1
PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
TS.BS Trần Bá Thoại
A SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ xét về mọi góc độ, bởi trẻ em là một cơ thể
đang lớn, đang trưởng thành. Quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ chịu nhiều tác
động bởi các yếu tố thể chất, trí tuệ, cảm xúc tình cảm, các yếu tố này phối hợp và tương
tác qua lại lẫn nhau, nhưng khác nhau tuỳ từng giai đoạn.
Có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ em. Trên cơ sở
những nét cơ bản về tâm- sinh lý có thể chia thành:
1. Thời kỳ trong tử cung: Từ lúc thụ thai đến khi đẻ.
- Phơi thai hồn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
- Đây là thời kỳ hình thành về số lượng và phát triển ban đầu của các cơ quan, để sau khi
sinh các cơ quan này có thể đảm bảo các chức năng.
- Bệnh tật: Chịu ảnh hưởng lớn các bệnh tật của người mẹ.
- Ngày nay người ta đề cập nhiều đến mối quan hệ sớm Mẹ - Con trong giai đoạn này,
do vậy các vấn đề tâm lý không tốt của người mẹ có thể gây ảnh hưởng đến trẻ (như sự
khơng mong muốn có con, mẹ mắc bệnh trầm cảm…).
2. Giai đoạn từ 0 - 18 tháng tuổi (tuổi sơ sinh và nhũ nhi)
Là thời kỳ rất quan trọng của trẻ, cơ thể và tâm lý có rất nhiều sự thay đổi lớn, các cơ
quan phát triển đạt kỷ lục trong giai đoạn này.
- Giai đoạn sơ sinh: Từ sau đẻ đến ngày thứ 28.
Là giai đoạn thích nghi của trẻ với mơi trường bên ngồi sau khi rời tử cung người mẹ.
Các cơ quan đều chưa thực sự hoàn thiện.
Bệnh lý: Các dị tật bẩm sinh, các bệnh có liên quan đến cuộc đẻ, các bệnh nhiễm
trùng…
- Giai đoạn nhũ nhi: Từ sau ngày 28 đến 1 tuổi.
Tốc độ tăng trưởng nhanh, cuối giai đoạn này các cơ quan hoàn chỉnh cơ bản về cấu trúc
và chức năng.
Bệnh lý: Nổi bật là bệnh về dinh dưỡng và nhiễm khuẩn.
Về mặt tâm lý: Các giác quan phát triển để tiếp nhận mọi kích thích từ mơi trường sống
mang tính tâm lý đầu tiên. Giai đoạn này sự gắn bó mẹ - con đảm bảo các nhu cầu hợp
lý cho trẻ, nhờ đó tạo được sự yên tâm cho trẻ và khuyến khích được tiềm năng sinh học
phát triển ban đầu.
2
3. Giai đoạn từ 18 - 36 tháng
Tốc độ tăng trưởng chậm lại, chức năng các cơ quan hoàn thiện.
Bệnh tật: Nổi bật vẫn là các bệnh nhiễm trùng.
Tâm lý tình cảm: Đây là giai đoạn phát triển đột phá, rất quan trọng và là nền tảng cho
sự hình thành cá tính và nhân cách sau này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh
một cách mãnh liệt.
Những nét đặc trưng của phát triển tâm lý:
Biết đi, nói nhờ đó trẻ chủ động giao tiếp, thích tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh,
trẻ rất hiếu động.
Bước đầu tách mẹ tự lập: cai sữa, xa mẹ đi nhà trẻ, mâu thuẫn với người lớn vì phải
ghép vào kỷ luật. Sự cấm kỵ nghiêm ngặt hoặc thiếu chăm sóc làm mất tính độc lập,
giảm năng lực tìm hiểu thế giới để thích nghi. Các rối loạn thường gặp là khó ăn ngủ,
hiếu động, hay quấy khóc, bẳn tính…
4. Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi (tuổi mẫu giáo)
Nói và đi thành thạo, dùng ngôn ngữ để giao tiếp, phát triển tính độc lập, tị mị tự mình
tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động, hay tháo gỡ hoặc phá đồ vật để tìm hiểu.
Nhận thức phát triển, biết phân biệt đúng sai, hư thực nhưng chưa thành thục và nhận
thức “cái tôi” đơn giản. Trẻ biết phân biệt giới tính và xu hướng phát triển tính cách theo
giới, trong các trò chơi mang đặc thù về giới.
Các nhà tâm lý và tâm thần học trẻ em cho rằng đây là giai đoạn sôi động nhất của tuổi
trẻ em. Mọi sự chăm sóc sẽ quyết định sự phát triển tồn diện sau này của trẻ, cần phải
khuyến khích tính độc lập, lòng tự tin để phát triển năng lực cá nhân. Ngược lại sự chăm
sóc quá nâng đỡ hoặc sao nhẵng, thiếu hụt hoặc đòi hỏi quá mức ở trẻ đều gây tổn
thương về SKTT, làm nẩy sinh các hành vi chống đối, nói dối, thiếu tự tin, thiếu hoà
nhập, kém giao tiếp, hay sợ hãi…
5. Giai đoạn từ 6 - 12 tuổi (tuổi thiếu nhi - nhi đồng)
Về mặt cơ thể: Các cơ quan đã hoàn thiện.
Bệnh tật: Trẻ dễ mắc các bệnh miễn dịch dị ứng như thấp tim, viêm cầu thận cấp…và
các bệnh xuất hiện trong quá trình học tập (cận thị, gù vẹo cột sống…).
Trẻ đến trường, quan hệ xã hội mở rộng ra nhà trường- thầy cơ giáo, quan hệ bạn bè
bình đẳng và chấp nhận quy tắc bạn bè, có khả năng hợp tác, hiểu và tôn trọng luật chơi.
Về mặt cảm xúc, đạo đức: giai đoạn này gọi là giai đoạn ẩn tiềm tàng, các vấn đề giới
tính ít được đề cập, mặc cảm ơ-đíp được giải toả, là thời kỳ thuận lợi nhất cho học tập.
6. Giai đoạn vị thành niên: Từ 10 đến 19 tuổi.
3
Đặc trưng của giai đoạn này là hiện tượng dậy thì với nhiều biến động về sinh lý, cơ thể,
nội tiết.
Biến động về tâm lý: Trẻ ngượng ngùng, xao xuyến trước những thay đổi của cơ thể,
nhiệt tình nhưng cũng dễ bi quan chán nản. Cuối giai đoạn này trẻ có thể lực tốt, có ý
thức làm chủ cơ thể và muốn thử sức, thể hiện mình, trẻ có bạn thân, muốn có đời sống
riêng biệt cũng như hình thành băng nhóm.
Đây là giai đoạn phát triển có tính chất chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn về mọi khía
cạnh. Đặc biệt là tâm lý, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của các nhân tố từ bên ngoài như bạn bè,
gia đình, nhà trường, bệnh tật…nên ngồi bệnh lý thực thể cần thiết phải được chăm sóc
về sức khoẻ tâm thần, giáo dục.
B PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT
I. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CÂN NẶNG
Cân nặng của trẻ mới đẻ
Trung bình: 2,8 - 3kg.
Nếu dưới 2,5kg là đẻ non, đẻ yếu hoặc suy dinh dưỡng trong bào thai.
Nếu từ 4 kg trở lên là trẻ quá to.
Cân nặng của trẻ trong năm đầu
Trong năm đầu, trọng lượng của trẻ tăng rất nhanh: 6 tháng trọng lượng tă ng gấp đôi và
cuối năm trọng lượng tăng gấp 3 lần so với lúc đẻ.
Trong 6 tháng đầu, trung bình mỗi tháng trẻ tăng được 600g, do vây ta có thể ước tính
cân nặng của trẻ theo công thức sau:
P = Pđẻ + 600 . n
P:
Là trọng lượng của trẻ.
n:
Là tháng tuổi của trẻ.
Pđẻ: Là trọng lượng của trẻ lúc đẻ.
600:
Là trọng lượng (tính bằng g) tăng trung bình mỗi tháng.
Ví dụ: Một trẻ đẻ ra nặng 3000g, hiện nay trẻ tròn 4 tháng tuổi. Theo cơng thức trên, trẻ
4 tháng tuổi sẽ có trọng lượng là:
P = 3000 + 600.4 = 5400g
Sáu tháng cuối, trọng lượng của trẻ tăng châm hơn, trung bình mỗi tháng tăng được
400g. Do vây ta có thể ước tính cân nặng của trẻ theo cơng thức sau:
P = Pđẻ + 3600 + 400 . (n — 6)
P:
Là trọng lượng của trẻ.
Pđẻ: Là trọng lượng của trẻ lúc đẻ.
4
n:
Là tháng tuổi của trẻ.
3600: Là trọng lượng (tính bằng g) của trẻ được tăng thêm trong 6 tháng đầu.
400:
Là trọng lượng (tính bằng g) tăng trung bình mỗi tháng.
Ví dụ: Một trẻ đẻ ra nặng 3000g, hiện tại trẻ trịn 10 tháng tuổi. Theo cơng thức trên, trẻ
10 tháng tuổi sẽ có trọng lượng là:
P = 3000 + 3600 + 400. (10 - 6) = 8200g
Như vây, trọng lượng của trẻ được 12 tháng tuổi là:
P = 3000 + 3600 + 400. (12 - 6) = 9000g = 9kg
Cân nặng của trẻ trên 1 tuổi
Từ sau 1 tuổi đến 9 tuổi, cân nặng của trẻ tăng châm hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm
1,5 kg. Có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ trên 1 tuổi đến 9 tuổi theo công thức sau:
P = 9kg + 1,5kg . (N-1)
P:
Là trọng lượng của trẻ trên 1 tuổi tính bằng kg.
9kg:
Là trọng lượng của trẻ 1 tuổi.
1,5kg: Là trọng lượng tăng thêm mỗi năm.
N:
Là số tuổi của trẻ.
Ví dụ: Một trẻ 9 tuổi, có thể tính gần đúng trọng lượng của trẻ theo công thức trên:
P = 9kg + 1,5 (9- 1) = 21 kg.
Từ 10 - 15 tuổi, cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm 4 kg.
Do vây, có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ 10 - 15 tuổi theo công thức sau:
P = 21kg + 4 (N - 9)
Ví dụ: Có thể tính gần đúng trọng lượng của một trẻ 13 tuổi theo công thức trên:
P = 21kg + 4 (13- 9) = 37 kg
Biểu đổ tăng trưởng
Biểu đổ tăng trưởng (biểu đổ cân nặng) là một công cụ đơ n giản nhưng hiệu quả nhất có
khả năng huy động cộng đổng tham gia vào cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng.
II TÁC DỤNG CỦA BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG
Chẩn đoán nhanh, sớm tình trạng SDD tại cộng đổng.
Giúp cho việc phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính khác.
Theo dõi được sự phát triển của trẻ, nếu cân đều đặn hàng tháng.
Giáo dục dinh dưỡng kết hợp với phục hổi dinh dưỡng kịp thời cho từng trẻ cho nên có
giá trị phòng bệnh suy dinh dưỡng.
Hỗ trợ cho việc chẩn đốn ngun nhân suy dinh dưỡng, chẩn đốn chăm sóc cho cá t hể
và cộng đổng.
5
Qua việc theo dõi biểu đổ tăng trưởng, chúng ta có thể đánh giá được tình trạng sức
khoẻ của trẻ: Nếu thấy trẻ không lên cân hoặc sụt cân là trẻ không khoẻ mạnh, phải đưa
trẻ đi khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Cấu tạo của biểu đổ tăng trưởng
Biểu đổ tăng trưởng được Bộ y tế và UNICEF phát hành, dùng chung cho cả bé trai và
bé gái.
Về cấu tạo, biểu đổ tăng trưởng bao gổm các đường trục, các đường cong và các khoảng
cách được tạo nên bởi các đường cong.
Các đường trục:
Trục đứng (trục tung) tương ứng với các dãy số là cân nặng của trẻ tính bằng kilogam
(kg).
Trục ngang (trục hồnh) được chia thành các ô đánh số từ 1 - 60 tương ứng với các
tháng tuổi của trẻ.
Ngoài ra trên biểu đổ cịn có bốn đường cong:
Đường cong trên cùng: Tương ứng với cân nặng trung bình tiêu chuẩn.
Đường cong ở phía dưới kế tiếp: Tương ứng với cân nặng trung bình tiêu chuẩn - 2SD.
Đường cong ở phía dưới tiếp theo: Tương ứng với cân nặng trung bình tiêu chuẩn - 3SD.
Đường cong dưới cùng: Tương ứng với cân nặng trung bình tiêu chuẩn 4SD.
Các khoảng cách giữa các đường cong:
Khoảng cách giữa đường cong trên cùng và đường cong kế tiếp (khoảng A) là phát triển
bình thường: “Con đường sức khỏe của trẻ”.
Khoảng cách tiếp theo (khoảng B): suy dinh dưỡng độ I.
Khoảng C: suy dinh dưỡng độ II.
Khoảng dưới đường cong dưới cùng (khoảng D): suy dinh dưỡng độ III.
Cũng có thể sử dụng biểu đổ tăng trưởng bao gồm 2 đường cong: khoảng giữa 2 đường
cong là “Con đường sức khỏe của trẻ”, khoảng dưới đường cong d ưới là suy dinh
dưỡng.
Tiến hành cân cho trẻ và ghi vào biểu đổ tăng trưởng
Cân trẻ bằng loại cân phù hợp với lứa tuổi và điều kiên của từng địa phương
Trẻ dưới 5 tháng tuổi, có thể để trẻ nằm trong chiếc tã, buộc túm lại và treo lên cân, hoặc
có điều kiên thì dùng cân đĩa.
Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi có thể dùng túi treo kiểu silíp hay quần đùi có dây treo để cân
cho trẻ.
6
Cũng có thể dùng các loại cân thơng dụng (cân móc hàm) ở nơng thơn: đặt trẻ vào cái
nơi bằng tre, nứa hay bằng nhựa, rồi dùng cân thông dụng để cân. Chú ý đề phòng quả
cân rơi vào trẻ!
Cân trẻ đều đặn hàng tháng, hàng quí bằng một loại cân nhất định:
Trẻ từ 0 - 24 tháng: mỗi tháng cân một lần.
Trẻ từ 25 - 36 tháng: mỗi quí cân một lần.
Trẻ từ 36 tháng đến 5 tuổi: 6 tháng cân một l ần.
Trước hết phải ghi các tháng trong năm (ngày dương lịch), vào các ô vuông ở phía dưới
của biểu đồ, bắt đầu bằng tháng sinh của trẻ. Thí dụ trẻ sinh vào tháng 4 thì ghi tháng 4
vào ơ đầu tiên, sau đó là tháng 5, 6, ... đến tháng 12. Tiếp theo là tháng 1,2,3,... của năm
sau (chú ý ghi thêm số liêu về năm vào ô của tháng, tháng đầu năm: tháng giêng).
Sau mỗi lần cân, phải ghi kết quả vào biểu đồ bằng cách: Chấm một chấm đâm vào giao
điểm của đường thẳng kéo từ kết quả cân được (kg) theo trục tung và đư ờng thẳng kéo
từ tháng cân cho trẻ theo trục hồnh. Như vây, vị trí của dấu chấm được xác định bởi
giao điểm giữa 2 đường thẳng: Đường thẳng nằm ngang đi qua chỉ số về cân nặng của
trẻ và đường thẳng đứng đi qua điểm giữa của ô tháng trẻ được cân (thống nhất lấy vị trí
chính giữa ô, bất kể cháu được cân ở đầu tháng hay cuối tháng).
Ví dụ: Vào tháng 8 (lúc trẻ 5 tháng tuổi) ta cân cho trẻ được 6 kg. Cách ghi kết quả lên
biểu đồ như sau:
Từ trục tung, qua điểm 6 kg, ta kéo một đường thẳng nằm ngang (vuông góc với trục
tung).
Từ trục hồnh, qua điểm giữa ơ tháng 8, ta kéo một đường thẳng dựng đứng (vng góc
với trục hoành).
Chấm một chấm đâm vào giao điểm của hai đường thẳng nói trên
Nối kết quả cân nặng của tháng này với kết quả cân nặng của tháng t rước, cứ như vây ta
sẽ có đồ thị biểu diễn sự phát triển về cân nặng của trẻ. Đó chính là “con đường sức
khoẻ của trẻ”.
7
Hình: Biểu đổ tăng trưởng - Ghi chép các phần liên quan khác:
Phần trên đường giới hạn trên ghi những vấn đề về: trẻ được tiêm chủng loại gì, tên
bệnh mắc phải, và sử dụng loại thuốc nào vào những tháng tương ứng. Ví dụ: vào tháng
8 (lúc trẻ 5 tháng tuổi) trẻ bị viêm phế quản.
Phần dưới đường giới hạn dưới ghi những vấn đề về: Nuôi dưỡng, chăm sóc và sự phát
triển về tinh thần, vân động của trẻ vào những tháng tương ứng (biết lẫy, biết bò, biết
ngồi, đứng, đi, biết nói, biết hát...).
Đánh giá
Quan sát đường biểu diễn cân nặng của trẻ trên biểu đồ, có thể đánh giá được tình trạng
sức khoẻ của trẻ bằng 3 cách:
Theo hướng đi của đường biểu diễn cân nặng:
Nếu đường biểu diễn đi lên là trẻ bình thường (phát triển tốt).
Nếu đường biểu diễn đi ngang là dấu hiệu nguy hiểm, trẻ không lên cân, cần đưa đi
khám để tìm ngun nhân, theo dõi và chăm sóc một cách chu đáo.
Nếu đường biểu diễn đi xuống là dấu hiệu rất nguy hiểm, trẻ sụt cân, cần đưa trẻ đi
khám ngay để tìm ra ngun nhân và xử trí kịp thời.
Theo vị trí của đường biểu diễn cân nặng:
Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở giữa 2 đường cong trên cùng (khoảng A)
và theo chiều hướng đi lên là trẻ khoẻ mạnh, hay trẻ phát triển bình thường.
Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở khoảng B là trẻ bị suy dinh dưỡng độ I.
Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở khoảng C là trẻ bị suy dinh dưỡng độ II.
8
Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở dưới đường cong dưới cùng (khoảng D) là
trẻ bị suy dinh dưỡng độ III.
Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở trên đường cong giới hạn trên cùng là trẻ
phát triển rất tốt. Tuy vây, nếu đường biểu diễn đi ngang hoặc đi xuống thì phải đưa trẻ
đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân, điều trị và chăm sóc. Mặt khác, trẻ có thể trong
tình trạng thừa cân (béo phì) nếu cân nặng của trẻ lớn hơn cân nặng trung bình tiêu
chuẩn + 2SD.
Phối hợp 2 cách trên để đánh giá:
Đây là cách đánh giá mang tính biện chứng. Với phương pháp này, ngoài việc đánh giá
được tình trạng dinh dưỡng cụ thể của trẻ trong thời điểm nhất định, còn cho phép chúng
ta tiên lượng được tình trạng sức khoẻ của trẻ trong tương lai. Ví dụ: Một trẻ có cân
nặng thấp, đang nằm tại khoảng C (SDD độ II), nhưng có hướng đi lên trong các tháng
tiếp theo thì sẽ có tiên lượng tốt hơn là trẻ có cân nặng cao hơn (nằm trong khoảng B),
nhưng lại có hướng đi xuống.
III. SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO
Chiều cao của trẻ mới đẻ
Trung bình 48 - 50 cm.
Dưới 45 cm là đẻ non.
Chiều cao của trẻ dưới 1 tuổi
Trong năm đầu chiều cao của trẻ tăng thêm được 24 - 25 cm:
Quý I, mỗi tháng tăng được 3,5 cm.
Quý II, mỗi tháng tăng được 2 cm.
Quý III, mỗi tháng tăng được 1,5 cm.
Quý IV, mỗi tháng tăng được 1 cm.
Như vây lúc 1 tuổi, chiều cao của trẻ khoảng 75 cm.
Chiều cao của trẻ trên 1 tuổi
Sau 1 tuổi chiều cao của trẻ tăng không đều trong các năm. Chiều cao tăng nhanh tới 610 cm/năm trong các giai đoạn trẻ: 1 -2 tuổi, 6-7 tuổi và tuổi dây thì. Ngược lại, chiều
cao của trẻ tăng rất châm, tăng được 3 - 5 cm/năm trong giai đoạn trẻ từ 8 - 12 tuổi. Như
vây trung bình mỗi năm chiều cao của trẻ tăng thêm được khoảng 5 cm.
Từ đó có thể tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức sau:
h = 75 + 5 . (N-1)
Trong đó: h: Là chiều cao của trẻ (cm) N tuổi.
75: Là 75 cm - chiều cao của trẻ 1 tuổi.
5: Là 5 cm mà chiều cao được tăng thêm sau mỗi năm.
9
N: Là tuổi của trẻ.
IV. VÒNG ĐẦU, VÒNG NGỰC VÀ VỊNG CÁNH TAY
Vịng đầu
Trong năm đầu, khi cịn thóp trước, vòng đầu của trẻ phát triển rất nhanh. Các năm sau,
nhất là khi thóp trước đã kín, vịng đầu tăng rất châm:
Trẻ sơ sinh: 34 cm.
Trẻ 1 tuổi:
46 cm.
Trẻ 2 tuổi:
48 cm.
Trẻ 6 tuổi:
50 cm.
Trẻ 12 tuổi:
52 cm.
Trẻ lớn:
54 - 56 cm.
Vòng ngực
Lúc trẻ mới đẻ, vòng ngực của trẻ nhỏ hơn vòng đầu 1 -2 cm, lúc 6 tháng vịng ngực
bằng vịng đầu và sau 1 tuổi thì vịng ngực lớn nhanh, vượt xa vòng đầu ở tuổi dây thì:
Trẻ sơ sinh: 32 cm.
Trẻ 1 tuổi:
48 cm.
Trẻ 5 tuổi:
55 cm.
Trẻ 10 tuổi:
63 cm.
Trẻ 15 tuổi:
75-78 cm.
Vòng cánh tay
Vòng cánh tay của trẻ phát triển nhanh trong năm đầu. Từ 1 tuổi đến 5 tuổi vòng cánh
tay phát triển rất chậm.
Dựa vào chỉ số vịng cánh tay có thể phát hiên được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
từ 1 - 5 tuổi:
Dưới 12 cm: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
Từ 12 - 14 cm: Trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ hoặc báo động suy dinh dưỡng.
Trên 14 cm: Trẻ phát triển bình thường.
Trong những năm gần đây, chỉ số vịng cánh tay ít được sử dụng để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của trẻ.
V. MỘT SỐ CHỈ SỐ KHÁC
Thóp
Thóp trước: Có hình thoi với kích thước của mỗi chiều trung bình là 2 cm. Trẻ đẻ non có
kích thước lớn hơn. Thóp trước thường kín khi trẻ ở lứa tuổi từ 12 - 18 tháng. Nếu thóp
10
trước kín sớm trước 6 - 8 tháng tuổi, cần đưa trẻ đi khám kiểm tra và theo dõi. Trong
trường hợp này, nên tránh cho trẻ sử dụng vitamin D. Nếu thóp trước kín trước 3 tháng
tuổi, cần được thăm khám để loại trừ bệnh nhỏ đầu (Microcelphalia).
Thóp sau: Có hình tam giác, thường kín ngay sau đẻ. Chỉ có khoảng 25% số trẻ ra đời là
cịn thóp sau với kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay và sẽ kín trong quý đầu.
Răng
Mầm răng được hình thành trong 3 tháng đầu của thời kỳ bào thai.
Khi ra đời, răng vẫn còn nằm trong xương hàm. Sau 6 tháng tuổi răng bắt đầu mọc.
Lớp răng đầu tiên được gọi là răng sữa (răng tạm thời). Răng sữa mọc từ khi trẻ được 6
tháng cho đến 24 - 30 tháng tuổi. Tổng số răng sữa là 20 cái, mọc theo thứ tự như sau :
Hàm trên
9
5
7
3
2
2
3
7
5
9
Hàm dưới
10
6
8
4
1
1
4
8
6
10
Có thể tính số răng của trẻ dựa vào số tháng tuổi theo công thức:
Số răng = số tháng tuổi - 4
Ví dụ: Trẻ 20 tháng tuổi sẽ có số răng là: 20 - 4 = 16 răng.
Từ 6 - 7 tuổi, răng sữa bắt đầu được thay thế dần bằng răng vĩnh viễn; đến 15 tuổi
thường có đủ 28 răng và 4 chiếc răng cuối cùng (răng khôn) thường mọc ở độ tuổi từ 18
đến 25.
Tỷ lê các phần cơ thể
Tỷ lê các phần cơ thể trẻ em khác với người lớn. Nhìn chun g trẻ em có đầu tương đối
to, chân và tay tương đối ngắn so với kích thước tồn cơ thể. Dần dần về sau, do chân
dài ra nhanh nên chiều cao của đầu giảm đi một cách tương đối theo tuổi, còn chiều dài
tương đối và tuyệt đối của chân và tay lại được tăng lên rõ rệt (hình 3).
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em và có thể chia làm 2
nhóm là yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
Các yếu tố nội sinh (những yếu tố b ên trong cơ thể)
Vai trò của các tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cân giáp, tuyến thượng thân
và tuyến sinh dục.
Yếu tố di truyền liên quan đến chủng tộc, gen.
Các dị tât bẩm sinh.
Vai trò của hệ thần kinh.
Các yếu tố ngoại sinh (những yếu tố bên ngồi cơ thể)
Dinh dưỡng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng.
11
Bệnh tât, nhất là các bệnh mãn tính.
Giáo dục thể dục, thể thao.
Khí hâu và mơi trường.
C PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VÀ VẬN ĐỘNG
Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều (ngủ tới 22 - 23 giờ/ngày) và đôi khi trẻ cười trong khi ngủ.
Năm giác quan của trẻ sơ sinh đã hoạt động:
Trẻ nghe được tiếng động to, tiếng nói to của mọi người.
Trẻ khơng thích uống chất đắng, trẻ thích uống chất ngọt.
Trẻ nhân biết được mùi sữa mẹ, qua đó trẻ biết tìm vú mẹ để bú mỗi khi được bế.
Trẻ biết nhìn đèn sáng khơng di động.
Trẻ biết đau khi tiêm, véo.
Trẻ sơ sinh chỉ có những cử động tự phát, không ý thức. Do vây các động tác này
thường xuất hiện đột ngột, khơng có sự phối hợp và đôi khi xảy ra hàng loạt các động
tác vu vơ.
Ví dụ: Một trẻ sơ sinh nằm ngửa thường co 2 tay, bàn tay nắm chặt, hai chân cùng co
hoặc một chân co một chân duỗi; nhiều khi chân, tay có những động tác vu vơ.
Trẻ sơ sinh có những phản xạ tự nhiên:
Phản xạ bú, phản xạ nuốt.
Phản xạ Robinson (khi đưa một vât chạm vào lòng bàn tay thì trẻ nắm rất chắc).
Phản xạ vịi: khi chạm vào má gần miệng ở bên nào thì mơi của trẻ đưa ra hướng về bên
đó như để ngâm bú.
Phản xạ bắt chộp Moro: khi vỗ vào thành giường nơi trẻ nằm, trẻ giât mình, hai tay
giang ra rồi ơm chồng vào thân (hình 4).
Trẻ 2 tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ giảm dần.
Lúc thức trẻ biết chơi, nhìn được các vật sáng di động trước mắt.
Trẻ biết hóng chuyên.
Trẻ mỉm cười và dẫy dụa là thể hiên sự vui thích.
Đặt nằm sấp, trẻ có thể ngẩng đầu lên trong chốc lát.
Trẻ 3 tháng tuổi
Thời gian thức và chơi tăng dần.
12
Trẻ có thể nhìn theo một vật di động.
Có thể chăm chú nhìn một vật nắm trong tay.
Trẻ có thể nắm lấy những vật người lớn đưa và cho vào mồm, mặc dù chưa tự điều khiển
được một cách mau lẹ.
Trẻ lẫy được từ tư thế ngửa sang nghiêng.
Ở tư thế nằm sấp trẻ có thể nhấc cằm khỏi mặt giường khá lâu.
Trẻ 4 tháng tuổi
Ham thích mơi trường xung quanh.
Trẻ thích cười đùa với mọi người.
Có thể vận động tự ý như cầm và kéo đồ chơi.
Thích đạp, thích vùng vẫy chân tay.
Lẫy được từ ngửa sang sấp.
Nằm sấp trẻ nâng đầu được lâu hơn.
Giữ cho trẻ ngồi, đầu của trẻ không bị rủ x uống, không lắc lư.
Trẻ 5 tháng tuổi
Trẻ có thể quay mặt về phía có tiếng động.
Biết đưa tay ra nhận đồ chơi.
Ngồi được khi có người đỡ.
Có thể lẫy được từ sấp sang ngửa.
Có thể phát âm được vài phụ âm.
Trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ biết phân biệt mẹ và người lạ.
Trẻ ngồi vững và trườn người ra xung quanh để lấy đổ chơi.
Biết chộp lấy đồ chơi, cầm lâu và chuyển từ tay này sang tay khác.
Biết nhặt đồ chơi có kích thước nhỏ bằng cả 5 ngón tay.
Trẻ bước đi khi được xóc nách.
Bập bẹ được hai âm kép: bà bà, măm măm...
Trẻ 7- 9 tháng tuổi
Có cảm xúc vui mừng hay sợ hãi.
Biết vẫy tay chào, hoan hơ.
Biết bị, tự vịn vào thành giường để đứng lên.
13
Nhặt được vật nhỏ bằng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ).
Biết đập các vật vào nhau để tạo ra tiếng động, do vậy trẻ rất thích các đồ vật phát ra
tiếng kêu như chuông, quả lắc vv...
Biết bỏ vật này lấy vật khác.
Biết phát âm rõ từng từ, trong số vài từ: bà, mẹ, đi, cơm...
Trẻ 10 - 12 tháng
Hiểu được lời nói đơn giản.
Trẻ nhắc lại được những âm người lớn dạy.
Biết chỉ tay vào những vật mình ưa thích.
Thích đập đồ chơi vào bàn, quẳng xuống đất, ném ra xa mình.
Sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn.
Trẻ tự ngồi xuống, đứng lên và đi được vài bước (khi được 12 tháng).
Trẻ phát âm được 2 âm rõ rệt (bà ơi, mẹ đâu, đi chơi...),
Trẻ 18 tháng tuổi
Biết đòi đi tiểu, đi ỉa.
Chỉ được các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, mồm, tai, đầu, tay, chân, ngực, bụng, rốn
vv...
Biết xếp đồ chơi, biết lật ngửa cái chén để lấy hòn bi ở bên trong, nếu được nhìn thấy
người lớn lấy chén úp lên hịn bi.
Trẻ đi nhanh, đi lên được cầu thang nếu có người dắt tay.
Biết tự cầm bát cơm và xúc ăn bằng thìa.
Nói được các câu ngắn.
Trẻ 24 tháng tuổi
Thích xếp đồ chơi thành hàng dài.
Tự mặc được quần áo, rửa mặt nhưng còn vụng về.
Tự lên xuống cầu thang, nhảy được 1 chân.
Vẽ được vịng trịn, đường thẳng.
Nói được câu dài, hát được bài hát ngắn.
Trẻ 2 - 3 tuổi
Tự phục vụ được các việc đơn giản: cởi bỏ/mặc quần áo, xúc cơm ă n...
Học thuộc bài hát ngắn.
14
Hay đặt câu hỏi.
Thích sống tập thể.
Chân tay bớt vụng về, các động tác khéo léo hơn.
Thích leo trèo.
Trẻ thích múa hát.
Trẻ 4 - 6 tuổi
Tinh thần phát triển nhanh:
Trẻ thích tìm hiểu mơi trường xung quanh , thích chơi một mình.
Tiếng nói phát triển mạnh: trẻ hát được bài hát dài, thuộc nhiều bài thơ ngắn.
Biết học chữ, học vẽ, viết được.
6 tuổi trẻ bắt đầu đi học.
Vân động khéo léo, nhanh nhẹn, mềm dẻo: múa, đi thăng bằng, leo trèo, chạy, nhảy ...
Trẻ 7 - 15 tuổi
Tiếp thu giáo dục tốt.
Có khả năng tưởng tượng và sáng tạo.
Biết hồ mình trong cộng đổng xã hội.
Vân động khéo léo: múa, nhảy, khâu vá, thêu, đan len vv...
Phát triển nhân cách giới tính rõ rệt.
Đánh giá sự phát triển của trẻ em bằng test Denver
Test Denver (Denver Developmental Screening test) hay còn gọi là test sàng lọc được
dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ trước tuổi đi học (trước 6 tuổi). Mục đích của test
này là phát hiện sớm các trạng thái châm phát triển ở trẻ nhỏ bằng cách sử dụng các tiêu
chuẩn về sự phát triển bình thường của trẻ em theo tháng tuổi và được sắp xếp một cách
hệ thống theo từng lĩnh vực để dễ thực hiện việc nhân định và đánh giá.
Nội dung của test Denver
Nội dung của test Denver bao gổm 105 mục thuộc 4 lĩnh vực cần đánh giá là:
Vân động thô sơ: Bao gổm 31 mục nhằm phát hiện xem trẻ có biết ngổi, biết đi, biết
nhảy... theo đúng tuổi khơng?
Ví dụ: ngẩng đầu, lẫy, chập chững, đá bóng...
Vân động tinh tế: Bao gổm 30 mục giúp ta nhân địn h được khả năng nhìn, sử dụng bàn
tay nhặt đổ vât và khả năng vẽ của trẻ.
Ví dụ: nắm quả lắc, nhặt quả nho, vẽ nguệch ngoạc, xếp các khối mầu...
15
Ngôn ngữ: Với 21 mục kiểm tra ngôn ngữ, chúng ta có thể đánh giá được khả năng
nghe, nói và thực hành mệnh l ệnh của trẻ.
Ví dụ: phản ứng nghe chng, cười, nói bâp bẹ, gọi mẹ, chỉ các bộ phân trên cơ thể trẻ,
nhân biết màu sắc.
Thích ứng cá nhân - xã hội: 23 mục được sử dụng để nhân biết khả năng tiếp cân của trẻ
với mọi người xung quanh và cách thức tự chăm s óc bản thân.
Ví dụ: biết chơi trị ú tim, biết vẫy tay chào, biết xúc cơm ăn, mặc quần áo, rửa tay, chơi
với trẻ khác...
Các dụng cụ cần thiết để tiến hành đánh giá
Một túm len màu đỏ.
Một ít nho khơ.
1 quả lúc lắc có cán nhỏ.
8 khối vng bằng gỗ/nhựa có cạnh 2,5cm với 4 màu khác nhau (đỏ, vàng, xanh lục,
xanh lá cây), mỗi màu có 2 khối.
1 lọ nhỏ bằng thuỷ tinh có đường kính miệng lọ bằng 1,5cm.
1 chng nhỏ.
1 quả bóng quần vợt.
1 bút chì.
1 phiếu kiểm tra đã in sẩn các tiêu chuẩn cần tiến hành đánh giá theo tháng tuổi.
Bảng đánh giá
Lứa tuổi
1 tháng
Vân động thơ Vân động tinh
Ngơn ngữ
sơ
tế
- Giơ tay lên- Nhìn ngươi mẹ
nhẹ nhàng khi- Nhìn đèn sáng- Cười khi ngủ
nằm sấp
khơng di động
Thích ứng cá
nhân - xã hội
- Quan sát vât
trước mặt
- Đưa mắt nhìn
mẹ
2-3 tháng
4-5 tháng
Giữ vững được
- Mỉm cười
cổ
- Cười khi thức
- Cười đáp lại
- Nhìn vât sáng
Nằm sấp ngẩng
- Hóng chun
di động
đầu chốc lát
- Nhìn vât di
động
- Ngồi phải giữ - Nắm chặt tự- Cười khanh- Biết đầu vú
16
phát
6-8 tháng
khách
Ngồi vững một- Chuyển vât từ
- Bắt
mình
tay này sang tay
giọng
kia
Bò lân lê
- Vỗ tay
- Lắc lư khi cho
ăn
chước
- Cho tay vào
miệng
- Chơi trò chơi
- Kết hợp từ và
đơn giản
hành
động
(măm măm)
- Biết bố mẹ
8-10 tháng
- Đứng vịn
10-12 tháng
Biết lạ quen
- Đi có người- Nhặt đồ vât
- Nói từ đầu tiên
dắt
bằng 2 ngón
12-18 tháng
- Sử dụng được
- Sử dụng các
- Nói được 3-50chén
- Đi một mình ngón tay dễ
từ
dàng
- Tâp dùng thìa
- Biết bbộ phân
của cơ thể
18-24 tháng
25-30 tháng
30-36 tháng
3-4 tuổi
- Biết giao tiếp
- Lấy được đồ
- Xếp được vâtvât khi sai khiến với người mình
- Bắt đầu chạy
muốn
này lên vât kia
- Nói lóng
- Bắt chước làm
- Nói được câu
2 từ
Ném bóng
Chạy
- Bắt chước tơ
đường kẻ dọc
- Biết địi đi đái,
ỉa
- Nói được câu
- Chơi tự lâp
- Bắt chước tơ3 - 4 từ
- Leo lên, xuốngđường kẻ ngang - Có 50-300 từ - Biết cởi áo
thang một mình - Xếp được 6
- Biết mặc áo
khối lên nhau
- Đứng 1 chân - Vẽ vịng trịn - Nói được giới- Tự đến nhà vệ
từ
sinh
- Đi xe 3 bánh - Vẽ hình vng
- Nói được đại- Biết rửa mặt,
- Ném
- Sử dụng kéo
từ
lau mặt
chuyền
bóng
- Nói được số- Chơi tâp thể
trên tay
17
nhiều
4-5 tuổi
tay
- Vẽ người với
- Ném bóngmột vài bộ phân - Đếm được
chính xác
- Vẽ tam giác - Biết được màu- Tự mặc quần
sắc
áo
- Tơ nét chữ
- Vẽ vịng trịn
5-6 tuổi
- Chuyển
cầm
- Chạy tốt.
- Leo, trèo tốt
- Giúp việc vặt
- Hoạt động tâp
- Chia đượcthể
- Tiếp xúc vớiđộng từ quá khứ
bạn bè, nhà
trường
- Bắt đầu đi học