Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ GIANG

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số CN: 8380103

Người hướng dẫn khóa học : PGS - TS. Trần Hoàng Hải
Học viên
: Trần Thị Giang
Lớp
: Cao học Luật Dân sự, Khóa 30


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS - TS. Trần Hồng Hải.
Các thơng tin nêu trong luận văn là trung thực.
Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính
bản thân đều được trích dẫn đầy đủ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong luận văn.
Tác giả luận văn

Trần Thị Giang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

NỘI DUNG

TỪ VIẾT TẮT

1

An toàn vệ sinh lao động

ATVSLĐ

2


Bảo hiểm xã hội

BHXH

3

Bảo hiểm y tế

BHYT

4

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BLĐ-TBXH

5

Bộ luật Lao động

BLLĐ

6

Tổ chức lao động quốc tế

ILO

7


Người lao động

NLĐ

8

Người sử dụng lao động

NSDLĐ

9

Pháp luật lao động

PLLĐ

10

Quan hệ lao động

QHLĐ

11

Quản lý lao động

QLLĐ

12


Quản lý nhà nước

QLNN

13

Tai nạn lao động

TNLĐ


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN ...........12
1.1. Cơ sở lý luận về công việc không tiêu chuẩn ..............................................12
1.1.1. Khái niệm công việc không tiêu chuẩn.....................................................12
1.1.2. Đặc điểm của công việc không tiêu chuẩn ...............................................17
1.1.3. Nhu cầu của xã hội đối với các công việc không tiêu chuẩn ...................20
1.1.4. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với các công việc không tiêu
chuẩn ..................................................................................................................28
1.2. Công việc không tiêu chuẩn theo pháp luật một số nƣớc .........................30
1.2.1. Tổng quan quy định pháp luật các nước trong việc điều chỉnh quan hệ
lao động không tiêu chuẩn .................................................................................30
1.2.2. Công việc không tiêu chuẩn tại Nhật Bản ................................................33
1.2.3. Công việc không tiêu chuẩn ở Vương quốc Anh ......................................36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................38
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ CÔNG
VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...............................39
2.1. Tình hình sử dụng lao động làm công việc không tiêu chuẩn ..................39

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về công việc không tiêu chuẩn và kiến
nghị hồn thiện .....................................................................................................42
2.2.1. Quy định về cơng việc không tiêu chuẩn trước Bộ Luật Lao động năm 2019.....
............................................................................................................................42
2.2.2. Quy định về công việc không tiêu chuẩn sau Bộ Luật Lao động năm 2019 .43
2.2.3. Mối quan hệ giữa người làm việc khơng có quan hệ lao động và người
làm công việc không tiêu chuẩn .........................................................................45
2.3.4. Hạn chế về các quy định trong Bộ Luật Lao động điều chỉnh cơng việc
khơng tiêu chuẩn và kiến nghị hồn thiện ..........................................................47


2.3.5. Nguyên tắc định hướng hoàn thiện quy định pháp luật và biện pháp nâng
cao hiệu quả của việc tuân thủ pháp luật đối với công việc không tiêu chuẩn .75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta hiện nay đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, nền kinh tế trong thời gian qua có sự phát triển mạnh mẽ. Khối kinh
tế tư nhân ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được thành lập
và giữ vai trò quan trọng. Hệ quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày một đa dạng. Thành tựu đó có được dựa trên nhiều
nguồn lực, trong đó phải kể đến lực lượng lao động. Bởi lẽ, nhân lực là yếu tố
không thể thiếu để thực hiện các hoạt động lao động sản xuất nhằm tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Bên cạnh lao động truyền thống thì hiện

nay có nhiều đối tượng lao động đặc thù tham gia vào các quan hệ lao động, có thể
kể đến như lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, lao động là người
cao tuổi, lao động nữ, lao động giúp việc gia đình,... Và lao động thực hiện các công
việc không tiêu chuẩn cũng là đối tượng cần được quan tâm.
Sở dĩ lao động thực hiện công việc không tiêu chuẩn cần được quan tâm là bởi
sự phát triển phổ biến, tính ưu việt và ý nghĩa của loại hình cơng việc này mang lại
cho nền kinh tế - xã hội. Trên thế giới, công việc khơng tiêu chuẩn đã xuất hiện khá
sớm, điển hình là các nước Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Theo báo cáo của
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổ chức vào tháng 02 năm 2015, một cuộc họp
gồm các chuyên gia được cử đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Các chuyên gia đã họp
để thảo luận về những vấn đề liên quan đến hình thức việc làm phi tiêu chuẩn. Bao
gồm các vấn đề về khái niệm, những thời cơ và thách thức của sự gia tăng cơng việc
khơng tiêu chuẩn, các con số về tình hình gia tăng việc làm khơng tiêu chuẩn của các
quốc gia và khu vực trên thế giới. Cuối cùng, báo cáo đã đưa ra những chính sách và
phương hướng nhằm khắc phục những bất cập của các công việc không tiêu chuẩn về
mặt pháp lý cũng như thực tiễn. Báo cáo nhấn mạnh vai trị của Chính phủ và xã hội
phải cùng nhau thực hiện các chính sách để giải quyết đầy đủ điều kiện làm việc, hỗ
trợ chuyển đổi thị trường lao động hiệu quả, thúc đẩy bình đẳng, không phân biệt đối
xử, đảm bảo chế độ về bảo hiểm xã hội, quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng
tập thể. Ở Việt Nam, công việc không tiêu chuẩn đã xuất hiện, phát triển trong những
năm gần đây với sự gia tăng về số lượng và đa dạng về hình thức.
Tuy vậy, hiện pháp luật lao động Việt Nam chưa có khung pháp lý riêng để điều
chỉnh đối với cơng việc khơng tiêu chuẩn, vì vậy chưa thể bảo vệ tốt quyền lợi của


2
những đối tượng này. Do đó, trước hết cần tăng cường quyền quản lý lao động của Nhà
nước trên cả ba mặt: ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật về lao động; tổ chức thực
hiện pháp luật lao động; theo dõi, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc
tuân thủ pháp luật lao động; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động của các bên

tham gia quan hệ lao động. Đây là hoạt động quản lý lao động của Nhà nước nhằm tạo
lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các bên tham gia quan hệ lao động bằng việc quy
định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ lao động cũng như các
thiết chế thực thi quyền và nghĩa vụ đó trong thực tiễn; quy định cụ thể nội dung,
phương thức quản lý nhà nước về lao động, các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi
phạm pháp luật lao động của các bên tham gia quan hệ lao động.
Tương tự các quan hệ xã hội khác, sự xuất hiện và gia tăng hình thức công
việc không tiêu chuẩn đã đặt ra yêu cầu tất yếu của quản lý xã hội và vai trò của nhà
nước đối với quan hệ này. Mặt khác, loại hình cơng việc này phố biến trong xã hội,
có đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội nên cần phải được quan
tâm nhiều hơn. Với những đặc thù riêng đối với công việc không tiêu chuẩn, không
thể áp dụng các quy định chung của pháp luật lao động vốn dành cho những người
lao động thông thường. Do đó, đặt ra yêu cầu cần được luật hóa hoặc thực hiện các
biện pháp tương tự như luật hóa đối với loại hình cơng việc này. Từ đó nhằm đảm
bảo hài hồ lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, cũng chính là đảm bảo sự
phát triển bền vững của xã hội và đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước. Đây quả
thực là một bài tốn khó mà để giải được địi hỏi phải có các quy định pháp lý cụ
thể, rõ ràng. Có như vậy, các bên trong quan hệ lao động mới có thể yên tâm duy trì
mối quan hệ lao động bền vững.
Hiện nay, với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),
đồng thời nước ta cũng đã phê chuẩn một số hiệp định thế hệ mới mang tính chiến
lược như Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
và hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA) đã đem lại nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu
cầu hồn thiện chính sách pháp luật lao động nước ta để phù hợp với xu thế chung
của quá trình hội nhập.
Vì những lẽ đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật lao động về quan
hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Luật học của mình.



3
2. Tình hình nghiên cứu
Sự xuất hiện ngày càng phát triển của loại hình cơng việc khơng tiêu chuẩn
trong nền kinh tế nước ta là một trong những xu thế tất yếu. Việc bổ sung và hoàn
thiện các quy định về công việc không tiêu chuẩn là vấn đề quan trọng đối với hệ
thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật lao động nói riêng. Tuy nhiên,
những cơng trình nghiên cứu về đề tài này cịn khá ít. Có thể kể đến một số đề tài
nghiên cứu sau:
Tài liệu nƣớc ngồi:
Cơng việc khơng tiêu chuẩn xuất hiện và phát triển khá sớm ở các nước trên
thế giới mà điển hình là Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Công việc không
tiêu chuẩn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Hiện nay,
những bài báo và bài viết nghiên cứu khoa học về vấn đề này khá nhiều, có thể kể
đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
1. Yutaka Asao, “Overview of Non – regular Employment in Japan”, The
Japan Institute for Labour and Training;
2. Gary Slater, “Non-Regular Employment in the United Kingdom”,
Bradford University;
3. Nii Lante Wallace – Bruce, “Non- standard and Precarious Employment:
A New Dawn?”, PhD University of Sydney;
4. Valyatypical employment: “Comparison of Janpan and the United States”;
5. Yoji Tatsui, “Situation of Non-Regular Workers in Japan- Toward a
Recommendation on Non-Regular Employment”, ExecutiveDirectorof
Non-Regular EmploymentJapanese Trade Union Confederation;
6. Arian B. Keizer (2008), “The Dynamics between regular and non- regular
employment: Labour market institutionalisation in Japan and the
Netherlands”, Bradford University School of Management and Japan
Institute for Labour Policy and Training;
7. Connolly and Gregory (2008), “The part-time pay penalty: Earnings
trajectories of British women”, in Oxford Economic Papers;

8. Cooke and Brown (2015), “The regulation of non-standard forms of
employment in China, Japan and the Republic of Korea, Conditions of
Work and Employment Series”, Geneva, ILO;


4
9. Costes, Rambert and Saillard (2015), “Part-time work and work-sharing:
A comparison between France and Germany”, in Tresor-Economics;
10. Tobsch (2015), “Non-standard employment across occupations in Germany:
The role of replaceability and labour market flexibility”, in W. Eichhorst;
11. P. Marx, “Non-standard employment in post-industrial labour markets:
An occupational perspective”, Cheltenham, Edward Elgar Publishing;
Nội dung chính của các tài liệu nêu trên:
Nhìn chung, những bài báo và bài viết nghiên cứu khoa học về vấn đề này
khá nhiều, tuy nhiên các cơng trình kể trên chủ yếu tập trung vào các vấn đề mô tả
hiện tượng, nêu lên thực trạng về sự gia tăng của cơng việc khơng tiêu chuẩn. Đồng
thời, các cơng trình thơng qua việc khảo sát và thống kê số liệu thực tế đã khái qt
được tình hình cơng việc khơng tiêu chuẩn dựa trên nhiều tiêu chí khảo sát như độ
tuổi, giới tính, lý do lựa chọn cơng việc khơng tiêu chuẩn, mức lương, chế độ phúc
lợi, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động khơng tiêu chuẩn. Từ đó, các tác giả
cho thấy xu thế chung của công việc không tiêu chuẩn trong bối cảnh hiện nay.
Trong một vài công trình cịn có sự phân tích so sánh về việc làm không tiêu
chuẩn ở Nhật Bản và Hoa Kỳ trên các phương diện như điều kiện lao động, quy
định pháp luật điều chỉnh và tính khả thi của chính sách pháp luật. Bên cạnh đó, các
tài liệu nêu trên đề cập đến nhiều quy định tiến bộ và đề xuất mới được đưa ra, trở
thành nguồn tham khảo hữu ích cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật điều chỉnh công
việc không tiêu chuẩn. Đa phần tài liệu này đã thể hiện được xu thế phát triển và
tầm quan trọng của việc cần bảo đảm quyền lợi của người lao động trong công việc
không tiêu chuẩn nhưng chưa đưa ra định nghĩa cụ thể, thống nhất cho loại hình
cơng việc này cũng như những đề xuất hoàn chỉnh quy định pháp luật. Mặt khác, để

áp dụng vào Việt Nam thì những quy định của pháp luật nước ngoài cần được chọn
lọc và sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Chủ đề về công việc không tiêu chuẩn đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu
trên thế giới bình luận và mỗi người lại đưa ra cho mình một định nghĩa riêng về các
công việc không tiêu chuẩn. Mặc dù chưa có một định nghĩa nào về các cơng việc
không tiêu chuẩn được ghi nhận minh thị bằng cơ sở pháp lý, nhưng chính sự phong
phú về các khái niệm cơng việc khơng tiêu chuẩn đã giúp cho nó được hình dung rõ
ràng hơn và hội tụ những đặc điểm chung được thừa nhận rộng rãi. Từ đó, trở thành


5
cơ sở để đưa ra định nghĩa về công việc khơng tiêu chuẩn. Các cơng trình nghiên cứu
được xem là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.
12. “Non-standard employment around the world: Understanding challenges,
shaping prospects”, Website International Labour Organization (ILO),
/>Nội dung chính của tài liệu:
Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức vào tháng 2 năm 2015
gồm 6 chương với nội dung chính như sau: Chương 1, giải thích về ý nghĩa của
cơng việc khơng chuẩn và việc làm tiêu chuẩn, xem xét sự khác biệt giữa hai đối
tượng trên nhiều phương diện như tính khơng chính thức, tính bấp bênh, thời gian
làm việc, tính linh hoạt, phúc lợi. Các tác giả còn cung cấp định nghĩa về từng dạng
công việc không tiêu chuẩn khác nhau trên phương diện thực tiễn tại một số nước,
trong đó có Hoa Kỳ, Singapore và Hà Lan. Ở chương 2, các nhà nghiên cứu trình
bày tổng quan về xu hướng phát triển của các dạng công việc không tiêu chuẩn tại
một số quốc gia trên thế giới. Những xu hướng này được giải thích thơng qua thảo
luận về những thay đổi kinh tế và quy định pháp luật có ảnh hưởng đến những xu
hướng gia tăng các công việc không tiêu chuẩn. Chương 3, xem xét kỹ hơn về tỷ lệ
công việc khơng tiêu chuẩn giữa ba nhóm trong thị trường lao động, đặc biệt là
nhóm đối tượng phụ nữ, thanh niên và người di cư. Từ đó, lý giải tại sao nhóm
người này lại chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động đối với các công việc không

tiêu chuẩn. Chương 4, đi sâu phân tích tình hình các cơng việc khơng tiêu chuẩn tại
doanh nghiệp, thảo luận về động lực để các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng lao
động không tiêu chuẩn thay vì sử dụng lao động thơng thường. Đến chương 5, xem
xét ý nghĩa của công việc không tiêu chuẩn đối với người lao động và thị trường lao
động nói chung. Phần này cũng phân tích tác động của công việc không tiêu chuẩn
tới việc “thâm hụt” công việc thơng thường. Chương cuối, báo cáo đưa ra khuyến
nghị chính sách, dựa trên các tiêu chuẩn của ILO và kinh nghiệm của các quốc gia
trên tồn thế giới, điều đó phản ánh mục tiêu nhằm cân bằng nhu cầu của người lao
động và người sử dụng lao động trong thị trường lao động. Các biện pháp được đề
cập như: (1) hạn chế các khoảng trống về quy định pháp luật; (2) tăng cường thương
lượng tập thể; (3) tăng cường bảo trợ xã hội và một số biện pháp khác. Báo cáo này
cũng đề cập đến một hệ thống số liệu thông qua các biểu đồ, bảng biểu để chứng


6
minh xu thế phát triển, cơ cấu và sự chuyển dịch của nhóm đối tượng là người lao
động khơng tiêu chuẩn.
Nghiên cứu về cơ chế pháp lý điều chỉnh công việc không tiêu chuẩn là vấn đề
khá mới ở nước ta hiện nay. Nhìn một cách tổng thể, vấn đề chung của tình hình
nghiên cứu hiện nay là khơng có định nghĩa cụ thể, khơng có quy định chun biệt
cho nhóm đối tượng đặc thù này đồng thời khơng chỉ rõ cách thức sửa đổi, bổ sung
pháp luật như thế nào để điều chỉnh các công việc không tiêu chuẩn. Vì những lẽ đó,
cần phải có một cơng trình mang tính cụ thể và chuyên biệt để đáp ứng được yêu cầu
làm sáng tỏ, hệ thống một cách thống nhất và toàn diện vấn đề trên. Đồng thời đưa ra
các kiến nghị cụ thể, hữu ích, gần với thực tế dựa trên tình hình pháp luật của nước ta
cũng như sự học hỏi có chọn lọc các quy định của pháp luật các nước trên thế giới.
Tài liệu trong nƣớc:
Nghiên cứu về các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động đối
với công việc không tiêu chuẩn là một vấn đề khá mới. Do vậy, hiện nay trong khoa
học pháp lý nước ta chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ và tồn

diện về vấn đề này. Đa phần là giáo trình, các bài tạp chí, bài báo, bài bình luận
xoay quanh các dạng của công việc không tiêu chuẩn như việc làm bán thời gian;
giúp việc gia đình và cơng việc khơng trọn thời gian. Điểm qua các cơng trình
nghiên cứu về vấn đề này, nhìn chung cịn khá ít, chủ yếu đề cập đến một số “dạng”
của công việc không tiêu chuẩn có thể kể đến như:
(i) Đối với giáo trình:
- Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật Lao động,
Trần Hoàng Hải chủ biên, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, cung cấp
những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản, cần thiết, giúp cho tác giả có đủ kiến thức
về pháp luật lao động để lý giải các vấn đề lý luận và vận dụng được các quy định
pháp luật vào thực tiễn. Bên cạnh đó, giáo trình này cịn đưa ra một cách nhìn tổng
quát hơn về pháp luật lao động, quan hệ lao động và định hướng phát triển của
ngành luật này trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập của
nước ta hiện nay. Giáo trình được xây dựng dựa theo cấu trúc của Bộ luật Lao động
năm 2012. Các chế định của Bộ luật Lao động được phân tích khá cụ thể, chi tiết từ
những vấn đề lý luận đến luật thực định. Đây thực sự là một tài liệu quý giá phục vụ
cho quá trình nghiên cứu của tác giả.


7
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Lưu
Bình Nhưỡng chủ biên, Nxb. Công an Nhân dân: Đây cũng là nguồn tài liệu q báu
cho tác giả tham khảo và có cái nhìn tổng quát về quan hệ lao động, quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ lao động, các vấn đề về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ
ngơi, tiền lương và các vấn đề liên quan khác. Đây là tài liệu cung cấp tiền đề về lý
luận cơ bản về pháp luật lao động, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu của tác giả.
(ii) Đối với sách chuyên khảo:
Đỗ Thị Dung (2018), Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam,
Nxb. Tư Pháp: Đây là sách chuyên khảo có đề cập đến một “dạng” của cơng việc
mang đặc trưng của loại hình cơng việc khơng tiêu chuẩn, đó là người giúp việc gia

đình. Sách chuyên khảo nêu ra những vấn đề liên quan đến lao động giúp việc gia
đình, quyền và nghĩa vụ của các bên, phân tích quy định của pháp luật có liên quan
cũng như so sánh với pháp luật nước ngoài, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về lao động giúp việc gia đình. Từ sách chuyên khảo về một “dạng” của
công việc không tiêu chuẩn này, tác giả nhận diện được những đặc điểm mang tính
chất đặc thù của loại hình cơng việc khơng tiêu chuẩn.
Mặc dù khơng phải là một cơng việc giữ vai trị then chốt trong nền kinh tế,
tuy nhiên thực tế cho thấy nhu cầu của loại hình cơng việc này cũng như tính ưu
việt mà loại hình cơng việc khơng tiêu chuẩn mang lại. Với sự xuất hiện ngày một
phổ biến, công việc khơng tiêu chuẩn càng khẳng định vai trị vị trí trong nền kinh
tế nước ta. Tuy vậy, các quy định pháp luật hiện nay về vấn đề này mới chỉ mang
tính “manh nha”, “sơ khai” với ý nghĩa làm nền tảng cho những quy định pháp lý cụ
thể, rõ ràng trong tương lai. Do đó, hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về đề tài này ở
Việt Nam rất ít, có chăng chỉ nhắc đến một vài tính chất đặc thù của một số “dạng
thức” công việc không tiêu chuẩn như đã đề cập.
(iii) Đối với các báo cáo:
- Tổng cục Thống kê (2019), “Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm quý 1
năm 2019”, Hà Nội;
- Tổng cục Thống kê (2019), “Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm quý II
năm 2019” Hà Nội;
- Tổng cục Thống kê (2020), “Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm năm
2020”, Hà Nội;


8
- Tổng cục Thống kê (2021), “Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm quý 1
năm 2021”, Hà Nội;
- Tổng cục Thống kê (2021), “Báo cáo tác động của dịch covid-19 đến tình
hình lao động, việc làm, quý III năm 2021”, Hà Nội.
Nội dung chính của các báo cáo: Thu thập các thơng tin về tình trạng tham

gia thị trường lao động qua từng quý, từng năm của những người từ 15 tuổi trở lên
hiện đang sống tại Việt Nam làm cơ sở để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê
quốc gia về lao động, việc làm, thất nghiệp và thu nhập của người lao động. Số liệu
được tổng hợp theo quý/năm cho cấp toàn quốc, khu vực thành thị và nông thôn, 6
vùng kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và số liệu năm
đối với 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Báo cáo có đề cập đến số lượng
cơng việc phi chính thức qua các năm. Đây là nguồn thông tin quý báu cho tác giả
trong việc thực hiện luận văn.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Từ lí do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu đề tài cũng như quá trình nghiên
cứu, tác giả đặt ra những mục đích nghiên cứu của đề tài như sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về công việc không tiêu chuẩn. Nội
dung này được tập trung tại chương một nhằm phác thảo một cách tổng quan về
công việc không tiêu chuẩn (về khái niệm, nhu cầu đối với công việc không tiêu
chuẩn hiện nay ở nước ta, vai trị của loại hình cơng việc này và ý nghĩa của việc
điều chỉnh pháp luật lao động đối với các cơng việc khơng tiêu chuẩn). Ngồi ra,
trong chương này tác giả có đề cập đến tình hình chung và cơ chế điều chỉnh công
việc không tiêu chuẩn ở một số quốc gia trên thế giới để một lần nữa chứng minh
cho sự phát triển của loại hình cơng việc này.
Thứ hai, sau khi khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến công việc
không tiêu chuẩn, thông qua một vài số liệu thực tế qua các báo cáo thống kê để
chứng minh sự phát triển của công việc không tiêu chuẩn ở nước ta.
Thứ ba, phân tích những ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật về công
việc khơng tiêu chuẩn, trên cơ sở so sánh, phân tích các quy định về công việc
không tiêu chuẩn trước và sau Bộ Luật Lao động năm 2019. Tại chương này, tác giả
cũng làm rõ mối quan hệ giữa người làm việc khơng có quan hệ lao động và người
làm cơng việc không tiêu chuẩn.


9

Thứ tư, nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định pháp luật, đánh giá những
vướng mắc bất cập, thực trạng ban hành, các vấn đề phát sinh liên quan đến công
việc không tiểu chuẩn như ký kết hợp đồng lao động, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chấm dứt hợp đồng lao động,
lao động làm việc không tiêu chuẩn là người nước ngoài.
Thứ năm, đề xuất phương hướng hồn thiện quy định về cơng việc khơng tiêu
chuẩn và những bảo đảm thực hiện quy định về các công việc khơng tiêu chuẩn phù
hợp với hồn cảnh thực tế và bối cảnh hội nhập hiện nay. Tác giả cho rằng những
kiến nghị này khơng chỉ nhằm hồn thiện quy định của pháp luật trong việc điều
chỉnh công việc không tiêu chuẩn mà còn tạo cơ sở về mặt pháp lý cũng như thực
tiễn để đầu tư phát triển các ngành nghề sử dụng lao động không tiêu chuẩn. Việc
nghiên cứu này cịn có ý nghĩa to lớn đối với các bên trong quan hệ lao động. Người
sử dụng lao động có cơ sở pháp lý để yên tâm hơn trong việc tuyển dụng và sử dụng
lao động. Còn với người lao động, đây sẽ là cơ sở tạo ra hành lang pháp lý để bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Xét về cơ hội việc làm, người lao động sẽ
có nhiều cơ hội việc làm hơn, vừa có một việc làm ổn định vừa cân bằng cuộc sống.
Mục đích sâu xa mà đề tài hướng đến là sự cân bằng lợi ích giữa người lao động và
người sử dụng lao động, đưa ra những quy định vừa bảo vệ được quyền, vừa không
ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng lao động, từ đó thiết lập mối quan hệ
lao động hài hòa, bền vững.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Để có cái nhìn khách quan và tồn diện về cơng việc không tiêu chuẩn, tác
giả chủ động tiếp cận vấn đề qua các phương diện sau:
Về mặt lý luận: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản, cơ sở
pháp lý, quy định hiện hành của pháp luật về công việc không tiêu chuẩn. Đối tượng
là công việc khơng tiêu chuẩn có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau,
tuy nhiên trong khn khổ luận văn Thạc sĩ của mình, tác giả chỉ nghiên cứu cơng
việc khơng tiêu chuẩn dưới góc độ pháp luật lao động.
Về mặt thực tiễn: Thông qua một vài số liệu nhằm thể hiện sự phát triển của

công việc không tiêu chuẩn, lý giải nguyên nhân về sự gia tăng này ở Việt Nam và
các quốc gia trên thế giới như Nhật Bản và Vương Quốc Anh. Đồng thời, tác giả


10
nghiên cứu, bình luận về thực tiễn áp dụng pháp luật đối với cơng việc khơng tiêu
chuẩn. Đề tài có phân tích, bình luận về tình hình cơng việc khơng tiêu chuẩn ở một
số nước, tuy nhiên vẫn để phục vụ mục tiêu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn
về công việc không tiêu chuẩn tại Việt Nam.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp (sử dụng ở các Chương 1. Khái quát về
công việc không tiêu chuẩn; Chương 2. Thực tiễn pháp luật lao động Việt Nam về
công việc không tiêu chuẩn và một số kiến nghị);
- Phương pháp đánh giá (sử dụng ở Chương 2. Thực tiễn pháp luật lao động
Việt Nam về công việc không tiêu chuẩn và một số kiến nghị);
- Phương pháp so sánh (sử dụng ở Chương 2 nhằm so sánh giữa các quy định
của pháp luật điều chỉnh công việc không tiêu chuẩn trước và sau khi Bộ luật Lao
động năm 2019, so sánh lí luận và thực tiễn về cơng việc khơng tiêu chuẩn từ đó
làm cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện);
- Phương pháp thống kê (số liệu, thông tin): (sử dụng ở Chương 2. Thực tiễn
pháp luật lao động Việt Nam về công việc không tiêu chuẩn và một số kiến nghị).
Thông qua số liệu được thống kê tác giả muốn chứng minh cho luận điểm công việc
không tiêu chuẩn ở Việt Nam ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng.
Các phương pháp trên sẽ được sử dụng kết hợp với nhau xuyên suốt quá trình
nghiên cứu luận văn, giúp tác giả trình bày được cơ sở lý luận pháp lý và thực tiễn
cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn là cơng trình nghiên cứu phân tích chun sâu và

tồn diện về các vấn đề liên quan đến lao động làm công việc không tiêu chuẩn. Với
những kết quả nghiên cứu đạt được cùng những kiến nghị được đề xuất, hi vọng
luận văn sẽ là căn cứ để các nhà lập pháp tham khảo trong quá trình xây dựng, sửa
đổi và hồn thiện pháp luật. Luận văn có thể xem là nguồn của luật để xây dựng,
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công việc không tiêu
chuẩn. Bên cạnh đó, đây cũng là một tài liệu có giá trị tham khảo cho các học giả,


11
những nhà nghiên cứu, các sinh viên luật học tập, làm tài liệu, luận cứ cho việc
nghiên cứu quan tâm đến đề tài.
Giá trị ứng dụng: Nghiên cứu này giúp rà sốt và đánh giá các quy định cịn
thiếu sót của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh công việc không tiêu chuẩn.
Đồng thời, việc chỉ ra những bất cập trong thực tiễn làm cơ sở để tác giả đưa ra
những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật lao động điều chỉnh
các công việc không tiêu chuẩn.
6. Kết cấu và nội dung đề tài
Với cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài “Pháp luật lao
động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn” gồm 3 phần:
phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung của đề tài
gồm 2 chương:
Chƣơng 1. Khái quát về công việc không tiêu chuẩn
Chƣơng 2. Thực tiễn pháp luật lao động Việt Nam về công việc không tiêu
chuẩn và một số kiến nghị.


12
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN
1.1. Cơ sở lý luận về công việc không tiêu chuẩn

1.1.1. Khái niệm công việc không tiêu chuẩn
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và nhu cầu của NSDLĐ, các công
việc không tiêu chuẩn ngày càng gia tăng về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên,
trong khoa học pháp lý, hiện nay ở nước ta vẫn chưa ghi nhận khái niệm công việc
không tiêu chuẩn trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào.
“Tiêu chuẩn” được hiểu với nghĩa chung nhất là căn cứ, chuẩn mực, chừng
mực, là khuôn khổ để đánh giá. Khái niệm này được định nghĩa thông qua một số
sách từ điển. Theo từ điển Tiếng Việt, “tiêu chuẩn” là (i) điều được quy định dùng
làm chuẩn để phân loại đánh giá: tiêu chuẩn để xét khen thưởng, các tiêu chuẩn đạo
đức hoặc (ii) mức được hưởng, cấp theo chế độ: tiêu chuẩn ăn hàng ngày, tiêu chuẩn
nghỉ phép hàng năm1. Ở một tài liệu khác, “tiêu chuẩn” được định nghĩa tương tự là
điều quy định làm căn cứ để đánh giá: tiêu chuẩn để xem xét khen thưởng, sản phẩm
đạt tiêu chuẩn quốc gia. Mức quy định được hưởng, được cung cấp theo chế độ: bảo
đảm tiêu chuẩn ăn hàng ngày cho bộ đội, tiêu chuẩn nghỉ phép hàng năm2. Tiêu
chuẩn được hiểu là “cái làm mức, chừng mực để làm căn cứ đánh giá”3. Công việc là
việc cụ thể phải bỏ công sức ra để làm4. Trong Tiếng Việt, từ “không” là từ biểu thị ý
phủ định đối với một điều, chỉ trạng thái hồn tồn khơng có những gì thường thấy ở
đó cả5. Do đó, khái niệm “cơng việc khơng tiêu chuẩn” ở đây có thể hiểu là những
cơng việc thiếu đi một trong những điều kiện, những tiêu chuẩn hoặc khơng có một
quy chuẩn cụ thể nào so với các quy định chung của công việc thông thường.
Trong khoa học pháp lý trên thế giới tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau
về cơng việc khơng tiêu chuẩn, trong đó có thể kể đến một số định nghĩa được thừa
nhận và sử dụng khá rộng rãi như sau:
Theo tác giả Gary Slater cho rằng: “Để xác định việc làm không tiêu chuẩn,
cần xác định việc làm thường xuyên và không thường xuyên. Trong bối cảnh ở
Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thơng tin, tr. 1640.
Hồng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 1254.
3
Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 1205.
4

Hoàng Phê (2003), tlđd (2), tr. 266.
5
Hoàng Phê (2003), tlđd (2), tr. 644.
1
2


13
Anh, công việc thường xuyên được định nghĩa là một cơng việc do nhân viên làm
tồn thời gian, theo hợp đồng với một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế. Do đó
cơng việc khơng thường xun gồm bất kỳ sự sai lệch nào hoặc sự khác đi so với
các tiêu chuẩn của cơng việc thường xun”. Các hình thức việc làm không thường
xuyên mà tác giả Gary Slater liệt kê có thể kể đến là “cơng việc tạm thời, cơng việc
bán thời gian và công việc tự làm chủ”6. Như vậy, theo tác giả Gary Slater, để xem
xét và phân loại một loại hình cơng việc có thể được xem là cơng việc khơng tiêu
chuẩn hay khơng thì cần so sánh với các tiêu chuẩn của công việc thường xuyên.
Nếu có sự sai khác so với các tiêu chuẩn của cơng việc thơng thường thì được xem
xét là cơng việc khơng tiêu chuẩn.
Cịn theo quan điểm của đại diện Phịng ban Liên hiệp Cơng đồn Nhật Bản
(JTUC-RENGO), khái niệm cơng việc không tiêu chuẩn (“non-standard”) được
hiểu thông qua định nghĩa về “người lao động khơng tiêu chuẩn”7. Theo đó, những
NLĐ “không tiêu chuẩn” là những NLĐ làm việc không thường xuyên, liên tục.
Những người này làm việc “bán thời gian”. Họ làm việc trong một khoảng thời gian
nhất định của ngày hoặc theo hợp đồng đại lý. Theo quan điểm này, không chỉ khác
nhau về thời gian làm việc so với NLĐ có tiêu chuẩn mà cịn khác nhau về quyền
lợi của NLĐ. Điều này thể hiện ở chỗ trong khi NLĐ “tiêu chuẩn” được hưởng các
phúc lợi như chính sách về nhà ở, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, đào tạo nghề.
Ngược lại, NLĐ không tiêu chuẩn chỉ hưởng lương và tiền lương của những người
này chỉ bằng 40% tiền lương cho cùng công việc khi so sánh với những người làm
cơng việc tiêu chuẩn. Ngồi ra, họ khơng được đào tạo, không được hưởng trợ cấp

hoặc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Ở một tài liệu khác, theo những nhà nghiên cứu ở Úc, công việc không tiêu
chuẩn (“non-standard”) được định nghĩa dựa trên các tiêu chí, tính chất của “cơng
việc tiêu chuẩn”. Theo đó, “cơng việc tiêu chuẩn” được mơ tả là những cơng việc
tồn thời gian, có khả năng tạo ra mức thu nhập ổn định, có khả năng hỗ trợ một
mức sống tối thiểu, diễn ra một cách liên tục, thường xun, có tính ổn định lâu dài
tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc sở hữu của NSDLĐ. Do đó, cơng việc khơng
tiêu chuẩn được suy ra là những công việc thiếu đi một trong những điều kiện, tính
chất của cơng việc tiêu chuẩn. Các tính chất cơng việc mà tài liệu minh họa chẳng
Gary Slater, “Non-Regular Employment in the United Kingdom”, Bradford University, tr. 3.
Yoji Tatsui, “Situation of Non-Regular Workers in Japan-Toward a Recommendation on Non-Regular
Employment”, ExecutiveDirector of Non-Regular Employment Japanese Trade Union Confederation, tr. 12.
6
7


14
hạn như thời gian làm việc ngắn hơn, thường không mang tính liên tục8. Bên cạnh
đó, trong một bài viết của tác giả Diane Lim - nhà bình luận pháp luật người Mỹ lại
định nghĩa công việc không tiêu chuẩn (“non-standard”) bằng cách liệt kê. Theo
Diane Lim công việc không tiêu chuẩn bao gồm công việc tạm thời, công việc bán
thời gian và công việc tự làm việc9. Khái niệm “công việc không tiêu chuẩn” cũng
được suy ra thông qua khái niệm về NLĐ toàn thời gian trong Đạo luật chăm sóc
năm 2010 của Hoa Kỳ. Theo đó, một nhân viên được coi là nhân viên toàn thời gian
nếu họ làm việc ít nhất 30 giờ mỗi tuần hoặc 130 giờ mỗi tháng. Những NLĐ làm
việc ít hơn 30 giờ mỗi tuần hoặc 130 giờ mỗi tháng được coi là NLĐ không trọn
thời gian (lao động không tiêu chuẩn)10. Như vậy, Đạo luật này lấy thời gian làm
việc làm tiêu chí để phân loại một cơng việc liệu có phải là công việc không tiêu
chuẩn hay không. Khái niệm này cũng được nhắc đến tại Điều 2 Đạo luật cải tiến về
quản lý việc làm cho nhân viên bán thời gian của Nhật Bản. Theo đó, nội hàm cơng

việc khơng tiêu chuẩn được đề cập cũng tương tự cách hiểu, cách định nghĩa của
các tác giả nói trên. Cơng việc không tiêu chuẩn là công việc thiếu đi một trong các
tính chất cơ bản so với cơng việc thơng thường khác. Điều luật cũng nhắc đến khái
niệm nhân viên làm cơng việc khơng tiêu chuẩn là “nhân viên có thời gian làm việc
theo quy định hàng tuần ngắn hơn so với lao động bình thường, làm việc tại cùng
một địa điểm kinh doanh và chế độ phúc lợi của họ ít hơn và không cố định”11.
Tại cuộc họp do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức vào tháng 2 năm
2015 với dự có mặt của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lao động được cử đến từ
nhiều quốc gia khác nhau cũng đã thảo luận về khái niệm “cơng việc khơng tiêu
chuẩn”. Theo đó, cơng việc khơng tiêu chuẩn bao gồm nhiều dạng khác nhau bao
gồm việc làm tạm thời, việc làm việc bán thời gian và tự làm chủ12. Việc xác định
và phân biệt loại hình cơng việc này trên thế giới đã trở nên dễ dàng hơn, giúp cho
các quốc gia tìm được tiêu chí cụ thể cho quy định về quản lý đối với công việc
khơng tiêu chuẩn ở nước mình.
Nii Lante Wallace-Bruce (1997), “Non-Standard and Precarious Employment: A New Dawn”, PhD.
University of Sydney, tr. 44.
9
Diane Lim (2015), “Is it good or bad to work part time? Pros and cons for the economy”. [
/blog/entry/is-it-good-or-bad-to-work-part-time-pros-and-cons-for-the-economy], (truy cập ngày 12/12/2020).
10
“Non-standard employment around the world: Understanding challenges”, Website International Labour
Organization (ILO), tr.
204, truy cập ngày 17/3/2021.
11
Điều 2 Đạo luật về cải tiến về quản lý việc làm cho nhân viên bán thời gian Nhật Bản.
12
International Labour Organization (ILO), tlđd (10), tr. 5.
8



15
Tại Việt Nam, trong khoa học pháp lý còn thiếu vắng những nghiên cứu về
công việc không tiêu chuẩn. Bộ luật Lao động năm 2012 và BLLĐ năm 2019 có
đưa ra một khái niệm có nội hàm liên quan đến công việc không tiêu chuẩn. Khoản
1 Điều 34 BLLĐ năm 2012 đưa ra định nghĩa về “NLĐ làm việc không trọn thời
gian”. Theo điều luật này, NLĐ làm việc không trọn thời gian là “người lao động có
thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc
theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể
doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng
lao động”13. Theo đó, cơ sở pháp lý để xác định làm việc không trọn thời gian là
quy định của PLLĐ, quy định trong thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa
ước lao động tập thể ngành hoặc các quy định nội bộ khác của NSDLĐ về quy định
thời gian làm việc bình thường trong một ngày, trong một tuần đối với từng loại
công việc. Khi NLĐ làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường đã
được quy định theo sự thỏa thuận của hai bên thì được coi là làm việc khơng trọn
thời gian. Chẳng hạn: Thời gian làm việc bình thường được quy định là 8 giờ/ngày,
nếu NLĐ giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp để làm việc 5 giờ/ngày thì
được gọi là làm việc khơng trọn thời gian. Hoặc thời gian làm việc bình thường
được quy định là 48 giờ/tuần, nếu NLĐ giao kết hợp đồng lao động với doanh
nghiệp để làm việc 45 giờ/tuần thì được gọi là làm việc khơng trọn thời gian. Ngồi
ra, Bộ luật này cũng quy định một dạng thức khác của cơng việc khơng tiêu chuẩn
khác như giúp việc gia đình. Cụ thể tại Chương 11, mục 5 Điều 161 quy định: “Lao
động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xun các cơng việc
trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các cơng việc trong gia đình bao
gồm cơng việc nội trợ, quản gia, chăm sóc”.
Đến BLLĐ năm 2019 khơng dùng khái niệm “NLĐ làm việc không trọn thời
gian” mà thay bằng “làm việc không trọn thời gian”. Theo quy định của luật mới, cơ
sở pháp lý để xác định làm việc không trọn thời gian theo BLLĐ năm 2019 là quy
định của PLLĐ, quy định trong thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp nội quy lao
động của NSDLĐ về quy định thời gian làm việc bình thường trong một ngày, trong

một tuần, một tháng đối với từng loại công việc. So với BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm
2019 đã bỏ đi cơ sở xác định làm việc không trọn thời gian nêu tại“thỏa ước lao động
tập thể ngành hoặc quy định của NSDLĐ” về quy định thời gian làm việc bình
13

Khoản 1 Điều 34 BLLĐ năm 2012; Khoản 1 Điều 32 BLLĐ năm 2019.


16
thường trong một ngày, trong một tuần đối với từng loại công việc. Đồng thời, BLLĐ
năm 2019 bổ sung công việc khơng trọn thời gian thơng qua tiêu chí về “thời gian
làm việc” ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày, theo tuần và
“tháng”. Nhìn chung, về nội hàm, định nghĩa về công việc không trọn thời gian ở
BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019 đều có chung tiêu chuẩn là “thời gian làm việc
ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần”. Việc đưa
quy định này vào BLLĐ đã giải quyết được một số vấn đề đã phát sinh trên thực tế
trước đây là việc không thống nhất trong cách hiểu về khái niệm làm việc bán thời
gian, mặc dù trước đây và hiện nay đã có cơ sở pháp lý để NSDLĐ và NLĐ giao kết
hợp đồng lao động làm việc theo chế độ bán thời gian. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở
pháp lý để xác định mức lương và các điều kiện lao động riêng cho các công việc bán
thời gian. Về nguyên tắc chung, NLĐ làm việc không trọn thời gian được hưởng
lương, các quyền và nghĩa vụ như NLĐ làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về
cơ hội, khơng bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động14.
Ngoài ra, một vài báo cáo lao động qua các năm có đề cập đến khái niệm có
“dáng vóc” của công việc không tiêu chuẩn. Một báo cáo đã chỉ ra rằng: “Lao động
có việc làm phi chính thức bao gồm những người làm việc trong khu vực phi nông,
lâm nghiệp và thủy sản và lao động trong khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản có
đăng ký kinh doanh, thuộc một trong bốn nhóm sau: (i) lao động gia đình khơng
được hưởng lương, hưởng cơng; (ii) người chủ của cơ sở, lao động tự làm trong
khu vực phi chính thức; (iii) người làm công ăn lương không được ký HĐLĐ hoặc

được ký hợp đồng có thời hạn nhưng khơng được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm
xã hội theo hình thức bắt buộc; (iv) xã viên hợp tác xã khơng đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc15. Với cách liệt kê vừa nêu, báo cáo cũng không đưa ra khái niệm công
việc không tiêu chuẩn. Tuy nhiên, theo tác giả, việc phân loại cơng việc phi chính
thức này có dựa trên một số tiêu chí như có hay khơng việc ký kết HĐLĐ, quyền lợi
về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức
về cơng việc khơng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khái niệm “công việc không tiêu chuẩn”
đã được một số tác giả và nhà nghiên cứu trên thế giới bàn luận dựa trên nhiều tiêu
chí. Mỗi tác giả có một cách nhận diện riêng và có cách diễn đạt khác nhau, nhưng
14
15

Khoản 3 Điều 34 BLLĐ năm 2012; Khoản 3 Điều 32 BLLĐ năm 2019.
Tổng cục Thống kê (2021), “Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 1 năm 2021”, Hà Nội, tr.10.


17
tựu trung lại công việc không tiêu chuẩn được hiểu một cách tổng quát là công việc
thiếu đi một trong số các tiêu chuẩn, chuẩn mực so với công việc thơng thường (về
thời gian làm việc, tính ổn định của QHLĐ, tính chất, đặc thù của cơng việc,...)16.
1.1.2. Đặc điểm của cơng việc khơng tiêu chuẩn
Mỗi loại hình lao động đều có những đặc điểm riêng và cơng việc khơng tiêu
chuẩn cũng có những điểm riêng cơ bản. Dựa vào tính chất đặc thù cơng việc này
mà tác giả xin đưa ra các đặc điểm của công việc không tiêu chuẩn sau đây:
Trước hết, công việc không tiêu chuẩn thường có thời gian làm việc ngắn
hơn so với cơng việc bình thường.
Thời giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian làm việc của NLĐ được NLĐ
và NSDLĐ cùng thỏa thuận trong HĐLĐ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong khoảng thời gian này NLĐ phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những

nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động và theo
nội dung công việc mà các bên đã thỏa thuận tại HĐLĐ17. Thời gian làm việc bình
thường của NLĐ được quy định tại Điều 105 BLLĐ năm 2019 như sau:
“a. Thời giờ làm việc bình thường khơng q 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ
trong 01 tuần.
b. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày
hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 10 giờ
trong 01 ngày, nhưng khơng quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
c. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người
làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.
2. Quy định về giờ làm việc ban đêm:
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau”.
Mặc dù luật quy định thời gian làm việc bình thường là khơng q 8 giờ/ngày
và 48 giờ trong 01 tuần, nhưng trong thực tế hầu hết các cơng việc bình thường
Xem thêm tại phần đặc điểm của công việc không tiêu chuẩn.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Lưu Bình Nhưỡng chủ biên,
NXB. Cơng an Nhân dân, Hà Nội, tr. 400.
16
17


18
(cơng việc tồn thời gian) có thời giờ làm việc 8 giờ/1 ngày và 48 giờ/tuần; đối với
bộ phận hành chính văn phịng có thể có thời gian làm việc ít nhất là 8 giờ/1 ngày
và 40 giờ/tuần. Các công việc khơng tiêu chuẩn trong thực tế thường có thời gian
làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc của các cơng việc bình thường. Các
cơng việc khơng tiêu chuẩn thường: (i) được sử dụng trong một số khâu nhỏ trong
quá trình sản xuất, chẳng hạn việc phân phối, gia công, giao hàng, việc thực hiện

các dịch vụ vận chuyển hiện đại, tiện ích như các tài xế xe ơm cơng nghệ. Nó khơng
phải là một quy trình liên tục về mặt thời gian, do đó, thời gian làm việc của NLĐ
trong các lĩnh vực này thường ngắn hơn và linh động hơn; hoặc (ii) xuất phát từ nhu
cầu mang tính đột xuất của NLĐ cần các cơng việc bán thời gian để tăng thêm thu
nhập hoặc để đáp ứng với hồn cảnh gia đình. Như vậy, đặc điểm nổi bật của loại
hình cơng việc này là thời gian làm việc ngắn hơn so với công việc thông thường,
tương ứng với khoảng thời gian làm việc nhất định trong ngày, có thể là một buổi
hoặc một vài tiếng trong ngày hoặc một vài ngày trong tuần.
Thứ hai, tính ổn định của quan hệ lao động không cao, thời gian của quan hệ
lao động thường mang tính tạm thời.
Trong QHLĐ đối với cơng việc khơng tiêu chuẩn, tính ổn định của QHLĐ
thường không cao. Điều này xuất phát từ đặc trưng cơ bản của công việc không
tiêu chuẩn. Thông thường các công việc không tiêu chuẩn thường chỉ là một khâu
trong quá trình sản xuất, dịch vụ và thời gian thường ngắn hơn so với các công
việc thông thường. Việc bổ sung hoặc cắt giảm số lượng NLĐ hoàn toàn phụ
thuộc vào nhu cầu của nhà sản xuất và nguồn “cầu” của dịch vụ. Chính vì vậy,
tính ổn định của QHLĐ cũng bị ảnh hưởng. Những NLĐ thông thường sẽ phải trải
qua quá trình tuyển dụng một cách nghiêm ngặt và q trình chấm dứt QHLĐ phải
có cơ sở rõ ràng theo quy định của BLLĐ về tuyển dụng và sử dụng lao động18.
Đồng thời, khi tham gia QHLĐ, NLĐ phải tuân theo các quy định chung của nội
quy lao động, đặt mình dưới sự kiểm sốt, quản lý của NSDLĐ một cách nghiêm
ngặt. Họ thường gắn các quyền lợi vào thu nhập và có lợi ích gắn bó vào doanh
nghiệp sâu sắc, chặt chẽ. Thêm vào đó, khi vi phạm kỷ luật, NLĐ phải chịu các
hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm. Ngược lại, các công việc không
tiêu chuẩn thường dễ dàng để bắt đầu và dừng lại hơn so với các công việc thông
thường. Người làm việc trong các công việc không tiêu chuẩn thường ít cam kết
18

Chương II BLLĐ năm 2012; Chương II BLLĐ năm 2019.



19
gắn bó lâu dài hơn, họ dành ít thời gian tương tác và mức độ thân thiết với những
người khác trong doanh nghiệp, vì vậy họ cảm thấy dễ dàng hơn khi rời đi. Đồng
thời, do tính chất khơng ổn định của loại công việc này, NLĐ thường được điều
chuyển một cách linh động dựa vào nhu cầu thực tế. Vì thế, NLĐ hồn tồn có
khả năng chuyển sang làm công việc khác hoặc cơ sở kinh doanh khác. Trong một
vài trường hợp, cơng việc khơng tiêu chuẩn có thể là một giải pháp tốt cho một
giai đoạn tạm thời, khi mà NLĐ có những việc khác khơng thể làm trọn vẹn cả
ngày hoặc khi chưa tìm được cơng việc tồn thời gian phù hợp. Cơng việc khơng
tiêu chuẩn có thể là “bước đệm” để họ chuyển sang làm công việc ổn định tồn
thời gian.
Thứ ba, cơng việc khơng tiêu chuẩn có thể phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao
động hoặc khơng có quan hệ lao động.
Như đã đề cập tại phần khái niệm, công việc không tiêu chuẩn được hiểu
một cách tổng quát là công việc thiếu đi một trong số các tiêu chuẩn, chuẩn mực
so với công việc thơng thường19. Người làm việc khơng tiêu chuẩn có thể bao gồm
(i) người làm việc không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật đối với
ngành nghề và có xác lập QHLĐ hoặc cũng có thể là (ii) người làm việc có tiêu
chuẩn, nghĩa là họ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật đối với
ngành nghề hoặc họ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật nhưng
làm việc “không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động”. Đối với nhóm
thứ nhất, mặc dù thiếu đi một trong những tiêu chuẩn, chuẩn mực so với công việc
thông thường nhưng họ vẫn được xem là NLĐ để áp dụng các quy định của
BLLĐ, chẳng hạn đối với một số loại hình cơng việc đã được đề cập tại BLLĐ
năm 2012 và BLLĐ năm 2019. Cụ thể, đối với công việc khơng trọn thời gian và
người giúp việc gia đình, về bản chất hai loại hình cơng việc này vẫn tồn tại
QHLĐ vì giữa NLĐ và NSDLĐ vẫn tồn tại tính chất phụ thuộc và quản lý điều
hành. Bên cạnh đó, người thực hiện cơng việc khơng tiêu chuẩn cũng có thể thực
hiện cơng việc khơng trên cơ sở th mướn bằng hợp đồng lao động. BLLĐ năm

2012 chưa đề cập tới đối tượng này. Đến BLLĐ năm 2019 có đề cập đến nhóm đối
tượng “người làm việc khơng có QHLĐ” cũng được xem là đối tượng điều chỉnh
tại BLLĐ năm 2019, để chỉ những “người làm việc không trên cơ sở thuê mướn
bằng hợp đồng lao động”.
19

Xem thêm phần khái niệm tại chương 1.


×