Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Ly thuyet quy hoach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.61 MB, 185 trang )

CHƯƠNG I
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

1


 Chọn đất và chọn hướng phát triển đô thị

Hình - Mô hình cấu trúc đô thị
Đất đai đô thị được phân chia thành các loại sau:
a.

Đất dân dụng

- Đất ở
- Đất trung tâm phục vụ công cộng
- Đất cây xanh thể dục thể thao
- Đất giao thông
b. Đất ngoài dân dụng
- Đất công nghiệp và kho tàng
- Đất cơ quan bên ngoài và trung tâm chuyên ngành
- Đất giao thông đối ngoại
- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
- Đất cây xanh phòng hộ
- Đất khác ( nông nghiệp, lâm nghiệp...)
- Đất dự trữ phát triển

2


 Chọn mô hình phát triển đô thị


Mỗi loại đất có một nhu cầu riêng về địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, điều kiện
tự nhiên và kỹ thuật.
Chính điều kiện đất đai đó đã cho phép mỗi đô thị có thể lựa chọn cho mình một mô
hình phát triển không gian thích hợp với quy mô tính chất và giai đoạn phát triển đô
thị.
Mô hình phát triển không gian đô thị phụ thuộc rất lớn vào hệ thống giao thông
chính của đô thị xương-sống của mọi hoạt động và định hướng phát triển lâu dài ĐT.

- Dạng tuyến và dải đô thị phát
triển dọc các trục giao thông dựa
trên cơ sở lí luận chuỗi và tuyến,
dải của Soria Y Mata

Hình - Phương án quy hoạch thành
phố Brasilia của Lucio Costa (1956)

- Đô thị phát triển theo dạng tập trung và mở rộng ra nhiều nhánh hình sao.
Hình - Dạng tập trung phát triển thành nhánh sao

120


- Dạng hướng tâm vành đai, đô thị phát triển theo hướng tâm và mở rộng ra nhiều
hướng có các vành đai theo trung tâm nối liền các tuyến giao thông với nhau.

Hình - Thành phố Moskva
- Đô thị phát triển hỗn hợp xen kẽ nhau bởi nhiều loại đơn vị đô thị khác nhau gắn với
hệ giao thông kiểu hình sao và vành đai xen kẽ ở khu vực gần trung tâm.
- Đô thị phát triển hình học với nhiều đơn vị khác nhau, xây dựng tập trung hoặc tuyến
hay chuỗi. Đây là một ví dụ phát triển đô thị trên cơ cấu hình học hướng tâm của

từng đơn vị.

Hình - Thành phố Canberra


- Hình thức phổ biến nhất là đô thị phát triển theo ô bàn cờ và dạng tự do. Một số
dạng hình học tam giác, lục giác hay đa giác hầu hết chỉ dừng ở dạng lí thuyết nhiều
hơn là trong thực tế xây dựng.

Hình- Sơ đồ các mô hình phát triển hệ thống dân cư đô thị *


Phân vùng chức năng đất đô thị
Phân vùng chức năng các loại đất trong đô thị phải dựa vào tính chất sử dụng và chỉ
tiêu được chọn cho từng loại đất, sau khi đã đánh giá tổng hợp đầy đủ khả năng cho
phép sử dụng của đất đai.
Đất đô thị được phân thành 2 loại chính bao gồm đất dân dụng và đất ngoài khu dân
dụng, được tổng hợp như sau:
Loại đất

Tỉ lệ chiếm đất %

I. Đất dân dụng

50-60%

1. Đất ở

25-30%


2. Đất công cộng

5-5%

3. Đất cây xanh

5-5%

4. Đất giao thông

15-20%

II. Đất ngoài khu dân dụng

40-50%

1. Đất công nghiệp và kho tàng
2. Đất cơ quan ngoài và TT chuyên ngành
3. Đất giao thông đối ngoại
4. Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

Thay đổi tuỳ theo tính
chất của đô thị

5. Đất cây xanh phòng hộ
6. Đất khác ( nông nghiệp, lâm nghiệp...)
7. Đất dự trữ phát triển
Tổng cộng

100%


100%


 Các khu chức năng bao gồm:
- Khu đất công nghiệp: khu vực sản xuất chính của ĐT tổ chức ở ngoài khu dân
dụng. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các khu công nghiệp kỹ thuật
cao là những hình thức tổ chức sản xuất mới có qui mô lớn, là động lực chính của sự
phát triển ĐT.
- Đất kho tàng : Chủ yếu bố trí ở ngoài khu dân dụng TP. Đất kho tàng là nơi dự trữ
hàng hoá, vật tư, nhiên liệu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của
ĐT. Các kho tàng được bố trí gần các đầu mối giao thông và các khu CN.
- Đất xây dựng các khu ở: Bao gồm đất đai xây dựng các khu nhà ở mới và cũ trong
thành phố. Các khu ở bố trí thành các đơn vị ở khác nhau trong khu đất dân dụng thành
phố. Nó gắn liền với mọi hoạt động khác ở đô thị và được bố trí tập trung xung quanh
các khu trung tâm của đô thị.
- Đất trung tâm các công trình công cộng: Bao gồm khu vực trung tâm chính trị của đô
thị và toàn bộ hệ thống trung tâm phụ khác ở các đơn vị đô thị thấp hơn như quận,
phường, các trung tâm văn hoá, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học... Đất trung tâm
thường được bố trí ở khu vực có bộ mặt cảnh quan đẹp nhất và nằm ở vị trí trung tâm
của thành phố và các khu vực chức năng khác.
- Đất cây xanh và thể dục thể thao: Bao gồm đất xây dựng các công viên văn hoá, nghỉ
ngơi, các khu TDTT thành phố, các vườn cây đặc biệt khác như công viên bách thú,
bách thảo, công viên rừng, khu danh lam thắng cảnh thành phố. Đất xây dựng còn được
tính cả các khu cây xanh cách li, mặt nước hồ, sông và khu đất trống...
- Đất giao thông đối ngoại: Bao gồm đất xây dựng các tuyến đường giao thông cao tốc
quốc gia, các tuyến đường sắt, các bến bãi, quảng trường giao thông, bến xe, ga đường
sắt, bến cảng, sân bay và ga sân bay...
- Đất vùng ngoại ô: Bao gồm đất dự trữ phát triển đô thị, các khu vực xây dựng các
công trình đô thị đặc biệt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước, trạm bơm, lọc

nước... Các khu quân sự bảo vệ đô thị, các khu quân sự khác, các khu di tích, khu
nghóa trang, khu rừng bảo vệ... Các khu đất này được bố trí ngoài thành phố nhưng
có quan hệ mật thiết với mọi hoạt động bên trong TP.

 Bố cục không gian kiến trúc đô thị
Mỗi khu vực dân cư, mỗi khu vực chức năng trong ĐT đều có một số yêu cầu riêng
phản ảnh đặc trưng của mình thông qua hình ảnh kiến trúc ở đó.
Hình ảnh của ĐT là tổng hợp bộ mặt kiến trúc từ các khu vực chức năng trong đô thị
đến hình ảnh chủ đạo nhất, đặc trưng nhất của toàn bộ đô thị là khu trung tâm TP.
Bố cục không gian kiến trúc đô thị được biểu hiện ở cơ cấu tổ chức mặt bằng quy
hoạch xây dựng ĐT và tổ chức hình khối không gian kiến trúc toàn ĐT, đặc biệt là ở
các khu trung tâm.
Bố cục mặt bằng được thể hiện qua việc chọn lọc hình thái không gian ĐT của hệ
thống đường phố chính và các quảng trường đô thị với các khu chức năng.
Thời cổ xưa trong các thuyết địa lí phong thuỷ Á Đông, địa lí Tả Ao hay các mô


hình trong địa đạo diễn ca đã áp dụng việc chọn đất xây dựng và bố cục quy hoạch
kiến trúc trong các quần thể công trình.
Trong thời cổ đại và cận đại xuất hiện các loại đô thị lấy bố cục hướng tâm kiểu
thành phố lí tưởng có thành quách bao bọc làm cơ sở cho bố cục không gian kiến trúc
đô thị.
Những công trình trọng điểm của thành phố được bố trí ở các quảng trường trung
tâm, nơi hội tụ của các tuyến giao thông chính.

Hình - Bố cục không gian của một số thành phố lý tưởng thời phục hưng
Ngày nay ĐT phát triển nhanh và mở rộng thành không gian lớn có bán kính hàng
chục có khi hàng trăm km. Vấn đề bố cục không gian phong phú hơn, ngoài trung tâm
hành chính của thành phố, các trung tâm phụ cũng phát triển mạnh theo nhiều hình
thức khác nhau tạo nên những chuỗi đô thị với những bố cục kiến trúc khá hấp dẫn.



Hình - Thành phố Newyork

Hình - Thành phố Newyork


Việc xác định bố cục không gian cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản của bố cục, theo
Kevin Lynch, có 5 thành phần cơ bản tạo nên bố cục của 1 thành phố:
- Tuyến
- Nút
- Vành đai (bờ, rìa)
- Mảng
- Điểm nhấn, trọng điểm

Hình - Ngôn ngữ của hình ảnh đô thị theo Kevin Lynch
Song song với việc nghiên cứu bố cục mặt bằng quy hoạch tổng thể đô thị là việc
xác định các công trình và cụm công trình trọng điểm của thành phố ở khu trung tâm.
Vị trí các công trình trọng điểm bố trí ở trên các trục giao thông chính, trên các quảng
trường trung tâm và những nơi có vị trí tầm nhìn tốt, nhằm tạo được một tổng thể không
gian kiến trúc thích hợp cho toàn thành phố và từng khu vực.


PHÂN ĐT XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐT ĐẦU
Bất kì một đồ án QH nào cũng phải có phân chia giai đoạn thực hiện.
Quy hoạch xây dựng đợt đầu có nhiệm vụ:
1. Khoanh định các khu vực hiện có và mở rộng, phân loại đất theo chức năng sử
dụng: nhà ở, công nghiệp, kho bãi, cây xanh, khu du lịch nghỉ ngơi giải trí, các trung
tâm công cộng, các cơ sở an ninh quốc phòng, hạ tầng Kỹ thuật và các khu vực khác dự
kiến xây dựng trong giai đoạn trước mắt.

2. Phân chia các khu vực đặc thù theo tính chất quản lí như khu vực bảo tồn và tôn
tạo, khu vực phố cổ, phố cũ, khu phố mới. Xác định các chỉ tiêu kó thuật, tỉ lệ tầng cao,
các hệ số sử dụng đất và định hướng kiến trúc quy hoạch.
3. Xác định các yêu cầu và biện pháp cải tạo và xây dựng mới: Việc xác định
mục tiêu và đối tượng đầu tư, các luận chứng tiền khả thi theo thứ tự ưu tiên và phân
kì xây dựng.
4. Phân loại mạng lưới đường giao thông đối nội, đối ngoại, các đường khu vực. Xác
định hướng tuyến chỉ giới đường đỏ, mặt cắt đường và phân kì giai đoạn thực hiện các
tuyến trong giai đoạn trước mắt cả bề dài lẫn bề rộng mặt cắt các tuyến đường dự kiến.
5. Xác định các vị trí và đầu mối các công trình hạ tầng kó thuật được xây dựng trong
giai đoạn trước mắt.
6. Xác định ranh giới các đơn vị QH và đơn vị HC phường, xã, quận (hiện có và dự
kiến điều chỉnh).

Hình 6.16- Phân đợt xây dựng BerLin


2. ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
Một đồ án quy hoạch xây dựng bao giờ cũng kèm theo điều lệ quản lý xây
dựng theo đồ án quy hoạch thông thường bao gồm các nội dung sau:
- Xác định ranh giới, diện tích khu đất thiết kế
- Xác định ranh giới, diện tích, tính chất các khu chức năng như: công nghiệp,
khu ở, công trình công cộng, công viên, vườn hoa, công trình đặc biệt, công
trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật...
- Các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc: mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối
đa, tầng cao trung bình, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng nền và tầng
một công trình, hình thức và bộ mặt kiến trúc, màu sắc công trình, cây xanh sân vườn,
hình thức tường rào, vật liệu xây dựng...
- Xác định các loại hình nhà ở ( chung cư, biệt thự, nhà liên kế...)
- Xác định số người, tiêu chuẩn diện tích đất diện tích sàn cho mỗi người đối với từng

lô đất, từng công trình.
- Các yêu cầu đối với công trình đầu mối và tuyến hạ tầng kỹ thuật: diện tích, chức
năng, khoảng cách ly, các yêu cầu về khai thác sử dụng, bộ mặt kiến trúc...
- Quy định về bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích lịch sử – văn
hoá.
- Các yêu cầu đối với khu đất dự trữ: đặc điểm tự nhiên, các yêu cầu trong khai thác sử
dụng xây dựng trong các giai đoạn.
- Các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái.
- Các điều khoản thi hành.


CHƯƠNG II
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ
I. QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐT
1.1. THIẾT KẾ QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Hệ thống giao thông là hệ thống quan trọng nhất trong các loại hạ tầng kỹ thuật đô
thị, nó đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác trong
đô thị hoặc vận chuyển hành khách và hàng hoá từ đô thị đi các nơi khác.
Hệ thống giao thông có vai trò trong việc việc hành bộ khung chính cấu trúc đô thị
và có vai trò định hướng cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
Trong cấu trúc đô thị, hệ thống giao thông giữa vai trò liên kết các khu vực chức
năng và tạo thành một hành lang kỹ thuật mà trên đó bố trí hầu hết các công trình
của hệ thống kỹ thuật hạ tầng khác.

Giao thông đối nội – giao thông đối ngoại
a. Giao thông đối ngoại
Giao thông đối ngoại bao gồm mối liên hệ giữa đô thị với bên ngoài như: với các đô
thị khác, với các khu công nghiệp tập trung, khu nghỉ ngơi giải trí.
Giao thông đối ngoại bao gồm: Giao thông đường thuỷ, giao thông đường sắt, giao
thông đường bộ và giao thông đường hàng không.

b. Giao thông đối nội
Giao thông đối nội là giao thông bên trong đô thị, nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ
thông giao thông đối ngoại qua các nhà ga, bến cảng, bến xe, các đầu mối giao thông ở
các đường vào đô thị.
Theo điều kiện địa hình, kinh tế, cấu trúc đô thị mà từng loại hình giao thông đô
thị có thể phát triển không đều nhau. Trong đô thị cũng có đầy đủ các loại giao
thông như là: Giao thông đường thuỷ, giao thông đường sắt:tàu điện ngầm, mặt
đất, trên cao...nhưng đa phần là phát triển mạnh về giao thông đường phố.

Phân loại hệ thống giao thông
a. Đường bộ
Là một loại hình thức giao thông phổ biến ở những thành phố lớn, nó được sử dụng
rộng rãi, vận chuyển hành khách hàng hoá thuận tiện ở mọi lúc mọi nơi, với khối lượng
tương đối lớn.
b. Đøng sắt
Là hình thức giao thông có ưu điểm là vận chuyển với khối lượng lớn, an tòan, ít ô
nhiễm môi trường, tuy nhiên nó không được bố trí rộng rãi, cơ sở đầu tư ban đầu tốn
kém. Hướng vận chuyển kém linh hoạt.


c. Đường thủy
Hình thức giao thông rất quan trọng xuất hiện từ lâu đời, có ưu điểm là vận chuyển
lượng hành khách và hàng hoá rất lớn, chi phí vận tải thấp, tuy nhiên tốc độ không cao
và phù thuộc vào điều kiện tự nhiên của đô thị
d. Đường hàng không
Hình thức hiện đại, là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá đi những
khoảng cách xa và ra ngoài đô thị. Có ưu điểm là vận chuyển hàng hóa nhanh, an tòan,
nhưng khối lượng còn hạn chế, giá thành cao.

Vai trò của giao thông đối với giải pháp quy hoạch đô thị

Cấu trúc mạng lưới giao thông và cấu trúc đô thị
Trong cấu trúc đô thị, hệ thống giao thông giữ vai trò làm khung chính gắn kết các
khu vực chức năng đảm bảo một cấu trúc đô thị chặt chẽ. Hệ thống giao thông tạo mối
quan hệ giữa các khu vực trong đô thị và mối liên hệ giữa đô thị với bên ngoài.
Hệ thống giao thông trong cấu trúc đô thị có những đặc điểm sau:
Đây là mối quan hệ giữa các thành phần của đô thị thông qua việc giải quyết các
nhu cầu sử dụng trong đô thị. Đây cũng chính là yếu tố góp phần xác định quy mô hợp
lý của các thành phần chức năng đô thị.
Định hướng phát triển hệ thống giao thông cũng góp phần trong việc xác định chính
xác cấu trúc đô thị. Hệ thống giao thông là bộ khung căn bản để xác định vị trí của hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, vị trí các nguồn cung cấp hạ tầng: điện, nước, trạm xử lý chất
thãi, bãi rác …
Dựa trên hệ thống giao thông đô thị, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như cấp
điện, cấp thoát nước, … sẽ được triển khai tổ chức theo các định hướng phát triển của đô
thị nhằm đảm bảo sự vận hành và PT của các khu vực chức năng trong cấu trúc đô thị.

Các dạng mạng lưới giao thông đô thị trong cấu trúc đô thị
Dạng mạng lưới ô cờ – ô cờ có đường chéo
Dạng ô cờ và ô cờ có đường chéo thường có tính đơn giản sẽ thích hợp với các cấu
trúc đô thị nhỏ hoặc các khu vực chức năng trong đô thị. Lúc này tính định hướng giao
thông không cao nhưng khả năng phân tán dòng người dễ dàng. Khả năng di chuyển
không nhanh nhưng ít có nguy cơ bị ách tắc giao thông.
Dạng đường ô cờ và ô cờ có đương chéo thường được tổ chức trong các khu vực chức
năng, các loại đường khu vực và nội bộ thường được tồ chức theo dạng này

14


Hình 8.1- Sơ đồ mạng lưới ô cờ và ô cờ có đường chéo
Dạng mạng lưới hướng tâm và hướng tâm có đường bao

Dạng mạng lưới đường hướng tâm và hướng tâm có đường bao là những dạng mạng
lưới đường phù hợp với các cấu trúc đô thị có trung tâm tập trung và các trục đường
chính đô thị đảm nhận nhiệm vụ phân chia các khu vực chức năng đô thị.

Hình - Sơ đồ mạng lưới hướng tâm và hướng tâm có đường bao ( vành đai )
Dạng mạng lưới tự do
Dạng mạng lưới tự do phù hợp với cấu trúc đô thị có trung tâm phân tán, tuy vậy vẫn
phải đảm bảo các nhu cầu giao thông nhanh, giao thông tiếp cận vào các khu vực.
Dạng mạng lưới hỗn hợp
Các đô thị lớn, cực lớn, các đô thị là trung tâm của một vùng rộng lớn thường có cấu
trúc đô thị đa trung tâm, và vì vậy mà mạng lưới đường cũng phải có cấu trúc theo dạng
hỗn hợp.

Hình-Mạng lưới đường hướng tâm vành đai, kết hợp với mạng lưới ô cờ trong các khu CN

15


Cấu trúc giao thông và phân bố các chức năng đô thị
Khái niệm cấu trúc ĐT:
ĐT được xem như là một hệ thống. Mỗi hệ thống luôn gắn liền với hình thức tổ chức
nhất định của các khu chức năng. Cấu trúc ĐT chính là bộ khung góp phần quan trọng
trong việc hình thành và phát triển ĐT. Thành phần cấu tạo nên cấu trúc ĐT bao gồm:
- Hệ thống GT ĐT
- Hệ thống các khu chức năng trong ĐT (các đơn vị chức năng ĐT được bố trí thành hệ
thống)
Phân bố các khu chức năng trong cấu trúc ĐT hiện đại:
Mỗi một đô thị phải có một cấu trúc đô thị nhằm định hướng phát triển đô thị theo
một nguyên tắc đảm bảo sự cân đối hài hoà các thành phần của đô thị.
Cấu trúc đô thị có vai trò quyết định các giải pháp quy hoạch các thành phần đất

đai đô thị và hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững cho đô thị. Trong đó vai
trò của hệ thống giao thông được xác định là Bộ khung của đô thị: dựa trên bộ khung
này, các khu vực chức năng đô thị được bố trí gắn kết với nhau.
Hệ thống giao thông vừa giữ vai trò liên kết giữa các khu vực chức năng, vừa giữ
vài trò giới hạn các khu vực chức năng.
Khả năng định hướng và lựa chọn vị trí các khu vực chức năng: trung tâm, các công
trình dịch vụ, các khu công nghiệp sản xuất đều được nghiên cứu trên sự thuận lợi của
hệ thống giao thông.
Giải pháp thiết kế các khu vực chức năng đều chịu ảnh hưởng của hệ thống giao
thông:
- Khu ở: mô hình ở, loại hình nhà, các công trình dịch vụ công cộng….đều phụ thuộc
vào mạng lưới đường đô thị.
- Khu vực trung tâm: bố cục tầng cao, không gian quảng trường, bãi đậu xe, tiếp cận…
đều được nghiên cứu dựa trên giải pháp giao thông đô thị
- Khu công nghiệp – sản xuất: các cụm nhà máy, vị trí kho, sân bãi, khu xử lý chất
thải… đều chịu tác động của hệ thống giao thông vận tải đô thị.

16


Về hệ thống giao thông đường bộ ĐT:
Hệ thống GT có nhiều tầng bậc khác nhau và mỗi vị trí đều có những nguyên tắc bố
trí riêng của nó. Đặc đểm của cấu trúc ĐT sẽ thay đổi từ trung tâm ĐT ra ngoài ĐT.

HT CẢ NG BIỂN
-CẢNG CÔNG NGHIỆ P
-CẢNG DU LỊCH
SÂN BAY
DI DỜI KHỎ I TT ĐT
ĐƯỜ NG KHU VỰC

ĐƯỜ NG NỘI BỘ

BẾN XE

ĐƯỜ NG ĐÔ THỊ
ĐƯỜ NG VÀN H ĐAI
ĐƯỜ NG GT ĐỐI NGOẠ I

Hình - Hệ thống giao thông đường bộ đô thị
Trong đó, hệ thống GT đường bộ trong cấu trúc ĐT bao gồm:
- Hệ thống GT đối ngoại: trong mô hình cấu trúc là những tuyến đường hình tia nối các
vùng lân cận, gồm:
+Đường cao tốc
+Đường quốc lộ: đóng vai trò nối các vùng lại với nhau. quốc lộ được hình
thành từ các vành đai cùng cấp, do vậy những điểm giao nhau thường là những nút GT
khác cốt. Khi ĐT lớn ra, hình thành các đường vành đai càng lớn để đáp ứng nhu cầu
GT trong ĐT, nhưng chỉ phình ra ở mức độ nhất định tuỳ theo quy định ranh giới thành
phố.
- Hệ thống GT đối nội: đây là mạng lưới đường trong nội bộ ĐT.
+Đường trục chính ĐT
+Đường trục chính của khu vực
+Đường nội bộ khu vực

17


Về hệ thống VTHKCCKLL ĐT
Hệ thống GT đường sắt đối ngoại: Hệ thống được bố trí thành mạng lưới đường sắt,
thường bám theo trục quốc lộ. Mạng lưới này không đi xuyên qua ĐT mà chỉ đừng lại ở
ga cụt. Nếu xuyên qua trung tâm ĐT, mạng lưới phải nổi lên hoặc đi ngầm xuống lòng

đất để tránh giao cắt với mạng lưới GT đường bộ.

HT CẢNG BIỂN

SÂN BAY
DI DỜI KHỎI TT ĐT

GA TRUNG TÂM
ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA

ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
GA CỤT

ĐƯỜNG SẮT NGOẠI Ô

Hình -Hệ thống vận tải hành khách khối lượng lớn đô thị

18


- Hệ thống GT đường sắt ĐT
+ Hệ thống GT đường sắt ngoại ô: Mạng lưới đường sắt nhẹ thường nối các khu
ở ngoại thành lại với nhau, và nối trung tâm ĐT đến các khu chức năng bên ngoài. Hệ
thống này còn có thể chạy theo các đường vành đai để nối các làng đại học, khu CN …
+ Hệ thống GT đường sắt nội ô: Hệ thống GT đường sắt nội ô do nằm trong khu
vực nội thành nên mạng lưới này có thể đi ngầm hoặc nổi, trong đó đường sắt đi qua
trung tâm thường là đường sắt ngầm. Đường sắt nổi bao quanh trung tâm chứ không đi
xuyên.
- Hệ thống GT thủy: thường dùng để vận chuyển hàng hóa và hành khách với số lượng
lớn.

Đầu mối GT của hệ thống GT thủy chính là vị trí cảng. Cảng cần nằm gần đường
vành đai, kho tàng, bến bãi … Hệ thống có thể liên kết với các loại hình GT khác để
tiếp cận dễ dàng với các khu vực khác như: cảng – khu công nghiệp – đường vành đai,
để thuận tiện cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi.
- GT hàng không: đây là hệ thống GT đối ngoại.
Sân bay được bố trí nằm cạnh đường cao tốc, bên ngoài ĐT, có thể tổ chức thành ĐT
vệ tinh. Sân bay còn có thể nằm cạnh các tuyến GT khác (nhưng phải là GT chính
trong ĐT).
NHÀ MÁY NƯỚC
KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG

NHÀ MÁY ĐIỆN
LÀNG ĐẠI HỌC

ĐÔ THỊ VỆ TINH

TT TDTT

HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TRONG TƯƠNG LAI

NHÀ MÁY
XỬ LÝ NƯỚC THẢI

KHO TÀNG
NGHĨA TRANG
KHU CÔNG NGHIỆP

Hình 8.6- Sơ đồ cấu trúc đô thị và trò hệ thống giao thoâng


19


 Định hướng quy mô và lãnh thổ đô thị
Với những vai trò lớn về các mặt kinh tế xã hội như: vận chuyển và phân phối sản
phẩm, phục vụ nhu cầu đi lại với mục đích sinh hoạt, lao động, học tập… Sự hình thành
các điểm dân cư đô thị không thể không dựa trên các điều kiện thuận lợi phát triển
giao thông.
Việc mở rộng Quy mô lãnh thổ của các đô thị được xác định từ nhiều yếu tố, trong
đó năng lực của hệ thống giao thông đô thị có vai trò rất lớn. Một trong những chỉ tiêu
của hệ thống giao thông là: năng lực và vận tốc vận chuyển của các hình thức giao
thông.
Thông thường tiêu chuẩn cơ bản để xác định thời gian di chuyển hợp lý từ trung tâm
đô thị đến các khu vực là 30 phút. Nếu tốc độ di chuyển trung bình là 20km/h thì bán
kính đô thị hợp lý là 10km. Nếu năng lực của hệ thống giao thông cao hơn thì có thể
mở rộng bán kính đô thị. Việc định hướng các điểm dân cư mới trong đô thị được tổ
chức dựa trên tốc độ di chuyển của các tuyến giao thông.
Đối với các đối thị đang phát triển, việc xác định phạm vi vùng di chuyển trong vòng
30 phút – 1h sẽ góp phần quyết định điều kiện phát triển các khu vực và giải pháp phát
triển hệ thống giao thông.

2. Xác định giải pháp SD đất và giải pháp thiết kế các khu chức năng ĐT
a. Lựa chọn vị trí các khu vực chức năng đô thị
Phân bố các khu chức năng trong cấu trúc ĐT hịên đại luôn phải tính đến bố cục của
toàn ĐT. Ngày nay, ĐT phát triển luôn có sự đóng góp rất lớn của hệ thống GT ĐT. GT
ĐT có ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc ĐT và phân khu chức năng của ĐT.
Cấu trúc đô thị hiện đại:
Một ĐT hợp lý khi các khu chức năng được bố trí một cách hợp lý.
Sự chỉnh trang, cải tạo các hành lang GT một cách phù hợp với cấu trúc đô thị sẽ
làm cho các khu chức năng của ĐT xích gần với nhau hơn.

Ngày nay, sự phát triển của ĐT rất phức tạp là do ĐT đã phát triển 1 thời gian khá
dài và đa chức năng (văn hóa, dịch vụ …). Sự phát triển của VTHKCCKLL vì thế đòi
hỏi hiệu quả phục vụ cao hơn và việc định hướng phức tạp hơn.
Phát triển hệ thống GT còn được xem như là khung xương chủ yếu để hình thành
nên ĐT. Mô hình cấu trúc ĐT hiện đại là mô hình ĐT có nhiều tầng lớp GT. Hệ thống
GT này bao gồm: GT đường bộ, GT bánh sắt, hệ thống GT đi bộ, các bến xe … Trong
đó, VTHKCCKLL là một giải pháp ưu tiên ở các quốc gia phát triển:
Đối với ĐT lớn hơn 1 triệu dân phải phát triển những tuyến GT vận chuyển lớn như
GT bánh sắt (trên cao, tàu điện trên cao, tàu điện trên mặt đất, metro) là rất cần thiết
và quan trọng.
Sự kết hợp giữa các loại phương tiện: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, xe buýt, taxi
sẽ trở thành 1 mạng lưới GT tối ưu góp phần thúc đẩy sự phát triển của ĐT.
Sự kết hợp giữa các tuyến đường cần linh hoạt, và đảm bảo sự lưu thông xuyên suốt
20


trong đô thị.
Chú ý tập trung phát triển theo hướng phát triển tương lai.
Về cách bố trí nhà ga: ga cụt, ga xuyên, ga ngầm.
Đường sắt quốc gia nối đường sắt CN và nối với khu CN.
Chỗ đậu xe phải được quan tâm, và phát triển để có những giải pháp cân đối cho sự
phát triển ĐT. Có thể đưa ra những phát triển mới cho bãi đậu xe để tăng thêm diện
tích đất cho đô thị.
Phát triển bãi đâu xe ngầm
Phát triển chỗ đậu xe cao tầng
Khu trung tâm:
- Phần trung tâm nằm trong trung tâm
Đây là khu chức năng quan trọng của đô thị. Thông thường, một đô thị có nhiều
trung tâm hay trung tâm đa chức năng, bao gồm: Trung tâm hành chính, thương mại,
dịch vụ …

Khu vực trung tâm đô thị là đầu mối của các hệ thống GT khác nhau (Metro, đường
sắt ĐT … ) Ngoài ra, đô thị còn có đường sắt đối ngoại đi xuyên qua khu trung tâm
nhưng không tiếp xúc với trung tâm đô thị hoặc chỉ tiếp xúc thông qua nhà ga trung
tâm.
Trung tâm đô thị còn là đầu mối cảnh quan của một ĐT.
- Phần trung tâm nằm ngoài trung tâm (trung tâm thuộc cấp khu vực).
Càng ra ngoài, trung tâm càng được phân cấp nhỏ hơn: chỉ còn là trung tâm dịch vụ
công cộng.
Trung tâm cấp khu vực có sự hình thành tương đối đơn giản, ban đầu là khu vực
thương mại, sau đó hình thành nên các chức năng khác.
Trung tâm ngoài trung tâm: trung tâm dịch vụ ở giao lộ
Các trung tâm này thường là cây xăng, khu thương mại bán hàng theo giá sỉ (các
siêu thị, dịch vụ bán hàng…) như: Cora, metro … Những hệ thống siêu thị này có đối
tượng phục vụ là người mua hàng với số lượng nhiều.
Các đường vành đai khi hình thành rõ nét thì việc phát triển hệ thống các trung tâm
dịch vụ xung quanh ngày càng nhiều.
Các KCN, kho tàng … hình thành khi hệ thống GT ngoại vi xuất hiện vì đây là điều
kiện để vận chuyển hàng hóa thông suốt.

21


KHU Ở CẤP KHU VỰC

TRUNG TÂM DỊCH VỤ CẤP ĐÔ THỊ

KHU Ở
CẤP ĐÔ THỊ

KHU TRUNG TÂM

DỊCH VỤ CẤP ĐT
KHU TRUNG TÂM CẤP KHU VỰC
KHU Ở VƯỜN

Hình 8.8- Hệ thống giao thông và các khu vực chức năng trong đô thị
Khu ở:
Các khu ở trong đô thị được bố trí theo từng cấp khác nhau phụ thuộc vào giá trị đất
đô thị. Vì thế, việc bố trí khu dân cư nội thành và ngoại thành phải theo những hình
thức khác nhau. Cách bố trí các khu ở cũng thay đổi từ trung tâm ra ngoài trung tâm
theo từng cấp khác nhau về không gian, quy mô, tỷ lệ sử dụng đất. Các khu ở phục vụ
dân cư nội thành là các quận, huyện trong thành phố …, gồm:
- Các khu ở trong trung tâm:
Hình thức ở tại đây thường là các khu ở cao tầng và chung cư cao tầng do giá trị của
quỹ đất rất cao. Trong đó, tỷ lệ các chung cư cao tầng chiếm phần lớn trong diện tích
đất xây dựng.
Trong khu trung tâm thông thường không xây dựng biệt thự (chỉ trừ một vài nơi có
yếu tố cảnh quan)
Các cụm nhà ở cao tầng vẫn tổ chức theo mô hình ở nhưng cần hướng theo mạng
lưới đường carô. Thông thường, đây là mạng lưới đường hiện trạng đã có sẵn. Nếu sử
dụng mạng lưới GT bất kỳ trong khu vực sẽ gây cản trở GT rất lớn lãng phí qũy đất xây
dựng ĐT
- Các khu ở trong đơn vị ở:
Công trình được bố trí theo xu hướng có chiều cao thấp dần
Hình thức bố trí nhà trong đơn vị ở đa dạng về loại hình, có tỷ lệ phụ thuộc vào vị trí
bố trí công trình.
Nhà vườn
Đây là hình thức ở tại những khu vực ngoại vi thành phố, phát triển bám theo trục
22



vành đai của khu dân cư mới.
Các dạng nhà ở tại đây thường không tuân theo mô hình đơn vị ở đô thị, bao gồm
nhà thấp tầng, mật độ thưa.
giữa các cụm nhà vườn là dãy cây xanh, hình thức bố trí đơn giản, càng ra ngoài
ĐT mật độ nhà thưa và độ cao giảm dần.
Tổ chức không gian cảnh quan
Không gian giao thông rất quan trọng đối với một đô thị, trong đó những công trình
giao thông: sân bay, nhà ga, bến cảng… các tuyến đường, nút giao thông, quãng trường
… là các không gian cảnh quan ảnh hưởng đến cảnh quan chung của đô thị.
Hầu hết các công trình kiến trúc đều cần được thiết kế với đường nét, hình dáng phù
hợp với không gian của các trục đường, bên cạnh đó chiều rộng của mặt cắt đường lại
cần phù hợp với cao độ của các công trình kiến trúc. Các giải pháp thiết kế đô thị
luôn được nghiên cứu với không gian giao thông trong đô thị.
Các không gian quảng trường, dãy cây xanh, các công trình kiến trúc trang trí
trên các tuyến giao thông đều có vai trò làm tăng vẻ mỹ quan cho đô thị.

Hình 8.9- Hệ thống giao thông, quảng trường luôn có vai trò quan trọng trong
thiết kế đô thị và các giải pháp tổ chức không gian cảnh quan

23


8.1.1.2. Nội dung và trình tự của công tác quy hoạch giao thông trong quy
hoạch xây dựng đô thị
a. Định hướng quy hoạch vùng
Trong quy hoạch xây dựng đô thị, mạng lưới đường quốc gia trở thành đầu mối
GT đối ngoại. bắt đầu xác định mạng lưới đường quốc gia: quốc lộ, tỉnh lộ …
tạo thành ngọai lực tác động lên đô thị.
Trong giai đọan này, mạng lưới đường chưa cần xác định tỉ lệ một cách chính
xác nhưng cần xem xét đến đầu mối GT đối ngoại.

b. Quy hoạch tổng thể đô thị
Nghiên cứu địa hình và nhiệm vụ chức năng, kết hợp với quy họach kiến trúc sơ bộ.
Chọn mạng lưới đường chính cho đô thị kết nối các khu chức năng tạo thành
bộ khung cấu trúc chính cho ĐT và xây dựng cho kế hoạch 20-50 năm.
c. Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết
Chọn và phân chia các tuyến đường chính, phụ trong toàn bộ thành phố và các
khu chức năng đô thị, xây dựng kế hoạch 15 – 20 năm.
Trong giai đoạn này mạng lưới đường phải cho thấy được vai trò, tính chất
không gian cảnh quan hai bên trục giao thông.
d. Thiết kế xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Thiết kế chi tiết các tuyến đường toàn đô thị, các khu chức năng, các công trình phụ
trợ. Phạm vi thiết kế giao thông đô thị: từ mạng lưới đường cấp đô thị, tiến hành QH chi
tiết đường. Trong đó chú trọng đến mạng lưới đường cấp đô thị mạng lưới đường cấp
khu vực, và mạng lưới đường nội bộ. Xây dựng kế hoạch 5 – 10 năm.
8.1.2.Các công trình cơ bản trong mạng lưới giao thông đô thị
8.1.2.1.

Các công trình giao thông và đầu mối giao thông đối ngoại

a. Sân bay
Vận tải bằng đường hàng không là phương tiện quan trọng vận chuyển hành khách
và hàng hóa nhờ ưu thế về tốc độ cao và khá an tòan. Mặc dù giá thành còn khá cao
nhưng vận tải hàng không luôn có hiệu quả khi vận chuyển ở những cự ly xa. Hầu hết
vận tải hàng không dành cho nhu cầu giao thông đối ngoại. Chỉ trong đô thị, vận tải
hàng không chỉ phục vụ một số nhu cầu giao thông đặc biệt: như cứu thương, cứu nạn,
một số nhu cầu đi lại nhỏ…
Công trình hàng không quan trọng nhất là sân bay. Sân bay là công trình có quy mô
rất lớn làm nhiệm vụ tập trung hành khách, hàng hoá, nơi cất cánh và hạ cánh máy
bay, là công trình chuyển tiếp quan trọng giữa đường bộ, đường sắt và đường hàng
không. Một số vấn đề quan trọng của sân bay hàng không:

Lựa chọn vị trí sân bay:
Diện tích chiếm chỗ của các công trình sân bay rất lớn, bên cạnh đó sân bay có
các yêu cầu đặc biệt về đường băng, an toàn… nên vành đai bảo vệ sân bay rất lớn.
24


Chính vì vậy diện tích khu vực cần thiết cho một sân bay rất lớn. Diện tích của sân bay
nên căn cứ vào quy mô, tính chất của các sân bay và sự phát triển sau này để xác định.
Không gian cần thiết của một khu vực sân bay bao gồm 2 vùng chính và 2 khu vực
- Vùng trời và vùng đất khu vực sân bay
- Vùng đất gồm 2 khu vực là:
Khu vực máy bay hoạt động: đường băng, khu vực sân đậu
Khu vực công tác mặt đất: nhà ga, bãi xe, bộ phận an ninh, kho bãi…
- Phía trước sân bay phải có hệ thống tiếp cận từ các tuyến đường cấp đô thị được nối
từ trung tâm đô thị đến sân bay
- Bố trí sân bay chủ yếu theo sơ đồ:

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×