Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu khoa học " Giá trị dược liệu và cải thiện chất lượng trong nuôi trồng nhân tạo nấm Linh Chi Việt Nam " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.07 KB, 9 trang )

Giá trị dược liệu và cải thiện chất lượng trong nuôi trồng nhân tạo nấm Linh Chi
Việt Nam
Phạm Quang Thu
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
1. Tổng quan về giá trị dược liệu của nấm Linh chi.
Nấm Linh chi được dùng như một thượng dược từ khoảng 4000 năm nay ở Trung
Quốc và một số nước khác. Chưa thấy có tư liệu nào về tác dụng xấu và độc tính
của Linh Chi.
Năm 1988, Nhật Bản đã có 300 bệnh nhân bị nhược cơ được điều trị thành công
bằng Linh chi theo nguyên tắc điều hoà miễn dịch. Bệnh gan và tiết niệu cũng
được điều trị khả quan bằng chế phẩm từ Linh chi. Bệnh viện Sơn Đông, Trung
Quốc dùng “xúp” Linh chi để giải độc và bổ gan có kết quả tốt, trong 70.000 ca
trên 90% khỏi bệnh (Lui Xing Jia, 1994). Tác giả cho rằng nấm Linh chi có tác
dụng tốt đối với đường tiết niệu, điều hoà rối loạn tuần hoàn não, tránh các cơn
kịch phát nghẽn mạch và làm dịu thần kinh. Trong 319 trường hợp, tỷ lệ khỏi bệnh
đạt 89%.
Hiệu quả kìm hãm quá trình kết tụ tiểu cầu do chiết xuất của Linh chi được chứng
minh rõ ràng bằng invitro. Năm 1990, Tao J. và Feng K. thử nghiệm với 33 bệnh
nhân xơ cứng động mạch, trong đó hiệu quả chống nghẽn mạch tỏ ra khả quan.
Kết quả thông báo mới đây của Wang Chi và cộng sự, 1994 trên 35 bệnh nhân bị
bệnh mạch vành tim tỏ ra triển vọng tốt với tỷ lệ trên 85,7%.
Hàng loạt các hoạt chất của Linh chi được chứng minh có tác dụng kìm hãm sinh
tổng hợp cholesterol. Kết quả này được thể hiện trong việc điều trị các trường hợp
bệnh nhân cao huyết áp và nhiễm mỡ xơ mạch. Thực nghiệm ở Việt Nam trên
chuột cho thấy lượng cholesterol giảm tới 50% khi áp dụng liều lượng 0,4 gam/kg
thể trọng trong 30 ngày (Bùi Chí Hiếu và cộng sự, năm 1993). Trên cơ sở những
kết quả này áp dụng điều trị sau một vài tuần, bệnh nhân có chuyển biến tốt, huyết
áp ổn định dần, các cơn cao huyết áp nếu có tái phát cũng nhẹ hơn, thưa hơn và
ngắn hơn. Dùng thuốc hạ huyết áp kinh điển, kết hợp với Linh chi, tác dụng điều
chỉnh huyết áp tăng rõ rệt, hạn chế tác dụng phụ của Tây dược (Kanmastuse K. và
cộng sự, 1985).


Hiệu quả chống ung thư của nấm Linh chi đã được chứng minh từ lâu đối với các
bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày. Đối với những bệnh nhân
này, tỷ lệ người sống trên 5 năm cao hơn nhóm không dùng nấm Linh chi. Tại
Trung tâm điều trị các bệnh ung thư ở Tokyo, Nhật Bản, phương pháp điều trị
bằng chế phẩm Linh chi, kết hợp với xạ trị cho kết quả tốt đối với các bệnh nhân
ung thư tử cung. Đối với loại ung thư này, một số kết quả nghiên cứu ở Đài Loan
cho biết nếu dùng Linh chi trồng trên gỗ Long não (Cinmamomum camphora) cho
kết quả rất tốt, khối u tiêu biến hoàn toàn. Hiệu lực cũng thể hiện rõ đối với ung
thư khoang miệng (Chen, T.W. và cộng sự, 1991), ung thư gan (Hau và cộng sự,
1996), đặc biệt kết hợp taxol từ cây Thông đỏ.
Khả năng antioxydant (chống lão hoá) cũng được nhiều công trình nghiên cứu.
Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra vai trò của các saponine - triterpenoids mà trong đó
ganoderic axit được coi là hiệu quả nhất. Ngay từ thập kỷ 80, ở Trung Quốc đã
chứng minh khả năng khử gốc tự do hydroxyl với đặc tính antioxydant, chống lão
hoá của nấm Linh chi (Wang J.F và cộng sự 1985).
Linh chi có thể được đưa vào phác đồ điều trị tạm thời cho các bệnh nhân nhiễm
HIV trong khi các loại thuốc AZT, DDT và DDC còn hiếm và đắt, chưa kể đến tác
dụng phụ rất nặng. Có nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng dùng Linh chi trong
điều trị AIDS, đặc biệt là Gau, J.P. và cộng sự 1990 và Kim, B.K. và cộng sự năm
1996.
Chính vì hoạt tính dược lý của nấm Linh chi rất phong phú nên có nhiều tên gọi
khác nhau như: Bất lão thảo, Vạn niên nhung, Thần tiên thảo, Linh chi. ởnước ta
gọi là nấm Lim (vì mọc nhiều ở rừng Lim xanh) trong đó tên Linh chi được
dùng phổ biến nhất. Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã gọi Linh chi là “siêu dược liệu”, hơn
cả nhân sâm.
2. Chất lượng nấm Linh chi Việt Nam
Thành phần và hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học chứa trong thể quả tự
nhiên và thể quả nuôi trồng được tách chiết bằng 2 loại dung môi: ete dầu hoả và
methanol. Thể quả mọc tự nhiên là chủng nấm Linh chi thu thập từ miền Bắc,
chủng G.l.HB. Thể quả nuôi trồng giống nấm được phân lập từ chủng giống này

và nuôi trồng trên giá thể là mùn cưa gỗ tạp. Kết quả tách chiết, thu được các lớp
chất được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thành phần hoá học của nấm Linh chi tự nhiên và nuôi trồng.
Nấm tự nhiên Nấm nuôi trồng Các lớp chất hoá học
Trọng lượng
bình quân (gam)
Tỷ lệ (%)

Trọng lượng
bình quân
(gam)
Tỷ lệ
(%)
Sterin
Lacton I
Lacton II
0,1291
0,1027
0,0994
1,291
1,027
0,994
0,1349
0,1035
0,1435
1,349
1,035
1,435
Ancaloides
Glucosides và Ancaloides

phân cực
0,1463
0,1821
1,463
1,821
0,1359
0,3061
1,359
3,061
Kết quả ở bảng trên cho thấy cặn dịch chiết ete dầu hoả và methanol từ thể quả
mọc tự nhiên và thể quả nuôi trồng về cơ bản là không có sự khác nhau về thành
phần hoá học thể hiện trên sự có mặt của các lớp chất có hoạt tính sinh học và
trọng lượng của nó.
Steroides (sterin) là nhóm các chất có hoạt tính sinh học, hiện nay đang được sử
dụng rộng rãi trên thế giới để sản xuất một số thuốc chữa bệnh tim mạch, vitamin
nhóm D và các hoóc môn. Hàm lượng các chất steroides chứa trong thể quả nấm
Linh chi Việt Namcao, chiếm 1,3%. Trong khi đó, theo số liệu phân tích của các
nhà khoa học Trung Quốc, hàm lượng các chất steroides của Linh chi Trung Quốc
chỉ chiếm 0,11% - 0,16%, thấp hơn khoảng 10 lần.
3. Cải thiện chất lượng nấm Linh chi thông qua kỹ thuật nuôi trồng nhân tạo
Chất lượng của nấm Linh chi có quan hệ chặt chẽ với thành phần của giá thể nuôi
trồng. Bổ sung dinh dưỡng vào giá thể nuôi trồng hoặc sử dụng nguyên liệu có
chứa các chất có hoạt tính sinh học cao thì chất lượng của nấm Linh chi được cải
thiện. Kết quả phân tích thành phần hoá học của thể quả tự nhiên và thể quả nuôi
trồng trên giá thể có bổ sung dinh dưỡng và mùn cưa cây Long não được trình bày
ở bảng 2.
Bảng 2. Các lớp chất tách chiết từ thể quả tự nhiên và thể quả nuôi trồng
(Số liệu được phân tích bởi tập đoàn Yung Kiên, Đài Loan)
Hàm lượng các chất theo trọng lượng khô (%) Lớp chất
Mẫu 1* Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4

Polysaccharides tan trong nước

Triterpennoids
Adenosine
4,610
0,680
0,004
13,720
1,030
0,047
2,640
0,740
0,010
2,950
0,820
0,024
Mẫu 1*: Nấm Linh chi mọc tự nhiên thu tại Bắc Giang chủng G.l. HB
Mẫu 2: Nấm Linh chi nuôi trồng từ chủng G.l.HB
Mẫu 3: Nấm Linh chi mọc tự nhiên tại Đà Lạt chủng G.l.DL
Mẫu 3: Nấm Linh chi nuôi trồng từ chủng G.l.DL
Bảng số liệu trên cho thấy hàm lượmg polysaccharides tan trong nước của mẫu
nấm Linh chi mọc tự nhiên thu tại Bắc Giang cao hơn nhiều so với mẫu nấm Linh
chi thu tại Đà Lạt (khoảng 75%). Hàm lượng triterpennoids của 2 chủng nấm gần
như tương đương. Đặc biệt hàm lượng adenosine của mẫu nấm Linh chi tự nhiên
thu tại Đà Lạt cao hơn rất nhiều (khoảng 150%) so với nấm Linh chi thu tại Bắc
Giang.
Hàm lượng các lớp chất chứa trong thể quả nuôi trồng đều tăng lên rất nhiều so
với thể thể quả mọc tự nhiên. Linh chi nuôi trồng với chủng giống gốc G.l.DL,
hàm lượng polysaccharides tan trong nước tăng 12%, triterpennoids tăng 11% và
adenosine tăng 14% so với Linh chi tự nhiên. Linh chi nuôi trồng với chủng giống

gốc G.l.HB, hàm lượng polysaccharides tan trong nước tăng 198%, triterpennoids
tăng 51% và adenosine tăng 1075% so với Linh chi tự nhiên.
So sánh thành phần nhóm chất triterpennoids của nấm Linh chi Việt Nam
Ganoderma lucidum và Linh chi Hàn Quốc, Đài Loan Ganoderma tsugae bằng
sắc ký lỏng (HPLC) cho thấy thành phần hợp chất của triterpennoids của nấm
Linh chi Việt Nam phong phú và có rất nhiều các hợp chất khác nhau, trong khi đó
Linh chi Hàn Quốc và Đài Loan chỉ có 4 hợp chất chính. Kết quả được thể hiện
trên biểu đồ hình 1 và hình 2.
Hình 1: Thành phần các hợp chất trong triterpennoids của linh chi Việt
NamGanoderma lucidum chủng G.l.HB
Hình 2: Thành phần các hợp chất trong triterpennoids của Linh chi Hàn Quốc và
Đài Loan Ganoderma tsugae
4. Một số ý kiến nhận xét và thảo luận
* Nấm Linh chi là một dược liệu quý, không độc hại và chưa thấy có tác dụng xấu
nào. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Linh chi cũng không phức tạp, các cơ sở sản xuất,
các hộ nông dân đều có thể triển khai nuôi trồng được loài nấm này, mang lại hiệu
quả kinh tế cao và chăm sóc sức khoẻ tại chỗ.
* Chất lượng của nấm Linh chi phụ thuộc vào loài và chủng. Chủng nấm Linh chi
G.l.HB thu thập từ miền Bắc Việt Namcó hàm lượng polysaccharides cao hơn so
với các chủng khác. Nhóm chất này đại diện là ganoderan A,B,C, Beta-D-glucan
và D6 có tác dụng hạ đường huyết, chống ung thư, tăng tính miễn dịch, tăng sinh
tổng hợp protein.
* Nhóm chất triterpennoids của các chủng nấm Linh chi Việt Nam cao, nhóm chất
này đại diện là ganoderic axit, ganodermadiol ganoderic axit T.O, lucidenol có
tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol, điều hoà huyết áp và tăng cường chức
năng gan. Triterpennoids trong thể quả nấm Linh chi Việt Nam phong phú và còn
rất nhiều các hợp chất khác chưa được nghiên cứu, trong khi đó triterpennoids của
Linh chi Đài Loan và Hàn Quốc (Ganoderma tsugae) chỉ có 4 nhóm hợp chất
chính.
* Nhóm chất adenosine và dẫn xuất có trong thể quả nấm Linh chi mọc tự nhiên

thấp. Thông qua nuôi trồng hàm lượng nhóm chất này được cải thiện rõ rệt, trung
bình tăng lên 1075%. Tác dụng chính của nhóm chất này là ức chế kết dính tiểu
cầu, giảm đau.
* Chất lượng của nấm Linh chi nuôi trồng được cải thiện trên cơ sở bổ sung chất
dinh dưỡng và sử dụng giá thể có chứa các chất có hoạt tính sinh học cao. Để tăng
khả năng chống ung thư và điều hoà miễn dịch, giá thể nuôi trồng nấm Linh chi
được bổ sung mùn cưa cây Long não và đặc biệt là cành, lá hoặc mùn cưa cây
Hồng Tùng.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Chí Hiếu và các CTV, 1993 Tìm hiểu tác dụng lâm sàng của nấm linh chi.
Tài liệu tham khảo nội bộ, Tp HCM, 1993.
2. Chang R., 1996 Ganoderma polysaccharides: current concepts and applications.
Proc. 94 Inter. Sym. On ganoderma Res., p39-40. Beijing, China, 1994.
3. Chen T.W. et al. 1991 Invitro cytotoxicity of Ganoderma lucidum
4. Đỗ Tất Lợi, Lê Duy Thắng, Trần Văn Luyến1994 Nấm Linh chi, nuôi trồng và
sử dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố HCM, 1994.
5. Gau J.P.,C.K. Lin, S.S. Lee, S.R. Wang,1990 The lack of antiplatelet effect of
crude extracts from Ganoderma lucidum on HIV-positive hemophiliacs. Am. J.
Chin. Med. 18(3-4), 175-9, 1990.
6. Kim B.K. et al, 1996 Anti-HIV activities of Ganoderma lucidum Proc. 94 Inter.
Conf. On Ganoderma Res., Taipei, Tawan, 1996.
7. Lui X. J.,1994 Hepatopathy and uterofunctional Bleeding mainly Treated with
Ganoderma lucidum.
Proc. 94 Inter. Sym. On Ganoderma Res., p58-9. Beijing, China, 1994.
8. Phạm Quang Thu, 1994 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm lim Ganoderma
lucidum ở vùng đông bắc Việt Nam. Luận án PTS, Hà Nội, 1994
9. Tao J. ,Feng K., 1990 Experimental and clinical studies on inhibitory effect of
Ganoderma lucidum on platelet aggregation. J. TongjiUniv.10(4),240-3, 1990

10. Wang Chi, Zh. Y. Hua, 1994 A new kind of preparation of Ganoderma
lucidum in treating 35 patients with coronary cardiac disease. Proc. 94 Inter. Sym.
On Ganoderma Res., p58-9. Beijing, China, 1994.
11. Wang J.F. et al, 1985 Study of the action of Ganoderma lucidum on
scavenging hydroxyl radicals from plasma. J. Tradit, Chin. Med. 5(1): 55-60.
Pharmaceutical value and improvement of cultivated Ganoderma species in
Viet Nam

Summary:Ganoderma species serves as a valuable pharmaceutical material with
outstanding efficiency in treatment of heart and vascular disease, tumors and
ageing. Notoxic or bad effected are found with it. The quality of Ganoderma
species depends on species and variety. The variety G.I. HB collected in North
Viet Namhas polysaccharides content higher than that of other varieties. This
group of substances is effective against cancer, improving immunity increasing
biological synthesis of protein. Content of the group of triterpennoids in
Ganoderma varieties of Viet Namis high, the group of these substances inhibits
biological synthesis of cholesterol, regulates blood pressure and enhances the
function of liver. Triterpennoids in fruit bodies of ganoderma species in Viet
Namare rich with many other compounds that are not yet studied while
Ganoderma tsugue of Taiwanand South Koreahas only four main compounds.
Quality of cultivated Ganoderma is improved due to supplementation of nutrients
and the use of the media containing substances of high biological activity. To
enhance the capability of cancer control and immunity regulation,medium for
ganoderma cultivation is added with saw dust of Cinnamomum camphora wood
and especially branches, leaves or saw dust of Dacrydium pierrei.

×