và Đào tạo và thơng qua Ban đại
diện cha mẹ học sinh, mạnh thường

quân kết hợp với chính quyền địa
phương để xin kinh phí
- Khó chi tiêu tiết kiệm vì phát sinh
mua sắm nhiều.
Dự kiến những rủi ro,
Biện pháp: mua sắm những gì thật
khó khăn khi thực hiện; sự cần thiết.
biện pháp khắc phục - Công tác xã hội hóa giáo dục
khó khăn, rủi ro…
khơng thành cơng.
Biện pháp: Đề xuất xin kinh phí từ
Phịng Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả/mục tiêu
cần đạt;

9

Kiểm tra, nhận
xét, đánh giá, rút
kinh nghiệm
công tác ứng
dụng Công nghệ
trong dạy học.

- Nêu ưu khuyết điểm của từng
thành viên sau kiểm tra. Tập thể giáo
viên trường tự rút kinh nghiệm, chia
sẻ lẫn nhau để hoàn thiện bản thân

Người/đơn vị thực hiện


- Hiệu trưởng

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);

- Thành viên Ban chỉ đạo, tất cả
giáo viên trong trường

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

- Kế hoạch thực hiện
- Biên bản các lần kiểm tra
- Tháng 04/2022

Cách thực hiện;

- Hiệu trưởng kết hợp với Phó hiệu
trưởng và tổ trưởng các tổ chun
mơn trực tiếp kiểm tra (có biên bản)
- Phó hiệu trưởng lập báo cáo bằng
văn bản gửi lên Hiệu trưởng

21

download by :



- Không đủ thời gian để kiểm tra
Dự kiến những rủi ro,
100% giáo viên trong trường
khó khăn khi thực hiện;
Biện pháp: Phân công cụ thể đến
biện pháp khắc phục
từng thành viên trong Ban chỉ đạo
khó khăn, rủi ro…
thực hiện kiểm tra, thời gian cụ thể.
Kết quả/mục tiêu
cần đạt;
Người/đơn vị
thực hiện;

10

Tổng kết việc
ứng dụng Công
nghệ thông tin
trong dạy học.

- Đánh giá tình hình thực hiện ứng
dụng Cơng nghệ thơng tin trong dạy
học qua một năm học.
- Hiệu trưởng

Người/đơn vị phối hợp
thực hiện (nếu có);

- Phó hiệu trưởng, tồn thể cán bộ,

giáo viên, nhân viên, Ban đại diện
cha mẹ học sinh, Phòng Giáo dục và
Đào tạo.

Điều kiện thực hiện
(kinh phí, phương tiện,
thời gian thực hiện);

- Tháng 05/2022

Cách thực hiện;

- Hiệu trưởng tổng hợp các báo cáo
- Đánh giá kết quả đạt được trong
năm, tuyên dương khen thưởng giáo
viên thực hiện tốt, phê bình đối với
giáo viên khơng thực hiện.
- Báo cáo PGD&ĐT Ban đại diện
cha mẹ học sinh về việc mua sắm
trang thiết bị, số máy còn sử dụng
tốt, số máy hư hỏng nặng để có kế
hoạch bổ sung cho năm học sau.

Dự kiến những rủi ro, - Các bộ phận Báo cáo chưa đúng
khó khăn khi thực hiện; thời gian.
biện pháp khắc phục
Biện pháp: Hiệu trưởng nhắc nhở.
khó khăn, rủi ro…
22


download by :


4. Kết luận và kiến nghị:
4.1 Kết luận:
Quản lí cơng tác ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học cũng là một nhiệm
vụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lí của người hiệu trưởng. Cũng như
các cơng tác quản lí khác, quản lí việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin vào dạy học nói
chung và ở bậc Tiểu học nói riêng cũng phải tuân theo quy trình quản lí với đầy đủ
các chức năng quản lí từ việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đến kiểm tra
đánh giá kết quả để kịp thời điều chỉnh những sai sót, hạn chế cịn vướng phải.
Với mục đích nhằm nâng cao quản lí việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong
dạy học ở trường Tiểu học Long Hựu Đông 1, tiểu luận đã dựa trên cơ sở pháp lí, cơ
sở lí luận và thực tiễn của quản lí ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong dạy học.
Tiểu luận đã đánh giá được thực trạng của công tác quản lí Cơng nghệ thơng tin
trong dạy học ở trường như thực trạng về cơ sở vật chất, về đội ngũ, về quản lí…
Tiểu luận cũng chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong
công tác quản lí ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong dạy học.
Tổ chức thực hiện ở các tổ, khối về đổi mới phương pháp dạy học theo ứng
dụng Công nghệ thông tin trong dạy học. Tổ chức đánh giá, rút kinh ngiệm.
Trên cơ sở đó tiểu luận cũng đã xây dựng được kế hoạch hành động của việc
quản lí ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học như: Quán triệt các văn bản của
ngành có liên quan đến việc quản lí ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học. Mua
sắm trang thiết bị để phục vụ cho công tác ứng dụng Công nghệ thông tin. Xây dựng
kế hoạch hoạt động vào dạy học năm 2021-2022.
Bên cạnh đó hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc ứng dụng Công nghệ
thông tin trong quản lý, phải là tấm gương luôn luôn học hỏi, luôn luôn đổi mới, phải
tạo động lực thúc đẩy giáo viên làm việc hiệu quả, luôn động viên khuyến khích tạo
cơ hội thật tốt để giáo viên tham gia. Phát triển Công nghệ thông tin trong trường học
cũng chính là điều kiện để phát triển mục tiêu giáo dục của nhà trường. Nó cũng là

cầu nối để giáo dục nước nhà bắt kịp các nền giáo dục trên thế giới. Tóm lại, việc ứng
dụng Cơng nghệ thơng tin trong dạy học địi hỏi phải có nguồn nhân lực, có sự đồng
thuận và đầu tư về cơ sở vật chất nhất định, bên cạnh tầm nhìn và tâm huyết của hiệu
trưởng để làm tốt việc “Quản lý công tác ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy
học tại trƣờng Tiểu học Long Hựu Đông 1 năm học 2021 – 2022.
23

download by :


×