Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giáo trình điều dưỡng cho gia đình có người già 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.56 KB, 62 trang )

Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

TẬP BÀI GIẢNG
Môn học : ĐIỀU

DƯỠNG CHO GIA ĐÌNH CĨ NGƯỜI GIÀ 1

Mã mơn học: NUR 306
Số tín chỉ: 02

Lý thuyết: 01

Thực tập bệnh viện: 01

Dành cho sinh viên ngành: Điều dưỡng đa khoa
Bậc đào tạo: Đại học
Học kỳ : I

Năm học : 2017 - 2018

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

1


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1


LỜI NÓI ĐẦU
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

2


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1

Giáo trình “Điều dưỡng cho gia đình có người già 1” ra đời với mục đích phục vụ
yêu cầu phát triển công tác đào tạo, cung cấp kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên
ngành cho sinh viên điều dưỡng.
Giáo trình đã được biên soạn theo mục tiêu, nội dung giáo dục của chương trình
giáo dục điều dưỡng do Bộ Y tế ban hành. Trong q trình biên soạn, nhóm biên soạn đã
cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực điều dưỡng và đổi mới phương pháp
biên soạn để sinh viên có thể áp dụng các phương pháp học tích cực.
Giáo trình gồm 08 bài giảng, bao gồm những nội dung chính sau:
- Xác định mục tiêu học tập.
- Những nội dung chính.
- Lượng giá sau mỗi bài học để giúp sinh viên tự đánh giá được khả năng tiếp thu
của mình.
Hi vọng giáo trình này sẽ giúp cho sinh viên có thể tiếp thu một cách dễ dàng các
kiến thức về chăm sóc sức khỏe bệnh da liễu cũng như khả năng vận dụng linh hoạt
những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Người biên soạn
TS.BSCK2 Võ Thị Hà Hoa

PHÂN BỔ THỜI GIAN GIẢNG DẠY

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân


3


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Giờ

Nội dung

thứ
1-3

4-6

7-9

11

Bài 3: Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi

18

Bài 4: Các rối loạn về nhận thức, trí nhớ của người cao tuổi

25

Bài 4: Các rối loạn về nhận thức, trí nhớ của người cao tuổi (tt)

25

Bài 5: Vai trị của người điều dưỡng trong CSSK người cao tuổi


31

nhà
Bài 7: Lập kế hoạch CSSK cho người cao tuổi tại bệnh viện

13-15

4

Bài 1: Đại cương về lão khoa
Bài 2: Thay đổi sinh lý và bệnh lý ở người cao tuổi

Bài 6: Kỹ năng giao tiếp với người cao tuổi tại bệnh viện và tại
10-12

Trang

39
49

Bài 7: Lập kế hoạch CSSK cho người cao tuổi tại bệnh viện (tt)

49

Bài 8: Hướng dẫn CSSK tại nhà cho người bệnh cao tuổi.

58

MỤC LỤC

Lời nói đầu.................................................................................................... 1
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

4


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Phân bổ thời gian giảng dạy......................................................................... 2
Mục lục.......................................................................................................... 3
Bài 1: Đại cương về lão khoa.......................................................................... 4
Bài 2: Thay đổi sinh lý và bệnh lý ở người cao tuổi....................................... 11
Bài 3: Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi..................................................... 18
Bài 4: Các rối loạn về nhận thức, trí nhớ của người cao tuổi.......................... 25
Bài 5: Vai trò của người điều dưỡng trong CSSK người cao tuổi................... 31
Bài 6: Kỹ năng giao tiếp với người cao tuổi tại bệnh viện và tại nhà.............. 39
Bài 7: Lập kế hoạch CSSK cho người cao tuổi tại bệnh viện......................... 49
Bài 8: Hướng dẫn CSSK tại nhà cho người bệnh cao tuổi.............................. 58

BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG LÃO KHOA

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

5


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1.


Trình bày được những quy định về người cao tuổi

2.

Trình bày đúng những vấn đề về tuổi già và bệnh tật.

Quy định của LHQ về NCT, đặc điểm dịch tễ học và tình hình bệnh tật ở NCT
I. Quy định của LHQ về người cao tuổi
Ngày 14 tháng 12 năm 1990 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành
việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi. Ngày quốc tế người
cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 1.10.1991.
Ngày quốc tế người cao tuổi được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh
hưởng đến người cao tuổi, chẳng hạn như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao
tuổi. Đây cũng là một ngày để đánh giá cao những đóng góp mà những người cao tuổi đã
làm cho xã hội. Đây là tâm điểm của Chương trình về người cao tuổi của Liên hiệp Quốc
và các tổ chức bảo vệ người cao tuổi.
Ngày quốc tế người cao tuổi cũng tương tự như Ngày quốc gia ông bà ở Hoa Kỳ
và Canada cũng như Ngày tôn trọng người cao tuổi ở Nhật Bản.
Hiện nay dân số già trên toàn thế giới đang gia tăng nhanh chóng. Theo định nghĩa
của WHO thì một đất nước có dân số già khi số người trên 60 tuổi chiếm trên 10% dân
số, cịn theo Mỹ thì số người trên 65 tuổi chiếm trên 7,5% dân số. Sự gia tăng dân số
người cao tuổi đã làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội của các quốc gia, trong đó có
chăm sóc sức khỏe y tế. Ở Anh, những người trên 65 tuổi chiếm khoảng 16% dân số,
nhưng dân số người cao tuổi chiếm đến 43% ngân sách quốc gia về chăm sóc sức khỏe,
71% về chăm sóc xã hội, số bệnh nhân cao tuổi chiếm đến 2/3 số giường ở các bệnh viện
đa khoa và có mặt ở hầu hết các chuyên khoa.
II. Đặc điểm dịch tễ học
1. Già hoá dân số - biến đổi lớn nhất thời đại
Trên thế giới hiện nay, cứ 1 giây có 2 người vừa bước vào tuổi 60 tròn tức là trung
bình mỗi năm có gần 58 triệu người trịn 60 tuổi. Trung bình cứ 9 người trên trái đất có 1

người từ 60 tuổi trở lên. Dự tính đến năm 2050, cứ 5 người sẽ có một người 60 tuổi trở
lên. Điều đó đã làm cho q trình già hố dân số diễn ra một cách nhanh chóng nhất là ở
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

6


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có 7 trong số 15 nước có hơn 10 triệu
người già là các nước đang phát triển.
Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, con
số này đã tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự báo con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong
vòng 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng lên 2 tỷ người.
Tỉ lệ dân số người cao tuổi đang tăng một cách đều đặn và tăng nhanh ở nhóm tuổi
trên 85. Theo con số được cơng bố chính thức thì số người trên 85 tuổi dự kiến tăng từ
1,1 triệu vào năm 2000, lên 4 triệu vào năm 2051. Ở Việt Nam, tuổi thọ bình quân ngày
càng cao từ 68,6 tuổi (năm 1999) đến 72,2 tuổi (năm 2005), dự kiến sẽ là 75 tuổi vào
năm 2020.
Báo cáo của Quỹ Dân số LHQ đã khẳng định “Già hố dân số là một thành tựu của
q trình phát triển. Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài
người”. Con người sống thọ hơn nhờ các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, vệ
sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh tế. Hiện nay, trên thế giới có
tới 33 quốc gia đạt được tuổi thọ trung bình trên 80 tuổi; trong khi đó 5 năm trước đây,
chỉ có 19 quốc gia đạt con số này. Vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản là quốc gia duy nhất
trên thế giới có trên 30% dân số ở nhóm tuổi trên 65 và là quốc gia “siêu già” nhưng đến
năm 2050, dự báo sẽ có tới 64 nước “siêu già” trên thế giới.
Liên Hợp Quốc đã dự báo, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ già hóa, vì thế tại nhiều nước
trên thế giới hiện đang rất quan tâm đến vấn đề già hóa dân số và đang tìm biện pháp để
giảm những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này. Năm 1995, tỷ lệ người cao tuổi trên tồn
thế giới là 9% thì vào năm 2025 Quỹ dân số của Liên Hợp Quốc dự báo sẽ là 14%.

Ở Việt Nam, theo số liệu tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999, tỷ lệ người cao tuổi
(60 tuổi trở lên) đã tăng từ 7,1% đến 7,25 và 8,2% trong tổng dân số, gần đến ngưỡng
của già hóa dân số mà thế giới quy định. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, từ lâu
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến người cao tuổi . Ngày 05 tháng 8 năm 2004, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 141/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Uỷ ban Quốc
gia về người cao tuổi Việt Nam. Đặc biệt năm 2009 nước ta đã có Luật người cao tuổi do
Quốc hội khóa 12 thơng qua
2. Cân bằng giữa già hóa dân số với tăng trưởng
Trên tồn thế giới hiện nay, chỉ có 1/3 các quốc gia, chiếm 28% tổng dân số thế giới
có hệ thống bảo trợ xã hội tồn diện bao phủ tất cả các khía cạnh của an sinh xã hội. Chi
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân
7


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
phí cho quỹ hưu trí tồn dân cho người 60 tuổi trở lên ở các nước đang phát triển chỉ
chiếm từ 0,7% đến 2,6% tổng thu nhập quốc dân. Quy mô gia đình ngày càng giảm và
các mạng lưới hỗ trợ liên thế hệ sẽ tiếp tục có những bước thay đổi đáng kể, nhất là trong
những năm tới đây. Một số lượng lớn các hộ gia đình “khuyết thế hệ” bao gồm trẻ em và
người cao tuổi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn do kết quả của di cư từ nơng thơn ra
thành thị của nhóm “thế hệ giữa”.
“Vì chúng ta bắt đầu định hướng chương trình phát triển Liên Hợp Quốc sau thời
điểm năm 2015, chúng ta phải hình dung được một mơ hình mới để có thể cân bằng giữa
già hóa dân số với tăng trưởng kinh tế và xã hội cũng như bảo vệ quyền của người cao
tuổi. Tất cả chúng ta - mỗi cá nhân và tập thể - có trách nhiệm đưa nhóm dân số cao tuổi
vào xã hội bằng việc xây dựng hệ thống giao thông và cộng đồng thân thiện với người
cao tuổi, đảm bảo chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội phù hợp với người cao tuổi”, ông
Ban Ki-Moon nói.
III. Tuổi già và bệnh tật
Thống kê ở Việt Nam cho thấy người già trên 65 tuổi có mang 1-2 bệnh mãn tính

khác. Các bệnh này hoặc mới mắc hoặc mắc từ trẻ nay nặng lên. Trên thực tế, số người
chết thuần tuý do già là rất hiếm.
Già làm giảm chức năng mọi cơ quan, do đó hạn chế khả năng thích ứng và phục
hồi, dễ đưa đến rối loạn cân bằng nội mơi. Đó là tiền đề cho bệnh tật xuất hiện. Có thể là
bệnh nhẹ từ tuổi trẻ nay phát triển mạnh ở cơ thể già, cũng có thể là bệnh mới, tương đối
đặc trưng cho người già. Có thể coi bệnh người già là bệnh phát sinh do tuổi (tuổi trẻ ít
mắc), bắt nguồn từ sự thay đổi tế bào, cơ quan, hệ thống trong q trình lão hố, đưa đến
tình trạng kém bảo vệ (giảm phục hồi, tái tạo, phì đại, giảm viêm sốt, giảm đáp ứng với
hormon, chất trung gian, dễ tổn thương do stress...). Do vậy tỉ lệ tử vong tăng; chỉ số thời
gian tỷ lệ chết tăng gấp đôi, ở người là 8 có nghĩa là cứ sau 8 năm, tỷ lệ chết lại tăng gấp
đôi. Diễn biến bệnh không điển hình, dễ bất ngờ.
Bệnh đặc trưng cho tuổi già thường gặp: ung thư, tim mạch, tiểu đường, loãng
xương, tự miễn…Cứ mỗi thập niên tuổi, tỷ lệ chết do tim mạch lại tăng gấp 2-3 lần. Với
ung thư, nhiễm khuẩn cũng tương tự. Bệnh tim mạch và u làm giảm thọ 10-12 năm.
1. Những kết quả cơ bản nghiên cứu lão học
* Tính chất của cơ thể già
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

8


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Ngồi hai đặc điểm sinh học đã được nêu trên về tuổi già như giảm sút chức năng
và khả năng mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong tăng theo hàm số mũ, q trình lão hố cịn
có những tính chất phổ biến như: (1) không đồng thời (heterochrone), (2) không đồng vị
(hetarotope), (3) không đồng tốc độ.
Môi trường và ngoại cảnh có phần nào tham gia bên cạnh yếu tố di truyền trong cơ
chế bệnh sinh. Khi điều tra về tuổi thọ của những cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng
thì cả hai nhóm có sự khác biệt về tuổi thọ (ở mỗi cặp): chênh lệch tuổi thọ 5 năm ở các
cặp sinh đôi cùng trứng so với chênh lệch 10 năm ở các cặp sinh đôi khác trứng.

* Tốc độ già ở mỗi lồi khơng giống nhau
- Các chỉ số thể hiện điều này:
Chỉ số tuổi thọ tối đa (maximum life span-MLS) của mỗi loài khác nhau. Ngay
trong lồi có vú, có thể khác nhau đến 30 lần (người là 100 tuổi, trong khi loài gặm nhắm
từ 2-4 năm). Muốn thay đổi MLS phải tác động vào gen.
Chỉ số thời gian tỷ lệ chết tăng gấp đôi (mortality rate doubling time-MRDT). Ở
người MRDT là 8, nghĩa là cứ sau 8 năm, tỷ lệ chết lại tăng gấp đôi.
Chỉ số tỷ lệ chết ban đầu (initial mortality rate): Thời điểm mà tỷ lệ chết của một
loài là thấp nhất. Ở đa số lồi có vú, đó là thời điểm trước dậy thì, thời điểm này, các
chức năng của từng cơ quan cũng như tồn cơ thể có sự thích ứng và bù đắp cao nhất.
Chỉ số tuổi thọ trung bình: chủ yếu nói lên tác động điều kiện sống và ngoại cảnh.
Số lượng bệnh nhân cao tuổi ở mỗi quốc gia rất đông, và bộ phận này cũng chiếm
khá lớn ngân sách quốc gia về chăm sóc sức khỏe và xã hội, đa số các bác sỹ đang làm ở
các chuyên khoa đều phải tiếp xúc và điều trị một bộ phận khá lớn bệnh nhân là những
người cao tuổi. Do đặc điểm bệnh lý riêng biệt của người cao tuổi nên ở các nước phát
triển trên thế giới – nơi mà sức khỏe người cao tuổi rất được quan tâm thì Lão khoa là
một ngành quan trọng và được sự quan tâm từ chính phủ. Lão khoa học không chỉ nghiên
cứu về đặc điểm bệnh tật ở người cao tuổi mà cịn nghiên cứu về khía cạnh sinh lý, tâm
lý và xã hội của người cao tuổi, bao gồm những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu những thay đổi về mặt thể chất, tâm lý, xã hội con người theo tuổi.
- Tìm hiểu tiến trình lão hóa tự nhiên (sinh lý học lão khoa) và từ đó tìm cách làm
chậm hoặc làm đảo ngược tiến trình lão hóa.
- Tìm hiểu ranh giới giữa lão hóa bình thường và những bệnh lý liên quan đến tuổi
tác.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

9


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1

- Nghiên cứu về những ảnh hưởng của dân số già lên xã hội, bao gồm tiền trợ cấp,
bảo hiểm sức khỏe.
- Áp dụng những kiến thức này vào những chính sách và chương trình ở tầm vĩ mơ
(chính sách của chính phủ) và vi mơ (kế hoạch điều dưỡng tại nhà).
2. Liên quan giữa tuổi tác và bệnh tật
- Tuổi càng cao thì số người có bệnh càng nhiều:
Ở lứa tuổi từ 15-19 chỉ có 13,16% người có bệnh.
Ở lứa tuổi từ 70-80 có đến 97,6% người có bệnh.
- Tuổi càng cao thì càng có nhiều người mắc nhiều bệnh cùng một lúc:
60-64 tuổi: 53,5% số người mắc trên 3 bệnh mạn tính cùng lúc.
75-79 tuổi: 92,1%.
- Tuổi tác làm thay đổi tỷ lệ mắc bệnh đối với cùng một loại bệnh:
Bệnh tăng huyết áp:
* Ở lứa tuổi trẻ: 1- 1,2- 2%.
* Ở những người ≥ 60: 18,2 – 25,0 – 26,2 – 38,0 – 50,2%.
Tai biến mạch não:
* Ở người 30-39 tuổi: 0,15 ca/ 1000 dân.
* Ở người ≥70: 27,7 ca/ 1000 dân.
* Ở người ≥ 90: 60 ca/ 1000 dân.
- Tuổi tác làm thay đổi tỷ lệ tử vong:
Tai biến mạch máu não: sau mỗi thập niên, tỷ lệ tử vong tăng 2,5-3,5 lần so với
thập niên trước.
Bệnh ung thư, tỷ lệ tử vong:
* Ở lứa tuổi 20-29: 12 người/ 100.000 dân.
* Ở lứa tuổi ≥ 60: 963 người/ 100.000 dân.
- Những nhóm bệnh thường gặp ở người cao tuổi:
Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai nhóm bệnh mạn tính thường gặp nhất với
tần suất gia tăng theo tuổi tác. Các biến chứng của tăng huyết áp và đái tháo đường như
té ngã, đột quỵ, tiểu khơng kiểm sốt.
Các bệnh nhiễm trùng là biến chứng có thể xảy ra khi NCT mắc một bệnh nào

khác.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

10


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong do ung thư đều tăng theo tuổi tác: tỷ lệ mắc
bệnh ung thư ở người > 65 tuổi cao hơn 10 lần so với người < 65 tuổi, tỷ lệ tử vong cao
hơn 15 lần.
Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi đã có tiền đề từ tuổi 40-50, do đó cần
phát hiện sớm khi bệnh còn ở giai đoạn yếu tố nguy cơ, giai đoạn tiền lâm sàng.
- Tuổi cao không đồng nghĩa với bệnh tật:
+ Có nhiều người có tuổi, tuổi cao, nhưng khơng có bệnh.
+ Có nhiều người trẻ tuổi, nhưng có bệnh.
- Tích tuổi với nội dung hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể, hạn chế sự hấp thu,
sử dụng và dự trữ các chất dinh dưỡng, hạn chế sức đề kháng của cơ thể, tạo những yếu
tố tiền đề cho bệnh dễ phát sinh, tiến triển phức tạp, tiên lượng dè dặt.
- Liên quan giữa tích tuổi - sinh bệnh là một mối liên quan hai chiều:
+ Tuổi tác làm cho bệnh tiến triển phức tạp.
+ Các bệnh thúc đẩy q trình tích tuổi tiến triển nhanh, dẫn đến già trước tuổi.
3. Đặc điểm bệnh học ở người cao tuổi


Đa bệnh tật: nhiều bệnh lý mạn tính, tiến triển và hiện diện đồng thời.



Biểu hiện lâm sàng khơng điển hình.




Suy giảm chức năng các cơ quan (gan, thận,…)



Suy giảm khả duy trì sự cân bằng và ổn định nội môi.



Suy giảm khả năng miễn dịch.



Khả năng phục hồi của cơ thể lâu hơn ở người trẻ.



Do đặc điểm bệnh lý mạn tính và thời gian phục hồi kéo dài do đó phải có chế độ

chăm sóc và điều trị lâu dài sau xuất viện.
Lão khoa là một thử thách rất lớn đối với các bác sỹ bởi vì ở người cao tuổi có đặc
điểm đa bệnh lý tiến triển và mạn tính cùng hiện diện như là một nguyên tắc, những bệnh
lý đó thường tương tác với nhau tạo nên bệnh cảnh khơng điển hình và khơng chun
biệt làm khó khăn trong chẩn đốn và điều trị.
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
a. Nội dung:
Trình chiếu Powerpoint
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân


11


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Đặt vấn đề, trao đổi
b. Sau khi học xong lý thuyết sv vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến
thức chương.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh học lão khoa, NXB Khoa học kỹ thuật, 2013
2. Bệnh học nội khoa, tập II, NXB Y học, 2015
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Bao nhiêu tuổi được xem là người cao tuổi?
2. Những bệnh tuổi già hay gặp phải?

BÀI 2. THAY ĐỔI SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được những đại cương sinh lý về bệnh người cao tuổi.
2. Trình bày đúng những đặc điểm sinh lý và bệnh lý người cao tuổi.

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

12


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
I. Đại cương sinh lý bệnh lão hóa
- Hiện nay tuổi già đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu vì tuổi thọ ngày
càng cao, số người già ngày càng đông. Việc phân chia già trẻ theo tuổi khơng phản ánh
chính xác quá trình sinh học.

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì sự sắp xếp các lứa tuổi như sau:
+ 45 tuổi đến 59 tuổi: Người trung niên.
+ 60 tuổi đến 74 tuổi: Người có tuổi.
+ 75 tuổi đến 90 tuổi: Người già.
+ 91 tuổi trở đi: người già sống lâu.
Từ đầu thế kỷ cho đến nay, người ta chứng kiến sự tăng nhanh của tuổi thọ trung
bình và của số người già ở tất cả các nước. Ở nước ta, tuy tỷ lệ người già so với dân số cả
nước chưa cao như ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, do số trẻ em rất nhiều và tỷ lệ sinh
đẻ vẫn còn cao, nhưng tuổi thọ cũng đã tăng nhiều và số người già ngày càng đông.
- Cơ thể già có thế thay đổi ở 4 mức: tồn thân, cơ quan, hệ thống, tế bào, và phân
tử.
+ Thoái triển chức năng đi song song với thoái triển chuyển hoá hoạt động của cơ
thể, biểu hiện bằng sự giảm sút các kết quả sinh học. Nhưng tất cả các chức năng trong
cơ thể không biến đổi giống nhau với tuổi tác. Thời gian bắt đầu thoái triển, tốc độ thối
triển của từng chức phận cũng khác nhau.
+ Nhìn chung cơ quan thực hiện mau già hơn các hệ thống phối hợp chức năng,
nhất là các hệ thống bảo đảm hằng định nội mơi. Sự duy trì này ngày càng khó khăn. Ở
người có tuổi, mỗi khi có gắng sức, stress, tăng gánh chức năng thì các hệ thống điều hoà
phải mất thời gian dài mới đưa cơ thể trở lại ban đầu.
- Tuổi già biểu hiện bằng hình thái bên ngồi như tóc bạc, mắt mờ, tai lãng, da đồi
mồi…Tuổi già về mặt sinh học, tuổi già biểu hiện bằng hai đặc điểm sau:
+ Suy giảm chức năng các cơ quan và tổ chức: giảm khả năng bù trừ, giảm thích
nghi với sự thay đổi của mơi trường chung quanh, ví dụ: thích nghi với thời tiết nóng
lạnh, tác động tâm lý.v.v.
+ Tăng nhạy cảm với bệnh tật, tăng nguy cơ tử vong: hầu hết cơ thể già mang một
hoặc nhiều bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nhất so với mọi giai đoạn phát triển trước đó.
- Từ những đặc điểm trên, các khoa học nghiên cứu về tuổi già ra đời gồm:
+ Lão học (gerontology): Ngành sinh học nghiên cứu về cơ chế, quá trình tiến triển
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân
13



Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
của lão hoá, các biện pháp chống lại lão hoá, cải thiện và kéo dài cuộc sống chất lượng ở
tuổi già.
+ Lão bệnh học (geriatry): Ngành y học nghiên cứu về các bệnh lý tuổi già. Thực tế
rất khó phân biệt bệnh do già và bệnh dễ mắc phải ở người già.
II. Những đặc điểm sinh lý và bệnh lý ở người cao tuổi.
1. Biến đổi lão hoá ở hệ thần kinh và tâm thần
- Khối lượng não của người cao tuổi giảm dần theo tuổi. Một số tổ chức bị xơ hoá,
tạo thành những cấu trúc xơ được gọi là các mảng già. Xơ hoá ở cơ quan cảm thụ làm
biến đổi thường gặp nhất là giảm khả năng thụ cảm ở các giác quan, do đó người cao
tuổi nhìn mờ đi, nghe kém dần, thậm chí bị điếc...
- Các cấu trúc sinap giảm tính dẫn truyền. Hoạt động thần kinh cao cấp giảm tính
ức chế, rồi giảm tính hưng phấn. Sự cân bằng giữa hai q trình đó kém đi, dẫn đến giảm
sút hình thành phản xạ có điều kiện. Được biểu hiện ở sự chậm chạp, kém đáp ứng cả về
vận động và cảm xúc khi gặp những tình huống gay cấn khẩn cấp, người cao tuổi khơng
thể đi nhanh, làm nhanh, kém thích nghi với thay đổi nơi ở, thay đổi môi trường xã hội.
- Giảm số lượng tế bào thần kinh, trong khi đó mơ đệm phát triển ở một số vùng
đại não. Trong thân các nơron có sự tích tụ sắc tố lipofuchsin: chất được coi là đặc trưng
của q trình lão hố. Giảm sản xuất chất dẫn truyền trung gian như acetylcholin,
serotonin, dopamin, acid gamma aminobutyric hoặc hiện diện một số yếu tố sinh học
khác như cortisol bất thường, gốc oxy tự do cũng có vai trị trong giảm trí nhớ của tuổi
già . Giảm tốc độ phản xạ do kém dẫn truyền vận động và giác quan do mất myelin ở sợi
thần kinh.
- Giảm sản xuất catecholamin khiến cơ thể già giảm khả năng hưng phấn, nhưng
nếu tới mức trầm cảm thì coi là “ bệnh”. Giải phẩu bệnh học thấy tổn thương teo não,
chứa nhiều sắc tố mỡ, giới hạn của từng lớp tế bào vỏ não kém, điển hình là trong tế bào
vỏ não có những đám hạt trịn. Ngồi ra, có sự tăng sinh và loạn dưỡng các tế bào hình
sao, tế bào thần kinh đệm. Giảm sản xuất dopamin khiến dáng đi cứng đơ nhưng đến

mức run rẩy thì là bệnh Parkinson. Có sự suy yếu rõ rệt một số hoạt động thần kinh cao
cấp như: giảm sút trí nhớ, giảm hiệu quả học tập và sáng tạo. Tuy nhiên vẫn giữ hầu như
nguyên vẹn: vốn từ ngôn ngữ, tri thức tích luỹ.
2. Biến đổi lão hố ở hệ tuần hoàn:
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

14


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Những biến đổi ở tim mạch khá rõ và nhanh. Khối lượng cơ tim thường giảm. Hệ
tuần hồn ni cơ tim giảm. Nhịp tim đập thường chậm hơn lúc còn trẻ. Khi tuổi cao ít
nhiều sẽ có tình trạng suy tim tiềm tàng, dễ bộc lộ mỗi khi có gắng sức. Lượng máu được
tim đẩy đến các cơ quan giảm dần, làm tuần hồn máu tại các cơ quan đó cũng bị suy
giảm.
Các động mạch bị xơ hoá làm thành mạch máu bị cứng, lắng đọng các mảng vữa xơ
nên đường kính động mạch bị hẹp lại, lại càng làm giảm lượng máu đến các mô, nuôi
dưỡng các mô bị kém đi, được biểu hiện như da khơ, khơng cịn tươi nhuận như khi còn
trẻ, cơ bắp cũng nhỏ và nhẽo hơn v.v... Xơ cứng động mạch ở người cao tuổi là rất phổ
biến. Huyết áp động mạch có xu hướng tăng dần làm nhiều người cao tuổi bị bệnh cao
huyết áp, gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Các tĩnh mạch cũng kém đàn hồi nên giảm trương lực, biểu hiện bằng hay có hiện
tượng hở van hoặc giãn tĩnh mạch ở chân v.v...
Tuần hoàn mao mạch của tất cả các bộ phận bị giảm hiệu lực, giảm tính thấm, làm
cho sự trao đổi chất giữa máu và các mô bị trở ngại dẫn đến các mô không được cung
cấp đủ ơxy và các chất dinh dưỡng, đây chính là nguyên nhân làm lão hoá tổ chức cũng
vừa là nguyên nhân thúc đẩy sự lão hố chung của tồn bộ cơ thể..
Cung lượng và lưu lượng tim đều giảm. Nhưng quan trọng hơn là giảm thích nghi
của tim: tim người trẻ có thể tăng năng suất 15-20 lần, tim người 65 tuổi chỉ 7-10 lần.
Huyết áp tăng càng làm tim dễ bị quá tải.


3. Biến đổi lão hoá ở hệ thận và tiết niệu:
Thận là cơ quan chủ yếu đảm bảo sự thanh lọc các chất cặn bã khỏi cơ thể nên có
vai trị rất lớn trong việc đảm bảo ổn định nội môi. Những biểu hiện của sự lão hoá của
thận xuất hiện khá sớm. Từ tuổi 30 trở đi lưới động mạch ở cầu thận thu hẹp lại, cuối
cùng làm biến mất một số cầu thận và làm teo các ống thận liên quan. Càng về sau số
lượng đơn vị thận càng giảm nhiều, có khi chỉ cịn khoảng 1/3 hoặc 1/2 so với lúc mới
sinh. Những đơn vị thận mất đi, được thay thế bằng mô liên kết, làm thận bị xơ hoá theo
tuổi tác, nên mức lọc cầu thận giảm dần, cuối cùng chỉ còn 50 -60% so với lúc trẻ. Sức
cản của thận qua các mạch máu tăng dần theo tuổi, có thể lớn gấp 3 lần so với lúc trẻ.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

15


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Sự suy giảm rất dễ biểu hiện khi có sự thay đổi đột xuất trong điều kiện sống, lúc
đó dễ dàng trở thành suy thận.
Sự điều hoà thần kinh đối với cơ quan tiết niệu của người cao tuổi bị suy giảm, dẫn
đến những vấn đề rất đặc trưng về tiểu tiện như đái ít, mất tự chủ tiểu tiện, đái đêm v.v...
Thận kém cô đặc nước tiểu, nước tiểu tăng số lượng và giảm tỉ trọng, mặc dù máu
qua cầu thận giảm rõ rệt. Urê máu có thể tăng ở người già, cùng với giảm hệ số thanh
lọc.
4. Biến đổi lão hoá ở hệ tiêu hoá:
Khối lượng dạ dày- ruột giảm đi theo tuổi. Có hiện tượng thu teo ở các cơ quan đó.
Cơ thành bụng và các dây chằng giữa các phủ tạng bị suy yếu vì vậy bụng thường sệ
xuống, các nội tạng hay bị sa.
Số lượng cũng như hoạt tính của các men tiêu hố giảm. Nhu động dạ dày và ruột
giảm. Khả năng hấp thụ thức ăn và tiêu hoá các chất bị giảm nhiều, biểu hiện là người
già ăn khơng thấy ngon, ăn ít, khó tiêu hố, dễ bị táo bón hoặc rối loạn tiêu hố.

Gan thường giảm khối lượng; nhu mơ gan có những chỗ teo. Q trình teo tế bào
nhu mơ gan đi đơi với q trình thối hố mỡ. Chức năng gan kém dần, nhất là việc
chuyển hoá đạm, giải độc, tái tạo.
Thành túi mật và ống mật giảm đàn hồi. Cơ túi mật teo dần. Xơ hố cơ vịng Oddi
dẫn đến rối loạn điều hồ dẫn mật.
5. Biến đổi lão hố ở hệ hơ hấp
Biến đổi lão hố ở phổi là thường gặp và dễ nhận thấy. Lồng ngực thường thay đổi
do sụn sườn bị vơi hố, khớp sườn - đốt sống bị cứng cản trở cử động, các đĩa đệm cột
sống bị thoái hoá gây biến dạng lồng ngực ảnh hưởng đến động tác thở. Tế bào biểu mơ
hình trụ phế quản dầy lên, bong ra; tế bào tiết dịch bị loạn dưỡng, chất nhầy giảm lượng
và cô đặc, làm cho việc thơng khí bị trở ngại; khơng khí khó vào đến phế nang và cũng
khó đi từ phế nang ra ngồi. Hoạt động lơng rung giảm, phổi dễ bị nhiễm khuẩn. Nhu mô
phổi giảm đàn hồi, dẫn đến giãn phế nang. Khả năng hấp thu ôxy vào máu động mạch
kém, ảnh hưởng đến việc cung cấp ôxy cho các mơ, việc này càng thúc đẩy sự lão hố
nhanh của tồn cơ thể.
Phổi có xu phát triển tổ chức xơ làm nhu mô phổi kém đàn hồi, tổ chức liên kết
phát triển làm màng trao đổi ở phổi dày hơn, trong khi mật độ mao mạch quanh phế nang
giảm xuống. Do vậy dung tích sống ở người từ 45-50 tuổi đã bắt đầu giảm rõ rệt.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

16


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
6. Biến đổi lão hoá ở hệ nội tiết
Đa số chức năng thần kinh-nội tiết giảm theo tuổi già như tuyến giáp, tuyến yên,
tuyến thượng thận, tinh hoàn và buồng trứng. Tác động của các tuyến nội tiết trục vùng
dưới đồi-tuyến n tham gia qúa trình lão hố. Tuyến thượng thận giảm mức cảm ứng
với sự kích thích của vùng dưới đồi và tuyến yên, cũng như giảm sự liên hệ ngược từ
nồng độ 17- OH-Cetosteroid. Đều này được sử dụng để cắt nghĩa sự kém chịu đựng

stress ở cơ thể già, thậm chí có coi đây là một cơ chế gây già.
Thay đổi nồng độ nhiều loại hormon trong máu và giảm nhạy cảm ở cơ quan đích
do các thụ thể cảm thụ với hormon cũng giảm số lượng (tế bào lympho, tế bào gan…).
Rõ nhất là sự suy giảm tuyến sinh dục, mặc dù tuyến yên tiết nhiều hormon kích thích
tuyến này.
Có nhiều rối loạn trong hoạt động tuyến tuỵ. Nhiều trường hợp có giảm cảm thụ
với insulin, khiến tuỵ tăng tiết hormon này. Có thể thiểu năng tế bào bêta nguyên phát
(do quá trình già), hoặc thứ phát do thời gian dài tăng tiết. Từ đó, có những thay đổi
chuyển hoá glucid, lipid ở người già (gầy, mập, tăng mỡ máu, xơ vữa...).
Tuyến ức liên tục giảm kích thước và chức năng ngay từ khi cơ thể còn trẻ, đến tuổi
trung niên thì thối hố hẳn. Cấu trúc tuyến cũng có nhiều thay đổi, góp phần vào cơ chế
suy giảm miễn dịch ở tuổi già.
Hoạt động của hệ nội tiết gắn liền với hoạt động của hệ thần kinh nên có tác động
qua lại giữa hai hệ này trong q trình lão hố. Trong điều hồ mọi chức năng của cơ thể
có sự kết hợp chặt chẽ giữa thần kinh và nội tiết, thực hiện một hệ thống điều hoà thần
kinh thể dịch. Biến đổi của các tuyến nội tiết trong q trình lão hố khơng đồng đều.
Bắt đầu sớm nhất là thoái triển của tuyến ức, sau đó đến tuyến sinh dục, rồi tuyến giáp,
tuyến tụy, cuối cùng là tuyến yên và thượng thận.
Biến đổi lão hoá các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến nội tiết sinh dục (buồng trứng,
tinh hoàn) làm thay đổi rất lớn sự cân bằng nội môi, thay đổi nhiều nhất vào thời kỳ mãn
sinh dục, dễ dàng nhận thấy nhất là những rối loạn tiền mãn kinh.
7. Hệ miễn dịch
- Kháng thể dịch thể
Giảm nồng độ các kháng thể tự nhiên (kháng thể nhóm máu).
Giảm đáp ứng tạo kháng thể với kháng nguyên lạ.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

17



Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Tăng sản xuất tự kháng thể: gặp ở 10-15% người già, càng cao tuổi càng hay gặp
( kháng thể chống hồng cầu bản thân, kháng thể anti- DNA, kháng thể antithyroglobulin, chống tế bào viền dạ dày, yếu tố dạng thấp...). Cơ chế: Có thể do giảm
hoạt động của tế bào lympho T ức chế.
- Đáp ứng miễn dịch tế bào
Giảm phản ứng da: Tuberculin, DNCB (Dinitroclorobenzene).
Giảm phân bào với các chất kích thích thường dùng: phytohemagglutinin,
concanavalin A ).
Giảm sản xuất Interleukin-2, đồng thời giảm cả số thụ thể ái tính cao với
Interleukin-2. Giảm sản xuất Interleukin-3, GM-CSF (Granulomonocyte-clony
stimulating factor).
Interleukin-4, Interleukin-5, Interleukin-6 thì bình thường hoặc tăng.
Giảm hoạt tính và số lượng tế bào lympho TCD4 (giảm sản xuất kháng thể)
8. Mơ liên kết
Có thuyết cho rằng sự thay về lượng và chất của mô liên kết là đặc trưng của sự lão
hoá. Giảm các glycoprotein, proteoglycan cấu trúc nền các sợi đàn hồi, trong khi đó lại
tăng collagen. Các sợi collagen thay đổi cấu trúc, bị gắn nhóm glycosyl trở nên khó hồ
tan, trơ và có sự đảo lộn cấu trúc gọi là ”collagen già”, chính nó gây tình trạng xơ hố
(sclerose) các cơ quan, các mơ. Hệ xương của người già cũng bị xơ, giảm lắng đọng can
xi, có thể đưa đến thối hóa khớp, lỗng xương hay rỗ xương.
Có tác giả cho rằng mơ liên kết cịn có chức năng nuôi dưỡng (chứa mạch máu) và
tái tạo. Sự biến chất của mơ này ở tuổi già góp phần làm cơ quan nhận được ít máu và
vết thương lâu lành.
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
a. Nội dung:
Trình chiếu Powerpoint
Đặt vấn đề, trao đổi
b. Sau khi học xong lý thuyết sv vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

18


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
1. Bệnh học lão khoa, NXB Khoa học kỹ thuật, 2013
2. Bệnh học nội khoa, tập II, NXB Y học, 2015
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Người cao tuổi có những biến đổi nào về sinh lý?
2. Những bệnh lý ở người cao tuổi?

BÀI 3: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được những đặc điểm tâm lý về bệnh người cao tuổi.
2. Trình bày đúng những bệnh lý tâm thần thường gặp người cao tuổi.

I. Đại cương
- Khi tiếp cận nghiên cứu tình trạng sức khoẻ con người dưới nhiều góc độ khác
nhau, chúng ta không thể không xét đến các nhân tố cấu thành sức khoẻ, như Tổ chức y
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

19


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
tế thế giới đưa ra: “sức khoẻ không chỉ là trạng thái khơng bệnh, khơng có tật chứng, mà
cịn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt cơ thể, tâm thần và xã hội”. Các nhân tố cơ
thể, tâm thần và xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ

chung của con người.
- Con người là một chỉnh thể tồn vẹn, thống nhất, khơng thể tách rời về cơ thể và
tâm thần. Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm thần, với sự hình thành hội chứng tâm – sinh
học diễn ra thường xuyên trong con người ở các độ tuổi khác nhau, dưới tác động của
môi trường sống và trong từng điều kiện hoàn cảnh nhất định.
- Người cao tuổi liên quan đến q trình lão hóa – q trình tạo nên sự già nua, theo
qui luật tâm – sinh học về sự phát sinh, diễn biến của đời người. Đây được gọi là giai
đoạn hóa già (thối hóa) của cơ thể con người về các hiện tượng sinh lý, tâm lý và xã
hội.
- Q trình lão hóa làm biến đổi về tâm lý nặng nề, nên thường gặp ở người già các
rối loạn tâm thần, như lo âu, trầm cảm, rối loạn nhiều chức năng nhận thức liên quan đến
sa sút trí tuệ do Alzheimer, do mạch máu,...
- Do đặc điểm tâm lý và sinh lý người già có những biến đổi cùng với q trình lão
hóa, khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và bài tiết các thuốc giảm, khác nhiều so với
người trẻ, nên khi điều trị các thuốc, đặc biệt là thuốc hướng tâm thần cần chú ý đến
dược động học, nhằm tránh được các tác dụng không mong muốn, thậm chí cả biến
chứng nặng xảy ra.
Khi nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến bệnh lý nói chung, đặc biệt là bệnh tâm thần,
bằng phương pháp tâm sinh lý xã hội, nhiều tác giả cho rằng rối loạn tâm thần là do
những tác động qua lại liên tục của những yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý. Nói cách
khác, các biểu hiện rối loạn tâm lý của con người là do sự tác động qua lại không ngừng
giữa các yếu tố bên ngồi (văn hố, tình hình xã hội hiện tại, các mối quan hệ với người
khác,…) và những yếu tố bên trong (thái độ, chức năng não bị thay đổi,…). Tuy vậy, dù
là yếu tố bên ngoài hay bên trong, xét cho cùng, những biểu hiện rối loạn cơ chế tâm –
sinh học đã đưa đến các loại hình bệnh lý tâm thần – cơ thể (gọi là bệnh tâm – thể) phong
phú, đa dạng, gặp ở các độ tuổi khác nhau có nét riêng biệt, đặc biệt là ở người cao tuổi,
mà các thầy thuốc hàng ngày phải đối mặt giải quyết.
II. Đặc điểm tâm lý người cao tuổi
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân


20


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của người cao tuổi, cho thấy tuổi già có những biểu
hiện tâm lý liên quan đến q trình lão hóa.
- Sự chậm chạp về tâm lý vận động: một động tác nhưng mất nhiều thời gian, sự lẫn
lộn về thời gian, rối loạn trí nhớ: khó khăn trong việc tái hiện, có thể nhớ được khi có sự
gợi ý, có khi lú lẫn, do liên quan đến sự suy giảm ý thức và tập trung chú ý.
- Về tư duy: suy nghỉ chậm chạp, liên tưởng chậm, ý tưởng tự ti, tự cho mình là
thấp kém, nặng hơn có thể có hoang tưởng bị tội, bị hại, nghi bệnh,…
- Về tri giác: giảm tốc độ xử lý thơng tin, có sự suy giảm về tri giác giác quan (thao
tác cấp cao) nên nhận thông tin chậm, đơi khi bị nhiễu.
- Khó tập trung chú ý hoặc chú ý giảm, cảm xúc dao động liên quan đến sự lão hóa
hệ viền, cấu tạo lưới. Những biến đổi tâm lý nặng có thể có lo âu, trầm cảm. Những biểu
hiện của lo âu rất đa dạng, phức tạp: cảm giác sợ hãi, lo lắng thái quá về sức khoẻ của
mình, lo lắng về tương lai, khó tập trung tư tưởng, dễ cáu, khó tính, căng thẳng vận động,
bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau đầu, khô miệng, đánh trống ngực. Những biểu hiện
của trầm cảm ở người già thường thấy là cảm giác buồn phiền, chán nản, bi quan, mất
hứng thú với những ham thích trước đây, mất niềm tin vào tương lai, giảm nghị lực, giảm
tập trung, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng, và họ có thể trở nên suy kiệt.
III. Những biểu hiện của biến đổi tâm lý trong q trình lão hố
Trong q trình lão hóa, cùng với những thay đổi chức năng sinh lý các hệ thống cơ
quan trong cơ thể, các nghiên cứu cũng nhận thấy có những biến đổi về tâm lý ở người
cao tuổi. Bởi vậy, có thể nói ngồi các bệnh cơ thể mà người già dễ bị mắc, thì các rối
loạn tâm lý cũng là “bạn đồng hành” của họ.
Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi rất phong phú và đa dạng. Những biểu hiện
thường thấy là từ cảm giác khó chịu, lo lắng, đến các rối loạn thần kinh chức năng, như
mệt mỏi, uể oải, đau nhức, rối loạn giấc ngủ, lo âu, ám ảnh, nặng hơn có thể có các rối
loạn loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn trí nhớ, rối loạn ý thức, rối loạn các

năng lực phán đoán suy luận,…
Giai đoạn có nhiều biến đổi tâm lý đặc biệt ở người cao tuổi; và các rối loạn tâm lý
đó có liên quan trước hết đến các stresss của việc thích nghi với hồn cảnh sống mới, khi
phải chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu. Bởi vì, sau khi nghỉ
hưu những người cao tuổi phải trải qua hàng loạt các biến đổi tâm lý quan trọng do thay
đổi nếp sinh hoạt, cũng như sự thu hẹp các mối quan hệ xã hội. Lúc này, ở họ xuất hiện
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân
21


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
tình trạng khó thích nghi với giai đoạn nghỉ hưu, và dễ mắc “hội chứng về hưu”, với tâm
trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ nổi giận, cáu gắt. Do đó, họ trở nên sống cơ
độc và cách ly xã hội.
Theo các nghiên cứu khác nhau năm 2004, cho thấy có tới 40-50% người già có rối
loạn tâm thần phải nhập viện điều trị, 70% người già phải nằm trong các nhà điều dưỡng.
Các rối loạn tâm thần quan trọng nhất ở người già là lo âu (5,5%), trầm cảm (10-15%) và
sa sút trí tuệ (4%). Rối loạn trầm cảm và lo âu là thường gặp trong cộng đồng, trong đó
20% bệnh nhân nằm trong thực hành đa khoa, 30 - 40% bệnh nhân điều trị nội trú nội
khoa, 40% bệnh nhân nằm ở nhà điều dưỡng.
Trong nhóm bệnh sa sút trí tuệ, thường gặp bệnh Alzheimer (60-70%), và một tần
suất thấp hơn sa sút trí tuệ do mạch máu (20%), sa sút trí tuệ thể Lewy (20%), sa sút trí
tuệ trán thái dương (8%). Những biểu hiện đặc trưng của sa sút trí tuệ thường gặp ở
người cao tuổi là rối loạn nhiều chức năng nhận thức, trong đó rối loạn trí nhớ là cơ bản
nhất, và một trong các biểu hiện vong ngôn, vong tri, vong hành, rối loạn chức năng điều
hành. Các rối loạn này gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng xã hội và nghề nghiệp, làm
suy giảm đáng kể mức độ các hoạt động chức năng trong sinh hoạt trước đó.
Trong bệnh Alzheimer, rối loạn trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên của suy giảm nhận thức,
người bệnh có thể đặt nhầm chổ đồ vật, quên hay tự lặp lại, hoặc rối loạn biểu đạt và tiếp
nhận ngôn ngữ, hỏi đi hỏi lại một câu hỏi, bị lạc ở những chổ quen thuộc, không thể

nhận ra người thân và bạn bè. Các rối loạn trong hoạt động cho sinh hoạt (nấu ăn, mua
sắm, quản lý tiền nong, sử dụng các đồ gia dụng…), các rối loạn hành vi (lục lọi, xáo
trộn đồ đạc, mắng chửi, đánh đá, đi lang thang, hoặc mất ức chế tình dục…), rối loạn
cảm xúc (trầm cảm, vơ cảm, lo âu…), và loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) cũng thường
thấy ở người già bị bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, người ta còn nhận thấy một số rối loạn loạn thần giống tâm thần phân liệt,
như các hoang tưởng “bị cô lập, bị truy hại”, “các ảo thanh, ảo khứu, ảo giác xúc giác”.
Từ những nghiên cứu trên cho chúng ta thấy được đặc điểm tâm - sinh lý, và những
thay đổi của cơ thể, cũng như những biến đổi của tâm lý rất phong phú và đa dạng ở
người cao tuổi gắn liền với q trình lão hố, q trình tạo nên tuổi già. Trong q trình
lão hóa, ngồi phát hiện những thay đổi chức năng sinh lý các hệ thống cơ quan trong cơ
thể, người ta cũng nhận thấy những biến đổi về tâm lý nhiều mức độ khác nhau ở người
cao tuổi. Nghĩa là, ở người già thường xuất hiện những rối loạn tâm thần đặc trưng (như
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân
22


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
trình bày ở trên), cũng như các bệnh lý cơ thể thường gặp ở lứa tuổi này. Từ đó, giúp cho
người thầy thuốc có cách nhìn tổng quan trong việc tiếp cận khám và điều trị các rối loạn
tâm – sinh lý người cao tuổi, nhằm đưa lại hiệu quả trong việc chăm sóc sức khoẻ thể
chất và tâm thần cho người cao tuổi trong cộng đồng.
Bệnh tâm thần ở người lớn tuổi khó phát hiện, đơi khi từ chính họ và họ thường từ
chối tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng, kể cả từ người thân. Các yếu tố như thơng tin
chết chóc, bệnh lý thực thể nặng của người thân (kể cả của người không quen biết trong
cộng đồng dân cư) thường tác động tới cảm xúc và có thể là nguyên nhân dẫn đến suy
giảm hoạt động tâm thần ở người lớn tuổi.
Ngày càng nhiều người lớn tuổi chết vì các bệnh khơng lây nhiễm như tim, ung thư,
đái tháo đường nhiều hơn các bệnh lý do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng. Ảnh hưởng
của những loại bệnh này đối với tâm thần là rất lớn, ví dụ trầm cảm ở người đái tháo

đường làm giảm khả năng tn thủ điều trị, giảm kiểm sốt chuyển hóa, giảm chất lượng
cuộc sống, tăng chi phí điều trị, tàn phế và mất sản phẩm xã hội, cuối cùng là tăng nguy
cơ tử vong.
IV. Các bệnh lý tâm thần thường gặp ở người lớn tuổi
1. Sa sút tâm thần
Năm 2012, Hội Alzheimer quốc tế đánh giá có tới 4,7% người trên 60 tuổi bị bệnh
Alzheimer (chỉ chiếm khoảng 50% các trường hợp sa sút tâm thần), tương đương 35,6
triệu người chung sống với bệnh Alzheimer và sẽ tăng gấp 2 lần mỗi 20 năm. Khoảng
60-80% trường hợp sa sút tâm thần do thối hóa thần kinh não bộ như bệnh Alzheimer,
các bệnh thối hóa thần kinh khác cũng là ngun nhân sa sút tâm thần như bệnh
Parkinson, bệnh Huntington. Một số bệnh gây tổn hại não bộ như đột quỵ do nguyên
nhân mạch máu, bệnh xơ vữa mạch máu như tăng huyết áp, tăng cholesterol… Ngồi ra
cịn có các bệnh lý khác như chấn thương sọ não, u não, xơ cứng rải rác lan tỏa, sử dụng
ma túy… cũng có thể dẫn tới sa sút tâm thần.
Chi phí chăm sóc điều trị bệnh Alzheimer so với thu nhập quốc dân tính theo đầu
người thay đổi từ 0,24% ở nước nghèo và 1,24% ở nước giàu. Hiện nay chưa có phương
pháp trị liệu khỏi bệnh Alzheimer đồng thời với quan niệm và hiểu biết về căn bệnh này
là rào cản phát hiện chẩn đoán sớm.
2. Trầm cảm
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

23


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
Triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi có phần khác với trầm cảm ở người ít tuổi,
đó là nhiều biểu hiện thực thể hơn, đặc biệt triệu chứng đau, do đó tỷ lệ bệnh lý đồng
thời cao hơn và tạo ra thách thức chẩn đoán cho bác sĩ chuyên khoa. Biểu hiện giảm
quan tâm hứng thú thường được bỏ qua vì quan niệm đó là chuyện "bình thường" ở
người lớn tuổi, nhất là đối với người Việt Nam. Các biểu hiện lo lắng, sợ sệt và mất tin

tưởng trở nên phổ biến hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng stress, trầm
cảm ngay sau tuổi trung niên góp phần làm tăng nguy cơ sa sút tâm thần.
Trầm cảm ở người lớn tuổi có thể chữa trị được, nhưng thách thức đầu tiên là nhận
ra bệnh trầm cảm và giúp người bệnh tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần sớm. Chỉ định
dùng thuốc chống trầm cảm đòi hỏi thật cẩn thận về liều lượng và nên kết hợp chăm sóc
tâm lý trị liệu. Cần lưu ý người lớn tuổi bị trầm cảm nặng khơng được chữa trị có thể dẫn
tới tự tử hoặc lạm dụng rượu.
3. Lo âu
Các rối loạn lo âu, cơn hoảng loạn và ám ảnh sợ gây tác động xấu đến cuộc sống rất
lớn ở 10% người lớn tuổi. Lo âu làm tăng các triệu chứng bệnh lý thực thể và việc điều
trị cần kết hợp với điều trị trầm cảm cũng như với bệnh lý cơ thể kèm theo.
Stress, lo âu trầm cảm và một số thể loại ám ảnh ngày nay hầu như khơng thể tránh
được. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm bớt hậu quả xấu kéo dài nếu đi khám chuyên khoa
sớm, đừng bao giờ tự dùng thuốc và lạm dụng thuốc chun khoa tâm thần vì đặc tính
tương tác phức tạp của chúng.
4. Các rối loạn tâm thần khác
Các bệnh tâm thần khác, từ rối loạn khí sắc lưỡng cực đến xung động ám ảnh,
nghiện ma túy hay bệnh ít gặp như tâm thần phân liệt vẫn có thể xảy ra ở người lớn tuổi.
Các bệnh loạn thần cũng thường gặp và là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ảo giác,
niềm tin bất thường và suy giảm khả năng tư duy. Tỷ lệ các rối loạn trên có thể lên tới
5% người lớn tuổi trong cộng đồng và cao hơn nhiều ở các nhà dưỡng lão.
V. Làm thế nào để ổn định trạng thái tâm thần khi lớn tuổi
Khi lớn tuổi, chúng ta khơng cịn khả năng nhớ lại những sự kiện mới xảy ra hay
nhớ chi tiết một cách nhanh chóng như khi cịn trẻ. Từ 30 tuổi, não bộ bắt đầu nhẹ đi,
mạng lưới thần kinh và dòng máu tưới nuôi não cũng bắt đầu suy giảm cho dù não bộ
chúng ta cũng thích ứng và sản sinh những thành phần mới cũng như có thể giữ lại được
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

24



Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 1
khả năng hoạt động tâm thần, giữ lại được trí tuệ nhưng chúng ta cần nhiều thời gian rèn
tập.
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh giữ gìn sức khỏe thể chất góp phần “giữ
gìn sức khỏe của não bộ”, hoạt động cơ thể và tiết chế ăn uống giúp giảm nồng độ
cholesterol trong máu và huyết áp thấp, sức lực dồi dào cho phép cơ thể phân phối nhiều
oxy cho não. Hơn nữa, các hoạt động kích thích não bộ như chơi chữ, đọc sách báo, học
kỹ năng mới cũng giúp não bộ duy trì tuổi xuân.
Để ngăn ngừa bệnh tâm thần, chúng ta hãy chủ động hoạt động cơ thể một cách đều
đặn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Duy trì và cải thiện trí nhớ.
- Duy trì và cải thiện khả năng hoạt động tâm thần.
- Phịng ngừa suy giảm hoạt động trí tuệ.
- Vui vẻ, phòng ngừa và làm nhẹ trầm cảm.
- Cải thiện sức khỏe thể lực.
Trong thực tế, nhận thức của rất nhiều người cịn chưa đúng và có phần đơn giản
như chưa có chữ tâm thần. Người bị bệnh động kinh, bệnh nhân hay gia đình có người tự
tử vì trầm cảm, người nghiện ma túy vẫn đang còn bị xa cách như một sự kỳ thị trong
mọi quan hệ xã hội. Tình trạng này có thể làm trì trệ phát triển chuyên khoa tâm thần mà
hơn 200 năm trước các bậc tiền bối đã nhắc nhở không riêng cho nhân viên ngành y mà
cho tất cả mọi người.
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
a. Nội dung:
Trình chiếu Powerpoint
Đặt vấn đề, trao đổi
b. Sau khi học xong lý thuyết sv vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh học lão khoa, NXB Khoa học kỹ thuật, 2013

2. Bệnh học nội khoa, tập II, NXB Y học, 2015
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

25


×