Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Buộc thực hiện đúng hợp đồng tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.88 KB, 13 trang )

Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

Đại học Luật Huế

MỤC LỤC
Đại học Luật Huế...................................................................................................................................1
MỤC LỤC...............................................................................................................................................1
A. LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................................1
B. NỘI DUNG.........................................................................................................................................3
I. BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG................................................................................................3
1. Khái niệm...........................................................................................................................................3
2. Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng................................................................3
3. Nội dung chế tài............................................................................................................................3
II. TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG.......4
1. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng....................................................................................................4
2. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.........................................................................................................5
3. Hủy bỏ hợp đồng (Điều 312, Luật Thương Mại năm 2005)...........................................................5
III. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG,
TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG VÀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG..........................7
1. Về buộc thực hiện đúng hợp đồng....................................................................................................7
2. Về tạm ngừng thực hiện hợp đồng...............................................................................................9
C. LỜI KẾT............................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................13

A. LỜI NÓI ĐẦU

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 1




Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

Nền kinh tế thị trường ở nước ta dựa trên sự thiết lập nền tảng pháp lý về
quyền tự do kinh doanh trong quan hệ thương mại và phương thức hình thành
chủ yếu là thông qua các quan hệ hợp đồng. Các quan hệ hợp đồng trong
thương mại cũng vì thế mà trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Hiện tượng vi
phạm hợp đồng cũng diễn ra nhiều hơn. Để giúp đảm bảo cam kết giữa các bên
được thực hiện hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do
hành vi của bên vi phạm hợp đồng, pháp luật về các hình thức chế tài trong
thương mại đã ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn.
Chế tài trong thương mại là một trong những quy định ảnh hưởng trực
tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thương mại, thông qua đó có thể điều tiết hành
vi của các thương nhân trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo ra sự ổn định
tương đối cho sự phát triển của nền kinh tế.
Theo điều 292, Luật thương mại 2005 đã quy định chế tài trong thương
mại gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc bồi thường thiệt
hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp
đồng; Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Với đề tài “Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp
đồng và một số kiến nghị?”, Nhóm đã dựa trên cơ sở quy định của pháp luật
hiện hành là Luật Thương Mại năm 2005, các tài liệu tham khảo và thực tiễn áp
dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng,
đình chỉ hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trong thương mại, để cập nhật và phân

tích các hình thức chế tài. Từ đó, có một cách nhìn toàn diện hơn, đánh giá thực
trạng pháp luật đồng thời đã đưa ra một số kiến nghị đối với việc hoàn thiện và
áp dụng các quy định pháp luật về các hình thức chế tài thương mại để đạt hiệu
quả cao hơn trong việc thực hiện hợp đồng.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 2


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

B. NỘI DUNG
I. BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm
Khoản 1, Điều 297, Luật thương mại 2005 quy định: “Buộc thực hiện
đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp
đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu phí tổn phát sinh”.
Bản chất của chế tài này là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong thương
mại phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm.
2. Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng áp dụng khi:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng
+ Có lỗi của bên vi phạm.
Việc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng cam kết trong
hợp đồng như: không giao hàng, giao hàng thiếu, giao hàng sai chất lượng...là
cơ sở phát sinh chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Bên có quyền lợi bị vi

phạm chỉ có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng nếu bên vi phạm
có lỗi. Nếu bên vi phạm có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không có lỗi thì
họ không bị áp dụng các hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Điều 296, Luật thương mại năm 2005 tạo điều kiện cho bên bị vi phạm
kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng.
Theo đó, trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, địch hoạ, ...), hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng không bị coi là có lỗi. Bên bị vi
phạm không có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Ngay cả khi
hết thời gian thực hiện hợp đồng được tính thêm khi có bất khả kháng, bên bị vi
phạm cũng không thể áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và
không bên nào được quyền đòi bên kia bồi thường thiệt hại.
3. Nội dung chế tài
Khoản 2, Điều 297 Luật thương mại 2005 quy định: “Trường hợp bên vi
phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải
giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.
Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì
phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng
khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được
dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không
được sự chấp thuận của bên bị vi phạm”.
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện yêu cầu thực hiện đúng hợp
đồng, bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người
khác theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải
đền bù chênh lệch giá. Bên bị vi phạm cũng có thể tự sủa khuyết tật, thiếu sót
GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 3


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2


Nhóm 3

của hàng hóa, dịch vụ và yêu cầu bên vi phạm phải trả các chi phí sửa chữa cần
thiết.
Điều 298, Luật Thương Mại năm 2005 quy định: “Để áp dụng biện pháp
buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một
thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ.”
Việc gia hạn này hoàn toàn do bên bị vi phạm quyết định trên cơ sở xem
xét lợi ích của việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Vì vậy, việc gia hạn
để tiếp tục thực hiện hợp đồng nằm trong tiến trình áp dụng chế tài buộc thực
hiện hợp đồng và không phải là sự thoả thuận lại về thời gian thực hiện
hợp đồng giữa các bên. Nếu không có thỏa thuận nào khác, trong thời gian áp
dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm có
quyền yêu cầu áp dụng chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại nhưng không
được áp dụng chế tài khác (tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ, huỷ bỏ
hợp đồng). Khi bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng
các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Theo quy định của pháp luật, bên bị vi phạm quyết định áp dụng chế
tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trước khi sử dụng các chế tài hợp đồng khác.
Bên bị vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong những
trường hợp mà việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng không ảnh hưởng đến
lợi ích kinh tế của mình. Đối với những loại hàng hoá mang tính chất mùa, vụ,
phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm (bánh trung thu, nước giải khát, chăn
đệm...) thì bên bị vi phạm không thể lựa chọn áp dụng chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng nếu thời cơ tiêu thụ các loại sản phẩm trên đã hết. So với các
hình thức chế tài khác, buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp chế tài
mang tính mềm dẻo, thiện chí và hiệu quả của nó có khả năng hạn chế thiệt hại.
II. TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, ĐÌNH CHỈ THỰC

HIỆN HỢP ĐỒNG, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG
1. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Theo quy định tại Điều 308, Luật Thương mại năm 2005: Tạm ngừng
thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong
hợp đồng.
Các trường hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm
ngừng thực hiện hợp đồng
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Hậu quả pháp lý
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 4


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

- Không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
2. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Điều 310, Luật Thương Mại năm 2005 quy định: Đình chỉ thực hiện hợp
đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi
vi phạm hợp đồng.
Các trường hợp đình chỉ thực hiện hợp đồng:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình
chỉ hợp đồng. Trường hợp này, các bên dự liệu và thỏa thuận rõ trong hợp đồng
những hành vi vi phạm nào xảy ra thì bên bị vi phạm được quyền áp dụng biện
pháp đình chỉ hợp đồng để bảo vệ lợi ích của mình.

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của
một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục
đích của việc giao kết hợp đồng.
Hậu quả pháp lý
- Trường hợp chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình
chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện
nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với
việc áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
Về thủ tục, khi áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi
phạm (bên bị áp dụng chế tài) phải thông báo việc tạm đình chỉ cho bên kia.
Nếu không thông báo, dẫn đến thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường cho họ.
3. Hủy bỏ hợp đồng (Điều 312, Luật Thương Mại năm 2005)
Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Hủy bỏ hợp đồng gồm:
- Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả
các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
- Hủy bỏ một phần hợp đồng là chỉ có phần hủy bỏ không phát sinh hiệu
lực kể từ thời điểm hủy bỏ còn các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu
lực.
Căn cứ áp dụng
Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi xảy ra vi phạm hợp đồng
thuộc một trong các trường hợp:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ
hợp đồng.
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Hậu quả pháp lý
- Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải
tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về
các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 5


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

- Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng. Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ
phải được thực hiện hợp đồng. Trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi
ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với
việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng.
4. So sánh các hình thức chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình
chỉ hợp đồng và huỷ bỏ hợp đồng.
Giống nhau:
- Thứ nhất, về căn cứ áp dụng:
Trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, các chế tài tạm
ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng khi có một trong các điều
kiện sau:
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm
ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng.
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Các căn cứ này cũng phù hợp với quy định tại Điều 293, Luật Thương mại
năm 2005 đó là: trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được
áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng
hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
- Thứ hai, trong lĩnh vực thương mại, việc tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ

hợp đồng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên, đặc biệt là bên vi phạm
hợp đồng. Vì vậy, bên bị vi phạm không đương nhiên có quyền đơn phương
tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ khi pháp luật có quy định khác.
Ví dụ: Bên mua hàng có quyền ngừng thanh toán tiền hàng trong các
trường hợp:
+ Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa đối thì có quyền tạm ngừng
việc thanh toán
+ Bên mua có bằng chứng về việc có hàng hoá đang là đối tượng bị tranh
chấp thì có quyền yêu cầu tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã
được giải quyết
+ Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp
với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc
phục sự không phù hợp đó
Bên bị vi phạm chỉ có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ
bỏ hợp đồng, nếu trong hợp đồng đã có thoả thuận vi phạm của bên kia là điều
kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Mặt khác, để đảm bảo
quyền lợi của bên vi phạm hợp đồng, Luật còn quy định hành vi vi phạm cơ bản
nghĩa vụ hợp đồng của một bên cũng là căn cứ để bên kia có quyền tạm ngừng,
đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Theo khoản 13, Điều 3, Luật thương mại 2005:
“Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 6


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3


thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mực đích của
việc giao kết hợp đồng”
Khác nhau:
Tiêu
chí
Thời
điểm
chấm
dứt
hiệu
lực
hợp
đồng

Tạm ngừng thực
Đình chỉ thực hiện
Hủy bỏ
hiện hợp đồng
hợp đồng
hợp đồng
Hợp đồng vẫn Hợp đồng chấm dứt Hợp đồng không có hiệu
còn hiệu lực pháp từ thời điểm một bên lực từ thời điểm giao kết.
lý.
nhận được thông báo
đình chỉ.

- Bên bị vi phạm
tạm thời không
Quyền thực hiện nghĩa


vụ trong hợp
nghĩa đồng.
vụ của - Bên bị vi phạm
các
có thế áp dụng
bên
đồng thời với chế
tài bồi thường
thiệt hại.

- Các bên không phải
tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng.
Bên đã thực hiện
nghĩa vụ có quyền
yêu cầu bên kia thanh
toán hoặc thực hiện
nghĩa vụ dối ứng.
- Bên bị vi phạm đồng
thời có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại.

- Các bên không phải tiếp
tục thực hiện các nghĩa vụ
đã thoả thuận trong hợp
đồng, trừ thoả thuận về
các quyền và nghĩa vụ sau
khi huỷ bỏ hợp đồng và
về giải quyết tranh chấp.
- Các bên có quyền đòi lại

lợi ích do việc đã thực
hiện phần nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng.
- Bên bị thiệt hại có
quyền yêu cầu bên kia bồi
thường thiệt hại.

III. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG, TẠM NGỪNG THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG, ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG VÀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG.
1. Về buộc thực hiện đúng hợp đồng
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 297, Luật Thương Mại 2005: “Buộc
thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và
bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Như vậy, một phần trong định nghĩa
về hình thức buộc thực hiện đúng hợp đồng thể hiện tính không khả thi, cụ thể
là cụm từ: “thực hiện đúng hợp đồng” là khó có thể thực hiện đặc biệt là trường
hợp vi phạm hợp đồng về mặt thời hạn.
* Ví dụ vụ tranh chấp:
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Kim Thành ký hợp đồng số 03/HĐ về
GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 7


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

việc bán cho công ty trách nhiệm hữu hạn hoá chất Tân Hoàng Minh (trụ sở tại

Nam Định) một số chủng loại vật liệu xây dựng gồm: thép xây dựng, gạch
chống nóng theo tiêu chuân chất lượng TCVN4710-89, với tổng giá trị hợp
đồng 1,5 tỷ đồng, thời hạn giao nhận hàng đến hết ngày 31/07/2007. Ngày
15/08/2007, Công ty Tân Hoàng Minh đã đến nhận lô hàng thuộc chủng loại
thép xây dựng tại kho chính của bên bán và thanh toán 1/2 hợp đồng như đã
cam kết. Ngày 05/08/2007 do không thấy công ty Tân Hoàng Minh đến nhận
nốt số hàng theo hợp đồng, Công ty Kim Thành đã gửi công văn yêu cầu công
ty Tân Hoàng Minh tiếp tục nhận hàng và thanh toán tiền theo hợp đông hạn
cuối là vào ngày 15/08/2007. Công ty Tân Hoàng Minh đã từ chối thực hiện
hợp đồng sau khi đưa ra yêu cầu giảm giá đối với số lô sau chưa giao không
đựơc công ty Kim Thành chấp nhận.
Ngày 15/09/2007, Công ty Kim Thành khởi kiện công ty Tân Hoàng
Minh tại Toà kinh tế tỉnh Nam Định với yêu cầu: Buộc công ty Tân Hoàng
Minh phải nộp phạt 170 triệu đồng như đã thoả thuận và bồi thường thiệt hại
180 triệu đồng hao gồm tiền trả lãi cho ngân hàng và phần chênh lệch giábán
số gạch chống nóng thấp hơn so với giá đã thoả thuận theo hợp đồng số
03/HĐ.
Trong trường hợp trên, Công ty Kim Thành đã gia hạn thêm 15 ngày (từ
ngày 31/07/2007 đến ngày 15/08/2007) để công ty Tân Hoàng Minh thực hiện
tiếp nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Như vậy, công ty Kim Thành đã gia hạn
thực hiện hợp đồng cho bên công ty Tân Hoàng Minh khi áp dụng chế tài ”buộc
thực hiện đúng hợp đồng”.
Do chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không mang lại kết quả, việc
yêu cầu bên vi phạm nộp phạt và bồi thưuờng thiệt hại là phù hợp với quy định
của pháp luật và lợi ích hợp pháp của công ty Kim Thành. Tuy nhiên, thời gian
vi phạm hợp đồng được xác định để xem xét mức phạt và mức bồi thường là hết
ngày 15/08/2007 chứ không phải hết ngày 31/07/2007 vì trong thời gian áp
dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, không được áp dụng chế tài khác
nếu các bên không thoả thuận. Như vậy, trong tình huống trên, Công ty Kim
Thành đã áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng theo khoản 5, Điều 297, Luật

Thương mại (2005) để yêu cầu công ty Tân Hoàng Minh trả tiền và nhận nốt số
hàng còn lại, đồng thời áp dụng theo Điều 298, Luật Thương mại (2005) gia
hạn thêm một thời gian để công ty Tân Hoàng Minh thực hiện tiếp nghĩa vụ hợp
đồng.
Do đó, để nâng cao tính khả thi đối với quy định về buộc thực hiện đúng
hợp đồng, thì nên xây dựng lại khái niệm về chế tài này theo hướng: “Buộc
thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tiếp tục
thực hiện hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”.
Thứ hai, theo khoản 1, điều 299 Luật thương mại 2005: “Trừ trường hợp
có thỏa thuận khác trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp
GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 8


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

đồng bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
nhưng không được áp dụng các chế tài khác”. Quy định này cần được xem xét
lại vì các hình thức chế tài khác là tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ việc
thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Ngoại trừ chế tài tạm ngừng thực hiện
hợp đồng thì các hình thức còn lại là đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp
đồng có bản chất ngược lại với bản chất của chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng. Bởi vậy, làm sao bên bị vi phạm đang yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng hợp đồng mà lại còn có thể áp dụng chế tài khác là đình chỉ thực hiện hợp
đồng và hủy bỏ hợp đồng.
Theo khoản 3, điều 51 Luật Thương mại 2005 khi bên bán giao hàng

không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán cho
đến khi bên bán khắc phục được sự không phù hợp đó. Việc tạm dừng thanh
toán của bên mua chính là tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Như vậy, trong thời
gian bên mua áp dụng chế tài buộc bên bán thực hiện đúng hợp đồng thì bên
mua vẫn có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo khoản 3, điều 51 chứ
không chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm như khoản 1,
điều 299. Như vậy, khoản 1, điều 299 không đồng nhất với khoản 3, điều 51,
Luật Thương mại 2005.
Do đó, cần quy định theo hướng trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại
và phạt vi phạm hoặc tạm ngừng thực hiệu hợp đồng nhưng không được áp
dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng.
Thứ ba, khoản 2, điều 299 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng
các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”. Quy định như vậy
đã làm cho chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không có giá trị, bởi vì ngay
cả trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài này thì cũng không chịu bất
kì trách nhiệm bổ sung nào mà chỉ chịu các hình thức chế tài như phạt hợp
đồng, bồi thường thiệt hại hoặc tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng và đã tạo
ra kẽ hở lớn để lợi dụng nhằm trì hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Ngoài ra, Luật Thương mại cần có quy định (ngoại trừ nghĩa vụ thanh
toán trong thực tiễn xét xử) đối với trường hợp tòa án buộc bên có nghĩa vụ
thực hiện nhưng bên này vẫn không thực hiện.
2. Về tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Luật quy định có hai căn cứ để áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp
đồng là xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm
ngừng thực hiện hợp đồng và một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi
chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng, hậu quả pháp lý đối với
hợp đồng này là ”Hợp đồng vẫn còn hiệu lực” và “Bên bị vi phạm có quyền yêu

cầu bồi thường thiệt hạị” nếu hành vi vi phạm đó gây thiệt hại cho bên bị vi
phạm.
GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 9


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

Như vậy, về mặt bản chất, việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng không ảnh
hưởng đến hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng đó sẽ tiếp tục được thực hiện
trong tương lai khi điều kiện áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng
chấm dứt. Vấn đề đặt ra ở đây là, sau khi áp dụng biện pháp này, thời điểm nào
sẽ được coi là chấm dứt việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng? Căn cứ nào để
một bên yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng đã bị tam ngừng thực hiện? Việc
tiếp tục thực hiện hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện do bên tạm ngừng tự động
thực hiện hay theo yêu cầu của bên có hành vi vi phạm hợp đồng?
Những vấn đề này hiện nay đều chưa được quy định trong Luật Thương
mại, gây khó khăn cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Để giải
quyết bất cập này, cần bổ sung quy định cụ thể về căn cứ, thời điểm chấm dứt
áp dụng hình thức tạm ngừng thực hiện hợp đồng và nghĩa vụ của các bên khi
căn cứ tạm ngừng thực hiện hợp đồng chấm dứt. Có như vậy mới đảm bảo
quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, tránh trường hợp lợi
dụng việc áp dụng chế tài này để “chấm dứt” việc thực hiện các hợp đồng trên
thực tế.
3. Về huỷ bỏ hợp đồng
Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng là “hợp đồng không có hiệu
lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã

thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi
huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.”
Như vậy, về mặt nguyên tắc, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng giống
như trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu, các bên phải hoàn trả lại cho nhau
những gì đã nhận từ việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, cách quy định này có
một số bất cập tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 314 Luật Thương mại năm 2005
là:“Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ
phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi
ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.” và “Bên bị vi phạm
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.”
Quy định này đã mâu thuẫn với khoản 1, Điều 314 khi quy định hợp
đồng bị hủy thì không có hiệu lực từ thời điểm giao kết ở chỗ:
- Việc cho phép các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần
nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã đi ngược lại với bản chất của hủy hợp
đồng, bởi lẽ khi hợp đồng bị hủy “không có hiệu lực từ thời điểm giao kết” thì
tất cả những phần hợp đồng đã thực hiện sẽ phải hoàn trả lại cho bên kia. Với
quy định này, dường như pháp luật đã thừa nhận hiệu lực của hợp đồng bị hủy
hơn là hủy những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Do đó, quy định này cần phải được sửa đổi theo hướng ghi nhận phần
hợp đồng không bị hủy (đối với hợp đồng bị hủy một phần), đối với phần hợp
đồng bị hủy, các bên phải hoàn trả lại những gì đã nhận cho nhau, đối với phần
không bị hủy sẽ phải tiếp tục thực hiện theo những thỏa thuận trong hợp đồng.
GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 10


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2


Nhóm 3

- Quy định “nếu các bên không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì
bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền” là không hợp lý, và đôi khi lại là cách
ghi nhận hiệu lực của hợp đồng bị hủy. Quy định này chỉ hợp lý khi lợi ích các
bên nhận được là lợi ích vật chất dưới dạng hiện vật, nếu lợi ích mà các bên
nhận được là lợi ích về mặt tinh thần hoặc đối tượng của hợp đồng là dịch vụ thì
việc bên được cung ứng dịch vụ hoặc nhận được lợi ích tinh thần phải trả lại
tiền cho bên cung ứng dịch vụ chẳng khác gì việc trả tiền cho lợi ích mình nhận
được từ một hợp đồng bị hủy (không còn giá trị đối với các bên). Bên cạnh đó,
số tiền phải trả là bao nhiêu, nguyên tắc định giá thế nào? Theo giá thị trường
vào thời điểm “hoàn trả” hay theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng cho những
lợi ích đã nhận được cũng không được tính đến, điều này sẽ gây khó khăn cho
các chủ thể cũng như các cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình giải
quyết tranh chấp.
Vì vậy, cần làm rõ khái niệm “lợi ích” ở đây là gì, đó là các lợi ích vật
chất nhận được dưới dạng hiện vật, nhằm tránh trường hợp “tiếp tục thực hiện
hợp đồng đã bị hủy” do bên thụ hưởng lợi ích tinh thần hoặc dịch vụ buộc phải
trả lại bằng tiền. Chính vì vậy, cần sửa quy định này theo hướng “nếu các bên
không thể hoàn trả bằng chính hiện vật đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn
trả bằng tiền theo giá trị hiện vật tại thời điểm hoàn trả.”
4. Về mối quan hệ giữa các loại chế tài trong thương mại
Mối quan hệ giữa chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực
hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng với các loại chế tài khác cũng vẫn còn một số
bất cập.
Cụ thể, trong những quy định về mối quan hệ giữa chế tài tạm ngừng
thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp
đồng nằm rải rác tại các Điều 309, Điều 311, và Điều 314 chỉ đề cập đến việc
áp dụng ba loại chế tài trên không làm mất quyền áp dụng chế tài buộc bồi
thường thiệt hại. Quy định như vậy là không hợp lý vì những nội dung này đã

được ghi nhận trong Điều 316 và nếu chỉ dừng lại ở quy định như vậy thì không
bao hàm việc áp dụng ba loại chế tài này với chế tài phạt vi phạm trong khi nếu
có đủ căn cứ áp dụng thì việc áp dụng ba loại chế tài này với chế tài phạt là
hoàn toàn hợp pháp và chính xác.
Do đó, để tránh tình trạng quy định một cách chồng chéo và không bao
hàm hết các mối quan hệ giữa các chế tài thì cần thiết phải loại bỏ hết các quy
định về mối quan hệ của các loại chế tài nằm rải rác trong các điều luật khác
nhau và sau đó thiết kế một quy định chung về mối quan hệ của các loại chế tài
trong thương mại theo hướng:“Các chế tài trong thương mại có thể được áp
dụng đồng thời nếu có đủ căn cứ áp dụng theo quy định của luật này trừ việc
áp dụng đồng thời các chế tài hủy hợp đồng, đình chỉ thực hiện hơp đồng và
tạm ngừng thực hiện hợp đồng.”

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 11


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

C. LỜI KẾT
Thông qua việc tìm hiểu đề tài: “Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế
tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp
đồng, hủy bỏ hợp đồng và một số kiến nghị?”, chúng ta nhận thấy rằng:
Các chế tài trong hoạt động thương mại rất đa dạng và càng áp dụng các
chế tài khác nhau khi có hành vi vi phạm xảy ra đem lại những hiệu quả khác
nhau. Tuy vậy, do sự phát triển của kinh tế, các vi phạm ngày càng phức tạp với
số lượng ngày càng nhiều hơn đòi hỏi pháp luật điều chỉnh các hình thức chế tài

về buộc thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng
và hủy bỏ hợp đồng phải hoàn thiện hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn một
cách triệt để và hiệu quả để góp phần bảo vệ các thương nhân, tổ chức và cá
nhân Việt Nam khi họ tham gia các hoạt động thương mại.
Bài thuyết trình của Nhóm còn có rất nhiều thiếu sót, đồng thời có nhiều
ý kiến mang màu sắc chủ quan…Vì vậy, mong Thầy và các bạn đóng góp ý
kiến, chỉ ra những sai lầm và bổ sung khuyết điểm để bài thuyết trình này được
hoàn thiện hơn! Xin cảm ơn!

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 12


Bài Tiểu Luận Môn Thương Mại 2

Nhóm 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương Mại – Tập II, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội - 2013.
2. Luật Thương Mại năm 2005
3. Bộ luật Dân Sự năm 2005
4. />
GVHD: Nguyễn Thanh Tùng

Page 13




×