Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Taxi Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.58 KB, 30 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm mục đích nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vận tải ôtô một cách đầy đủ và có hệ thống. Trên cơ sở đó
củng cố, bổ xung những kiến thức đã học được trong nhà trường, đồng thời
phân tích lý luận và có sự liên hệ giữa lý thuyết với thực tế, đi sâu nghiên
cứu về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh để làm báo cáo thực tập
chuyên đề.
Với mục đích đó, dưới sự hướng dẫn của Giáo viên Đỗ Thị Đông và
được sự giúp đỡ của CBCNV Công ty Cổ phần Taxi Hà Nội, em đã tới thực
tập tại Công ty Cổ phần Taxi Hà Nội với 2 nội dung chính:
- Tìm hiểu chung về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Đi sâu nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trong cơ chế thị trường.
Qua thời gian đầu thực tập, em xin báo cáo lại kết quả thu được nh sau:
- Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Taxi Hà Nội.
- Phần 2: Các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của Công ty.
- Phần 3: Kết quả hoạt động của công ty CP Taxi Hà Nội trong những
năm gần đây và phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
- Phần 4: Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quan trị của
Công ty trong những năm gần đây.
Sau đây là nội dung báo cáo:
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TAXI HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp:
1. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TAXI HÀ NỘI


Tên giao dịch: hanoi TAXI JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: hanoi TAXI
2. Địa chỉ trụ sở chính: Sè 105, phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.38535353
3. Ngành nghề kinh doanh: ( Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
sè 0103005476, Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
Thành Phố Hà Nội)
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi: thuê bao, vận chuyển
hành khách liên tỉnh.
- Kinh doanh ôtô và phụ tùng ôtô, bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa xe
ôtô
- Kinh doanh văn phòng cho thuê, trụ sở văn phòng và kho hàng
- Kinh doanh bãi đỗ xe cao tầng
( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật )
4. Vốn điều lệ: 6.661.000.000 đồng ( Sáu tỷ, sáu trăm sáu mươi mốt
triệu đồng V.N ).
1.2. Giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của doanh
nghiệp:
Công ty Cổ phần Taxi Hà Nội tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước,
được thành lập từ năm 1964, có tên là Đoàn xe chuyên gia.
Đến năm 1974 thì được chia làm 2 bộ phận: Một bộ phận trực thuộc cục
chuyên gia và một bộ phận trực thuộc Bộ GTVT. Bộ phận trực thuộc Bộ
GTVT có tên là xí nghiệp vận tải ôtô 12A. Sau một thời gian đổi tên thành
Công ty xe Du lịch Hà Nội thuộc Sở GTCC thành phố Hà Nội
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
2
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp

Từ trước năm 1989, phương tiện chủ yếu của Công ty là xe Trung Quốc
và một số xe của Liên Xô cũ. Cho tới cuối năm 1989 Công ty đã hoá giá,
thanh lý hết 100% số phương tịên cũ đó và liên doanh vơi hãng ôtô
TOYOTA (Nhật Bản) để mua sắm phương tiện, trang thiết bị mới phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của doanh nghiệp. Năm 1990
Công ty đã có khoảng 30 đến 40 xe TOYOTA mới và nhiều xe hàng bãi để
trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Hà Nội hoạt động kinh
doanh vận tải theo phương thức taxi.
Cho đến năm 2003 Công ty xe Du lịch Hà Nội cùng với 4 Cty khác
thuộc Sở GTCC là: Cty Bus Hà Nội, Cty Quản lý Bến xe Hà Nội, Cty Kinh
doanh Tổng hợp Hà Nội, Cty Khai thác điểm đỗ đã sát nhập lại thành Công
ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội ( trong đó Công ty xe Du lịch Hà
Nội trở thành công ty con với tên mới là Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm,
hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là kinh doanh vận tải theo phương thức
Taxi và bán xe ôtô mới của hãng TOYOTA ).
Đến năm 2004 khi Nhà nước thực hiện cổ phần hoá DNNN thì XN
TOYOTA Hoàn Kiếm được chọn làm thí điểm và Công ty Cổ phần Taxi Hà
Nội chính thức được ra đời khi cổ phần hoá 100% XN TOYOTA Hoàn
Kiếm.
Đến nay Công ty Cổ phần Taxi Hà Nội đã phát triển với hơn 500 xe du
lịch loại nhá, 100% của hãng TOYOTA hoạt động chính trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải theo phương thức Taxi và sở hữu khu đất với diện tích
5.592m2 ( được phân cho XN TOYOTA Hoàn Kiếm cò ) dùng làm trụ sở
Công ty và bãi đỗ cho phương tiện.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
3
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
4

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
PHẦN 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TAXI HÀ NỘI
2 .1. Sản phẩm và thị trường
Hiện nay, Công ty Cổ phần Taxi Hà Nội đang hoạt động kinh doanh trong
những ngành sau:
- Vận tải hành khách bằng xe taxi.
- Kinh doanh đồng bộ 3 chức năng: Mua bán ôtô - Cung ứng phụ tùng -
Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa.
- Làm công tác xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Kinh doanh thương mại.
- Du lịch, dịch vụ nhà hàng khách sạn.
- Đầu tư tài chính cho các đơn vị khác kinh doanh hoặc cùng tham gia
kinh doanh nh:
•Mua cổ phần của Công ty cổ phần Taxi CP Hà Nội -
04.38262626
•Mua cổ phần khống chế Công ty Hà Nội Tuorist
Taxi - 04.38565656
•Hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Quản lý
đầu tư và phát triển - Xí nghiệp cổ phần TOYOTA
Mỹ Đình - Hãng Taxi 3A - 04.38575757.
•Hợp tác kinh doanh với XN TOYOTA Láng Hạ .
•Hợp tác kinh doanh với Công ty Ford Thăng Long.
2.1.1. Sản phẩm chính:
Trong các lĩnh vực trên thì kinh doanh vận tải hành khách bằng xe Taxi là
chủ đạo. Với dàn phương tiện gồm hơn 500 xe du lịch loại nhỏ chủ yếu là xe
5 chỗ ( Vios), 8 chỗ ( Innova ), 100% được cung cấp bởi TOYOTA Việt
Nam. Để tổ chức quản lý và điều hành hoạt động SXKD thì hầu hết các
Công ty kinh doanh taxi sử dông 3 phương thức sau:

Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
i. Phương thức taxi: là phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý
toàn bộ lực lượng vận chuyển hành khách bằng xe taxi.
Ưu điểm đặc biệt của phương thức này là có tính tiện nghi và hiện đại
cao:
- Tính tiện nghi: Trong công tác quản lý điều hành quá trình SXKD
Công ty sử dụng máy bộ đàm để nối liên lạc liên tục giữa Trung tâm
điều hành taxi với lái xe ( đảm bảo giám sát chặt chẽ lao động và
phương tiện trong quá trình sản xuất ) và sử dụng điện thoại để giao
dịch giữa Trung tâm điêu hành với khách hàng ( đảm bảo nhanh
chóng, thuận tiện cho khách khi họ có nhu cầu đi xe taxi ).
- Tính hiện đại: Với phương thức này thì khách đi xe taxi không phải
măc cả giá cước vận chuyển mà chỉ việc trả tiền theo đồng hồ tính
tiền đã được lắp đặt sẵn trên xe, tránh được tình trạng khách hàng bị
bắt chẹt….
Phương thức này chủ yếu phục vụ những đối tượng có nhu cầu đi lại
trong khoảng cách ngắn, góp phần giải quyết vấn đề giao thông công
cộng.
i.i. Phương thức thuê bao: Theo phương thức này thì phương tiện sẽ giao
cho mỗi lái xe và đội xe sẽ cùng với lái khai thác tìm khách. Khi có khách
muốn thuê xe thì đội xe có trách nhiệm giao dịch và ký kêt hợp đồng với
khách ( kể cả những khách mà lái xe tù khai thác được ). Sau khi ký hợp
đồng vân chuyển với khách thì đội sẽ phân công từng xe ra hoạt động. Sau
mỗi chuyến lái xe phải trở về nép doanh thu của chuyến đó cho Công ty và
Công ty sẽ chia tỷ lệ doanh thu cho lái xe.
Đặc điểm của phương thức này:
- Đối tượng và phạm vi phục vụ lớn.

- Việc tính cước không theo một giá cố định mà giá cước sẽ được định
đoạt trong khi thảo luận ký hợp đồng giữa khách hàng với Công ty.
- Phương thức này không sử dụng đến đồng hồ tính tiền bởi vì khách đã
thuê xe trong cả chuyến, ngày hoặc nhiều ngày.
- Có thể phục vụ khách bất cứ lúc nào khi khách có nhu cầu.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
6
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
i.i.i. Phương thức khoán quản: Công ty sử dụng phương thức này để tận
dụng những lái xe có tính năng động về thị trường. Trong phương thức này
Công ty sẽ giao hẳn xe cho lái xe tự bảo quản giữ gìn và tự khai thác nguồn
khách hàng. Đồng thời Công ty còng giao một mức khoán doanh thu trong
tháng cho lái xe thực hiện, hàng tháng lái xe phải nép đủ doanh thu cho
Công ty, Công ty khoán hẳn doanh thu cho lái xe như vậy nhưng lại quản rất
chặt phương tiện về măt kỹ thuật.
Ưu điểm:
- Phát huy được tính năng động của lái xe.
- Công ty không phải bận tâm khai thác nguồn hàng.
- Công ty có khoản doanh thu ổn định.
Nhược điểm:
- Không quản tốt được phương tiện.
- Không quản lý được hành trình của xe.
- Lái xe không tốt có thể gây Ên tượng không tốt cho Công ty.
Để khắc phục được phần nào những nhược điểm trên thì Công ty mặc dù
khoán hẳn cho lái xe khai thác nhưng cũng khống chế Km xe chạy trong
tháng ( nếu lái muốn chạy quá mức khoán Km đó thì phải thực hiện môt chế
độ doanh thu khác ). Đồng thời Công ty cũng xây dựng chế độ BDSC
phương tiện có kèm theo quy chế thực hiện và buộc lái xe phải chấp hành.
2.1.2. Thị trường

- Về địa bàn hoạt động: do đặc thù ngành kinh doanh là các xe phải
thường xuyên di chuyển, địa bàn chính là Hà Nội ( tính cả Hà Nội mở
rộng ), tuy nhiên các xe hoàn toàn có thể hoạt động trên phạm vi các tỉnh khi
có khách yêu cầu.
- Về đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội ước tính có
khoảng 10.000 đầu xe hoạt động bao gồm cả xe tư ( taxi dù ), và xe của các
hãng có tên tuổi được cấp phép như: Mai Linh, ABC, Vạn Xuân, Taxi CP,
taxi Việt Nam, 3A, Hà Nội Tuorist…Mặc dù trên thị trường nhiều Công ty
taxi cùng tham gia hoạt động kinh doanh, nhưng chiếm thị phần lớn nhất vẫn
là Hà Nội Taxi, Taxi CP, và Taxi Mai Linh.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
7
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
- Về đối tượng phục vụ: Đối tượng phục vụ của hãng là những người
dân có thu nhập tương đối cao và khách nước ngoài. Ngoài ra Công ty còn
ký hợp đồng cung cấp dịch vụ lâu dài với hang loạt Khách sạn lớn như:
Hilton, Metrofol, Fortuna, KS Hà Nội, Sofitel Plaza, KS Lake Side, khu căn
hộ cao cấp Ciputra, khu căn hộ Sedona, Bệnh viện quốc tế Việt Pháp.v.v…
thêm vào đó là hàng chục nhà hàng lớn nhỏ, khu vui chới giải trí đang sử
dụng vé hợp đồng của Hà Nội taxi.
- Quy luật biến động của luồng hành khách: Luồng hành khách của
Công ty biến động theo các quy luật sau:
 Biến động theo mùa: Những tháng mà khí hậu nóng, rét hoặc thời tiết
mưa Èm.
 Biến động theo thời điểm: mùa di lịch, mùa lễ hội, hoặc các dịp cuối
năm.
 Biến động theo ngày: những ngày lễ tết, ngày nghỉ cuối tuần.
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Taxi

Hà Nội:
Công ty cổ phần taxi Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức bộ
máy quản lý theo cơ cấu trực tiếp. Hội đồng quản trị có quyền hành cao
nhất, Giám đốc là người đứng đầu và điều hành mọi hoạt động của Công ty,
Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước GĐ về kỹ thuật phương tiện và các
Gara ôtô, tiếp theo là các phòng ban được chuyên môn hoá theo chức năng
quản trị để trợ giúp và tham mưu cho Giám đốc trong việc ra các quyết định
Lực lượng lao động trực tiếp sản xuất là Công nhân lái xe, bộ phận quản lý
gián tiếp là CBNV các phòng ban.
2.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Hà Nội Taxi:
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
8
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
2.2.3. Nhiệm vụ của từng bộ phận
• Hội Đồng Quản Trị
Là cơ quan có quyền lực cao nhất, là nơi đưa ra mọiquyết sách, chiến
lược đường lối hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
• Giám Đốc công ty
Là người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát mọi hoạt động của công
ty và là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng quản trị. Giám đốc là người
đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật, là người có quyền cao nhất
trong công ty và có trách nhiệm tổ chức, thực hiện quyền hạn, nhiêm vụ đã
ghi trong điều lệ Công ty.

Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
Héi ®ång qu¶n trÞ
Phã gi¸m
®èc

Gi¸m ®èc
Ban
thanh
tra
Gara
«t«
sè 3
Gara
«t«
sè 2
Gara
«t«
sè 1
Trung
t©m
®hvt
Phßng
tckt
9
Phßng
nc
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
• Phó Giám đốc
Là người tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, ở Hà Nội taxi Phó Giám
đốc là người điều hành và giám sát trực tiếp các Gara ôtô về phương diện kỹ
thuật cũng như giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế tại các Gara và là
người chịu trách nhiệm trước GĐ về các phương diện nói trên.
• Phòng tổ chức nhân sù (Phòng nhân chính )
Chức năng:

Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ và lao
động trực tiếp tại các Gara ôtô, tính toán, phân bổ lao động tiền lương và
hành chính quản trị.
Nhiệm vô:
- Nghiên cứu tiền lương, xác nhập hoặc giải thể các bộ phận.
- Nghiên cứu, bố trí sắp xếp cán bộ ở từng bộ phận.
- Điều động, phân bổ công nhân lái xe về các Gara ôtô.
- Nghiên cứu, đề xuất thực hiện chế độ (tiền lương, bảo hiểm,hưu trí,
nghỉ phép….) đối với người lao động.
- Tổng hợp các vấn đề của công ty để cung cấp thông tin cho Giám đốc.
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ.
• Phòng Tài chính Kế toán
Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính của Công ty,
là trung tâm giao dịch về tài chính của Công ty đối với ngân hàng và các tổ
chức tín dụng.
Nhiệm vô:
- Quản lý, thu chi tài chính
- Lưu trữ tiên và cấp phát các khoản thu chi trong ngắn hạn
- Giao dịch với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng
- Tổng hợp các báo cáo về hoạt động tài chính của công ty để báo cáo
Giám đốc và Hội đồng quản trị
• Trung tâm Điều hành vận tải
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
10
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc về thị trường hoạt động, là cơ quan đối
ngoại của Công ty đối với khách hàng, điều hành trực tiếp hoạt động SXKD

của các xe taxi.
Nhiệm vô:
- Nghiên cứu phát triển thị trường mới và giữ vững thị trường cò ( Bộ
phận Marketting)
- Thu nhận yêu cầu và thông tin của khách hàng bằng điện thoại và
cung cấp thông tin cho xe Taxi qua bộ đàm.
- Theo dõi xe ra hoạt động từ khi xuất phát đến khi kết thúc ca. Cần
thiết thì hướng dẫn lái xe cách tính tiền, giảm giá, thuê bao…
- Tổ chức bộ phận thu tiền để lái xe nép doanh thu sau mỗi ca hoạt
động.
- Tổng tình hình hoạt động và doanh thu của Công ty báo cáo trực tiếp
Giám đốc.
• Gara ôtô
Chức năng:
Gara hoạt động dưới sự chỉ đạo tập trung của duy nhất một Trưởng
Gara, ( Trưởng Gara chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp PGĐ ), Gara ôtô
quản lý trực tiếp phương tiện và công nhân lái xe.
Nhiệm vô:
- Tổ chức bãi đỗ cho phương tịên.
- Bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa phương tiện hư háng.
- Theo dõi việc thực hiện các chính sách chế độ với người lao động.
- Sử lý vi phạm, duy trì nội quy, quy chế đối với CN lái xe.
- Bố trí xắp xếp lái xe chạy xe.
• Ban Thanh tra
Chức năng:
Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ
phận, đảm bảo duy trì đúng đường lối, nội quy, quy chế của Công ty, ban
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
11
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng

hợp
Thanh tra hoạt động theo sự quản lý của Trưởng Ban Thanh tra ( người chịu
trách nhiệm, báo cáo trực tiếp PGĐ )
Nhiệm vô:
- Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xử lý vi phạm quy chế.
- Tiếp nhận phản ánh của khách hàng, tìm ra nguyên nhân và giải quyết
thắc mắc khiếu nại.
2.3. Nguồn nhân lực
Ngày đầu thành lập Công ty chỉ có khoảng hơn 100 CBCNV, tuy
nhiên cùng với việc mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh
hiện nay Hà Nội Taxi đang sử dụng khoảng trên 1.200 lao động cả trực tiếp
và gián tiếp. Trong đó :
I. Lao động gián tiếp: Khoảng 200 người được đào tạo chuyên môn ở
các trình độ Đại học và trên Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
Đảm nhận các vị trí :
+ Cán bộ khung ( Trưởng, Phó các phòng ban)
+ Nhân viên quản lý gián tiếp ( gồm nhân viên Marketting làm việc tại
Trung tâm điều hành vận tải, nhân viên tài chính làm việc tại phòng Tài
chính, nhân viên kỹ thuật làm việc tại các gara ôtô. )
+ Công nhân sửa chữa ( làm việc tại các Gara ôtô đảm nhận công viêc
bảo dưỡng sửa chữa ).
Dưới đây là sơ đồ phân bổ nhân lực tại các phòng ban.
1. Phòng nhân chính: 16 người
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
12
Trng i hc Kinh t Quc dõn Bỏo cỏo thc tp tng
hp
2. Phũng Ti chớnh k toỏn: 3 ngi
3. Trung tõm iu hnh vn ti: 56 ngi

4. Gara ụtụ: vi 4 Gara x 10 = 40 ngi.
Nguyn Bo Ngc - Qun tr Kinh doanh Tng hp A K38
Trởng
phòng (
01)
Bộphân
đàotạo
(02)
Bộphậnhạch
toántiềnl
ơng(01)
Bộphận
hành
chính(02)
Bộphận
bảovệ
(10)
Kêtoántrởng(01)
Kếtoánviên
(01)
Thủquỹ
(01)
Trởng
trungtâm
(01)
Bộphận
market
ting
(10)
Bộphận

điềuhành
vậntải
(40)
Bộphận
hạchtoán
doanhthu
(05)
13
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
5. Ban Thanh tra: 21 người
II. Lao động trực tiếp (Công nhân lái xe ): Khoảng 1.000 người được
đào tạo chuyên môn và đã có bằng lái xe chuyên nghiệp ( hạng B2 trở lên ),
lực lượng lao động này rất đông đảo ( hai công nhân đảm nhận 1 xe taxi ).
Lực lượng này được tuyển rộng rãi trong cả nước, sau khi được tuyển dụng
Công ty sẽ đào tạo lại các kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp, cách nhận biết
đường phố, nhận biết địa chỉ các nhà hàng khách sạn, các địa chỉ lâu năm
của Công ty, cách sử dụng các trang thiết bị trên xe Taxi. Sau khi được đào
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
TRënggara(01)
BéphËn
kü
thuËt
(03)
BéphËn
nh©nlùc
vµantoµn
(02)
Tæb¶od
ìngsöa

ch÷a
(03)
Phã
gara(01)
Trëngban(01)
Tæ1(05) Tæ3
(05)
Tæ2
(05)
Tæ4
(05)
14
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
tạo, công nhân lái xe sẽ được thi và cấp chứng chỉ hành nghề do Hiệp hội
vận tải ôtô Việt Nam cấp.
2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Với đặc thù kinh doanh taxi là hoạt động trên đại bàn rộng lớn, vì vậy
việc phân bổ nguồn lực phương tiện nhằm rút ngắn quãng đường di chuyển,
giảm thời gian chờ đợi của khách hàng là điều rất quan trọng. Tại trụ sở
chính của Công ty tại số 105 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội có:
- Ban Giám đốc.
- Phßng Nhân Chính
- Phòng Tài Chính Kế Toán
- Trung Tâm điều hành vận tải
- Gara ôtô số 1.
Ngoài ra, Công ty còn thuê mặt bằng để xây dựng thêm các Gara ôtô tại các
địa bàn quan trọng nh:
• Gara ôtô số 2 ĐC: số 35 phố Lê Văn Thiêm - Phường Nhân
Chính – Quận Thanh Xuân - Hà Nội.

• Gara ôtô số 3 ĐC: số 464 Âu Cơ - Quận Tây Hồ - Hà Nội.
• Gara ôtô số 4 ĐC: Ô7A, Khu 5, Bến đỗ xe Mỹ Đình I – Huyện
Tư Liêm - Hà Nội.
Ngoài công cụ hoạt động sản xuất trực tiếp là xe ôtô ( bảng 2 ), thì phương
tiện, máy móc trang thiết bị để phục cho công tác quản lý tại các phòng ban
nh sau:
Bảng 1: Mét sè trang thiết bị chính của công ty
Tính đến ngày 31/12/2009
STT
Chi tiết ĐVT
Số
lượng
Ghi chó
1 Ôtô 4 chỗ Altis Chiếc 1 Xe Giám Đốc
2 Ôtô 4 chỗ Corola J Chiếc 1 Xe Phó Giám Đốc
3 Ôtô 4 chỗ Corola J Chiếc 1 Xe Ban Thanh tra
4 Ôtô 7 chỗ Zace Chiếc 1 Xe Đào Tạo
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
15
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
5 Máy vi tính Bé 40 Các phòng ban
6 Máy photocopy Chiếc 5 Các phòng ban
7 Máy fax Chiếc 8 Các phòng ban
8 Máy điện thoại cố định Chiếc 20 Các phòng ban
9 Máy bộ đàm cô định Chiếc 20 Trung tâm ĐH
10 Bàn ghế Văn phòng Bé 100 Các phòng ban
11 Tủ tài liệu, đô nghề, thiết bị Chiếc 60 Các phòng ban
12 Cầu kích Chiếc 4 Gara ôtô
13 Bộ đồ, thiết bị sửa xe Bé 4 Tổ bảo dưỡng S/C

Nguồn: phòng nhân chính

Phương tiện hoạt động kinh doanh trực tiếp là xe ôtô du lịch loại nhỏ,
100% được cung cấp bởi TOYOTA Việt Nam, được phân bổ về các Gara ôtô
với số lượng nh sau:
Bảng 2: Bảng phân bổ xe về các Gara ( Đơn vị: chiếc )
Tính đến ngày 31/12/2009
Đơn vị
Loại phương tiện
Tổng
Vios G
Vios Limo
2005
Vios Limo
2008
Innova J
2005
Innova J
2008
Gara ôtô số 1 32 44 28 33 21 158
Gara ôtô số 2 23 48 41 35 28 175
Gara ôtô số 3 16 30 17 31 21 115
Gara ôtô số 4 0 15 20 10 5 50
Tổng cộng 71 137 106 109 75 498
Nguồn: phòng nhân chính
2.5 Công nghệ và quá trình sản xuất
2.5.1 Công nghệ:
Hiện nay trên mỗi xe Taxi ngoài những thiết bị phục vụ cho quá trình
vận hành của xe thì có 2 bộ phận thiết yếu mà bất cứ xe Taxi nào của bất cứ
hãng nào đều phải có đó là Bộ đàm và Đồng hồ tính tiền

a. Bé đàm
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
16
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Công dông: Là một thiết bị gắn trên xe Taxi dùng để liên lạc trực tiếp
giữa lái xe và Trung tâm điều hành.
Nguyên lý hoạt động: Khi khách hàng có nhu cầu sẽ gọi điện đến
Trung tâm ĐH theo các đầu số điện thoại cố định. TTĐH tiếp nhận thông tin
và thông báo với toàn bộ các xe taxi trong vùng thông qua bộ đàm cố định
đặt ở Trung tâm ( tần số sóng của bộ đàm được Cục tần số cấp và bảo vệ,
mỗi hãng Taxi được cấp 1 tần số song riêng biệt ) các xe taxi nhận được
thông tin từ Trung tâm, nếu muốn phản hồi lại thì dùng bộ đàm đặt trên xe
để thông báo.
b. Đồng hồ tính tiền
Công dông: Là thiết bị lắp trên xe taxi, được cài đặt sẵn các thông số,
dùng để tính toán quãng đường di chuyển của xe và đưa ra giá tiền quãng
đường xe đã chạy.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
17
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Nguyên lý hoạt động: Khi có khách lên xe, lái xe dùng tay Ên nót khởi
động đồng hồ ( với loại đồng hồ thông thường ), hoặc đồng hồ sẽ tự khởi
động ( với loại đồng hồ có gắn thêm mắt thần ). Trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị
các thông số sau:
- Ngày tháng
- Thời gian khách lên (xuống xe )
- Quãng đường xe di chuyển không khách.
- Quãng đường xe di chuyển khi có khách.

- Số thứ tự cuốc khách.
Khi khách hàng kết thúc chuyến đi chỉ cần căn cứ số tiền trên đồng hồ thể
hiện để trả cho lái xe.
Khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng với những xe taxi của các hãng đã
được Sở GTCC cấp phù hiệu Taxi thì hệ thống đồng hồ tính tiền đều được
các trạm kiểm định của nhà nước gián tem niêm phong và kẹp chì đảm bảo.
2.5.2. Quá trình sản xuất
a. Nguyên lý tính toán giá cước vận tải:
Hiện nay để xây dựng cơ chế tính toán thì Công ty căn cứ vào 2 yếu tố sau:
- Giá phương tiện.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
18
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
- Giá cước.
Từ giá phương tiện để xác định thời gian thu hồi vốn và tính ra % khấu hao
cơ bản trong mỗi năm:
Tổng KHCB = Nguyên giá PT + Thuế NK + Thuế chước bạ + Chi phí khác
Tiếp đó xây dựng giá thành để xác định giá cước:
Giá cước = Giá thành + Lợi nhuận định mức
Giá thành vận tải của Hà Nội taxi bao gồm các khoản mục sau:
- Tiền lương của lái xe, bảo hiểm xã hội.
- Nhiên liệu cho xe trực tiếp sản xuất kinh doanh.
- Dầu nhờn cho xe trực tiếp sản xuất kinh doanh.
- Khấu hao cơ bản.
- Khấu hao sửa chữa lớn.
- Chi phí sửa chữa thường xuyên.
- Các khoản thuế.
- Chi phí quản lý: Trả lãi ngân hàng, lương cán bộ quản lý, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm phương tiện, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, khấu hao nhà

cửa, máy móc thiết bị, chi phí văn phòng phẩm, chi phí giao dịch tiếp
khách….
b. Quy trình hoạt động sản xuất:
Do đặc thù hoạt động sản xuất với lực lượng lao động trực tiếp là các
Công nhân lái xe, công cụ sản xuất là các xe taxi nên mọi quá trình đều xoay
quanh hai đối tượng trên.
Mỗi ngày ( được tính là một ca hoạt động ) CN lái xe bắt đầu đến nhận xe
tại Gara ôtô theo hai tốp
+ Tốp 1 ra hoạt động lúc 5h sáng, tốp này sẽ về trả xe lóc 1h sáng ngày
hôm sau.
+ Tốp 2 ra hoạt động lúc 6h sáng, tốp này về trả xe lóc 2h sáng ngày
hôm sau.
Khi đến Gara CN lái xe sẽ được nhận xe theo sự phân công từ trước,
ngoài xe, giấy tờ xe CN lái xe còn được phát kèm phiếu mua xăng và 1 tờ
giấy gọi là Giấy đi đường.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
19
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
+ Giấy đi đường: Là một tờ giấy do Công ty in sẵn, trong đó có các
thông tin nh: tên lái xe, số thẻ, số phiếu xăng. Trong các bảng của giấy đi
đường có ghi các thông số của ĐHTT ca ngày hôm trước về, mặt sau in các
dòng có tiêu đề để lái xe ghi các thông tin về cuốc khách trong ca hoạt
động.
Sau khi nhận xe và giấy đi đường lái xe bắt đầu mang xe ra hoạt động,
CN lái xe sẽ dùng bộ đàm báo về TTĐH là xe đã ra hoạt động ( trên mỗi xe
đều đánh số gọi là số Taxi và bộ đàm trên xe còng mang số đó.), trong ca
hoạt động Bộ đàm hầu như được mở liên tục để đảm bảo thông suốt thông
tin qua lại.
Khi có khách gọi điện đến Trung tâm yêu cầu xe, TT sẽ thông báo trên

bộ đàm và toàn bộ các xe sẽ nghe được, những xe nào ở gần khu vực có địa
chỉ sẽ báo nhận và cùng nhau di chuyển đến đón khách.
+ Do đặc thù ngành kinh doanh ngoài sự cạnh tranh giữa các hãng Taxi
thì còn có sự cạnh tranh giữa các xe taxi trong cùng một hãng. Các xe cùng
nhau di chuyển, xe nào đến trước thì đón được khách ( phải báo lại qua bộ
đàm đã đón được để các xe khác dừng di chuyển ), các xe đến sau sẽ chờ khi
có địa chỉ mới.
Ngoài việc chờ đón địa chỉ của Trung tâm thì các lái xe có thể tự khai
thác các địa chỉ khác của bản thân.
Quy trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi kết thúc ca, lái xe mang xe về
đổ xăng ( theo phiếu xăng được cấp ), đưa xe về Gara rửa và vệ sinh nội
thất, trao trả xe cho nhân viên nghiệm thu của Gara. Xe taxi khi hết ca được
các nhân viên Gara chốt số liệu trên ĐHTT vào giấy đi đường và sao lại vào
sổ cho ca ngày hôm sau.
CN lái cầm giấy đi sang bộ phận thu ngân nép doanh thu, sau khi tính
toán % của lái xe và % của Công ty sẽ được in ngay vào giấy đi đường.
Ca hoạt động kết thúc cũng là kết thúc các khâu trong quy trình sản xuất
trực tiếp. Ngoài hoạt động sản xuất chính, còn có các hoạt động hỗ trợ nh:
- Bộ phận Marketting đi khai thác thị trường.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
20
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
- Bộ phận bảo dưỡng sửa chữa những hư háng tức thời, làm các cấp bảo
dưỡng thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho các xe taxi đủ điều kiện
an toàn kỹ thuật ra hoạt động kinh doanh.
c. Cơ chế tính toán phân chia doanh thu:
 Cơ chế khoán của phương thức khoán quản:
Xuất phát từ giá phương tiện và giá cước thì Công ty xác định mức khoán
cho phương thức này nh sau:

Mức khoán = Tổng doanh thu - Doanh thu của của lái xe được hưởng
Trong đó:
- Tổng doanh thu = Tổng Km xe chạy chung x Giá cước/Km
- Mức khoán chính là phần doanh thu mà Công ty giao cho lái xe phải
nép. Giá trị của phần doanh thu đó bảo đảm = Giá trị của các khoản
sau:
- Khấu hao cơ bản.
- Khấu hao sửa chữa lớn.
- Các loại thuế.
- Chi phí quản lý.
- Lợi nhuận.
- Doanh thu của lái xe được hưởng bao gồm các khoản sau:
- Tiền lương của lái xe.
- Các loại bảo hiểm.
- Nhiên liệu cho xe trực tiếp sản xuất khinh doanh.
- Chi phí sửa chữa thường xuyên
 Cơ chế khoán của phương thức thuê bao.
Trong phương thức nàyCông ty xây dựng tỷ lệ ăn chia doanh thu giữa lái
xe và Công ty nh sau:
- Chạy trong giê hành chính:
- 20% doanh thu là lái xe hưởng.
- 80% doanh thu là Công ty.
- Chạy ngoài giê hành chính:
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
21
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
- 40% doanh thu là lái xe hưởng.
- 60% là Công ty hưởng.
Trong tỷ lệ % doanh thu mà lái xe hưởng đó bao gồm các khoản sau:

- Tiền lương của lái xe, bảo hiểm xã hội.
- Nhiên liệu cho xe trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Trong tỷ lệ % doanh thu mà Công ty hưởng bao gồm các khoản sau:
- Khấu hao cơ bản.
- Khấu hao sửa chữa lớn.
- Chi phí sửa chữa thường xuyên.
- Các loại thuế.
- Chi phí quản lý.
- Lợi nhuận.
 Cơ chế khoán của phương thức Taxi
- Phần doanh thu ăn chia: là phần doanh thu đồng hồ và được xác định
trên cơ sở trích trước 5% thuế VAT nép cho Nhà nước. Tỷ lệ ăn chia
cho Công nhân lái xe trên phần doanh thu ăn chia , cụ thể như sau:
MỨC
MỨC DOANH THU
ĂN CHIA ( ĐỒNG)
TỶ LỆ % DT CHO LÁI XE
Xe 5 chỗ Xe 8 chỗ
1- Ăn chia từ gốc
Mức 1 Đến 500.000 36,7 44,7
Mức 2 Từ 501.000 đến 700.000 42,7 50,7
Mức 3 Từ 701.000 đến 900.000 46,7 52,7
2- Ăn chia phần vợt ( Phần ngọn )
Mức 1 Từ 901.000 đến 1.300.000 52,7 58,2
Mức 2 Từ 1.301.000 trở lên 62,7 68,2
- Mức doanh thu đồng hồ/ ca kinh doanh dưới 200.000 đồng, nép Công
ty mức tối thiểu 150.000 đồng/ ca.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
22
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng

hợp
- Lái xe đi đường dài 1 chiều trên 40 km được hỗ trợ thêm 5% doanh
thu chuyến đi đó.
- Đối với lái xe mới vào Công ty ( trong thời gian 15 ngày đầu tiên )
được ăn chia theo tỷ lệ sau với mức doanh thu dưới 900.000 đồng:
Loại xe Xe 5 chỗ Xe 8 chỗ
Tỷ lệ % DT cho lái xe 46,7% 52,7%
• CÁC CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ VỚI LÁI XE:
1. Phụ cấp thâm niên, thợ bậc cao:
- Lái xe bậc 2: được hưởng thêm 1% doanh thu/ ca xe kinh doanh.
- Lái xe bậc 3: được hưởng thêm 2% doanh thu/ ca xe kinh doanh.
( Khoản phụ cấp này sẽ được cộng dồn và thanh toán vào kỳ lương quyết
toán trong tháng ).
2. Những ngày lễ, tết ( theo quy định của bộ luật lao động ): Lái xe
được hưởng thêm 5% doanh thu/ ca kinh doanh trong ngày lễ, Tết.
Nh vậy trong 3 cơ chế trên thì các yếu tố mà Công ty khoán cho lái xe
phải nép lại cho Công ty là khác nhau bởi vì mỗi phương thức vận tải đều có
đặc điểm riêng và điều kiện kinh doanh khác nhau.
Trong tình hình thị trường có nhiều biến động, đối thủ cạnh tranh tăng
cao thì phương pháp thứ ba là ưu việt hơn cả, nó phát huy được tính cố gắng
của CN lái xe hơn cả, vì vậy hiện tại Hà Nội Taxi hiện chỉ còn sử dụng cơ
chế khoán thứ ba.
2.6. Nguyên vật liệu
Trong kinh doanh taxi, nếu phương tiện được coi là công cụ, dụng cụ
chính thì nguyên vật liệu chính là nhiên liệu cho xe Taxi hoạt động.
Các xe của hãng hiện nay do tính năng mà nhà sản xuất chế tạo hầu hết sử
dụng nhiên liệu là xăng A92 và A95.
Do đặc thù hoạt động nên các xe sẽ về đổ xăng vào cuối ca hoạt động,
mà Công ty lại không có khả năng cung cấp xăng trực tiếp cho các xe nên
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38

23
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Công ty đã ký hợp đồng cung cấp dài hạn với các cây xăng ( gần các gara
ôtô để tiện việc di chuyển )
Khi lái xe mang xe về đổ xăng ( dùng phiếu đổ xăng, không dùng tiên
mặt ), nhân viên cây xăng sẽ ghi vào phiếu xăng số tiền phải thanh toán,
phiếu xăng được chia làm 2 phần, cây xăng giữ 1 nửa, nửa còn lại lái xe
mang về nép cho Công ty để cuối tháng Công ty đối chiếu, thanh toán với
cây xăng.
2.7. Vốn
Năm 2004 sau khi chính thức được cổ phần hoá, vốn điều lệ Công ty
chỉ là hơn 6 tỷ, sau 6 năm hoạt động con số đã tăng lên tương đương 150 tỷ.
Thống kê các chỉ tiêu thể hiện qua vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định (tài sản cố định) là giá trị toàn bộ khu đất 5.592m2 tại ĐC 105
Láng Hạ và mặt bằng nhà xưởng. Ngoài ra là giá trị gần 500 đầu xe taxi hiện
có.
Việc đầu tư xe mới Công ty sử dụng nguồn vốn sẵn có do hoạt động
kinh doanh sinh lời đem lại, thêm vào đó là vay vốn ngân hàng thông qua
cầm cố thế chấp chính những xe hiện có với hình thức: giấy tờ gốc đặt ở
ngân hàng, xe Công ty vẫn quản lý và sử dụng kinh doanh.
Ngoài ra vốn lưu động của Công ty nằm ở các dự án đầu tư liên doanh với
các đối tác.
Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
24
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HÀ NỘI
TAXI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Là mét trong những Công ty kinh doanh loại hình Taxi đầu tiên tại Hà
Nội, trong thời gian đầu hoạt động tuy lượng khách hàng biết tới và sử dụng
dịch vụ này còn nhỏ, đối thủ cạnh tranh chưa đông, chưa phát triển. Tuy
nhiên lượng khách nươc ngoài biết và sử dụng dịch vụ lại rất lớn. ( trong
thời gian những năm 1993, 1994 Công ty chỉ sử dụng loại hình tính cước
bằng USD ) khi đó doanh thu của Công ty tăng rất cao, đời sống của CN lái
xe rất ổn định.
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển, loại hình kinh
doanh trở nên phổ biến, lượng khách sử dụng dịch vụ đông đảo hơn thì đi
đôi với việc các hãng taxi còng ra đời một cách ồ ạt. Tuy vậy Hà Nội taxi
vẫn luôn giữ vững và đạt được các chỉ tiêu doanh thu, song song với việc
phát triển thêm nhiều thị phần mới.
Dưới đây là kết quả SXKD của Công ty từ năm 2007 đến năm 2009.
Đơn vị tính: Đồng
TT
CÁC NGHÀNH
HÀNG
2007 2008 2009
1 Kinh doanh Taxi
89,465,021,000 76,019,245,000 105,480,028,000
2 Đầu tư tài chính
32,019,850,000 25,074,406,000 44,746,442,000
TỔNG CỘNG
121,484,871,000
101,093,651,00
0 150,226,470,000
Nguồn: Phòng Tài Chính Kê Toán
Ta sẽ quan sát rõ hơn qua đồ thị thể hiện doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Taxi:

Nguyễn Bảo Ngọc - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp A K38
25

×