BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________________________
Cao Thị Thùy Oanh
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG “BỘ CHUẨN
PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI” TRONG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________________________
Cao Thị Thùy Oanh
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG “BỘ CHUẨN
PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI” TRONG
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Mầm non)
Mã số
: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ VIỆT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” là do tôi
thực hiện. Số liệu của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu
khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người cam đoan
Cao Thị Thùy Oanh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Thị Việt, người đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học sư phạm Tp. HCM cùng toàn thể các
thầy cô trong Khoa Giáo dục Mầm non đã trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ dẫn cho tôi
trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Ban Giám Hiệu, giáo viên và trẻ trường
Mầm non Vàng Anh, trường Mầm non Tư thục Hoa Mai, trường Mầm non 8 Quận
5, trường Mầm Non Canada-Việt Nam quận 7, trường Mầm non Măng Non III
Quận 10, trường Mầm non 19-5 Quận Bình Tân, trường Mầm non Tư thục Bảo
Ngọc Quận Bình Tân, trường Mầm non Họa Mi Huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tp.HCM, tháng 09 năm 2014
Tác giả
Cao Thị Thùy Oanh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG “BỘ CHUẨN PHÁT
TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI” TRONG TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO
5-6 TUỔI................................................................................................. 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”
trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. ........... 6
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .............................................................................. 6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................. 17
1.2. Các khái niệm cơ bản...................................................................................... 25
1.2.1. Khái niệm “Chuẩn phát triển trẻ em” ....................................................... 25
1.2.2. “Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ” ............................................. 26
1.2.3. Khái niệm “sự phát triển thể chất của trẻ em” ......................................... 27
1.2.4. Khái niệm “Tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non”..... 29
1.2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non .... 31
1.3. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi ..................................................... 35
1.4. Nội dung lĩnh vực phát triển thể chất trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ em
năm tuổi” ........................................................................................................ 36
1.5. Sử dụng Chuẩn phát triển thể chất trong tổ chức hoạt động phát triển thể
chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................................... 38
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 39
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHUẨN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ..................................................... 41
2.1. Tổ chức khảo sát ............................................................................................. 41
2.1.1. Mục đích khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ
huynh trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ
em năm tuổi” và nội dung của lĩnh vực phát triển thể chất trong Bộ
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ............................................................. 41
2.1.2. Nội dung khảo sát ..................................................................................... 41
2.1.3. Mô tả phương pháp khảo sát – chọn mẫu ................................................ 42
2.2. Phân tích kết quả khảo sát ý kiến việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em
năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 56 tuổi. .............................................................................................................. 43
2.2.1. Phân tích kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý .................................... 43
2.2.2. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên mầm non ............................................ 52
2.2.3. Kết quả khảo sát ý kiến phụ huynh trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về Bộ chuẩn
phát triển trẻ em năm tuổi ........................................................................ 65
2.3. Phân tích kết quả khảo sát việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua phân tích kế hoạch của giáo viên .................................................. 69
2.4. Phân tích kết quả khảo sát việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua dự giờ, quan sát việc tổ chức hoạt động của giáo viên ................. 71
2.5. Đề xuất biện pháp áp dụng hiệu quả Bộ Chuẩn trong tổ chức hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi………………………………………………75
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Thống kê trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của cán bộ
quản lý tham gia trả lời phiếu khảo sát.................................................. 43
Bảng 2.2.
Sự cần thiết áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
trong tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ..................................... 44
Bảng 2.3.
Thời điểm tổ chức bồi dưỡng giáo viên mầm non về Bộ chuẩn
phát triển trẻ em năm tuổi...................................................................... 45
Bảng 2.4.
Biện pháp kiểm tra đánh giá việc sử dụng các Chuẩn phát triển
thể chất trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6
tuổi tại đơn vị ......................................................................................... 46
Bảng 2.5.
Hình thức tuyên truyển nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi đến phụ huynh ................................................................................ 47
Bảng 2.6.
Những điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng các Chuẩn phát
triển thể chất tại trường mầm non. ....................................................... 49
Bảng 2.7.
Những khó khăn trong việc áp dụng các Chuẩn phát triển thể chất
tại trường mầm non. .............................................................................. 51
Bảng 2.8.
Cách giáo viên tiếp cận với Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ........ 52
Bảng 2.9.
Thời điểm đánh giá trong ngày ............................................................. 56
Bảng 2.10. Thời điểm đánh giá trong năm học........................................................ 57
Bảng 2.11. Hình thức theo dõi đánh giá trẻ ............................................................. 57
Bảng 2.12. Các chỉ số thuộc chuẩn phát triển thể chất khó rèn luyện, theo dõi
và đánh giá trẻ ....................................................................................... 58
Bảng 2.13. Nguồn sử dụng bộ công cụ theo dõi, đánh giá trẻ ................................. 63
Bảng 2.14. Các hình thức tổ chức phối kết hợp với phụ huynh trong theo dõi,
đánh giá trẻ. ........................................................................................... 64
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho
trẻ em. Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình chăm sóc
giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do
vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là
yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho mỗi quốc
gia.
Rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã khẳng định
“Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời
của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm
vận động, tâm lý xã hội... đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai
đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển
trí tuệ trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não
bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu về ảnh hưởng và ích
lợi của các dịch vụ GDMN có chất lượng đã khiến các Chính phủ ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển
GDMN”.
Tuy nhiên, trong đó yếu tố sức khỏe được xác định là yếu tố quan trọng đối
với tất cả con người và đặc biệt đối với trẻ, điều đó chứng tỏ việc phát triển thể chất
là điều kiện tiên quyết nên nội dung này được đề cập đến đầu tiên trong chương
trình Chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non. Vì phát triển thể chất không chỉ có mối quan
hệ mật thiết với phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm
mỹ mà còn là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện các mặt còn
lại, góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị tâm thế cho bước vào những cấp học
cao hơn và học tập suốt đời.
Nắm bắt được vấn đề đó, để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1, ngày 22/07/2010 Bộ Giáo
dục và Đào Tạo ban hành thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT “Quy định về Bộ chuẩn
2
phát triển trẻ em năm tuổi” (Bộ CPTTENT). Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát
triển trẻ em năm tuổi là nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non,
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào
lớp 1, là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và
điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi; là
cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm
tuổi.
Ngoài ra Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương
trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của
trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
Đặc biệt, chúng ta đang trong thời kì thực hiện chương trình phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ em năm tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Do đó ở vị trí vai trò là nhà giáo
dục chúng ta cần quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ được phát triển toàn diện các
mặt theo cách tốt nhất, bắt đầu từ việc phát triển thể chất cho trẻ. Từ các lý do trên,
tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Thực trạng sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em
năm tuổi trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6
tuổi”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức
hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, trên cơ sở đó đề xuất và thử
nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6
tuổi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như: Chuẩn,
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi; Chuẩn phát triển thể chất trong Bộ CPTTENT,
sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong tổ chức hoạt động phát triển thể
3
chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho
trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
3.2. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
3.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể
chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng Chuẩn phát triển thể chất thuộc “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng hợp lý, linh hoạt, đúng mục đích các chuẩn thuộc lĩnh vực phát
triển thế chất trong “Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”; nếu có một số biện pháp
tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi phù hợp với đặc
điểm phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi, phù hợp với thực tế của địa phương, trường,
lớp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ
Mẫu giáo 5-6 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp Một.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thế chất
(thuộc “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”) trong tổ chức hoạt động phát triển thể
chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức hoạt động phát triển
thể chất, theo dõi, đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ.
-
Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển
thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
4
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh và trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu, tài liệu chuyên
ngành về cơ sở lý luận liên quan, từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm
công cụ làm cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
của giáo viên mầm non và các hoạt động thể chất của trẻ nhằm thu thập thông thông
tin về việc GVMN sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” trong tổ chức hoạt
động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi (cụ thể hóa mục tiêu, nội dung,
lựa chọn và điều chỉnh hoạt động phát triển thể chất phù hợp với trẻ).
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu điều tra ý kiến cán bộ quản lý, phụ huynh và giáo viên trực tiếp
dạy trẻ 5-6 tuổi để tìm hiểu nhận thức về việc sử dụng các Chuẩn phát triển thể chất,
tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, thực trạng việc sử
dụng công cụ để theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ.
7.2.3. Phương pháp phân tích hồ sơ giáo viên, phân tích hoạt động của trẻ
Nghiên cứu thực trạng sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ
chức hoạt động phát triển thể chất của trẻ 5-6 tuổi thông qua phân tích hồ sơ, kế
hoạch thực hiện chương trình của giáo viên; phân tích kết quả thực hiện một số kỹ
năng vận động, hoạt động của trẻ.
7.2.4. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn
Mục đích để hỗ trợ để kiểm chứng, chính xác hóa thông tin thu thập được từ
các phương pháp khác.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý các số liệu thu được bằng thống kê toán học.
5
8. Đóng góp mới của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sử dụng “Bộ
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ
Mẫu giáo 5-6 tuổi. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG “BỘ CHUẨN
PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI” TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”
trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nhiều nhà khoa học và tâm lý học của các nước trên thế giới đã có nhiều cách
tiếp cận khác nhau về chuẩn phát triển trẻ em ở các độ tuổi, và chính sự quan tâm
này đã mang lại sự đa chiều về cái nhìn trong vấn đề này.
Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em của Mỹ. [44]
Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em của Mỹ được được xem xét và ban hành
vào năm 2005.
Những chuẩn này thể hiện các mục tiêu cho sự phát triển của trẻ mà phản ánh
cách nhìn nhận, đánh giá và được đề nghị thực hiện của phần lớn người dân, tổ chức
và cộng đồng trong tiểu bang Washington. Bộ chuẩn nhấn mạnh rằng việc học của
trẻ nhỏ là đa chiều; đó là bởi vì trẻ lớn lên về cả về thể lực, tình cảm, kĩ năng xã hội,
ngôn ngữ, nhận thức … cùng một lúc, tất cả các mặt của việc học rất quan trọng.
Tuy nhiên bộ chuẩn này không thể chứa đựng hết những hy vọng và mong đợi
của tất cả các gia đình, cộng đồng, địa phương, chúng bao gồm tất cả những điều cơ
bản cho việc học và phát triển của trẻ. Và bộ chuẩn này được sử dụng như một công
cụ cho việc thảo luận, đối thoại và chia sẻ giữa các gia đình, chuyên gia giáo dục và
cộng đồng.
Nội dung của bộ chuẩn được chia thành năm lĩnh vực:
- Phát triển thể lực, sức khỏe và vận động: Lĩnh vực này đề cấp đến sức khỏe
thể lực và khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày của trẻ.
7
- Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Lĩnh vực này chú ý đến khả năng xúc
cảm và khả năng hình thành thái độ trong các mỗi quan hệ có ý nghĩa cho trẻ trải
nghiệm ở nhà, trường học, và cộng đồng rộng lớn.
- Phương pháp tiếp cận việc học: Lĩnh vực này chú ý đến năng lực tổ chức cuả
đứa trẻ hơn là các kĩ năng, để phù hợp cho việc tham gia việc học và đạt được kiến
thức.
- Nhận thức và kiến thức chung: Bao gồm khả năng hiểu biết và suy nghĩ về
thế giới tự nhiên và xã hội của trẻ. Đặc biệt lĩnh vực này nhấn mạnh kiến thức của
trẻ về các sự vật trong thế giới xung quanh trẻ, khả năng tư duy logich và kiến thức
toán học của trẻ, các kiến thức phù hợp với chuẩn mực xã hội như số lượng, màu
sắc, sự hiểu biết và khả năng cảm nhận nghệ thuật trong cuộc sống của chúng.
- Ngôn ngữ, khả năng đọc viết và giao tiếp: Lĩnh vực này chú ý đến khả năng
hiểu và sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng đọc và viết những cái mới, khả năng giao tiếp
hiệu quả.
Trong đó yếu tố về thể lực, sức khỏe và vận động phát triển được xem là yếu
tố quyết định toàn bộ hoạt động học tập của trẻ và là nền tảng cho hoạt động sống
và sức sống của con người. Vì thể chất và vận động là yếu tố quan trọng chi phối
việc phát triển trí tuệ của trẻ. Sức khỏe tốt cho đứa trẻ năng lượng, khả năng chịu
đựng tốt, tính dẻo dai để tham gia hoạt động, trải nghiệm quá trình học tập. Kỹ năng
vận động có sự liên kết chặt chẽ với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (như bập bẹ, chỉ
vào các sự vật,..); Liên quan đến nhận thức (khám phá môi trường mới..) các kỹ
năng xã hội (bắt tay, ôm..) phát triển xúc cảm (cười mỉm, cười lớn..)
Mặc dù sự tồn tại của chuỗi những kỹ năng thể lực nêu trên có thể dự đoán
trước một cách tương đối, sự phát triển thể lực và kỹ năng vận động của trẻ nhỏ
thường mang tính cá nhân cao và không đồng đều nhau.
Tất cả trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài như cách thức
của sự chăm sóc sức khỏe, những môi trường, xã hội tiêu cực (than chì, thuốc trừ
sâu, cung cấp thiếu nước hoặc nước không sạch, bạo lực gia đình hay hàng xóm
xấu...)
8
Tình trạng thể chất hay việc khám sức khỏe định kì, có ảnh hưởng đến việc
tham gia các hoạt động học tập và các hoạt động trong cuộc sống. Tương tự, khi
đứa trẻ nhận được sự chăm sóc phù hợp và các kỹ năng vận động, sự phát triển của
chúng được hỗ trợ, sự thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc hướng dẫn sẽ làm trì hoãn
vận động một số kỹ năng của trẻ. Vì thế việc hỗ trợ cho trẻ tất cả mọi mặt bao gồm
thể lực, sức khỏe, kĩ năng vận động là sự cần thiết với việc học và phát triển của trẻ.
Với mục đích của các chuẩn học tập và phát triển của Mỹ, lĩnh vực thể chất sức
khỏe và phát triển vận động có 4 phần: phát triển vận động, phát triển thể chất, sức
khỏe và chăm sóc; an toàn bản thân.
• Phát triển vận động:
Phát triển vận động có 3 phần khác nhau: các kỹ năng vận động thô, kỹ năng
vận động tinh và kỹ năng cảm giác vận động.
Kỹ năng vận động thô được thể hiện bởi những vận động của toàn bộ cơ thể
hay phần lớn cơ thể và bao gồm các khả năng lộn vòng, đi, chạy, nhảy, bật, lò cò và
leo trèo.
Các kỹ năng vận động tinh bao gồm các khả năng phối hợp các cơ nhỏ như
cánh tay, bàn tay, các ngón tay và bao gồm việc cầm nắm, cắt với kéo, gài nút. Các
kỹ năng vận động tinh đòi hỏi khả năng sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác,
khướu giác, vị giác, xúc giác) để chỉ ra các vận động.
Một trong những mặt chính của phát triển vận động tinh là sự kết hợp tốt giữa
tay và mắt. Kết hợp chúng với nhau, những kỹ năng này cung cấp nền tảng và năng
lực hành vi trong loạt những khả năng của trẻ mầm non .
• Phát triển thể lực:
Thể lực tốt cho phép đứa trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm và duy trì tham
gia hoạt động, hứng thú, các nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình học tập. Cho trẻ
khả năng chịu đựng, năng lượng, sức mạnh và sự linh hoạt với nhiều hoạt động thể
lực là những yếu tố chủ yếu của phát triển thể chất và tình trạng sức khỏe.
• Sức khỏe và chăm sóc bản thân:
Vấn đề cốt yếu của sức khỏe thể chất là vệ sinh cá nhân tốt và kĩ năng chăm
sóc cơ thể cơ bản, bao gồm các kỹ năng sống hằng ngày như ngủ đủ giấc, tắm rửa,
9
mặc áo quần và vệ sinh răng miệng. Chăm sóc sức khỏe cá nhân bao gồm việc hỗ
trợ và khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Tổ chức theo dõi những
bệnh lặp đi lặp lại là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất.
• An toàn cá nhân
An toàn cá nhân là vấn đề quan trọng của thể chất và bao gồm việc bảo vệ trẻ
khỏi thời tiết đến những hóa chất, môi trường độc hại và giúp trẻ học để tránh
những tình huống hay các vật nguy hiểm. Ngoài ra phát triển những khả năng này,
đứa trẻ cần phải học về các quy định an toàn và cách điều chỉnh, biết khi nào cần
nhờ sự giúp đỡ và làm thế nào để nhờ giúp đỡ từ những người lớn, nhận ra được
ranh giới giữaa an toàn và nguy hiểm.
Cụ thể nội dung các chỉ số về sự phát triển thể trạng, sức khỏe và vận động
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm:
Kĩ năng vận động thô: Trẻ thể hiện sức mạnh và phối hợp các nhóm cơ lớn:
- Chạy liên tục ít bị ngã.
- Nhảy lò cò đổi chân.
- Giữ thăng bằng khi cúi, quay hay ưỡn người.
- Đi lên xuống cầu thang trong khi nắm đồ vật bằng 1 hay 2 tay.
- Di chuyển tư thế cơ thể để bắt bóng, sau đó ném bóng qua hướng bên phải .
- Đá quả bóng lớn tới 1 điểm đã định sẵn (vài lần chính xác).
- Có kĩ năng nhảy.
- Ném bóng vừa (vài lần chính xác).
Kĩ năng vận động tinh: Trẻ thể hiện sức mạnh và phối hợp các nhóm cơ
nhỏ:
- Mở và đậy nắp thùng đồ chơi 1 cách dễ dàng.
- Xé băng keo khỏi dụng cụ mà không làm quấn băng keo (đa số làm được).
- Gấp giấy và làm thành các đồ vật (máy bay, gấp nghệ thuật..) có sự giúp đỡ
của người lớn.
- Cột dây và thắt dây giày với sự giúp đỡ.
- Viết được tên mình trên thư.
- Biết cài nút áo quần.
10
Kĩ năng cảm giác vận động: Trẻ có thể sử dụng các giác quan (nhìn, nghe,
ngửi, nếm và sờ) để điều chỉnh các vận động:
- Liên tục đánh trúng 1 quả bóng (với vợt).
- Bắt được bóng với khoảng cách từ 5 đến 10 bước chân.
- Nặn được những hình thú đơn giản.
- Mang 1 cốc nước hay nước ép băng qua phòng mà không làm đổ nó.
- Hứng thú, tích cực chơi kết hợp với tương tác với bạn và tuân thủ luật chơi
(đuổi bắt, trốn tìm, ..)
Tình trạng sức khỏe: Đứa trẻ thể hiện khả năng chịu đựng và sức lực để
tham gia trong hoạt động hằng ngày:
- Chạy liên tục 50-70m không ngừng lại.
- Tham gia các hoạt động thể lực đều đặn hơn 60 phút mỗi ngày.
- Làm quen với các hoạt động thể lực (khiêu vũ, trò chơi vận động với các trẻ
khác..)
Tình trạng sức khỏe: Trẻ tham gia vào nhiều hoạt động thể lực:
- Tham gia đều đặn vào các hoạt động có sử dụng thể lực (đi, khiêu vũ, các
trò chơi có tổ chức, các môn thể thao gần gũi..)
- Giúp đỡ những việc vặt (cào lá, quét nhà, mang quần áo đã giặt, dẹp đồ
chơi...).
Kĩ năng sinh hoạt hằng ngày: Trẻ thực hiện các thói quen chăm sóc cá nhân
cơ bản:
- Sử dụng muỗng nĩa, và thỉnh thoảng biết sử dụng dao bàn ăn.
- Rót sữa hay nước trái cây dễ dàng mà làm đổ ít
- Mặc và cởi áo quần dễ dàng, không cần giúp đỡ
Kĩ năng sinh hoạt hằng ngày: Trẻ thể hiện kĩ năng giữ vệ sinh và sức khỏe
cá nhân :
- Chải răng và cố gắng làm sạch với sự giám sát, sau đó cho phép giúp đỡ để
hoàn thành.
- Rửa mặt không cần giúp đỡ.
- Che miệng và mũi khi ngáp, hắt xì.
11
Dinh dưỡng: Trẻ ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng:
- Giải thích chức năng cơ bản của những thực phẩm thiết yếu (sữa giúp
xương khỏe mạnh..)
-
Phân biệt các loại thực phẩm với những nhóm thực phẩm khác với sự giúp
đỡ.
- Biết giải thích đơn giản về những thực phẩm không tốt với bản thân và
người khác.
Thực hành an toàn: Trẻ thể hiện sự hiểu biết và tránh những vật dụng, nới
nguy hiểm:
- Không nhận thức ăn, tiền của người lạ, không đi cùng người lạ.
- Hiểu rằng một số hành động có thể nguy hiểm (hút thuốc, uống rượu, chơi
bài, đụng vào máu của người khác..)
- Nhận biết những người lớn có thể giúp đỡ ở những nơi nguy hiểm (ba mẹ,
thầy cô, cảnh sát..)
Chương trình giáo dục của Singapore. [45]
Theo Bộ giáo dục và đào tạo Singapore, sự phát triển toàn diện của trẻ bao
gồm sự phát triển và tăng trưởng về thể lực, cái mà có thể làm cho trẻ tăng sự khéo
léo trong việc điều khiển và kéo dài sự vận động, các hoạt động của cơ thể. Từ tuổi
ấu nhi, vốn dĩ trẻ đã ưa thích vận động, chơi và tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Ngay khi các kĩ năng vận động thô phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các
vận động tinh, trẻ phải được dạy để điều khiển được cơ thể mình trước khi chúng
phát triển các kĩ năng vận động tinh.
Khi giáo viên có kế hoạch nâng cao các vận động tinh cho trẻ, trẻ sẽ trở nên tự
tin hơn, giúp trẻ thích nghi trong việc học ở trường và trong cuộc sống sau này.
Thường là có sự kết hợp 3 phần trong kế hoạch phát triển kĩ năng vận động
cho trẻ:
- Các kĩ năng vận động cơ bản (có sự di chuyển vị trí, không có sự di chuyển
vị trí, vận động tinh và sự khéo léo)
- Phát triển các giác quan vận động
- Sức khỏe thể lực
12
Sự hướng dẫn hoạt động các kĩ năng vận động trong những năm ở trường
mầm non sẽ giúp trẻ trở nên tự tin và thích nghi về thể lực để có thể đáp ứng những
nhu cầu cần thiết cho chúng trong cuộc sống sau này.
Theo Bộ giáo dục Singapore, việc phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ hiệu
quả là :
- Trẻ có cơ hội được hoạt động ngay khi trẻ tham gia hoạt động trong các hoạt
động thể chất, chúng không chỉ phát triển về các kĩ năng thể lực mà còn làm tăng
thêm sự tự tin và lòng tự trọng. Khi trẻ chơi với bạn, trẻ còn học được cách chia sẻ ,
chờ đến lượt và biết thương lượng với người khác.
- Trẻ được ở trong một môi trường an toàn và trang bị tốt, một môi trường mà
trong đó các bài học về kĩ năng vận động đã được lên kế hoạch cần phải được bày
trí chu đáo. Cả khoảng trống trong lớp lẫn ngoài trời nên được an toàn và được sắp
xếp với mục đích kích thích trẻ phát triển các vận động thô và sức khỏe thể lực.
Một bãi tập chướng ngại vật có thể được thiết kế với những vật liệu tái chế
như các bánh xe cũ, và các hộp carton, thùng nhựa cũ… sẽ có nhiều cơ hội cho trẻ
sự trải nghiệm, thích hợp với các kĩ năng bò, trườn, chui và giữ thăng bằng.
- Trẻ thể hiện năng lực của mình thông qua sự vận động và các giác quan, khi
trẻ thực hiện các vận động cơ lớn và nhỏ, chúng có thể nhìn thấy những điều từ các
góc nhìn khác nhau (từ trên đỉnh của thang leo, từ bên trong ống, từ dưới đáy
thùng..) và sẽ bắt gặp được những trải nghiệm khác nhau (cảm nhận được các cảm
giác khác nhau như: có luồng gió thổi ngược lại khi đang chạy, khi chổng ngược
người lên, chạy trên cỏ hay trên bề mặt cát…)
- Trẻ có đủ thời gian để theo đuổi hoạt động sẽ giúp trẻ có tính kiên nhẫn và tự
tin, phát triển hệ tim mạch và sự dẻo dai các cơ bắp, sức mạnh thông qua các hoạt
động thể lực liên tục và sôi nổi. Hãy cho trẻ đủ thời gian để luyện tập và thực hiện
hoạt động đến khi hoàn thành, có thể chúng sẽ có những trải nghiệm rất tốt. Bằng
cách này, sự tự tin của trẻ về khả năng của mình cũng sẽ tăng lên
Những điều giáo viên cần chú ý trong việc phát triển các kĩ năng vận động
cho trẻ bao gồm:
13
- Giáo viên cung cấp các cơ hội hoạt động thể lực cho trẻ một cách đều đặn và
thường xuyên cả trong lớp lẫn ngoài trời.
Ở những nơi diện tích ngoài trời bị hạn chế, giáo viên có thể sắp xếp để cho trẻ
tham quan công viên, nơi mà trẻ có thể thích thú khi được tự do vận động tại một
môi trường rộng rãi như leo trèo, giữ thăng bằng trên những dụng cụ lớn và chạy
nhanh trong những khu vực rộng.
- Giáo viên phải đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ hoạt động
Giáo viên cần phải nhận ra được nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường. Hoặc
có thể thảo luận với trẻ để tìm một khu vực hoạt động khác, bên cạnh đó cần phải
kiểm tra lại và đảm bảo trang phục của trẻ phải thích hợp khi tham gia hoạt động.
Giáo viên cũng nên quan tâm đến sức khỏe của trẻ trước khi cho chúng tham gia
vào những hoạt động thể lực một cách nghiêm túc.
- Giáo viên phải đưa ra nhiều kích thích cho sự vận động của trẻ:
Các hành động thể hiện trong các bài đồng dao, câu chuyện, bài hát và các
dụng cụ biểu diễn cũng mở rộng cơ hội cho trẻ thể hiện mình.
- Giáo viên quản nhóm lớp bằng những cách khác nhau
Giáo viên cần tạo vài thói quen mà sẽ giúp trẻ thực hiện theo với những hiệu
lệnh bằng lời và kí hiệu phi ngôn ngữ. Bằng cách này, giáo viên có thể đỡ mất thời
gian trong việc tập hợp tất cả trẻ khi tham gia vài các hoạt động.
- Giáo viên dạy các kĩ năng vận động cơ bản
Các kĩ năng vận động đòi hỏi sự di chuyển: nhảy cao, nhảy xa, nhảy lò cò,
trượt, đi, chạy chậm, chạy nhanh, lăn mình..
Các kĩ năng vận động không đòi hỏi sự di chuyển: cúi gập người, vặn mình,
vươn người, giữ thăng bằng, kéo, đẩy, đu đưa người, lắc lư, xoay mình...
Các kĩ năng khéo léo: đánh, lăn, đá, bắt, nảy người lên, ném...
Kĩ năng vận động tinh: khả năng phối hợp tay- mắt, sự khéo léo các ngón
tay…
Sức khỏe thể lực: sự dẻo dai của hệ tim mạch, cơ bắp, linh hoạt...
Các mục tiêu phát triển kĩ năng vận động cho trẻ
• Phát triển các kĩ năng vận động và sự phối hợp thể lực
14
Mục tiêu học tập chung:
- Phát triển sự tự ý thức về cơ thể mình.
- Phát triển các kĩ năng vận động đòi hỏi di chuyển.
- Phát triển các kĩ năng vân động không đòi hỏi sự di chuyển.
- Phát triển sự khéo léo.
- Phát triển sự vận động và các kĩ năng vận động tinh.
- Phát triển sức khỏe thể lực.
Ví dụ những việc trẻ có thể làm:
- Dùng cơ thể mình để tạo thành các hình và chữ.
- Di chuyển xung quanh mà không bị va chạm vào vật hay người khác.
- Khám phá ra nhiều kĩ năng di chuyển và không di chuyển (đi, nhảy, uốn
người, kéo, đẩy, lắc người, xoay người, duỗi căng người, giữ thăng bằng..)
- Đi và giữ thăng bằng trên ghế hẹp .
- Đi và giữ thăng bằng dọc theo vạch kẻ.
- Đẩy vật khỏi tường.
- Kéo dây hoặc đồ vật.
- Phát triển các kỹ năng khéo léo như đá, đánh.. Có sử dụng các dụng cụ phù
hợp (bóng, vợt nhựa..)
- Sử dụng các kĩ năng vận động tinh như cắt, xâu hạt, buộc và dán có sử dụng
các vật liệu như các loại hạt, vải, kéo..
- Phát triển sự phối hợp tay và mắt.
- Đi nhanh trong khoảng thời gian nhất định.
- Chạy chậm đến 1 vị trí cho trước trong khoảng thời gian nhất định.
• Ý thức về sự hợp tác khi tham gia hoạt động:
Mục tiêu học tập chung:
- Hiểu được tầm quan trọng của các bài tập.
- Phát triển sự tin khi tham gia các hoạt động thể lực.
- Giá trị của việc tham gia và hợp tác.
- Học những hành vi đúng để nâng cao an toàn cho bản thân và tập thể khi
chơi
15
Ví dụ những việc trẻ có thể làm:
- Sử dụng các phương pháp thích hợp để giữ sức khỏe cho mình.
- Thích thú với các bài tập thể lực.
- Tự tin tham gia vào các hoạt động đó đòi hỏi sự hợp tác.
- Nghe và làm theo sự hướng dẫn, các quy tắc đơn giản suốt trò chơi.
- Thể hiện kỹ năng đảm bảo an toàn và tránh bị thương.
- Yêu cầu hiểu biết về việc phòng ngừa tai nạn ở những nơi khác nhau (trên
đường, ở hồ bơi, ở nhà..)
- Các bài tập an toàn cá nhân (an toàn phòng cháy)
- Học tập các quy tắc nâng cao an toàn tập thể.
Bên cạnh các vấn đề vệ bộ chuẩn, sự phát triển về sức khỏe thể chất cũng là
vấn đề được các nhà khoa học và tâm lý học quan tâm.
Trong đó, nhà tâm lý học đương đại Howard Gardner đã trình ra một lý thuyết
tâm lý học mới, đó là lý thuyết về nhiều dạng trí khôn mà tác giả gọi tắt là lý thuyết
MI2 (Multiple Intelligences). Cốt lõi của lý thuyết này là sự thừa nhận nhiều thành
phần trí khôn trong một hoặc những năng lực con người, những dạng trí khôn khác
nhau đó là trí khôn ngôn ngữ, trí khôn âm nhạc, trí khôn logic- toán, trí khôn không
gian, trí khôn cơ thể-tri giác vận động và trí khôn cá nhân. Một con người phát huy
được một hoặc nhiều thành phần trí khôn thì có thể đạt tới nhiều thành tựu trong
cuộc sống. Trong đó, trí khôn cơ thể-vận động được thể hiện nổi bật qua khả năng
kiểm soát cơ thể và khả năng sử dụng các đồ vật một cách khéo léo. [17]
Tác giả Thomas Armstrong cũng đã chỉ ra rằng, vấn đề cốt lõi của trí thông
minh về khả năng vận động của cơ thể là khả năng điều khiển một cách
thuần thục các chuyển động cơ thể của con người (như các vận động viên, vũ
công, diễn viên kịch câm và diễn viên đóng phim) và năng lực sử dụng bàn
tay để điều khiển các đồ vật một cách khéo léo (các nhà điêu khắc, thợ mộc,
thợ hàn và thợ may).
Ngoài hai năng lực được đặc biệt quan tâm và rèn luyện trên, các chuyên gia
sức khỏe có ý kiến rằng thực ra có một số kỹ năng nhất định trong năng lực thể
chất, bao gồm cả sức mạnh, khả năng chịu đựng, khả năng thích ứng, khả năng giữ
16
bình tĩnh, sự khéo léo, khả năng diễn tả, khả năng phối hợp động tác và cả phản xạ
tốt. Thomas Armstrong đã chỉ ra những sự quan tâm và rèn luyện loại hình trí thông
minh này ở một số nước như: người Nhật dành một vị trí cực kỳ quan trọng cho
việc phát triển tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc và phong thái trang nhã, thanh lịch, hình
thành những kỹ xảo thực sự như trong nghi lễ Trà đạo của người Nhật và nghi thức
trong môn Aikido. Trẻ em người Ba-li dành nhiều thời gian rảnh rỗi để chơi với các
đốt ngón tay của chúng để làm sao có thể đạt được sự mềm dẻo và sự khéo léo, điều
này đáp ứng được các yêu cầu cao trong các điệu nhảy truyền thống rất khó và phức
tạp của họ. Những bé trai ở New Guinea từ 5 đến 6 tuổi đã bắt đầu học cách chèo
xuồng ở một khoảng cách rộng với nhiều tình huống khác nhau như giữ thang bằng,
lái và đẩy sào nhằm tập luyện cho cơ thể những kỹ năng thân thể điêu luyện. [38]
Những bài tập dưới đây sẽ giúp bạn trải nghiệm với những loại tài năng như vậy và
cho phép bạn có thể tự đánh giá được mức độ trí thông minh vận động cơ thể, với
hàng loạt những kỹ năng khác nhau. Các bài tập kiểm tra vận động cơ thể:
Đứng trên một chân giống như một chú cò trong khi đang nhắm mắt lại.
Đếm xem đứng được như thế trong bao nhiêu lần (khả năng giữ thăng bằng).
Nắm một nắm giấy đã vò nhàu và vo tròn vào sọc rác đặt ở một khoảng
cách phù hợp. Tăng hoặc giảm khoảng cách nhằm điều chỉnh độ khó của bài tập
(khả năng phối hợp vận động cơ thể).
Hãy viết tên bằng các ngón chân. Hãy xem thử chân bên phải hay chân bên
trái hoàn thành được công việc tốt nhất (sự khéo léo của cơ thể).
Hãy xem liệu bạn có thể gãi tất cả mọi chỗ đằng sau lưng chỉ bằng các ngón
tay của bạn (khả năng mềm dẻo của cơ thể).
Lăn tròn như một bánh xe đang chạy trên đường (khả năng phối hợp các bộ
phận và giác quan của cơ thể).
Xây dựng một khu nhà năm tầng thu nhỏ bằng quân bài tú lơ khơ (khả năng
khéo léo của cơ thể).
Hãy đi bộ trên mép đường nơi có gờ vỉa hè bằng bê tông (khả năng giữ
thăng bằng).
17
Hãy sử dụng một vài cái nhíp để gắp hạt gạo từ chiếc bát này sang chiếc bát
khác trong thời gian ngắn nhất có thể (khả năng khéo léo của cơ thể).
Chơi trò Slap-Jack (vỗ vào quân J) với những quân bài tú lơ khơ. Những
người tham quan chơi lần lượt lấy từng con bài trong bộ bài của mình và mọi người
cùng một lúc búng con bài vào giữa chồng bài khi nào xuất hiện con bài J thì người
nào nhanh tay vỗ vào quân bài J đầu tiên sẽ đượ thu toàn bộ các quân bài trên đống
(khả năng phản xạ của bạn).
Hãy chơi vật tay với một người nào đó và chúng ta sẽ biết được khả năng
của mình đến đâu (sức mạnh của bạn).
Chỉ sử dụng cơ thể của bạn để thể hiện những điều muốn nói (khả năng
diễn đạt biểu cảm của bạn).
Hãy đi nghỉ cuối tuần bằng tàu thủy, tiếp tục đi bộ ít nhất năm dặm mỗi
ngày (để đề phòng có thể gặp biến cố gì về y tế thì trước tiên nên đến gặp bác sĩ để
kiểm tra tình trạng sức khỏe) (khả năng chịu đựng của cơ thể).
Nhà giáo dục Maria Montessory quan niệm rằng: sự phát triển của trẻ
không chỉ dựa vào sự phát triển của tâm lý mà còn dựa vào vận động của cơ thể.
Vận động đem lại sức khỏe cho cơ thể, đem lại lòng dũng cảm và sự tự tin, cũng
như những ảnh hưởng không thể coi thường cho tâm lý.
Thông qua vận động rèn luyện thân thể, cơ bắp trẻ sẽ luôn khỏe mạnh, không
bị suy nhược và trở nên cường tráng đầy sức sống. Nhờ vận động, trẻ nhỏ có thể
thực hiện ý chí của mình thông qua sự kiềm chế và vận dụng tự chủ cơ quan vận
động. Vì thế người lớn cần có sự quan tâm đúng mực đến vận động với quá trình
phát triển của trẻ. [22]
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
Bộ chuẩn được ban hành vào tháng 7/2010, đã được áp dụng rộng rãi trên cả
nước vào năm 2010 - 2011, sự ra đời của Bộ chuẩn nhằm mục đích hỗ trợ thực hiện
chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục,
chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều
18
chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi. Bộ
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá
sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.
Bên cạnh đó, Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi còn là căn cứ để xây dựng
chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong
việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển
của trẻ em. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28
chuẩn, 120 chỉ số được phân bố đều trong các lĩnh vực như: Lĩnh vực phát triển thể
chất, lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và
giao tiếp, lĩnh vực phát triển nhận thức, nội dung các chỉ số được phân bố đều trong
tất cả các chủ đề dự kiến của năm học. Đây chính là mục tiêu giáo dục cụ thể đầu ra
của trẻ Mẫu giáo 5 tuổi cần đạt được trong và sau quá trình giáo dục. [7]
Bên cạnh đó, còn có nhiều quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục về
việc xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá trong việc áp dụng bộ chuẩn như:
Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh đã phân tích, mục đích đánh giá trẻ trong quá
trình chăm sóc – giáo dục ở trường mầm non là nhằm xác định nhu cầu, hứng thú và
khả năng của từng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động thích hợp.
Đồng thời giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh trong quá trình giáo dục của
mình, để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ.
[1]
Qua đề tài nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thị Kim Anh cũng đã tiến
hành khảo sát nhu cầu và khả năng tổ chức thực hiện các loại hình công cụ theo dõi,
đánh giá sự phát triển trẻ mầm non 5 tuổi do Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành
năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh và đã đưa ra kết quả như sau: Với 120 chỉ số
trong “28 chuẩn” thuộc bốn lĩnh vực phát triển trẻ em thì nhu cầu sử dụng các công
cụ theo dõi, đánh giá trẻ mẫu giáo tập trung vào 4 công cụ chính, đó là quan sát, trò
chuyện, phân tích sản phẩm, bài tập. Khả năng tổ chức thực hiện các chỉ số trong bộ
chuẩn được đánh giá ở mức trung bình, tức là không quá khó. [1]