Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN BÁ LÊ DŨNG

HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TRƢỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ THEO CÔNG ƢỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TRƢỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ THEO CÔNG ƢỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Thị Thanh Bình
Học viên: Nguyễn Bá Lê Dũng
Lớp: Cao học Luật Kinh tế khóa 32

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, có trích dẫn rõ ràng. Nếu có sự gian dối, tơi xin chịu
hồn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Lê Dũng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

BLDS 2015

Bộ Luật Dân sự 2015

CISG hoặc
Công ước Viên năm 1980

Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế năm 1980

LTM 2005

Luật Thương mại 2005

PECL


Principles of European Contract Law – Bộ Nguyên
tắc Luật Hợp đồng Châu Âu (phiên bản 2002)

PICC

Principles of International Commercial Contract – Bộ
Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế của
UNIDROIT (phiên bản 2016)

UCC

Uniform Commercial Code – Bộ Luật Thương mại
thống nhất Hoa Kỳ (phiên bản 2002)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TRƢỚC
THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THEO CÔNG ƢỚC VIÊN NĂM 1980 .. 7
1.1. Khái quát về vi phạm dự đoán trƣớc và biện pháp hủy bỏ hợp đồng
trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo Công ƣớc Viên năm 1980 ..................... 7
1.1.1 Khái niệm vi phạm dự đoán trước ................................................................. 7
1.1.2 Đặc điểm vi phạm dự đoán trước ................................................................ 10
1.1.2.1 Thời điểm xảy ra vi phạm ......................................................................... 10
1.1.2.2 Phạm vi nghĩa vụ bị vi phạm .................................................................... 12
1.1.2.3 Quyền áp dụng biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm ................ 13
1.1.3 Khái niệm biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
theo Công ước Viên năm 1980 ............................................................................. 15
1.1.4 Đặc điểm của biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ theo Công ước Viên năm 1980 ........................................................................ 17

1.1.4.1 Thời điểm áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện
nghĩa vụ ................................................................................................................ 17
1.1.4.2 Căn cứ áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn khơng mang
tính chất “tuyệt đối”............................................................................................. 18
1.1.4.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh ngay lập tức khi hợp đồng bị
hủy bỏ ................................................................................................................... 19
1.2 Phân biệt biện pháp hủy bỏ hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ
với biện pháp tạm ngừng thực hiện hợp đồng .................................................... 21
1.2.1 Khả năng xảy ra vi phạm dự đoán trước .................................................... 21
1.2.2 Phạm vi nghĩa vụ bị vi phạm ....................................................................... 23
1.2.3 Nghĩa vụ thông báo ..................................................................................... 24
Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................................. 26
CHƢƠNG 2: CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP HỦY BỎ HỢP ĐỒNG
TRƢỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THEO CÔNG ƢỚC VIÊN
NĂM 1980 – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................................................. 27
2.1. Căn cứ áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện
nghĩa vụ theo Công ƣớc Viên năm 1980 .............................................................. 27
2.1.1 Khả năng một bên sẽ có hành vi vi phạm cơ bản ........................................ 27


2.1.1.1 Khái quát về vi phạm cơ bản .................................................................... 27
2.1.1.2 Tính chất “rõ ràng” của vi phạm cơ bản đối với hợp đồng giao hàng
một lần .................................................................................................................. 30
2.1.1.3 Tính chất “rõ ràng” của vi phạm cơ bản đối với hợp đồng giao hàng
từng phần .............................................................................................................. 33
2.1.2 Căn cứ một bên tuyên bố sẽ không thực hiện hợp đồng.............................. 34
2.2. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng
trƣớc thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam............................. 38
2.2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ .................................................................................. 38

2.2.2 Thực tiễn áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện
nghĩa vụ tại Việt Nam ........................................................................................... 41
2.2.3 Đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về biện pháp hủy bỏ hợp đồng
trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ từ kinh nghiệm của Công ước Viên năm 198046
2.2.3.1 Sự phù hợp của quy định vi phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ
hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam................ 46
2.2.3.2 Một số đề xuất cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về biện pháp hủy
bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ................................................... 48
Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................................. 50
CHƢƠNG 3: NGHĨA VỤ THÔNG BÁO VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA BIỆN
PHÁP HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TRƢỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
THEO CÔNG ƢỚC VIÊN NĂM 1980 – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ... 51
3.1 Nghĩa vụ thông báo khi áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trƣớc thời
hạn thực hiện nghĩa vụ theo Công ƣớc Viên năm 1980 ..................................... 51
3.1.1 Thời hạn thông báo ..................................................................................... 52
3.1.2 Hình thức thơng báo .................................................................................... 53
3.1.3 Nội dung thơng báo ..................................................................................... 55
3.1.3.1 Ý định hủy bỏ hợp đồng ............................................................................ 55
3.1.3.2 Sự cho phép bên kia cung cấp bảo đảm đầy đủ về khả năng thực hiện
nghĩa vụ ................................................................................................................ 56
3.1.4 Hiệu lực của thông báo ............................................................................... 59
3.2 Hệ quả pháp lý của biện pháp hủy bỏ hợp đồng trƣớc thời hạn thực hiện
nghĩa vụ theo Công ƣớc Viên năm 1980 .............................................................. 62


3.2.1 Hiệu lực của hợp đồng ................................................................................ 62
3.2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ................................................................ 63
3.2.3 Nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất ....................................................................... 64
3.2.4 Hệ quả pháp lý của việc áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời
hạn khơng có căn cứ ............................................................................................. 66

3.3 Đề xuất hồn thiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ thông báo và hệ
quả pháp lý khi áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trƣớc thời hạn thực
hiện nghĩa vụ từ kinh nghiệm của Công ƣớc Viên năm 1980 ........................ 68
3.3.1 Quy định về nghĩa vụ thông báo khi áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng
trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ........................................................................ 68
3.3.2 Quy định về hệ quả pháp lý khi áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ .................................................................................. 71
Kết luận Chƣơng 3 ................................................................................................. 72
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Luật Thương mại 2005 được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày

14/6/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế Luật Thương mại
năm 1997. Trải qua hơn 15 năm, Luật Thương mại 2005 đã góp phần to lớn vào sự
ổn định và phát triển của hoạt động thương mại, điều chỉnh, khắc phục những hạn
chế, thiếu sót của Luật Thương mại 1997. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc
biệt là trong lĩnh vực thương mại, các hoạt động của thương nhân ngày càng đa
dạng, phong phú. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động thương
mại là hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, không phải lúc nào các bên cũng đều

nghiêm túc thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận. Do đó, pháp luật trao cho các
chủ thể trong hợp đồng, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có quyền áp
dụng các biện pháp, chế tài khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Trong
thực tế, việc nhận diện hành vi vi phạm của một bên đôi khi không dễ dàng, cụ thể
là khi một bên có căn cứ cho rằng bên kia khơng có khả năng trong việc thực hiện
nghĩa vụ của mình khi đến hạn – tức là trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên đó có
quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng và yêu cầu cung cấp bảo đảm đầy đủ, hoặc
thậm chí hủy bỏ hợp đồng hay khơng?
Với mục tiêu thống nhất luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa,
Cơng ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Cơng ước
Viên năm 1980) là một thành tựu to lớn trong việc nỗ lực hài hịa hóa các hệ thống
luật trên thế giới. Ngày 18/12/2015, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 84 của
Cơng ước Viên năm 1980 và Cơng ước chính thức có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày
01/01/2017. Đây là một bước tiến vượt bậc trong quá trình hội nhập quốc tế sâu
rộng của Việt Nam, tạo sự thuận lợi cho các thương nhân trong nước tiếp cận với
một nguồn pháp luật tiến bộ và được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là các nước có nền
kinh tế phát triển bậc nhất thế giới. Những quy định tiến bộ và hài hịa của Cơng
ước Viên năm 1980 đã được các nước thành viên vận dụng và đem lại những lợi ích
to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.
Đối với vấn đề xác định hành vi vi phạm hợp đồng dự đốn trước, tại Chương
V Mục I Cơng ước Viên năm 1980 đã quy định về vi phạm dự đoán trước và hợp
đồng giao hàng từng phần. Theo đó, tại Điều 71, Điều 72 và Điều 73 Cơng ước


2

Viên năm 1980 đã cho một bên có quyền lựa chọn áp dụng biện pháp tạm ngừng
thực hiện hợp đồng hoặc biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ để giảm thiểu tối đa các thiệt hại của mình do bên kia có khả năng vi phạm cơ
bản nghĩa vụ hợp đồng khi đến thời hạn thực hiện.

Nhằm làm rõ những quy định của Công ước Viên năm 1980 về biện pháp hủy
bỏ hợp đồng trước thời hạn, và có cái nhìn tổng thể giữa pháp luật Việt Nam với
Công ước Viên năm 1980. Tác giả chọn đề tài “Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn
thực hiện nghĩa vụ theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình là cần thiết và phù hợp với
chuyên ngành đào tạo.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Vi phạm dự đoán trước và hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
là một đề tài gây nhiều tranh luận trong giới học thuật bởi những vấn đề vượt ra
ngoài các nguyên tắc của pháp luật truyền thống. Chính vì vậy, đã có nhiều cơng
trình, bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về vi phạm dự đoán trước và hủy bỏ hợp
đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, cụ thể như sau:
- Tác giả G. H. Treitel và Edwin Peel (2015), The Law of Contract (fourteenth
edition). Cuốn sách chuyên khảo đã trình bày lịch sử hình thành của học thuyết vi
2.

phạm dự đốn trước và phân tích về quyền chấp nhận hoặc từ chối đối với vi phạm
dự đoán trước của bên bị vi phạm.
- Tác giả Robert E. Scott, Jody S. Kraus (2013), Contract Law and Theory
(fifth edition). Cuốn sách chuyên khảo đã phân tích một số bản án áp dụng khái
niệm vi phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện
nghĩa vụ.
- Tác giả John O. Honnold (1999), Uniform Law for International Sales under
the 1980 United Nations Convention (3rd edition). Cuốn sách đã trình bày chi tiết
lịch sử hình thành các Điều 71, 72 và 73 CISG. Đồng thời, cuốn sách cũng phân
tích những nội dung cơ bản của các điều khoản này.
- Tác giả Trevor Bennett (1987), Bianca-Bonell Commentary on the
International Sales Law. Cuốn sách đã giới thiệu và phân tích lịch sử hình thành
Điều 72 CISG và so sánh với Điều 71 CISG. Từ đó, tác giả làm rõ về khái niệm vi
phạm dự đoán trước và các biện pháp áp dụng tương ứng với mức độ hành vi vi

phạm.


3

Ngồi ra cịn có nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu cũng viết về nội dung này,
như: Marnah Stuff (1997), Essential Contract Law (second edition); M. Gilbey
Strub (1989), The Convention on the International Sale of Goods: Anticipatory
repudiation provisions and developing countries; Reza Beheshti (2018),
Anticipatory breach of contract and the necessity of adequate assurance under
English law and Uniform Commercial Code; Keith A. Rowley, A Brief History of
Anticipatory Repudiation in American Contract Law;…
- Tác giả Đặng Huỳnh Thiên Vy và Nguyễn Xuân Mỹ Hiền (2017), “Một số
vấn đề về hủy hợp đồng do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa
vụ”, Tài liệu hội thảo “Nghiên cứu Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế - Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết này đã trình bày về
khái niệm vi phạm dự đoán trước và điều kiện để áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp
đồng trước thời hạn. Đồng thời, bài viết cũng bình luận một số bản án, án lệ áp
dụng Điều 72 Công ước Viên năm 1980.
Luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan đến nội dung quy định về hủy bỏ
hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ như sau:
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Võ Sỹ Mạnh, “Vi
phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế và định hướng hồn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ, người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGƯT Mai Hồng Quỳ.
Luận án đã nêu ra một số vấn đề về vi phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ hợp
đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra một số
vướng mắc, bất cập của pháp luật Việt Nam khi chưa quy định nội dung này và kiến
nghị pháp luật Việt Nam cần quy định về chế tài này trong Luật Thương mại. Tuy

nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận án là vi phạm cơ bản nên tác giả khơng tập
trung phân tích chi tiết về khái niệm vi phạm dự đoán trước, cũng như chế tài áp
dụng. Tác giả chỉ gợi mở vấn đề và trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo nước ngoài
mà chưa tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Phạm Thị Trong, “Vi
phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ - Sự cần thiết phải điều
chỉnh trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, người hướng dẫn
khoa học: TS. Dương Anh Sơn. Luận văn đã phân tích và làm rõ khái niệm vi phạm
dự đoán trước và quyền áp dụng biện pháp hoãn thực hiện nghĩa vụ và hủy bỏ hợp


4

đồng. Tuy nhiên, luận văn chỉ mới tập trung phân tích lý luận các quy định trên theo
Điều 71, 72 Cơng ước Viên năm 1980 mà khơng phân tích quy định tại Điều 73
Công ước Viên năm 1980 và chưa nghiên cứu thực tiễn áp dụng.
- Ngồi ra cịn có một số website cũng có vai trị đóng góp những thông tin hỗ
trợ cho việc nghiên cứu đề tài. Rất nhiều địa chỉ website thuộc sự quản lý của các
trường đại học nổi tiếng trên thế giới và các tổ chức liên chính phủ. Vì vậy mức độ
tin cậy, sự chính xác của nguồn tài liệu là rất thuyết phục.
Những cơng trình nghiên cứu, tài liệu khoa học trên là nguồn tư liệu q giá
giúp tác giả có những thơng tin và định hướng nghiên cứu phù hợp với mục đích
nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, một số cơng trình trên chỉ nghiên cứu dưới dạng
giới thiệu sơ lược và kiến nghị chung hoặc gợi mở vấn đề. Do đó, trên cơ sở kế thừa
kết quả của các cơng trình đã hồn thành, tác giả sẽ trình bày một số kiến thức nhất
định về đề tài, đồng thời vận dụng khả năng nghiên cứu của bản thân đi vào phân
tích chuyên sâu về quy định hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
theo Công ước Viên năm 1980.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích những vấn đề lý luận và thực

tiễn liên quan đến các quy định về khái niệm vi phạm dự đoán trước và biện pháp
3.

hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo Cơng ước Viên năm 1980
có so sánh với pháp luật Việt Nam cũng như các văn bản pháp lý quốc tế khác.
Luận văn làm rõ các quy định của Cơng ước Viên năm 1980 và có những kiến nghị
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về khái niệm vi phạm dự đoán trước và biện pháp
hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Qua đó, góp phần hài hịa hóa
pháp luật Việt Nam với các văn bản pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước Viên năm
1980. Mặt khác, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và dễ áp dụng cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong giao kết và thực hiện hợp đồng, cho các cơ quan giải quyết
tranh chấp của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán
hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích khái niệm vi phạm dự đoán trước
và biện pháp khắc phục hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo
Công ước Viên năm 1980 (Điều 71, Điều 72, Điều 73) và liên hệ với pháp luật Việt
Nam. Phạm vi của Công ước Viên năm 1980 được áp dụng với hợp đồng mua bán
4.


5

hàng hóa quốc tế, do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào chế tài hủy
bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần
lưu ý rằng phạm vi nghiên cứu của luận văn không nghiên cứu về biện pháp hủy bỏ
hợp đồng do một bên có hành vi vi phạm trong q trình thực hiện hợp đồng.

Về khơng gian: Luận văn phân tích thực tiễn các án lệ, bản án, phán quyết của
Tòa án và Trọng tài của các nước là thành viên Công ước Viên năm 1980. Đồng
thời, luận văn cũng đề cập và phân tích các bản án, phán quyết của Tịa án và Trọng
tài Việt Nam có nội dung liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Về thời gian: Luận văn lấy số liệu, thông tin từ năm 1988 – năm Cơng ước
Viên năm 1980 có hiệu lực cho đến nay.
4.2.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu khoa học để thực hiện nghiên cứu như sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được áp dụng để tìm
hiểu, phân tích các khái niệm, ý nghĩa của các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp
này được tác giả vận dụng trong xuyên suốt nội dung của luận văn.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này cung cấp cho người đọc một góc nhìn
tổng thể giữa các văn bản pháp luật từ các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm
ra những điểm giống cũng như khác nhau và có sự so sánh ưu nhược điểm của nó.
Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt nội dung luận văn.
Phương pháp phân tích tình huống, hồ sơ vụ việc, bản án: Phương pháp này
được tác giả vận dung trong Chương 2 và Chương 3 của luận văn nhằm phân tích
thực trạng áp dụng pháp luật của các cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam và
một số quốc gia khác.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu nêu trên, tác giả còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu khoa học khác để làm sáng tỏ nội dung luận văn như:
phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống hóa…
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài nghiên cứu có hệ thống các vấn đề pháp lý liên quan đến khái niệm vi
phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ theo Công ước Viên năm 1980. Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp các
nội dung đáng tin cậy, có giá trị tham khảo về mặt lý luận và thực tiễn cho việc áp
dụng và hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam.

5.


6

Luận văn có giá trị tham khảo, phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy
định về vi phạm dự đoán trước và biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực
hiện nghĩa vụ.
Bố cục của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành ba chương:
6.

Chương 1: Khái quát về biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện
nghĩa vụ theo Công ước Viên năm 1980.
Chương 2: Căn cứ áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực
hiện nghĩa vụ theo Công ước Viên năm 1980 – kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chương 3: Nghĩa vụ thông báo và hệ quả pháp lý của biện pháp hủy bỏ hợp
đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo Công ước Viên năm 1980 – kinh
nghiệm cho Việt Nam.


7

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TRƢỚC
THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THEO CÔNG ƢỚC VIÊN NĂM 1980
1.1. Khái quát về vi phạm dự đoán trƣớc và biện pháp hủy bỏ hợp đồng trƣớc
thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo Công ƣớc Viên năm 1980
Vi phạm dự đoán trước (anticipatory breach) là một khái niệm gây nhiều tranh
cãi trong giới học thuật bởi những vấn đề vượt ra ngoài các nguyên tắc của pháp

luật truyền thống. Các quan điểm khác nhau về khái niệm “vi phạm dự đoán trước”
và các đặc điểm của loại vi phạm này sẽ được phân tích dưới đây.
1.1.1 Khái niệm vi phạm dự đoán trước
Theo từ điển Black’s Law, vi phạm là “vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng bằng
việc khơng thực hiện lời hứa của chính mình, từ chối thực hiện hoặc ngăn cản việc
thực hiện của bên kia”.1 Theo Từ điển Luật học, vi phạm hợp đồng có thể hiểu là
“hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng”.2 Như vậy, vi phạm hợp đồng có thể được hiểu là việc không tuân theo
hoặc làm trái với các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Tác giả Treitel
cho rằng “vi phạm hợp đồng xảy ra khi một bên khơng hoặc từ chối thực hiện
những gì anh ta có nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng mà khơng có lý do hợp pháp
hoặc thực hiện khơng đúng hoặc khơng có khả năng thực hiện”.3 Tác giả Phạm Duy
Nghĩa cho rằng “vi phạm hợp đồng là hành vi của một bên không thực hiện hoặc
không thực hiện đúng nghĩa vụ theo các điều kiện hợp đồng”.4
Có thể nhận thấy, các định nghĩa về vi phạm hợp đồng có đặc điểm chung là
hành vi này phải xuất hiện trên thực tế và xảy ra khi đến thời hạn bên có nghĩa vụ
phải thực hiện. Cụ thể, nếu đến thời hạn ấn định cho việc thực hiện hợp đồng mà
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì đây được
xem là một “vi phạm hợp đồng thực tế” (actual breach of contract). Việc xác định
hành vi vi phạm sẽ dễ dàng do hành vi vi phạm bộc lộ rõ trên thực tế. Trong trường
hợp chưa đến thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng một bên có đủ căn cứ để chứng
minh bên kia sẽ khơng thực hiện hợp đồng khi đến hạn hoặc có những hành vi làm
1

Bryan A.Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th ed., West Pub, tr.213.
Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb. Tư pháp và Nxb. Từ điển Bách khoa,
Hà Nội, tr.851.
3
Fritz Enderlein & Dietrich Maskow (1992), International Sales Law: United Nations Convention on
Contracts for the International Sale of Goods, Oceana Publications, tr.389, nguồn:

truy cập lần cuối 07/6/2021.
4
Phạm Duy Nghĩa (2011), Giáo trình Luật kinh tế, Nxb Công an nhân dân, tr.373.
2


8

cho bên này mất niềm tin về khả năng thực hiện hợp đồng và kết luận rằng sẽ có
một sự vi phạm hợp đồng trong tương lai liệu có được xem là một hành vi vi phạm
hợp đồng? Theo lý thuyết vi phạm hợp đồng truyền thống, sự vi phạm hợp đồng
chưa xảy ra trên thực tế nên khó có thể xác định đây là một hành vi vi phạm hợp
đồng, nhưng nếu buộc phải chờ đến khi có vi phạm thực tế xảy ra thì bên bị vi phạm
khơng thể áp dụng các biện pháp khắc phục ngay và thiệt hại có thể sẽ lớn hơn rất
nhiều, thậm chí là khơng thể khắc phục được. Vì vậy, học thuyết vi phạm dự đoán
trước (anticipatory doctrine) được phát triển như một ngoại lệ của nguyên tắc này
và đặt ra khái niệm “vi phạm dự đoán trước” hay “vi phạm dự kiến” (anticipatory
breach). Đây là vấn đề vượt ra ngoài lý thuyết truyền thống về vi phạm hợp đồng, là
căn cứ để cho phép một bên có thể hủy bỏ hợp đồng và có thể yêu cầu bồi thường
thiệt hại nếu có.5
Khái niệm “anticipatory breach” (tạm dịch: vi phạm dự đốn trước, vi phạm
trước thời hạn) được nhiều học giả đưa ra định nghĩa. Theo từ điển Black’s Law, “vi
phạm dự đoán trước là hành vi vi phạm hợp đồng gây ra bởi sự từ chối thực hiện
dự đoán trước của một bên khi việc thực hiện đến hạn”.6 Từ điển Luật Oxford định
nghĩa vi phạm hợp đồng là “việc một bên trong hợp đồng khơng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng đó hoặc dấu hiệu cho thấy họ khơng có ý định làm như
vậy. Một dấu hiệu cho thấy hợp đồng sẽ bị vi phạm trong tương lai được gọi là sự
từ chối hoặc vi phạm dự đoán trước và có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc ngụ ý
từ hành vi”.7 Theo đó, từ điển Luật Oxford định nghĩa vi phạm hợp đồng bao gồm
cả vi phạm thực tế và vi phạm dự đoán trước. Theo tác giả Treitel, vi phạm dự đoán

trước được cho là xảy ra trước khi đến thời hạn thực hiện, một bên từ bỏ hợp đồng
hoặc khơng cho phép mình thực hiện hợp đồng.8 Tác giả David Kelly cho rằng vi
phạm hợp đồng dự đoán trước xảy ra khi một bên, trước thời hạn thực hiện hợp
đồng, tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.9 Tác giả Marnah
Stuff cũng đưa ra định nghĩa tương tự rằng một vi phạm hợp đồng dự đoán trước

5

Dương Anh Sơn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi phạm hợp đồng
khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, Tạp chí Nhà nước – Pháp luật tháng 04/2006, Viện Nhà nước và
Pháp luật, tr.51.
6
Bryan A.Garner, tlđd (1), tr.200.
7
Elizabeth A. Martin (2003), A Dictionary of Law (fifth edition), Oxford University Press, tr.54.
8
Dẫn theo Treitel, Edwin Peel (2015), The Law of Contract (fourteenth edition), Thomson Reuters
(Professional) UK Limited Pub and Sweet & Maxwell Pub, tr.17-074.
9
David Kelly (2002), Business Law, Cavendish Publishing, UK.


9

xảy ra khi một bên thơng báo rằng bên đó khơng có ý định thực hiện các điều khoản
của hợp đồng.10
Khái niệm này lần đầu tiên được quy định chặt chẽ về mặt nguyên tắc pháp lý
trong Hochster v De La Tour (1853).11 Trên cơ sở vụ kiện, Thẩm phán Lord
Campbell đã khái quát và phát triển học thuyết vi phạm dự đoán trước với nhiều
vấn đề gây tranh cãi trong giới học thuật một thời gian dài. Có thể khái quát học

thuyết như sau: khi một hợp đồng được giao kết cho nghĩa vụ trong tương lai sẽ tạo
thành mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Các bên đều có trách nhiệm
phải bảo đảm sẵn sàng và đầy đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Trong khoảng thời gian từ lúc giao kết hợp đồng đến thời hạn thực hiện hợp đồng,
các bên ngụ ý cam kết rằng không bên nào sẽ làm tổn hại đến việc thực hiện các
nghĩa vụ đó. Nếu một cam kết ngụ ý như vậy bị vi phạm, bên bị vi phạm có quyền
tuyên bố hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngay lập tức.
Học thuyết vi phạm dự đoán trước được phát triển và đặt ra hai vấn đề pháp
lý: (i) hành vi vi phạm hợp đồng có thể xảy ra trước thời hạn ấn định để thực hiện
nghĩa vụ hay không? và (ii) biện pháp khắc phục nào được áp dụng khi xảy ra hành
vi vi phạm dự đoán trước?
Thứ nhất, học thuyết vi phạm dự đoán trước đặt ra trách nhiệm các bên trong
hợp đồng phải tôn trọng cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Trên cơ sở lý
thuyết về “lời hứa ngụ ý”12 xuất hiện trong Elderton v Emmens13, Thẩm phán Lord
Campbell trong vụ kiện của Hochster đã phát triển lý thuyết về lời hứa ngụ ý thành
một học thuyết chung có thể áp dụng cho mọi loại hợp đồng.14 Ông cho rằng “khi
một hợp đồng được giao kết để thực hiện một hành động vào một ngày trong tương
10

Marnah Stuff (1997), Essential Contract Law (second edition), Cavendish Pub, tr.105.
Hochster
v
De
La
Tour
(1853)
2
E&B
678,
nguồn

truy cập lần cuối 05/3/2021.
Nội dung vụ kiện có thể tóm tắt như sau: De La Tour đã ký kết một thỏa thuận để thuê ông Hochster để làm
hướng dẫn viên du lịch và đi cùng họ ở châu Âu vào ngày 01 tháng 6 năm 1852. Vào ngày 11 tháng 5 năm
1852, De La Tour đã viết thư cho Hochster thông báo rằng họ đã thay đổi quyết định và từ chối các dịch vụ
của ông. Vào ngày 22 tháng 5 năm 1852, Hochster đã khởi kiện lên Tịa án với lí do là việc hủy hợp đồng của
De La Tour là vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. De La Tour lập luận rằng Hochster vẫn có
nghĩa vụ phải sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ khi đến thời hạn, và khơng thể khởi kiện mình trước ngày hợp
đồng bắt đầu (ngày 01 tháng 6 năm 1852).
12
Lý thuyết này xuất hiện ban đầu trong Elderton v Emmen liên quan đến hợp đồng dịch vụ cá nhân, gợi ý
rằng một hợp đồng bao gồm các giao ước chung bao gồm một lời hứa ngụ ý rằng không bên nào sẽ từ chối
nghĩa vụ của mình. Xem thêm: Reza Beheshti (2018), Anticipatory breach of contract and the necessity of
adequate assurance under English law and Uniform Commercial Code, Lloyd's Maritime and Commercial
Law Quarterly, 2018(Part 2), tr.279.
13
Elderton v Emmens (1848).
14
Reza Beheshti, tlđd (14), tr.279.
11


10

lai, có một mối quan hệ được xác lập giữa các bên trong thời gian chờ đợi bởi hợp
đồng và họ ngụ ý hứa rằng trong thời gian chờ đợi sẽ khơng làm bất kỳ điều gì làm
tổn hại đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong tương lai”.15 Hơn nữa, một
hợp đồng cho nghĩa vụ trong tương lai tạo thành một cam kết rằng, trong khi chờ
đợi, các bên phải bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình và khơng bên nào
từ chối hoặc thối thác việc thực hiện các nghĩa vụ đó trước thời hạn.
Thứ hai, đặc điểm nổi bật nhất của học thuyết vi phạm dự đoán trước là việc

“chấp nhận” vi phạm cho phép bên bị vi phạm có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu
bồi thường thiệt hại ngay lập tức, trước thời hạn ấn định để thực hiện nghĩa vụ.16
Mục đích của học thuyết hướng đến là có thể giúp giảm thiểu tổn thất cho cả hai
bên. Về nguyên tắc, việc hủy bỏ hợp đồng do vi phạm dự đoán trước làm phát sinh
nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của bên bị vi phạm trước khi hết thời hạn thực hiện.17 Xét
về mặt lợi ích kinh tế, việc một bên có quyền giải phóng khỏi một hợp đồng “đã
thất bại” sẽ khuyến khích bên đó thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại. Trong
trường hợp như vụ Hochster v De la Tour, trên thực tế, bên bị vi phạm có khả năng
thiệt hại nhiều hơn vì họ vẫn phải ln sẵn sàng thực hiện nếu họ khơng có quyền
khởi kiện ngay lập tức. Thay vì phải chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng vơ ích, Hochster
có quyền tự do tìm kiếm một người sử dụng lao động khác để phục vụ, điều này sẽ
giúp giảm thiểu những thiệt hại mà anh ta phải đối mặt nếu hợp đồng bị vi phạm.18
Vì vậy, học thuyết trao cho bên bị vi phạm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngay
lập tức ở bất kỳ mức độ nào cũng tạo ra một số động lực để họ hủy bỏ hợp đồng, và
do đó, có thể giảm thiểu được các thiệt hại phát sinh.
Tóm lại, thơng qua những quan điểm về học thuyết vi phạm dự đoán trước,
khái niệm vi phạm dự đốn trước có thể được hiểu như sau: “Vi phạm dự đoán
trước là hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xảy ra trước thời hạn thực hiện
nghĩa vụ”.
1.1.2 Đặc điểm vi phạm dự đoán trước
1.1.2.1 Thời điểm xảy ra vi phạm
Một trong những đặc điểm rõ ràng nhất của vi phạm dự đoán trước là thời
điểm xảy ra vi phạm, cụ thể là trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ của một bên trong
15

Hochster v De La Tour (1853) 2 E&B 678.
Treitel, ttđd (10), tr.17-080.
17
Robert E. Scott, Jody S. Kraus (2013), Contract Law and Theory (fifth edition), Lexis Nesis Publisher,
tr.795.

18
Hochster v De La Tour (1853) 2 E&B 678.
16


11

hợp đồng. Khoảng thời gian xảy ra loại vi phạm này là từ lúc sau khi hợp đồng
được ký kết đến trước thời hạn một bên phải thực hiện nghĩa vụ. Chính đặc điểm
khác biệt này khiến vi phạm dự đoán trước trở nên phức tạp và xa lạ với giới học
thuật khi nó xuất hiện. Theo nguyên tắc của pháp luật truyền thống, một bên không
thể vi phạm nghĩa vụ cho đến khi họ không thể thực hiện nghĩa vụ đó tại thời điểm
nghĩa vụ đến hạn.19 Do đó, khơng có cách nào khác để vi phạm nghĩa vụ trong hợp
đồng bằng cách “thực tế” vi phạm nó, tức là khi đến thời hạn để thực hiện nghĩa vụ,
bên đó khơng thực hiện nghĩa vụ của mình.20 Trong vụ Hochster v De La Tour, vi
phạm dự đoán trước xuất phát từ lời từ chối thực hiện hợp đồng của De La Tour
trước ngày hợp đồng được thực hiện. Một số học giả cho rằng: “theo logic, việc từ
chối hợp đồng không cấu thành một hành vi vi phạm hiện tại. Giả thuyết này dựa
trên lý thuyết rằng các nghĩa vụ hợp đồng chỉ phát sinh từ những lời hứa rõ ràng:
trừ khi có một lời hứa rõ ràng khơng hủy ngang, thì khơng thể có vi phạm nghĩa vụ
cho đến thời hạn thực hiện”.21
Ngược lại, vi phạm dự đoán trước là hành vi được chỉ ra bằng lời nói hoặc
hành vi xảy ra trước thời hạn ấn định cho việc thực hiện nghĩa vụ, nghĩa vụ đó có
thể sẽ khơng được thực hiện. Vì thời hạn thực hiện nghĩa vụ chưa đến nên vi phạm
dự đốn trước khơng thể hiện dưới dạng một vi phạm xảy ra trên thực tế. Cụ thể, vi
phạm dự đoán trước mang bản chất của một “vi phạm dự đoán trong tương lai”. Cơ
sở lý luận cho việc dự đoán này nằm ở suy luận hợp lý về khả năng không thể tránh
khỏi của việc khơng thực hiện hợp đồng. Những gì gây ảnh hưởng khơng phải là
những gì đã xảy ra mà là những gì có khả năng xảy ra. Bên bị vi phạm được phép
dự đốn trên cơ sở lời nói, hành vi của bên kia rằng một vi phạm chắc chắn sẽ xảy

ra và do đó họ khơng bị ràng buộc phải đợi cho đến khi nó thực sự xảy ra.22 Trong
vụ Geden Operations Ltd v Dry Bulkhandy Holidays Inc, Thẩm phán Popplewell
cho rằng: “Vi phạm dự đoán trước được dùng để chỉ hành vi vi phạm của một bên

19

Robert E. Scott, Jody S. Kraus, tlđd (19), tr.795.
Qiao Liu (2007), Inferring future breach: towards a unifying test of anticipatory breach of contract, The
Cambridge Law Journal, Vol. 66, No. 3, Cambridge University Press, tr.593.
21
M. Gilbey Strub (1989), The Convention on the International Sale of Goods: Anticipatory repudiation
provisions and developing countries, The International and Comparative Law Quarterly, Vol. 38, No. 3,
tr.479, truy cập: />22
Reza Beheshti, tlđd (14), tr.279.
20


12

trong hợp đồng trước thời hạn ấn định thực hiện nghĩa vụ khiến bên kia cho rằng
bên đó khơng muốn thực hiện nghĩa vụ nữa”.23
Tuy nhiên, hành vi vi phạm dự đốn trước vẫn khơng phải là một vi phạm nhất
định, rõ ràng và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan để một bên tin chắc
rằng khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên kia sẽ khơng thể hoặc khơng có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhằm có cơ sở vững chắc để xem xét các hành
vi trong hiện tại là một vi phạm dự đoán trước, một bên phải xác định được rằng
liệu là có mối liên hệ chặt chẽ giữa lời nói hoặc hành vi hiện tại và một vi phạm
thực tế có thể xảy ra hay khơng. Nói cách khác, lời nói hoặc hành vi được xem xét
phải biểu thị rằng có đủ khả năng xảy ra vi phạm thực tế trong tương lai.24 Ví dụ,
bên bán bán lại hàng hóa là đối tượng của hợp đồng cho bên thứ ba khi chưa được

bên mua đồng ý đủ rõ ràng rằng một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Mặc dù có thể có
những tình huống chắc chắn tuyệt đối về các vi phạm trong tương lai, nhưng việc
dự đốn chính xác bản chất và đặc điểm của các vi phạm dự đốn trước dường như
khó khăn hơn và khơng rõ ràng như vi phạm thực tế. Trong một số trường hợp,
trước ngày được ấn định để thực hiện nghĩa vụ, bên vi phạm có thể tự khơi phục lại
khả năng thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn, bên vi phạm có thể mua lại hàng hóa từ
bên thứ ba để giao hàng cho bên kia.
1.1.2.2 Phạm vi nghĩa vụ bị vi phạm
Như đã phân tích ở phần trên, vi phạm dự đoán trước là hành vi vi phạm hợp
đồng của một bên xảy ra trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, không phải
bất kỳ hành vi vi phạm nào xảy ra trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng đều được
xem là vi phạm dự đốn trước. Ví dụ, hành vi sai sót kỹ thuật nhỏ trong việc chuẩn
bị hàng hóa đã được bên mua phát hiện và yêu cầu bên bán khắc phục không được
xem là vi phạm dự đoán trước. Khi một bên cho rằng những lời nói và hành vi của
bên kia đã đủ cơ sở để kết luận rõ ràng sẽ xảy ra vi phạm thực tế trong tương lai thì
vẫn chưa đủ để cấu thành một vi phạm dự đoán trước. Họ cần phải xem xét rằng vi
phạm thực tế “tiềm tàng” đó có cấu thành vi phạm cơ bản hay không. Nếu vi phạm
thực tế “tiềm tàng” đó đủ yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản thì ngay khi nó (vi phạm
dự đoán trước) xảy ra, bên bị vi phạm sẽ phát sinh quyền chấm dứt hợp đồng ngay

23

Geden Operations Ltd v Dry Bulkhandy Holidays Inc [2014] EWHC 885, Dẫn theo Richard Stone &
James Devenney (2015), The modern law of contract (eleventh edition), Routledge Pub., tr.464.
24
Qiao Liu, tlđd (22), tr.595.


13


lập tức.25 Ngược lại, nếu vi phạm thực tế “tiềm tàng” đó khơng đủ yếu tố cấu thành
vi phạm cơ bản hay vi phạm nghiêm trọng, bên đó khơng có quyền hủy bỏ hợp
đồng. Trong một số trường hợp, để đánh giá hành vi có “nghiêm trọng” hay “cơ
bản”, bên dự định hủy bỏ hợp đồng phải xem xét mức độ của khả năng không thực
hiện nghĩa vụ, như: sự thiếu hụt nghiêm trọng về khả năng thực hiện; mức độ tín
nhiệm; hành vi chuẩn bị hay thực hiện hợp đồng.
Trong CISG và nhiều văn bản pháp lý khác, vi phạm cơ bản hay vi phạm
nghiêm trọng là căn cứ để một bên có quyền áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng,
tương tự, vi phạm dự đoán trước cũng phải mang tính chất như một vi phạm cơ
bản.26 Hành vi vi phạm dự đoán trước phải ảnh hưởng đến các nghĩa vụ cơ bản theo
hợp đồng của bên kia. Một bên sẽ khơng có quyền áp dụng biện pháp khắc phục do
hành vi vi phạm dự đoán trước như tạm ngừng thực hiện hợp đồng hay hủy bỏ hợp
đồng nếu hành vi vi phạm đó khơng dự báo một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra. Điều này
hạn chế một bên có thể lạm dụng các sai sót nhỏ để ép buộc bên kia thực hiện các
nghĩa vụ bổ sung. Để làm rõ hơn về nội dung này, căn cứ xác định phạm vi nghĩa
vụ bị vi phạm sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 2 của Luận văn.
1.1.2.3 Quyền áp dụng biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm
Mục tiêu của học thuyết vi phạm dự đoán trước là cho phép bên bị vi phạm
ngay lập tức có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu
có) dựa trên vi phạm dự đoán trước. Trong trường hợp một bên có hành vi vi phạm
dự đốn trước, bên kia có quyền lựa chọn. Một là, bên bị vi phạm có thể “từ chối”
vi phạm dự đoán trước và giữ nguyên hiệu lực của hợp đồng. Hai là, bên bị vi phạm
có thể “chấp nhận” vi phạm dự đốn trước, khi đó, quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu
cầu bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh ngay lập tức cho bên bị vi phạm.
1.1.2.3.1 Từ chối vi phạm dự đoán trước
Một bên có thể từ chối vi phạm dự đốn trước bằng cách tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ, trong trường hợp đó, khi đến thời hạn ấn định cho việc thực hiện nghĩa
vụ, vi phạm dự đoán trước sẽ được chuyển thành vi phạm thực tế nếu nó vẫn tiếp
tục diễn ra. Hay nói cách khác, việc một bên tiếp tục thực hiện hợp đồng được xem
như là bên đó bỏ qua hành vi vi phạm dự đoán trước của bên kia. Đồng thời, bên bị

vi phạm tiếp tục chờ đợi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ để xem xét liệu là bên kia
có thực sự vi phạm hay khơng.
25
26

Qiao Liu, tlđd (22), tr.595.
Reza Beheshti, tlđd (14), tr.278.


14

Thêm vào đó, nếu bên bị vi phạm bỏ qua hành vi vi phạm dự đoán trước của
bên kia, bên bị vi phạm vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, và bảo lưu quyền
bắt buộc thực hiện các nghĩa vụ chính của bên kia. Đồng thời, bên bị vi phạm cũng
từ bỏ quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình trên cơ sở vi
phạm dự đoán trước. Trên thực tế, việc một bên bỏ qua hành vi vi phạm dự đoán
trước của bên kia dường như giúp họ an tâm hơn so với quyết định hủy bỏ hợp đồng
trên cơ sở hành vi vi phạm dự đoán trước. Hành vi vi phạm dự đốn trước ln chứa
đựng nhiều rủi ro. Bên bị vi phạm có thể hiểu sai các tín hiệu từ bên vi phạm trong
việc đánh giá liệu là có hành vi vi phạm dự đốn trước hay khơng. Hay, bên vi
phạm có thể có những biểu hiện rất mơ hồ và thường xuyên không nhất quán, khiến
bên kia nghi ngờ về việc liệu họ có thực hiện hợp đồng hay khơng. Điều này sẽ tạo
ra một tình huống khơng rõ ràng và không chắc chắn cho bên bị vi phạm. Lúc này,
quyền hủy bỏ hợp đồng (dựa trên hành vi vi phạm dự đốn trước) khơng có hiệu
quả trong việc hỗ trợ bên bị vi phạm gặp phải những trường hợp không chắc chắn.27
Để làm rõ hơn, nội dung này sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2 của luận
văn.
1.1.2.3.2 Chấp nhận vi phạm dự đoán trước
Bên bị vi phạm có thể chấp nhận vi phạm dự đốn trước, trong trường hợp đó,
vi phạm dự đốn trước cũng giống như một vi phạm cơ bản, có thể làm phát sinh

quyền hủy bỏ hợp đồng và quyền đó phát sinh ngay lập tức, tức là trước khi đến
thời hạn thực hiện nghĩa vụ.28 Bên bị vi phạm có thể chấp nhận vi phạm bằng cách
gửi thông báo về ý định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên kia cung cấp bảo
đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu bên vi phạm không cung cấp được
bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ, bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy
bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Tuy nhiên, khác với vi phạm
thực tế có thể dẫn đến hệ quả áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng khác nhau,29 việc
chấp nhận vi phạm dự đoán trước phải được xem như là bên vi phạm đã vi phạm
toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng. Một bên không thể chấp nhận việc vi phạm một điều
khoản trong hợp đồng (một phần hợp đồng) trong khi coi hợp đồng vẫn còn tồn tại
cho các mục đích khác.30
27

Reza Beheshti, tlđd (14), tr.280.
Treitel, ttđd (10), tr.17-078.
29
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm thực tế mà có thể dẫn đến hệ quả là bên bị vi phạm có quyền hủy bỏ một
phần hợp đồng hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng.
30
Johnstone v Milling (1886) 16 Q.B.D. 460. Dẫn theo Treitel, ttđd (10), tr.17-079.
28


15

Đồng thời, do hệ quả khác nhau giữa từ chối và chấp nhận vi phạm dự đoán
trước là rất lớn, sự rõ ràng của hành vi chấp nhận phải được biểu hiện ra bên ngồi
một cách dứt khốt và cụ thể bằng lời nói hoặc hành động, ví dụ như gửi thông báo.
Một sự im lặng hoặc không hành động khơng thể rõ ràng và dứt khốt theo ý nghĩa
của quy định này. Nếu một bên không biểu hiện bất kỳ hành vi hay phản ứng nào

khi bên kia vi phạm dự đốn trước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh
liệu là họ đã chấp nhận vi phạm hay khơng. Ví dụ, nếu bên A gửi thơng báo sẽ
khơng thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng với bên B. Điều này đủ cơ sở để
xác định một vi phạm dự đốn trước, do đó, nếu bên B chấp nhận bằng việc gửi
thông báo, hợp đồng sẽ được chấm dứt ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bên B không
liên lạc với bên A nhưng lại bắt đầu một số hành động như bán lại hàng hóa cho bên
thứ ba thì câu hỏi sẽ đặt ra là bên B đã chấp nhận hay từ chối vi phạm dự đoán trước
chưa; và hành vi bán lại cho bên thứ ba của bên B có đủ yếu tố để cấu thành một sự
chấp nhận rõ ràng và dứt khoát hay khơng.31
Thêm vào đó, bên bị vi phạm phải chấp nhận vi phạm dự đoán trước trong thời
hạn hợp lý. Trong trường hợp khoảng thời gian từ chối và thời gian ấn định để thực
hiện là một khoảng thời gian dài, thì cũng có những ý kiến phản đối thực tế đối với
quy tắc trong Hochster v De la Tour, và những điều này đặc biệt mạnh mẽ khi một
bên tiến hành khởi kiện diễn ra trước thời gian ấn định cho việc thực hiện. Một ý
kiến phản đối như vậy là quy tắc có thể dẫn đến việc định lượng sai về thiệt hại. 32
Nội dung này sẽ được phân tích rõ trong Chương 3 của luận văn.
1.1.3 Khái niệm biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
theo Công ước Viên năm 1980
Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một trong những hệ quả
của việc chấp nhận vi phạm dự đoán trước. Trong CISG, hủy bỏ hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Chương V, Mục 1, Điều 72. Theo đó,
CISG quy định: “Nếu trước ngày quy định cho việc thực hiện hợp đồng mà thấy rõ
ràng rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên
bố hủy hợp đồng”.
Mục tiêu của Điều 72 CISG là cung cấp cho bên bị vi phạm một biện pháp
khắc phục hậu quả trong trường hợp rõ ràng bên kia sẽ không thực hiện hoặc sẽ vi

31
32


Richard Stone & James Devenney, tlđd (26), tr.465.
Treitel, ttđd (10), tr.17-081.


16

phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng khi đến hạn.33 Biện pháp khắc phục này dựa trên
học thuyết về vi phạm dự đoán trước, cho phép bên bị vi phạm hủy bỏ hợp đồng khi
có đủ căn cứ “rõ ràng” một vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng sẽ xảy ra mà không
phải đợi đến khi nghĩa vụ đến hạn. Trong quá trình soạn thảo CISG, ngay từ đầu,
quy định này đã không nhận được sự ủng hộ từ các học giả đến từ các nước theo hệ
thống Dân luật (Civil Law) và một số đại diện của Thế giới thứ ba phản đối Điều 71
và 72 một phần vì họ khơng quen với học thuyết vi phạm dự đoán trước. Khái niệm
về vi phạm dự đoán trước được bắt nguồn từ hệ thống Thông luật của Anh
(Common Law) và được áp dụng phổ biến trong các nước theo hệ thống pháp luật
này. Các nước theo hệ thống Dân luật thường không công nhận học thuyết này.34
Nguyên nhân là do việc áp dụng chế tài này bị cho rằng đã dựa vào căn cứ mang
tính chất chủ quan của một bên, thiếu minh bạch và không công bằng đối với bên vi
phạm.35 Bởi lẽ, hành vi vi phạm nghĩa vụ khi chưa đến thời hạn thực hiện thường
không rõ ràng và thiếu cơ sở xác đáng để chứng minh rằng hành vi đó sẽ dẫn đến
một vi phạm cơ bản để bên kia có quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng thực hiện
hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Đồng thời, các biện pháp khắc phục này mang
tính “trừng phạt” bên vi phạm quá nặng bằng cách thông báo (tạm ngừng thực hiện
hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng), và do đó, bên vi phạm khơng có cơ hội đưa ra
những bảo đảm đầy đủ trước khi bên kia có thể tạm ngừng thực hiện hoặc hủy bỏ
hợp đồng. Ngay cả khi bên vi phạm cung cấp các bảo đảm đầy đủ thực hiện nghĩa
vụ ngay lập tức, việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng ngắn hạn cũng có thể gây ra
thiệt hại đáng kể, chẳng hạn như vi phạm hợp đồng với bên thứ ba. Đồng thời, điều
khoản hủy bỏ hợp đồng dựa trên các tiêu chí được cho là có thể xảy ra, nên có khả
năng rất lớn bị lạm dụng bởi một bên muốn giải phóng khỏi hợp đồng bằng cách

khai thác trạng thái không ổn định của bên kia.
Đối lập với quan điểm trên, các học giả đến từ các nước theo hệ thống Thông
luật cho rằng, một bên không nên tiếp tục bị ràng buộc bởi hợp đồng khi bên kia
không thể thực hiện được nghĩa vụ cơ bản của mình, thậm chí là trước thời hạn các
bên thực hiện hợp đồng. Bảo vệ cho quan điểm trên, các học giả đã đưa ra lập luận:
“Suy cho cùng, một việc vốn dĩ đã được dự đốn chắc chắn khơng thể được thực

33

Fritz Enderlein & Dietrich Maskow, tlđd (5), tr.291.
M. Gilbey, tlđd (23), tr.477.
35
E. Tabachnik (1972), Anticipatory Breach of Contract, Current Legal Problems, Volume 25, Issue 1,
tr.149, nguồn: truy cập lần cuối 07/6/2021.
34


17

hiện khi đến hạn và một việc trên thực tế đã không được thực hiện khi đến hạn đều
dẫn đến hậu quả như nhau. Vì thế, lúc này, sự chấm dứt hợp đồng một cách dứt
khoát càng sớm càng giảm thiểu các thiệt hại phát sinh”.36 Thêm vào đó, xét về mặt
lợi ích kinh tế, việc một bên có quyền giải phóng khỏi một hợp đồng đã khơng thể
đáp ứng được các mục tiêu khi giao kết sẽ khuyến khích bên đó thực hiện các biện
pháp giảm thiểu thiệt hại.37
Bản bình luận về Cơng ước Viên của Hội đồng thư ký UNCITRAL cũng đánh
giá về quy định này.38 Căn cứ để xác định vi phạm cơ bản sẽ xảy ra có thể dựa trên
ngơn từ và hành vi của một bên khiến cho bên cịn lại có sự nghi ngờ về khả năng
thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Những lí do có thể là chủ quan hoặc khách quan của
một bên, mặc dù lí do khách quan khơng thể làm mất quyền hủy bỏ hợp đồng của

bên kia theo Điều 72 CISG, nhưng bên không thực hiện nghĩa vụ có thể được miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 79 CISG. Hay khi bên có nghĩa vụ
khơng thể đưa ra sự bảo đảm chắc chắn để xoá bỏ những hồi nghi về dấu hiệu thể
hiện bên đó khơng thể thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại cũng sẽ khiến cho việc
nghi ngờ một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra trở nên rõ ràng hơn. Sự bảo đảm này, tùy
theo trường hợp cụ thể, có thể căn cứ trên mức độ uy tín của bên cam kết, lịch sử
thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng hay sự thiện chí trong việc thực hiện những nghĩa
vụ hợp đồng.
1.1.4 Đặc điểm của biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ theo Công ước Viên năm 1980
1.1.4.1 Thời điểm áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực
hiện nghĩa vụ
Theo lý thuyết pháp luật truyền thống, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu
đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên kia không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ của mình và nghĩa vụ đó là nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Như vậy,
biện pháp hủy bỏ hợp đồng được áp dụng sau khi đã xuất hiện hành vi vi phạm cơ
bản của một bên. Đối lập với nguyên tắc pháp luật truyền thống, biện pháp hủy bỏ
hợp đồng theo Điều 72 CISG cho phép một bên, căn cứ vào những hành vi không
36

Keith A. Rowley (2001), “A Brief History of Anticipatory Repudiation in American Contract Law”,
University
of
Cincinnati
Law
Review
69,
no.
2,
xem

tại:
truy cập lần
cuối 07/6/2021.
37
Reza Beheshti, tlđd (14), tr.278.
38
Secretariat Commentary Art. 72, nguồn: truy cập lần cuối 26/5/2021.


18

phù hợp với hợp đồng và kết luận rằng sẽ có vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng xảy
ra, có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Bên bị vi phạm phải chứng minh được rằng
trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên kia không muốn, không thể hoặc những lí do
khác dẫn đến việc bên đó sẽ khơng thực hiện nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Sẽ
không cơng bằng khi một bên có đủ căn cứ cho rằng bên còn lại sẽ vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng nhưng không thể áp dụng các biện pháp khắc phục để bảo vệ quyền lợi
của mình. Vì vậy, CISG đã tạo một hành lang pháp lý từ rất sớm để bảo vệ quyền
lợi của bên bị vi phạm. Bên bị vi phạm không bắt buộc phải chờ đợi đến khi hết thời
hạn thực hiện nghĩa vụ để tuyên bố rằng bên cịn lại đã có hành vi vi phạm cơ bản
và huỷ bỏ hợp đồng. Trong khuôn khổ Điều 72 CISG, một bên có thể tuyên bố hủy
bỏ hợp đồng ngay lập tức khi có đủ căn cứ rõ ràng bên kia sẽ vi phạm cơ bản nghĩa
vụ hợp đồng.
Thêm vào đó, Điều 72 CISG áp dụng cho cả bên bán hoặc bên mua được
quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường
hợp hành vi vi phạm đã xảy ra thì bên dự định hủy bỏ hợp đồng không thể áp dụng
Điều 72 CISG để xử lý mà chỉ có thể áp dụng Điều 45 và Điều 49(2) CISG đối với
bên mua,39 Điều 61 và Điều 64(1) CISG đối với bên bán.
1.1.4.2 Căn cứ áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn khơng
mang tính chất “tuyệt đối”

Trong CISG và các văn bản pháp luật khác, hủy bỏ hợp đồng là một biện pháp
khắc phục cuối cùng khi mục đích của việc giao kết hợp đồng đã không đạt được và
việc tiếp tục thực hiện hợp đồng nhiều khả năng sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc
phục cho một hoặc cả hai bên. Vì vậy, căn cứ hủy bỏ hợp đồng ln được quy định
chặt chẽ và địi hỏi một bên muốn hủy bỏ hợp đồng phải tuân thủ một cách nghiêm
ngặt. Trong CISG, Điều 49 và Điều 64 cho phép bên mua và bên bán có quyền hủy
bỏ hợp đồng khi bên kia đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Ngược lại, Điều 72
CISG là một trường hợp đặc biệt bởi nó cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng khi
thực tế khơng có hành vi vi phạm cơ bản nào xảy ra và thời hạn thực hiện vẫn chưa
hết. Chính vì vậy, căn cứ để một bên hủy bỏ hợp đồng theo Điều 72 CISG cũng có
sự khác biệt với căn cứ hủy bỏ hợp đồng do vi phạm cơ bản.
Điều 72 (1) CISG quy định bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng phải khẳng
định “rõ ràng” bên kia sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng. Mặc dù Điều 72 CISG không
39

United Nations, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods (2016 Edition), New York, tr.324.


×