Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Giáo trình điều dưỡng cho gia đình có người già 2 copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.74 KB, 105 trang )

Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

TẬP BÀI GIẢNG
Môn học : ĐIỀU

DƯỠNG CHO GIA ĐÌNH CĨ NGƯỜI GIÀ 2

Mã mơn học: NUR 306
Số tín chỉ: 02

Lý thuyết: 01

Thực tập bệnh viện: 01

Dành cho sinh viên ngành: Điều dưỡng đa khoa
Bậc đào tạo: Đại học
Học kỳ : I

Năm học : 2017 - 2018

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

1


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2


Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

2


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình “Điều dưỡng cho gia đình có người già 2” ra đời với mục đích phục vụ
yêu cầu phát triển công tác đào tạo, cung cấp kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên
ngành cho sinh viên điều dưỡng.
Giáo trình đã được biên soạn theo mục tiêu, nội dung giáo dục của chương trình
giáo dục điều dưỡng do Bộ Y tế ban hành. Trong quá trình biên soạn, nhóm biên soạn đã
cập nhật những thơng tin, kiến thức mới về lĩnh vực điều dưỡng và đổi mới phương pháp
biên soạn để sinh viên có thể áp dụng các phương pháp học tích cực.
Giáo trình gồm 09 bài giảng, bao gồm những nội dung chính sau:
- Xác định mục tiêu học tập.
- Những nội dung chính.
- Lượng giá sau mỗi bài học để giúp sinh viên tự đánh giá được khả năng tiếp thu
của mình.
Hi vọng giáo trình này sẽ giúp cho sinh viên có thể tiếp thu một cách dễ dàng các
kiến thức về chăm sóc sức khỏe bệnh da liễu cũng như khả năng vận dụng linh hoạt
những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Người biên soạn
TS.BSCK2 Võ Thị Hà Hoa

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

3



Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
PHÂN BỔ THỜI GIAN GIẢNG DẠY

Giờ

Nội dung

thứ
1-3

4-6

7-9

Bài 1: Chăm sóc người cao tuổi rối loạn lipid máu

4

Bài 2: Chăm sóc người cao tuổi tăng huyết áp

11

Bài 3: Chăm sóc người cao tuổi tai biến mạch máu não

21

Bài 4: Thối hóa khớp ở người cao tuổi và cách chăm sóc

37


Bài 5: Chăm sóc người cao tuổi đái tháo đường

49

Bài 6: Chăm sóc người cao tuổi Parkinson

60

Bài 7: Chăm sóc người bệnh rối loạn giấc ngủ
10-12

Bài 8: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi lỗng xương và
phịng ngừa

13-15

Trang

74
88

Bài 7: Chăm sóc người bệnh rối loạn giấc ngủ (tt)

74

Bài 9: Chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ

95

MỤC LỤC

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

4


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2

Lời nói đầu.................................................................................................... 1
Phân bổ thời gian giảng dạy......................................................................... 2
Mục lục.......................................................................................................... 3
Bài 1: Chăm sóc người cao tuổi rối loạn lipid máu........................................ 4
Bài 2: Chăm sóc người cao tuổi tăng huyết áp................................................ 11
Bài 3: Chăm sóc người cao tuổi tai biến mạch máu não................................. 21
Bài 4: Thối hóa khớp ở người cao tuổi và cách chăm sóc............................. 37
Bài 5: Chăm sóc người cao tuổi đái tháo đường............................................. 49
Bài 6:. Chăm sóc người cao tuổi Parkinson.................................................... 60
Bài 7:.Chăm sóc người cao tuổi rối loạn giấc ngủ.......................................... 74
Bài 8:.Chăm sóc người cao tuổi lỗng xương và phịng ngừa........................ 88
Bài 9: Chăm sóc người bệnh cao tuổi sa sút trí tuệ......................................... 95

BÀI 1. CSSK NCT RỐI LOẠN LIPID MÁU
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

5


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
Mục tiêu:
Sau khi học xong, sinh viên cần:
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị rối

loạn lipid máu.
2. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu.

Nội dung
1. ĐẠI CƯƠNG
Tất cả chúng ta đều có cholesterol và triglycerid trong máu. Các cholesterol
thường có nguồn gốc từ thức ăn của chúng ta, tuy nhiên cơ thể có thể tạo ra tất cả các
cholesterol cần thiết. Triglycerid máu cũng có nguồn gốc từ thức ăn do chúng ta ăn vào.
Sau khi ăn chất béo, triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng
acid béo và cholesterol tự do (chuyển hóa lipid ngoại sinh). Trong cơ thể các cholesterol
cũng được tổng hợp tại các tế bào gan (chuyển hóa lipid nội sinh).
Vì khơng tan trong nước nên để tuần hồn được trong huyết tương, các lipid phải
được kết hợp với các protein dưới dạng phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein.
Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất
là Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C: Low Density Lipoprotein Cholesterol) và
Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol). Trong đó,
Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) là một loại cholesterol có hại vì LDL có vai trị
chun chở cholesterol từ gan đi khắp cơ thể, nên nếu các tế bào của cơ thể không thu
nhận, cholesterol thừa lưu thơng trong máu sẽ tích tụ và tạo thành mảng xơ vữa trong
lòng động mạch. Còn Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) là một loại cholesterol có ích vì
HDL có nhiệm vụ thu dọn, chun chở cholesterol dư thừa không cần thiết trở về gan để
phần lớn biến đổi thành acid mật và bài tiết theo mật ra khỏi cơ thể. Như vậy HDL làm
giảm nguy cơ gây xơ vữa, do đó cịn được gọi là “bạn tốt bảo vệ tim”.
Ngồi ra cịn có Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL: very low density lipoprotein)
chủ yếu do gan, một phần nhỏ do ruột tổng hợp, mang nhiều triglycerid nội sinh.
2. ĐỊNH NGHĨA
Các loại apoprotein và lipoprotein đều có thể định lượng được trong máu. Tuy
nhiên, trong thực hành lâm sàng, chỉ có 4 thành phần thường xuyên dược định lượng và
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân


6


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
đánh giá trong chẩn đốn và điều trị: cholesterol tồn phần, triglycerid, HDL- cholesterol
và LDL – cholesterol. Khi có rối loạn 1 trong 4 thành phần nói trên, hoặc kết hợp nhiều
loại thì được gọi là rối loạn lipid máu.
3. NGUYÊN NHÂN:
Rối loạn lipid có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Đối với thể thứ phát, phải điều
trị bệnh chính gây nên chứng đó (ví dụ bệnh đái tháo đường, cường giáp...) hoặc phải
ngừng một số thuốc gây rối loạn lipid máu như hypothiazid, cyclosporin ...
4. TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG:
Việc khám sức khoẻ hoặc khám bệnh định kỳ là rất cần thiết, đặc biệt khi bắt đầu
có tuổi (trên 40 tuổi). Khám bệnh kỹ lưỡng có thể phát hiện được nhiều triệu chứng quan
trọng, biết được huyết áp, nhịp tim, dấu hiệu phù chân, gan lớn, báng bụng… Nhưng
riêng đối với rối loạn mỡ trong máu thì việc khám bệnh rất hạn chế. Phương pháp chẩn
đoán sớm nhất và chính xác nhất là xét nghiệm máu.
Ở nước ta, bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM) với các biểu hiện lâm sàng như suy
mạch vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não...
Trước đây ít gặp, nay đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã
hội. Nguyên nhân của bệnh VXĐM chủ yếu là do các rối loạn lipid máu.
Hiện nay, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước công
nghiệp phát triển và được dự báo là sẽ gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển,
kể cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh tim
mạch đã được xác định như là tăng huyết áp, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, béo phì,
ít vận động, lớn tuổi, mãn kinh và đặc biệt là rối loạn lipid trong máu, là tình trạng hiện
cịn ít được đề cập trong các chương trình giáo dục sức khỏe.
5. ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị chứng rối loạn lipid máu là đưa các thông số lipid về giới hạn
bình thường hoặc gần bình thường.

Việc chọn mục tiêu điều trị thích hợp phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính
chất của các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như tiền sử có bệnh mạch vành, nhồi máu cơ
tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, tình trạng béo
phì tuổi cao (trên 50 tuổi).

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

7


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
Điều quan trọng phải nói là rối loạn mỡ trong máu không phải là nguyên nhân duy
nhất hoặc trực tiếp gây ra các bệnh tim mạch nói trên mà nó là một trong những yếu tố
góp phần gây bệnh, danh từ y khoa gọi là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Nghĩa là việc
điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch bao gồm việc phát hiện và điều chỉnh các yếu tố
nguy cơ có trên một bệnh nhân. Ngồi việc điều trị rối loạn Lipid máu, cần bỏ thuốc lá,
điều trị tăng huyết áp, điều trị đái tháo đường, giảm cân và tăng cường luyện tập thể dục,
vận động, dưỡng sinh.
Về thuốc có thể dùng một trong 4 nhóm thuốc là: Statin, fibrate, niacin, hoặc resin
điều trị rối loạn lipid máu hiện nay, tuy nhiên, có 2 nhóm thuốc phổ biến nhất được áp
dụng vào điều trị. Đó là các thuốc nhóm fibrat (như lipanthyl, lopid) và các thuốc nhóm
statin (như zocor, lipitor, lescol, crestor...).
+ Các fibrat làm giảm dòng acid béo về gan làm giảm tổng hợp VLDL, làm tăng
độ thanh thải VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ và đặc dễ gây VXĐM, giảm ơxy hố
LDL: kết quả là giảm cả triglycerid và cholesterol (giảm triglycerid nhiều hơn), giảm
VLDL và LDL, tăng HDL.
Khơng dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
+ Statin: atorvastatin (lipitor), fluvastatin (lescol), lovastatin (mevacor),
pravastatin (elisor), simvastatin (zocor), rosuvastatin (crestor)... Các statin ức chế men
HMGCoA reductase làm cản trở quá trình nội sinh cholesterol trong tế bào, làm tăng

tổng hợp các thụ thể cho LDL để tăng thoái giáng LDL theo con đường các thụ thể. Các
statin làm giảm cholesterol là chính, làm giảm nhẹ triglycerid và tăng nhẹ HDL.
6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU
6.1. Nhận định chăm sóc
- Nhận định một cách hệ thống và đầy đủ về thực thể, tinh thần, kinh tế, văn hố, xã
hội, mơi trường sống và văn hố tín ngưỡng.
- Một điều cần nhắc là rối loạn lipid máu khơng thay đổi nhanh chóng trong vài giờ
hoặc vài ngày, ngay cả khi bắt đầu áp dụng chế độ kiêng khem hoặc dùng thuốc, vì vậy
khơng nên nơn nóng đi thử máu nhiều lần liên tiếp chỉ cách nhau vài ngày.
- Tìm nguyên nhân đối với rối loạn lipid máu thứ phát, phát hiện các yếu tố nguy
cơ đối với rối loạn lipid máu nguyên phát.
- Phát hiện xem đã có biến chứng của rối loạn lipid máu như: suy mạch vành, đột
tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não...
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

8


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
- Thực hiện đầy đủ và tham khảo các kết quả xét nghiệm.
6.2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Người bệnh sẽ không bị hoặc tránh được tối đa các biến chứng của rối loạn lipid máu
- Người bệnh sẽ bớt khó chịu do tác dụng phụ của thuốc và biết cách hạn chế được
các tác dụng phụ đó.
- Người bệnh sẽ hiểu về bệnh, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, tuân thủ chế độ
điều trị rối loạn lipid máu lâu dài với nhiều giải pháp phối hợp theo chỉ dẫn của thầy
thuốc.
6.3. Thực hiện chăm sóc
- Các chỉ số lipid máu được các phòng xét nghiệm ghi rõ mức bình thường và kết
quả của bệnh nhân. Việc phân tích, nhận định các kết quả này cũng như mức độ cần can

thiệp, những lời khuyên về chế độ ăn uống, thay đổi thói quen, lối sống và quyết định
chọn lựa loại thuốc nào tốt nhất
- Trước hết phải điều chỉnh chế độ ăn trong 2-3 tháng. Không quá vội vã dùng ngay
thuốc. Trong nhiều trường hợp, chỉ bằng chế độ ăn bệnh lý nhất là với các rối loạn ở mức
độ nhẹ và vừa, kết hợp với giảm cân nếu béo thì các trị số cholesterol, triglycerid, LDLC đều giảm rõ rệt.
- Chỉ khi chế độ ăn không đủ hiệu lực, cholesterol vẫn >5,8 mmol/l và/hoặc
triglycerid >2,3 mmol/l thì mới dùng thuốc. Trong khi dùng thuốc, vẫn phải duy trì chế
độ ăn bệnh lý,
- Tăng cường hoạt động thể lực: thể dục hoặc thể thao vừa với sức của mình, với
những người cao tuổi, nên tập đi bộ, phải tập ít nhất 45 phút mỗi ngày, tập đều hàng ngày
hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần, nếu ngừng tập thì những kết quả tốt sẽ mất ngay.
- Ngăn ngừa các biến chứng của rối loạn lipid máu:
+ Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị.
+ Theo dõi 2 - 3 tháng một lần phải xét nghiệm lại các thông số, kịp thời báo cáo
thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc.
+ Hằng ngày theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng
có thể xảy ra suy mạch vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não...
+ Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để phát hiện và đánh giá các biến chứng như:
Ghi điện tâm đồ, siêu âm tim - mạch, xét nghiệm sinh hoá máu
- Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc:
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

9


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
+ Khi sử dụng các statin, tác dụng phụ có hại đáng lưu ý nhất là tác dụng phụ “tiêu
cơ vân” (rhabdomyolysis). Dấu hiệu ban đầu của chứng này là bắp thịt bị đau nhức, yếu
cơ, co cơ (thường gặp ở cơ bắp chân, cơ lưng), sau đó nước tiểu màu đỏ đậm do thải
myoglobin). Cũng vì gây tác dụng phụ trầm trọng (đặc biệt khi phối hợp với một thuốc

fibrat là gemfibrozil) mà một statin là cerivastatin (Baycol, Lipobay) đã bị cấm lưu hành.
+ Tác dụng phụ làm viêm gân, tổn thương gân gót (gân Achiless) do dùng thuốc
nhóm statin chỉ mới được công bố thông qua một nghiên cứu tiến hành ở đại học Rouen
(Pháp). Nghiên cứu này dựa vào việc hồi cứu dữ liệu tác dụng phụ của 4.597 bệnh nhân
đã dùng statin và ghi nhận 92 bệnh nhân có tác dụng phụ vừa kể (tức chỉ 2%). Theo
nghiên cứu, 57% trong số 92 bệnh nhân bị tác phụ, được ghi nhận bị tổn thương gân
trong vòng một năm sau khi dùng statin (63% còn lại bị tổn thương gân hơn một năm sau
khi dùng thuốc). Như vậy, chỉ có một số ít người bị tác dụng phụ và thời gian dùng thuốc
phải kéo dài cả năm trở lên (ngưng dùng thuốc thì tác dụng phụ biến mất).
6.4. Giáo dục sức khoẻ:
+ Cần làm cho người bệnh hiểu thế nào là rối loạn lipid máu và những biến chứng
của rối loạn lipid máu.
+ Cần nhấn mạnh cho người bệnh hiểu việc điều trị đòi hỏi phải thường xuyên, lâu
dài có thể nhiều giải pháp phối hợp và chính người bệnh có vai trị quan trọng trong điều
trị rối loạn lipid máu.
+ Ngoài ra cần cung cấp cho họ một số thông tin về thuốc điều trị rối loạn lipid máu
như lợi ích, giá cả…
+ Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu:
Giảm cân nếu thừa cân: bằng chế độ giảm năng lượng, tăng cường vận động thể
lực. Giảm cân sẽ tham gia điều chỉnh có hiệu lực rối loạn lipid máu, làm giảm cholesterol
và triglycerid máu.
Ăn giảm mỡ động vật vì có chứa nhiều acid béo no, các acid béo này làm tăng
cholesterol máu.
Tăng dầu thực vật chứa nhiều acid béo khơng no, ăn cá có nhiều acid béo không
no họ omega-3, các acid béo này làm giảm cholesterol máu.
Giảm các thức ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (bồ dục, óc, tim,
lịng đỏ trứng, gan ...). Giảm các đồ ăn ngọt (bánh ngọt, sôcôla)
Tăng rau, quả tươi, uống sữa đậu nành.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân


10


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
Hạn chế bia, rượu nhất là khi tăng triglycerid.
+ Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây rối loạn lipid máu, trên cơ sở
đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó.
6.5. Đánh giá chăm sóc
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:
- Người bệnh duy trì được chỉ số lipid máu ở mức cho phép.
- Không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng.
- Biết cách hạn chế và bớt được các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc.
- Tơn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện.
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
a. Nội dung:
Trình chiếu Powerpoint
Đặt vấn đề, trao đổi
b. Sau khi học xong lý thuyết sv vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến
thức chương.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh học lão khoa, NXB Khoa học kỹ thuật, 2013
2. Bệnh học nội khoa, tập II, NXB Y học, 2015
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Lipid máu là gì?
2. Triglyceride có vai trị gì trong cơ thể?
3. Cholesterol có cần thiết cho cơ thể khơng?
4. Có mấy loại cholesterol trong cơ thể?
5. Rối loạn lipid máu là gì?
6. Tại sao phải điều trị rối loạn lipid máu?
7. Những ai cần phải làm xét nghiệm lipid trong máu?

8. Xét nghiệm lipid máu gồm những gì?
9. Điều trị rối loạn lipid máu như thế nào?
10. Điều trị thay đổi lối sống như thế nào?
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

11


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
11. Chế độ ăn giảm Cholesterol
12. Chế độ ăn giảm acid béo bão hịa

BÀI 2. CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

12


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
Mục tiêu:
Sau khi học, sinh viên cần
-Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị tăng
huyết áp.
- Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.
Nội dung
Trung tâm vận mạch nằm ở hành tủy của não. Từ các trung tâm vận mạch này các
đường của hệ thần kinh giao cảm tỏa ra đi xuống tủy sống và từ cột sống ở các hạch giao
cảm vùng ngực và bụng chúng xuất hiện ra ngoài. Các noron trước hạch phóng thích
acetylcholine kích thích các sợi thần kinh sau hạch phóng thích norepinephrin đưa đến sự

co các mạch máu. Nhiều ảnh hưởng có thể tác động đến đáp ứng của mạch máu đối với
các kích thích co mạch này. Những người bị tăng huyết áp rất nhạy cảm với epinephrine
mặc dù khơng biết chính xác tại sao
Ở bệnh nhân tăng huyết áp, nhiều nhân tố làm giảm nhẹ các đáp ứng vận mạch và
co mạch như la lo âu và sợ hãi.
Xảy ra đồng thời với hệ thần kinh giao cảm, việc kích thích các mạch máu đáp ứng
các kích thích cảm xúc là việc kích thích của tuyến thượng thận. Tủy thượng thận tiết ra
epinephrine, chất này gây co mạch. Vỏ thượng thận tiết ra cortisol và cá steroid khác
chúng có thể tăng cường phản ứng co mạch của các mạch máu. Sự co mạch dẫn đến lưu
lượng máu đến thận giảm, gây ra việc phóng thích rennin. Renin dẫn tới sự hình thành
angiotensin, một chất gây co mạch mạnh, chất này kích thích tiết ra aldosterol của vỏ
thượng thận, thúc đẩy việc giữ lại muối và nước ở ống thận, gây tăng thể tích trong
mạch. Tất cả các nhân tố này có xu hướng kéo dài tình trạng tăng huyết áp.
1. ĐỊNH NGHĨA
Theo qui ước của TCYT Thế giới, ở người trưởng thành gọi là tăng huyết áp khi
HA tâm thu ≥ 140 mmHg và / hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg. Với ít nhất 2 lần khám
khác nhau, mỗi lần khám đo HA ít nhất 2 thời điểm khác nhau.

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

13


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2

Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp
2. PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP
* Phân loại THA theo JNC 6 (Six Report of the Joint National Committee):
HA tâm thu


HA tâm trương

Giai đoạn 1:

140-159

90- 99

Giai đoạn 2:

160-179

100-109

Giai đoạn 3:

>/=180

>/= 110

* Về nguyên nhân THA được chia thành 2 loại:
- Tăng huyết áp nguyên phát: khi khơng tìm thấy ngun nhân lý giải cho tăng
huyết áp.
- Tăng huyết áp thứ phát: còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng, tăng huyết áp là một
triệu chứng của một bệnh lý nào đó.
2.1. Tăng huyết áp nguyên phát
Chiếm trên 90% các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trên 50 tuổi
Tuy khơng tìm thấy ngun nhân, nhưng các yếu tố sau được coi là các yếu tố nguy
cơ gây tăng huyết áp:
2.1.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

14


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
- Tuổi
- Giới
- Chủng tộc.
- Yếu tố gia đình.
2.1.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
- Béo phì.
- Tăng lipid máu.
- Sang chấn tinh thần.
- Nghiện rượu.
- Thuốc lá.
- Thói quen ăn mặn.
- Ít hoạt động thể lực.
- Lạm dụng một số thuốc.
2.2. Tăng huyết áp thứ phát
Chiếm khoảng 10% các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trẻ tuổi. Các
nguyên nhân thường gặp có thể là:
2.2.1. Bệnh thận
- Viêm cầu thận cấp và mạn.
- Viêm thận, bể thận, sỏi thận.
- Bệnh động mạch thận.
- Các bệnh thận bẩm sinh.
- Suy thận.
2.2.2. Bệnh nội tiết
- U tuyến thượng thận.

- U tuyến yên.
- Cường tuyến giáp.
2.2.3. Bệnh tim mạch
- Hẹp eo động mạch chủ gây tăng huyết áp chi trên, giảm huyết áp chi dưới.
- Hở van động mạch chủ gây tăng huyết áp tâm thu, giảm huyết áp tâm trương.
2.2.4. Một số nguyên nhân khác
- Nhiễm độc thai nghén: một trong các tai biến nguy hiểm gặp trong bệnh lý sản
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân
15


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
khoa. Điều dưỡng cần chú ý theo dõi huyết áp chặt chẽ cho bệnh nhân.
- Bệnh tăng hồng cầu.
- Nhiễm toan hơ hấp.
3. TRIỆU CHỨNG
- Tăng huyết áp thường khơng có triệu chứng cơ năng cho tới khi xảy ra các biến
chứng, đây chính là khó khăn cho việc phát hiện bệnh.
- Triệu chứng quan trọng nhất là đo huyết áp thấy tăng.
- Một số trường hợp có thể có các biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, mệt, hồi hộp,
buồn nôn, chảy máu mũi…
4. BIẾN CHỨNG
- Biến chứng tại tim: hậu quả sớm nhất của tăng huyết áp là trên thất trái gây dày
thất, lâu ngày dẫn đến suy tim trái. Các biến chứng khác trên tim gồm: hen tim, đau thắt
ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim...
- Biến chứng tại não: gây xuất huyết não, thường biểu hiện bằng liệt nửa người và
các dấu hiệu tổn thương thần kinh khác.
- Biến chứng tại mắt: gây xuất tiết, xuất huyết võng mạc, phù gai thị.
- Biến chứng tại thận: gây suy thận.
- Biến chứng tại mạch máu: gây phình, tách thành động mạch.

5. CÁCH ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Tùy theo tình trạng bệnh và sự đáp ứng với thuốc của mỗi người bệnh mà người ta
có thể áp dụng các cách điều trị:
- Điều trị không dùng thuốc:
+ Điều chỉnh lối sống.
+ Loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc nguyên nhân.
- Dùng thuốc hạ huyết áp:
+ Cho người bệnh dùng một hoặc kết hợp hơn một loại thuốc hạ huyết áp.
+ Đồng thời tiếp tục áp dụng điều chỉnh lối sống, loại bỏ yếu tố nguy cơ gây tăng huyết
áp.
* Một số thuốc điều trị THA:
Huyết áp phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là cung lượng tim và sức cản ngoại vi. Tăng
huyết áp xảy ra khi có tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi hoặc tăng cả hai.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân
16


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
Ngồi ra cịn có vai trị của hệ thần kinh giao cảm, các ion Na+ và Ca++, hệ Renin –
Angiotensin - Aldosteron trong việc điều hồ huyết áp.
Có nhiều nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp dựa trên việc tác động vào các yếu tố
này, 5 nhóm thuốc thường được sử dụng là:
- Nhóm thuốc lợi tiểu:
+ Tác dụng: Làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim và
giảm huyết áp.
+ Thuốc thường dùng: Furosemide viên uống 40 mg, Hypothiazit viên uống 25
mg, Natrilix viên uống 1,5 mg.
+ Lưu ý: Gây rối loạn điện giải, đặc biệt là gây hạ Kali máu.
- Nhóm thuốc liệt giao cảm trung ương:
+ Tác dụng: Kích thích các cảm thụ giao cảm Alpha trung ương có chủ yếu ở

phần thấp của thân não dẫn đến giảm trương lực giao cảm ngoại vi và làm giảm huyết áp.
+ Thuốc thường dùng: Alpha Methyldopa viên uống 250 mg (Biệt dược Aldomet,
Dopegyt...).
+ Lưu ý: Gây hạ nhẹ huyết áp khi đứng, giảm khả năng hoạt động trí óc, khó tập
trung tư tưởng, nhưng sau một thời gian sẽ hết. Đơi khi có rối loạn tiêu hố.
- Nhóm thuốc ức chế cảm thụ giao cảm Bêta:
+ Tác dụng: Cơ chế tác dụng còn chưa rõ nhưng thuốc có tác dụng làm giảm cung
lượng tim làm giảm huyết áp, ngồi ra cịn làm giảm tính dẫn truyền thần kinh tự động
tim.
+ Thuốc thường dùng: Propranolol (Inderal...) viên 40 mg, Bisoprolol (Concor...)
viên 25 mg.
+ Lưu ý: Không được dùng trong các trường hợp tim đập chậm, tắc ngẽn dẫn
truyền thần kinh tự động tim, hen phế quản. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây cơn tăng
huyết áp kịch phát.
- Nhóm thuốc ức chế Calci:
+ Tác dụng: ức chế các kênh Calci chậm phụ thuộc điện thế ở các sợi cơ trơn,
không cho Calci vào trong tế bào do đó làm giãn mạch và hạ huyết áp.
+ Thuốc thường dùng: Nifedipin (Adalate ......) viên 10 mg, Amlodipin viên 5 mg,
Manidipin ( Madiplot... ) viên 10 mg.
+ Lưu ý: Thuốc có thể gây nóng bừng mặt, hồi hộp trống ngực, đau đầu, mệt mỏi,
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân
17


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
rối loạn tiêu hố.
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển:
+ Tác dụng: ức chế men chuyển Angiotensin I thành Angiotensin II làm mất tác
dụng co mạch, giữ muối và nước của Angiotensin II do đó làm giảm huyết áp.
+ Thuốc thường dùng: Catopril viên 25 mg, Enalapril (Renitec, Ednyt…) viên 10

mg, Perindopril (Coversyl…) viên 4 mg.
+ Lưu ý: Không dùng cho bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động
mạch thận ở bệnh nhân chỉ có một thận. Thuốc có thể gây ho khan.
(Về liều lượng và cách sử dụng của mỗi thuốc phải theo chỉ định của thầy thuốc CK
tim mạch).
* Một số tình huống lâm sàng:
1. Tăng huyết áp ở người trẻ: Chú ý tìm nguyên nhân
- Nói chung là dễ lựa chọn thuốc.
2. Tăng huyết áp người có tuổi: Thường kèm theo trở kháng hệ mạch máu, giảm
nồng độ renine máu, tăng khối lượng cơ thất trái
- Hay kèm các bệnh lý khác nên phải cân nhắc các chống chỉ định và tác dụng phụ.
- Lợi tiểu, chẹn calci nên tiên ưu tiên xử dụng nếu khơng có chống chỉ định.
3. Tăng huyết áp ở người béo phì: giảm cân nặng là mục tiêu quan trọng .
- Thuốc đầu tiên lựa chọn là lợi tiểu.
4. Tăng huyết áp ở người tiểu đường:
- Thường kèm theo bệnh thận do đái tháo đường.
- Thuốc ức chế men chuyển nên ưu tiên hàng đầu vì tác dụng tốt và làm giảm
protein niệu
5. Tăng huyết áp có suy thận mạn:
- Lợi tiểu là thuốc ưu tiên hàng đầu.
6. Tăng huyết áp có phì đại thất trái: Làm tăng nguy cơ đột tử, nhồi máu cơ tim.
- Thuốc ức chế men chuyển làm giảm phì đại thất trái mạnh nhất.
7. Tăng huyết áp kèm theo bệnh mạch vành:
- Chẹn bê ta là thuốc được chọn hàng đầu nếu khơng có chống chỉ định.
-Ức chế men chuyển có ích nhất khi bệnh nhân có giảm chức năng thất trái kèm
theo.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

18



Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
- Chẹn calci có thể dùng khi tăng huyết áp nhiều nhưng thận trọng và chỉ nên dùng
khi khơng có suy giảm chức năng thất trái.
8. Tăng huyết áp khi có suy tim:
- Ức chế men chuyển và lợi tiểu được lựa chọn hàng đầu.
* Sơ đồ kiểu phối hợp thuốc có thể áp dụng
Đường đậm: ưu tiên phối hợp

6. CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
6.1. Nhận định chăm sóc
- Nhận định một cách hệ thống và đầy đủ về thực thể, tinh thần, kinh tế, văn hố, xã
hội, mơi trường sống và văn hố tín ngưỡng.
- Cần chú trọng đo huyết áp đúng kỹ thuật, đo nhiều lần ở những thời điểm khác
nhau, đo ở nhiều tư thế, đo ở cả hai tay và hai chân đối với những trường hợp khám lần
đầu.
- Tìm nguyên nhân đối với tăng huyết áp thứ phát, phát hiện các yếu tố nguy cơ đối
với tăng huyết áp nguyên phát.
- Phát hiện xem đã có biến chứng của tăng huyết áp như : suy tim, suy thận, tai biến
mạch não…
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

19


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
- Thực hiện đầy đủ và tham khảo các kết quả xét nghiệm.
6.2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Người bệnh sẽ không bị hoặc tránh được tối đa các biến chứng của tăng huyết áp.
- Người bệnh sẽ bớt khó chịu do tác dụng phụ của thuốc và biết cách hạn chế được

các tác dụng phụ đó.
- Người bệnh sẽ hiểu về bệnh, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, tuân thủ chế độ
điều trị tăng huyết áp lâu dài theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
6.3. Thực hiện chăm sóc
- Ngăn ngừa các biến chứng của tăng huyết áp:
+ Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị.
+ Theo dõi huyết áp trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu
người bệnh không đáp ứng với thuốc.
+ Hằng ngày theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng
có thể xảy ra.
+ Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để phát hiện và đánh giá các biến chứng như:
Ghi điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hoá máu và
nước tiểu.
- Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc:
+ Một vài loại thuốc gây hạ huyết áp làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt
khi đứng. Để hạn chế tác dụng phụ này, khuyên người bệnh thay đổi tư thế từ từ, muốn
ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn chống váng thì
nên ngồi lại để tránh ngã.
+ Một số thuốc gây táo bón, cần khuyên người bệnh ăn nhiều rau quả, uống đủ
nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng, vận động phù hợp và thực hiện y lệnh thuốc
nhuận tràng nếu có chỉ định.
+ Nếu người bệnh bị tiêu chảy do thuốc phải báo ngay cho thầy thuốc đồng thời
theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất phân.
- Giáo dục sức khoẻ:
+ Cần làm cho người bệnh hiểu thế nào là tăng huyết áp và những biến chứng của
tăng huyết áp.
+ Cần nhấn mạnh cho người bệnh hiểu việc điều trị đòi hỏi phải thường xuyên, lâu
dài và chính người bệnh có vai trị quan trọng trong điều trị tăng huyết áp.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân


20


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
+ Ngồi ra cần cung cấp cho họ một số thơng tin về thuốc điều trị tăng huyết áp
như lợi ích, giá cả…
+ Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn có tác dụng điều trị tăng huyết
áp:
Ăn hạn chế muối natri và ăn các thực phẩm giàu kali có tác dụng rõ rệt trong việc
giảm huyết áp.
Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol.
Hạn chế calo nếu thừa cân.
Khơng lạm dụng các đồ uống gây kích thích tim mạch.
+ Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, trên cơ sở đó
thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó.
6.4. Đánh giá chăm sóc
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:
- Người bệnh duy trì được chỉ số huyết áp ở mức cho phép.
- Không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng.
- Biết cách hạn chế và bớt được các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc.
- Tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
a. Nội dung:
Trình chiếu Powerpoint
Đặt vấn đề, trao đổi
b. Sau khi học xong lý thuyết sv vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân


21


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
1. Bệnh học lão khoa, NXB Khoa học kỹ thuật, 2013
2. Bệnh học nội khoa, tập II, NXB Y học, 2015
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. THA áo choàng trắng

A. THA 2 số

2. Trị số huyết áp 140/80

B. THA (đo ở phòng khám)

3. Trị số huyết áp > 135/85

C. THA (đo bằng Holter HA 24 giờ)

4. Trị số huyết áp > 125/80

D. THA ( đo bằng HA kế điện tử)

5. Trị số huyết áp 160/90

E. Trị số HA tăng ở phòng khám nhưng bình thường
trong ngày

6. Các XN sau đây được thực hiện cho BN THA, ngoại trừ:

A. Đường huyết
B. HbA1C
C. Acid uric
D. Bilan Lipid
E. Soi đáy mắt

BÀI 3: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH NÃO

Mục tiêu: Sau khi học xong, sinh viên cần:
1. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị TBMN.
2. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân TBMN.

Nội dung:
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

22


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
1. Đại cương:
TBMN (Cerebro Vascular Accident) còn được gọi là đột quị (Stroke) xẩy ra khi có
gián đoạn sự cung cấp máu bình thường cho não. Bình thường não phải nhận được một
dịng máu ổn định để duy trì các chức năng vì não khơng có khả năng dự trữ oxy và
glucose. Nếu dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn, thiếu máu cục bộ sẽ xẩy ra ở tổ
chức não và làm chết các tế bào thần kinh gây nên các dấu hiệu thần kinh khu trú.
* Định nghĩa:
TBMN là những thiếu sót chức năng thần kinh xẩy ra đột ngột với các triệu chứng
thần kinh khu trú tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ (không kể nguyên
nhân chấn thương sọ não).
* Dịch tễ học:

Mặc dù số tử vong do đột quị có giảm trong vài năm qua, nhưng nó vẫn là nguyên
nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở Mỹ (sau bệnh tim mạch và ung thư). Mỗi năm nước Mỹ
có thêm khoảng nửa triệu người bị đột quị và trên 50% số này có tăng huyết áp.
ở Việt Nam số người bị đột quị ngày càng tăng, đa số xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng cũng có khi xẩy ra ở người trẻ tuổi.
Nam mắc nhiều hơn nữ từ 10 % đến 15 %.
Có thể xẩy ra ở bất cứ tuổi nào nhưng bị nhiều hơn ở người trên 45 tuổi và tăng hơn
ở người trên 65 tuổi.
* Phân loại:
Có hai loại đột quị:
- Đột quị do nhồi máu não: (do 2 ngun nhân chính)
+ Tắc mạch bởi cục máu đơng hình thành tại chỗ do vữa xơ động mạch não.
+ Tắc mạch do cục máu đông từ nơi khác đến động mạch não hay gặp trong hẹp
van 2 lá có loạn nhịp hoàn toàn hay trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
- Đột quị do chảy máu não: Trong trường hợp này gọi là chảy máu vì máu thốt ra
khỏi thành mạch vào nhu mô não. Những yếu tố nguy cơ của chảy máu não:
+ Ba yếu tố cơ bản là: Tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh van tim.
+ Các yếu tố nguy cơ khác là: Thuốc lá, tiêm chích Heroin, béo phì, lối sống trì trệ
ít hoạt động, sang chấn tinh thần, mức Cholesterol, Triglycerit cao…
Ngồi ra cịn có thể do vỡ phồng động mạch hoặc vỡ phồng động - tĩnh mạch não
thường xảy ra ở người trẻ tuổi.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

23


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
2. Triệu chứng:
Bệnh cảnh điển hình thường xẩy ra ở một người lớn tuổi có tiền sử tăng huyết áp,
vữa xơ động mạch và có thể có bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân đột ngột có các triệu chứng sau:

- Liệt nửa người (trái hoặc phải do tổn thương bán cầu đại não phải hoặc trái).
- Liệt nửa mặt cùng bên hoặc khác bên so với liệt nửa thân với miệng méo, nhân
trung lệch về bên lành, nước miếng chảy ra bên liệt...
- Rối loạn ngơn ngữ: Có thể thất ngơn, nói khó, nói ngọng.
(Nếu tổn thương vùng tiếng nói trên bán cầu đại não trái)
- Rối loạn về nuốt: Nuốt khó, nuốt sặc do liệt màng hầu nếu tổn thương dây IX, X,
XI, không nhai được nếu tổn thương dây V.
- Rối loạn cơ trịn: đại tiểu tiện khơng tự chủ hoặc bí trung đại tiện.
- Rối loạn nhận thức: Lú lẫn, thờ ơ, suy giảm trí nhớ.
- Nặng hơn có thể hôn mê: Dễ gây tắc đờm, tụt lưỡi.
- Rối loạn kiểu thở ( Cheyne – Stokes ), suy hô hấp.
2.1. Trên người bệnh tỉnh
- Quan sát khi người bệnh nằm ngửa trên giường thấy bàn chân liệt đổ ra ngoài, khi
đi thấy mất cân đối, dáng đi kiểu phát cỏ, rơi dép, tay ít vung vẩy, nếu liệt nặng có thể
hồn tồn khơng cử động được chi bên liệt.
- Khám vận động: hướng dẫn người bệnh làm các động tác, nếu có liệt bên chi đó
sẽ khó thực hiện, nếu người bệnh liệt nặng sẽ không thực hiện được các động tác.
- Khám cơ lực: hướng dẫn người bệnh gấp duỗi tay chân hết sức, thày thuốc chống
lại các động tác đó, bên liệt cơ lực sẽ yếu hơn.
Các nghiệm pháp khám vận động:
- Nghiệm pháp Barreé chi trên: để người bệnh nằm ngửa trên giường, hai tay duỗi
thẳng nâng cao, làm với thân mình một góc 60 độ, hai bàn tay ngửa. Để trong ít nhất là
hai phút, bên nào liệt sẽ từ từ rơi xuống có nghĩa là bên đó nghiệm pháp là dương tính
(+).
- Nghiệm pháp Mingazini: để người bệnh nằm ngửa trên giưòng với tư thế hai đùi
vng góc với thân mình, hai cẳng chân vng góc với đùi và thời gian ở tư thế đó ít
nhất hai phút, bên nào yếu sẽ từ từ rơi xuống, có nghĩa là bên đó nghiệm pháp là dương
tính.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân


24


Mơn: Điều dưỡng cho gia đình có người già 2
- Nghiệm pháp gọng kìm: đề nghị người bệnh bóp chặt ngón trỏ và ngón cái vào
nhau, thầy thuốc tách ra, qua đó đánh giá được cơ lực của người bệnh, bên nào gỡ ra dễ
dàng là bên đó yếu hơn.
2.2. Trên người bệnh hơn mê
- Vì người bệnh khơng hợp tác nên không thể tiến hành phát hiện bằng các động tác
khám thông thường mà phải quan sát và làm các nghiệm pháp thăm khám đặc biệt.
- Quan sát vẻ mặt người bệnh: nếu thấy má bên nào phập phồng khi người bệnh thở
và nước bọt chảy ra ở mép bên đó thì là bên đó liệt.
- Khi người bệnh nằm ta quan sát thấy bàn chân bên liệt đổ ra ngồi, kích thích đau
nếu người bệnh cịn phản ứng lại thì bên liệt sẽ phản ứng yếu và chậm hơn.
- Nghiệm pháp Pierre -Mari- Foix: dùng hai ngón tay bóp mạnh vào điểm dưới lỗ
tai sau góc xương hàm, người bệnh đau sẽ có phản ứng, tay chân bên nào không cử động
được hoặc cử động yếu là bên đó liệt, nếu liệt mặt thì miệng sẽ kẻo lệch về bên lành.
- Nghiệm pháp Raimit: nâng tay và/hoặc chân người bệnh lên rồi thả rơi tự do, bên
liệt sẽ rơi nặng nề hơn (hoặc để rơi vào mặt một cách nặng nề).
- Khám phản xạ da bụng, da bìu, nếu bên nào liệt bên đó sẽ giảm.
3. Các thể liệt
3.1. Liệt mềm: thường xuất hiện nhanh, đột ngột ngay sau khi bị bệnh, thường thấy trong
các trường hợp tai biến mạch máu não, chấn thương cấp tính gây tổn thương bó tháp đột
ngột, trên lâm sàng có các biểu hiện sau:
- Giảm hoặc mất phản xạ gân xương bên liệt.
- Giảm hoặc mất trương lực cơ, biểu hiện cơ mềm nhẽo, tăng độ gấp, duỗi các
đoạn chi.
- Giảm, mất phản xạ da bụng, da bìu.
3.2. Liệt cứng: thường xuất hiện từ từ hoặc là giai đoạn tiếp theo của liệt mềm do có q
trình tự động của tuỷ sống, trên lâm sàng có các biểu hiện: tăng phản xạ gân xương bên

liệt, khi trương lực cơ quá tăng sẽ có biểu hiện đa động, rung giật khi ta khám phản xạ
gân xương (dấu hiệu Clonus).
Tăng trương lực cơ: biểu hiện cơ rắn chắc, giảm độ gấp duỗi của các đoạn chi.
Giảm, mất phản xạ da bụng, da bìu.
Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân

25


×