Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

GT TT dược LIỆU 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 54 trang )

Giáo trình Thực tập dược liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA DƯỢC

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP DƯỢC LIỆU 1
(Dành cho sinh viên dược)

ĐÀ NẴNG
01/2018

1


Giáo trình Thực tập dược liệu

NỘI QUY PHỊNG THÍ NGHIỆM
Sự an tồn phịng thí nghiệm là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, tất cả
sinh viên thực hành tại phịng thí nghiệm và cán bộ giảng dạy, cán bộ làm cơng
tác nghiên cứu tại phịng thí nghiệm phải thực hiện theo đúng nội quy sau:
1.Đọc kỹ tài liệu thực tập, nắm vững nguyên tắc, vật liệu, phương pháp thực
hành bài tập trước khi bước vào phịng thí nghiệm và thực hiện đúng theo nội
quy của phịng thí nghiệm trong quá trình thực tập, nghiên cứu.
2.Mặc áo blouse trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu tại phòng thí
nghiệm. Chỉ mang những tài liệu tối thiểu cần thiết cho thực tập vào chỗ làm, tất
cả các vật dụng khác phải để ở vị trí cách ly riêng.
3.Khơng ăn uống, hút thuốc, trang điểm, nghe nhạc, đùa giởn trong phịng
thí nghịêm.
4.Phải vệ sinh thật sạch vị trí thực tập, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm trước và
sau khi thực tập, nghiên cứu.
5.Đổ hố chất ra ngồi phải lau sạch ngay, chai hố chất phải có tên hố


chất. Tuyệt đối khơng dùng dụng cụ lấy cùng lúc nhiều loại hố chất.
6.Cấm tuyệt đối khơng dùng miệng để hút hố chất, khơng dùng mũi ngửi
hố chất. Pha các dung mơi và các chất độc hại trong tủ hút khí độc có mang
khẩu trang và găng tay chống khí độc.
7. Đeo kính bảo hộ khi thực hiện phản ứng, các phản ứng với dung môi độc
hoặc acid đậm đặc phải thực hiện trong tủ hút.
8. Không hút thuốc hoặc dùng lửa trần trong phịng thí nghiệm và những khu
vực lân cận.
9.Tn thủ nghiêm túc các hướng dẫn của cán bộ phụ trách phịng thí
nghiệm trong việc sử dụng hố chất, dụng cụ và thiết bị.... Nếu có trường hợp
xảy ra tai nạn, sự cố phải báo ngay cho cán bộ phụ trách để có biện pháp xử lý
kịp thời.
VÌ AN TỒN CHO CÁ NHÂN BẠN VÀ MỌI NGƯỜI, HÃY TUÂN THỦ
ĐÚNG QUY ĐỊNH

2


Giáo trình Thực tập dược liệu

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM CHUNG
BÀI 1
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM VÀ CÁC CHẤT CHIẾT ĐƯỢC
TRONG DƯỢC LIỆU
Mục tiêu
Sau khi thực hành, sinh viên phải:
- Xác định được độ ẩm của dược liệu bằng phương pháp sấy và phương pháp
chưng cất với dung môi.
- Xác định được hàm lượng các chất chiết được trong dược liệu
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Định lượng độ ẩm trong dược liệu
Tất cả các dược liệu, trong điều kiện bảo quản bình thường, đều có chứa một
lượng nước nhất đinh. Tỉ lệ phần trăm của lượng nước này trong dược liệu được
gọi là độ ẩm(hay thủy phần) của dược liệu. Muốn bảo quản dược liệu, tránh
hiện tượng lên meo mốc, hoạt chất trong dược liệu bị biến đổi thì dược liệu phải
có độ ẩm khơng q một giới hạn nào đó (được gọi là độ ẩm an toàn). Với đa số
các dược liệu, độ ẩm an toàn khoảng 13%.
Định lượng độ ẩm trong dược liệu là xác định tỉ lệ phần trăm nước trong dược
liệu đó nhằm kiểm tra xem dược liệu có đạt tiêu chuẩn về độ ẩm hay khơng.
Ngồi ra, xác định độ ẩm cũng cần thiết trong việc tính tốn kết quả định lượng
hay hiệu suất chiết của hoạt chất trong dược liệu.
Có thể xác định độ ẩm bằng 2 phương pháp:
Phương pháp sấy
Là phương pháp loại nước ra khỏi dược liệu bằng cách làm cho nước bay
hơi ở những điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định. Thông thường, nước
được tách ra khỏi dược liệu bằng cách sấy ở 105oC dưới áp suất thường.
Thực nghiệm có thể tiến hành trong tủ sấy hay bằng một số thiết bị đặc
biệt gọi là cân xác định độ ẩm. Phương pháp này áp dụng với đa số dược
liệu; tuy nhiên khơng phù hợp với một số dược liệu, ví dụ các dược liệu
có chứa tinh dầu, khi sấy thì cả nước và tinh dầu cùng bay hơi dẫn tới
không xác định được chính xác lượng nước của dược liệu.
3


Giáo trình Thực tập dược liệu

Với các dược liệu quý hoặc dược liệu có hoạt chất dễ bị phân hủy hay dễ chảy
dính ở nhiệt độ cao (các dược liệu có nhiều đường hoặc tinh bột) người ta có thể
sấy ở nhiệt độ thấp hơn trong áp suất giảm hoặc dùng chất hút ẩm hoặc kết hợp
cả 2 cách này.

Để thực hiện phương pháp sấy, người ta có thể dùng tủ sấy hoặc cân xác định
độ ẩm bằng tia hồng ngoại.
Phương pháp cất với dung môi
Trong phương pháp này, nước được tách ra khỏi dược liệu bằng cách cất lôi
cuốn với một dung môi chọn lọc. Phương pháp này áp dụng được cho mọi dược
liệu, kể cả các dược liệu có các chất bay hơi như tinh dầu. Thực nghiệm được
tiến hành trong một dụng cụ đặc biệt gọi là bộ dụng cụ xác định độ ẩm.
2. Xác định các chất chiết được trong dược liệu (DĐVN IV, PL 12.10; PL239)
Chất chiết được trong dược liệu bởi một dung môi là những chất có thể hịa tan
trong dung mơi đó và được tách ra khỏi dược liệu trong những điều kiện quy
định.
Chất chiết được không nhất thiết phải là hoạt chất của dược liệu, thơng thường
nó gồm tất cả các chất (hoạt chất và những chất khác) tan được trong dung môi
sử dụng. Tùy theo dung môi mà thành phần của chất chiết được có thể thay đổi
dẫn tới thay đổi kết quả định lượng.
Định lượng các chất chiết được trong dược liệu là xác định hàm lượng phần
trăm các chất chiết được trong dược liệu trong những điều kiện quy định;
thường áp dụng cho những dược liệu chưa có phương pháp định lượng hóa học
hay sinh học thích hợp.
Dung môi dùng trong xác định hàm lượng các chất chiết được thường là nước
và cồn. Các dung môi khác như ether, cloroform đơi khi cũng được sử dụng.
Có 2 phương pháp chiết được sử dụng là:
Phương pháp chiết nóng: Được áp dụng với các chất khó tan trong dung mơi ở
nhiệt độ thường, tan tốt hơn trong dung mơi nóng hoặc trong trường hợp dùng
dung môi nước hay cồn thấp độ. Chiết ở nhiệt độ cao thường tạo nên dung dịch
nhớt, khó lọc.
Phương pháp chiết lạnh: Được áp dụng cho những chất dễ tan trong dung môi
ở nhiệt độ thường hay dược liệu có nhiều carbohydrat.
Tùy từng trường hợp mà Dược điển quy định sử dụng phương pháp chiết
thích hợp.


4


Giáo trình Thực tập dược liệu

II. THỰC HÀNH
1. Định lượng độ ẩm trong dược liệu
1.1. Phương pháp sấy
1.1.1. Nguyên tắc
Sấy một lượng cân chính xác của dược liệu ở nhiệt độ 105 oC cho tới khối lượng
không đổi. Cân mẫu thử sau khi sấy. Từ sự chênh lệch khối lượng của mẫu trước và
sau khi sấy, tính được độ ẩm của dược liệu.
1.1.2. Cách tiến hành
1.1.2.1. Phương pháp dùng tủ sấy
Lấy một bình thủy tinh hình trụ có nắp mài, sấy đến khối lượng không đổi ở 105 oC.
Cân vào bình một lượng chính xác khoảng 2-5g dược liệu rồi đem sấy trong tủ sấy
ở nhiệt độ 105oC trong 2-3 giờ. Dùng kẹp lấy bình hình trụ ra, để vào bình hút ẩm,
mở khóa hoặc hé mở nắp bình hút ẩm cho thơng khí với bên ngồi trong khoảng 1
phút rồi đóng kín bình hút ẩm. Để nguội trong bình hút ẩm 15 phút.
Cân và ghi kết quả. Tiếp tục sấy trong 1 giờ, để nguội và cân mẫu như trên cho đến
khi kết quả 2 lần cân liên tiếp chênh lệch nhau khơng q 5mg.
Tính kết quả: Độ ẩm được tính theo cơng thức

X: độ ẩm dược liệu, tính ra phần trăm
a: khối lượng dược liệu khi chưa sấy (g)
b: khối lượng dược liệu sau khi sấy đến khối lượng không đổi (g)
1.1.2.2. Phương pháp dùng cân xác định độ ẩm
Trải mỏng khoảng 1,5g dược liệu đã được nghiền mịn lên dĩa cân và tiến hành xác
định độ ẩm theo hướng dẫn sử dụng máy. Đọc kết quả. Sau khi kết thúc thực

nghiệm, phải để máy nguội khoảng 10 phút rồi mới thực hiện mẫu kế tiếp.
1.2.Phương pháp chưng cất với dung mơi (phương pháp thể tích)
1.2.1. Ngun tắc
Cất dược liệu với một dung môi không đồng tan với nước nhưng tạo với nước thành
một hỗn hợp có điểm sơi nhất định (hỗn hợp đẳng phí).

5


Giáo trình Thực tập dược liệu

Tại điểm sơi này, nước và dung môi đều bốc hơi. Khi gặp lạnh ở ống sinh hàn, hơi
nước và hơi dung môi ngưng tụ lại rơi xuống ống hứng, nước tách ra khỏi dung
môi. Nước nặng hơn dung mơi nên chìm xuống phần dưới của ống đo nước. Cất đến
khi thể tích nước khơng đổi. Đọc thể tích nước. Tính kết quả.
Dung mơi thường dùng là: toluen (điểm sôi 112 oC),xylen (hỗn hợp của 3 đồng phân
có điểm sơi 136-140oC), benzen (điểm sơi 80oC).
1.2.2. Dụng cụ

Bộ dụng cụ (xem hình vẽ) gồm:
- Bình cầu (A) dung tích 500 ml
- Ống dẫn hơi (D)
- Ống sinh hàn (C)
- Bầu ngưng tụ (B)
- Ống hứng (E) có dung tích 5-10 ml được khắc vạch tới 1/10ml

1.2.3. Cách tiến hành
Cho khoảng 250 ml dung môi (toluen, xylen) và 2ml nước vào bình cầu A, lắp dụng
cụ và cất trong khoảng 2 giờ. Để nguội 30 phút và đọc thể tích nước (V) trong ống
hứng E chính xác tới 0,05 ml. Trong bình cầu A lúc này là dung mơi đã bão hịa

nước ở điều kiện thí nghiệm
Cân chính xác (với độ chính xác 0,01 g) một lượng dược liệu dự đốn có thể giải
phóng khoảng 2-3ml nước (thơng thường khoảng 20-25 g dược liệu khơ) vào bình
cầu A đã có dung mơi đã bão hịa nước ở trên. Thêm vài hạt đá bọt vào bình cầu.
Đun nhẹ bình cầu trong 15 phút. Khi hỗn hợp bắt đầu sôi, điều chỉnh nhiệt độ sao
cho hứng được khoảng 2 giọt/ giây cho tới khi hầu hết nước đã được cất hết thì
tăng tốc độ cất lên 4 giọt/ giây cho đến khi mực nước ở ống hứng E không thay đổi
nữa.
Dùng 5 ml dung mơi tráng lịng ống sinh hàn và cất tiếp 5 phút nữa rồi ngưng cất.
Để nguội ống hứng E cho tới nhiệt độ phòng (nếu có những giọt nước bám trên ống
hứng, dùng đũa thủy tinh đẩy xuống lớp nước phía dưới) và đọc thể tích nước (V1)
6


Giáo trình Thực tập dược liệu

Độ ẩm được tính theo cơng thức

X: độ ẩm dược liệu tính theo phần trăm
V: thể tích nước cất được lần 1 tính bằng ml
V1: thể tích nước cất được lần 2 tính bằng ml
a: khối lượng dược liệu đem thử, tính bằng gam
1.3. Nội dung thực hành
Định lượng độ ẩm trong lá Trà bằng phương pháp sấy
2. Định lượng các chất chiết được trong dược liệu
2.1. Phương pháp tiến hành
2.1.1. Phương pháp chiết nóng
Cân chính xác khoảng 2g dược liệu khơ đã xay tới bột thơ vào erlen 250ml có nút
mài. Thêm chính xác 50ml dung mơi, đậy nút và cân chính xác tới 0,01g. Lắc đều
và để yên 1 giờ. Lắp sinh hàn hồi lưu vào bình và đun sơi nhẹ trong 1 giờ. Để nguội

và cân, điều chình khối lượng bình tới khối lượng ban đầu bằng dung môi. Lắc đều
và lọc nhanh hỗn hợp qua giấy lọc khô (không thấm dung mơi).
Lấy chính xác 25ml dịch lọc vào một bercher 50ml (đã cân bì). Cơ dịch lọc trên bếp
cách thủy trong 1 chén kết tinh (đã được sấy khô tới khối lượng khơng đổi và đã cân
bì) cho đến cắn khơ. Tiếp tục sấy cắn ở 100-105 oC trong 3 giờ. Dùng kẹp lấy chén
kết tinh ra, để nguội trong bình hút ẩm và cân.
Hàm lượng % chất chiết được tính bằng công thức:

a: khối lượng dược liệu đem thử (g)
b: khối lượng cắn cân được (g)
h: độ ẩm (%) của dược liệu
2.1.2. Phương pháp chiết nguội
7


Giáo trình Thực tập dược liệu

Cân chính xác khoảng 2g dược liệu khô đã được xay thành bột nửa thôi vào erlen
250ml có nút mài. Thêm chính xác 50ml dung môi, đậy nút, lắc đều mỗi 30 phút
trong 6 giờ. Để yên ở nhiệt độ phòng trong 18 giờ. Lắc đều hỗn hợp và lọc nhanh
qua giấy lọc khô, tránh bay hơi dung mơi.
Lấy chính xác 25ml dịch lọc vào một becher 50ml. Cô dịch lọc trên bếp cách thủy
trong 1 chén kết tinh (đã được sấy khô tới khối lượng khơng đổi và cân bì) cho đến
cắn khơ. Tiếp tục sấy cắn ở 100-105oC trong 3 giờ. Dùng kẹp lấy chén kết tinh ra,
để nguội trong bình hút ẩm và cân.
Tính hàm lượng % chất chiết được như phương pháp chiết nóng.
2.2. Nội dung thực hành
Tiến hành định lượng chất chiết được trong Kim ngân hoa bằng phương pháp chiết
nóng với dung mơi là cồn 95%.
III. GỢI Ý THẢO LUẬN

1. Phương pháp sấy ở 1050C thường được áp dụng trong những dược liệu nào?
Phương pháp này khơng thích hợp trong các trường hợp nào?
2. Vì sao phương pháp áp dụng độ ẩm với dung môi áp dụng được trong trường
hợp dược liệu có tinh dầu (mặc dù tinh dầu cũng bị cất khỏi dược liệu?
3. Ý nghĩa của việc xác định các chất chiết được trong dược liệu?

8


Giáo trình Thực tập dược liệu

BÀI 2
NHẬN THỨC BỘT DƯỢC LIỆU
BẰNG KÍNH HIỂN VI
Mục tiêu
Sau khi thực hành, sinh viên phải:
- Thực hiện được tiêu bản bột dược liệu đạt yêu cầu, quan sát được bột dược liệu
bằng kính hiển vi.
- Tìm được và vẽ đúng những phần tử đặc trưng của bột dược liệu, xác định được
bột dược liệu, độ tinh khiết và sự giả mạo nếu có của các dược liệu đã học.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Mỗi dược liệu đều có những đặc điểm mơ học đặc trưng, chúng được thể hiện một
phần qua đặc điểm bột dược liệu. Những đặc điểm này có thể được dùng để phân
biệt dược liệu này với dược liệu khác, để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm.
Khảo sát bột dược liệu bằng kính hiển vi là tìm ra những đặc điểm vi học đặc trưng
của bột dược liệu, giúp cho việc định danh, xác định độ tinh khiết của dược liệu,
phân biệt với các dược liệu dễ bị nhầm lẫn và phát hiện sự giả mạo nếu có.
- Bột lá thường có màu xanh lục tới nâu. Các cấu tử thường thấy là: biểu bì mang
khí khổng, lơng che chở, lơng tiết, tinh thể calci oxalat, các mạch gỗ…
- Bột vỏ thân, vỏ rễ thường có màu vàng nâu tới nâu. Các cấu tử thường thấy là:

mảnh bần, mô mềm, các loại sợi (vách dày hay mỏng, khoang rộng hay hẹp), tinh
thể calci oxalat hay calci carbonat (với các hình dạng khác nhau), mô cứng. Mô
mềm chứa tinh bột, ống nhựa mủ… có thể gặp ở một số dược liệu.
- Dược liệu là cành hay tồn bộ rễ thì ngồi các đặc điểm của vỏ cịn có thể thấy các
loại mạch gỗ và mơ gỗ.
- Các loại rễ củ, thân ngầm phình thành củ cần chú ý tới đặc điểm cấu tạo của hạt
tinh bột (hình dạng, kích thước, vân, tễ…).
- Bột hoa, quả, hạt có màu sắc thay đổi tùy theo dược liệu.
- Các dược liệu là hoa, quả thì cần chú ý cấu tạo và hình dạng của hạt phấn, biểu bì
cùng các loại lơng che chở, lơng tiết của bao hoa.

9


Giáo trình Thực tập dược liệu

- Các dược liệu là hạt cần chú ý biểu bì, mơ chứa chất dự trữ (carbohydrat hay dầu
béo), phôi.
Khi khảo sát vi học một dược liệu mới, để xác định các cấu tử có trong dược liệu
thuộc bộ phận nào, loại mô nào… thường cần kết hợp và so sánh với việc khảo sát
riêng rẽ từng bộ phận của dược liệu.
Ví dụ, cần xác định một cấu tử ở bột dược liệu là biểu bì, cánh hoa thì phải so sánh
với mảnh biểu bì quan sát được của bột từ cánh hoa tách riêng.
Trong nhiều trường hợp, có thể dùng trực tiếp bột dược liệu chưa xử lý để quan sát
các thành phần của bột. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bột cần được xử lý để
tiêu bản được sáng, dễ quan sát hơn.
1. Soi thường
Soi thường là phương pháp thường dùng nhất. Bột dược liệu được phân tán trong
nước cất. Đối với tinh bột và các dược liệu có nhiều tinh bột (như hạt, củ - bột
thường có màu trắng ngà), để quan sát cấu trúc của các hạt tinh bột có thể giảm bớt

ánh sáng. Nếu không thấy rõ vân và tễ, có thể thêm 1 giọt dung dịch KOH 5% ở
mép lamelle rồi quan sát ngay, dung dịch KOH sẽ khuếch tán vào bột làm cho vân
và tễ của hạt tinh bột rõ hơn.
Ngồi ra, có thể dùng phương pháp làm sáng hoặc phương pháp nhuộm để quan sát
được dễ hơn.
2. Phương pháp làm sáng
Phương pháp này chỉ thực hiện khi cần tìm những phần tử bột bị che lấp khi
soi thường. Có thể chọn một trong các cách sau:
- Lấy một ít bột đun sơi vài phút trong dung dịch NaOH 5% hoặc dung
dịch KOH 5%, để nguội. Soi trong kiềm hoặc rửa nước rồi soi trong dung
dịch glycerin.
- Ngâm bột trong một ít nước Javel 50%, thỉnh thoảng khuấy đều. Thay
dung dịch đến khi bột mất màu, rửa nhiều lần bằng nước cất.
- Dược liệu có nhiều tinh bột (hạt, củ) thì làm sáng bột như sau: Lấy một ít
bột đun nhẹ trong dung dịch cloral hydrat 50% vài phút. Soi trong dung
dịch cloral hydrat. Đối với bột khơng thân nước, có thể dùng hỗn hợp
cloral hydrat với tỉ lệ 1:2 ngâm 15 phút rồi đun sôi.
- Dược liệu có nhiều chất béo (quả và hạt) thì loại chất béo và làm sáng
như sau: lấy một ít bột đun sơi trong acid nitric lỗng 1 phút. Lọc, rửa cắn
với nước sôi. Đun sôi cắn 1 phút trong dung dịch kiềm. Lọc và rửa cắn
với nước sôi. Soi trong glycerin.
3. Phương pháp nhuộm
- Để phân biệt màng tế bào cịn cellulose hay đã được tẩm lignin ( hóa gỗ ),
bột đươc nhuộm kép bằng dung dịch carmin 1 % và lục iod 0,1% (hoặc

10


Giáo trình Thực tập dược liệu


-

các thuốc nhuộm tương tự). Sau mỗi giai đoạn, ly tâm để lấy được tất cả
các phần tử bột.
Để nhuộm màu hạt tinh bột, đặt ở mép lamelle một giọt dung dịch iod 1%
(TT) (dung dịch Lugol). Dung dịch iod sẽ thấm vào làm hạt tinh bột
nhuộm màu xanh tím.
Để phát hiện các giọt dầu béo, tinh dầu hay chất nhựa, nhỏ vài giọt sudan
III lên bột, để yên vài phút. Đậy lamelle và quan sát dưới kính hiển vi:
tinh dầu, chất béo, chất nhựa sẽ cho màu đỏ cam tới đỏ.
II. THỰC HÀNH

1. Dược liệu
- Trúc đào
- Hịe
- Cam thảo
- Ngũ gia bì chân chim
- Đại hồng
- Muồng trâu
- Nhàu
- Ba dót
- Ngũ bội tử
Các dược liệu được xay mịn, rây và để vào các lọ riêng biệt có dán nhãn. Mỗi bột
dược liệu có một dụng cụ lấy riêng.
2. Phương pháp tiến hành
Ghi nhận đặc điểm cảm quan (màu sắc, mùi, vị, thể chất) của bột.
Lấy một lượng bột dược liệu khoảng bằng đầu tăm cho lên một phiến kính (lame),
nhỏ 1-2 giọt chất lỏng để soi (thường là nước), khuấy kỹ. Đậy lamelle bằng cách đặt
nghiêng một cạnh lamelle lên lame rồi hạ dần đầu kia của lamelle cho đến khi
lamelle nằm ngang trên mặt lame. Dùng ngón tay di nhẹ trên lamelle cho bột phân

tán đều. Dùng giấy lọc thấm nhanh nước thừa ở mép lamelle.
Soi trên kính hiển vi, đầu tiên với vật kính 10x, sau đó với vật kính 40x.
Mỗi dược liệu có đặc điểm bột khác nhau (nếu có thể, nên xem vi phẫu trước rồi đối
chiếu các đặc điểm vi phẫu để tìm các đặc điểm của bột).

11


Giáo trình Thực tập dược liệu

Ghi nhận và vẽ các đặc điểm quan sát được của bột, chú ý các thành phần đặc trưng.
Mỗi bột nên soi 2 - 3 mẫu.
2.1. Trúc đào
1. Lông che chở đơn bào

2. Mảnh buồng ẩn khổng
3. Mảnh mơ mềm
4. Mạch vạch, vịng
5. Sợi có kèm tinh thể
calci oxalat dạng khối
6. Tinh thể calci oxalat
hình cầu gai
7. Tế bào lỗ khí

2.2. Cam thảo
1. Mảnh bần
2. Mảnh mô mềm chứa hạt

tinh bột
3. Sợi kèm tinh thể calci


oxalat hình khối
4. Tinh bột
5. Mạch mạng
6. Mạch chấm đồng tiền
7. Tinh thể calci oxalat hình

khối rời

12


Giáo trình Thực tập dược liệu

2.3. Hoa Hịe
1. Lơng che chở đơn bào
2. Lông che chở đa bào
3. Hạt phấn hoa có 3 lỗ nảy
mầm
4. Mảnh đài hoa mang lơng
che chở
5. Mảnh cánh hoa mang
lơng che chở và lỗ khí
6. Mạch vạch, mạch xoắn

2.4. Ngũ gia bì chân chim
1. Sợi có vách dày có
khoang trao đổi
2. Các loại tế bào mô
cứng

3. Mảnh bần
4. Mảnh mô mềm
5. Hạt tinh bột
6. Tinh thể calci oxalat
hình khối

2.5. Đại hồng

13


Giáo trình Thực tập dược liệu

1. Mảnh bần
2. Mảnh mơ mềm
3. Sợi
4. Tinh thể calci oxalat hình cầu
gai
5. Tinh bột
6. Mạch vạch, mạch mạng

2.6. Muồng trâu
1. Lông che chở đơn bào ngắn, đầu
nhọn
2. Cutin lồi
3. Mảnh biểu bì phiến lá mang lỗ khí
và cutin lồi
4. Tinh thể calci oxalat hình khối
5. Mảnh mạch mạng
6. Mạch vạch

7. Sợi có kèm tinh thể calci oxalat

14


Giáo trình Thực tập dược liệu

2.7. Ba dót
1. Mảnh biểu bì dưới của phiến lá
mang lỗ khí
2. Mảnh biểu bì trên của phiến lá
khơng mang lỗ khí (khơng màu)
3.Mảnh mơ mềm có chứa diệp lục
(màu xanh)
4. Mạch điểm, mạch mạng, mạch
xoắn
5. Sợi

2.8. Ngũ bội tử
1. Lông che chở đa bào
2. Mảnh mô mềm
3. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn
4. Mảnh mạch điểm
5. Hạt tinh bột
6. Khối nhựa màu vàng

15


Giáo trình Thực tập dược liệu


16


Giáo trình Thực tập dược liệu

2.9. Rễ Nhàu
1. Mảnh bần
2. Mảnh mơ mềm
3. Bó sợi
4. Tinh bột
5. Tinh thể calci oxalat hình
kim
6. Mạch điểm

III. GỢI Ý THẢO LUẬN
1. Khi soi bột dược liệu nếu khơng tìm thấy một cấu tử quan trọng của dược
liệu đó bạn có suy nghĩ gì? ( lấy ví dụ từ các dược liệu trên)
2. Để một tiêu bản bột dược liệu có đầy đủ các phần tử như tài liệu đã mơ tả thì
cần phải chuẩn bị mẫu bột soi như thế nào?

17


Giáo trình Thực tập dược liệu

KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA
CARBOHYDRAT
BÀI 3
DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT

Mục tiêu
Sau khi thực hành, sinh viên phải:
- Phân biệt được một số loại tinh bột thường gặp bằng kính hiển vi.
- Định tính được tinh bột và các sản phẩm thủy phân từng phần của tinh bột.
- Xác định được chỉ số nở của dược liệu có chứa gơm, pectin hay chất nhầy.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các polysaccharid trong tự nhiên được chia thành hai nhóm lớn:
- Homopolysaccharid: là các polysaccharid tương đối thuần nhất, cấu tạo bởi một
loại monosaccharid. Homopolysaccharid quan trọng trong ngành dược là tinh bột.
- Heteropolysaccharid: là những polysaccharid có cấu tạo phức tạp của không dưới
hai loại monosaccharid. Theo truyền thống, các heteropolysaccharid thường được
xếp vào các nhóm: gơm, chất nhầy, pectin, thạch, alginat….
Trong tự nhiên, tinh bột tồn tại dưới dạng kết tinh tạo thành các hạt tinh bột trong tế
bào thực vật. Tinh bột của các loài thực vật khác nhau có thể được phân biệt bằng
hình dạng và kích thước của chúng dưới kính hiển vi. Quan sát tinh bột bằng kính
hiển vi có thể kiểm tra được độ thuần nhất của tinh bột và phát hiện sự giả mạo.
Tinh bột và các sản phẩm thoái giáng từng phần của tinh bột có thể được định tính
bằng dung dịch Iod 1% (TT) (dung dịch Lugol).
Các dược liệu chứa gơm, pectin, chất nhầy có thể được đánh giá bằng chỉ số nở dựa
vào tính chất có thể hút nước và trương nở của các hợp chất này.

18


Giáo trình Thực tập dược liệu

1. Hình dáng và kích thước hạt tinh bột
Hình dạng

Loại tinh bột


Tinh bột Gạo
(Amylum
Oryzae)

Kích thước nhỏ (212μm) hạt đơn hình đa
giác.
Thường gặp hạt kép, có
khi kết thành đám rất
nhiều hạt.
Tễ là một chấm nhỏ, vân
tăng trưởng khơng rõ.

Hình đa giác

Tinh bột Bắp
(Amylum
Maydis)

Tinh bột Sắn
dây

Hình đa giác, hiếm khi
gần trịn.
Kích thước 4-25μm
Tễ hình chấm, hình sao
hay phân nhánh, vân
khơng rõ.
Hình chỏm cầu hay hình
chng nhỏ (2-10μm).


(Amylum
Puerariae)

Tễ là một điểm.

Tinh bột Khoai


Hình chỏm cầu hay hình
chng.

(Amylum
Manihot)

Kích thước từ 5-30μm.

Tinh bột Lúa mì

Hình dĩa, hình quả lê,
đơi khi có rìa sứt mẻ.

Hình chỏm cầu

Hình dĩa

Đặc tính

(Amylum Tritici)


Tễ hình sao, rõ.

Hạt to (30-40μm), hạt
nhỏ (2-8μm), ít có hạt
19


Giáo trình Thực tập dược liệu

kích thước trung gian.
Tễ khơng rõ
Tinh bột Ý dĩ
(Amylum
Coicis)

Mép thường dợn sóng,
kích thước hạt trung
bình.
Tễ phân nhánh hình sao.
Hình trứng, kích thước
trung bình 50μm, có hạt
lớn đến 80μm. Thỉnh
thoảng có hạt kép 2 hoặc
3.

Tinh bột Khoai tây
(Amylum Solani)

Tễ là một điểm ở đầu
hẹp, vân rõ.

Hình trứng, kích thước
50-80μm. Tễ là một vạch
ngắn nằm ở đầu to,
vng góc với trục dài
của hạt tinh bột. Hạt tinh
bột có khi lẹm.

Tinh bột Hồng tinh
(Amylum Marantae)
Hình trứng

Hình bầu dục, kích
thước 50μm.

Tinh bột Đậu xanh
(Amylum Phaseoli)

Tễ dài phân nhánh hình
xương cá.
Hình trứng hay hình
chng, dài 20-80μm,
rộng 20μm.

Tinh bột Hồi sơn

Tễ dài không phân
nhánh, dọc theo trục dài
của hạt; nhiều hạt khơng
thấy tễ.


(Amylum Dioscoreae)

2. Định tính tinh bột

20

+ Iod


Giáo trình Thực tập dược liệu

Tinh bột được cấu tạo bởi 2 loại polysaccharid là amylose và amylopectin.
Trong hồ tinh bột ở nhiệt độ thường, phân tử tinh bột và các sản phẩm thủy phân
từng phần của nó là dextrin tồn tại dưới dạng các chuỗi xoắn; cứ 6 phân tử glucose
lập thành một bước xoắn có thể hấp thụ 1 phân tử iod làm cho dung dịch có màu.
Màu này thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc của phân tử tinh bột (tỷ lệ
amylose/amylopectin) và chiều dài của phân tử. Amylose cho màu xanh đậm với
iod, trong khi amylopectin lại cho màu tím đỏ với iod.
Khi đun nóng, các vòng xoắn này duỗi ra làm cho hồ tinh bột mất màu. Khi làm
nguội, các phân tử có xu hướng trở về dạng chuỗi xoắn làm hồ tinh bột có màu trở
lại.
Khi thủy phân tinh bột (bằng enzym hay acid), phân tử tinh bột bị cắt ngắn dần làm
cho màu của hồ tinh bột với iod chuyển từ xanh sang tím đỏ, đỏ nâu rồi tới khơng
màu.
Tinh bột

Màu xanh
+ Iod

Amylodextrin


Màu tím đỏ
+ Iod

Erythrodextrin

Màu đỏ nâu
+ Iod
Khơng màu

Achrodextrin
+ Iod
Maltodextrin

Khơng màu
+ Iod

Maltose

Khơng màu
+ Iod

Glucose

Không màu

3. Xác định chỉ số nở của dược liệu
3.1. Định nghĩa
Chỉ số trương nở của một dược liệu là thể tích (ml) chiếm giữ của 1g dược liệu, sau
khi để trương nở hoàn toàn trong nước (hoặc một dung môi khác đã được quy định)

thực hiện trong những điều kiện quy định.
21


Giáo trình Thực tập dược liệu

3.2. Nguyên tắc
Cho một lượng nước thừa (hay dung môi làm trương nở theo quy định của từng
chuyên luận) vào một lượng cân biết trước của dược liệu (để nguyên hay xay nhỏ).
Đọc thể tích của dược liệu đã trương nở sau một thời gian quy định suy ra thể tích
tương ứng với 1g dược liệu (chỉ số trương nở). DĐVN quy định tính hệ số trương
nở từ kết quả trung bình của 3 lần thực hiện (DĐVN IV, PL 12.19)

22


Giáo trình Thực tập dược liệu

Tinh bột gạo

Tinh bột bắp

Tinh bột khoai mì

Tinh bột lúa mì

Tinh bột khoai tây

Tinh bột sắn dây


Tinh bột ý dĩ

Tinh bột hoàng tinh

23


Giáo trình Thực tập dược liệu

Tinh bột đậu xanh

Tinh bột hồi sơn

II. THỰC HÀNH
A. Ngun vật liệu thí nghiệm
1. Hóa chất và thuốc thử
Dung dịch HCL 2N, dung dịch Lugol (TT)
2. Dược liệu
Các loại tinh bột:
- Tinh bột gạo
- Tinh bột bắp
- Tinh bột lúa mì
- Tinh bột khoai tây
- Tinh bột khoai mì
- Tinh bột đậu xanh
- Tinh bột sắn dây
- Tinh bột ý dĩ
- Tinh bột hoài sơn
- Tinh bột hoàng tinh.
- Vỏ bưởi

B. Phương pháp tiến hành
1. Quan sát tinh bột bằng kính hiển vi
Nhỏ một giọt nước lên phiến kính (lame), dùng góc của phiến kính mỏng (lamelle)
lấy một ít bột cho vào giọt nước đó và khuấy đều. Đậy nghiêng một cạnh lamelle
lên lame rồi hạ dần đầu kia của lamelle cho đến khi lamelle nằm ngang trên mặt
lame. Dùng ngón tay di nhẹ trên lamelle cho bột phân tán đều. Dùng giấy lọc thấm
nhanh nước thừa ở mép lamelle.
Quan sát với vật kính 10x, sau đó là 40x và vẽ lại hạt tinh bột bằng bút chì đen.
2. Định tính tinh bột

24


Giáo trình Thực tập dược liệu

2.1. Định tính tinh bột
Hịa 0,5g tinh bột gạo với 30ml nước cất trong một becher 50ml, đun sôi 3 phút
(khuấy đều). Dung dịch thu được là hồ tinh bột (A) có thể chất lỏng, trong mờ, hơi
nhớt.
Lấy 1ml hồ tinh bột (A) cho vào 1 ống nghiệm, pha loãng với 5ml nước cất rồi thêm
1 giọt TT Lugol, sẽ xuất hiện màu xanh đậm.
Làm nóng nhanh dung dịch (nhúng ống nghiệm trong nước nóng) cho tới khi dung
dịch cịn màu tím nhạt, rồi làm nguội dung dịch (nhúng ống nghiệm trong nước
lạnh) sẽ xuất hiện trở lại màu xanh (thường nhạt hơn khi chưa đun nóng).
2.2. Phản ứng thủy giải tinh bột
Lấy 10ml dung dịch hồ tinh bột nguội (A) của thử nghiệm 1 cho vào becher 100ml,
thêm 30ml nước cất và 20ml dung dịch HCl 2N, khuấy đều.
Lấy ngay dung dịch thu được cho vào 6 ống nghiệm, mỗi ống 5ml. Cho đồng loạt 6
ống vào nồi cách thủy đang sôi. Lần lượt lấy từng ống nghiệm ra ở các thời điểm
sau 15, 25, 35, 45, 55, 65 phút. Làm nguội nhanh ống nghiệm trong nước đá hoặc

dưới vịi nước. Khi đã có đủ 6 ống nghiệm, thêm vào mỗi ống 1 giọt dung dịch
Lugol.
Quan sát, nhận xét màu sắc và độ nhớt của các dung dịch so với ống chứng là hồ
tinh bột trong nước cất có cùng nồng độ. Giải thích kết quả.
3. Xác định chỉ số trương nở của dược liệu
3.1. Tiến hành
Cân chính xác khoảng 1 g thuốc, để nguyên hoặc nghiền nhỏ ở mức độ thích hợp
theo chỉ dẫn trong chuyên luận, cho vào 1 ống nghiệm thuỷ tinh 25 ml có nút mài,
chiều cao 120 đến 130 mm, và chia độ 0,5 ml. Trừ những chỉ dẫn khác, làm ẩm
thuốc với 1,0 ml ethanol 96% (TT), thêm 25 ml nước và đậy nút. Lắc kỹ 10 phút
một lần trong 1 giờ đầu, sau đó để yên 3 giờ. Ở 1,5 giờ sau khi bắt đầu thí nghiệm,
loại bỏ những thể tích tự do của chất lỏng cịn lại trong lớp thuốc và những tiểu
phân thuốc nổi lên bề mặt của chất lỏng bằng cách quay ống nghiệm theo trục thẳng
đứng.
Đo thể tích chiếm giữ của thuốc bao gồm tồn bộ các chất nhầy bám dính. Mỗi mẫu
tiến hành 3 lần thí nghiệm. Tính chỉ số trương nở từ kết quả trung bình của 3 lần thí
nghiệm đó.(DĐVN IV, PL 12.19)
3.2. Yêu cầu
Xác định chỉ số trương nở của mẫu bột vỏ Bưởi (cân 1g, thêm 25ml nước).

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×