Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TOÁN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN
SPD2018.01.13

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Kiều

Đồng Tháp, tháng 5 / 2019

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TOÁN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN
SPD2018.01.13



Xác nhận của Chủ tịch hội đồng
(ký, ghi rõ họ tên)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

Đồng Tháp, tháng 5 / 2019

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................... 1
2. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 6
3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 9
5. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10
7. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................................... 11
8. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC
CÁC HỌC PHẦN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN TIỂU HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN .. 12
1.1. Hoạt động dạy học ở đại học............................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm hoạt động .................................................................................. 12
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động ............................................................................ 13
1.1.3. Hoạt động dạy học ở bậc đại học................................................................ 13
1.1.4. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển năng lực cho sinh

viên...................................................................................................................... 14
1.1.5. Dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học với sự phát triển
năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ..................................................................... 15
1.2. Năng lực và năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học ................................. 16
1.2.1. Năng lực .................................................................................................... 16
1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các cơ sở giáo dục phổ thông ................. 17
1.2.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học.............................................. 21
1.3. Phân tích chương trình, nội dung các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu
học .......................................................................................................................... 25
1.3.1. Các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học trong chương trình đào
tạo ngành Giáo dục tiểu học................................................................................. 25

download by :


1.3.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học và các học
phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học ............................................................ 26
1.3.3. Nhiệm vụ của các học phần về phương pháp dạy học Toán tiểu học........... 27
1.3.4. Nội dung các học phần Phương pháp dạy học Tốn tiểu học trong chương
trình đào tạo......................................................................................................... 29
1.4. Học tốn của học sinh và dạy học mơn Tốn ở tiểu học .................................... 30
1.4.1. Các lí thuyết Tâm lí học và việc học toán của học sinh tiểu học ................. 30
1.4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học của học sinh tiểu học ....................... 32
1.4.3. Dạy học mơn Tốn ở tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực
học sinh ............................................................................................................... 33
1.5. Cấu trúc năng lực nghề nghiệp phát triển cho sinh viên trong dạy học các học
phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học................................................................ 34
1.5.1. Cơ sở xác định cấu trúc năng lực nghề nghiệp phát triển cho sinh viên trong
dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học .................................. 34
1.5.2. Cấu trúc năng lực nghề nghiệp phát triển cho sinh viên trong dạy học các

học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học ..................................................... 34
1.5.3. Các tiêu chí và mức độ đạt được về năng lực nghề nghiệp của sinh viên sau
khi hồn thành các học phần phương pháp dạy học Tốn tiểu học........................ 38
1.6. Các hoạt động dạy học chủ yếu của các học phần Phương pháp dạy học Toán
tiểu học tác động đến sự phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên................... 42
1.7. Thực trạng dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học theo
hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên .............................................. 44
1.7.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 44
1.7.2. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 44
1.7.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 44
1.7.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 44
1.7.5. Kết quả khảo sát và phân tích ..................................................................... 44
1.7.6. Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế .............................................. 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 50
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TOÁN TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN......................................................................... 51

download by :


2.1. Định hướng xây dựng biện pháp dạy học các học phần Phương pháp dạy học
Toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên......... 51
2.2. Căn cứ đề xuất các biện pháp dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán
tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.................. 52
2.2.1. Căn cứ vào chuẩn đầu ra các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học
và những năng lực nghề nghiệp thành phần.......................................................... 52
2.2.2. Căn cứ vào nội dung và thời lượng được quy định trong chương trình đào
tạo của các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học ................................... 52
2.2.3. Căn cứ vào quá trình dạy học ở đại học với sự phát triển năng lực nghề

nghiệp cho sinh viên qua hoạt động dạy học ........................................................ 53
2.2.4. Căn cứ vào những định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ
thơng mơn Tốn 2018 .......................................................................................... 53
2.2.5. Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng dạy học các học phần Phương pháp
dạy học Toán tiểu học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên 53
2.3. Các biện pháp dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học theo
định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên....................................... 53
2.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho SV nghiên cứu chương trình mơn Tốn và xác
định mục tiêu học tập của bài học bằng hình thức hướng dẫn tự học kết hợp với
kiểm tra đánh giá sản phẩm tự học ....................................................................... 54
2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, thực hành vận dụng một số
phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn tiểu học bằng
phương pháp dạy học nghiên cứu trường hợp ...................................................... 56
2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo luận về sử dụng và khai
thác các phương tiện dạy học Toán theo hướng tăng cường hoạt động học của học
sinh ...................................................................................................................... 64
2.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho sinh viên thiết kế kế hoạch bài học Toán theo
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh bằng cách vận dụng quy trình
nghiên cứu bài học............................................................................................... 69
2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho sinh viên tập dượt thiết kế hoạt động trải nghiệm
trong mơn Tốn bằng hình thức xây dựng các dự án học tập................................ 76

download by :


2.3.6. Biện pháp 6: Tổ chức tập dượt cho sinh viên diễn đạt ngơn ngữ trong dạy
học tốn, dự dốn và xử lí một số tình huống có thể xảy ra trong giờ học toán của
học sinh qua các giờ thực hành cụ thể phương pháp dạy học................................ 83
2.3.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho sinh viên kiến tạo tri thức về phương pháp dạy
học theo chủ đề (nội dung cụ thể)......................................................................... 88

2.3.8. Biện pháp 8: Tổ chức đánh giá hoạt động rèn luyện kĩ năng dạy học mơn
Tốn của sinh viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên
bằng cách xây dựng tiêu chí đánh giá kế hoạch và thực hiện kế hoạch bài học .... 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 98
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................. 99
3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 99
3.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 99
3.3. Thời gian và phương thức tiến hành thực nghiệm ............................................. 99
3.4. Kĩ thuật và công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................... 101
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................................ 103
3.5.1. Phân tích kết quả học tập ....................................................................................104
3.5.2. Phân tích kết quả định tính..................................................................................109

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 114
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GV

Giáo viên

GVTH

Giáo viên tiểu học


HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

KHBH

Kế hoạch bài học

NL

Năng lực

NLHS

Năng lực học sinh

NLNN

Năng lực nghề nghiệp

PPDH

Phương pháp dạy học

PTDH


Phương tiện dạy học

RLNVSPTX

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

SV

Sinh viên

SVGDTH

Sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

TC

Tiêu chí

TT

Thành tố

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Cấu trúc NLNN phát triển cho SV trong dạy học các học phần PPDH
Toán tiểu học.......................................................................................... 35

Bảng 1.2. Các TC và mức độ cần đạt của NLNN..................................................... 38
Bảng 1.3. Các hoạt động dạy học chủ yếu tác động tới việc phát triển NLNN cho
SV .......................................................................................................... 42
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên .................................................... 45
Bảng 1.5: Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá NLNN của SV khi thực tập tốt nghiệp
hoặc tập sự.............................................................................................. 46
Bảng 1.6. Số liệu khảo sát sự chuẩn bị học tập các học phần ................................... 48
Bảng 1.7. Số liệu về sự chuẩn bị học liệu của SV .................................................... 48
Bảng 2.1. Quy trình tổ chức dạy học PPDH Tốn nội dung cụ thể........................... 90
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá hoạt động RLNVSPTX................................................ 96
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả học tập của hai lớp đối chứng và thực nghiệm
trước tác động....................................................................................... 103
Bảng 3.2. Bảng tần suất điểm của học phần PPDH Toán tiểu học 1 (thực nghiệm lần
1).......................................................................................................... 104
Bảng 3.3. Bảng tần suất điểm của học phần PPDH Toán tiểu học 2 (thực nghiệm lần
1).......................................................................................................... 105
Bảng 3.4. Bảng tần suất điểm của học phần PPDH Toán tiểu học 1 (thực nghiệm lần
2).......................................................................................................... 107
Bảng 3.5. Bảng tần suất điểm của học phần PPDH Toán tiểu học 2 (thực nghiệm lần
2).......................................................................................................... 107
Bảng 3.6. Bảng kiểm chứng kết quả thực nghiệm qua RLNVSPTX....................... 108
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát mức độ đạt được về NLNN phát triển cho SV............. 109

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kết quả học tập của lớp đối chứng và thực
nghiệm lần 1 học phần PPDH Toán tiểu học 1.................................. 105
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tần suất điểm kết quả học tập của lớp đối chứng và thực

nghiệm lần 1 học phần PPDH Toán tiểu học 2.................................. 106
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần suất điểm kết quả học tập của lớp đối chứng và thực
nghiệm lần 2 học phần PPDH Toán tiểu học 1.................................. 107
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tần suất điểm kết quả học tập của lớp đối chứng và thực
nghiệm lần 2 học phần PPDH Toán tiểu học 2.................................. 108

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.................... 19
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ học tập bằng phương pháp thử - sai .............................................. 31
Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức SV thiết kế KHBH...................................................... 75
Sơ đồ 2.2. Mơ hình học tập trải nghiệm ................................................................... 89
Sơ đồ 2.3. Quy trình RLNVSPTX ........................................................................... 95
Sơ đồ 3.1. Tiến độ dạy học các học phần PPDH Toán ........................................... 100

download by :


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Dạy học các học phần Phương pháp dạy học mơn Tốn tiểu học
theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục
tiểu học
- Mã số: SPD2018.01.13
- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Kiều
- Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 6/2018 đến tháng 05/2019)
2. Mục tiêu:
Đề tài đề xuất những biện pháp dạy học các học phần Phương pháp dạy học

môn Toán Tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Xác định cấu trúc năng lực nghề nghiệp cần phát triển cho sinh viên trong dạy
học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học;
- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá mức độ đạt được về năng lực nghề nghiệp
phát triển cho sinh viên khi hoàn thành các học phần Phương pháp dạy học Toán
tiểu học;
- Xác định các hoạt động dạy học chủ yếu của các học phần Phương pháp dạy
học Toán tiểu học có tác động tới sự phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
- Đề xuất 8 biện pháp sư phạm dạy học các học phần Phương pháp dạy học mơn
Tốn theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
4. Kết quả nghiên cứu:
Một số kết quả nghiên cứu chính như sau:
(1) Chúng tơi làm rõ vai trị của hoạt động trong sự hình thành và phát triển
năng lực cho sinh viên, để từ đó có định hướng lựa chọn phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt động cho sinh viên, hướng đến phát
triển một số năng lực nghề nghiệp cần thiết.
(2) Làm rõ nội hàm của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các cơ sở giáo dục
phổ thông (tập trung phân tích ở tiêu chuẩn 2, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp
vụ), năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học; Làm rõ chuẩn đầu ra và nội dung

download by :


các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học. Trên cơ sở đó, chúng tơi xác
định cấu trúc năng lực nghề nghiệp cần phát triển cho sinh viên trong dạy học các
học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học và minh họa được cơ hội phát triển
năng lực nghề nghiệp cho sinh viên trong dạy học các học phần Phương pháp dạy
học Toán tiểu học. Đồng thời căn cứ vào các thành tố của năng lực thành phần,

chúng tơi xây dựng các tiêu chí để đánh giá mức độ đạt được khi sinh viên hoàn
thành các học phần Phương pháp dạy học Tốn tiểu học.
(3) Chúng tơi đã xác định được các hoạt động dạy học chủ yếu của các học phần
Phương pháp dạy học Toán tiểu học có tác động đến việc phát triển năng lực nghề
nghiệp cho sinh viên.
(4) Từ kết quả khảo sát và điều tra thực trạng dạy học các học phần Phương
pháp dạy học Tốn tiểu học, chúng tơi đã phân tích rõ những hạn chế và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
(5) Trên cơ sở phân tích những vấn đề về lý luận dạy học các học phần Phương
pháp dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên,
chúng tôi đã đề xuất được 8 biệp pháp sư phạm thực hiện dạy học các học phần này.
(6) Chúng tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã đề xuất,
bước đầu đánh giá được kết quả có tính khả thi, thực hiện được trong điều kiện về
tổ chức dạy học của nhà trường hiện nay.
5. Sản phẩm:
- Sản phẩm khoa học: 1 bài báo đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 452, kì 2 tháng
4/2019
- Sản phẩm ứng dụng: Tài liệu tham khảo cho giảng viên dạy học các học phần
Phương pháp dạy học Toán tiểu học.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
Có thể chuyển thành bài giảng dạy học các học phần Phương pháp dạy học
Tốn tiểu học cho chương trình đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học
Đồng Tháp.

download by :


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:

- Project title: Teaching the modules of

“Methods of teaching Primary

Mathematics” in the direction of developing professionnal competencies of primary
education students .
- Code number: SPD2018.01.13
- Coordinator: NGUYEN THI KIEU
- Duration: from June 2018 to May 2019
2. Objective(s):
The thesis proposes measures to teach the modules of Methods of teaching
primary mathematics for students of primary education in the direction of
developing professional competencies.
3. Creativeness and innovativeness:
- Determine the structure of professional competences to be developed for
students in teaching the modules of Primary Mathematics teaching methods;
- Develop criteria to assess the level of achievement of professional
development competences for students when completing the modules of primary
mathematics teaching methods;
- Identify the main teaching activities of the modules primary mathematics
teaching methods have an impact on the development of professional competences
for students;
- Proposing 8 pedagogical measures to teach the modules of the methods of
primary mathematics teaching in the direction of developing professional
competences for students.
4. Research results: Some main research results are as follows:
(1) We clarify the role of activities in the formation and development of
students' competences, so that we can choose the methods and forms of teaching
towards increasing activities of students, towards developing some necessary
professional competencies.

(2) Clarify the content of professional standards of teachers of general
education institutions (focus on analyzing standards 2, professional standards and

download by :


professional skills of primary teachers); Clarify the output standards and the content
of the modules of primary mathematics teaching methods. On that basis, we
determine the structure of professional competences that needs to be developed for
students in teaching modules of primary mathematics teaching methods and
illustrate opportunities for developing professional competences for students in
teaching modules of primary mathematics teaching methods. At the same time, we
based on the components of competences, we develop criteria to assess the level of
achievement when students complete the modules of primary mathematics teaching
methods.
(3) We have identified the main teaching activities of the modules of primary
mathematics teaching methods that have an impact on the development of
professional competences for students.
(4) From the survey results and investigation of the status of teaching the
modules of primary mathematics teaching methods, we have analyzed clearly the
limitations and factors affecting the professional capacitycompetences development
for students.
(5) On the basis of analyzing the theoretical issues of teaching the modules of
maths teaching methods in the direction of developing professional competences for
students, we have proposed 8 pedagogical methods to implement teaching this
modules.
(6) We have also conducted pedagogical experiments on the proposed
measures, the first step to assess the feasible results, achieved in the context of the
school's current teaching organization.
5. Products:

- Scientific products: 1 article published in Viet Nam Journal of Education,
No. 452, Term 2, April 2019
- Applied products: Reference materials for teaching teachers of the modules
of primary mathematics teaching methods.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of
research results:
It can be turned into a teaching lesson of the Methods of primary mathematics
teaching for the primary teacher training program of Dong Thap University.

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước và các cơng trình có liên quan
Từ năm 1936 đến năm 1941, trong nền Tâm lý học của thời kì Liên Xơ (cũ) có
nhiều cơng trình nghiên cứu về những vấn đề NL, có thể điểm qua một số cơng
trình nổi tiếng của các tác giả như: NL toán học của V. A. Krutetxki, V. N.
Miaxisốp, NL văn học của A. G. Cơvaliốp, V. P. Iaguncơva, … những cơng trình
này đã đưa ra những định hướng cơ bản cả về lí luận và thực tiễn cho các nghiên
cứu sau này của Tâm lí học trong những nghiên cứu về NL. Các tác giả quan niệm
rằng “NL được hiểu là những đặc điểm tâm lí cá nhân đáp ứng những yêu cầu của
hoạt động học tập”, đồng thời các tác giả cho rằng “NL không chỉ là bẩm sinh, mà
phát triển trong đời sống, trong hoạt động, đồng thời cho rằng NL của người GV là
rất quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức và NL cho trẻ, “tất cả trẻ em
đều có khả năng học tập: mỗi HS khỏe mạnh, bình thường về mặt tâm lý, khơng có
tật bệnh gì, đều có khả năng tiếp thu một nền học vấn trung học, có khả năng nắm
được tất cả các mơn theo yêu cầu chương trình trung học, và GV phải làm sao cho

tất cả HS tiếp thu tốt chương trình đó” [52]
Đến những năm 60 của thế kỉ XX, ở Liên Xơ và các nước Đơng Âu đã có các
cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực phát triển NL dạy học cho GV trên cơ sở lí luận
đã có và kinh nghiệm thực tiễn vững chắc, trong đó phải kể đến cơng trình của N.
V. Cudơminna (1961), với “Hình thành các NL sư phạm” đã xác định được các NL
sư phạm cần có của người GV, mối quan hệ giữa NL chuyên môn và NL nghiệp vụ,
giữa năng khiếu sư phạm và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành NL sư
phạm.[23]
Những năm sau đó, nhiều cơng trình nghiên cứu về tổ chức lao động khoa học
và tối ưu hóa quá trình dạy học đã được tiến hành. Trong đó cơng trình nghiên cứu
“Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho SV trong điều kiện của nền giáo
dục đại học” của X. I. Ki-xê-gof (1976) và các cộng sự đã xác định được hơn 100
kỹ năng giảng dạy, trong đó có hơn 50 kỹ năng cần thiết để thiết kế bài giảng nhằm
phát triển NL người học. Công trình này, cũng đã nghiên cứu hình thành các kĩ

download by :


2
năng sư phạm của SV dưới gốc độ là một q trình có tổ chức trong nhà trường sư
phạm.[51]
Michel Develay (1994), cơng trình nghiên cứu về đào tạo GV, đã bắt đầu từ lý
luận về học đến lý luận về dạy nghiên cứu về đào tạo GV. Ông cho rằng, “Đào tạo
GV mà khơng làm cho họ có trình độ cao về NL tương ứng không chỉ với các sự
kiện, khái niệm, định luật, định lý, hệ biến hóa các mơn học đó, mà cịn cả với khoa
học luận của chúng thì khơng thể được”[29]
Sang thập kỉ 70 của thế kỉ 20, trong phong trào giáo dục và đào tạo nghề ở Mỹ
dựa vào cách tiếp cận NL được hình thành vào phát triển, cách tiếp cận về NL đã
phát triển một cách mạnh mẽ trên một nấc thang mới trong những năm 1990 với
hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales,

v.v... [108].
Với xu hướng tiếp cận về NL, K. E Paprock (1996) đưa ra các đặc tính cơ bản
để tiếp cận: Tiếp cận NL dựa trên lý thuyết lấy người học làm trung tâm; Tiếp cận
NL đáp ứng đòi hỏi các hoạt động nghề nghiệp; Tiếp cận NL là định hướng cuộc
sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật; Tiếp cận NL là rất năng động và linh hoạt;
Tiếp cận NL được hình thành ở người học một cách rõ ràng các NL là nội dung tiêu
chuẩn nghề nghiệp. [113]
Vào những năm đầu của thế kỉ 21, trên thế giới có các cơng trình nghiên cứu
về đào tạo GV theo hướng phát triển NL nghề, trong đó phải kể đến các cơng trình
của Justine Rutherford (2005), trong nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo GV
ở New Zealand, tác giả đã đưa ra các khái niệm và các yếu tố cơ bản của các NL
chính trong chương trình đào tạo, đồng thời tác giả cho rằng các NL này góp phần
định hướng cho việc dạy, học, nhận thức luận và phương pháp sư phạm, tác động
trực tiếp vào sự thay đổi quá trình giáo dục. [115]
Kiymet Selvi (2010), đã xác định các NL chung cần phát triển của GV gồm 9
NL: NL chun mơn hóa, NL nghiên cứu khoa học, NL chương trình (phát triển và
thực hiện chương trình), NL học suốt đời, NL văn hóa - xã hội, NL tình cảm, NL
giao tiếp, NL cơng nghệ thơng tin và truyền thông (ICT) và NL môi trường. Kiymet
Selvi cho rằng, các NL này của GV ảnh hưởng đến giá trị, hành vi, sự giao tiếp,
mục tiêu và các hoạt động khác trong nhà trường.[117]

download by :


3
Ratu Ilma (2010), nghiên cứu phát triển nghề dạy toán cho GV tiểu học ở
Indonesia qua nghiên cứu bài học và tiếp cận thực tiễn giáo dục tốn học, cơng trình
đã nêu quy trình nghiên cứu bài học qua các bước: lập kế hoạch bài học, thực hiện,
khảo sát, phân tích dữ liệu và phản ánh. Mặc khác, bài viết cũng phân tích rõ được
vai trị nghiên cứu bài học trong việc phát triển NL dạy học thông qua tổ chức các

hoạt động học tập. Với cách này học đã đào tạo được trên 30 GV tiểu học ở
Palembang, Indonesia. [106]
Burghes D. (2012) cho rằng, ở Nhật nghiên cứu bài học là hình thức nghiên
cứu để phát triển nghề nghiệp cho tất cả GV bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Các
cơng trình nghiên cứu này tập trung nghiên cứu chủ yếu trên đối tượng đang là GV
giảng dạy tại các trường Tiểu học. [94]
Kolb (1984), đã đề xuất mơ hình học tập trải nghiệm hướng đến việc phát triển
NL của người học, người học được học tập thông qua làm, thông qua thực hành các
hoạt động gắn với thực tiễn. Mơ hình này cũng đã được các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước áp dụng vào trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng
phát triển NL. [109]
Năm 2016, các tác giả Carina Girvan, Claire Conneely, Brendan Tangney,
nghiên cứu mơ hình mở rộng học tập trải nghiệm trong phát triển nghề nghiệp của
GV và đưa ra các phương pháp thực hiện mơ hình. Bước đầu đã mang lại hiệu quả
cao trong quá trình đào tạo GV. [96]
1.2. Kết quả nghiên cứu trong nước và các cơng trình có liên quan
Vào những năm 80 của thế kỉ XX đã được một số tác giả đề cập đến nghề sư
phạm của GV trong giáo Giáo dục học như: vai trị của người GV trong q trình
dạy học, quá trình dạy học, nguyên tắc dạy học, nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học. [43].
Nguyễn Bá Kim (2005), với PPDH bộ mơn Tốn tác giả đã trình bày khái qt
về lí luận hoạt động trong dạy học bộ mơn Tốn như: hoạt động và hoạt động thành
phần trong mơn Tốn, phân bậc hoạt động các nội dung dạy học mơn Tốn.[50]
Năm 1987, Nguyễn Quang Uẩn, đề cập đến vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên cho SV sư phạm nhằm vạch ra phương hướng có tính chất lí
luận chung cho hoạt động rèn luyện nghề trong nhà trường sư phạm, đồng thời xem

download by :



4
đây là một trong những hoạt động chủ yếu trong quá trình rèn luyện nghề dạy học
cho SV sư phạm. [88]
Những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu tiếp cận NLNN cho SV, đã có
nhiều cơng trình khoa học trong nước công bố, chẳng hạn như: Trần Trung và Trần
Việt Cường (2015), đã biên soạn “Tiếp cận hiện đại trong rèn luyện NL sư phạm
cho SV ngành Toán ở trường Đại học”, trình bày rõ các khái niệm cơ bản NL sư
phạm, các NL sư phạm thành phần của người GV Tốn, rèn luyện NL sư phạm cho
SV thơng qua dạy học theo dự án, tổ chức dạy học theo dự án học phần PPDH cho
SV ngành sư phạm Toán. Đây là một trong những hướng tiếp cận hiện đại trong rèn
luyện NL sư phạm, hình thành NL thực hiện theo chuẩn nghề nghiệp. Nội dung
cuốn sách là tài liệu chuyên khảo cho SV các trường sư phạm, học viên sau đại học
chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Tốn, các giảng viên bộ mơn PPDH mơn
Tốn. [82]
Tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2016), với “Dạy học theo
định hướng hình thành và phát triển NL người học ở trường phổ thông” đã khái quát
một số vấn đề chung về hình thành và phát triển NLHS ở trường trung học phổ
thông như: Dạy học theo hướng tiếp cận NL, hệ thống các NL chung và NL chuyên
biệt cần phát triển, các biện pháp hình thành và phát triển NL cho HS. Đồng thời
xây dựng quy trình đánh giá việc hình thành và phát triển NL của HS. [83]
Năm 2016, Bùi Văn Nghị và nhóm tác giả đã biên soạn “Phát triển NL dạy
học cho SV sư phạm Tốn”, đây là cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học về lý
luận và thực tiễn, nội dung đã trình bày được những NL cơ bản trong dạy học mơn
Tốn cần phát triển cho SV và đề xuất những biện pháp sư phạm như: Biện pháp
phát triển NL giải toán; Biện pháp phát triển NL vận dụng lý luận và PPDH mơn
Tốn vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông; Biện pháp phát triển NL tổ chức
thực hiện, điều hành giờ dạy trên lớp, nhằm phát triển NL dạy học cho SV Toán ở
các trường Sư phạm.[61]
Luận án “Các biện pháp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV sư phạm Tốn
học thơng qua việc dạy học các mơn Tốn sơ cấp và PPDH Tốn ở các trường Đại

học” của Nguyễn Chiến Thắng (2012), kết quả nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về
kỹ năng nghề nghiệp cần hình thành cho SV ngành sư phạm Tốn, đề xuất được các

download by :


5
thành phần cơ bản của kỹ năng nghề nghiệp cần hình thành cho SV sư phạm Tốn
học thơng qua dạy học các mơn Tốn sơ cấp và PPDH Tốn ở bậc đại học, luận án
cũng đã xây dựng được 6 biện pháp sư phạm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thơng
qua dạy học các mơn Tốn sơ cấp và PPDH Toán ở bậc đại học. [76]
Vấn đề nghiên cứu tổ chức dạy học học phần PPDH bộ mơn Tốn, có luận án
“Tổ chức hoạt động dạy học bộ môn PPDH Toán theo định hướng tăng cường rèn
luyện kỹ năng dạy học cho SV” của Nguyễn Dương Hoàng (2008), luận án đã phân
tích khá đầy đủ về tổ chức hoạt động dạy học, về kỹ năng dạy học và các vấn đề có
liên quan từ đó đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm tổ chức việc rèn luyện kỹ năng
dạy học cho SV trong bộ mơn PPDH Tốn.[42]
Ngồi ra, cịn có một số luận án nghiên cứu về vấn đề tích cực hóa hoạt động
học tập của SV thơng qua mơn học PPDH Tốn như: Luận án của Hồng Ngọc Anh
về Sử dụng đa phương tiện nhằm tích cực hóa việc học tập của SV khi dạy học mơn
PPDH mơn Tốn.[2]
Và luận án của Lê Xuân Trường về hoạt động hóa người học trong q trình
dạy học mơn PPDH Tốn cho hệ đào tạo GV Trung học cơ sở. Mục đích nghiên
cứu của các luận án nhằm nâng cao hiệu quả học tập của môn học này về lý thuyết
và thực hành.[87]
Vấn đề nghiên cứu rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngành Giáo dục
tiểu học, Phan Quốc Lâm (2008), đề tài cấp bộ “Xây dựng nội dung, quy trình, hình
thành kỹ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho SV ngành Giáo dục tiểu học
thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên”, đã xác định được
những kỹ năng tối thiểu cần thiết để hình thành cho SV ngành Giáo dục tiểu học,

trên cơ sở đó xây dựng quy trình hình thành kỹ năng sư phạm cho SV. [53]
Phạm Văn Cường (2009), với luận án “Rèn kỹ năng dạy học Toán cho SV
ngành Giáo dục tiểu học ở trường cao đẳng sư phạm”, nội dung nổi bật của luận
án, đã xác định được các kỹ năng dạy học của SV ngành Giáo dục tiểu học và các
yếu tố làm ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học Tốn của SV. Trên cơ sở
đó, tác giả đã xây dựng chuẩn kỹ năng dạy học toán và đề xuất được các nhóm biện
pháp rèn luyện kỹ năng dạy học toán cho SV ngành Giáo dục tiểu học ở trường cao
đẳng. [24]

download by :


6
Luận án của Lê Duy Cường, nghiên cứu về xê - mi - na trong dạy học PPDH
Tốn, trong đó tác giả đã xây dựng các chủ đề và đề xuất quy trình tổ chức dạy học
bằng hình thức xê - mi -na nhằm phát triển một số NLNN cần thiết của SV ngành
Giáo dục tiểu học. [28]
1.3. Các nhận định được rút ra từ các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trên cho thấy:
- Nghiên cứu nâng cao NL sư phạm đã được nhiều tác giả quan tâm, nhằm
hướng tới mục đích đào tạo GV có NLNN nhất định đáp ứng được nhu cầu ngày
càng phát triển của xã hội.
- Hình thành các NL sư phạm cần có của người GV, các kĩ năng, kỹ xảo sư
phạm cho SV trong quá trình đào tạo hướng tới phát triển kĩ năng nghề nghiệp.
- Các kết quả nghiên cứu đã góp phần xây dựng một nền tảng cơ sở lý luận về
rèn luyện kĩ năng dạy học cho SV sư phạm và xem hoạt động RLNVSPTX là hoạt
động chủ yếu để hình thành và phát triển kĩ năng nghề nghiệp.
- Nghiên cứu nội dung PPDH mơn Tốn nói chung và PPDH Tốn tiểu học
nói riêng cũng được các tác giả quan tâm nhưng tập trung vào hai lĩnh vực: nghiên
cứu nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hệ thống các kĩ năng dạy học và biện

pháp rèn kĩ năng dạy học thông qua môn học hướng tới phát triển NLNN của SV.
Từ việc phân tích các kết quả trên, chúng tôi nhận thấy cần tập trung nghiên
cứu theo hướng: Dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học theo định hướng phát
triển NLNN của SV. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp sư phạm và cách thực
hiện các biện pháp dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học, bước đầu góp phần
phát triển cho SV nền tảng của NLNN để thực hiện hoạt động dạy học ở nhà trường
tiểu học.
2. Tính cấp thiết của đề tài
1) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đã nhận định về những
yếu kém của giáo dục và đào tạo: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo
dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo
dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.”, “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ

download by :


7
quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu”,… Trên cơ sở đó Nghị
quyết đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, NL
của người học”, nhiệm vụ và giải pháp này là chuyển từ giáo dục chủ yếu nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng sang mục tiêu phát triển phẩm chất và NL người học. Để
góp phần thực hiện Nghị quyết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp
nhằm từng bước đổi mới chất lượng đào tạo theo hướng phát triển NL người học,
chẳng hạn như xây dựng Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó nhiệm
vụ và giải pháp cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) theo hướng phát
triển phẩm chất và NL người học”. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014

và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, quy định về đánh giá HS tiểu học do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành, đã bước đầu chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng
sang đánh giá NLHS. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức nhiều Hội nghị, Hội
thảo về dạy học phát triển NL người học. Tuy nhiên những vấn đề này còn hạn chế
và nhiều bất cập trong việc thực hiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ đó cho
thấy, các trường đại học nói chung và các trường đào tạo sư phạm nói riêng cần có
sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng phát triển NL người học là vấn đề cần thực hiện.
2) Trường sư phạm có vai trị quan trọng trong cơng tác đào tạo GV theo
hướng tập trung phát triển phẩm chất và NLNN của người học. Đây là yếu tố không
thể thiếu để những nhà giáo tương lai bảo đảm được việc tổ chức dạy học theo
hướng phát triển NL người học ở các bậc học phổ thông. Trường sư phạm cần phải
có sự đổi mới một cách đồng bộ từ mục tiêu, nội dung và phương pháp, trong đó cốt
lõi là phương pháp: Dạy cho người học cách học, dạy cho người học làm được, dạy
cho người học có kĩ năng và NL đủ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Điều này đã được nhấn mạnh trong Điều 40 của Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt nam (6/2005): “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình
độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, NL tự học, tự
nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện
cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Theo Nguyễn Thu
Tuấn (2015) “Trường sư phạm đổi mới chương trình và phương thức đào tạo GV
theo hướng phát triển NLNN là một trong những yêu cầu tất yếu nâng cao chất

download by :


8
lượng đào tạo”, trong đó đổi mới PPDH là nhân tố cốt lỗi cần được thực hiện. Trên
thực tế, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong đào tạo GV
cũng đã được đầu tư đúng mức từ việc chuyển đổi hình thức đào tạo niên chế sang
đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhằm tăng cường tính tự học cho người học. Đồng

thời một số trường sư phạm đã thực hiện đổi mới từ khâu xây dựng chuẩn đầu ra
cho ngành học, phát triển chương trình đào tạo, cấu trúc lại nội dung các môn học
và đổi mới PPDH. Tuy nhiên điều này chưa đủ để người học có những NL cần thiết
để đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện đổi mới cụ thể ngay
trong từng môn học, đặc biệt là các mơn PPDH (các mơn học thuộc nhóm các mơn
giáo dục chun nghiệp), có ý nghĩa quyết định tay nghề cho SV sư phạm.
3) Vấn đề phát triển NLNN cho SV cũng được các trường sư phạm quan tâm
đổi mới trong nhiều năm qua, chẳng hạn như dạy học gắn kết giữa lý thuyết và thực
hành, thay đổi mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên theo hướng tăng
cường hoạt động tự rèn luyện của SV và đánh giá theo q trình, … nhưng nhìn
chung vẫn cịn mang tính hàn lâm, chưa thật sự có lại hiệu quả trong cơng tác đào
tạo GV. Bởi lẽ, chương trình đào tạo cịn nặng tính lý thuyết, các hình thức học thực
hành đang bị xem nhẹ và cách thức thực hiện với sự chuẩn bị chưa hiệu quả, SV
chưa được rèn nghề ngay trong từng môn học. Các môn học cịn rời rạc, chưa có
tính liên thơng giữa các mơn PPDH và các môn cơ sở. Điều kiện để SV rèn nghề
cịn hạn chế, SV khơng có điều kiện để trải nghiệm. Vì thế, khơng ít SV khi ra
trường chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đây là vấn đề đặt ra cho
mỗi giảng viên, cần có những biện pháp phù hợp trong đào tạo SV đủ NL thích ứng
với yêu cầu mới của xã hội.
4) Nhiều nhà khoa học trong nước đã có các cơng trình nghiên cứu liên quan
đến vấn đề phát triển NLNN cho GV các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo. Trần Trung và Trần Việt Cường đã có nghiên cứu về “Tiếp cận hiện
đại trong rèn luyện NL sư phạm cho SV ngành Toán ở trường đại học”. Luận án
tiến sĩ của Đỗ Thị Trinh (2013) nghiên cứu “Phát triển NL dạy Toán cho SV các
trường sư phạm”. Ngày 7/5/2015 Vụ Giáo dục Trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã tổ chức Hội thảo về “Phát triển NLNN GV tốn phổ thơng Việt Nam” đã đề cập
đến khá nhiều vấn đề đào tạo GV toán theo hướng tiếp cận NL. Luận án tiến sĩ của

download by :



9
Lê Duy Cường (2017) về “Tổ chức hoạt động xêmina trong giảng dạy học phần
PPDH Toán cho SV ngành Giáo dục tiểu học”. Điều này cho thấy các kết quả
nghiên cứu cũng phản ánh nhiều vấn đề về tổ chức dạy học theo hướng phát triển
NL dạy học cho SV. Các kết quả cũng thể hiện các quan điểm và cách tiếp cận khác
nhau trong quá trình nghiên cứu về phát triển NL GV nói chung và GVTH nói
riêng. Với tơi “Dạy học các học phần PPDH mơn Tốn Tiểu học” cũng là một
hướng nghiên cứu phát triển NLNN của SV thông qua hoạt động dạy học.
5) Các học phần PPDH Tốn ở tiểu học có vai trị quan trọng, quyết định
chuyên môn nghề nghiệp của SV ngành Giáo dục tiểu học. Nhưng thực tiễn, việc tổ
chức các học phần này hiện nay cịn nặng lí luận, SV ít có điều kiện được trải
nghiệm nghề nghiệp trong quá trình học tập. Mặc khác, thời lượng trong chương
trình để tổ chức học tập các học phần này trong chương trình khá hạn chế để SV
được thực hành nhiều hơn, được tiếp các quan điểm mới ngồi chương trình để cập
nhật thêm kiến thức, kinh nghiệm học nghề.
Xuất phát từ những lý do chính nêu trên, tơi lựa chọn đề tài “Dạy học các học
phần Phương pháp dạy học mơn Tốn tiểu học theo định hướng phát triển năng
lực nghề nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học” để thực hiện nghiên cứu.
3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài đề xuất những biện pháp dạy học các học phần PPDH môn Toán Tiểu
học cho SV ngành Giáo dục tiểu học theo hướng phát triển NLNN.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu Chuẩn nghề nghiệp GV của các cơ sở giáo dục phổ thơng,
những lý luận liên quan tâm lí lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của HS tiểu học, yêu
cầu cần đạt về NL của HS tiểu học, lý luận về NLNN của GVTH.
- Nghiên cứu chương trình, chuẩn đầu ra, nội dung, nhiệm vụ các học phần
PPDH Toán tiểu học.
- Nghiên cứu xác định cấu trúc NLNN cần phát triển cho SV và các biểu hiện
của NL, cơ hội hình thành và phát triển NLNN trong dạy học các học phần PPDH

Toán tiểu học.
- Thực trạng dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học theo định hướng
phát triển NLNN cho SV.

download by :


10
- Đề xuất những biện pháp dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học theo
định hướng phát triển nghề nghiệp.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các
biện pháp đã đề xuất.
5. Cách tiếp cận
Tiếp cận từ NLNN của GVTH và chuẩn đầu ra của các học phần PPDH Toán
tiểu học để xác định cấu trúc NLNN cần hình thành và phát triển cho SV trong dạy
học các học phần PPDH Toán tiểu học. Trên cơ sở các NL thành phần chỉ ra các
biểu hiện và cơ hội phát triển các NL đó trong nội dung các học phần PPDH Tốn
tiểu học. Đồng thời nghiên cứu thực trạng dạy học các học phần PPDH Toán tiểu
học theo hướng phát triển NLNN cho SV, phân tích rõ những ưu điểm và hạn chế.
Từ đó đề xuất các biện pháp thực hiện trong dạy học các học phần PPDH Toán tiểu
học tập trung theo hướng phát triển NLNN cho SV.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu lí luận về PPDH và hình thức tổ chức hoạt động dạy học các
học phần PPDH Tốn tiểu học theo hướng tích cực, tăng cường thực hành, trải
nghiệm trong mơn học góp phần phát triển NLNN cho SV
+ Thu thập nghiên cứu những tài liệu, cơng trình khoa học đã cơng bố liên
quan đến khái niệm, thuật ngữ, hệ thống chuẩn nghề nghiệp GV, NLNN của
GVTH, NLNN của SVGDTH được hình thành qua các học phần PPDH Tốn tiểu
học, chương trình đào tạo GVTH, chuẩn đầu ra của các học phần PPDH Tốn. Từ

đó chọn lọc, phân tích, khái qt những cứ liệu khoa học đã thu thập được thành
những kết luận khoa học.
- Phương pháp điều tra, quan sát: soạn thảo các câu hỏi, lập phiếu điều tra,
đồng thời tiến hành khảo sát, thu thập thông tin từ các đối tượng là GVTH, giảng
viên và SVGDTH để tìm hiểu thực trạng và mức độ đạt được về NLNN của SV làm
cơ sở để thay đổi PPDH và hình thức dạy học theo hướng phát triển NLNN cho SV.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm có đối chứng
trên đối tượng SVGDTH ở trường sư phạm. Triển khai thí điểm vận dụng các biện
pháp đã đề xuất vào trong thực tiễn dạy học, để đánh giá bước đầu về tính khả thi và

download by :


11
tính hiệu quả của các biện pháp.
7. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: SV ngành Giáo dục tiểu học của Khoa Giáo dục
Trường Đại học Đồng Tháp.
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học các học phần PPDH Tốn tiểu
học trong chương trình đào tạo GVTH ở trường sư phạm.
8. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề dạy học các học phần về PPDH Toán

tiểu học theo hướng phát triển NLNN;
- Một số biện pháp dạy học các học phần về PPDH Toán tiểu học theo hướng
phát triển NLNN;
- Kết quả thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất;
- Kết luận và khuyến nghị


download by :


×