Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
1
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
2
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
BÀI 1. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHÀM
(Eczema)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được đặc điểm bệnh học của bệnh chàm.
2. Trình bày đúng quy trình chăm sóc người bệnh chàm.
3. Thực hành tuyên truyền và tư vấn giáo dục về chăm sóc người bệnh chàm.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Đại cương:
Chàm là một bệnh da phổ biến, có trên khắp thế giới và là bệnh thường gặp nhất,
ngày nay và trong tương lai do u cầu cơng nghiệp hóa, sử dụng nhiều hóa chất nên
chàm nghề nghiệp sẽ ngày càng tăng lên. Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh
chàm. Ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da.
Định nghĩa
Bệnh chàm là một trạng thái viêm lớp nơng của da cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính,
tiến triển từng đợt hay tái phát. Lâm sàng biểu hiện bằng đám hay mảng đỏ da, mụn nước
và ngứa.
II. Bệnh học:
1. Nguyên nhân
1.1. Cơ địa dị ứng (Nội giới)
Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình người bệnh có thể có
người bị chàm, hen suyển, viêm mũi dị ứng, có thể do rối loạn chức năng nội tiết, thần
kinh.
1.2. Dị nguyên (Ngoại giới)
- Các thuốc hay gây phản ứng: lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, penicillin,
streptomycin…
3
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
- Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su,
sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acid…
- Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm,siêu vi.
- Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các thương tổn khác
- Quần áo, giày dép cao su, nylon, khăn len, phấn sáp, kem bơi mặt, thuốc nhuộm tóc
- Một số cây: sơn, cúc tần, rau đay, tía tơ dại, cỏ hoang…
- Thức ăn: đặc biệt là các lồi tơm, cua, nhộng.
2. Thương tổn cơ bản trong chàm
Thương tổn cơ bản trong chàm là mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da dỏ.
Bệnh thường tiến triển theo 4 giai đoạn:
Đỏ da
Nổi mụn nước
Lên da non
Lichen hóa
Vị trí của chàm: Bất cứ nơi nào trên cơ thể đều có thể bị, thường là: da đầu, mặt, bàn
tay, bàn chân, bùi, âm hộ. Chàm thể tạng thường ở các nếp gấp: cổ, nách, nếp dưới vú,
nếp khuỷu, nếp cổ chân và mặt duỗi của chi.
2.1. Đỏ da
Bắt đầu trên nền da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ,
rất ngứa. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn
nước, đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.
4
Mơn: Điều dưỡng chun khoa hệ Nội – Da liễu
Hình 2.1: Đỏ da
2.2. Nổi mụn nước (chảy nước)
Mụn nước ngày càng nổi rõ và xuất hiện trên khắp bề mặt thương tổn. Mụn nước có
các đặc tính sau:
- Mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, đầu đinh ghim
- Nông, tự vỡ, chứa dịch trong
- Đứng san sát bên nhau, kín khắp bề mặt thương tổn
- Đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác
Hình 2.2: Nổi mụn nước
Mụn nước có thể vỡ đi do người bệnh gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra,
khi thì từng giọt, khi thì dính vào áo quần. Đến giai đoạn này, mảng chàm tổ chỗ nhiều
vết trợt hình trịn cịn gọi là giếng chàm (đây là giai đoạn dễ bị bội nhiễm). Giai đoạn này
kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần.
2.3. Lên da non
Sau một thời gian thì sự xuất tiết giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên
mặt da, làm thành những vảy tiết dày. Sau một thời gian vảy tiết khô đọng rồi bong ra để
lộ lớp da nhẵn bóng mỏng như vỏ hành, nên da hơi cộm, sẫm màu hơn.
2.4. Lichen hóa
Chàm tiến triển lâu ngày thì da càng thẩm màu, thâm nhiễm, bề mặt thô ráp, sờ cứng
cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹp (đây chính là q trình lichen
hóa).
Triệu chứng ngứa: Xuất hiện ngay từ thời kỳ đỏ da cho đến cuối giai đoạn, có khi rất dữ
dội, có thể làm rối loạn giấc ngủ của người bệnh. Tiến triển mạn tính hay tái phát, nhiều
đợt bệnh xen kẽ các giai đoạn tạm đỡ bệnh.
3. Dạng lâm sàng
5
Mơn: Điều dưỡng chun khoa hệ Nội – Da liễu
Có thể phân loại theo nhiều cách.
3.1. Theo dạng tiến triển của bệnh:
- Chàm cấp tính: chảy dịch nhiều, nền da đỏ và sưng phù
- Chàm bán cấp: chảy dịch ít hơn, da cịn đỏ, ít phù nề
- Chàm mạn: bệnh chàm cấp tính dai dẳng, khơng khỏi thì trở thành bệnh chàm mạn
tính, biểu hiện da đỏ có vảy ngứa, thỉnh thoảng lại chảy dịch, nếu tồn tại lâu và do gãi
nhiều thì da sẽ dày lên, nếp da sâu xuống tức là lichen hóa.
- Chàm bội nhiễm: do nhiễm tạp khuẩn, bên cạnh các mụn nước có các mụn mủ, loét
trợt. Khi có vảy vàng giống vảy chốc gọi là chàm chốc hóa.
3.2. Theo nguyên nhân:
3.2.1. Chàm thể tạng hay là viêm da cơ địa:
a. Chàm thể tạng hài nhi (< 2 tuổi): thường xuất hiện sớm ở trẻ bụ bẫm, từ 3-6 tháng
tuổi. Mụn nước một bên má sau lan hai má và lan tràn thành hình móng ngựa, lan rộng ra
các phần khác của cơ thể.
b. Chàm thể tạng trẻ em (>2 tuổi): da khô hơn, da dày hơn, ngứa, các mảng sẩn, hồng
ban, trợt da và vảy tiết, nhiều ở nếp khuỷu, đầu gối, khuỷu tay.
c. Chàm thể tạng người lớn: các mảng sẩn và lichen hóa, ngứa nhiều, bong vảy, trợt da,
vị trí ở mặt, mặt trước cổ, khuỷu tay, cổ tay, lưng bàn tay, bàn chân.
3.2.2. Chàm vi trùng:
Nguyên nhân do sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi trùng, sang chấn.
Thương tổn khơng đối xứng, giới hạn rõ, ngồi mụn nước cịn có sự liên quan đến
các ổ nhiễm trùng kề cận như: chốc, nhọt, hăm kẽ, lẹo, chốc mép, các ổ nhiễm trùng da.
Hoặc các nhiễm khuẩn nội tạng.
3.2.3.Chàm tiếp xúc: Gây ra bởi các chất gây dị ứng hoặc các chất gây kích thích.
3.2.4. Tổ đỉa: chàm dạng tổ đỉa là một viêm da dạng chàm mạn tính, tái phát, trong đó
các mụn nước ở sâu, ngứa, ở lịng bàn tay, các ngón tay và lịng bàn chân.
4. Tiến triển
4.1. Thuận lợi
Khỏi hoàn toàn trong vài ngày hay vài tuần. Thường gặp trong trường hợp chàm tiếp
xúc.
4.2. Không thuận lợi
6
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
- Tái phát: có thể tái phát tại chỗ hay phân tán nhiều nơi. Do bệnh tái đi tái lại nhiều
năm hay do điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến Đỏ da toàn thân.
- Nhiễm khuẩn: bề mặt thương tổn bị trầy xước do gãi dẫn đến bội nhiễm, lúc này
thương tổn sẽ có mủ. Bệnh nhân nóng sốt và thường có hạch liên hệ.
- Viêm vi cầu thận cấp: là biến chứng của nhiễm khuẩn
5. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định: thường dễ chẩn đoán xác định nhờ
- Thương tổn cơ bản là mụn nước tập trung từng đám, trên nền da đỏ và phù nề.
- Rất ngứa
- Bệnh dai dẳng và hay tái phát.
Chẩn đoán phân biệt:
- Zona: mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ, ở 1 bên cơ thể, đau nhức nhiều
- Vảy nến: mảng đỏ, dát đỏ có vảy trắng ở trên, cạo dễ bong, Brocq (+).
- Vảy phấn hồng: dát, mảng màu hồng, kích thước khác nhau, thường phân bố ở nửa
thân trên theo hình cây thơng noel.
6. Điều trị
6.1. Ngun tắc
- Tìm dị ứng nguyên gây bệnh để tránh
- Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bơi ngồi da
- Chú ý chế độ ăn: ăn thức ăn lỏng nhẹ, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm
cua, đồ hộp, thức ăn sống.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt cấp, làm những việc thích hợp.
- Tránh dùng các loại thuốc mạnh, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng của người
bệnh.
- Giải thích cho người bệnh khơng cọ, gãi, sát xà phịng, chích lể hoặc bơi đắp các
thuốc khơng theo y lệnh.
6.2. Thuốc bơi tồn thân:
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà điều trị các thuốc bơi ngồi da cho phù hợp.
- Giai đoạn cấp:
Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, các loại dung dịch
màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết: Eosin, Milian, Nitrac bạc 0,25% - 2%.
- Giai đoạn bán cấp:
7
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
Dùng dạng kem như Coricoide, kem kháng sinh, dầu kẽm…
- Giai đoạn mạn: mỡ corticoide, mỡ salicylic.
6.3. Thuốc toàn thân:
6.3.1. Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa.
- Kháng Histamin: chlopheniramin, hydroxyzin, cetirizine, loratadin…
- An thần: diazepam.
6.3.2. Thuốc giải mẫn cảm:
Vitamin C liều cao 1 đến 2g/ngày.
6.3.3. Corticoid có tác dụng nhanh nhưng dễ tái phát trở lại:
Nên chỉ dùng thuốc ở giai đoạn bán cấp và không nên kéo dài, dùng trong đợt Viêm
da tiếp xúc cấp điều trị ngắn ngày.
6.3.4. Giai đoạn cấp nên dùng kháng sinh để phịng bội nhiễm.
7. Dự phịng bệnh chàm
- Giữ gìn tốt vệ sinh ăn uống, nơi ở và môi trường nghĩa là thực hiện được “3 sạch: ăn
sạch, uống sạch, thở sạch.
- Nên đi kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần mỗi năm để được phát hiện sớm bệnh và
điều trị sớm
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
- Tránh các thực phẩm, các yếu tố gây dị ứng
- Mọi người cần được tham gia giáo dục sức khỏe, đề phịng chống bệnh tốt hơn.
- Nếu có biến chứng cần phải điều trị chuyên khoa trước.
8
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
BÀI 2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GHẺ
(Scabies)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được đặc điểm về bệnh học của bệnh ghẻ.
2. Trình bày đúng quy trình chăm sóc người bệnh ghẻ.
3. Thực hành tuyên truyền và tư vấn giáo dục chăm sóc người bệnh ghẻ.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Đại cương
Bệnh ghẻ là một trong 4 bệnh ngoài da phổ biến nhất, thuốc nhóm bệnh ngồi da do
ký sinh trùng, cơn trùng gây nên.
Bệnh ghẻ là một bệnh ngồi da gây ngứa, do ngứa gãi gây nhiễm khuẩn thứ phát và
có thể gặp biến chứng viêm cầu thận. Nếu khơng được chẩn đoán và điều trị đúng đắn,
bệnh kéo dài, ngứa gãi gây mất ngủ, suy nhược thần kinh, mặt khác bệnh có thể lây lan
trong gia đình, tập thể có khi thành dịch địi hỏi phải giải quyết. Cũng như một số bệnh
da khác, bệnh ghẻ không gây chết người nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe, lao động, học
tập và công tác.
II. Bệnh học:
1.Tác nhân gây bệnh:
Là ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis). Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ
yếu, ghẻ đực khơng gây bệnh vì chết sau khi giao hợp. Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước
khoảng 1/4 mm đường kính (mắt thường có thể thấy như một điểm trắng di động), có 8
chân, 2 đơi chân trước có ống giác, 2 đơi chân sau có lơng tơ, đầu có vịi để hút thức ăn.
Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày,
mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng, trứng sau 72-96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5-6 lần lột xác
(trong vòng 20-25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng thành, sau đó bị ra khỏi hang, giao hợp
và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.
9
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể
có một dòng họ 150 triệu con.
Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền
nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu… Bên ngoài cơ thể
trong điều kiện thuận lợi cái ghẻ có thể sống lên đến 7 ngày.
2. Con đường lây truyền:
Bệnh lây truyền từ người sang người qua 2 con đường:
- Tiếp xúc trực tiếp da – da khi quan hệ tình dục nên ghẻ ngứa hiện nay cũng được
xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
- Gián tiếp qua dùng chung giường chiếu, quần áo, mùng mền. Bệnh thường gặp ở
những người sống trong môi trường chật hẹp như các khu nhà ổ chuột, nhà trẻ, bệnh
viện.
Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, ở cả hai giới và
mọi lứa tuổi. Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, ở các đơn vị tân
bình mới nhập ngũ, vùng dân cư đông đục, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, ở trại giam…
3.Triệu chứng lâm sàng
Tthời gian ủ bệnh: từ 10-15 ngày, bệnh toàn phát với các triệu chứng:
3.1.Thương tổn tiên phát:
- Mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ ở vùng da non. Đường hầm do cái ghẻ đào ở lớp
sừng là 1 đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3cm, gờ cao hơn mặt da, màu
trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước 1-2mm
đường kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ.
- Vị trí đặc biệt: lịng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh
rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam giới hầu như 100% có thương tổn ở quy đầu, thân
dương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em cịn bị ở gót chân, lịng bàn chân, ghẻ ít khi
gây thương tổn ở đầu mặt.
3.2. Thương tổn thứ phát: thường do ngứa gãi gây nên gồm:
Vết xước gãi, vết trợt, sẩn cục, sẩn huyết thanh, vảy tiết, mụn nước, mụn mủ, sẹo
thâm màu, bạc màu. Những thương tổn thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da,
chàm hóa thường che lấp thương tổn đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đốn.
10
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
3.3.Ngứa:
Ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây
thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra đào hang. Ngứa gãi gây
nhiễm khuẩn…
4. Các thể lâm sàng của bệnh ghẻ:
- Ghẻ đơn giản: chỉ có đường hang và mụn nước, ít có thương tổn thứ phát.
- Ghẻ nhiễm khuẩn: có thương tổn của ghẻ và mụn mủ, do bội nhiễm liên – tụ cầu, có
thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.
- Ghẻ biến chứng viêm da, chàm hóa: do chà xát, cào gãi lâu ngày.
- Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.
- Thể đặc biệt:
+ Ghẻ Nauy (Norwrgian Scabies), còn gọi là ghẻ vảy, ghẻ tăng sừng là một thể đặc
biệt, có thể gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, như dùng thuốc ức chế miễn dịch,
nhiễm HIV/AIDS.
+ Thương tổn cơ bản là các lớp vảy da, vảy tiết chồng lên nhau khu trú ở rìa ngón tay,
ngón chân, cổ tay, xương cùng, da đầu, có khi lan tồn thân. Cái ghẻ tìm thấy rất nhiều ở
trong lớp vảy nhỏ và khả năng lây nhiễm cao.
5. Chẩn đoán
Để bác sĩ và điều dưỡng đưa ra được chẩn đoán xác định, thì chúng ta cần đưa ra
được chẩn đốn định hướng nhằm loại bỏ các trường hợp không liên quan.
Chẩn đoán định hướng cho bệnh ghẻ:
- Ngứa nhiều về đêm
- Trong gia đình, tập thể có nhiều người cùng bị ngứa
- Vị trí thương tổn: xuất hiện chủ yếu ở vùng da non
5.1. Chẩn đốn xác định
Tìm thấy cái ghẻ trong thương tổn: dùng thìa nạo (Curette) nạo mụn nước ở đầu
luống ghẻ hoặc nạo luống ghẻ, cho lên lam kính, nhỏ 1 giọt KOH 10%, soi kính hiển vi
thấy trứng hoặc cái ghẻ.
5.2. Chẩn đoán phân biệt
- Tổ đỉa: mụn nước sâu, tập trung thành cụm, khơng có đường hang ghẻ, thương tổn
chỉ ở lịng bàn tay, đầu ngón, mặt dưới ngón, rìa ngón bàn tay chân.
- Sẩn ngứa: rất ngứa, sẩn huyết thanh rải rác
11
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
- Viêm da dị ứng: do cây cỏ, lá ngứa, do nước suối, do hóa chất… Chẩn đốn dựa
vào dấu khơng có mụn nước ở lịng bàn tay, kẽ tay, qui đầu… Khơng có tính chất dịch tễ
lây lan người này sang người khác.
- Hắc lào: nấm nông ở da, các mụn nước tập trung hình vịng cung, xét nghiệm có
thấy nấm
- Giang mai: vết trợt nông, ở hậu môn sinh dục.
- Chí rận : ngứa ở lưng, sau gáy, thương tổn cào gãi nhiều hơn
- Rận mu: chỉ có ở vùng mu
6. Tiến triển và biến chứng
6.1. Tiến triển:
- Điều trị đúng, bệnh khỏi trong khoảng 7 đến 10 ngày
- Không điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh sẽ còn dai dẳng do chưa hết nguồn
lây.
6.2. Biến chứng:
- Chàm hóa: do cái ghẻ hoặc thuốc bơi. Nếu người bệnh đã bị chàm thì dễ bị chàm
hóa
- Viêm da mủ: thường thấy nhất là ở trẻ vệ sinh kém. Thường do liên cầu khuẩn, có
thể lan sang đầu và lưng, có thể chốc hóa, viêm nang lơng, nhọt, viêm hạch.
- Lichen hóa
- Móng: có thể tăng sừng dưới móng màu xám, có thể tìm thấy cái ghẻ
- Viêm vi cầu thận cấp và phù toàn thân: hiếm gặp, do cảm ứng với độc tố của ghẻ
hoặc do vi trùng bội nhiễm.
7. Điều trị
7.1. Nguyên tắc
- Phát hiện sớm, điều trị sớm (bệnh mới phát chưa có biến chứng).
- Điều trị cùng 1 lúc tất cả những người bị ghẻ trong gia đình, tập thể. Điều trị kết
hợp với phịng bệnh chống lây lan. Cách ly người bệnh, giặt, luộc, là, phơi nắng quần áo,
chăn màn, đồ dùng… Không dùng chung quần áo, ngủ chung với người bệnh.
12
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
* Các loại thuốc bôi và cách bôi thuốc đúng cách:
Tên thuốc
Benzoate de benzyle (Ascabiol)
Cách dùng
-Thoa buổi tối, sau khi tắm, từ da đầu
đến chân (trừ mặt)
+>2 tuổi: giữ thuốc 24 giờ
+<2 tuổi và phụ nữ mang thai: giữ
thuốc 12 giờ
+Trẻ bú mẹ: hịa lỗng 50% và giữ
thuốc 12 giờ
Pyrethrinoides
(Spregal dạng phun sương)
-Lập lại sau 15 ngày
- Xịt trước khi đi ngủ, giữ thuốc trong
12 giờ
- Lập lại ngày thứ 8
- Dùng được cho phụ nữ mang thai và
trẻ bú mẹ
- Chống chỉ định: bệnh nhân hen
DEP (Diethylphtalate)
- Thoa 3 đêm liên tiếp, lập lại ngày thứ
8, sau khi tắm, từ đa dầu đến chân (trừ mặt)
- Chống chỉ định: trẻ nhỏ, bộ phận sinh
dục
Tiêu chuẩn điều trị lại:
- Ngứa trên 2 tuần dù khơng có thương tổn mới về mặt lâm sàng.
- Nổi sang thương mới.
- Điều trị không đúng phương pháp.
7.2. Phác đồ điều trị
7.2.1. Ghẻ đơn giản: có thể bôi một trong các thuốc sau
13
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
- Dung dịch DEP (Diethyl phthalate)
- Mỡ lưu huynh 10% cho trẻ em, 30% cho người lớn
- Lindan 1% (Cream và dung dịch), dầu Benzyl benzoate 25%
- Eurax (Crotamiton), Ascabs (Permethrin 5%).
- Kết hợp tắm xà phòng Sastid, Betsomol.
7.2.2. Ghẻ viêm da, bội nhiễm, chàm hóa:
- Điều trị viêm da, bội nhiễm, chàm hóa trước sau khi đó mới bơi các thuốc ghẻ.
- Thường kết hợp các thuốc uống toàn thân như: Kháng sinh, kháng Histamin,
vitamin B1, C.
- Thuốc bôi chống bội nhiễm, viêm da: Oxy kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch Milian,
tím Methyl 1% nếu có bội nhiễm.
8. Dự phịng bệnh ghẻ:
8.1. Cách phòng bệnh:
Cần vệ sinh cá nhân hằng ngày với xà phòng nhất là ở kẽ tay và các nếp. Khi có
người ở gia đình hay cơ quan bị ngứa, nhất là ban đêm phải kiểm tra vị trí chọn lọc của
ghẻ. Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ (bắt tay, dùng đồ chung, giặt, phơi chung đồ). Nếu
mình bị ghẻ, cần tránh tiếp xúc với người xung quanh, dùng đồ đạc riêng, ngủ riêng và đi
khám ngay để được điều trị sớm tránh biến chứng và tránh lây cho cộng đồng. Nếu có
biến chứng cần phải chữa chuyên khoa. Hết biến chứng mới điều trị ghẻ như trên.
8.2. Diệt nguồn bệnh:
- Cái ghẻ chết khi ra khỏi ký chủ 7 ngày, do đó để quần áo đã giặt trong tủ một tuần
sau đó mặc lại.
- Cái ghẻ chết ở nhiệt độ 60 oC, do đó quần áo và vật dụng cá nhân bằng cách nên luộc
sôi ở 80 – 90oC trong 5 phút, phơi trực tiếp dưới nắng, là 2 mặt và các nếp gấp.
- Điều trị cả người xung quanh có ngứa.
14
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
BÀI 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NẤM DA
(Dermatomycoes)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày được đặc điểm về bệnh học của bệnh nấm hắc lào.
2. Trình bày đúng quy trình chăm sóc người bệnh nấm hắc lào.
3. Thực hành tuyên truyền và tư vấn giáo dục về chăm sóc người bệnh nấm
hắc lào.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Đại cương:
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới vừa nóng vừa ẩm nên rất thuận lợi cho các
chủng nấm phát triển. Các bệnh nấm ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nấm da gây
các bệnh ở da, tóc, móng và niêm mạc.
Bệnh nấm da là một trong số các bệnh nhiễm nấm nông ở da rất phổ biến. Nấm da rất
hay gặp và đứng thứ 2 trong các bệnh về da sau bệnh chàm.
II. Bệnh học
1.Đường lây truyền bệnh nấm da:
- Nhiễm bào tử có trong thiên nhiên ở đất cát, khơng khí, cây cỏ mục nát…
- Người bệnh lây sang người lành (ngủ chung, dùng chung đồ).
- Súc vật (chó, mèo) bị bệnh lây cho con người.
2. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh:
- Nấm da dễ phát triển ở pH 6,9 – 7,2 hơi kiềm do đó người ta hay bị bệnh nấm ở da
và nếp kẽ.
- Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng.
- Nhiệt độ 27-30oC
- Vệ sinh thiếu sót, mặc áo lót hay quần chật.
- Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế
miễn dịch.
15
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
3. Phân loại bệnh: dựa vào tính chất và đặc điểm của nấm gây bệnh chia thành các loại
sau:
- Nấm gây bệnh ở lớp sừng (Keratomycoses): lang ben, nấm vảy rồng, trứng tóc
- Nấm da (Dermatomycoses): Epidermophytie, Trichophytie, Microsporie.
- Các bệnh gây nên do nấm Candida
- Các bệnh nấm hệ thống: gây tổn thương da, tổ chức dưới da, phủ tạng.
4. Các dạng lâm sàng của bệnh nấm da
4.1.Nấm hắc lào (nấm thân): gồm nấm bẹn (tinea cruris) và nấm da thường (tinea
corpris). Bệnh thường bị vào mùa hè.
4.1.1. Nguyên nhân: Nấm da thường (tinea corpris) gây nên do Trichophyton hoặc
Microsporum. Nấm bẹn (tinea cruris) gây nên do Epidermophyton floccosum,
Trichophyton rubrum.
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng:
- Thương tổn cơ bản: ban đầu khi nhiễm nấm trên da xuất hiện đám đỏ hình trịn như
đồng xu đường kính 1-2cm sau lan to ra, về sau các đám thương tổn liên kết thành mảng
lớn bằng lịng bàn tay hay to hơn nữa, có hình đa cung. Thương tổn đám đỏ có bờ viền
ranh giới rõ, bờ gồ cao trên mặt da, bờ có một số mụn nước nhỏ li ti, giữa đám thương
tổn có xu hướng lành, hơi bong vảy da. Thương tổn phát triển li tâm dẫn ra ngoại vi.
- Vị trí: thường xảy ra ở các nếp kẽ lớn, thường ở nếp bẹn 2 bên chi (chủ yếu ở nấm
bẹn), kẽ mông, thắt lưng, nách, nếp vú phụ nữ, thân hình, các chi, đôi khi xuất hiện ở cổ
gáy, mặt.
- Triệu chứng cơ năng: ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hơi thì rất ngứa, khó chịu.
- Tiến triển: lành tính nhưng nếu không điều trị triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính
hay tái phát.
4.1.3. Các thể lâm sàng:
- Nấm da nhiễm khuẩn: do người bệnh gãi, thương tổn bị trợt dẫn đến nhiễm khuẩn
phụ, xuất hiện một số mụn mủ trên đám thương tổn nấm.
- Nấm da viêm da, chàm hóa: do người bệnh chà xát, gãi, hoặc bơi thuốc mạnh (acid,
kiến khoang…) làm thương tổn trợt, rớm dịch, chảy dịch, viêm lan tỏa, nề…
- Nấm da mạn tính: bề mặt thương tổn thẫm màu, giới hạn thương tổn kém rõ rệt,
chẩn đốn khó, có khi xét nghiệm nấm âm tính.
16
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
4.1.4.Chẩn đoán phân biệt:
Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:
- Phong củ: vị trí hở, giới hạn rõ nhưng bở là củ nhỏ, mất cảm giác, xét nghiệm nấm
âm tính.
- Vảy phấn hồng Gibert ½ trên, đám mẹ đám con, có giới hạn, viền, vảy mỏng ở rìa
đám.
- Vảy nến: cộm đỏ, giới hạn rõ, nhiều vảy trắng.
- Nấm da mạn với chàm mạn cần chẩn đoán phân biệt.
4.2.Nấm kẽ chân (Tinea pedis)
4.2.1.Nguyên nhân:
Do các loài Epidermophyton flocosum, Trichophyton rubrum, Trichophyton
mantagrophytes var interdigitale gây nên. Bệnh hay gặp ở người lội nước, đi giày tất bí
hơi.
4.2.2.Triệu chứng lâm sàng:
Thương tổn bắt đầu ở giữa kẽ ngón 3-4, rồi dần dần lan sang kẽ ngón khác. Thương
tổn ban đầu bợt trắng hơi bong vảy, nổi một số mụn nước, ngứa nhiều, gãi trợt da, có nền
đỏ, có khi viêm nề, sưng tấy do nhiễm khuẩn thứ phát, khi đó người bệnh có thể sốt,
hạch bẹn sưng. Nấm có thể lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, đơi khi có
mụn nước sâu dạng tổ đỉa ở lịng bàn chân (dị ứng thứ phát).
Vị trí bệnh thường thầy xuất hiện ở kẽ ngón đặc biệt hay gặp ở kẽ ngón chân. Trường
hợp do loại nấm Trichophyton thì tổn thương thường đỏ, róc da ở gót chân, rìa bàn chân,
các kẽ chân, và có khi có mụn nước sâu hoặc có thương tổn ở móng, móng sẽ mủn trắng
vàng… Cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh da khác: tổ đỉa thể khô, chàm tiếp
xúc…
4.3. Nấm lang ben (Pityriasis versicolor)
4.3.1. Nguyên nhân:
Bệnh do nấm men pityrosporum ovale gây nên. Thường gặp ở người trẻ, thanh thiếu
niên.
4.3.2. Triệu chứng lâm sàng:
Thương tổn ban đầu là các chấm, vết hình trịn đường kính 1-2mm trơng giống như
bèo tấm, ăn khớp với lỗ chân lơng, thường có màu trắng, hồng (nhất là khi đi nắng khi ra
mồ hơi thì màu thường đậm hơn, đơi khi có màu nâu. Các thương tổn liên kết với nhau
17
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
tạo thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ, giới hạn rõ, khi cạo bong ít vảy cám
(dấu hiệu vỏ bào).
Thương tổn thường bị ở ½ người phía trên như ở cổ, vai, ngực, lưng, cánh ta, có khi
lan xuống đùi.
Triệu chứng cơ năng: ngứa, nhất là khi nóng ra mồ hôi hay đi nắng về, ngứa râm ran.
Tiến triển: hay tái phát do bào tử cịn sót lại trong nang lơng, ít lây lan.
Chẩn đốn phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt nấm lang ben với các bệnh da khác như:
bạch biến, á sừng liên cầu dạng vảy phấn, vảy phấn hồng Gibert hay Erythrasma.
5. Cận lâm sàng
5.1. Đèn Wood:
Có giá trị trong một số trường hợp như chẩn đoán phân biệt với Erythrasma (màu đỏ
hồng).
5.2. Soi tươi:
Bệnh phẩm là vảy da, tóc hoặc móng. Soi tươi trực tiếp trong KOH 10% (nấm da) và
30% (nấm tóc và móng), có thể sử dụng với mực xanh. Kết hợp nhuộm với màu cam
acridin, màu trắng calcofluor và blankopho và sử dụng kính hiển vi huỳnh quang phát
hiện polysarccharide của thành tế bào nấm. Trên tiêu bản soi tươi trực tiếp thấy hình ảnh
sợi nấm chia đốt và phân nhánh.
5.3. Nuôi cấy:
Môi trường cơ bản là Sabouraud. Thời gian nuôi cấy dương tính trong 7 – 14 ngày và
thời gian kết luận âm tính là 21 ngày.
6. Điều trị
6.1. Nguyên tắc điều trị
- Thời gian điều trị và phương pháp điều trị tại chỗ và / hay toàn thân tùy thuộc vào vị
trí khu trú của bệnh nấm da.
- Điều trị phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục.
- Chỉ sử dụng thuốc kháng nấm, không được kết hợp corticoid ( ngoại trừ nấm đầu
kerion)
- Bôi thuốc đúng cách, đúng nồng độ thích hợp.
18
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
6.2. Phương pháp điều trị
6.2.1. Tại chỗ:
- Nấm hắc lào và nấm kẽ chân:
+ Tắm rửa sạch trước khi bôi thuốc.
+ Bôi các dung dịch ASA, BSI, mỡ Whitfield…
+ Các thuốc bôi dẫn xuất azole, terbinafine.
- Nấm lang ben:
Tắm rửa sạch trước khi bôi thuốc.
Phương pháp Demianovich: Bôi dung dịch Hyposunfit Na 30% sau 2-3 phút bôi tiếp
dung dịch HCl 3 % tạo diêm sinh điều trị lang ban, ghẻ.
Bôi cồn BSI 2%, hoặc cồn ASA kết hợp bôi mỡ bezosali 15-20 ngày, Mercurobutol
thuốc bôi mới hiệu quả, hoặc bôi kem Nizoral, Trosyd, Lamisil. Có thể tắm xà phịng
Nizoral, Kelog, Sastid để điều trị lang ben.
6.2.2. Toàn thân:
- Nấm hắc lào và nấm kẽ:
Uống kháng nấm khi hắc lào hay nấm kẽ diện rộng, mãn tính.
Các loại kháng nấm có hiệu quả hiện nay:
+ Terbinafine: 250mg uống hàng ngày trong 2 tuần
+ Ketonazole: 200mg uống hàng ngày trong 4 tuần
+ Griseofulvine: 500mg uống hàng ngày trong 4-6 tuần à.
- Nấm lang ben:
Uống kháng nấm khi hắc lào hay nấm kẽ diện rộng, mãn tính.
Các loại kháng nấm có hiệu quả hiện nay:
+ Itraconazole: 100mg uống hàng ngày trong 1 tuần
+ Ketonazole: 200mg uống hàng ngày trong 10 ngày, nhắc lại 5 ngày của tháng thứ 2
và tháng thứ 3.
7. Phòng bệnh
7.1. Cách phòng bệnh:
Cần vệ sinh cá nhân hằng ngày với xà phòng nhất là ở kẽ tay và các nếp. Khi có
người ở gia đình hay cơ quan bị ngứa phải kiểm tra vị trí chọn lọc của nấm da. Tránh tiếp
xúc với người bị nấm da (bắt tay, dùng đồ chung, giặt, phơi chung đồ). Nếu mình bị nấm
da, cần tránh tiếp xúc với người xung quanh, dùng đồ đạc riêng, ngủ riêng và đi khám
19
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
ngay để được điều trị sớm tránh biến chứng và tránh lây cho cộng đồng. Nếu có biến
chứng cần phải chữa chuyên khoa. Hết biến chứng mới điều trị nấm da như trên.
7.2. Diệt nguồn bệnh:
- Điều trị cho súc vật gây bệnh hay từ người (khám kiểm tra toàn bộ người trong gia
đình nếu lây nấm từ người sang người).
- Nghỉ học nếu nấm tóc
+ Về lý thuyết: đến khi nào xét nghiệm nấm âm tính (2 lần liên tiếp cách nhau 15
ngày) và sau khi điều trị khoảng 2 tháng.
+ Về thực hành: dành riêng cho chủng nấm lây từ người sang người.
- Loại trừ nguồn nấm lây bệnh để tránh tái nhiễm: giày, thảm lót nhà/buồng tắm.
- Chống ẩm: lau khô sau tắm, thoa phấn talc (hút ẩm hạn chế tiết mồ hôi) hay thuốc
kháng nấm dạng bột: Mycoster, Amycor…
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng dùng điều trị nấm
- Quần áo cũng như chăn gối đang mặc nên đun sôi ở 80 – 90 oC trong 5 phút, phơi
trực tiếp dưới nắng, là 2 mặt và các nếp gấp.
- Điều trị cả người xung quanh có ngứa, vệ sinh sạch sẽ nơi ở; nơi làm việc, loại bỏ
nguồn nước bẩn.
20
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
BÀI 4. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Trình bày được đặc điểm về bệnh học của bệnh HIV/AIDS.
2. Trình bày được đặc điểm lâm sàng nhiễm HIV/AIDS.
3. Trình bày được phương pháp điều trị và biện pháp dự phịng bệnh.
4. Trình bày đúng các xử trí trong chăm sóc người bệnh HIV/AIDS.
B.NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Đại cương
HIV là một Retrovirus họ Lentiviridae. Hiện nay đã phát hiện được HIV-1 (phân lập
đầu tiên năm 1983) và HIV-2 (phân lập đầu tiên năm 1985). HIV có acid nhân là ARN.
Hiện nay trên thế giới HIV-1 là phổ biến.
Nhiễm HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) và AIDS ( Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải) là một quá trình bệnh lý do một loại virus thuộc họ Retroviridae
gây ra. HIV làm suy giảm nặng tế bào TCD4, từ đó gây ra suy giảm nghiêm trọng tình
trạng miễn dịch dẫn đến người bệnh mắc các nhiễm trùng cơ hội và ung thư, suy kiệt và
tử vong.
HIV: Human Immuno deficience Virus
AIDS: Acquired Immuno – Deficiency Syndrome
Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS khoảng 10 năm.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến AIDS trong vòng vài tháng. Một
số khác (5%) có thể kéo dài trên 15 – 20 năm vẫn khơng có các triệu chứng AIDS và số
lượng tế bào CD4 không giảm.
Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn liên quan nhiều đến số lượng tế
bào CD4.
II. Dịch tễ
1. Mần bệnh:
- Virus HIV được xếp vào nhóm nhân lên chậm (Lentivirus) là virus RNA, có đặc
tính chung là enzyme sao chép ngược cho sao chép DNA từ RNA. Lentivirus gồm các
21
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
virus gây bệnh tiến triển chậm, trong đó HIV-1 và HIV-2 gây bệnh ở người và một số
virus khác gây bệnh trên súc vật.
- Đích tấn cơng của HIV là các tế bào có điểm tiếp nhận CD4 bao gồm các tế bào
LymphoT4, tế bào niêm mạc ruột ưa Crom, tế bào niêm mạc đường hô hấp, tế báo đệm
thần kinh và các tế bào thượng bì. HIV tấn cơng và tiêu diệt tế bào cơ thể qua việc gây
nhiễm và nhân lên.
- Hàng ngày có tới hàng tỷ HIV được tạo thành và hàng tỷ tế bào miễn dịch của cơ
thể bị tiêu diệt. Quá trình nhân lên của virus được gia tăng khi người bệnh bị thêm các
bệnh khác. Sau khi nhiễm HIV, khoảng 3 tháng cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại
HIV, tuy nhiên kháng thể này chỉ có giá trị cho chẩn đốn, cịn khả năng chống lại HIV là
không. Trong thời gian này, người bệnh vẫn còn khả năng lây cho người khác mặc dù xét
nghiệm máu âm tính.
- Sức để kháng HIV: HIV rất dễ bị tiêu diệt hoặc bị bất hoạt với những tác nhân lý
hóa thơng thường. Đối với các chất dịch lỏng, HIV bị phá hủy ở t o=56oC trong 20 phút.
Trong chế phẩm đông khô, với nhiệt độ 68 oC HIV bị phá hủy sau 2 giờ. Các hóa chất
khác như Chlore, Glutaraldehyde bất hoạt virus trong vài phút, hoặc cồn 70 oC,
Hydrogenperoxide bất hoạt rất nhanh virus. pH trên 10 hoặc dưới 6 cũng bất hoạt rất
nhanh virus.
2. Nguồn bệnh: người nhiễm HIV, người bệnh AIDS
3. Đường lây:
HIV có thể tìm thấ trong máu và các sản phẩm của máu, tinh dịch, dịch âm đạo, nước
bọt, nước mắt, dịch não tủy, nước tiểu, sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ có 3 phương thức lây được
xác định là:
- Lây truyền qua đường tình dục: tính chung trên thế giới. tỷ lệ lây truyền HIV qua
đường tình dục khác giới chiếm 71%, đồng giới (nam) chiếm 15%. Nguy cơ lây nhiễm
HIV tăng lên khi bệnh lý gây nên nhiễm ở bộ phận sinh dục, có vết xây xát xảy ra khi
giao hợp hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người…
- Lây truyền qua đường máu: do truyền máu và các sản phẩm của máu, ghép tạng…
khơng kiểm sốt được HIV, do dùng chung bơm kim tiêm (nguy cơ cao đối với người
tiêm chích ma túy), do dùng chung kim châm cứu, kim xăm trên da…
- Lây truyền từ mẹ sang con: người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con trong thời
kỳ mang thai, trong khi đẻ và sau khi đẻ (qua sữa).
22
Mơn: Điều dưỡng chun khoa hệ Nội – Da liễu
Ngồi các phương thức lây truyền trên, hiện nay chưa xác định được các phương thức
lây truyền khác như đường hô hấp, qua muỗi hoặc côn trùng đốt, hôn, dùng chung bát
đũa…
4. Cơ thể cảm thụ
Mọi người đều có thể bị bệnh, không phân biệt tuổi, giới, điều kiện tự nhiên, xã hội.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của phương thức lây truyền qua đường tình dục nên lứa tuổi 18
– 20 mắc cao hơn.
Tỷ lệ nhiễm bệnh khác nhau tùy theo từng khu vực, phụ thuộc nhiều vào phong tục,
tập quán, thói quen, tệ nạn xã hội, lối sống… Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao là:
gái mại dâm, người bệnh mắc bệnh truyền qua đường quan hệ tình dục, người nghiện
chích ma túy đường tĩnh mạch, nguy cơ quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người, người
được truyền máu nhiều lần không được sàng lọc…
III. Lâm sàng nhiễm HIV/AIDS
1. Phân loại nhiễm HIV/AIDS
Tiến triển từ HIV đến AIDS là một quá trình kéo dài. Do vậy các biểu hiện lâm sàng
rất phức tạp và tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau. Đến nay có nhiều phân loại mô tả
lâm sàng nhiễm HIV/AIDS. Dưới đây là cách phân loại theo diễn biến bệnh và mức độ tế
bào TCD4.
1.1. Nhiễm trùng cấp ban đầu ( Hội chứng chuyển đổi huyết thanh cấp diễn)
Sau khi nhiễm HIV, chỉ khoảng 50% người bệnh có biểu hiện các triệu chứng nhiễm
trùng cấp diễn giống như cúm. Trong số đó, chỉ khoảng 20- 30% số người trên đến khám
thầy thuốc. Các thầy thuốc cũng chỉ chẩn đoán là hội chứng nhiễm virus cấp chung hoặc
“cúm”. Các triệu chứng thường gặp của thời kỳ này là: sốt, viêm bạch cầu, có ban dát –
sẩn, đau cơ khớp, nhức đầu, mất ngủ… một số ít người bệnh có ỉa lỏng, buồn nơn, rối
loạn cảm giác… các triệu chứng lâm sàng thường tự khỏi sau vài tuần.
Các triệu chứng của nhiễm trùng cấp thường xảy ra từ 2-6 tuần (trung bình 3 tuần)
sau nhiễm HIV.
1.2. Bệnh HIV giai đoạn sớm (giai đoạn thầm lặng)
Tế bào CD4 > 500 tế bào / mm3 máu.
Thường khơng có triệu chứng lâm sàng (giai đoạn thầm lặng).
Có thể có bệnh lý hạch toàn thân, thường là hạch lách, cổ, bẹn; không sưng hạch
trong trung thất và quanh động mạch chủ.
23
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
Lượng tế bào CD4 giảm dần (trung bình giảm 40-80 tế bào/mm 3 mỗi năm). Nếu
không được điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus chỉ < 5% người bệnh tiến triển đến
AIDS hoặc tử vọng trong 18-24 tháng.
1.3. Bệnh HIV giai đoạn trung gian
- Tế bào CD4 từ 200 đến 500 tế bào/mm3 máu.
- Dễ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội
Các tổn thương da và miệng thường gặp hơn. Bệnh nhân có triệu chứng của phức hợp
cận AIDS:
+ Nhiễm Herpes simplex tái diễn.
+ Nhiễm Herpes zoster (zona).
+ Ỉa chảy tái diễn, sốt từng đợt kéo dài.
+ Sút cân khơng giải thích được.
+ Candida hầu họng hoặc Candida âm hộ.
Các triệu chứng toàn thân khác như: đau cơ, khớp, nhức đầu, mệt mỏi… xuất hiện
từng đợt. Các triệu chứng viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi do vi khuẩn… xảy ra.
Nếu không được điều trị bằng các thuốc kháng Retrovirus, có 20-30% người bệnh có
nguy cơ tiến triển đến AIDS hoặc tử vong trong 18-24 tháng. Nếu được điều trị, nguy cơ
trên giảm 2-3 lần.
1.4. Bệnh HIV giai đoạn muộn
Tế bào CD4 ở khoảng 50 – 200 tế bào/mm3. Theo phân loại của CDC-1993: các
người bệnh nhiễm HIV có số lượng CD4 < 200 tế bào/mm 3 được coi như giai đoạn AIDS
không kể biểu hiện lâm sàng như thế nào.
Dễ có nguy cơ nhiễm trùng cơ hội nhất là viêm phổi do Pneuxocystis carinii (PCP),
lao nhiễm Toxoplasma gondii, nấm… và bệnh ác tính Lepuphoma, Sarcoma Kaposi.
Trong giai đoạn này thường gặp các biểu hiện của phức hợp cận AIDS (ARC) hoặc
AIDS như: sốt kéo dài, gầy sút cân, ỉa chảy kéo dài, đau cơ khớp…
Các bệnh lý thần kinh như viêm dây thần kinh, liệt dây thần kinh sọ não, bệnh lý tủy,
bệnh lý thần kinh ngoại vi có khuynh hướng hay gặp hơn.
Ở những người bệnh có lượng tế bào CD4 thấp (>50 tế bào/mm 3) dễ bị viêm võng
mạc do CMV (cytomegalovirus), hoặc có thể bị ung thư cổ tử cung ở nữ và Carcinoma
trực tràng ở nam hoặc Papilloma thanh quản…
24
Môn: Điều dưỡng chuyên khoa hệ Nội – Da liễu
Trong giai đoạn này thường hay gặp các triệu chứng do giảm hồng cầu, giảm bạch
cầu hạt và giảm tiểu cầu.
Nếu không được điều trị 50-70% người bệnh trong giai đoạn này chuyển thành AIDS
và tử vong trong vòng 18 – 24 tháng.
1.5. Bệnh HIV giai đoạn quá muộn
Số lượng tế bào CD4 < 50 tế bào/mm3.
Do số lượng CD4 giảm nặng nên người bệnh trong tình trạng suy sụp miễn dịch rất
nặng, dễ mắc nhiều bệnh cơ hội. Đó là: bệnh MAC (Mycolacterium avium compha phức
hợp các Mycolacterium vairum), viêm màng não do Cryptoccoccus, viêm võng mạc do
CMV, bệnh nấm do aspergillosis xâm nhập, viêm não chất trắng đa ổ tiến triển (PML),
Histoplasma lan tỏa…
Người bệnh có tình trạng sút cân rõ rệt (gọi là hội chứng gầy mịn), ít nhất giảm > 4,5
kg trọng lượng cơ thể mà không giải thích được căn ngun kèm theo, người bệnh có
chán ăn, ỉa chảy.
Ở giai đoạn này, điều trị các thuốc kháng HIV và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội
vẫn là cần thiết để kéo dài đời sống. Nếu được điều trị tốt, một số người bệnh có số
lượng tế bào CD4 rất thấp (<10 tế bào/mm3) vẫn có thể kéo dài đời sống 5-7 năm.
1.6. Bệnh HIV giai đoạn cuối cùng
Những người bệnh bị HIV giai đoạn cuối cùng, không được điều trị sẽ tử vong do
bệnh nhiễm trùng cơ hội.
2. Các bệnh chỉ điểm
Gọi là ca bệnh AIDS của CDC (với mục đích giám sát) là số lượng TCD4<200 tế
bào/mm3 hoặc 1 trong số các bệnh chỉ điểm dưới đây:
2.1. Các nhiễm trùng cơ hội
- Nhiễm nấm Candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi
- Nhiễm nấm Coccidioides immitis ngoài phổi
- Nhiễm Cryptococus ngoài phổi
- Nhiễm Cryptosporidium với ỉa chảy > 1 tháng
- Nhiễm cytomegalovirus (CMV) các cơ quan khác ngoài gan, lách hoặc hạch.
- Nhiễm virus Herpes gây loét da, niêm mạc kéo dài trên 1 tháng hoặc viêm phế quản,
viêm phổi, viêm thực quản.
- Nhiễm nấm Histoplasma ngoài phổi
25