Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) NÂNG CAO kỹ NĂNG đàm PHÁN của HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG mầm NON HOA SEN, THÀNH PHỐ vị THANH, TỈNH hậu GIANG năm học 2021 – 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.88 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƯỠNG CBQL TRƯỜNG MẦM NON,
PHỔ THÔNG

TÊN TIỂU LUẬN:
NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN, THÀNH
PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
NĂM HỌC 2021 – 2022

HỌC VIÊN: TRẦN THỊ XUÂN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN

HẬU GIANG, THÁNG 10 / 2021

download by :


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

`1

Lý do chọn chủ đề tiểu luận



1

1.1

Lý do pháp lý

1

1.2

Lý do lý luận

2

1.3

Lý do thực tiễn

4

Thực trạng về kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường mầm

4

2

non Hoa Sen – Tp Vị thanh – Tỉnh Hậu Giang.
2.1


Khái quát về tình hình nhà trường

4

2.2

Thực trạng kỹ năng đàm phán của hiệu trưởng trường mầm non

5

Hoa Sen
2.3

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới nâng

8

cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng tại trường mầm non Hoa
Sen
2.4

Kinh nghiệm thực tế của bản thân về vận dụng kỹ năng đàm phán

10

trong nhà trường
3

Kế hoạch hành động về nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu


12

trưởng trường mầm non Hoa Sen trong thời gian tới.
4

Kết luận và kiến nghị

21

Tài liệu tham khảo

23

download by :


1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1 Lý do pháp lí
Căn cứ nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của chính
phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục
và đào tạo.
Căn cứ luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019
Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo thông tư số 52/2020/TTBGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
1. Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các qui
định của Bộ giáo dục và đào tạo, đảm bảo phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.
2. Tổ chức việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6
tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo
ban hành.

3. Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên, để thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
4. Thực hiện các hoạt động về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng
giáo dục theo qui định. Công bố, công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo
dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục.
5. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm, giải trình của nhà trường trong quản lý
hoạt động giáo dục.
6. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức
giáo dục hịa nhập cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện
phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện
hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức
hoạt động giáo dục theo phân cơng của cấp có thẫm quyền.
1

download by :


7. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo qui định của pháp luật;
xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
8. Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc
trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em.
9. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các
hoạt động phù hợp trong cộng đồng.
10. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
Ngoài các năng lực chuyên môn, năng lực quản lý giáo viên, nhân viên…thì
kỹ năng đàm phán là kỹ năng cần phải có để hiệu trưởng giải quyết có hiệu quả
các vấn đề nảy sinh trong quản lý và giúp cho hiệu trưởng thực hiện tốt mục tiêu

giáo dục đề ra của nhà trường.
1.2. Lý do về lý luận
Đàm phán là một hoạt động cơ bản của con người. Tất cả chúng ta đều đã,
đang và sẽ trãi qua những cuộc đàm phán với bạn bè, gia đình, người thân, đồng
nghiệp, đối tác… và con người luôn đàm phán ngay cả khi họ khơng biết chính
mình đang làm điều đó. Do đó, đàm phán là một kỹ năng cần rèn luyện suốt cả
cuộc đời và trong mọi lĩnh vực. Nếu có được kỹ năng này con người sẽ dễ thành
công trong cuộc sống.
Đàm phán là phương tiện để đạt được điều ta mong muốn từ người khác.
Đó là sự trao đổi ý kiến qua lại nhằm đạt được thỏa thuận trong khi cả hai có một
số lợi ích chung và một số lợi ích đối kháng.
Đàm phán được hiểu là một q trình giao tiếp giữa các bên, mà trong đó
người ta muốn điều hịa mối quan hệ giữa họ thơng qua q trình trao đổi thơng
tin và thuyết phục nhằm đạt được một thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách trong
khi giữa họ có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng.
Đàm phán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu và kết
quả giáo dục của nhà trường. Do đó để các cuộc đàm phán thành công hiệu trưởng
cần nắm rỏ các kiểu trong đàm phán và các kỹ năng đàm phán.
2

download by :


Đàm phán có 3 kiểu: Đàm phán kiểu mềm, đàm phán kiểu cứng và đàm
phán kiểu nguyên tắc.
Đàm phán kiểu mềm là người đàm phán nhượng bộ để giữ được mối quan
hệ. Trên lập trường dễ thay đổi với đối tác để tìm ra phương án nhằm cho đối tác
chấp nhận kết quả, thường là nhượng bộ đối tác. Kiểu đàm phán này thường áp
dụng khi bản thân ở thế bị động hơn.
Đàm phán kiểu cứng là người đàm phán kiên trì giữ lập trường, họ tìm mọi

cách để bảo vệ lập trường của mình. Trong cuộc đàm phán này kết quả là khiến
đối tác nhượng bộ. Kiểu đàm phán này thường áp dụng khi người đám phán chiếm
ưu thế hơn.
Đàm phán kiểu nguyên tắc là kiểu đàm phán chú ý đến lợi ích, giải quyết
vấn đề hiệu quả. Kiểu đàm phán này mang lợi ích cho cả hai bên trên sự tơn trọng
cùng có lợi để đưa đến thống nhất về vấn đề cần đàm phán.
Để tiến hành một cuộc đàm phán thành công, chúng ta phải nắm bắt và sử
dụng thành thạo các kỹ năng, kỹ thuật khác nhau. Sau đây là là một số kỹ năng cơ
bản:
- Kỹ năng thuyết phục trong đàm đàm phán: Đàm phán thương lượng là
một cuộc giao tiếp, khi bước vào thương lượng, mỗi bên mang đến nhiều mục
đích khác nhau, trong đó có những mục tiêu của mình. Quanh bàn đàm phán con
người cần phải được thuyết phục, khả năng thuyết phục của các nhà đàm phán là
yếu tố mấu chốt để các bên đàm phán tìm ra “sự thống nhất giữa các mặt đối lập”
có nghĩa tìm ra được lợi ích chung cho cả đôi bên. Việc thuyết phục người khác
là một cơng việc khó, địi hỏi chúng ta phải có những kiến thức nhất định.Muốn
thuyết phục họ, chúng ta phải làm sao để họ nghe, hiểu và chấp nhận.
- Kỹ năng điều chỉnh mục tiêu ban đầu trong đàm phán: Trong q trình
đàm phán ta có thể điều chỉnh mục mục tiêu ban đầu, khi có điều chỉnh, ta không
vội vã chấp nhận một đề nghị đột ngột, không vội vã điều chỉnh bất kì mục tiêu
nào, khơng thay đổi quan điểm đơn giản chỉ vì ta đang ở tình trạng bế tắc.

3

download by :


- Kỹ năng xử lí nhượng bộ trong đàm phán: Một trong những điều cần lưu
ý trong khi nhượng bộ là ta phải đảm bảo chắc chắn ta đổi một nhượng bộ để nhận
lại một thứ gì đó có giá trị tương đương từ phía đối tác.

- Kỹ năng giao tiếp trong đàm phán: Trong đàm phán chúng ta sử dụng khá
nhiều kỹ năng giao tiếp. Trong đó hãy chú ý nhiều kỹ năng lắng nghe và im lặng
trong đàm phán; kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng trả lời câu hỏi; kỹ năng xử lí bế tắc
trong đàm phán.
Từ đàm phán chúng ta có thể tìm được điều kiện yêu cầu tốt hơn cho cả hai
bên; học được những điều tốt hơn trong cách đối xử với mọi người, đạt được sự
cộng tác, thỏa thuận và đáp ứng mọi nhu cầu; thiết lập và cải thiện các mối quan
hệ xung quanh. Vì vậy, kỹ năng đàm phán rất quan trọng là nhân tố quyết định
giúp cho Hiệu trưởng thành công trong công tác quản lý.
1.3. Lý do thực tiễn.
Trong thời gian qua, công tác đàm phán của Hiệu trưởng trường mầm non
Hoa Sen với chính quyền địa phương, với cha mẹ học sinh, giáo viên, các nhà tài
trợ, đơn vị đỡ đầu nhà trường đã được một số kết quả như mong muốn, tuy nhiên
vẫn còn một số trường hợp chưa đạt kết quả như mong muốn, một trong những lý
do chính là do Hiệu trưởng cịn thiếu kỹ năng đàm phán thực tiễn với đối tác. Vì
vậy tơi chọn đề tài “ nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường mầm
non Hoa Sen, thành phố vị thanh, tỉnh Hậu Giang, năm học 2021 – 2022” để
nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao hơn nửa kỹ năng đàm phán
cho Hiệu trưởng từng bước đưa nhà trường phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
2. Thực trạng về kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường mầm non
Hoa Sen – Thành Phố Vị Thanh – Tỉnh Hậu Giang.
2.1. Khái quát về tình hình nhà trường.
Trường mầm non Hoa Sen thuộc địa bàn xã Hỏa Tiến, Thành Phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang, là vùng nông thôn chủ yếu người dân sống bằng nghề trồng khóm
với thương hiệu nổi tiếng khóm cầu đúc. Những năm gần đây được sự quan
tâm của các cấp cho mơ hình trồng khóm theo hợp tác xã, thành lập vùng
4

download by :



du lịch cộng đồng khóm cầu đúc góp phần thúc đẩy điều kiện kinh tế của
địa phương dần phát triển. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo
hướng tích cực, đời sống người dân dần ổn định hơn nên ý thức về việc
chăm lo học tập cho các con ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho nhà trường về việc huy động trẻ đến trường đúng độ
tuổi.
Trường được thành lập từ năm 2010 mang tên là mẫu giáo Hoa Sen
cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ, chủ yếu sử dụng chung với trường tiểu
học Trương Định. Đến năm học 2016 – 2017 trường chính thức chuyển
sang ngôi trường mới được xây dựng khang trang, bổ sung tương đối đầy
đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ với tên gọi
trường mầm non Hoa Sen. Tháng 12 năm 2016 trường được công nhận
đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Năm học 2020 - 2021 trường có 5 lớp, với tổng số 162 học sinh.
Hội đồng sư phạm có 2 cán bộ quản lý gồm 1 Hiệu trưởng và 1 phó hiệu
trưởng, 10 giáo viên, 6 nhân viên.
Trong năm học vừa qua nhà trường tham gia hội thi bé vui khỏe
cấp thành phố với 10 cháu đi thi đạt: 1 giải II, 2 giải III, 5 giải khuyến
khích. Đồng thời cũng đã triển khai kịp thời và thực hiện tốt văn bản chỉ
đạo của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang, chính quyền địa phương,
kết quả giáo dục của trường đạt được mục tiêu của năm học.
2.2 Thực trạng kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường mầm non
Hoa Sen.
Hiệu trưởng đóng vai trị là nhà quản lý nên cũng gặp khơng ít các tình
huống xảy ra trong và ngồi nhà trường. Hiệu trưởng ln phải là người trực tiếp
đứng ra để đàm phán và giải quyết các tình huống xảy ra. Các cuộc đàm phán với
giáo viên, chính quyền địa phương, mạnh thường quân, cha mẹ học sinh và tùy
cuộc đàm phán mà hiệu trưởng đã sử dụng kiểu đàm phán khác nhau. Như một số
tình huống dưới đây:

5

download by :


* Tình huống 1: Hiệu trưởng với giáo viên.
Cơ Xinh là giáo viên dạy lớp chồi năm học 2019 – 2020 và là một trong
những giáo viên cốt cán, có thành tích nổi bật trong nhà trường, vào năm học 2020
– 2021 vì tình hình dịch bệnh chồng cơ phải đi công tác xa nhà trong thời gian
dài, con cô lại còn nhỏ đang học tiểu học nên thời gian cơ vừa phải đi đến trường
từ sớm để đón trẻ, vừa tranh thủ đưa con đi học và chăm sóc mẹ chồng đang bệnh,
gánh nặng rất lớn khiến cô trông rất mệt mỏi và áp lực nên đôi khi chăm sóc giáo
dục trẻ cũng gặp nhiều áp lực và thường xuyên lớn tiếng với trẻ, thường xuyên bị
phụ huynh phàn nàn với ban giám hiệu vì trẻ khơng chịu đi học với lý do sợ cơ
giáo.
Trước tình huống xảy ra Hiệu trưởng đã mời cô Xinh lên làm việc và hỏi
thăm về hồn cảnh gia đình cũng như những khó khăn mà cơ đang gặp phải, sau
khi nghe trình bày Hiệu trưởng rất thông cảm và động viên cô cố gắng vượt qua
khó khăn để hồn thành nhiệm vụ, sau đó sắp xếp một giáo viên có hồn cảnh
thuận lợi hơn đứng chung lớp với cô chịu trách nhiệm san sẻ việc đi sớm đón trẻ
và trả trẻ, thỏa thuận trước hội đồng trường sắp xếp cho cô Xinh được đến trường
vào lúc 7h và ra về vào lúc 16h15 để cơ chăm sóc con nhỏ và mẹ già bị bệnh, thời
gian được thoải mái hơn đã phần nào giúp cơ giảm áp lực về gia đình cũng như
cơng việc để cơ hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sau thời gian sắp xếp cô Xinh
đã lạc quan hơn, bớt mệt mỏi và áp lực, khơng cịn lớn tiếng với trẻ nửa, phụ
huynh cũng tin tưởng và thông cảm cho cơ sau khi biết được hồn cảnh gia đình
của cơ. Cô Xinh đã cám ơn Hiệu trưởng và tập trung hơn vào cơng việc của mình,
khơng cịn bị trừ điểm thi đua hàng tháng vì lý do đi trễ nửa.
Tình huống 2: Hiệu trưởng đàm phán với chính quyền địa phương.
Trong những năm gần đây tình hình trẻ mẫu giáo ra lớp tại trường mầm

non Hoa Sen đa số chưa đạt chỉ tiêu giao, tỉ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp chưa đảm bảo gây
khó khăn cho cơng tác phổ cập giáo dục mầm non, ngay từ đầu năm học 2021 –
2022 do tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp nên việc huy động trẻ ra
lớp đã khó khăn nay lại gặp nhiều khó khăn hơn.
6

download by :


Trước tình hình hiện tại Hiệu trưởng đã chỉ đạo các giáo viên liên hệ phụ
huynh thống kê chính xác số trẻ đăng ký học tại trường và số trẻ khơng ra lớp, tìm
hiểu lý do và phối hợp chính quyền địa phương lập danh sách vận động trẻ ra lớp,
đồng thời có biện pháp phối hợp chủ tịch ủy ban nhân dân xã hỗ trợ vận động các
nguồn từ mạnh thường qn để hỗ trợ những trẻ có hồn cảnh khó khăn để phụ
huynh yên tâm đưa trẻ đến trường. Đến thời điểm hiện tại mặc dù nhà trường chưa
hoạt động do tình hình dịch bệnh nhưng số phụ huynh đăng ký cho trẻ đến lớp đã
đạt được hơn 90%, số trẻ 5 tuổi trong địa bàn ra lớp đạt hơn 90% đảm bảo hồn
thành cơng tác phổ cập giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022 vào cuối năm.
Tình huống 3: Hiệu trưởng đàm phán với cha mẹ học sinh.
Vào các năm học trước trường chỉ có 1 tivi mà sử dụng cả trường nên gây
khó khăn cho các lớp khi giảng dạy ứng dụng công nghệ thơng tin, vì vậy, ngay
từ đầu năm học 2020 - 2021 nhà trường vận động cha mẹ học sinh đóng góp hỗ
trợ mỗi lớp 1 tivi phục vụ cho nhu cầu vui chơi học tập của các cháu.
Để đạt hiệu quả trong cơng tác vận động Hiệu trưởng đã có kế hoạch phối
hợp với hội cha mẹ học sinh của trường, giáo viên chủ nhiệm lớp để tiến hành
đàm phán nêu lên sự cần thiết của việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin ở
các lớp, hội cha mẹ học sinh đi đầu trong việc đóng góp hỗ trợ nên đa số phụ
huynh của trường đã rất tích cực hưởng ứng đóng góp. Trong khoảng 2 tuần số
tiền của phụ huynh đóng góp khoảng 30 triệu đồng, Hiệu trưởng đã giao cho hội
trưởng phụ huynh học sinh phụ trách việc mua sắm tivi cho mỗi lớp với số tiền 6

triệu /cái, đến hiện tại mỗi lớp đều có 1 tivi cho trẻ học tập, tạo thuận lợi rất lớn
trong công tác giảng dạy của giáo viên, phụ huynh cũng vui mừng vì trẻ có điều
kiện học tập tốt hơn.
* Tình huống 4: Hiệu trưởng đàm phán với các nhà tài trợ, đơn vị đỡ
đầu hỗ trợ các hoạt động trong nhà trường.
Vào dịp tết trung thu Hiệu trưởng đã làm tờ trình về việc tổ chức lễ hội
trung thu cho các cháu đến nhà tài trợ là nhà văn hóa thiếu nhi Thành Phố Vị
Thanh xin được hỗ trợ về việc phát quà, bánh cho các cháu nhân dịp tết trung thu.
7

download by :


Để đạt được thành công trong cuộc đàm phán này nhà trường đã nhờ đến các mối
quan hệ từ phòng giáo dục, chính quyền địa phương, đồn thanh niên xã cùng gặp
gỡ với giám đốc nhà văn hóa thiếu nhi để trị chuyện, sau khi nghe tình hình khó
khăn cần hỗ trợ từ phía nhà trường nhà văn hóa thiếu nhi đã hỗ trợ 160 phần quà
mỗi phần quà trị giá 200 nghìn cho tất cả các cháu trong trường cùng vui đón tết
trung thu. Sau khi nhận được sự tài trợ các cháu rất vui vẻ, trường cũng đã tổ chức
được hoạt động rất ý nghĩa cho các cháu trong mùa trung thu.
Một cuộc đàm phán sử dụng kỹ năng mềm của Hiệu trưởng củng rất thành
công khi nhận được sự tài trợ của đơn vị trại giam kênh 5 ( đơn vị đỡ đầu) cho các
cháu có hồn cảnh khó khăn được hỗ trợ tiền ăn bán trú hàng tháng là 200.000
đồng/ cháu ( 15 cháu), để nhận được sự hỗ trợ từ đơn vị đỡ đầu, trước tiên Hiệu
trưởng đã lập danh sách những trẻ có hồn cảnh khó khăn, các giấy tờ chứng minh
hợp lệ trẻ khó khăn, sử dụng một số hình ảnh, video về hoàn cảnh của cháu để
thuyết phục sự hỗ trợ từ phía đơn vị đỡ đầu, qua đó góp phần rất lớn cho công tác
vận động trẻ đến trường và giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh lao động khó khăn
có con trong độ tuổi mầm non được đến trường.
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đổi mới nâng

cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng tại trường mầm non Hoa Sen.
* Điểm mạnh
Hiệu trưởng được học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất
chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo
và quản lí nhà trường, cùng với những kiến thức cơ bản về kỹ năng đàm phán,
biết cách vận dụng những kỹ năng đàm phán để mang đến sự thành công. Luôn
lắng nghe những ý kiến phản ánh và đóng góp xây dựng nhà trường.
Hịa đồng, vui vẻ với phụ huynh và giáo viên, công nhân viên trong trường,
tác phong nhẹ nhàng, dễ gần gũi tạo được thiện cảm cho đối tượng giao tiếp.
Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, khó khăn của giáo viên, nhân viên trong
trường để kịp thời động viên, khích lệ giúp đỡ mọi người hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
8

download by :


* Điểm yếu
Các kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng chủ yếu từ kinh nghiệm thực tế
hoặc tự học nên đơi khi cịn nhiều hạn chế trong việc áp dụng các nguyên tắc đàm
phán và xử lý các tình huống trong đàm phán.
Hiệu trưởng cịn thiếu tính quyết đốn, nể nang, đơi lúc cịn nặng về tình
cảm, lúng túng trong việc đàm phán các vấn đề mang tính pháp lý nên dẫn đến
hiệu quả đàm phán chưa cao.
* Cơ hội
Trường mầm non Hoa Sen do là trường xã thuộc vùng cịn khó khăn nên
ln nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
và phòng giáo dục đào tạo.
Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ
huynh học sinh và các mạnh thường quân về cơ sở vật chất , trang thiết bị trong

nhà trường đây là nguồn lực lớn đóng góp cho những hoạt động giáo dục của nhà
trường.
* Thách thức
Đơn vị có số lượng giáo viên dưới 5 năm công tác khá nhiều nên năng lực
chun mơn cịn hạn chế, cịn thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng trong việc phát
hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động giáo dục.
Việc thực hiện xã hội hố giáo dục vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
như: Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em
mình cho rằng mầm non là bậc học không quan trọng; một số lực lượng xã hội
quan niệm cho rằng nội dung chính của cơng tác xã hội hố giáo dục là chỉ huy
động kinh phí trong nhân dân hoặc là để cho dân lo là chính, dẫn đến việc đầu tư
cho giáo dục chưa đúng mức. Mặt khác, việc quản lý cơng tác xã hội hố giáo dục
cịn thiếu biện pháp phù hợp, tính khả thi chưa cao. Điều này chắc chắn ảnh hưởng
đến tâm lý của giáo viên khi giảng dạy, một khi chưa thật sự an tâm công tác thì
chất lượng giáo dục sẽ khơng đạt được kết quả như mong muốn.

9

download by :


Một bộ phận phụ huynh đơi khi cịn nóng nảy, thiếu tôn trọng giáo viên,
mặt khác, kỹ năng đàm phán của giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc
giao tiếp một số trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa phụ huynh và giáo viên.
2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân về vận dụng kỹ năng đàm phán
trong nhà trường.
Qua tình huống 1 ở mục 2.2 về việc Hiệu trưởng đàm phán với giáo viên
tôi nhận thấy Hiệu trưởng là người quan tâm đến hoàn cảnh, điều kiện, các yếu
tố ảnh hưởng đến công việc của giáo viên và chất lượng giáo dục của nhà trường,
biết lắng nghe, có kế hoạch và định hướng giải quyết khó khăn cho giáo viên, vận

dụng các kỹ năng đàm phán có hiệu quả, thuyết phục trước hội đồng trường để
tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên yên tâm lo công việc gia đình và hồn thành nhiệm
vụ được giao ở trường. Hiệu trưởng đã thành công trong công cuộc đàm phán này,
chiếm được tình cảm của giáo viên, tạo sự đồn kết giúp đỡ nhau trong tập thể
nhà trường.
Qua tình huống 2 ở mục 2.2 về việc hiệu trưởng đàm phán với chính quyền
địa phương ta thấy như sau:
Hiệu trưởng có kỹ năng thuyết phục tốt đưa ra những dẫn chứng, trình bày
những khó khăn hiện tại, có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương trong
cơng tác vận động trẻ ra lớp, qua đàm phán hiệu trưởng đã thành công khi nhận
được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương cho những trẻ có hồn cảnh khó khăn,
phát loa tun truyền lồng vào chương trình phát thanh hàng ngày giúp phụ huynh
hiểu rõ hơn về vấn đề đăng ký nhập học cho con mình, phụ huynh quan tâm hơn
đến vấn đề giáo dục mầm non của con mình, trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu theo yêu cầu
nhất là trẻ 5 tuổi.
Các tình huống 3, 4 ở mục 2.2 về việc Hiệu trưởng đàm phán với cha mẹ
học sinh, các nhà tài trợ và đơn vị đỡ đầu đã thành công và đạt được mục tiêu giáo
dục, nguyên nhân của thành cơng:
Hiệu trưởng đã có kế hoạch đàm phán phù hợp, xác đáng với tình hình thực
tế của đơn vị, nêu được những hạn chế, những khó khăn trong cơng tác giáo dục
10

download by :


của giáo viên và học sinh trong công tác chăm sóc giáo dục, tổ chức các ngày lễ
hội,…
Hiệu trưởng đã thành công trong việc vận động, hỗ trợ học sinh có hồn
cảnh khó khăn được tham gia học tập cùng các bạn, khơi gợi được lòng yêu
thương đối với học sinh, từ đó được sự thơng cảm và tin cậy của cha mẹ học sinh,

nhà tài trợ, đơn vị đỡ đầu, Hiệu trưởng thành công nhờ vào sự áp dụng các kỹ
năng đàm phán phù hợp với mọi hoàn cảnh khác nhau.
Nhìn chung, các cuộc đàm phán Hiệu trưởng đã thực hiện phần lớn là thành
công, đạt được mục tiêu đàm phán, xây dựng được tình cảm, mối quan hệ lâu dài
với đối tượng được đàm phán, kết quả đàm phán tác động tới sự phát triển của
nhà trường, tạo thêm động lực cho hội đồng sư phạm nhà trường phát huy được
tính tích cực sáng tạo, đồn kết của giáo viên, nhân viên.
* Bài học kinh nghiệm
Muốn hoàn thiện và phát huy kỹ năng đàm phán cần xác định được: Mục
đích, đối tượng, nội dung, phương pháp đàm phán, yếu tố phản hồi, địa điểm và
thời gian giao tiếp.
Trong đàm phán Hiệu trưởng cần quan tâm đến công việc và con người một
cách đồng nhất, vì có con người nhiệt tình mới hồn thành tốt cơng việc, cơng
việc mang lại lợi ích thiết thực cho con người giúp con người hồn thành mục
tiêu, nhiệm vụ.
Phải khơng ngừng học tập và nâng cao kỹ năng đàm phán, cũng như vận
dụng vào các trường hợp thực tiễn.
Hiệu trưởng phải thu thập thơng tin, đưa ra những dẫn chứng rõ ràng, chính
xác, cụ thể.
Trong q trình đàm phán cần có thái độ tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý
kiến của đối tác, đặt lợi ích của cả hai bên lên trên hết.
Đôi khi cũng nên nhượng bộ trong đàm phán nếu sự nhượng bộ đem lại lợi
ích trong tập thể.

11

download by :


3. Kế hoạch hành động về nâng cao kỹ năng đàm phán của hiệu trưởng

trường mầm non Hoa Sen – Thành phố Vị Thanh trong thời gian tới.
STT

Tên công việc

Các yêu cầu khi thực hiện
Nắm vững những lý luận, nguyên tắc,
Kết quả/mục tiêu

những kiểu đàm phán để áp dụng cụ

cần đạt

thể vào từng hoàn cảnh phù hợp trong
nhà trường.

Người/đơn vị thực

- Hiệu trưởng.

hiện
Nghiên cứu tài Người/đơn vị phối
1

- Phó hiệu trưởng, giáo viên.

liệu về kỹ năng hợp thực hiện
đàm phán

Điều kiện thực hiện


Tài liệu về kỹ năng đàm phán.
Tự nghiên cứu qua tài liệu, internet,

Cách thực hiện

tình huống cụ thể trong q trình cơng
tác.

Dự kiến những rủi

- Khơng có thời gian nghiên cứu tài

ro, khó khăn khi

liệu.

thực hiện.

- Tài liệu không đầy đủ.
- Nghiên cứu mọi lúc mọi nơi, lồng

Biện pháp khắc

ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên

phục

môn, các cuộc họp.
- Sưu tầm thêm các nguồn tài liệu từ

sách, thư viện, các trang web.
Tránh những tai nạn, rủi ro, những sự

Kết quả/mục tiêu

cố, tác động bên ngồi mang tính

Đàm phán với cần đạt

nguy hiểm đến thân thể và tinh thần

giáo viên về

của trẻ ở trường mầm non. Trẻ biết

12

download by :


2

việc đảm bảo

được các hành động gây nguy hiểm

an toàn cho trẻ

và phịng tránh.


trong

Hiệu trưởng.

học.

trường Người/đơn vị thực
hiện
Người/đơn vị phối

Phó hiệu trưởng, giáo viên, y tế học

hợp thực hiện

đường.
- Trang bị, sửa chữa các đồ dùng đồ
chơi, trang thiết bị đảm bảo an toàn

Điều kiện thực hiện

cho trẻ.
- Thời gian thực hiện mọi lúc mọi nơi,
xuyên suốt trong quá trình dạy và
học.
- Tập huấn cho giáo viên, nhân viên
phòng tránh các trường hợp gây nguy
hiểm cho trẻ trong trường mầm non.
- Thực hành cách xử lý các trường
hợp khi trẻ gặp nguy hiểm.


Cách thực hiện

- Ban hành qui chế đảm bảo an toàn
cho trẻ trong trường học ngay đầu
năm học.
- Rút kinh nghiệm từ cách xử lý các
tình huống thực tế đã từng xảy ra ở
trường và các đơn vị khác.
- Khơng đủ kinh phí để sửa chữa, bổ

Dự kiến những rủi

sung các đồ dùng, trang thiết bị.

ro, khó khăn khi

- Tài liệu tập huấn cho giáo viên

thực hiện.

không đầy dủ.

13

download by :


- Hiệu trưởng chưa xử lý kịp thời các
trường hợp gây nguy hiểm cho trẻ.
- Làm tờ trình gởi phịng giáo dục về

sửa chữa cơ sở vật chất, vận động các
nguồn từ xã hội hóa giáo dục, từ kinh
Biện pháp khắc

phí tự chủ.

phục

- Sưu tầm tài liệu từ nhiều nguồn khác
nhau.
- Hiệu trưởng thường xuyên giám sát,
kiểm tra các hoạt động trong nhà
trường, nhất là khâu đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.

Kết quả/mục tiêu

3

Giáo viên vui vẻ, thoải mái khi nhận

Đàm phán với cần đạt

sự phân công về chuyên môn.

giáo viên về Người/đơn vị thực

Hiệu trưởng

việc phân công hiện

chuyên mơn

Người/đơn vị phối

Phó hiệu trưởng chun mơn, tổ

hợp thực hiện

trưởng chun mơn, giáo viên.
- Dựa vào tình hình thực tế ( nhân sự,

Điều kiện thực hiện

phong trào, số lượng lớp, trẻ..) của
trường.
- Thời gian thực hiện: Tháng 8/2021
- Xây dựng kế hoạch hoạt động
chuyên môn.

Cách thực hiện

- Nắm được số lượng lớp học, số
lượng trẻ, giáo viên của trường để
phân công chuyên môn phù hơp.

14

download by :



- Trao đổi với giáo viên về phân công
nhiệm vụ chuyên môn qua cuộc họp
hội đồng.
- Trường hợp đặc biệt có thể gặp
riêng giáo viên để trao đổi trước.
Dự kiến những rủi

Giáo viên khơng hài lịng với sự phân

ro, khó khăn khi

công.

thực hiện.
Biện pháp khắc

Dự kiến các lý do giáo viên khơng hài

phục

lịng, dự trù nhiều phương án đàm
phán mang tính thuyết phục.
100 % giáo viên đồng thuận và tích

Kết quả/mục tiêu

cực thay đổi phương pháp dạy học

cần đạt


theo hương lấy trẻ làm trung tâm,
đảm bảo mục tiêu chương trình giáo

Đàm phán với

dục mầm non.

giáo viên về Người/đơn vị thực

- Hiệu trưởng

việc tích cực hiện
đổi
4

mới

nội Người/đơn vị phối
và hợp thực hiện

dung
phương

Phó hiệu trưởng chun mơn, tổ
trưởng chun mơn, giáo viên.

pháp

- Tài liệu hướng dẫn giáo dục lấy trẻ


dạy học theo

làm trung tâm.

hướng lấy trẻ Điều kiện thực hiện

- Tài liệu Bộ tiêu chí thực hiện

làm trung tâm.

chương trình giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm
- Một số đồ dùng đồ chơi trong và
ngoài lớp học thực hiện nội dung giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm.

15

download by :


- Tập huấn cho tất cả giáo viên về
Cách thực hiện

cách đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm.
- Tổ chức chuyên đề, thao giảng cho
giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm
cho bản thân khi thực hiện.

- Xem một số hình ảnh, video tiết dạy,
cách trang trí phịng lớp theo hướng
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các
trường bạn, trên mạng internet…

Dự kiến những rủi

Một số giáo viên dạy lâu năm chưa

ro, khó khăn khi

thích ứng với sự thay đổi phương

thực hiện.

pháp dạy học.

Biện pháp khắc

Động viên, thuyết phục, hỗ trợ để

phục

giáo viên biết được lợi ích khi thay
đổi phương pháp dạy học, và chấp
nhận việc thay đổi, khơng đi theo lối
mịn.
Chính quyền địa phương phối hợp với

Kết quả/mục tiêu


5

nhà trường đảm bảo chỉ tiêu phổ cập

Đàm phán với cần đạt

giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi ra lớp

chính

trong địa bàn đạt 100%.

quyền

địa phương về Người/đơn vị thực

Hiệu trưởng

việc huy động hiện
trẻ 5 tuổi ra lớp Người/đơn vị phối

Phó hiệu trưởng, giáo viên phổ cập

hợp thực hiện

16

download by :



- Kế hoạch huy động trẻ trong độ tuổi
ra lớp, tỉ lệ trẻ 5 tuổi trong địa bàn đã
ra lớp và chưa ra lớp.
- Danh sách trẻ 5 tuổi trong địa bàn
Điều kiện thực hiện

chưa ra lớp.
- Đảm bảo thời gian vận động trẻ ra
lớp kịp thời trong năm học 2021 –
2022.
- Nhờ phát thanh xã tuyên truyền vận

Cách thực hiện

động trẻ 5 tuổi đến trường.
- Phối hợp với chính quyền địa
phương xã, ấp đến từng hộ gia đình
vận động trẻ đến trường.

Dự kiến những rủi

- Hồn cảnh gia đình khó khăn khơng

ro, khó khăn khi

đưa trẻ đến trường được.

thực hiện.


- Chưa kiểm sốt được hết trẻ 5 tuổi
học ngồi địa bàn.
- Gia đình khơng hợp tác.
- Có biện pháp, kế hoạch hỗ trợ cho
trẻ có hồn cảnh khó khăn.
- Phối hợp trưởng ấp, phụ nữ xã tiến

Biện pháp khắc

hành điều tra phổ cập từng hộ gia

phục khó khăn

đình, rà soát trẻ 5 tuổi trong địa bàn.
- Dự kiến những lý do gia đình khơng
hợp tác để có biện pháp đàm phán
thuyết phục phù hợp.

17

download by :


Huy động được các nguồn lực từ phụ
huynh học sinh tham gia vào hoạt

6

Đàm phán với Kết quả/mục tiêu


động xã hội hóa giáo dục khắc phục

phụ huynh học cần đạt

những khó khăn của nhà trường, giúp

sinh về việc

cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ được

vận động xã

đảm bảo đầy đủ và hồn thiện hơn.

hội hóa giáo Người/đơn vị thực

Hiệu trưởng

dục

hiện
Người/đơn vị phối

Ban đại diện phụ huynh học sinh,

hợp thực hiện

giáo viên.
- Các qui định về xã hội hóa giáo dục


Điều kiện thực hiện

trong nhà trường.
- Kế hoạch, mục tiêu rỏ ràng cụ thể
cơng tác vận động xã hội hóa giáo
dục.
- Thực hiện từ tháng 10/2021 đến
tháng 5/2022.
- Hiệu trưởng họp thông qua ban đại
diện cha mẹ học sinh các lớp.

Cách thực hiện

- Họp tất cả phụ huynh học sinh toàn
trường thơng qua kế hoạch vận động
xã hội hóa giáo dục.
- Triển khai thực hiện kế hoạch.

Dự kiến những rủi

Một số phụ huynh khơng thống nhất

ro, khó khăn khi

với kế hoạch xã hội hóa giáo dục của

thực hiện

nhà trường.
- Giải thích về những khó khăn nhà

trường đang gặp phải, thuyết phục về

18

download by :


Biện pháp khắc

sự cần thiết phải giải quyết khó khăn

phục

để tạo sự đồng thuận đóng góp từ phụ
huynh học sinh.

7

Kết quả/mục tiêu

Vận động được sự hỗ trợ từ mạnh

cần đạt

thường qn giúp đỡ trẻ có hồn cảnh

Đàm phán với

khó khăn trong trường.


mạnh

Hiệu trưởng.

thường Người/đơn vị thực

quân về việc hỗ hiện
trợ trẻ có hồn Người/đơn vị phối

Cơng đồn, giáo viên.

cảnh khó khăn. hợp thực hiện
- Giấy tờ hợp lệ chứng minh trẻ có
Điều kiện thực hiện

hồn cảnh khó khăn.
- Các hình ảnh, video cần thiết.
- Hỗ trợ bán trú hàng tháng, hỗ trợ
vào các ngày lễ hội.
- Xây dựng kế hoạch cần hỗ trợ, danh
sách trẻ có hồn cảnh khó khăn tại
trường.

Cách thực hiện

- Thực hiện phối hợp chính quyền địa
phương, phụ huynh học sinh, cơng
đồn tìm nguồn hỗ trợ để giúp đỡ và
hỗ trợ kịp thời trẻ có hồn cảnh khó
khăn.


Dự kiến những rủi

- Số trẻ có hồn cảnh khó khăn tăng

ro, khó khăn khi

so với các năm.

thực hiện.

- Kinh phí hỗ trợ cịn thấp.

19

download by :


- Rà sốt trẻ có hồn cảnh khó khăn
ngay từ đầu năm học để có kế hoạch
Biện pháp khắc

dự trù kinh phí hỗ trợ.

phục

- Phối hợp các nguồn kinh phí từ nhà
trường, cơng đồn, mạnh thường
qn cho hoạt động hỗ trợ.
Đánh giá lại các cuộc đàm phán đã


8

Sơ, tổng kết Kết quả/mục tiêu

thực hiện thành công, chưa thành

các cuộc đàm cần đạt

công.

phán đã thực

điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

hiện

Người/đơn vị thực

Rút kinh nghiệm phát huy

Hiệu trưởng.

hiện
Người/đơn vị phối

Các thành viên hội đồng trường

hợp thực hiện
- Báo cáo, tổng kết các kế hoạch đã

Điều kiện thực hiện

thực hiện đàm phán thành cơng.
- Những hạn chế, tồn tại trong q
trình thực hiện các cuộc đàm phán.
- Thực hiện vào tháng 12/2021 và
tháng 5 năm 2022.
- Họp hội đồng trường để trình bày và
đánh giá chung.

Cách thực hiện

- Các thành viên hội đồng trường góp
ý, đề xuất các biện pháp khắc phục
hạn chế trong thời gian tới.
- Lắng nghe ý kiến, rút kinh nghiệm.

20

download by :


Dự kiến những rủi

- Các ý kiến đóng góp chưa thiết thực.

ro, khó khăn khi

- Đồng nghiệp ngại va chạm, khơng


thực hiện.

có ý kiến đóng góp.
- Gợi ý các nội dung cần thảo luận,

Biện pháp khắc

góp ý.

phục.

- Khuyến khích đồng nghiệp tham gia
đóng góp ý kiến.

4. Kết luận và kiến nghị.
* Kết luận
Kỹ năng đàm phán có vai trị rất quan trọng đối với Hiệu trưởng, nhà trường
có tạo được uy tín, mối quan hệ có phát triển, có niềm tin hay không một phần
đều do khả năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán, thuyết phục của Hiệu trưởng.Vì
vậy, Hiệu trưởng cần phải có cách cư xử hài hịa, có kỹ năng đàm phán phù hợp
để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, tạo sự thống nhất và đoàn kết nội bộ
trong nhà trường.
Kỹ năng đàm phán liên quan đến uy tín của người lãnh đạo, quản lý, là điều
kiện phương tiện quan trọng đem lại hiệu quả công việc và hoàn thành tốt kế
hoạch của nhà trường.
Xây dựng kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết, đem đến sự tự tin và khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh
trong giáo dục một cách thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và uy
tín lâu dài của nhà trường.
Qua q trình cơng tác, cũng như được tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản

lý, bản thân tôi nhận thấy để đàm phán thành cơng thì người Hiệu trưởng phải
không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng đàm phán, đồng thời phải vận
dụng linh hoạt những kỹ năng đó vào từng trường hợp khác nhau để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý trong nhà trường.
Kiến nghị
21

download by :


* Đối với sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Hậu Giang
Phối hợp trường cán bộ quản lý giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh mở các
lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý nhất là kỹ năng đàm phán hiệu quả cho
Hiệu trưởng các trường để đạt chất lượng hiệu quả hơn trong công tác quản lý.
* Đối với phòng giáo dục và đào tạo
Mở các lớp tập huấn kỹ năng đàm phán cho cán bộ quản lý, giáo viên được
tham gia, tạo tình huống để học viên giải quyết theo cách riêng của mình nhằm
nâng cao kỹ năng đàm phán trong thực tế công tác.
* Đối với cơ quan đơn vị.
Thường xuyên bồi dưỡng nội dung nâng cao kỹ năng đàm phán của giáo
viên, nhân viên với đồng nghiệp, với phụ huynh, với trẻ và các ban ngành liên
quan.
Quan sát, góp ý những trường hợp giáo viên, nhân viên giao tiếp chưa đúng
mực, chưa phù hợp để họ từng bước thay đổi và khắc phục những hạn chế nâng
cao kỹ năng giao tiếp phù hợp trong quá trình cơng tác và thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao ./.
Hậu Giang, Ngày 7 tháng 10 năm 2021
Người viết

Trần Thị Xuân


22

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019.
2. Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT về điều lệ trường mầm non.
3. Thư viện số trường cán bộ quản lý ( )
4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, mầm non. ( chuyên
đề 16 – kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp)

23

download by :


×