Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.41 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC TRUNG

KHÁNG NGHỊ VÀ GIẢI QUYẾT KHÁNG NGHỊ
VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỐ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

KHÁNG NGHỊ VÀ GIẢI QUYẾT KHÁNG NGHỊ
VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số Cn: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến
Học viên: Trần Ngọc Trung
Lớp: Cao học luật, Bình Thuận Khóa 2

TP. HỐ CHÍ MINH, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo sự tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được ai cơng cố
trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả

Trần Ngọc Trung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐƢỢC VIẾT TẮT

1

CHV

Chấp hành viên

2

CQTHADS

Cơ quan Thi hành án dân sự

3


KSV

Kiểm sát viên

4

LTCVKSND

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014

5

LTHADS

Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ
sung năm 2014

Nghị định số 33/2020/NĐ-CP

Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17
tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành
án dân sự

Quy chế


Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân
sự kèm theo Quyết định số 810/QĐVKSTC-V11 ngày 20.12.2016 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về
việc ban hành quy chế công tác kiểm sát thi
hành án dân sự, thi hành án hành chính

8

Quyết định số 810/QĐVKSTC-V11

Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày
20.12.2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế
công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi
hành án hành chính

9

THA

Thi hành án

6

7

10 THADS

Thi hành án dân sự


11 VKS

Viện kiểm sát

12 VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................6
1.1. Đối tƣợng và căn cứ kháng nghị ............................................................. 6
1.2. Trình tự kháng nghị .............................................................................. 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................26
CHƢƠNG 2. GIẢI QUYẾT KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ....27
2.1. Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát ................................................... 27
2.2. Chế tài trong kháng nghị về thi hành án dân sự ................................... 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................44
KẾT LUẬN ..............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những công tác thực hiện chức năng
kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo các bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng phải thi hành ngay

của Tịa án được thi hành đầy đủ kịp thời, đúng pháp luật; đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị,
xã hội, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của Bộ máy Nhà nước, đặc biệt là của hệ
thống các cơ quan tư pháp.
Kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự là một trong số các chức năng của
Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hoạt động
kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự nhằm đảm bảo mọi hoạt động thi hành án dân
sự của Cơ quan Thi hành án dân sự được thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật thi hành án dân sự, đảm bảo quyền, lợi ích của các đương sự. Theo quy định tại
khoản 1, Điều 5; khoản 8, Điều 28 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014,
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kháng nghị đối với những hành vi và quyết
định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; cơ quan và người có thẩm
quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của
pháp luật.
Qua nghiên cứu quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật kháng nghị và giải
quyết kháng nghị về thi hành án dân sự, có một số bất cập sau:
Một là, thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với quyết định,
hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp và
cấp dưới theo quy định của pháp luật chưa thật sự phù hợp;
Hai là, việc xác định như thế nào là vi phạm nghiêm trọng, như thế nào là vi
phạm ít nghiêm trọng làm căn cứ kháng nghị chưa được xác định cụ thể, rõ ràng là
trở ngại cho công tác kháng nghị;
Ba là, chế tài đối việc không thực hiện kháng nghị, kháng nghị khơng có căn
cứ pháp luật vẫn chưa được pháp luật quy định làm cho việc thực hiện kháng nghị
không nghiêm hoặc việc kháng nghị không hiệu quả;
Bốn là, hoạt động trả lời kháng nghị chưa được quy định cụ thể về chủ thể
thực hiện và trách nhiệm của việc trả lời kháng nghị.



2
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kháng nghị và giải quyết kháng
nghị về thi hành án dân sự” làm đề tài luận văn thạc s luật học của m nh
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động của
Cơ quan Thi hành án dân sự đã c nhiều tác giả nghiên cứu và nhận t dưới nhiều
góc độ khác nhau, c thể kể đến như:
o tr n u t thi hành án dân sự của Trường Đại học Luật thành phố
Ch Minh, Nxb.
ng Đức – Hội luật gia Việt Nam năm 2017, Bình lu n Lu t
Thi hành án dân sự của Hoàng Thị Thanh Hoa, H Quân Chính, Nguyễn Văn
Ngh a, Nxb. Tư pháp năm 2019. Các cơng trình này đã phân t ch, nghiên cứu, làm
r các vấn đề liên quan đến thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân
đối với hoạt động của Cơ quan Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, do giáo tr nh này
được biên soạn nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo chuyên
ngành Luật nên chưa phân t ch chuyên sâu về kháng nghị và giải quyết kháng nghị
về thi hành án dân sự một cách cụ thể, chi tiết mà ch dừng lại phần l luận nghiên
cứu chung.
- Hoàng Thế Anh (2015), “ m sát thi hành án dân sự”, luận án tiến s ,
Trường đại học quốc gia Hà Nội trong luận án này tác giả đã cơ bản làm rõ được cơ
sở lý luận về công tác thi hành án dân sự và giám sát thi hành án dân sự, đ ng thời
phân tích, làm rõ nhiệm vụ giám sát của các chủ thể liên quan như: Nhân dân, Quốc
hội và Hội đ ng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng với thực
trạng giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù đề tài rất rộng, liên
quan đến nhiều đối tượng nghiên cứu nhưng luận án là tài liệu rất tốt cho tác giả
nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn;
- Lê V nh Châu (2017), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình qua ba
trường hợp thi hành án dân sự” Báo Dân chủ và Pháp lu t, số 07 (300)/2017, Tr 4046. Tác giả trình bày vấn đề liên quan đến các giao dịch giữa người phải thi hành án
dân sự với người thứ ba ngay tình để làm rõ việc cần phải bảo vệ quyền lợi của

người thứ ba ngay tình trong hoạt động thi hành án dân sự. Đây là cơng trình giúp
tác giả xác định về giao dịch liên quan đến việc thi hành án dân sự và căn cứ để
kháng nghị về thi hành án;
- Nguyễn Đức Hiếu (2015), “Bàn về việc kiểm sát sự tuân theo pháp luật
trong thi hành án dân sự đối với việc ra quyết định thi hành án, yêu cầu cấp dưỡng
ni con”, Tạp chí kiểm sát, số 21/2015, Tr.40-42. Tác giả nêu quan điểm bất đ ng


3
giữa Cơ quan Thi hành án dân sự và Viện kiểm sát về quy định tại khoản 5 mục 2
Điều 1 Nghị định 125/2013/N Đ-CP ngày 14/10/2013;
- Vũ Thành Trung (2018), “Kỹ năng trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án
dân sự”, Tạp chí kiểm sát, Số 09/ 2018, Tr 20-23. Tác giả tập trung phân tích một số
kỹ năng Kiểm sát viên cần chú ý để phát hiện vi phạm khi tiến hành kiểm sát trực
tiếp hoạt động thi hành án của Cơ quan Thi hành án dân sự.
- Đỗ Văn Kha (2016), “Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm sát việc xử lý đối
với tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
Tạp chí kiểm sát, số 14/ 2016, Tr. 10-15, 20. Tác giả trình bày nghiên cứu việc xử lý
đối với tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất, từ đ nêu một số dạng vi phạm
thường gặp để các Kiểm sát viên lưu ý khi thực hiện trách nhiệm.
- Bài viết: “Một số kinh ng ệm khi t ực ện công tác k ến ng ị, kháng ng ị
trong oạt động k ểm sát thi hành án dân sự” ngày 05/08/2015 của tác giả TH trên
trang tin vksndtc.gov.vn. Bài viết là sự đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn của Vụ kiểm
sát thi hành án dân sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc phát hiện vi phạm
pháp luật và ban hành kiến nghị, kháng nghị đối với Cơ quan Thi hành án dân sự.
- Bài viết: “Quyền kháng ng ị, k ến ng ị của V ện k ểm sát nhân dân trong
công tác thi hành án dân sự” ngày 13/11/2018 của tác giả Lương Thị Thu Phương
trên trang tin vkstuyenquang.gov.vn. Bài viết đề cập đến kỹ năng phát hiện vi phạm
và thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị trong công tác thi hành án dân sự
- Bài viết: “Vướng mắc trong xác địn vi p ạm nghiêm trọng, vi p ạm ít

nghiêm trọng về thi hành án dân sự” ngày 15/6/2020 của tác giả Lê Văn Quang
trong Tạp chí kiểm sát số 11/2020. Bài viết đề cập đến thực trạng chưa có văn bản
pháp luật quy định thế nào là vi phạm nghiêm trọng, vi phạm ít nghiêm trọng trong
giải quyết vụ việc thi hành án dân sự, dẫn đến việc thực hiện các quyền năng kháng
nghị, kiến nghị gặp vướng mắc
Nhìn chung, các bài viết nghiệp vụ trên đã đề cập đến các khía cạnh vướng
mắc khác nhau của công tác kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân
sự. Dưới góc độ khoa học, các bài viết trên rất có giá trị với tác giả trong việc
nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, tính đến hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu
khoa học cụ thể nào về quyền năng kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành
án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan Thi hành án dân sự. Điều này thể
hiện tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài trên, tác giả chọn đề tài trên là sự cần
thiết cả về lý luận và thực tiễn


4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đề tài nhằm nghiên cứu những quy định của pháp luật kháng nghị và giải
quyết kháng nghị về thi hành án dân sự. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá
những quy định của pháp luật hiện hành và nghiên cứu thực tiễn của hoạt động
kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự, từ đ kiến nghị, đề uất
hướng giải quyết, góp phần xây dựng hồn thiện pháp luật về kháng nghị và giải
quyết kháng nghị về thi hành án dân sự.
Mục tiêu cụ thể:
Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống nhận thức chung về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi
hành án dân sự. Trong đ , kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân
sự là việc Viện kiểm sát nhân dân quyết định kháng nghị và việc trả lời, thực hiện
kháng nghị của Cơ quan Thi hành án dân sự;

- Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về kháng nghị và
giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự, trên cơ sở đ , ch ra những bất cập, hạn
chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về
thi hành án dân sự;
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về
thi hành án dân sự là nhu cầu cần thiết phải đặt ra và thực hiện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật Việt
Nam và thực tiễn kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Thi hành án dân sự năm
2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành
án dân sự. Đ ng thời, trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định về kháng nghị và giải
quyết kháng nghị về thi hành án dân sự, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quy định này. Các hoạt động kiểm sát khác, cơng trình khơng nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu luận văn được xuyên suốt đúng với mục đ ch và phạm vi đã
đặt ra, trong quá tr nh nghiên cứu tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp, cụ thể
như sau:


5
- Phương pháp phân tích làm rõ quy định của pháp luật về kháng nghị và giải
quyết kháng nghị về thi hành án dân sự, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong
kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự. Trên cơ sở phân tích nêu
trên, cơng trình ch ra những bất cập và nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kháng nghị
và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự;
- Phương pháp so sánh được sử dụng ở chương 1 và chương 2 để đối chiếu
quy định của pháp luật về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân

sự giữa quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm
2014 và các văn bản liên Ngành cũng như văn bản nghiệp vụ của Viện kiểm sát;
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để tổng
hợp những bất cập của luật thông qua thực tiễn thi hành pháp luật về kháng nghị và
giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự, từ đ , đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự;
- Phương pháp bình luận được sử dụng để đánh giá quy định của luật, thực
tiễn thi hành, vướng mắc, bất cập về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi
hành án dân sự.
6. Kết quả nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là ch ra những điểm vướng mắc, bất cập
trong quy định của pháp luật hiện hành về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về
thi hành án dân sự.
- Luận văn đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kháng nghị và
giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự.
- Luận văn là tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập và áp dụng trong quá
trình áp dụng pháp luật về về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án
dân sự, trong đ có việc thực thi nhiệm vụ của tác giả tại cơ quan cơng tác.
7. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn g m 02 chương:
Chƣơng 1. Kháng nghị về thi hành án dân sự
Chƣơng 2. Giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự


6
CHƢƠNG 1
KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Đối tƣợng và căn cứ kháng nghị
Kháng nghị về THADS là sự phản đối bằng văn bản của VKSND đối với
hoạt động THA của CQTHADS, CHV, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong

việc tuân thủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục THADS. Kháng nghị về THADS là
hoạt động VKSND thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
Theo khoản 1 Điều 107 iến pháp năm 2013, VKSND thực hành quyền kiểm
sát hoạt động tư pháp. Theo Điều 12 LTCVKSND, VKSND kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của CQTHADS, CHV, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc
THADS. Khi kiểm sát THADS, VKSND có quyền kháng nghị hành vi, quyết định
của Thủ trưởng, CHV CQTHADS cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân; yêu cầu đ nh ch việc thi hành, thu h i, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
quyết định có vi phạm pháp luật trong việc THA, chấm dứt hành vi vi phạm pháp
luật Theo Điều 28 LTCVKSND, VKS có quyền kháng nghị quyết định của Thủ
trưởng, CHV CQTHADS cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật; yêu
cầu đ nh ch việc THA, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong
việc THA, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
Theo Điều 34 Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11, VKSND thực hiện quyền
kháng nghị đối với quyết định và hành vi của Thủ trưởng, CHV CQTHADS cùng
cấp và cấp dưới, Thừa phát lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng
tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, ngh a vụ liên quan
trong THADS.
Theo ướng dẫn số 08/HD-VKSTC ngày 12.1.2021 về công tác kiểm sát
THADS năm 2021, VKS phải kịp thời ban hành kháng nghị, yêu cầu khắc phục và
phòng ngừa vi phạm; kịp thời xử lý và báo cáo VKSND cấp trên trực tiếp đối với
các trường hợp kháng nghị không được chấp nhận hoặc chấp nhận một phần. Quan
tâm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, phúc tra việc thực hiện kháng nghị, kết luận trực
tiếp kiểm sát.
Theo Điều 2 Quy chế, đối tượng của công tác kiểm sát THADS là việc tuân
theo pháp luật của Tòa án nhân dân, CQTHADS, CHV, Văn phòng Thừa phát lại,
Thừa phát lại; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án,



7
quyết định của Tịa án về dân sự, hơn nhân và gia đ nh, kinh doanh, thương mại, lao
động, hành chính; quyết định giải quyết phá sản của Tịa án; bản án, quyết định dân
sự của Tịa án nước ngồi đã được Tịa án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành tại
Việt Nam; hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử
lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đ ng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên
quan đến tài sản của bên phải THA; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương
mại, Trọng tài nước ngồi đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật
nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và việc tuân theo pháp luật
của cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS. Việc kháng
nghị của VKS trong THADS còn quy định bổ sung tại Quyết định số 94/QĐVKSTC ngày 22.3.2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quy định về quy trình,
kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại CQTHADS và quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo về THADS, THA hành chính.
Về phạm vi kháng nghị của VKS trong THADS, theo khoản 2 Điều 12
LTHADS, bao g m: Việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án,
quyết định của Tòa án; yêu cầu CHV, CQTHADS cùng cấp, cấp dưới ra quyết định
về THA, gửi các quyết định về THA; thi hành đúng bản án, quyết định; tự kiểm tra
việc THA và thông báo kết quả kiểm tra cho VKSND; yêu cầu cơ quan, tổ chức và
cá nhân cung cấp h sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc THA; kết quả trực
tiếp kiểm sát hoạt động THADS của CQTHADS cùng cấp và cấp dưới, CHV, các
cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; ban hành kết luận kiểm sát khi kết thúc
việc kiểm sát; việc xét miễn, giảm ngh a vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách
Nhà nước và phát biểu quan điểm của VKSND.
Theo quy định trên, đối tượng kháng nghị trong THADS bao g m các quyết
định và hành vi của Thủ trưởng, CHV CQTHADS trong THADS. Căn cứ để VKS
thực hiện việc kháng nghị là những quy định của LTHADS, các văn bản hướng dẫn
và Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11.
Qua kiểm sát việc THA của CQTHADS, CHV về đối tượng, căn cứ kháng
nghị, tác giả nhận thấy những t n tại, bất cập như sau:

Thứ nhất, quyết định và hành vi của Thủ trưởng CQTHADS, CHV trong
THADS vẫn cịn nhiều sai sót, khơng đúng pháp luật khi thực hiện việc THADS.
Các sai sót của Thủ trưởng, CHV CQTHADS phổ biến là:
Một, chậm ra quyết định THA, xác minh điều kiện THA.


8
Theo Điều 36 LTHADS, Thủ trưởng CQTHADS ra quyết định THA khi có
yêu cầu THA là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu THA. Thủ trưởng
CQTHADS có thẩm quyền chủ động ra quyết định THA trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định đối với phần bản án, quyết định mà
CQTHADS phải ra quyết định THA.
Tuy pháp luật quy định trách nhiệm của Thủ trưởng CQTHADS phải ra
quyết định THA nhưng một số vụ việc, Thủ trưởng CQTHADS đã không thực hiện
đúng quy định. Qua kiểm sát h sơ THA và các ngu n thông tin khác (khiếu nại, tố
cáo), VKS phát hiện kiến nghị để Thủ trưởng CQTHADS thực hiện theo quy định.
Ví dụ 1: Kiến nghị số 381/ KN-VKS ngày 29.8.2018 của VKSND thị xã La Gi1.
Trong kiến nghị này, VKSND thị xã La Gi, xác định: Chi cục THADS thị xã
La Gi chậm và không ra quyết định phân công CHV ba vụ việc: Vụ Phan Hữu Phúc
(khu phố 5, Tân An) thi hành cấp dưỡng nuôi con (CDNC). Ngày 25.5.2015, Chi cục
THADS ra quyết định THA số 645/QĐ-CCTHA, nhưng đến ngày 28.11.2017 mới ra
quyết định phân công CHV Phạm H ng Ánh (trước đ vụ việc này do CHV H Thị
Khánh Huệ đảm nhiệm). H sơ Nguyễn Văn Lập, Nguyễn Thị Hà (khu phố 5, Phước
Hội): Ngày 11.12.2015 Chi cục THADS ra quyết định THA số 232/QĐ-CCTHA,
nhưng trong h sơ không thể hiện việc ra quyết định phân công CHV. Việc chậm và
không ra quyết định phân công như nêu trên là vi phạm khoản 2 Điều 36 LTHADS.
Ví dụ 2: Kiến nghị số 193/KSTHADS-KN ngày 25.5.2016 của VKSND thị
xã La Gi2.
Trong vụ việc này, VKSND thị xã La Gi đã phát hiện sai phạm và kiến nghị:
“Từ tháng 01.12.2015 đến 31.5.2016, Chi cục THADS thị xã La Gi ch m ra 40

quyết định THA (trong đó: có 2 quyết định THA theo đơn và 38 quyết định THA chủ
động - có danh sách kèm theo). Thời gian ra ch m quyết định THA của Chi cục
THADS dao động từ 09 đến 22 ngày. Việc ch m ra quyết định THA nêu trên của
Chi cục THADS thị xã La Gi là vi phạm quy định tại Đ ều 36 LTHADS”
Trong hai vụ trên, Chi cục THADS thị xã La Gi đã thực hiện không đúng quy
định tại Điều 36 LTHADS về thời hạn và phân công CHV tổ chức việc THA.
Hai, chậm tiến hành xác minh điều kiện THA.
Theo Điều 44 LTHADS, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự
nguyện THA mà người phải THA khơng tự nguyện thi hành thì CHV tiến hành xác
1
2

Phụ lục 1.
Phụ lục 2.


9
minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải
tiến hành xác minh ngay. Trường hợp người phải THA chưa có điều kiện THA thì ít
nhất 06 tháng một lần, CHV phải xác minh điều kiện THA; trường hợp người phải
THA chưa có điều kiện THA là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp
hành hình phạt tù cịn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa ch , nơi cư
trú mới của người phải THA thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần Sau hai
lần xác minh mà người phải THA vẫn chưa có điều kiện THA thì CQTHADS phải
thơng báo bằng văn bản cho người được THA về kết quả xác minh. Việc xác minh lại
được tiến hành khi có thơng tin mới về điều kiện THA của người phải THA.
Xác minh điều kiện THA của người phải THADS là nhiệm vụ của CHV
được phân công tổ chức việc THA. Việc xác minh điều kiện THA phải bảo đảm
thời hạn, nội dung và thủ tục. Tuy nhiên, khi tổ chức việc xác minh điều kiện THA,
một số CHV thực hiện không tốt nhiệm vụ của mình, dẫn đến hệ quả là xác định

không đúng điều kiện THA của người phải THA, kéo dài việc thi hành, vi phạm
quy định của pháp luật.
Biểu hiện thường thấy trong việc vi phạm việc xác minh là hết thời hạn tự
nguyện nhưng CHV không tiến hành xác minh; người phải THA chưa có điều kiện
THA nhưng không xác minh theo định kỳ; CHV không thông báo kết quả xác minh
cho người được THA; không tiến hành xác minh khi có thơng tin về THA; CHV
khơng xác minh tại cơ quan chức năng đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu,
quyền sử dụng; biên bản xác minh ghi nội dung không đầy đủ; không tiến hành xác
minh lại; không phát hiện được việc người phải THA kê khai thiếu trung thực và
không đôn đốc khi có u cầu xác minh.
Ví dụ 3: Quyết định kháng nghị số 109/QĐ-VKS ngày 27.5.2019 của
VKSND thành phố H Chí Minh3.
Trong Quyết định kháng nghị này, VKSND thành phố H Chí Minh xác
định: Ơng Phan Đ nh Trung có tài sản để THA nhưng CHV ch căn cứ vào việc ơng
khơng cịn cư trú tại địa phương mà khơng xác minh làm rõ tại Chi nhánh Văn
phòng đăng ký đất đai quận trước khi đề xuất ban hành quyết định chưa có điều
kiện THA và Chi cục THADS quận Tân Bình ban hành Quyết định việc chưa có
điều kiện THA số 431/QĐ-CCTHADS ngày 23.9.2015 đối với ông Phan Đ nh
Trung theo điểm c khoản 1 Điều 44a LTHADS là khơng có căn cứ; đ ng thời chưa
tiến hành xác minh ít nhất 06 tháng một lần vi phạm trình tự, thủ tục tại khoản 2;
3

Phụ lục 3.


10
điểm b khoản 4 Điều 44 LTHADS. Bên cạnh đ , CHV không ra quyết định tiếp tục
THA trước khi ban hành quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là vi phạm khoản 2 Điều 20 LTHADS; khoản 4
Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18.7.2015.

Ngồi ra, CHV cịn một số vi phạm trong quá trình tổ chức THA như: chậm
niêm yết quyết định việc chưa có điều kiện (ngày 23.9.2015 ban hành quyết định
đến ngày 19.1.2017 tiến hành niêm yết) vi phạm Điều 39 LTHADS; bản photo chưa
được sao y vẫn được thi hành vi phạm Điều 2, Điều 36 LTHADS.
Trong vụ án này, CHV, đã khơng tích cực trong việc xác minh điều kiện
THA nên Chi cục THADS quận Tân Bình ban hành quyết định việc chưa có điều
kiện THA là sai so với thực tế kiểm sát của VKS.
Ba, vi phạm về việc thông báo THA.
Theo Điều 39 LTHADS, Quyết định về THA, giấy báo, giấy triệu tập và văn
bản khác có liên quan đến việc THA phải thơng báo cho đương sự, người có quyền,
ngh a vụ liên quan để họ thực hiện quyền, ngh a vụ theo nội dung của văn bản đ
Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức: Thơng báo trực tiếp hoặc qua cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai; thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Qua thực tiễn kiểm sát việc thông báo THA, VKS phát hiện nhiều vụ việc
CQTHADS không thực hiện việc thông báo hoặc thực hiện nhưng khơng đúng Tùy
tính chất của việc thơng báo THA, VKS kiến nghị hoặc kháng nghị.
Ví dụ 4: Kiến nghị số 433/KN-VKS ngày 04.10.2016 của VKSND thị xã La Gi4.
Trong vụ việc này, VKSND thị xã La Gi xác định: Sau khi ra quyết định
THA về khoản trả lại tiền tạm ứng án phí, CHV khơng ra thơng báo hoặc chậm ra
thông báo cho đương sự đến nhận tiền5. Cụ thể:
- H sơ Trần Công Tiến (trú tại Hiệp An, Tân Hải, La Gi) thể hiện: Ngày
20.01.2015 Chi cục THADS ra quyết định số 364/QĐ-THA hoàn trả 100 000đ tiền
tạm ứng án phí cho ơng Tiến, nhưng CHV khơng ra thông báo cho ông Tiến đến
nhận tiền (ngày 07.01.2016 ông Tiến chủ động đến nhận tiền) là vi phạm quy định
của pháp luật.
- H sơ Phạm Thị Mỹ Hạnh (trú tại phố 8, Bình Tân, La Gi) thể hiện: Ngày
25.5.2015 Chi cục THADS ra quyết định số 632/QĐ-THA hoàn trả 100 000đ tiền
4
5


Phụ lục 4.
Trong h sơ không thể hiện các hình thức thơng báo được quy định tại Điều 12 Nghị định 62/2015/NĐ-CP


11
tạm ứng án phí cho bà Hạnh, đến ngày 09.5.2016 CHV mới ra thông báo cho bà
Hạnh đến nhận tiền là chậm so với quy định của pháp luật.
Việc không ra thông báo hoặc chậm ra thông báo cho đương sự đến nhận tiền
nêu trên của CHV làm cho việc trả lại tiền cho đương sự bị chậm trễ là vi phạm quy
định tại khoản 2 Điều 126 LTHADS.
Bốn, ngoài các vi phạm như trên, các vi phạm khác của CQTHADS, CHV có
thể kể đến là: Khơng thanh tốn tiền, trả lại tài sản THA quy định tại Điều 47; không
trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự theo quy định tại Điều 126; không thu h i
quyết định hoãn THA theo quy định tại khoản 1 Điều 37; chậm xét miễn giảm ngh a
vụ THA đối với các trường hợp đủ điều kiện xét miễn giảm ngh a vụ THA theo quy
định của Điều 61; chậm xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ
Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 124; vi phạm về thời hạn tiêu hủy vật
chứng, tài sản, theo quy định tại Điều 125 LTHADS và các vi phạm khác.
Với các vi phạm, sai sót như trên, xuất phát từ các lý do:
- Số lượng án phải thụ lý, giải quyết tại một số CQTHADS nhiều, trong khi
đ , số lượng CHV, Thư ký THA trực tiếp tác nghiệp chưa tương xứng với số lượng
án trên.
- Quy định của LTHADS một số nội dung chưa cụ thể, chi tiết, nhận thức pháp
luật của CHV trong ngành THADS chưa thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Một số Thủ trưởng CQTHADS chưa sâu sát trong việc theo dõi việc THA.
- Một số CHV chưa tích cực trong việc tổ chức thi hành, nghiệp vụ hạn chế.
- Sự hợp tác của đương sự trong việc THA cịn kém, thậm chí chống đối, cản trở.
Với các lý do nêu trên, bao g m cả khách quan, chủ quan, làm cho việc THA
chậm, t n đọng, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tư pháp hàng năm theo ch đạo.

Để khắc phục tình trạng trên, cần phải: Tăng cường công tác quản lý, ch đạo điều
hành, triển khai thực hiện nhật ký; tăng cường vai trò của hoạt động tự kiểm tra và
kiểm tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác kiểm tra; cần có sự hướng dẫn, ch
đạo nghiệp vụ kịp thời, cụ thể, chính xác; CQTHADS, CHV, tăng cường tự giám
sát việc khắc phục sai phạm do yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ. Có như vậy,
hiệu quả của việc THA mới được đảm bảo, kết quả THA mới được tăng cường.
Thứ hai, về quy định hoãn THADS.
Theo Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sau khi bản án, quyết định
của Tịa án có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền làm đơn đề nghị xem xét bản
án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.


12
Theo Điều 329 Bộ luật Tố tụng dân sự, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm phân cơng người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn,
thông báo, kiến nghị, h sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem
xét, quyết định; trường hợp khơng kháng nghị thì thơng báo bằng văn bản, nêu rõ lý
do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thơng báo, kiến nghị.
Theo điểm đ khoản 1 Điều 15 Quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06 tháng 9
năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế giải quyết đơn
đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân thì thời hạn xem
xét đơn của người có thẩm quyền đối với vụ việc có văn bản yêu cầu hỗn THA là
khơng q 06 tháng. Với thời gian như trên, có thể có những vụ việc mà
CQTHADS đã thực hiện xong việc THA.
Theo điểm đ khoản 1 Điều 48 LTHADS, Thủ trưởng CQTHADS ra quyết
định hoãn THA khi việc THA đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích
bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của CQTHADS theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 170 và khoản 2 Điều 179 của LTHADS. Theo điểm b khoản 2 Điều
170 LTHADS, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu CQTHADS báo cáo kết quả thi

hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết.
Với hai quy định của hai Luật này, tác giả nhận thấy:
Một, theo Điều 2 LTHADS, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và
phải được đưa ra THA.
Hai, CQTHADS, ch có thể tạm dừng việc thi hành án khi có căn cứ theo luật
định. Về nguyên tắc, căn cứ theo luật phải được xác định cụ thể, rõ ràng và thống
nhất trong luật.
Ba, theo Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quyền làm đơn đề nghị
xem xét bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám
đốc thẩm là quyền của người phải THA và người có thẩm quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn,
thơng báo, kiến nghị, h sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem
xét, quyết định. Theo quy định này, đây là quyền của đương sự nói chung, người
phải THA nói riêng. Vì là quyền nên người phải THA được quyền nêu ra và thực
hiện việc làm đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngh a là, CQTHADS không được hạn chế
quyền của người phải THA, tức là phải hoãn THA. Trong khi đ , theo Điều 2


13
LTHADS thì bản án, quyết định phải được đưa ra thi hành. Vấn đề đặt ra là người
phải THA căn cứ vào Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự để u cầu hỗn việc THA
thì CQTHADS có chấp nhận khơng?
Bốn, theo điểm b khoản 2 Điều 170 LTHADS, Tịa án nhân dân tối cao yêu cầu
CQTHADS báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết.
Vậy trong trường hợp nào được xác định là cần thiết? Khi báo cáo, có phải gửi h sơ
THA nếu Tịa án nhân dân tối cao u cầu khơng? Vậy khi CQTHADS gửi h sơ THA
theo yêu cầu của Tịa án nhân dân tối cao thì có phải là căn cứ hỗn THA khơng?
Năm, căn cứ hỗn THA và căn cứ xác định về việc chưa có điều kiện THA
có sự trùng lắp. Theo điểm c khoản 1 Điều 44a LTHADS, Thủ trưởng CQTHADS

ra quyết định về việc chưa có điều kiện THA khi chưa xác định được địa ch , nơi cư
trú của người phải THA. Trong khi đ , điểm b khoản 1 Điều 48 LTHADS, Thủ
trưởng CQTHADS ra quyết định hoãn THA khi chưa xác định được địa ch của
người phải THA. Theo Luật Cư trú năm 2020, địa ch , nơi cư trú của người phải
THA về cơ bản là thống nhất.
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, trường hợp chưa xác
định được địa ch và tài sản của người phải THA hoặc chưa xác định được địa ch
của người phải THA mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện ngh a vụ
thì Thủ trưởng CQTHADS ra quyết định về việc chưa có điều kiện THA.
Qua cơng tác kiểm sát về quyết định hoãn THA, VKS chưa thật sự mạnh dạn
kháng nghị vì quy định về hỗn THA chưa thống nhất, đ ng bộ giữa LTHADS với
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đối với CQTHADS khi ra quyết định hỗn THA
cũng có sự lúng túng khi nêu căn cứ áp dụng. Trong khi đ , người được THA căn
cứ vào các quy định của LTHADS tiến hành khiếu nại, khiếu nại liên tục. Theo tác
giả, các quy định về hoãn THA, quyền làm đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định
của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm cần phải có quy
định thống nhất, đ ng bộ. Có như vậy, mới đủ cơ sở để CQTHADS tiến hành THA,
ban hành quyết định giải quyết việc THA thống nhất, giải quyết khiếu nại của
đương sự; VKS thực hiện việc kháng nghị chính xác.
Ví dụ 5: Hỗn THA theo u cầu của người có thẩm quyền kháng nghị6.
Chi cục THADS huyện C đang tổ chức thi hành Bản án số 39/2018/DSPT
ngày 16.3.2018 của Tòa án nhân dân t nh T về việc ông Nguyễn Văn A phải trả cho
6

/>truy cập lúc 21h ngày 7.7.2021.


14
ông Trần Đắc N số tiền 5.890.000.000 đ ng và lãi chậm THA. Ngày 26.7.2018, ông
Nguyễn Văn A và ông Trần Đắc N thỏa thuận hoãn thi hành trong thời gian 03

tháng. Ngày 30.7.2018, Chi cục THADS huyện C đã ban hành quyết định hoãn
THA theo thỏa thuận của hai bên đương sự. Ngày 15.8.2018, Chi cục THADS
huyện C nhận được Cơng văn số 09/2018/HTHA-DS ngày 14.8.2018 của Chánh án
Tịa án nhân dân cấp cao tại thành phố H Chí Minh về việc yêu cầu Thủ trưởng
Chi cục THADS huyện C hỗn thi hành bản án trên.
Về Cơng văn của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố H Chí
Minh, có hai quan điểm khác nhau về việc hỗn THA theo u cầu của người có
thẩm quyền kháng nghị.
Quan điểm thứ nhất: Vẫn giữ quyết định hoãn THA theo thỏa thuận của hai
bên đương sự. Trường hợp này do hai bên đương sự đã thỏa thuận với nhau về thời
gian, phương thức, hậu quả pháp lý của việc hoãn THA. Việc thỏa thuận giữa hai bên
đương sự không vi phạm quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội tại thời
điểm thỏa thuận, người phải THA đã thống nhất chịu lãi suất phát sinh trong thời gian
hoãn THA nên tiếp tục giữ nguyên quyết định hoãn THA này cho đến khi hết thời
hạn hoãn. Sau khi hết thời gian hoãn THA theo thỏa thuận của đương sự thì sẽ tiếp
tục ra quyết định hỗn THA theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị.
Quan điểm thứ hai: Thu h i quyết định hoãn THA theo thỏa thuận của đương
sự, ra quyết định hoãn THA theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị.
Theo tác giả, trong vụ việc này có tới hai căn cứ để Thủ trưởng CQTHADS
ra quyết định hoãn THA. Căn cứ thứ nhất theo yêu cầu của đương sự. Theo điểm c
khoản 1 Điều 48 LTHADS, Thủ trưởng CQTHADS ra quyết định hoãn THA khi
đương sự đ ng ý hoãn THA; việc đ ng ý hoãn THA phải lập thành văn bản ghi rõ
thời hạn hỗn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hỗn THA thì người phải
THA không phải chịu lãi suất chậm THA. Căn cứ thứ hai quy định tại khoản 2 Điều
48 LTHADS, do người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm yêu
cầu. Theo đ , người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án ch được yêu cầu hoãn THA một lần để
xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được. Thời hạn hỗn
THA theo u cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định không
quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn THA; trong thời gian hỗn THA

thì người phải THA khơng phải chịu lãi suất chậm THA. Theo các quy định trên,
Thủ trưởng CQTHADS ra quyết định hoãn THA theo căn cứ nào?


15
Tác giả thống nhất với việc Thủ trưởng CQTHADS ra quyết định hoãn THA
theo căn cứ thứ hai. Lý do:
- Việc người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm u cầu
hỗn THA, điều đ có ngh a là vụ án có thể có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm và quyết định của Hội đ ng giám đốc thẩm là quyết định cao nhất về
tính đúng, sai của bản án, quyết định của Tòa án đã ban hành. Quyết định của hội
đ ng giám đốc thẩm có thể khác với quyết định của bản án đang thi hành.
- Quyền tự định đoạt của đương sự luôn được Nhà nước tôn trọng. Tuy nhiên,
quyền tự định đoạt của đương sự phải nằm trong phạm vi quyết định của bản án,
quyết định do Tòa án tuyên. Nếu quyết định của bản án, quyết định do Tịa án khác
đi thì quyền tự định đoạt của đương sự cũng phải thay đổi theo quy định của luật.
Do đ , quyền tự định đoạt của đương sự phụ thuộc vào quyết định của Tòa án và
Thủ trưởng CQTHADS ra quyết định hỗn THA theo Cơng văn của Chánh án Tòa
án nhân dân cấp cao tại thành phố H Chí Minh.
Từ phân tích trên về hỗn THA, tác giả kiến nghị:
Một, để thống nhất trong việc THA, xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết
định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và căn cứ kháng
nghị về THA của VKS; Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp cần ban
hành văn bản hướng dẫn liên ngành về vấn đề này. Theo tác giả, nội dung hướng dẫn
nên là: Bản án, quyết địn theo quy địn tạ Đ ều 2 LTHADS p ả được CQTHADS ra
quyết địn thi hành theo yêu cầu của đương sự oặc T ủ trưởng CQTHADS có t ẩm
quyền c ủ động ra quyết địn THA và phân công CHV tổ c ức thi hành đố vớ p ần
bản án, quyết địn theo quy địn tạ k oản 2 Đ ều 36 LTHADS. Trường ợp T ủ
trưởng CQTHADS có t ẩm quyền đã ra quyết địn THA trong khi đó đương sự đã làm
đơn đề ng ị xem xét bản án, quyết địn của Tịa án đã có ệu lực pháp lu t theo t ủ

tục giám đốc t ẩm quy địn tạ Đ ều 328 Bộ lu t Tố tụng dân sự năm 2015 và ngườ có
t ẩm quyền kháng ng ị theo t ủ tục giám đốc t ẩm đã phân cơng ngườ có trách
n ệm t ến hành nghiên cứu đơn, xem xét, cấp xác n n đã n n đơn n ưng c ưa có
văn bản yêu cầu CQTHADS hỗn THA thì CQTHADS, CHV vẫn tổ chức THA bình
t ường. Thủ trưởng CQTHADS chỉ ra quyết định hỗn THA khi có văn bản u cầu
của ngườ có t ẩm quyền kháng ng ị theo t ủ tục giám đốc t ẩm.
Hai, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp cần ban hành văn bản hướng dẫn liên
ngành về điểm c khoản 1 Điều 44a LTHADS, điểm b khoản 1 Điều 48 LTHADS,
theo hướng như sau:


16
- Bỏ quy địn tạ đ ểm b k oản 1 Đ ều 48 về hoãn THA v đã được quy địn
tạ đ ểm c k oản 1 Đ ều 44a LTHADS về v ệc c ưa có đ ều k ện THA.
Lý do bỏ vì ngồi việc trùng lắp về căn cứ thì việc xác minh điều kiện THA
được CHV tiến hành sau khi hết thời hạn tự nguyện THA mà người phải THA
không tự nguyện thi hành. Việc xác minh là hoạt động tác nghiệp mà CHV phải
thực hiện trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế
Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa lại như sau: Trường ợp
c ưa xác địn được địa c ỉ và tài sản của ngườ p ả THA oặc c ưa xác địn được
địa c ỉ của ngườ p ả THA mà theo bản án, quyết địn ọ p ả tự mình t ực ện
ng ĩa vụ thì T ủ trưởng CQTHADS ra quyết địn về v ệc c ưa có đ ều k ện THA.
1.2. Trình tự kháng nghị
Theo Điều 4 Quy chế, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 28
LTCVKSND; các Điều 12, 38, 62, 64, 160, 161 LTHADS.
Trình tự kháng nghị của VKS về THA bao g m các bước sau:
Thứ nhất, phát hiện và xác định vi phạm trong THADS.
Việc phát hiện và xác định vi phạm trong THADS của VKS có thể thực hiện
thông qua việc trực tiếp kiểm sát tại CQTHADS, cơ quan, tổ chức có liên quan và
kiểm sát các quyết định về THA của CQTHADS gửi cho VKS hoặc thông qua việc

khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tTHADS.
Theo Điều 12, Điều 38 LTHADS, Điều 28 LTCVKSND, Điều 30 Quy chế,
các quyết định về THA của CQTHADS phải được gửi cho VKS cùng cấp. VKSND
có quyền yêu cầu CHV, CQTHADS cùng cấp và cấp dưới gửi các quyết định về
THA và các tài liệu liên quan kèm theo để kiểm sát. Khi nhận được các quyết định
về THA, VKS vào sổ thụ lý, phân công người nghiên cứu. Người nghiên cứu phải
đối chiếu với các quy định của pháp luật, nghiên cứu các nội dung như thẩm quyền,
thời hạn, thủ tục ban hành quyết định, thời hạn gửi cho VKS. Khi nhận thấy các
quyết định về THA có vi phạm pháp luật thì người được phân công nghiên cứu ghi
rõ vi phạm vào phiếu kiểm sát, đề xuất báo cáo phương án xử lý vi phạm7. Để phát
hiện và xác định vi phạm trong THADS, KSV phải nghiên cứu kỹ nội dung của bản
án, quyết định cần phải thi hành; sự phù hợp giữa các quyết định về THA trong h
sơ với bản án, quyết định phải thi hành và phù hợp với các quy định của pháp luật
về THADS; trình tự, thủ tục THA; tính có căn cứ trong việc ra các quyết định về
7

Điều 31 Quy chế.


17
THA và trong việc thực hiện các hoạt động THA; có hay khơng các vi phạm pháp
luật trong q trình THA, nội dung, mức độ vi phạm, hình thức khắc phục hậu quả,
xử lý vi phạm và người có vi phạm.
Khi kiểm sát h sơ THA mà phát hiện có vi phạm pháp luật, KSV lập Phiếu
kiểm sát theo mẫu; ghi rõ và đầy đủ các vi phạm, quan điểm của KSV về biện pháp
khắc phục vi phạm, sau đ thông báo với CHV phụ trách việc THA về nội dung của
Phiếu kiểm sát; ghi ý kiến của CHV hoặc công chức thụ lý việc THA đ ; báo cáo
kết quả kiểm sát h sơ và quan điểm đề xuất xử lý vi phạm để tập hợp, chuẩn bị xây
dựng kết luận.
Về phát hiện và xác định vi phạm trong THADS hiện nay có bất cập là việc

xác định hành vi, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động
tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền
công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo quy định, nếu VKS phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
THADS thì VKS phải kháng nghị. Vấn đề đặt ra là khi nào là vi phạm pháp luật
nghiêm trọng, ít nghiêm trọng để VKS kháng nghị hoặc kiến nghị.
Theo Điều 5 LTCVKSND, trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng,
xâm phạm quyền con người, quyền cơng dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì VKSND phải kháng nghị. Trường hợp hành
vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm
pháp luật ít nghiêm trọng thì VKSND kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đ khắc
phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát
hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu
quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội
phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả
lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 12 LTHADS, khi kiểm sát THADS, VKSND có
nhiệm vụ, quyền hạn kiến nghị xem xét hành vi, quyết định liên quan đến THA có
vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng của CQTHADS cùng cấp hoặc cấp dưới yêu cầu
khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm; kiến nghị cơ quan, tổ chức
liên quan có sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý khắc phục nguyên nhân, điều
kiện dẫn tới vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Theo khoản 2
Điều 35 Quy chế, VKSND kiến nghị khi phát hiện vi phạm pháp pháp luật ở mức


18
độ ít nghiêm trọng, tình trạng vi phạm lặp đi lặp lại hoặc có vi phạm pháp pháp luật
nghiêm trọng nhưng đã hết thời hạn kháng nghị.
Ví dụ 6: Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự số 43/2017/

QĐST- DS ngày 13.10.2017, của Tòa án nhân dân huyện N công nhận sự thỏa
thuận giữa ông Nguyễn Văn H và bà Phạm Thị Đ phải có ngh a vụ trả cho ông Mai
Văn H và bà Trương Thị N số tiền 190.000.000 đ ng8.
Qua công tác kiểm sát, VKSND huyện N phát hiện một số vi phạm của Chi
cục THADS huyện N, có một số một số vi phạm:
- Chi cục THADS huyện N ra quyết định THA buộc ơng Nguyễn Văn H và
bà Phạm Thị Đ có ngh a vụ liên đới trả cho ông Mai Văn H số tiền 190.000.000
đ ng khơng đúng vì trong văn bản ủy quyền ngày 14.12.2017, ch có ơng Mai Văn
H ủy quyền cho bà Lê Thị S, còn bà Trương Thị N khơng có đơn u cầu THA và
cũng khơng có văn bản ủy quyền cho bà Lê Thị S nhưng Chi cục THADS huyện N
lại ban hành quyết định thi hành buộc ông Nguyễn Văn H, bà Phạm Thị Đ trả cho
ông Mai Văn H số tiền 190 000 000đ ng.
- Chi cục THADS huyện N ra quyết định cưỡng chế, kê biên, tài sản là quyền
sử dụng đất đã được đăng ký quyền sử dụng của ông Nguyễn Văn H và bà Phạm
Thị Đ nhưng không yêu cầu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện N cung
cấp thông tin về tài sản trước khi kê biên.
Căn cứ vào các sai phạm trên, VKSND huyện N đã ban hành kháng nghị yêu
cầu thu h i quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản của Chi cục THAD huyện N.
Với việc ban hành quyết định kháng nghị của VKSND huyện N có hai
quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, Chi cục THADS huyện N ra quyết định
cưỡng chế, kê biên tài sản là quyền sử dụng đất đã được đăng ký quyền sử dụng của
ông Nguyễn Văn H và bà Phạm Thị Đ là chưa vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm
phạm quyền của đương sự, nên việc VKS ra quyết định kháng nghị là không đúng
Việc Chi cục THADS huyện N ra quyết định THA trong trường hợp đương sự
khơng có u cầu, kê biên quyền sử dụng đất nhưng không yêu cầu Văn phịng đăng
ký quyền sử dụng đất cung cấp thơng tin về tài sản trước khi kê biên là chưa đến
mức vi phạm pháp luật nghiêm trọng, chưa có hậu quả xảy ra. Trong trường hợp
8


PHAM-NGHIEM-TRONG-IT-NGHIEM-TRONG-VE-THI-HANH-AN-DAN-SU-821/, truy cập lúc 22h
ngày 20.6.2021.


19
này, VKS ch cần ban hành kiến nghị để Chi cục THADS huyện N thực hiện đúng
quy định theo Điều 31 LTHADS.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, Chi cục THADS huyện N ra quyết định THA,
quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của ông Nguyễn Văn H và bà Phạm Thị Đ là
vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền của đương sự, nên việc VKS ra
quyết định kháng nghị là đúng Quan điểm này dựa vào các lý do: Nội dung quyết
định THA phải đúng nội dung quyết định hoặc bản án của Tòa án đã tuyên; việc
cưỡng chế kê biên tài sản của người phải THA phải bảo đảm quyền tự định đoạt của
đương sự và đúng thủ tục do luật định.
Theo tác giả, trong trường hợp này, Chi cục THADS huyện N đã vi phạm
pháp luật THADS và VKS ban hành quyết định kháng nghị là đúng Nhận định này
dựa vào các căn cứ sau:
Một, theo khoản 1 Điều 6 LTHADS, Chi cục THADS huyện N đã vi phạm
quyền thỏa thuận về việc THA của đương sự.
Hai, theo khoản 1 Điều 7, Điều 7a LTHADS, Chi cục THADS huyện N đã vi
phạm quyền yêu cầu THA của đương sự.
Ba, theo khoản 1 Điều 36 LTHADS, Thủ trưởng CQTHADS ch ra quyết
định THA khi có yêu cầu THA của đương sự. Việc Chi cục TTHADS huyện N ra
quyết định THA khi đương sự khơng có yêu cầu là vi phạm quyền của đương sự.
Nếu Chi cục THADS huyện N ra quyết định thu h i, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết
định về THA theo Điều 37 LTHADS thì khơng có căn cứ. Theo Điều luật này, Thủ
trưởng CQTHADS ch ra quyết định thu h i quyết định về THA khi quyết định về
THA được ban hành khơng đúng thẩm quyền; có sai sót làm thay đổi nội dung vụ
việc và căn cứ ra quyết định về THA khơng cịn.
Bốn, theo khoản 1 Điều 89 LTHADS, trước khi kê biên tài sản là quyền sử

dụng đất, CHV yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất.
Việc Chi cục THADS huyện N kê biên tài sản của người phải THA là quyền sử
dụng đất mà không yêu cầu cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp thông tin
tài sản là không đúng quy định.
Vậy, vấn đề đặt ra là tiêu chí nào để xác định việc hành vi nào vi phạm pháp
luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền cơng dân, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì VKSND phải kháng nghị
và hành vi nào được xác định là ít nghiêm trọng?


20
Từ thực tiễn trên, theo tác giả, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp cần ban hành
văn bản hướng dẫn liên ngành về Điều 5 LTCVKSND và Điều 12 LTHADS về vi
phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền cơng dân, lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, VKSND phải kháng
nghị và vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, VKS kiến nghị.
Ở góc độ chung, theo tác giả, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm
quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, VKSND phải kháng nghị là:
Một, CQTHADS, CHV khơng thực hiện trình tự, thủ tục THADS theo quy
định của LTHADS.
Ví dụ: Thủ trưởng CQTHADS khơng ra quyết định THADS, CHV không thực
hiện việc thông báo cho đương sự, người có quyền, ng ĩa vụ liên quan để họ thực
hiện quyền, ng ĩa vụ theo nội dung của họ theo quy định của LTHADS.
Hai, CQTHADS, CHV ban hành các quyết định hoặc có hành vi trái pháp luật.
Ví dụ: Thủ trưởng CQTHADS ra quyết định THA khi khơng có u cầu THA,
sai đối tượng, ng ĩa vụ; không ra quyết định THA trong trường hợp chủ động ra
quyết định THA và phân công CHV tổ chức THA. CHV không tiến hành xác minh
tài sản, đ ều kiện THA của người phải THA; không yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải

THA hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý v t chứng, tài sản; không ra
quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THA, biện pháp cưỡng chế THA; l p kế
hoạch cưỡng chế THA; thu giữ tài sản THA.
Ba, CQTHADS, CHV, khơng thực hiện trình tự, thủ tục THADS theo quy định
của LTHADS; ban hành các quyết định hoặc có hành vi trái pháp lu t là căn cứ gây
h u quả nghiêm trọng xâm quyền con người, quyền cơng dân, lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ví dụ: Thủ trưởng CQTHADS không ra quyết định THADS, CHV khơng thực
hiện việc thơng báo cho đương sự, người có quyền, ng ĩa vụ liên quan; CHV không
tiến hành xác minh tài sản, đ ều kiện THA của người phải THA, kê biên không
đúng, kê biên thiếu tài sản của người phải THA và là nguyên nhân để đương sự tẩu
tán tài sản, người có tài sản bị kê biên mất tài sản.
Thủ trưởng, CHV CQTHADS vi phạm pháp lu t ít nghiêm trọng xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
VKSND phải kiến nghị là:


×