BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN QUỚI
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƢỚI MỨC THẤP NHẤT
CỦA KHUNG HÌNH PHẠT ĐƢỢC ÁP DỤNG
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƢỚI MỨC THẤP NHẤT
CỦA KHUNG HÌNH PHẠT ĐƢỢC ÁP DỤNG
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tƣờng Vy
Học viên: Trần Văn Quới
Lớp: Cao học Luật, An Giang – Khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng theo Luật hình sự Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu khoa học do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Lê Tƣờng Vy. Các nội dung, thơng tin được trình bày trong luận văn là
chính xác và trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng
năm 2021
Tác giả
Trần Văn Quới
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
CTKGG
HĐTP
HSPT :
HSST
TAND
TANDTC
TNHS
TP
VKSND
: Bộ Luật Hình sự
: Cải tạo khơng giam giữ
: Hội đồng Thẩm phán
Hình sự phúc thẩm
: Hình sự sơ thẩm
: Tịa án nhân dân
: Tịa án nhân dân tối cao
: Trách nhiệm hình sự
: Thành phố
: Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƢỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA
KHUNG HÌNH PHẠT ĐƢỢC ÁP DỤNG THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2
ĐIỀU 54 BLHS NĂM 2015.......................................................................................6
1.1. Quy định của pháp luật về quyết định hình phạt dƣới mức thấp nhất
của khung hình phạt đƣợc áp dụng theo khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 ..6
1.2. Thực trạng áp dụng quy định quyết định hình phạt dƣới mức thấp nhất
của khung hình phạt theo khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 ..........................8
1.2.1. Điều kiện để người phạm tội được áp dụng quy định tại khoản 2 Điều
54 BLHS ........................................................................................................................ 8
1.2.2. Giới hạn quyết định hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS ....
...................................................................................................................................... 17
1.3. Kiến nghị hồn thiện quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015
..............................................................................................................................21
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................24
CHƯƠNG 2. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƯỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA
KHUNG HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 3
ĐIỀU 54 BLHS NĂM 2015 ....................................................................................25
2.1. Quy định của pháp luật về quyết định hình phạt dƣới mức thấp nhất
của khung hình phạt đƣợc áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 ....
..............................................................................................................................25
2.2. Thực trạng áp dụng quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 ....27
2.3. Kiến nghị hồn thiện quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015
..............................................................................................................................39
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................43
KẾT LUẬN ..............................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xây dựng chế tài của các tội phạm cụ thể trong Phần Các tội phạm, nhà
làm luật đã dự liệu một khung hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thực hiện. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ hoặc là người phạm tội lần
đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể, nếu
Tịa án tuyên cho họ một hình phạt ở mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều
luật đã quy định thì hình phạt đó vẫn cịn q nghiêm khắc, khơng tương xứng với
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện.
Trong trường hợp này, Điều 54 BLHS năm 2015 cho phép Tịa án được quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng. Quyết định hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng quy định tại Điều 54
BLHS là một trong các trường hợp quyết định hình phạt giảm nhẹ đặc biệt. Quy
định này có ý nghĩa quan trọng trong việc cá thể hóa hình phạt đối với người phạm
tội, đảm bảo hình phạt áp dụng đối với người phạm tội tương xứng với tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện. Tuy nhiên, thực
tiễn áp dụng quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt được áp dụng cho thấy quy định này vẫn chưa thực sự phát huy được hết vai
trò và ý nghĩa của mình. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong
đó, có những bất cập cịn tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự cũng như
trong thực tiễn áp dụng pháp luật như sau:
Thứ nhất, quy định tại Điều 54 BLHS vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như:
Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là “người giúp sức trong vụ án
đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể” nên việc xác định điều kiện này trên
thực tế chưa có sự thống nhất; quy định “không bắt buộc phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật” trong trường hợp Tịa án có thể quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt
buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn tại khoản 2 Điều 54 BLHS chưa có
cách hiểu thống nhất; khi quyết định lựa chọn phương án chuyển sang một hình
phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo khoản 3 Điều 54 BLHS thì Tịa án phải chuyển
sang loại hình phạt nhẹ hơn liền kề hay chỉ cần nhẹ hơn mà không cần phải liền kề
cũng như việc quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn liệu
2
có bị hạn chế bởi điều kiện áp dụng của loại hình phạt đó hay khơng; trong trường
hợp khung hình phạt duy nhất hoặc khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng đối với
người phạm tội có quy định chế tài lựa chọn, trong đó có quy định hình phạt cảnh
cáo, phạt tiền hoặc cải tạo khơng giam giữ thì Tịa án có cần áp dụng khoản 3 Điều
54 BLHS để chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn nữa khơng, và nếu có thì
chuyển qua loại hình phạt nào…
Thứ hai, về thực tiễn áp dụng pháp luật, do quy định tại Điều 54 BLHS vẫn
cịn có những hạn chế nhất định cho nên trong một số trường hợp, Tòa án áp dụng
chưa thống nhất và chính xác căn cứ quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội cũng như áp dụng giới hạn
quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang
hình phạt khác chưa đúng, dẫn đến tình trạng hình phạt áp dụng đối với người phạm
tội chưa thật sự tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội đã thực hiện, chưa đảm bảo được mục đích của hình phạt cũng như mục
đích mà Nhà nước đặt ra khi quy định Điều 54 trong BLHS.
Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quy định và áp dụng pháp luật
về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và
góp phần hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này thì
việc nghiên cứu để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện là điều cần thiết. Vì vậy, tác
giả chọn vấn đề “Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng theo Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học
Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, tìm hiểu có các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của
tác giả như sau:
1) Dưới góc độ các giáo trình, sách chuyên khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội
(2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 1, NXB Công an nhân dân; Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần
chung, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; Phạm Văn Beo (2010), Luật hình
sự Việt Nam - Phần chung (Quyển 1), NXB Chính trị Quốc gia; PGS.TS. Nguyễn Thị
Phương Hoa – TS. Phan Anh Tuấn – Đồng chủ biên (2017), Bình luận khoa học những
điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức; …
Trong nội dung của các giáo trình, sách chuyên khảo này đã phân tích và
đánh giá các quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
3
phạt được áp dụng theo quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 cũng như quy định
tại Điều 54 BLHS năm 2015.
2) Dưới góc độ các Luận văn Thạc sỹ: Luận văn thạc sỹ Luật học “Quyết
định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Lê Xuân Lục, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013; Luận
văn thạc sỹ Luật học “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS trong Luật
hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của tác
giả Vũ Ngọc Sinh, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015.
Trong các luận văn này, tác giả đã phân tích được các vấn đề lý luận chung
về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
như khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc quyết định hình phạt, khái quát lịch sử quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt, phân tích quy định của pháp luật hình sự một số nước trên
thế giới về vấn đề này. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích thực tiễn áp dụng
quy định của pháp luật, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị hồn thiện và các giải pháp
nâng cao khác.
3) Dưới góc độ các bài viết, bài báo: Dương Tuyết Miên (2020), “Một số ý
kiến về Điều 54 BLHS năm 2015 – Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 16/2020; Mai Thị
Thủy (2015), “Một số vấn đề về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2015; Lê Đăng Doanh (2003), “Quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 12/2003; Ban
biên tập Tạp chí Tịa án nhân dân (2004), “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của BLHS – Điều 47 BLHS năm 1999”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 9/2004; Bùi
Văn Đàm (2020), “Cần áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 để quyết định
hình phạt đối với Chu Văn H”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 4/2020; Trần Linh
(2003), “Những vấn đề khi vận dụng Điều 47 BLHS năm 1999 trong cơng tác xét
xử”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 7/2003…Trong nội dung của các bài viết này đã
phân tích quy định của BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng; trên cơ sở đó, các bài viết cũng đã phân tích, nêu ra
các hạn chế cịn tồn tại và đưa ra kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về vấn đề này.
Như vậy, quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được
áp dụng khơng cịn là vấn đề q mới mẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy
4
nhiên, trong cơng trình nghiên cứu của tác giả, tác giả đi sâu vào phân tích những
hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật
thông qua các bản án xét xử của Tịa án; trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị hồn thiện
quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này, cho nên đây cũng là định hướng
nghiên cứu mới trong Luận văn của tác giả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua quy định của BLHS cũng như
các bản án thực tế để phân tích những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong lý luận
và thực tiễn áp dụng quy định tại Điều 54 BLHS năm 2015. Trên cơ sở đó, đưa ra
các kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ:
- Phân tích các quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 54 BLHS.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng; nêu ra những
vướng mắc, bất cập còn tồn tại trên thực tế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 54
BLHS năm 2015 về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng và thực tiễn áp dụng.
Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định về quyết định hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại khoản
2 và khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015. Để làm sáng tỏ phạm vi nghiên cứu, tác giả
nghiên cứu một số bản án điển hình của một số Tịa án về các vấn đề quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích và
xử lý thơng tin gồm:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong Luận
văn để nhận thức từ chi tiết đến khái quát vấn đề được nghiên cứu; phân tích các nội
dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các nội dung nghiên cứu,
khái quát kết quả nghiên cứu của luận văn.
5
- Phương pháp nghiên cứu án điển hình được sử dụng để phân tích các vấn đề
thực tiễn khi áp dụng quy định của BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng trong một số vụ án cụ thể.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để thấy được sự tương đồng và khác biệt
trong quyết định về cùng một vấn đề của các Tòa án cũng như các quan điểm khác
nhau về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Mặc dù luận văn cịn có những hạn chế, thiếu sót nhất định nhưng những kết
quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một trong các nguồn tài liệu tham khảo cho giảng
viên, sinh viên chuyên ngành luật và những người có quan tâm về vấn đề quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng trong luật hình sự
Việt Nam.
Trong hoạt động thực tiễn, đề tài có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao
nhận thức của những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử khi quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
Trong hoạt động lập pháp, nếu những kiến nghị được nêu ra trong Luận văn
được tham khảo trong hoạt động lập pháp thì tác giả hi vọng có thể sẽ góp phần nhỏ
vào việc hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm hai chương:
Chƣơng 1. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015.
Chƣơng 2. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015.
6
CHƢƠNG 1
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƢỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA
KHUNG HÌNH PHẠT ĐƢỢC ÁP DỤNG THEO QUY ĐỊNH
TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 54 BLHS NĂM 2015
1.1. Quy định của pháp luật về quyết định hình phạt dƣới mức thấp nhất
của khung hình phạt đƣợc áp dụng theo khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015
Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định: “Tịa án có thể quyết định
một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng
khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với
người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai
trị khơng đáng kể”.
Điều kiện để ngƣời phạm tội đƣợc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều
54 BLHS.
Khoản 2 Điều 54 BLHS quy định người phạm tội có thể được quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng khi thỏa mãn đầy
đủ các điều kiện sau:
1) Khoản 2 Điều 54 BLHS được áp dụng đối với trường hợp điều luật có từ
hai khung hình phạt trở lên và khung hình phạt được áp dụng khơng phải là khung
hình phạt nhẹ nhất của điều luật.
2) Người phạm tội phải là phạm tội lần đầu. Theo giải thích tại Mục 4 Cơng
văn số 01/2017/GĐ-TANDTC của TAND tối cao ngày 7/4/2017 giải đáp một số
vấn đề nghiệp vụ thì: “Phạm tội lần đầu được hiểu là từ trước đến nay chưa phạm
tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc
chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa bị kết án, chưa hết
thời hiệu truy cứu TNHS nay bị truy cứu TNHS trong cùng lần phạm tội sau, thì
khơng được coi là phạm tội lần đầu”.
3) Người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm. Theo khoản 3
Điều 17 BLHS thì có bốn loại người đồng phạm, gồm: Người tổ chức, người thực
hành, người xúi giục và người giúp sức. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh
thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong đó, giúp sức về vật chất là
hành vi cung cấp công cụ, phương tiện, kĩ thuật, khắc phục những trở ngại để người
thực hành thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng hơn. Còn giúp sức về tinh
thần là tạo điều kiện về tinh thần cho việc thực hiện tội phạm như góp ý kiến, chỉ
7
dẫn cách thức thực hiện tội phạm, cung cấp tình hình, hứa hẹn trước sẽ che giấu
người phạm tội, tang vật, dấu vết tội phạm…1
4) Người phạm tội có vai trị khơng đáng kể trong vụ án đồng phạm. So với
hành vi của người tổ chức, người thực hành và người xúi giục thì hành vi của người
giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn vì hành vi giúp
sức khơng đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm mà chỉ đóng vai trị
tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm. Người phạm tội
phải là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng “có vai trị khơng đáng kể”.
Tuy nhiên, thế nào là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị
khơng đáng kể thì hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc xác định
điều kiện “có vai trị khơng đáng kể” này chỉ mang tính đánh giá tương đối của Hội
đồng xét xử.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 54 BLHS thì điều kiện để người phạm tội có thể
được áp dụng quy định này chủ yếu là dựa vào đặc điểm về nhân thân “phạm tội
lần đầu” và dựa vào vai trò của người phạm tội “là người giúp sức trong vụ án
đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể”.
Giới hạn quyết định hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 54
BLHS.
Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định: “Tòa án có thể quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt
buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật…”. Khoản 2 Điều 54
BLHS quy định mức hình phạt tối đa và tối thiểu được áp dụng đối với người phạm
tội như sau:
- Về mức hình phạt tối đa, khoản 2 Điều 54 BLHS quy định Tòa án có thể
quyết định một hình phạt: “Dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp
dụng”. Ví dụ, A phạm tội theo quy định tại khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015.
Khoản 4 Điều 168 BLHS quy định khung hình phạt: “…thì bị phạt tù từ 18 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân” thì mức hình phạt tối đa mà Tòa án được áp dụng đối
với A nếu áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS là dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt được quy định tại khoản 4 Điều 168, tức là dưới 18 năm tù.
- Về mức hình phạt tối thiểu, khoản 2 Điều 54 BLHS quy định: “khơng bắt
buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”.
Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần Chung (Tái bản lần thứ
nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.217.
1
8
Căn cứ để xác định khung hình phạt nhẹ hơn là dựa vào mức cao nhất của
khung hình phạt. Nếu khung hình phạt nào có mức cao nhất của khung hình phạt
thấp hơn thì khung hình phạt đó nhẹ hơn. Nếu hai khung hình phạt có mức cao nhất
bằng nhau thì khung hình phạt nào có mức thấp nhất thấp hơn thì khung hình phạt
đó nhẹ hơn.
Trong Phần các tội phạm của BLHS (từ Chương XIII đến Chương XVI), đối
với các tội phạm có nhiều khung hình phạt, thơng thường nhà làm luật sắp xếp các
khung hình phạt theo hai trật tự: (1) Sắp xếp các khung hình phạt theo hướng tăng
dần từ nhẹ đến nặng. Ví dụ: Điều luật có 4 khung hình phạt tương ứng với 4 khoản
(khoản 1, 2, 3, 4) thì khung hình phạt “liền kề nhẹ hơn” của khoản 4 là khoản 3,
khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của khoản 3 là khoản 2 và khung hình phạt liền kề
nhẹ hơn của khoản 2 là khoản 1; (2) Ngược lại, có một số điều luật, nhà làm luật sắp
xếp các khung hình phạt theo hướng giảm dần từ nặng đến nhẹ. Ví dụ: Điều luật có
2 khung hình phạt tương ứng với 2 khoản (khoản 1 và khoản 2) thì khung hình phạt
“liền kề nhẹ hơn” của khoản 1 là khoản 2 của điều luật đó.
Như vậy, về mức hình phạt tối thiểu, khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 chỉ
quy định là không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn mà chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể.
1.2. Thực trạng áp dụng quy định quyết định hình phạt dƣới mức thấp
nhất của khung hình phạt theo khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015
1.2.1. Điều kiện để người phạm tội được áp dụng quy định tại khoản 2 Điều
54 BLHS
Như đã phân tích ở trên, theo khoản 2 Điều 54 BLHS thì điều kiện để người
phạm tội có thể được áp dụng quy định này là dựa vào đặc điểm về nhân thân
“phạm tội lần đầu” và dựa vào vai trò “là người giúp sức trong vụ án đồng phạm
nhưng có vai trị khơng đáng kể”. Do hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể
nên việc xác định điều kiện này chưa có sự thống nhất trên thực tế, cụ thể:
Thứ nhất, khi xác định điều kiện để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 54
BLHS đối với người phạm tội, Tịa án đã có sự sai lầm khi chỉ tập trung vào việc
xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) tại Điều 51 BLHS mà
không đi vào việc xác định điều kiện là người “phạm tội lần đầu” và “là người
giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể”. Sai lầm trên
được thể hiện qua bản án sau:
9
Bản án thứ 1 (Phụ lục số 01) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung bản án:2
Ngày 23/12/2018, Th sử dụng điện thoại gọi cho F, Đ, E và AB; S gọi điện
cho A rủ các đối tượng này đánh bạc. Khi các đối tượng đồng ý tham gia đánh bạc,
Th gọi điện thoại nói về việc tổ chức đánh bạc và nhờ C mượn nhà của L để thực
hiện việc đánh bạc. C đồng ý và gọi điện thoại cho L hỏi mượn nhà, nói "Thím cho
bọn nó ngồi một tiếng, hai tiếng rồi bọn nó cho mấy đồng”, L đồng ý. Sau khi mượn
được địa điểm, C gọi điện thoại thông báo cho Th “cứ đến đi”. Các đối tượng được
Th và S gọi đến tập trung tại quán cà phê. Lúc này có AC đến, Th nhờ T chở các đối
tượng vào nhà L, sau đó canh gác sới bạc, khi kết thúc đánh bạc thì Th và S sẽ trả
cho T 300.000 đồng, T đồng ý. T mượn xe máy của người quen lần lượt chở các đối
tượng đến nhà L để đánh bạc. Th cùng với S cho các đối tượng đánh bạc vay tiền và
thu tiền hồ. Trong khi các đối tượng đang đánh bạc tại nhà L, AC ngồi ở cửa nhà L
để canh gác. Đến 15 giờ 30 phút cùng ngày, thì cả nhóm bị phát hiện bắt quả tang.
Tang vật thu giữ dưới chiếu là 36 cây bài tú lơ khơ và 12.900.000 đồng, 1 vỏ hộp
bánh có 6.000.000 đồng tiền hồ.
(Đồn Đình C có 1 tiền án: Ngày 22/02/2011, C bị Tịa án nhân dân (TAND)
TP. Thanh Hóa xử phạt 7 năm tù về "Tội cố ý gây thương tích", ra trại ngày
1/9/2016; nhân thân: Ngày 21/5/2009 bị TAND huyện Y xử phạt 9 tháng tù về tội:
"Trộm cắp tài sản" ra trại ngày 04/11/2009).
Tại bản án hình sự sơ thẩm (HSST) số 48/2019/HS-ST ngày 27/9/2019,
TAND huyện Y áp dụng điểm d khoản 1 Điều 322; điểm s, t khoản 1 và khoản 2
Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 58; Điều 38 BLHS năm 2015 xử
phạt C 12 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc”.
Ngày 8/10/2019, C kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Cùng với đơn kháng
cáo, bị cáo nộp theo bản xác nhận của CQĐT việc C giúp phát hiện tội phạm.
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, đạị diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
phát biểu ý kiến: “C chỉ là người giúp sức trong đồng phạm, ở giai đoạn xét xử sơ
thẩm có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ở giai đoạn xét xử phúc có thêm tình tiết giảm nhẹ
mới là tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm
lần thứ hai. Vì vậy, kháng cáo của C là có cơ sở được chấp nhận. Đề nghị áp
dụng...khoản 2 Điều 54 BLHS, chấp nhận kháng cáo của bị cáo C, sửa án sơ thẩm,
2
Bản án số: 320/2019/HS-PT ngày 31/12/2019 của TAND tỉnh Thanh Hóa.
10
giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt cho Đồn Đình C từ 3
tháng đến 4 tháng tù”.
Tại bản án hình sự phúc thẩm (HSPT) số: 320/2019/HS-PT ngày 31/12/2019,
TAND tỉnh Thanh Hóa áp dụng điểm d khoản 1 Điều 322; điểm s, t khoản 1 và
khoản 2 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, khoản 2 Điều 54, Điều 17, Điều 58, Điều
38 BLHS tuyên phạt C 8 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc”.
Nhận xét, đánh giá:
Với trường hợp phạm tội của C trong vụ án trên thì Tịa án cấp sơ thẩm khơng
áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS để quyết định hình phạt đối với C nhưng Tòa án cấp
phúc thẩm lại áp dụng. Cụ thể, tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND tỉnh Thanh
Hóa đã đề nghị Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bị cáo C, áp dụng
khoản 2 Điều 54 BLHS đối với C, sửa bản án sơ thẩm, giảm hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt cho C từ 3 tháng đến 4 tháng tù. Đồng thời, tại bản án
HSPT số: 320/2019/HS-PT ngày 31/12/2019, TAND tỉnh Thanh Hóa cũng đã áp
dụng khoản 2 Điều 54 BLHS để quyết định hình phạt đối với C. Đề nghị này của
VKSND tỉnh Thanh Hóa cũng như nhận định và phán quyết của TAND tỉnh Thanh
Hóa là không đúng với quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS bởi các lý do sau đây:
- Một là, như đã nêu tại mục 1.1 của Luận văn, điều kiện về khung hình phạt
để được áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS là chỉ được áp dụng đối với trường hợp
điều luật có từ hai khung hình phạt trở lên và khung hình phạt được áp dụng khơng
phải là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật. Trong trường hợp này, C phạm tội
thuộc khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015 – là khung hình phạt nhẹ nhất của Điều
322 nên không thể áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với C được.
- Hai là, trong lập luận của VKSND tỉnh Thanh Hóa khi đề nghị áp dụng
khoản 2 Điều 54, VKSND tỉnh Thanh Hóa chỉ đưa ra lý do C là người giúp sức và có
nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS nên đề nghị
Tòa án phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với C: “C chỉ là người giúp
sức trong đồng phạm, ở giai đoạn xét xử sơ thẩm có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ở giai
đoạn xét xử phúc thẩm có thêm tình tiết giảm nhẹ mới là tích cực hợp tác với cơ quan
có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm lần thứ hai”. Như vậy, thay vì phải làm
rõ C là người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có
vai trị khơng đáng kể như thế nào thì VKSND tỉnh Thanh Hóa chỉ đưa ra lý do C là
người giúp sức và có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS nên đề nghị áp dụng khoản 2
Điều 54 BLHS. Tương tự, trong phần lập luận của mình, TAND tỉnh Thanh Hóa
11
cũng cho rằng: “Mức hình phạt Tịa án sơ thẩm xử phạt bị cáo C là tương xứng với
tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân của bị cáo. Tuy vậy, xem xét vai trò
bị cáo C chỉ là người giúp sức trong đồng phạm, ở giai đoạn xét xử phúc thẩm bị cáo
có thêm tình tiết giảm nhẹ mới là tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong
việc phát hiện tội phạm lần thứ hai, xem xét chung bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Vì vậy, kháng cáo của C là có cơ sở được chấp nhận, nên áp dụng khoản 2 Điều 54
BLHS giảm nhẹ hình phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt”.
Như vậy, lý do mà VKSND và TAND tỉnh Thanh Hóa đưa ra để giải thích
cho việc áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với C là do C có nhiều tình tiết giảm
nhẹ TNHS quy định tại Điều 51 BLHS. Điều này là không đúng với quy định tại
khoản 2 Điều 54 BLHS vì để được áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS thì bên cạnh
việc xác định người phạm tội là người giúp sức ra thì phải chứng minh rõ được đặc
điểm nhân thân “phạm tội lần đầu” và vai trò của người đó trong vụ án đồng phạm
là “khơng đáng kể”. Trong trường hợp này, C đã có 2 lần phạm tội, một lần đã
được xóa án tích và một lần chưa được xóa án tích – tức là C khơng thỏa mãn điều
kiện phạm tội lần đầu. Mặt khác, VKSND và TAND tỉnh Thanh Hóa chỉ chứng
minh các tình tiết giảm nhẹ TNHS mà không đi vào xác định C là người giúp sức
nhưng có vai trị khơng đáng kể như thế nào.
Thứ hai, về việc áp dụng điều kiện “phạm tội lần đầu”. Hiện nay, mặc dù
Mục 4 Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7/4/2017 đã hướng dẫn rõ thế nào
là phạm tội lần đầu, tuy nhiên khi xác định điều kiện này để áp dụng quy định tại
khoản 2 Điều 54 BLHS vẫn cịn có hạn chế sau:
Một là, khi áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với người phạm tội, Tịa án đã
bỏ qua khơng xác định điều kiện “phạm tội lần đầu” đối với người phạm tội. Cụ thể
như trong bản án HSPT số: 320/2019/HS-PT ngày 31/12/2019, TAND tỉnh Thanh Hóa
áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS để quyết định hình phạt đối với Đồn Đình C nhưng
trong phần nhận định của mình, TAND tỉnh Thanh Hóa đã khơng xác định điều kiện
này trong khi C là người đã có hai lần phạm tội, trong đó, có một lần đã được xóa án
tích và một lần chưa được xóa án tích – tức là C khơng thỏa mãn điều kiện “phạm tội
lần đầu” nhưng Tòa án vẫn áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 đối với C.3
Hai là, khi áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với người phạm tội thay vì
xác định rõ điều kiện “phạm tội lần đầu” theo hướng dẫn tại Mục 4 Cơng văn số
01/2017/GĐ-TANDTC thì trong nhiều trường hợp, Tòa án lại xác định điều kiện
3
Xem Phụ lục số 01: Bản án HSPT số: 320/2019/HS-PT ngày 31/12/2019 của TAND tỉnh Thanh Hóa.
12
nhân thân người phạm tội “khơng có tiền án, tiền sự”. Cụ thể như trong bản án
HSPT số 159/2019/HS-PT ngày 27/3/2019, thì cả Tịa án cấp sơ thẩm (TAND TP.
Hà Nội) và Tòa án cấp phúc thẩm (TAND Cấp cao tại Hà Nội) đều áp dụng khoản 2
Điều 54 BLHS đối với bị cáo C1 và cả hai cấp Tòa án đều nêu và xác định điều kiện
C1 “chưa có tiền án, tiền sự” thay vì xác định điều kiện “phạm tội lần đầu”.4
Như vậy, rõ ràng việc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự thì điều này phản
ánh đặc điểm nhân thân xấu của họ và có ảnh hưởng đến việc xác định tội danh5 và
quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Tuy nhiên, khi xác định điều kiện
người phạm tội “khơng có tiền án, tiền sự” để áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS,
theo quan điểm của tác giả là chưa đúng với quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS vì
các lý do sau:
- Việc người phạm tội có tiền sự hay khơng thì khơng liên quan đến việc xác
định người phạm tội đó có phải là “phạm tội lần đầu” hay khơng. Do đó, việc
người phạm tội có tiền sự hay khơng có tiền sự nhưng nếu như từ trước đến nay
chưa phạm tội lần nào thì vẫn được coi là phạm tội lần đầu.
- Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất thế nào là tiền án cũng
như thế nào là người có tiền án. Do đó, việc xác định một người có hay khơng có
tiền án chưa có sự thống nhất trong thực tiễn áp dụng. Cụ thể:
+ Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục II Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP
ngày 18/10/1990 của HĐTP TAND tối cao thì: “Người đã được xóa án thì khơng
coi là có tiền án”. Với quan điểm này thì người phạm tội đã bị kết án nhưng đã
được xóa án tích thì sẽ được coi là khơng có tiền án. Tuy nhiên, Nghị quyết số
01/NQ-HĐTP ngày 18/10/1990 đã hết hiệu lực.
+ Quan điểm khác lại cho rằng: “Tiền án là đặc điểm nhân thân chỉ người đã
bị kết án và áp dụng hình phạt mà chưa được xóa án tích”.6
+ Theo quy định của BLHS năm 2015 thì BLHS năm 2015 khơng đề cập
đến tiền án mà chỉ có quy định về án tích: “Người được xóa án tích coi như chưa
bị kết án”.7
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì: “Lý
lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình
Xem Phụ lục số 02: Bản án số: 159/2019/HS-PT ngày 27/3/2019 của TAND Cấp cao tại Hà Nội.
Đối với những tội phạm có quy định án tích hoặc bị đã bị xử phạt vi phạm hành chính là dấu hiệu định tội.
Ví dụ: Điều 172, Điều 173, Điều 174, Điều 175 BLHS năm 2015….
6
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2000), Số Chuyên đề về BLHS năm 1999, Bộ Tư pháp, Mục A.
7
Đoạn 2 khoản 1 Điều 69 BLHS năm 2015.
4
5
13
sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá
nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường
hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”. Hơn nữa, trong phiếu lý
lịch tư pháp số 2 được cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục
đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì trong phần án tích, phiếu lý lịch tư
pháp số 2 có ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa
được xóa.8
Như vậy, với các quan điểm trên thì khái niệm “phạm tội lần đầu” và khái
niệm “khơng có tiền án” là khơng hồn tồn đồng nhất với nhau. Bởi dù hiểu thế nào
là tiền án thì cũng có thể có các trường hợp: (1) Theo hướng dẫn tại Mục 4 Công văn
số 01/2017/GĐ-TANDTC thì nếu một người phạm tội nhưng chưa bị kết án, chưa hết
thời hiệu truy cứu TNHS (tức là chưa bị Tịa án kết án nên chưa có tiền án) nay bị
truy cứu TNHS trong cùng lần phạm tội sau, thì cũng khơng được coi là phạm tội lần
đầu; (2) Đối với những trường hợp người phạm tội bị Tịa án kết án nhưng khơng có
án tích9 thì có được coi là có tiền án hay khơng vẫn là quan điểm, nhưng dù theo quan
điểm nào thì theo hướng dẫn tại Mục 4 Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC, trong
trường hợp này, họ cũng không được coi là phạm tội lần đầu.
Thứ ba, về việc xác định điều kiện “là người giúp sức trong vụ án đồng
phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể”. Do hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn
cụ thể thế nào là “người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng
đáng kể” nên việc xác định điều kiện này chủ yếu phụ thuộc vào sự đánh giá
mang tính định tính của Hội đồng xét xử mà chưa có sự thống nhất trên thực tế.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, việc nhận thức và đánh giá điều kiện này thường dựa
trên nội dung vụ án cụ thể và sự đánh giá của Hội đồng xét xử. Do đó, có thể xảy
ra trường hợp cùng một vụ án nhưng lại được các Tòa án áp dụng khác nhau;
trong đó có Tịa án xác định người phạm tội thỏa mãn điều kiện này, có Tịa án lại
xác định người phạm tội khơng thỏa mãn điều kiện này. Điều này được thể hiện
thông qua các trường hợp sau:
Một là, Tịa án cấp sơ thẩm khơng áp dụng nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại
áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với người phạm tội vì Tịa án cấp phúc thẩm
xét thấy có đủ điều kiện để áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS, ví dụ như bản án sau:
Xem: Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
Những trường hợp phạm tội, bị Tòa án kết án nhưng khơng có án tích được quy định tại khoản 2 Điều 69 và
khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015.
Xem: Khoản 2 Điều 69 và khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015.
8
9
14
Bản án thứ 2 (Phụ lục số 03) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung bản án:10
Khoảng 0 giờ ngày 15/12/2015, H2 cùng T6 và H8 đang ở bệnh viện thì T6
được B1 gọi điện thoại rủ đi đánh nhau; T6 rủ H2 và H8 đi đánh nhau thì cả hai
đồng ý. H2 về phịng trọ của mình lấy một cái cưa rồi đến tập trung nơi nhóm của bị
cáo P cùng các bị cáo khác đang tập trung chuẩn bị đi đánh nhau. Lúc này, T3 cùng
Đ3 đi ăn khuya về gặp nhóm của bị cáo P, thấy vậy nên cũng tham gia. Khi cả
nhóm đi đến trước số nhà 404, bị cáo P đã cùng các bị cáo khác dùng hung khí là
dao, tp sắt, cưa xơng vào để đánh, chém T7 và những người khác đang ngồi cùng
T7. Trong đó, P dùng dao chém vào đầu và dùng tay đánh 1 cái vào mặt T7; H dùng
dao chém 1 nhát vào đầu T10 (là một trong những người trong nhóm của T7) và
chém T7 3 nhát trúng vào đầu, lưng, chân; V dùng dao chém 1 nhát trúng vào lưng
T7 làm cho T7 ngã xuống nền nhà; Q1 dùng dao chém T7 2 nhát trúng vào mông,
chân làm T7 bất tỉnh. Tiếp sau đó, H2 cầm cưa sắt và T3 cầm tuýp sắt cùng B1, G1,
T6, A1 cầm theo hung khí xơng vào nhằm đuổi đánh, chém những người trong
nhóm của T7 nhưng khơng chém được ai vì những người trong nhóm của T7 đã bỏ
chạy. T7 bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 40%.
Tại bản án HSST số 04/2020/HS-ST ngày 28/5/2020, TAND tỉnh Quảng
Ngãi áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999; Điều 15; Điều 17; Điều 38;
điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; khoản 3 Điều 57; Điều 58
BLHS năm 2015 xử phạt H2 và T3 4 năm tù về tội giết người.
H2 kháng cáo cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội giết người là
không đúng, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử bị cáo về tội cố ý gây thương tích
và giảm nhẹ hình phạt. T3 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tịa phúc thẩm, đại diện VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Tòa
án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 đối với H2 và T3
nhưng khơng chấp nhận giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Tại bản án HSPT số 219/2020/HSPT ngày 17/9/2020, TAND Cấp cao tại
Đà Nẵng áp dụng điểm n, khoản 1 Điều 93 BLHS 1999; Điều 15; Điều 17; Điều
38; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; khoản 2 Điều 54; khoản 3 Điều
57; Điều 58 BLHS năm 2015 xử phạt H2 42 tháng tù và T3 38 tháng tù về tội
giết người.
10
Bản án số: 219/2020/HSPT ngày 17/9/2020 của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng.
15
Nhận xét, đánh giá:
Tại bản án HSST, TAND tỉnh Quảng Ngãi không áp dụng khoản 2 Điều 54
BLHS đối với H2 và T3 nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, VKSND đề nghị và TAND
Cấp cao tại Đà Nẵng lại áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với H2 và T3. Điều
này xuất phát từ lý do, Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy H2 và T3 thỏa mãn điều kiện
là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng “có vai trị khơng đáng kể”. Cụ thể:
Trong phần phát biểu của mình tại phiên tịa phúc thẩm, VKSND Cấp cao tại
Đà Nẵng cho rằng: “Xét vai trò của bị cáo H2, T3 chỉ giúp sức vai trị khơng đáng
kể, không trực tiếp tham gia đánh chém nên áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS xử mức
án nhẹ hơn khung hình phạt thấp nhất liền kề đối với H2 và T3”.
Còn trong phần nhận định của Tòa án, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng: “Xem
xét tồn diện các tình tiết của vụ án thì thấy trước khi phạm tội lần này, H2 và T3 chưa
có lần phạm tội nào. Khi H2 và T3 tham gia cùng các bị cáo khác tổ chức đi đánh
nhau khơng có sự bàn bạc, phân cơng vai trị cụ thể. Tại khu vực xảy ra tội phạm, sau
khi các bị cáo P, H, V, Q1 dùng hung khí đánh, chém vào vùng trọng yếu trên cơ thể bị
hại thì H2 và T3 mới cầm hung khí xơng vào nhưng khơng đánh được ai là nằm ngồi
ý chí của các bị cáo. Do sự việc xảy ra liên tục nên H2 và T3 đã phải chịu TNHS cùng
các đồng phạm về tội “Giết người”. Như vậy, có đủ căn cứ xác định H2 và T3 là người
phạm tội lần đầu và là đồng phạm giúp sức nhưng có vai trị khơng đáng kể đối với
hành vi giết người mà các bị cáo khác đã thực hiện trước đó…Do đó, Hội đồng xét xử
chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, sửa bản án sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 54
BLHS giảm cho bị cáo H2 và T3 một phần hình phạt”.
Như vậy, khi áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với H2 và T3, Tòa án cấp
phúc thẩm đã xác định rõ các điều kiện: H2 và T3 phạm tội lần đầu, là người giúp
sức và có vai trị khơng đáng kể trong vụ án đồng phạm.
Hai là, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS để quyết định
hình phạt đối với người phạm tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại khơng áp dụng vì
Tịa án cấp phúc thẩm xét thấy người phạm tội không thỏa mãn điều kiện “có vai
trị khơng đáng kể”. Cụ thể như bản án sau:
Bản án thứ 3 (Phụ lục số 04) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung bản án:11
Khoảng 18 giờ ngày 16/12/2018, sau khi uống rượu xong, V1 rủ D, V, P và T
đến quán Diamond hát karaoke. Sau đó cả nhóm đến quán Diamond uống bia và hát
11
Bản án số: 25/2020/HS-PT ngày 24/3/2020 của TAND tỉnh Bình Phước.
16
karaoke đến khoảng 23 giờ thì nghỉ và tính tiền. Khi tiếp viên qn mang hóa đơn
tính tiền tổng cộng là 1.390.000đ vào đưa cho V1 thì V1 nói “chỉ trả tiền giờ” và lấy
300.000đ đưa cho tiếp viên, số tiền còn lại T phải trả hết. T nghĩ V1 phải trả hết chi
phí nhưng V1 chỉ trả tiền giờ nên T bực tức đi ra ngồi nói với P “nãy nó rủ anh em
mình đi nó lo, giờ chỉ trả tiền giờ, nó láo quá, chắc em đánh nó”, P trả lời “ừ, đánh
nó”. Nghe P nói vậy, T đi bộ ra ngoài cổng quán, bẻ gãy cây cờ làm thành 02 đoạn
và lấy 01 đoạn sắt dài khoảng 80cm đến trước cổng quán đứng chờ V1 ra đánh. Khi
V1 điều khiển xe mô tô chạy ra đến cổng, T cầm đoạn sắt đánh trúng nhiều cái vào
người của V1, làm V1 ngã xuống đất; T tiếp tục dùng đoạn sắt đánh nhiều cái vào
người và đầu V1. Cùng lúc này, P chạy đến dùng chân đạp vào người V1 nhiều cái.
V1 đứng dậy bỏ chạy vào trong quán nên T và P điều khiển xe mô tô đi về. Sau đó,
V1 được nhân viên quán Diamond đưa đến trung tâm y tế huyện cấp cứu. Khi đến
một ngã tư, T nhìn thấy V1 nên nói với P “nó kìa, đuổi theo chặn lại” P đồng ý và
cùng T điều khiển xe mô tô đuổi theo chặn V1 lại, V1 xuống xe bỏ chạy, T và P
xuống xe đuổi theo anh V1. Khi đuổi kịp V1, T dùng mũ bảo hiểm đánh nhiều vào
lưng V1; P dùng tay đánh 1 cái vào lưng V1. Sau đó mọi người đến can ngăn đưa
V1 đi cấp cứu tại. V1 bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 18%.
Tại bản án HSST số 02/2020/HS-ST ngày 9/1/2020, TAND huyện H áp dụng
điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; khoản 2 Điều 54;
các khoản 1, 2 và 5 Điều 65 BLHS tuyên phạt P 24 tháng tù cho hưởng án treo với
thời gian thử thách là 48 tháng về tội cố ý gây thương tích.
Tại phiên tịa phúc thẩm, VKSND tỉnh Bình Phước đề nghị áp dụng điểm đ
khoản 2 Điều 134; các điểm b, s khoản 1 và 2 Điều 51; Điều 38, 50, 58, 65 BLHS
năm 2015 xử phạt P 24 đến 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Tại phiên tịa phúc thẩm, TAND tỉnh Bình Phước xét thấy P khơng có đủ
điều kiện để được áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS và P cũng khơng có đủ điều kiện
để được hưởng án treo nhưng do bị cáo không kháng cáo, khơng bị kháng nghị nên
Tịa án cấp phúc thẩm không thể sửa bản án sơ thẩm theo hướng bất lợi cho P. Tại
bản án HSPT số 25/2020/HS-PT ngày 24/3/2020, TAND tỉnh Bình Phước áp dụng
điểm đ khoản 2 Điều 134; các điểm b, s khoản 1 và 2 Điều 51; Điều 17, 38, 50, 58,
65 BLHS năm 2015 xử phạt P 24 đến 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, tại bản án HSST số 02/2020/HS-ST ngày 9/1/2020, TAND
huyện H đã áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 đối với P. Tuy nhiên, trong
17
phiên tịa phúc thẩm, cả VKSND và TAND tỉnh Bình Phước đều nhận định P khơng
có đủ điều kiện để được áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS. Trong phần nhận định,
TAND tỉnh Bình Phước đã giải thích rõ, P là người giúp sức trong vụ án đồng phạm
nhưng có vai trị giúp sức tích cực – tức khơng phải là người “có vai trị khơng đáng
kể” nên khơng được áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS như sau: “P là đồng phạm với
vai trị giúp sức tích cực thực hiện việc dùng chân đạp vào người bị hại nhiều cái và
khi bị hại được đưa đến trung tâm y tế huyện H để cấp cứu thì các bị cáo T, P tiếp
tục điều khiển xe mô tô đuổi theo khi đến Trạm thu phí Tân Khai, T dùng mũ bảo
hiểm đánh bị hại nhiều cái, P dùng tay đánh vào lưng bị hại. Như vậy, các bị cáo
đánh bị hại hai lần liên tiếp và chỉ được chấm dứt khi được can ngăn”.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù trong vụ án này, P là người giúp sức trong vụ
án đồng phạm, P phạm tội lần đầu và P có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS nhưng P
khơng thỏa mãn điều kiện “có vai trị khơng đáng kể” vì P đã dùng chân đạp vào
người bị hại và sau đó, lại cố tình thực hiện tội phạm đến cùng khi P đuổi theo bị
hại, dùng tay đánh tiếp vào lưng bị hại và chỉ chấm dứt khi có sự can ngăn nên nhận
định của TAND tỉnh Bình Phước về việc không áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối
với P vì P khơng phải là người “có vai trị khơng đáng kể” là chính xác.
1.2.2. Giới hạn quyết định hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS
Thực tiễn cho thấy, việc xác định giới hạn quyết định hình phạt được áp dụng
đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 54 BLHS vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, về mức hình phạt tối đa được áp dụng theo khoản 2 Điều 54
BLHS. Căn cứ vào khoản 2 Điều 54 BLHS thì mức hình phạt tối đa được quy định
rõ là “dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng”. Tuy nhiên, trên
thực tế, trong nhiều trường hợp, Tòa án chưa xác định đúng mức hình phạt tối đa
này nên hình phạt áp dụng đối với người phạm tội chưa đúng với quy định tại khoản
2 Điều 54 BLHS. Cụ thể như bản án sau:
Bản án thứ 4 (Phụ lục số 04) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung bản án:12
P là người giúp sức trong vụ án đồng phạm về tội cố ý gây thương tích với T
và đã làm cho nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 18%. Tại bản án
HSST số 02/2020/HS-ST ngày 09/01/2020, TAND huyện H căn cứ vào điểm đ
khoản 2 Điều 134; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; khoản 2 Điều 54; các
12
Bản án số: 25/2020/HS-PT ngày 24/3/2020 của TAND tỉnh Bình Phước.
Bản án số: 02/2020/HS-ST ngày 09/01/2020 của TAND huyện H, tỉnh Bình Phước.
18
khoản 1, 2 và 5 Điều 65 BLHS tuyên phạt bị cáo P 24 tháng tù cho hưởng án treo
với thời gian thử thách là 48 tháng về tội cố ý gây thương tích.
Nhận xét, đánh giá:
Trong bản án trên, P phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2
Điều 134 BLHS năm 2015 với khung hình phạt “…thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06
năm” và Tòa án đã áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với P. Do đó, theo khoản 2
Điều 54 BLHS thì mức hình phạt tối đa mà Tịa án có thể áp dụng đối với P trong
trường hợp này là “dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng”- tức là
dưới 2 năm tù. Ở đây, Tòa án tuyên phạt P 24 tháng tù là vượt quá giới hạn tối đa
cho phép quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS (tối đa là dưới 2 năm tù chứ khơng
phải 2 năm tù).
Thứ hai, về mức hình phạt tối thiểu được áp dụng theo khoản 2 Điều 54
BLHS. Do quy định chưa rõ và chưa có văn bản hướng dẫn nên khi đề cập đến
giới hạn tối thiểu của hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội theo khoản 2
Điều 54 BLHS vẫn cịn có các quan điểm khác nhau, dẫn đến việc áp dụng không
thống nhất. Cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, khi áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS năm
2015, Tịa án có thể áp dụng “nhảy cóc” khung hình phạt mà khơng bắt buộc phải
chuyển sang khung hình phạt liền kề nhẹ hơn. Tức là: (1) Tịa án có thể bỏ qua
khung hình phạt liền kề nhẹ hơn để chuyển sang khung hình phạt khác nhẹ hơn nữa
và (2) Mức hình phạt tối thiểu mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội phải nằm
trong giới hạn tối thiểu của khung hình phạt nhẹ hơn đó. Ví dụ: A phạm tội theo
khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 và A có đủ điều kiện để được áp dụng khoản 2
Điều 54 BLHS thì Tịa án có thể áp dụng hình phạt được quy định tại khoản 1,
khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 168 BLHS đối với A,13 tức là Tòa án có thể quyết định
từ 3 năm tù (là mức hình phạt tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS –
khung hình phạt nhẹ nhất của Điều 168 BLHS năm 2015)14 đến dưới 18 năm tù
(dưới mức thấp nhất của khoản 4 Điều 168 BLHS)15 đối với A.
Như vậy, với cách hiểu của quan điểm thứ nhất, có thể thấy được hạn chế là
khi người phạm tội thuộc trường hợp chỉ có duy nhất một khung hình phạt nhẹ
hơn khung hình phạt được áp dụng và đó cũng chính là khung hình phạt liền kề
Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), tlđd (1), tr.339.
Điều 168 BLHS năm 2015 có 4 khoản quy định về hình phạt chính là khoản 1,2,3,4; trong đó, khoản 1
Điều 168 BLHS năm 2015 quy định: “…thì bị phạt từ từ 3 năm đến 10 năm”
15
Khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định: “…thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”.
13
14
19
nhẹ hơn – tức là khơng thể “nhảy cóc” được khung hình phạt thì sẽ bất lợi cho
người phạm tội.
Quan điểm thứ hai cũng cho rằng, Tịa án có thể áp dụng “nhảy cóc” khung
hình phạt mà khơng bắt buộc phải chuyển sang khung hình phạt liền kề nhẹ hơn
nhưng việc quyết định mức hình phạt tối thiểu khơng bắt buộc phải nằm trong giới
hạn của các khung hình phạt nhẹ hơn đó. Tức là: (1) Tịa án có thể bỏ qua khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn để chuyển sang khung hình phạt khác nhẹ hơn nữa và (2)
Mức hình phạt tối thiểu mà Tịa án áp dụng đối với người phạm tội không cần phải
nằm trong giới hạn tối thiểu của khung hình phạt nhẹ hơn mà chỉ cần khơng thấp
hơn mức tối thiểu của loại hình phạt tương ứng được quy định trong khung hình
phạt nhẹ hơn đó là được. Ví dụ: A phạm tội theo khoản 4 Điều 168 BLHS năm
2015 và A có đủ điều kiện để được áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS thì Tịa án có
thể quyết định từ 3 tháng tù (mức hình phạt tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn vì
khoản 1 Điều 168 BLHS – khung hình phạt nhẹ nhất của Điều 168 BLHS quy định
hình phạt tù có thời hạn mức hình phạt tối thiểu là 3 năm tù) đến dưới 18 năm tù
(dưới mức thấp nhất của khoản 4 Điều 168 BLHS) đối với A.
Quan điểm thứ ba cho rằng, khi áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS thì mức
hình phạt tối thiểu khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật, tức là mức hình phạt tối thiểu có thể dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật, miễn sao không thấp hơn mức tối thiểu của loại
hình phạt tương ứng là được mà khơng cần phải “nhảy cóc” hay “khơng nhảy cóc”
qua khung hình phạt khác nhẹ hơn. Ví dụ: A phạm tội theo khoản 4 Điều 168
BLHS năm 2015 và A có đủ điều kiện để được áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS
thì Tịa án có thể quyết định từ 3 tháng tù (khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
khoản 4 là khoản 3, khoản 3 Điều 168 quy định mức phạt từ 12 năm đến 20 năm
tù thì Tịa án có thể quyết định mức hình phạt tối thiểu đối với A là dưới mức thấp
nhất của khoản 3, tức là dưới 12 năm tù nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu
của loại hình phạt tù có thời hạn là 3 tháng, tức mức hình phạt tối thiểu được áp
dụng là 3 tháng tù) đến dưới 18 năm tù (dưới mức thấp nhất của khoản 4 Điều 168
BLHS) đối với A.
Do giới hạn của mức hình phạt tối thiểu tại khoản 2 Điều 54 BLHS được áp
dụng đối với người phạm tội vẫn cịn có quan điểm khác nhau như đã phân tích ở
trên nên dẫn đến sự không thống nhất trong nhận thức và hoạt động quyết định hình
phạt đối người phạm tội. Tác giả có thể dẫn chứng bằng các bản án sau đây:
20
Bản án thứ 5 (Phụ lục số 05) và nhận xét, đánh giá:
Nội dung bản án:16
Lê Thị Thúy H công tác tại trường Tiểu học C với nhiệm vụ được phân công
là làm văn thư lưu trữ. Năm 2007, H được phân công thêm nhiệm vụ thủ quỹ của
trường, với nhiệm vụ nhận tiền lương phát cho giáo viên, thu bảo hiểm xã hội của
giáo viên đóng và nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện. Lợi dụng chức trách,
nhiệm vụ được giao, trong giai đoạn từ tháng 7/2013 đến tháng 4/2015, H đã thông
đồng với Nguyễn Thành Th (kế toán của Trường) chiếm đoạt 5 tháng tiền lương của
ngân sách Nhà nước với tổng số tiền là 9.313.261 đồng.
Tại bản án HSST số 29/2018/HS-ST ngày 20/6/2018, TAND huyện An Phú
áp dụng điểm c, d khoản 2 Điều 353; Điều 17; Điều 38; Điều 46; các điểm b, s
khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 2 Điều 54; Điều 58 BLHS năm 2015 tuyên phạt H
1 năm 6 tháng tù về tội tham ô tài sản.
Tại bản án HSPT số 149/2018/HS-PT ngày 05/11/2018, TAND tỉnh An
Giang áp dụng điểm c khoản 2 Điều 353; Điều 17; Điều 38; Điều 46; các điểm b, s,
n khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 2 Điều 54 và Điều 58 BLHS năm 2015 xử phạt
Lê Thị Thúy H 1 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, H phạm tội theo điểm c khoản 2 Điều 353 BLHS năm 2015
và Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đều áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS đối với H.
Trong trường hợp này, Tịa án có thể quyết định hình phạt đối với H như sau:
- Mức hình phạt cao nhất mà Tịa án có thể áp dụng đối với H là “dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng” - dưới mức thấp nhất của khoản 2
Điều 353 BLHS, tức là dưới 7 năm tù.
- Mức hình phạt tối thiểu mà Tịa án có thể áp dụng đối với A là:
+ Theo quan điểm thứ nhất, thì trường hợp này Tịa án chỉ có duy nhất một
khung hình phạt nhẹ hơn có thể áp dụng đối với H là khoản 1 Điều 353 BLHS mà
không thể nhảy cóc sang khung hình phạt khác và khoản 1 Điều 353 BLHS cũng
chính là khung liền kề nhẹ hơn của khoản 2 Điều 353 BLHS. Trong trường hợp này,
mức hình phạt tối thiểu mà Tịa án có thể áp dụng đối với H phải nằm trong giới hạn
tối thiểu của khung hình phạt nhẹ hơn (nằm trong giới hạn của khoản 1 Điều 353
BLHS), tức là 2 năm tù.17 Như vậy, theo quan điểm thứ nhất, Tòa án chỉ có thể
16
17
Bản án số: 149/2018/HS-PT ngày 05/11/2018 của TAND tỉnh An Giang.
Khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015 quy định: “…thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.