Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa cam kết quốc tế và quy định pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MINH TRANG

QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA:
CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA:
CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380108

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thuỳ Dƣơng
Học viên: Lê Thị Minh Trang
Lớp: 18CHQT_K31_NC, Khố 31

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa: Cam kết
quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân và
chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các nội dung nêu trong
luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác, tin cậy.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị
Thuỳ Dƣơng. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

Lê Thị Minh Trang


DANH MỤC VIẾT TẮT

EPR

Extended Producer
Responsibility

trách nhiệm mở rộng của
doanh nghiệp

EVFTA

EU – Vietnam Free
Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Tự

do Việt Nam – EU

GATT

General Agreement on
Tariffs and Trade

Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại 1994
Luật Bảo vệ môi trường

LUẬT BVMT
MFN
NT
TBT
WTO

The Most Favoured
Nation treatment

đãi ngộ tối huệ quốc

National Treatment
Technical Barriers to
Trade
World Trade
Organization

đãi ngộ quốc gia
Hiệp định về Hàng rào kỹ

thuật trong thương mại
Tổ chức Thương mại Thế
giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ
LIỆU NHỰA TẠI VIỆT NAM ................................................................................7
1.1. Sơ lƣợc chung về phế liệu nhựa ....................................................................7
1.1.1. Khái niệm về phế liệu nhựa.......................................................................7
1.1.2. Tác hại của phế liệu nhựa .........................................................................9
1.2. Nội dung và vai trò của cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa ..........11
1.2.1. Nội dung của cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa ..........................11
1.2.2. Vai trò của quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa .........................................13
1.3. Thách thức đối với ngành nhựa và hoạt động quản lý nhập khẩu phế
liệu nhựa tại Việt Nam ........................................................................................15
1.3.1. Thách thức đối với ngành nhựa tại Việt Nam .........................................15
1.3.2. Thách thức đối với hoạt động quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại
Việt Nam ...........................................................................................................17
1.4. Nội dung và vai trò của các nguyên tắc liên quan đến bảo vệ môi trƣờng
trong việc xây dựng cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa........................19
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................29
CHƢƠNG 2. NGUYÊN TẮC TRONG LUẬT THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA .....................30
2.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử ............................................................30
2.1.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ...............................................................30
2.1.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia.....................................................................32
2.1.3. Ngoại lệ chung về môi trường .................................................................34
2.2. Nguyên tắc tự do hoá thƣơng mại ..............................................................36

2.2.1. Giảm biện pháp thuế quan ......................................................................36
2.2.2. Xoá bỏ hàng rào phi thuế quan ...............................................................37
2.3. Nguyên tắc minh bạch .................................................................................46
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................49


CHƢƠNG 3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ NHẬP
KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI CÁC CAM
KẾT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................50
3.1. Quy định pháp luật Việt Nam về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa.......50
3.1.1. Biện pháp thuế quan................................................................................50
3.1.2. Biện pháp phi thuế quan .........................................................................51
3.1.3. Chế tài các hành vi vi phạm pháp luật....................................................59
3.2. Đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về quản lý nhập khẩu phế liệu
nhựa trong sự tƣơng quan với các cam kết quốc tế .........................................62
3.3. Một số giải pháp kiến nghị cho quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại
Việt Nam ..............................................................................................................68
3.3.1. Học tập kinh nghiệm về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại một số
quốc gia .............................................................................................................69
3.3.2. Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
...........................................................................................................................71
3.3.3. Đầu tư công đoạn thu gom, phân loại cho tái chế - Nâng cao trách
nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu ....................................................72
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nhựa trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Có thể nói, nó là
thành phần khơng thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. So với các
ngành cơng nghiệp lâu đời như cơ khí, điện tử, hố chất,... ngành nhựa Việt Nam có
tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tuy nhiên, lượng nguyên liệu nhựa nguyên
sinh không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển đó. Vì vậy, nhập khẩu phế liệu
nhựa từ nước ngồi để cung cấp nguồn nguyên liệu tái sinh bổ sung là lựa chọn hữu
hiệu tạm thời cho hoạt động sản xuất của nước ta.
Bên cạnh đó, dưới sức ép từ bối cảnh khủng hoảng rác thải nhựa trên thế giới,
Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu và tái chế rác thải lớn nhất thế giới đã ban hành
lệnh cấm với các loại phế liệu nhựa. Điều này đã gây ra sự bất ngờ cho các nước
xuất khẩu. Trước nhu cầu tìm kiếm thị trường mới, các quốc gia láng giếng Trung
Quốc như Việt Nam chính là nơi lí tưởng để xuất khẩu chất thải, phế liệu kém chất
lượng. Theo thống kê của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tính
đến cuối tháng 4/2020, cảng Cát Lái cịn tồn đọng đến hơn đến hơn 2.100 container
phế liệu (trên 90 ngày chưa thơng quan); trong số đó có tới hơn 1.100 container phế
liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, số phế liệu này chủ yếu là màng nhựa, bao bì
các loại chưa băm cắt, lẫn tạp chất; vỏ xe cũ, rác thải.
Từ thực tế trên, việc xây dựng và thực thi các cơng cụ kiểm sốt nhập khẩu phế
liệu nhựa là địi hỏi mang tính cấp thiết để ngăn chặn nhựa phế liệu ô nhiễm, không
thể tái chế xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất
lượng cho hoạt động sản xuất trong nước cũng như giảm thiểu tình trạng tồn đọng các
tác hại nguy hiểm của phế liệu đối với môi trường và cuộc sống của người dân.
Vấn đề đặt ra là, các rào cản môi trường mà Việt Nam sử dụng phải được đặt
trong mối tương quan với thương mại quốc tế. Sự tuân thủ các hiệp định thương
mại mà Việt Nam là thành viên, thông qua việc giảm thiểu mức độ nghiêm ngặt các
công cụ quản lý để phế liệu nhựa tự do lưu thông sẽ dễ khiến môi trường bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Song, nếu áp đặt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan ở
một mức độ cao, Việt Nam có thể đối mặt với nhiều sự phản đối và khiếu kiện từ
các đối tác thương mại. Nhất là theo xu hướng hiện nay, vô số các hiệp định thương

mại tự do thế hệ mới ra đời với các điều khoản cam kết mở cửa thị trường, phát
triển kinh tế ở mức độ sâu rộng hơn.


2
Thêm vào đó, phần lớn các nghiên cứu về cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu
nhựa của Việt Nam tập trung đơn lẻ ở các bài báo, tạp chí. Các bài viết chủ yếu nêu
thực trạng tồn đọng phế liệu trong nước mà chưa có sự đánh giá, so sánh với các
cam kết quốc tế hay đưa ra giải pháp cụ thể dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia.
Một số nghiên cứu về pháp luật nhập khẩu phế liệu nói chung được trình bày dưới
góc độ pháp luật mơi nhưng cũng chưa có sự cập nhật mới về cơ chế quản lý để phù
hợp với sự phát triển của các hiệp định thế hệ mới hiện nay.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa: Cam kết
quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý nhập khẩu phế liệu nói chung và phế liệu nhựa nói riêng là một vấn
đề cấp thiết được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm, nhất là trong hoạt động
thương mại quốc tế. Trong phạm vi hiểu biết của tác giả thì vấn đề quản lý nhập
khẩu phế liệu nhựa chưa được khai thác nhiều mà chủ yếu được nghiên cứu dưới
góc độ pháp luật nhà nước về nhập khẩu phế liệu nói chung. Trong đó, có thể liệt kê
những tác giả và cơng trình tiêu biểu sau đây:
- Nhóm các luận văn, luận án:
Lê Thị Thuỷ (2006), Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam,
luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên
cứu, đánh giá thực trạng nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 – 2006
và những tác động tới kinh tế, môi trường. Đối tượng nghiên cứu luận văn hướng
tới là nhóm phế liệu sắt thép, nhựa, giấy ở phạm vi pháp luật quốc gia. Cơng trình
này đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nhập khẩu phế liệu ở giai đoạn chuẩn bị
gia nhập WTO để làm nền tảng so sánh với sự phát triển hiện nay. Tuy nhiên, cần
nhìn nhận luận văn được nghiên cứu ở thời gian khá lâu, do đó tính cập nhật đã

khơng cịn phù hợp, nhất là khi hiện nay xuất hiện nhiều hiệp định thương mại thế
hệ mới với các yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế được đề cao hơn nữa.
Nguyễn Văn Phương (2007), Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu
phế liệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận án chủ yếu
tập trung phân tích, chỉ ra các quy định về nhập khẩu phế liệu nói chung dựa trên
pháp luật mơi trường. Có thể nói, cơng trình là sự đánh giá sâu rộng, nhận diện các
khuyết điểm của Luật Bảo vệ môi trường 2005; đồng thời đề xuất kiến nghị, giải
pháp hữu hiệu. Trên thực tế, các nghiên cứu này đã được ghi nhận và bổ sung trong


3
Luật Bảo vệ môi trường 2014. Tuy nhiên, luận án được viết vào năm 2007, tính tới
thời điểm hiện nay thì đã rất nhiều luật, nghị định hướng dẫn đã hết hiệu lực. Bên
cạnh đó, đối tượng nghiên cứu trong luận án là hoạt động nhập khẩu phế liệu theo
pháp luật môi trường, nên cơ chế, công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa khơng
được phân tích cụ thể và cũng chưa có so sánh với các hiệp định thương mại quốc tế.
Tống Thị Huyền Trang (2018), Pháp luật mơi trường về kiểm sốt phế liệu
nhập khẩu, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn này nghiên
cứu cách kiểm soát, quản lý phế liệu nói chung theo quy định của pháp luật mơi
trường. Nội dung nghiên cứu đã giúp tác giả có được thêm tư liệu tham khảo về
cách quản lý phế liệu nhựa theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, đồng thời chỉ ra các
bất cập trong việc thực hiện kiểm soát phế liệu nhập khẩu. Mặc dù vậy, đây cũng là
cơng trình nghiên cứu pháp luật quốc gia mà chưa có cái nhìn dưới khía cạnh pháp
luật thương mại quốc tế, nhất là khi phế liệu được xem là hàng hoá mua bán quốc
tế. Ở bình diện hẹp hơn, việc nhập khẩu phế liệu nhựa cũng chưa được đề cập.
- Nhóm các bài báo, báo cáo nghiên cứu, tạp chí khoa học:
Bùi Thị Phương Liên, Nguyễn Thanh Hải, Lê Hoàng Minh Nguyệt, Bế Thu
Trang (2020), Rào cản môi trường của Việt Nam trong quản lý hoạt động nhập khẩu,
đề tài khoa học cấp viện, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Đề tài khoa
học cấp viện nghiên cứu một cách đầy đủ các rào cản môi trường được sử dụng trong

quản lý nhập khẩu, từ các tác động cho đến các quy định của WTO và các hiệp định
về vấn đề này. Thơng qua đó, đề tài đưa ra thực trạng chung cho tình trạng rào cản
mơi trường tại Việt Nam và các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, nghiên cứu này có
đối tượng rất rộng, xoay quanh hoạt động nhập khẩu hàng hố nói chung. Trong khi
đó, phế liệu nhựa là một hàng hố nhập khẩu đặc thù, có những cam kết và điều kiện
nhập khẩu riêng biệt lại chưa được đề cập trong nội dung nghiên cứu này.
Trần Thị Thu Huyền (2019), “Cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong thực thi
các FTA thế hệ mới”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1. Bài viết tập trung vào cam kết về
thuế xuất nhập khẩu trong các FTA thế hệ mới. Nội dung bài báo cung cấp xu
hướng mà các FTA thế hệ mới hướng tới chính là sự cam kết sâu hơn nữa, giảm
thiểu tối đa biện pháp thuế quan đối với hàng hoá trong thương mại quốc tế. Tuy
nhiên, bài viết chỉ tập trung vào một mảng nhỏ của công cụ quản lý nhập khẩu là
biện pháp thuế quan chứ không làm rõ biện pháp phi thuế quan cũng là một phần
của cơng cụ kiểm sốt nhập khẩu


4
Phan Thị Hương Giang (2020), “Công ước Basel về xử lý, kiểm soát vận
chuyển qua biên giới chất thải nguy hại và kiến nghị cho Việt Nam”, Nhà nước và
Pháp luật, Số 10. Phế liệu nhựa không đủ điều kiện nhập khẩu được xem là một
loại chất thải phải tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Bài viết này tập trung phân tích
Cơng ước Basel quy định việc vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại, đề xuất
các kiến nghị cho Việt Nam trong việc quản lý chất thải. Bên cạnh đó, tác giả cịn
phân tích các cơ sở pháp lý cho việc cấm vận chuyển chất thải sang lãnh thổ quốc
gia khác. Mặc dù vậy, bài viết này chỉ tập trung vào một Công ước quốc tế là Basel
và nghiên cứu trên góc độ chất thải chứ chưa có sự liên hệ đến phế liệu nhựa.
- Nhóm các tài liệu nước ngoài:
Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio
(VTT), Ive Vanderreydt (VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), Plastics waste trade
and the environment, European Topic Centre Waste and Materials in a Green

Economy. Báo cáo này làm rõ hơn những động lực và thách thức trong thương mại
đối với nhựa thải và mối quan hệ hai chiều giữa việc mua bán nhựa thải và Chiến
lược Nhựa của EU. Ngoài ra, bài viết cịn phân tích khung pháp lý của EU về
thương mại đối với nhựa thải. Từ đó, báo cáo đề xuất các sáng kiến để hướng tới
việc buôn bán chất thải nhựa một cách bền vững. Có thể nói, báo cáo này cung cấp
những kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế quản lý phế
liệu nhựa, giải quyết một số vướng mắc trong phát triển thương mại bền vững.
Trần Thị Thùy Dương (2018), “La protection de l’environnement dans le cadre
du partenariat commercial entre l’Union européenne et le Vietnam – Impacts sur la
garantie de (certains) droits de l’homme au Vietnam”, colloque international Le
développement durable et les droits humains dans les accords de partenariat de
l’Union européenne avec les pays d’Asie-Pacifique, Université de Rennes II. Bài viết
đã đề cập tới vấn đề thách thức trong hài hồ hố giữa sự phát triển thương mại và
môi trường ở Việt Nam. Tác giả đánh giá các rủi ro mà Việt Nam có thể gặp phải
khi điều chỉnh việc nhập khẩu phế liệu nhằm bảo vệ mơi trường nhìn từ khía cạnh
quy định của WTO và CPTPP. Bên cạnh đó, tác giả phân tích các cơ sở pháp lý mà
Việt Nam có thể viện dẫn để điều chỉnh việc nhập khẩu phế liệu.
Astrid Fritz Carrapatoso (2008), “Environmental aspects in free trade
agreements in the Asia-Pacific region”, Asia Europe Journal, vol.6. Tác giả khẳng định
thương mại và môi trường là chủ đề quan trọng và cung cấp một cái nhìn tổng quan về


5
chương trình nghị sự thương mại và mơi trường trong bối cảnh tồn cầu, khu vực và
song phương. Trong đó, tác giả có nói đến luật của WTO, Hiệp định Thương mại Tự
do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương
(SEP), Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Singapore (USS FTA), Canada – Chile…
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đánh giá tính tương thích của pháp luật Việt Nam về quản lý nhập
khẩu phế liệu nhựa với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, từ đó nhận

diện được các nguy cơ mà quy định về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa của Việt
Nam có thể vi phạm, đồng thời phân tích cơ sở pháp lý quốc tế mà nước ta nên sử
dụng để biện minh. Song song đó, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật để
nâng cao chất lượng quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa, cũng như, đề xuất xây dựng
nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết vấn đề nguyên liệu phế liệu, góp phần bảo vệ mơi
trường Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan
trong cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa; các nguyên tắc trong thương mại
quốc tế liên quan đến quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phế liệu nhựa là đối tượng mua bán hàng hoá quốc tế nên hoạt động nhập
khẩu phế liệu nhựa chịu tác động mạnh mẽ từ các cam kết mở cửa thị trường, thúc
đẩy tự do hoá thương mại của WTO và EVFTA mà Việt Nam là thành viên. Bên
cạnh đó, dưới góc độ môi trường, nhập khẩu phế liệu nhựa là liên quan đến hoạt
động kiểm soát, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hại và việc tiêu huỷ
chúng của Cơng ước Basel.
Do đó, phạm vi nghiên cứu mà đề tài quan tâm chính là quy định pháp luật
Việt Nam; Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994; Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Cơng ước Basel về
kiểm sốt, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng có
nội dung liên quan đến quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá được sử dụng xuyên
suốt trong toàn bộ luận văn. Cụ thể là:


6
- Phương pháp phân tích
Tại chương 1, phương pháp phân tích làm rõ tác hại của phế liệu nhựa và tìm

ra những nguyên nhân, mâu thuẫn và các nguy cơ tiềm ẩn trong việc quản lý nhập
khẩu phế liệu nhựa. Ở chương 2 và 3, phương pháp phân tích giúp làm rõ các
nguyên tắc trong thương mại quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam về các biện
pháp trong quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá, bình luận
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 3, thông qua tổng hợp, so
sánh giữa pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế. Phương pháp đánh giá được
sử dụng để đưa ra kết luận về tính tương thích của pháp luật Việt Nam với cam kết
quốc tế. Ngoài ra, đề tài cịn sử dụng phương pháp bình luận để đưa ra ý kiến của
tác giả về các cơ sở pháp lý quốc tế mà Việt Nam có thể sử dụng cũng như các điều
kiện cần đáp ứng.
6. Ý nghĩa lý luận – thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận:
Đề tài đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về
quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa, nhất là trong việc xây dựng quy định “Trách
nhiệm mở rộng của doanh nghiệp” trong Luật Bảo vệ môi trường. Ngồi ra, nội
dung nghiên cứu của đề tài cịn là tài liệu tham khảo để các cơng trình khác nghiên
cứu về các biện quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa dưới góc độ pháp lý.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đưa ra các giải pháp giúp giải quyết những bất cập trong thực tiễn làm cho
quá trình áp dụng các trình tự, thủ tục hải quan về quản lý nhập khẩu được hiệu quả
hơn. Đồng thời, tác giả đưa ra các gợi ý kinh nghiệm trong pháp luật của một số quốc
gia để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Luận văn có bố cục gồm 03 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại Việt Nam
Chƣơng 2. Nguyên tắc trong luật thương mại quốc tế liên quan đến quản lý
nhập khẩu phế liệu nhựa
Chƣơng 3. Quy định pháp luật Việt Nam về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa
trong mối tương quan với các cam kết quốc tế và một số kiến nghị



7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU
PHẾ LIỆU NHỰA TẠI VIỆT NAM
1.1. Sơ lƣợc chung về phế liệu nhựa
1.1.1. Khái niệm về phế liệu nhựa
Đối với các ngành công nghiệp sản xuất, phế liệu, nhất là phế liệu nhựa được
xem là nguồn nguyên liệu chính yếu mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ
mơi trường. Song, khái niệm về phế liệu trong mối tương quan phân biệt với chất
thải ln là vấn đề cịn nhiều tranh luận bởi cách hiểu thông thường và thuật ngữ
pháp lý có sự khác biệt.
Có thể nói, việc phân biệt phế liệu và chất thải đóng vai trị rất quan trọng
trong thương mại quốc tế. Nó ảnh hưởng đến việc xây dựng và áp dụng các tiêu chí,
điều kiện nhập khẩu khác nhau cũng như trong việc xác định trách nhiệm pháp lý
khi thực hiện hành vi vi phạm. Đơn cử như Việt Nam, chính phủ cấm nhập khẩu
mọi loại chất thải dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ cho phép nhập khẩu phế liệu đủ
điều kiện quy định để phục vụ cho sản xuất.
Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa chất thải, tuy nhiên ở mỗi
khái niệm đều có những phân tích khác nhau về ngữ nghĩa, khai thác một số khía
cạnh chứ khơng phải một cách tồn diện. Ví dụ như:
Trong Từ điển Môi trường và Phát triển bền vững Anh – Việt và Việt – Anh
định nghĩa: “Chất thải là mọi chất rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh
ra nó khơng cịn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”1. Ở khía cạnh này,
người ta xét trên mục đích sử dụng của vật liệu. Khi một vật khơng cịn sử dụng
được nữa thì xem là chất thải. Tuy nhiên, điều này không thực sự hợp lý. Bởi lẽ, giá
trị sử dụng của một vật đối với mỗi đối tượng là khác nhau, có thể với người này là
khơng cịn sử dụng được nữa nhưng với người khác lại là vật cịn có thể tận dụng và
tạo ra lợi ích kinh tế.

Một cách định nghĩa khác về chất thải trong Từ điển Tiếng Việt của Viện
ngôn ngữ học là “Chất thải là rác và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”2. Đối với
cách hiểu này, chất thải được khái quát rất rộng trên tất cả các đồ vật bị bỏ đi. Song,
Đặng Mộng Lân, Lê Mạnh Chiến, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Quang Anh, Đặng Văn Sử (2001), Từ điển
Môi trường và Phát triển bền vững Anh – Việt và Việt Anh, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, tr.387.
2
Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr.144.
1


8
giá trị của nó đối với chủ sở hữu và xã hội lại có thể khác nhau. Cùng là một vật
nhưng người này bỏ đi thì xem là chất thải nhưng đối tượng khác khơng bỏ đi thì lại
khơng xem là chất thải. Việc này tạo ra sự không thống nhất trong quan điểm về
chất thải đối với một vật liệu cụ thể. Dưới góc độ pháp lý, pháp luật Việt Nam cho
rằng, chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác3. Tức là, chất thải là “chất” được “thải bỏ”.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, chúng ta vẫn có thể hiểu rằng
chất thải là các sản phẩm bị thải bỏ, khơng cịn có khả năng tận dụng vào bất kỳ một
hoạt động nào của con người.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, “Phế liệu là vật bỏ đi từ
những nguyên liệu đã qua chế biến”4. Theo cách hiểu này, phế liệu được hiểu là phế
phẩm từ nguyên liệu, tức là được mọi vật sau khi sử dụng, bị bỏ đi đều trở thành
phế liệu. Dưới góc độ này, phế liệu được xem là chất thải.
Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý, phế liệu được định nghĩa là vật liệu được thu
hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản
xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác5.
Điều này có nghĩa là, khơng phải loại chất thải nào cũng được xem là phế liệu. Bộ
Tài nguyên và Môi trường phân biệt phế liệu và chất thải ở chỗ, chỉ có những chất
thải nào được phân loại, lựa chọn, có thể tái sử dụng và dùng làm nguyên liệu cho

quá trình sản xuất thì mới được xem là phế liệu. Trong khi đó, Bộ tài chính lại xem
phế liệu là hàng hoá mua bán quốc tế, là ngun liệu sản xuất. Chính vì sự giao thoa
này, phế liệu trong đối tượng nghiên cứu của luận văn phải đáp ứng các quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường và được quản lý, giám sát kiểm tra thông qua các
thủ tục của cơ quan hải quan.
Như vậy, phế liệu nhựa được hiểu là vật liệu được thu hồi từ những sản phẩm
nhựa bị loại bỏ và được sử dụng làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất khác. Vì
bản chất là nhựa, phế liệu nhựa thừa hưởng tất cả các tính chất của một vật liệu
nhựa vốn có.
Thứ nhất, phế liệu nhựa có ưu điểm vượt trội hơn so với các nguyên liệu
truyền thống (kim loại, gỗ, thuỷ tinh, da…) như khả năng chống ăn mòn, chống thấm;
tính chất này khiến cho việc xử lý các phế liệu nhựa trở nên phức tạp, chi phí cao và
Khoản 12, Điều 3 Luật Bảo vệ mơi trường 2014.
Hồng Phê (2003), tlđd (2), tr.776.
5
Khoản 16, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
3
4


9
gây nguy cơ ơ nhiễm mơi trường từ chất khí độc hại sản sinh trong quá trình tiêu huỷ.
Song song đó, phế liệu nhựa dễ tạo hình và sản xuất; có khả năng tái sinh và tính đa
dạng lớn. Do đó, chúng được tận dụng làm nguyên liệu phục vụ trở lại cho các ngành
sản xuất, vừa mang lại lợi ích kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường trong sạch.
Thứ hai, phế liệu nhựa dùng làm nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc từ vật
liệu nhựa nhiệt dẻo. Lý do là vì, so với nhựa nhiệt rắn khơng có khả năng tái sinh,
nhựa nhiệt dẻo khi nung nóng đến một nhiệt độ nhất định sẽ dễ biến đổi hình dạng,
có đặc tính linh hoạt, khả năng tái sinh tốt và chi phí sản xuất rẻ hơn6. Phế liệu nhựa
trong danh mục được cho phép nhập khẩu của Việt Nam cũng là các phế liệu nhựa

nhiệt dẻo như PP, PE, PVC.
1.1.2. Tác hại của phế liệu nhựa
Mặc dù đóng vai trị quan trọng trong q trình xây dựng nền kinh tế tuần
hoàn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phế liệu nhựa nếu không được quản
lý đúng cách hoặc cho phép nhập khẩu tràn lan sẽ tạo ra những tác hại nghiêm trọng
đến môi trường và sức khoẻ con người, nhất là khi rác thải nhựa không đạt quy
chuẩn môi trường được trộn lẫn và xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia. Hiện nay,
Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia đều ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế
nhập khẩu phế liệu nhựa, ngun nhân chính là vì những tác hại tiềm tàng của nó.
Thứ nhất, phế liệu nhựa chứa các chất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức
khoẻ của con người
Phế liệu nhựa từ các sản phẩm hàng ngày chứa rất nhiều hợp chất hoá học gọi
chung là “chất gây rối loạn nội tiết” (Endocrine Disrupting Chemicals - EDC) như
chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS), phthalates, bisphenol A (BPA), các kim loại
độc hại như chì và cadmium7. Thực chất chúng được cố ý thêm vào nhựa để cải
thiện độ bền của chúng, tuy nhiên, sau đó chúng bị ném ra các bãi rác và phân huỷ
thành các hạt vi nhựa.
Sức khỏe con người có thể bị ảnh hưởng do ăn phải nhựa bằng cách tiêu thụ
thực phẩm bị nhiễm các hạt vi nhựa. Điều này rất có thể xảy ra thơng qua hải sản,
đặc biệt là động vật có vỏ, trai và hàu khi rác thải nhựa tràn lan khắp các đại dương.
Tạ Việt Phương (2019), Báo cáo ngành nhựa – Giải quyết bài tốn ngun liệu, duy trì đà tăng trưởng,
FPT Securities, tr.4 – 5.
7
Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio (VTT), Ive Vanderreydt
(VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), Plastics waste trade and the environment, European Topic Centre
Waste and Materials in a Green Economy, pp.25 – 26.
6


10

Theo một Báo cáo của Mạng lưới loại bỏ Chất gây ô nhiễm quốc tế
(International Pollutants Elimination Network – IPEN) về các hợp chất EDC trong
cơ thể người, các nhà khoa học cho biết EDC gây ra nồng độ phơi nhiễm cao hơn và
chúng có thể dẫn đến tỷ lệ vô sinh cao, tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển
hóa như tiểu đường và thậm chí một số bệnh ung thư trong dân số8. Tác giả nghiên
cứu Pauliina Damdimopoulou đến từ Viện Karolinska, Thụy Điển cho biết: “Phơi
nhiễm hóa chất gây rối loạn nội tiết khơng chỉ là một vấn đề tồn cầu ngày nay mà
cịn gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các thế hệ tương lai. Khi một phụ nữ mang
thai bị phơi nhiễm, EDC có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con cơ ấy và những
đứa cháu sau này. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy EDC có thể gây ra các
biến đổi DNA để lại hậu quả qua nhiều thế hệ”.
Rõ ràng, nhựa là nguyên liệu cấu thành các vật dụng thiết yếu trong cuộc
sống của con người và chúng ta chịu ảnh hưởng từ những chất nguy hại chứa trong
nó thơng q trình sử dụng. Tuy nhiên, đến khi bị loại thải, phế liệu nhựa vẫn tiếp
tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người một cách vơ hình mỗi ngày do
sự có mặt của chúng rải rác khắp nơi nếu khơng có sự quản lý chặt chẽ.
Thứ hai, phế liệu nhựa gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí
Với đặc tính bền vững, nhựa mất hàng trăm năm để có thể phân huỷ hồn
tồn. Điều này gây ra sự ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, phá huỷ sự đa
dạng sinh học và hệ sinh thái.
Thay vì tái chế tốn rất nhiều chi phí, hầu hết các phế liệu nhựa được xử lý
bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Việc chôn lấp phế liệu dẫn đến suy thoái đất đai. Hơn
nữa, các hạt nhựa lắng xuống cây trồng hoặc được hấp thụ vào đất gây ra nguy cơ ơ
nhiễm hệ thống thực phẩm cao.
Ngồi ra, phế thải nhựa khi đốt sẽ giải phóng dioxide và carbon đen là những
khí gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Thực tế, việc đốt các loại rác thải nhựa mà
khơng có sự hỗ trợ của bất kỳ công nghệ xử lý khí thải nào thường được phổ biến
khắp nơi. Chúng thường được xem là rác thải nhựa trong sinh hoạt và được đốt mở
ngay tại các bãi rác hoặc thậm chí là sân sau của các hộ gia đình. Với hệ thống quản
lý, xử lý rác thải nhựa cịn thơ sơ, chưa được đầu tư đúng mức, tình trạng ơ nhiễm

Thanh Long, “Nhựa chứa 144 hợp chất làm rối loạn hormone và chúng sẽ gây hại cho nhiều thế hệ”,
/>9140414529.chn, truy cập 25/6/2021.
8


11
khơng khí gây ra nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ở các nước đang phát triển
rất cao, nguyên nhân chính là bởi thực tế vừa nêu trên.
Thơng qua việc được vận chuyển bằng đường thuỷ để mua bán trao đổi, phế
liệu nhựa nguy hại cũng gây ra ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến
đại dương và phá huỷ sự đa dạng sinh học biển. Có thể nói, ơ nhiễm nhựa là mối đe
dọa quan trọng thứ hai đối với tương lai của các rạn san hơ sau biến đổi khí hậu.
Nồng độ cao của vật liệu nhựa, túi nhựa đã được chỉ ra là nguyên nhân chặn các lối
thở và dạ dày của hàng trăm loài khác nhau. Túi nhựa trong đại dương giống như
sứa và thường được nhầm lẫn là thức ăn của rùa và cá heo. Người ta ước tính có ít
nhất một nghìn con rùa biển chết mỗi năm do vướng vào rác thải nhựa9.
Thứ ba, phế liệu nhựa tạo ra nơi sinh sống và hoạt động cho các loại vi
khuẩn gây hại
Vì đã qua sử dụng và thải bỏ, lại không được xử lý khoa học, phế liệu nhựa
gây ra sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở những nơi nó tồn tại. Trước sự ơ
nhiễm đó, chúng có thể được xem là mơi trường sống và hoạt động lí tưởng cho các
loại vi khuẩn gây hại. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore đã tìm
thấy hơn 400 loại vi khuẩn trên 275 mảnh vi nhựa được thu thập từ các bãi biển. Vi
khuẩn bao gồm những vi khuẩn liên quan đến tẩy trắng san hô (Photobacterium
rosenbergii) và những vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương (Vibrio) hoặc viêm dạ
dày ruột ở người (Arcobacter)10.
Đây là những vi khuẩn nguy hiểm, có ành hưởng lớn đến mơi trường và sức
khoẻ của con người. Và theo đánh giá, nếu khơng có các biện pháp giảm thiểu rác
thải nhựa, nhựa phế liệu nguy hại thì chúng có thể khơng ngừng gia tăng và khó có
thể bị tiêu diệt hồn tồn.

1.2. Nội dung và vai trò của cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa
1.2.1. Nội dung của cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa
Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa được hiểu là việc quốc gia sử dụng các
cơng cụ, biện pháp, chính sách cần thiết để kiểm sốt hoạt động nhập khẩu phế liệu
nhựa. Mục đích chính của việc kiểm sốt này là nhằm hạn chế các tác hại của phế
liệu nhựa, bảo vệ môi trường và cuộc sống của con người. Phế liệu nhập khẩu vào
Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio (VTT), Ive Vanderreydt
(VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), tlđd (7), pp.25 – 26.
10
Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio (VTT), Ive Vanderreydt
(VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), tlđd (7), pp.25 – 26.
9


12
lãnh thổ phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về trình tự thủ tục hải
quan và chỉ được sử dụng cho hoạt động sản xuất.
Các rào cản môi trường do quản lý nhập khẩu tạo ra hướng đến đảm bảo
nguồn nguyên liệu chất lượng, tránh sự tràn vào ồ ạt của các rác thải từ nước ngồi,
bảo vệ mơi trường nhưng vẫn thúc đẩy được sự phát triển ngành công nghiệp nhựa.
Nội dung các biện pháp được hầu hết các quốc gia sử dụng làm rào cản môi trường
bao gồm biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan.
Thuế quan/ thuế hải quan (Custom duty/tariff) là khái niệm rất phổ biến trong
thương mại quốc tế, là công cụ hữu hiệu mà nhà nước dùng để quản lý nền kinh tế
quốc gia thông qua việc thu một khoản phí đánh vào hàng hố khi đi qua cửa khẩu
vào lãnh thổ nước mình. Khoản thuế này có thể giúp nhà nước bảo hộ các ngành
sản xuất non trẻ trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu. Điều này
dựa trên quy luật giá cả, khi thuế sản phẩm nhập khẩu cao hơn so với trong nước,
hiển nhiên giá của sản phẩm nhập cũng sẽ cao hơn với giá hàng nội địa, làm ảnh
hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng. Nhà nước có thể điều tiết thị trường phù

hợp với chính sách phát triển kinh tế của quốc gia thông qua việc áp dụng mức thuế
khác nhau nhằm khuyến khích hoặc hạn chế quy mơ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó,
vì là tiền phí đến từ các mặt hàng nhập khẩu, thuế quan trở thành nguồn thu quan
trọng cho ngân sách nhà nước. Một mục đích khác nữa mà biện pháp thuế quan
hướng tới là điều tiết hoạt động nhập khẩu nhằm phục vụ những mục tiêu phi kinh
tế của quốc gia như bảo vệ môi trường.
Trái với biện pháp thuế quan, biện pháp phi thuế quan gồm các quy định về
điều kiện thủ tục hải quan, quy chuẩn kỹ thuật và một số nội dung khác làm điều
kiện chuẩn mực sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng nếu muốn được phép nhập khẩu.
Đây có thể là những biện pháp mơi trường có ảnh hưởng đến thương mại, được ban
hành theo ý chí của quốc gia. Ở một chừng mực nhất định, cần thiết và hợp lý, biện
pháp phi thuế quan vẫn được các quốc gia chấp nhận như một “chiếc lưới” sàng lọc
sản phẩm nhập khẩu chất lượng, bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ con người11.
Tuy nhiên, khi các biện pháp phi thuế này được các quốc gia sử dụng vượt quá
khung quy định của WTO và các Hiệp định thương mại cản trở hàng hố nhập khẩu
lưu thơng tự do thì nó trở thành các “hàng rào phi thuế quan”. Đây chính là đối
tượng mà các cam kết thương mại quốc tế hướng đến sự xoá bỏ.
11

Xem Điều XI, XX GATT, Hiệp định TBT, Chương 5 EVFTA.


13
Chung quy lại, để có thể quản lý một cách có hiệu quả hoạt động nhập khẩu
phế liệu nhựa, chính phủ cần phối hợp, áp dụng đồng bộ để các biện pháp có thể hỗ
trợ lẫn nhau, nhất là khi biện pháp thuế quan khơng thực sự có thể cản trở được
nguồn phế liệu nhựa độc hại. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng nội dung các
biện pháp, các quốc gia đều cần cân nhắc đến nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng
quyết định có thể kể đến như nhu cầu nhập khẩu phế liệu nhựa của quốc gia; thực
trạng chất lượng môi trường và các cam kết quốc tế có liên quan. Điều này giúp cho

cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa của quốc gia trở nên hài hoà, hợp lý hơn,
giải quyết được bài tốn khó về sự cân bằng giữa thương mại và mơi trường.
1.2.2. Vai trị của quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa
Mặc dù chứa một số chất hoá học độc hại, phế liệu nhựa vẫn là hàng hoá
được kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Nguyên nhân là vì việc mua bán phế liệu
nhựa không chỉ giảm bớt gánh nặng xử lý rác thải vốn đang quá tải tại các quốc gia
phát triển mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt cho hoạt động sản xuất
tại các quốc gia đang phát triển. Do đó, chính sách quản lý nhập khẩu phế liệu là
một yếu tố không thể thiếu, giữ vai trò quan trọng để điều tiết hoạt động giao
thương này.
Đầu tiên, các biện pháp thực hiện quản lý nhập khẩu được xem như những
“hàng rào xanh” sàng lọc các phế liệu nhựa đạt quy chuẩn, ngăn chặn sự trà trộn của
các rác thải, tạp chất gây hại. Cơ chế quản lý nhập khẩu này được phối hợp thực
hiện, kiểm soát giữa cơ quan hải quan, Bộ/Sở Tài nguyên – Môi trường và các tổ
chức giám định. Bộ Tài nguyên – Môi trường xem phế liệu nhựa là tác nhân có thể
dẫn đến sự suy thối mơi trường nên cần được kiểm sốt chặt chẽ. Do đó, phế liệu
nhựa được nhập khẩu trước hết phải đảm bảo các điều kiện mà Bộ Tài nguyên –
Môi trường quy định như đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh
mục được cho phép nhập khẩu. Trong khi đó, cơ quan hải quan trực thuộc Bộ Tài
chính sẽ kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của thủ tục cũng như đối chiếu, giám sát
hàng hoá và các tổ chức giám định riêng biệt làm nhiệm vụ đánh giá sự phù hợp các
quy chuẩn của phế liệu. Có thể nói, thông qua các lớp “rào chắn”, các phế liệu nhựa
đạt u cầu khơng chỉ ít gây tác hại mà cịn tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng
phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất và tái chế.
Hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa cịn được Bộ Cơng thương quản lý dưới
góc độ là hàng hố thương mại thơng qua các chính sách nhập khẩu. Theo đó, hoạt


14
động nhập khẩu phế liệu được yêu cầu phải phù hợp với nhu cầu nguyên liệu, phế

liệu thực tế cần thiết cho hoạt động sản xuất. Tuỳ vào tình hình thực tế, Bộ Cơng
thương có thể phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan áp dụng biện pháp tạm
ngừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa là phế liệu
vào lãnh thổ Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế và cơng bố danh mục hàng hóa
cấm nhập khẩu12. Như vậy, cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa thơng qua các
chính sách của Bộ đóng vai trị quan trọng trong việc phân phối, điều tiết kịp thời
hoạt động nhập khẩu phế liệu, hạn chế nguy cơ phế liệu nhựa được nhập khẩu ồ ạt,
gây dư thừa, tồn đọng. Chính điều này đã giúp chính phủ thực hiện được mục tiêu
bảo vệ mơi trường và sức khoẻ người dân của mình.
Ngồi ra, các biện pháp chế tài hỗ trợ cho công cụ quản lý giúp nâng cao
trách nhiệm của các nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nội địa và ngăn chặn tình trạng
bn lậu, tuồn thải rác nhựa vào lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, bn lậu phế liệu
nhựa mang lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các tổ chức tội phạm13. Rất nhiều
trường hợp các doanh nghiệp lợi dung kẽ hở của hệ thống pháp luật để vận chuyển
phế liệu cấm vào Việt Nam. Do đó, bên cạnh việc kiểm sốt phế liệu nhựa nhập
khẩu, chính phủ cịn chú trọng xây dựng các hình phạt nghiêm khắc dành cho
những hành vi vi phạm hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa trái phép tạo ra sự trừng
phạt cũng như hiệu quả răn đe cao. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trở nên thận trọng và
chấp hành tốt hơn các quy định về quản lý nhập khẩu phế liệu, giảm tỷ lệ buôn bán
lậu phế liệu nhựa.
Tuy nhiên, công cụ quản lý nhập khẩu cịn có thể được các quốc gia sử dụng
như là các rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Rõ ràng, các chính
sách thuế quan, cấm hoặc hạn chế nhập khẩu… đều có thể làm cho phế liệu nhựa
khó có thể tự do giao thương, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tất cả các
nước đối tác. Đối với những quốc gia có ngành sản xuất non trẻ thì “hàng rào” quản
lý biện minh bằng sự cần thiết bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người rất có thể
được áp dụng, nhưng mục đích chính lại là tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá
nhập khẩu và hàng hoá nội địa, từ đó giúp sản phẩm trong nước có được lợi thế hơn
trên thị trường.
Điểm c, g, Khoản 3 Chỉ thị 27/CT – TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Một số giải pháp

cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất.
13
Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio (VTT), Ive Vanderreydt
(VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), tlđd (7), p.15.
12


15
1.3. Thách thức đối với ngành nhựa và hoạt động quản lý nhập khẩu phế
liệu nhựa tại Việt Nam
1.3.1. Thách thức đối với ngành nhựa tại Việt Nam
Ngày nay, nhựa với những đặc tính ưu việt, có khả năng ứng dụng đa dạng đã
trở thành một vật liệu thiết yếu trong cuộc sống của con người. So với các ngành
công nghiệp lâu đời như cơ khí, hố chất, dệt may, ngành cơng nghiệp nhựa tại Việt
Nam cịn khá non trẻ nhưng lại có sức phát triển vượt bậc. Với doanh thu 15,6 tỷ
USD vào năm 201814, ngành nhựa đứng thứ hai cả nước về mức độ tăng trưởng.
Ngành nhựa Việt Nam được biết đến bao gồm hai phân khúc chính là thượng
nguồn (upstream) và hạ nguồn (downstream). Thượng nguồn của ngành nhựa bao
gồm các doanh nghiệp lọc hoá dầu, hoá chất thực hiện nhiệm vụ chính là cung cấp
các loạt hạt nhựa nguyên liệu từ nguyên liệu hoá thạch, nguyên liệu tái sinh từ phế
liệu cho hạ nguồn. Các nhà sản xuất ở hạ nguồn sẽ biến đổi các loại hạt này thành
sản phẩm nhựa như nhựa bao bì, nhựa xây dựng, nhựa dân dụng và nhựa kỹ thuật.
Mặc dù năng động và có tiềm năng lớn, thượng nguồn ngành nhựa Việt Nam
vẫn chưa thực sự đáp ứng được quy mô và nhu cầu của hạ nguồn cả về số lượng lẫn
cơ cấu đa dạng. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng số doanh nghiệp nhập
khẩu và trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên cả nước tính tới
năm 2018 là 153 doanh nghiệp15. Hằng năm, Việt Nam sử dụng đến 30 loại nguyên
liệu nhựa khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu16. Trong đó, PE là nguyên
liệu phổ biến nhất trên thế giới, dùng cho các sản phẩm bao bì mà nước ta chưa có

khả năng sản xuất. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn lớn bởi lẽ Việt Nam đứng thứ 4
trong 20 quốc gia quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với khoảng
0,28 – 0,73 triệu tấn năm17 nhưng lại không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu
vào mà phụ thuộc phần lớn vào thị trường nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu nhựa
tái sinh từ phế liệu.
Mâu thuẫn giữa sự thừa rác thải nhựa và sự thiếu hụt nguyên liệu nhựa xuất
phát từ ba nguyên nhân sau:
Hiệp hội Nhựa Việt Nam, “Tổng quan ngành nhựa Việt Nam”, />truy cập 28/4/2021
15
Đồng Xuân Thụ, “Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài”, .
vn/index.php/vi/news/Moi-truong/Bao-ve-moi-truong-trong-nhap-khau-phe-lieu-tu-nuoc-ngoai-6426/, truy cập
06/6/2021.
16
Tạ Việt Phương (2019), tlđd (6), tr.28.
17
Lê Tâm, “Việt Nam đứng thứ 4 trong 20 quốc gia thải nhiều rác nhựa”, truy cập 2/5/2021.
14


16
Thứ nhất, thượng nguồn ngành nhựa không đáp ứng đủ năng lực về vốn, cơ
sở vật chất, hạ tầng để tạo ra hạt nguyên liệu nguyên sinh. Có thể nói, vốn là yếu tố
quyết định sự vận hành của cơ sở sản xuất cũng như thể hiện khả năng mở rộng quy
mơ hạ tầng cơ sở. Trong khi đó, các dự án hoá dầu của thượng nguồn cần nguồn
vốn khổng lồ, không chỉ là vốn đầu tư ban đầu mà cịn cả vốn lưu động trong q
trình vận hành các nhà máy sản xuất. Hiện nay, các nhà máy hoá dầu đang hoạt
động chủ yếu tập trung ở phía Nam như Vũng Tàu, Đồng Nai, chỉ có một nhà máy
BSR ở khu vực miền Trung và một nhà máy Nghi Sơn ở miền Bắc. Mặc dù chính
phủ nỗ lực kêu gọi các dự án đầu tư nhà máy sản xuất nguyên liệu, song quá trình
xây dựng, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại đều cần có thời

gian hồn thiện và thích ứng nhất định. Do đó, khả năng đáp ứng nhanh chóng và
kịp thời nhu cầu phát triển của hạ nguồn ngành nhựa là điều vơ cùng khó khăn.
Thứ hai, đối với ngun liệu nhựa tái sinh từ phế liệu để bù đắp cho nguyên
liệu nguyên sinh cũng chưa có sự đầu tư phù hợp, nhất là đối với việc xử lý và tái
chế sau thu gom. Phần lớn rác thải nhựa tại Việt Nam được xử lý bằng phương pháp
thiêu huỷ hoặc chôn lấp gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường và chỉ khoảng
1% là được tái chế bằng cơng nghệ hố học hiện đại18. Quá trình thu gom, phân loại
cho tái chế phế liệu nhựa cịn thơ sơ, chủ yếu là ở các cơ sở nhỏ lẻ, chưa được đầu
tư đúng mức cho công nghệ xử lý phân loại và rửa. Điều này dẫn đến việc thất thoát
nguồn lợi lớn từ việc sử dụng hydrocacbon có trong nhựa phế thải để bổ sung nguồn
nguyên liệu cho các nhà máy hoá chất, lọc dầu.
Thứ ba, các doanh nghiệp nhập khẩu thường có xu hướng chuộng phế liệu
từ nước ngoài hơn phế liệu nội địa19. Đây là thực tế phản ảnh năng lực tái chế
trong nước chưa thực sự được phát huy. Tại Việt Nam, rác thải nhựa chủ yếu được
tái chế cơ học, tức là cắt hoặc băm nhỏ từ các nguồn thu gom nhỏ lẻ. Chính vì vậy,
nguồn phế liệu nhựa khơng đạt được số lượng và chất lượng như mong đợi của
các doanh nghiệp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi ích kinh tế của cơ sở sản xuất. Có
thể nói, phế liệu nhựa của Việt Nam mất nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường
xuất khẩu thế giới20.
Thomas Degnan, Subhash L. Shine (2019), “Waste-plastic processing provides global challenges and
opportunities”, MRS Bulletin, 44(6), pp.436 - 437.
19
Xuân Long, Trần Vũ Nghi, Lê Thanh, “Siết chặt nhập nguồn phế thải nhựa vô tội vạ”, https://tuoitre.
vn/siet-chat-nhap-nguon-phe-thai-nhua-vo-toi-va-20190403074535505.htm, truy cập 2/5/2021.
20
Xuân Long, Trần Vũ Nghi, Lê Thanh, “Siết chặt nhập nguồn phế thải nhựa vô tội vạ”, https://tuoitre.
vn/siet-chat-nhap-nguon-phe-thai-nhua-vo-toi-va-20190403074535505.htm, truy cập 2/5/2021.
18



17
Theo số liệu ước tính sơ bộ của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), với tốc độ
tăng trưởng luỹ kế hằng năm đạt 10% đến năm 2023, ngành nhựa cần khoảng 10
triệu tấn nhựa phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu, trong đó sản lượng hạt
nhựa trong nước chỉ đáp ứng được 7,4 triệu tấn (26%), số cịn lại đều phải nhập
khẩu từ nước ngồi21. Để giải quyết sự thiếu hụt hạt nguyên liệu này, nhập khẩu phế
liệu nhựa là một giải pháp hữu hiệu được nước ta sử dụng. Hiện nay, Hàn Quốc,
Trung Quốc là hai thị trường cung cấp nguyên liệu nhựa lớn nhất cho Việt Nam, lần
lượt chiếm 18,8% và 16,4% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa của cả
nước. Singapore, Malaysia và Nhật Bản đóng góp 12%22.
Việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngồi tuy giải quyết được bài tốn về
nguồn ngun liệu cho sản xuất nhưng với mức thuế nhập khẩu khá thấp cùng cơ
chế quản lý còn non trẻ, Việt Nam đứng trước nguy cơ phải cân bằng giữa phát triển
kinh tế và vấn đề gìn giữ mơi trường khi phế liệu bẩn tràn vào lãnh thổ, ảnh hưởng
tới sức khoẻ cộng đồng và môi trường tự nhiên.
1.3.2. Thách thức đối với hoạt động quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại
Việt Nam
Kiểm soát phế liệu nhựa nhập khẩu từ thị trường quốc tế luôn là vấn đề gây
nhiều tranh cãi đối với các quốc gia do sự phức tạp về chủng loại cũng như khả
năng phân biệt chúng với chất thải thông thường.
Đối với ngành nhựa Việt Nam, nhập khẩu là lựa chọn hàng đầu để bổ sung
nguyên liệu cho nhu cầu phát triển của hạ nguồn. Tuy nhiên, điều này có thể là mầm
mống của việc lách luật, mua bán rác thải trái pháp luật nhằm lấy lợi nhuận, lợi
dụng sơ hở để tuồn rác thải tiêu thụ cho các cơng ty nước ngồi. Trước thực trạng
đó, Việt Nam cần thiết phải có cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa nhằm hạn
chế tối đa các rủi ro về mặt môi trường, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu phát
triển kinh tế và phát triển bền vững. Để được thông quan vào lãnh thổ Việt Nam,
phế liệu nhựa phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về trình tự thủ tục
hải quan và chỉ được sử dụng cho hoạt động sản xuất23.
Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Việt Nam vẫn đứng trước nhiều nguy

cơ vi phạm các cam kết quốc tế. Cần nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng nhất mà các
“Hướng đi cho ngành nhựa tái chế”, truy cập 27/2/2021.
22
“Thị trường nhập khẩu nguyên liệu nhựa 2 tháng đầu năm 2021”, />-nhap-khau-nguyen-lieu-nhua-2-thang-dau-nam-2021-740522.html truy cập 2/3/2021.
23
Khoản 3 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
21


18
hiệp định hướng đến chính là thúc đẩy các thành viên mở cửa thị trường, xoá bỏ
hoặc giảm thiểu thuế quan, xoá bỏ các rào cản phi thuế. Trong bối cảnh đó, để phát
triển kinh tế đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, Việt Nam gia nhập vào Tổ
chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation, WTO) và tham gia ký kết
rất nhiều các hiệp định thương mại khu vực. Theo đó, các đối tác thương mại quan
trọng của ngành nhựa Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, EU24,…
đều được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp, có xu hướng giảm về 0% trong tương
lai. Như vậy, biện pháp thuế quan dường như không thể phát huy vốn có của nó.
Thêm vào đó, các biện pháp phi thuế quan nhằm quản lý nhập khẩu được ban hành
còn bị ràng buộc bởi các quy định của môi trường quốc tế, phải đảm bảo được tính
“hợp lý”, “cần thiết” mà việc chứng minh những khái niệm này vơ cùng khó khăn25.
Có thể thấy, chính phủ Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn
để dung hịa giữa nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế và trách nhiệm bảo vệ mơi
trường trong q trình mở cửa thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng
chất thải tồn cầu.
Theo Báo cáo của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc (United Nations
Environment Programme, UNEP), mỗi năm có khoảng 13 triệu tấn rác thải nhựa
đổ ra biển. Thay vì nỗ lực ứng phó, giảm thiểu lượng rác thải ngày một tăng, các
nước phát triển trên thế giới có xu hướng tìm nơi xử lý rác thải cho mình. Trước
tình hình đó, Trung Quốc vốn được xem là nhà nhập khẩu rác thải lớn nhất thế

giới, nơi tái chế rác thải nhựa của toàn cầu lại ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối
với hầu hết rác thải nhựa vào năm 2017. Chính sách này đã khiến Mỹ, Anh, Liên
minh Châu Âu và Nhật là các nhà xuất khẩu rác lớn nhất vào Trung Quốc đều
ngay lập tức rơi vào khủng hoảng trong việc tìm đầu ra cho phế liệu. Thậm chí
theo một nghiên cứu gần đây, ước tính sẽ có tới 111 triệu tấn rác thải nhựa tồn dư
vào năm 2030, chỉ riêng nước Mỹ đã có 37 triệu tấn rác nhựa cần phải xử lý 26.
Các nước lân cận Trung Quốc như Malaysia, Việt Nam, Indonesia là một trong
những lựa chọn lý tưởng. Tính đến cuối tháng 4/2020, thống kê sơ bộ tại một số
Xem Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam
– Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
25
Trần Thị Thùy Dương (2018), “La protection de l’environnement dans le cadre du partenariat commercial
entre l’Union européenne et le Vietnam – Impacts sur la garantie de (certains) droits de l’homme au
Vietnam”, colloque international Le développement durable et les droits humains dans les accords de
partenariat de l’Union européenne avec les pays d’Asie-Pacifique, Université de Rennes II, p.7.
26
Nguyễn Bình Minh, “Trung Quốc cấm cửa, phế liệu đổ về Đông Nam Á”, truy cập 25/6/2021.
24


19
cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh tồn đọng hơn 2.000 container phế liệu (hơn 90
ngày chưa thông quan), trong đó có khoảng 70% là rác phế liệu chủ yếu nhập khẩu
qua cảng Cát Lái27. Việc ồ ạt tràn vào của phế liệu trong khi sự phát triển công
nghệ tái chế, chính sách của chính phủ các quốc gia chưa thực sự tương đồng sẽ
dẫn đến hậu quả tiêu cực cho môi trường.
Ngay lập tức, các quốc gia Đông Nam Á lần lượt ban hành các lệnh cấm, hạn
chế thương mại với phế liệu nhựa. Cụ thể như: “Thái Lan ban hành lệnh cấm vĩnh
viễn đối với việc nhập khẩu rác thải nhựa vào năm 2021 khi giấy phép nhập khẩu
hết hạn; Malaysia thu hồi giấy phép nhập khẩu rác thải nhựa được phê duyệt của

114 nhà máy xử lý rác thải hay Ấn Độ đã cấm nhập khẩu chất thải rắn bằng cách
sửa đổi Quy tắc chất thải nguy hại”28. Việt Nam cũng ban hành các biện pháp hạn
chế thương mại để làm giảm việc nhập khẩu ồ ạt chất thải. Tuy nhiên, việc ban hành
các rào cản thương mại khơng phải là cách thức có thể sử dụng tuỳ tiện. Bởi, nó có
thể dẫn đến vi phạm các cam kết mà Việt Nam đã ký kết, rơi vào các rủi ro tranh
chấp, khiếu kiện thương mại.
Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa là một biện pháp thiết yếu để đảm bảo chất
lượng nguồn nguyên liệu nhựa phục vụ sự phát triển công nghiệp, vừa là công cụ để
bảo vệ môi trường và mục tiêu phát triển bển vững của quốc gia. Tuy nhiên, cần
nhìn nhận sự tiến thối lưỡng nan của chính phủ trước những nguy cơ của các biện
pháp này trong sự ràng buộc của của các cam kết quốc tế nhưng lại phải chống lại
sự bùng nổ của phế liệu nhựa trên toàn thế giới.
1.4. Nội dung và vai trò của các nguyên tắc liên quan đến bảo vệ môi
trƣờng trong việc xây dựng cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa
Phế liệu nhựa là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp tái chế, đóng
góp rất lớn cho sự phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong tương lai. Tuy nhiên, xu
thế nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài trong khi các rào cản thương mại còn
lỏng lẻo khiến nhiều rác thải độc hại có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, ảnh
hưởng đến mơi trường sống của cộng đồng.
Trước tình hình đó, phân tích các nguyên tắc, hệ thống tư tưởng của pháp luật
trong việc bảo vệ môi trường là một việc làm thiết yếu. Bởi lẽ mục đích quan trọng
Anh Tuấn, “Buộc tái xuất hơn 1.000 container phế liệu nguy cơ ô nhiễm môi trường”, https://nhandan.
vn/vi-moi-truong-xanh/buoc-tai-xuat-hon-1-000-container-phe-lieu-nguy-co-o-nhiem-moi-truong-617511/,
truy cập 25/6/2021.
28
Alessio D’Amato (SEEDS), Susanna Paleari (IRcRES-CNR), Maija Pohjakallio (VTT), Ive Vanderreydt
(VITO), Roberto Zoboli (SEEDS) (2019), tlđd (7), p.34.
27



×