Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 123 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




LÊ XUÂN LỤC





QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2013



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



LÊ XUÂN LỤC




QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hùng




HÀ NỘI - 2013


3



Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn


Lê Xuân Lục








4
MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
8
1.1.

Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt
8
1.1.1.
Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyết định hình phạt
8
1.1.2.
Các nguyên tắc của quyết định hình phạt
19
1.1.3.
Các căn cứ quyết định hình phạt
27
1.2.
Một số vấn đề về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
Bộ luật Hình sự
34
1.2.1.
Khái niệm quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Hình sự
34
1.2.2.
Ý nghĩa của quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ
luật Hình sự
40
1.3.
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
43
1.3.1.
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

43
1.3.2.
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc
45
1.3.3.
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
47

5
trong Bộ luật Hình sự Nhật Bản
1.3.4.
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong Bộ luật Hình sự Thụy Điển
49

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
52
2.1.
Pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự từ năm 1945 đến trước năm 1999
52
2.1.1.
Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985
52
2.1.2.
Giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999
55

2.2.
Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
59
2.2.1.
Quy định về các nguyên tắc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật Hình sự
59
2.2.2.
Quy định về các căn cứ quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật Hình sự
65
2.2.3.
Quy định về giới hạn của việc quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự
78
2.3.
Thực tiễn áp dụng quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự
83
2.3.1.
Thực tiễn áp dụng các quy định về quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật Hình sự
83
2.3.2.
Những bất cập trong quy định về quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật Hình sự
87

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI

PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
96

6
3.1.
Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
96
3.1.1.
Hoàn thiện các căn cứ quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật Hình sự
96
3.1.2.
Hoàn thiện quy định về giới hạn của việc quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
97
3.1.3.
Hoàn thiện các vấn đề khác có liên quan đến quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
99
3.2.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Hình sự
101
3.2.1.
Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa
án nhân dân

101
3.2.2.
Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ Hội thẩm nhân dân
trong xét xử hình sự
105

KẾT LUẬN
108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
111


7



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS
: Bộ luật Hình sự
QĐHP
: Quyết định hình phạt
TAND
: Tòa án nhân dân
TANDTC
: Tòa án nhân dân tối cao
TNHS
: Trách nhiệm hình sự
XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

8



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự của Tòa
án các cấp
83
3.1
Tổng hợp các khung hình phạt theo loại tội trong Phần
các tội phạm của BLHS năm 1999
98






9
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những năm gần đây

cho thấy tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, với nhiều thủ
đoạn khác nhau. Luật hình sự đi vào đời sống xã hội có vai trò quan trọng
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một trong những vấn đề
quan trọng của luật hình sự là vấn đề quyết định hình phạt (QĐHP) của Tòa
án đối với các trường hợp phạm tội nói chung và đối với trường hợp QĐHP
nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) nói riêng. QĐHP chính xác,
công bằng và đúng pháp luật không chỉ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật mà còn có tác dụng cho người dân tin tưởng vào chính sách pháp luật của
Nhà nước. Nhìn chung, việc QĐHP đúng không chỉ có tác dụng đối với người
phạm tội mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và phát huy tác
dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Vì vậy, mọi trường hợp áp dụng hình phạt
nặng hơn hoặc nhẹ hơn mức cần thiết đối với hành vi phạm tội đều không
đảm bảo được mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội trở thành người
có ích cho xã hội.
Việc QĐHP không phải là việc dập khuôn như nhau với mọi hành vi
phạm tội cũng như mọi người phạm tội, mà phải dựa trên các căn cứ và các
nguyên tắc QĐHP theo quy định của BLHS. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa
án có thể QĐHP nhẹ hơn quy định tại điều khoản cụ thể của BLHS nếu dựa
trên các căn cứ, nguyên tắc về QĐHP mà BLHS quy định mà vẫn đảm bảo
tính chính xác, công bằng cũng như đạt được việc giáo dục và phòng ngừa
chung. Trong thực tiễn xét xử, việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS còn
nhiều khó khăn vướng mắc nhất định nên cần phải xem xét, nghiên cứu để
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

10
Quy định về việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS là xuất phát từ
nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước để thực
hiện phương châm trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội của Nhà
nước ta, đó là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo
dục, cải tạo.

Vấn đề QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS lần đầu tiên được ghi
nhận chính thức trong BLHS năm 1985, được quy định chung cùng các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) trong một điều của BLHS năm
1985 (Điều 38). Tương tự như vậy, đến lần pháp điển hóa lần thứ hai bằng
việc thông qua BLHS năm 1999 các quy định về QĐHP nhẹ hơn quy định của
BLHS cũng được tiếp tục ghi nhận đồng thời có những sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với tình hình mới, mà cụ thể quy định này đã được tách ra và ghi
nhận tại một điều luật riêng biệt trong Phần chung (Điều 47). Tuy nhiên, quy
định về QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS tại BLHS năm 1999 vẫn chưa
đáp ứng được các yêu cầu về mặt lập pháp với chế định này, cũng như thực
tiễn áp dụng vẫn còn những vướng mắc nhất định. Chẳng hạn, cả BLHS năm
1985 và BLHS năm 1999 vẫn chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của việc
QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS, các tình tiết giảm nhẹ TNHS hay tăng
nặng TNHS có ý nghĩa như thế nào đối với việc QĐHP nhẹ hơn quy định của
BLHS? Hay vấn đề tại sao lại quy định chỉ được QĐHP trong khung hình
phạt nhẹ hơn liền kề, trong khi đó các chế định khác như miễn hình phạt,
miễn TNHS còn mang lại hậu quả pháp lý có lợi hơn nhiều cho người phạm
tội? Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng pháp luật đối với chế định này cho thấy
còn nhiều bất cập, việc áp dụng chưa thống nhất giữa các đơn vị, địa phương,
nhận thức của nhiều Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn nhiều thiếu sót dẫn
đến việc áp dụng chế định này trên thực tế chưa đáp ứng được các yêu cầu về
chính sách hình sự.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về
mặt lý luận các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về QĐHP

11
nhẹ hơn quy định của BLHS và vấn đề áp dụng trong thực tiễn xét xử chế
định này để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định về
vấn đề QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và
pháp lý hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài

"Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn" làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS là một trong những
trường hợp QĐHP có tính đặc biệt. Quy định này có một vai trò quan trọng
trong chế định QĐHP vì vậy về mặt lý luận cho đến nay ở nước ta đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
- Về sách chuyên khảo:
+ ThS. Đinh Văn Quế: Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt
trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
+ TS. Lê Văn Đệ: Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật
hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010;
+ TS. Dương Tuyết Miên: Định tội danh và quyết định hình phạt,
Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2007.
- Về các bài viết:
+ TS. Trần Thị Quang Vinh, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của pháp luật hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2000;
+ Dương Tuyết Miên, Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật Hình sự, Tạp chí Luật học, số 6/2000;
+ TS. Phạm Mạnh Hùng, Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), số 3/2001;
+ TS. Lê Đăng Doanh, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ
luật Hình sự, Tạp chí TAND, số 12/2003;

12
+ ThS. Phạm Văn Báu, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ
luật - những bất cập và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí TAND, số
18/2008, v.v…
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, các công trình nghiên cứu trên đây
đều đã đề cập đến một số khía cạnh nhất định về QĐHP nhẹ hơn quy định của

BLHS, nhưng vẫn chỉ chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ đây là một trường hợp
nhỏ của chế định QĐHP nói chung. Có thể nói, cho đến nay chưa có một công
trình, hay tài liệu nào nghiên cứu một cách toàn diện về QĐHP nhẹ hơn quy
định của BLHS.
Vì vậy, với nội dung này, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài sẽ góp
phần làm rõ hơn về mặt lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề QĐHP nhẹ hơn
quy định của BLHS. Làm rõ hơn được vấn đề này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động xét xử đáp ứng được các yêu cầu mà Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
đã đề ra.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài góp phần làm rõ thêm một số điểm về mặt lý luận
khoa học và thực tiễn của việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS theo
BLHS Việt Nam năm 1999. Đồng thời xác định những điểm bất cập chưa hợp
lý trong thực tiễn xét xử và đề xuất một số kiến giải lập pháp nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy phạm về QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS dưới
góc độ thực tiễn của hoạt động xét xử và nhận thức khoa học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định về
QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS, cụ thể là:
- Vấn đề khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của QĐHP nhẹ hơn quy định
của BLHS;

13
- Vấn đề các nguyên tắc, căn cứ QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS;
- Vấn đề thực tiễn áp dụng các quy định về QĐHP nhẹ hơn quy định
của BLHS trong hoạt động xét xử của Tòa án;
- Nghiên cứu các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS dưới góc độ luật hình sự theo quy định
của BLHS năm 1999.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự cũng như
chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, còn sử dụng các thành
tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về
nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật
tố tụng hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu,
sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học
luật hình sự.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận làm sáng tỏ vấn đề
như: phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,… Đồng
thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước
và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc
lĩnh vực tư pháp hình sự do TANDTC hoặc của các cơ quan bảo vệ pháp luật
ở trung ương ban hành có liên quan đến đề tài.

14
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QĐHP nhẹ
hơn quy định của BLHS. Trong luận văn này, tác giả giải quyết các vấn đề về
mặt lý luận sau:
- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về

chế định QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS như: Một số vấn đề chung về
QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS bao gồm: khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa
của QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS; quy định về QĐHP nhẹ hơn quy
định của BLHS trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới.
- Phân tích và luận giải một cách khoa học các nguyên tắc, căn cứ của
việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS; đưa ra được một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS,
đồng thời trình bày được mô hình lý luận và kiến giải lập pháp về chế định
này trong BLHS.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và
toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về QĐHP nhẹ hơn quy định của
BLHS theo luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc làm rõ thực tiễn áp dụng quy định về
QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS của cơ quan Tòa án, cũng như đưa ra các
kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định QĐHP nhẹ hơn quy định của
BLHS trong lĩnh vực lập pháp, cũng như áp dụng chúng trong thực tiễn. Luận
văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực pháp luật, cũng như

15
phục vụ công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật Hình sự.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định

hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
Bộ luật Hình sự.

16
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyết định hình phạt
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là một công việc quan trọng trong hoạt động xét
xử vụ án hình sự của Tòa án. Khi tìm hiểu về QĐHP, trước tiên cần bàn về
khái niệm QĐHP. Khái niệm QĐHP được coi là một trong các khái niệm cơ
bản và quan trọng của luật hình sự Việt Nam. Luật hình sự xác định hành vi
nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới các khách thể được luật
hình sự bảo vệ và quy định các biện pháp với tư cách là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất để áp dụng đối với người phạm tội. Ở nước ta, trước đây,
thuật ngữ QĐHP còn có tên gọi là lượng hình. Sau khi BLHS được ban hành
năm 1985 và có hiệu lực, thuật ngữ lượng hình mới được thay bằng tên gọi là
QĐHP như hiện nay. Mặc dù là một khái niệm quan trọng nhưng cho tới nay,
pháp luật hình sự Việt Nam vẫn chưa có một một quy định để xác định khái
niệm QĐHP. Khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một khái
niệm khoa học luật hình sự.
Trong khoa học luật hình sự đã có nhiều nhà nghiên cứu về luật hình
sự đưa ra các khái niệm khác nhau về vấn đề này, chẳng hạn như, ThS. Đinh
Văn Quế đưa ra định nghĩa mang tính khái quát về QĐHP như sau "Quyết
định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn hình phạt buộc người bị kết án phải

chấp hành. Tòa án lựa chọn loại hình phạt nào, mức hình phạt bao nhiêu, phải
tuân theo những quy định của Bộ luật Hình sự" [24]. Trong khi đó, TS. Lê Văn
Đệ thì cho rằng: "Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác

17
định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người
phạm tội cụ thể" [9, tr. 161].
Dưới góc độ của luật tố tụng hình sự, TS. Chu Thị Trang Vân cho rằng:
"Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử
của Bộ luật Hình sự, là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt
cụ thể được quy định trong luật hình sự tương ứng với cấu thành tội phạm cụ
thể để áp dụng với người phạm tội, thể hiện trong bản án buộc tội" [55].
Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Khoa Luật thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội thì "quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt
cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức độ
cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội" [3, tr. 317].
Còn trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật
Hà Nội thì định nghĩa: "Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và
xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với
người phạm tội cụ thể" [50, tr. 201].
Nhìn chung, các khái niệm do các tác giả đưa ra trên đây suy cho cùng
đều khẳng định QĐHP là việc Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt trong
phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Việc lựa chọn loại hình
phạt được hiểu là chỉ lựa chọn loại hình phạt chính hoặc cả hình phạt chính và
hình phạt bổ sung trong số các hình phạt thuộc hệ thống hình phạt quy định
tại BLHS, với những mức độ cụ thể, phù hợp với tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhằm đạt được các mục đích của
hình phạt. Có thể nói đây chính là nội dung cốt lõi của khái niệm QĐHP và
được đa số các nhà khoa học đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm về QĐHP còn được một số nhà luật

học đưa ra nghiên cứu theo hai khía cạnh đó là: nghĩa hẹp của khái niệm
QĐHP, nghĩa rộng của khái niệm QĐHP [50, tr. 201-202]. Theo đó, các tác
giả này cho rằng các quan điểm về QĐHP mà đã trình bày trên đây chỉ là khái

18
niệm QĐHP theo nghĩa hẹp. Còn theo nghĩa rộng của vấn đề thì QĐHP còn
bao gồm cả các hoạt động: xác định người phạm tội có được miễn TNHS hay
miễn hình phạt hay không, xác định khung hình phạt, xác định loại và mức hình
phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt hoặc dưới khung đó [15, tr. 65-66].
Như vậy, qua phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm khoa học về
QĐHP được hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:
Thứ nhất, nghĩa hẹp của QĐHP là việc Tòa án ra QĐHP với hình phạt
chính và hình phạt bổ sung.
Thứ hai, nghĩa hẹp của QĐHP là bao gồm cả hình phạt chính và hình
phạt bổ sung, quyết định các biện pháp chấp hành hình phạt, miễn TNHS,
miễn hình phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp khác nhằm
mục đích thay thế hoặc bổ sung cho hình phạt. Ví dụ, quyết định biện pháp
bắt buộc chữa bệnh… Như vậy, với nội dung nêu trên thì QĐHP chỉ có thể
đặt ra đối với những trường hợp người phạm tội phải chịu TNHS và bị áp
dụng hình phạt.
Đối với hình phạt chính, đa số hình phạt quy định cho các tội phạm là
chế tài lựa chọn. Do vậy, nếu trong khung hình phạt có nhiều loại hình phạt
khác nhau thì QĐHP là việc lựa chọn một hình phạt cụ thể trong các hình phạt
đó và xác định một mức hình phạt cụ thể trong phạm vi cho phép để áp dụng
đối với người phạm tội. Trường hợp hình phạt mà Toàn án tuyên cho bị cáo là
cảnh cáo, trục xuất, tù chung thân hoặc tử hình thì QĐHP thực chất chỉ là việc
lựa chọn hình phạt mà không có bước xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng
cho người phạm tội.
Đối với hình phạt bổ sung, việc QĐHP tương tự như QĐHP chính, tức
là Tòa án lựa chọn loại và quyết định mức hình phạt chính trong phạm vi cho

phép của khung hình phạt để áp dụng kèm theo hình phạt chính nhằm mục
đích bổ sung cho hình phạt chính, mở rộng khả năng pháp lý cho Tòa án lựa
chọn hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội

19
phạm và đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Tuy nhiên, về cơ bản nhất
QĐHP chính vẫn là nội dung cốt lõi của QĐHP và quyết định bản chất của
khái niệm này.
Trong khoa học luật hình sự hiện nay, khi xác định nội dung của khái
niệm QĐHP thì có tác giả còn cho rằng nên coi việc miễn hình phạt và miễn
TNHS thuộc về giai đoạn QĐHP [22, tr. 62]. Theo TS. Dương Tuyết Miên
trong sách "Định tội danh và quyết định hình phạt" thì nên coi miễn hình phạt
thuộc về giai đoạn QĐHP. Điều 54 BLHS quy định: "Người phạm tội có thể
được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ
quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt,
nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự" [29]. Như vậy, về nội
dung pháp lý thì miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu hình
phạt tức biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất về tội mà họ đã phạm. Miễn
hình phạt phải thuộc về giai đoạn QĐHP vì miễn hình phạt được thực hiện
sau khi Tòa án đã xác định xong tội danh và là bước đầu của quá trình xác
định hình phạt.
Cũng theo TS. Dương Tuyết Miên, đối với trường hợp miễn TNHS
cũng nên coi thuộc về giai đoạn QĐHP, bởi những lý do sau: Miễn TNHS là
không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội họ đã thực hiện. Miễn
TNHS được thực hiện sau khi Tòa án đã xác định xong tội danh cho bị cáo
nên không thể thuộc giai đoạn định tội danh. Trên cơ sở định tội danh bị cáo
đã phạm, Tòa án sẽ xem xét, nếu thấy không cần thiết phải truy cứu TNHS
đối với bị cáo mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm thì Tòa án sẽ tuyên bố miễn TNHS cho bị cáo [22, tr. 62].
Tác giả đồng ý với quan điểm của TS. Dương Tuyết Miên coi miễn

hình phạt là biện pháp xử lý TNHS chỉ do Tòa án tiến hành trên cơ sở những
căn cứ, quy định của BLHS. Miễn hình phạt cũng chỉ được tiến hành sau khi
Tòa án đã định tội danh xong đối với bị cáo. Vì vậy, cần xác định miễn hình
phạt phải thuộc về giai đoạn QĐHP.

20
Còn đối với quan điểm cho rằng miễn TNHS thuộc về giai đoạn QĐHP
thì tác giả không đồng ý, bởi lẽ, miễn TNHS là một biện pháp xử lý hình sự do
nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau tiến hành, tùy từng giai đoạn tố tụng
khác nhau, như: Cơ quan điều tra ở giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát ở giai đoạn
truy tố, hay Tòa án ở giai đoạn xét xử. Như vậy, người đã thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội có đủ các điều kiện được miễn TNHS thì vẫn được các
cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy định của BLHS để miễn TNHS cho
người đó. Hơn nữa, QĐHP là hoạt động của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật
hình sự, do đó nếu cho rằng miễn TNHS thuộc về giai đoạn QĐHP là chưa
chính xác ở cả khía cạnh nội dung lẫn khía cạnh chủ thể có thẩm quyền QĐHP.
Một vấn đề nữa mà chúng ta cần làm rõ để hiểu chính xác nội hàm
khái niệm QĐHP là việc xác định giai đoạn định khung hình phạt có thuộc về
hoạt động QĐHP hay không? Tác giả cho rằng, cần coi giai đoạn định khung
hình phạt là một trình tự của hoạt động QĐHP, thuộc về hoạt động QĐHP.
Bởi vì, định khung hình phạt là việc làm được thực hiện sau khi định tội danh
xong và là hoạt động đầu tiên xác định giới hạn tối thiểu và tối đa của hình
phạt theo khung hình phạt được phép áp dụng, trên cơ sở giới hạn luật định,
hình phạt cụ thể sẽ được quyết định. Mặt khác, việc định tội danh phải được
thực hiện trên cơ sở cấu thành tội phạm cơ bản chứ không phải là các cấu
thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Chỉ trên cơ sở định tội danh xong
các cơ quan tố tụng mới xác định khung hình phạt, trong trường hợp điều luật
chỉ có một khung hình phạt thì Tòa án đương nhiên không phải xác định
khung hình phạt. Khi định khung hình phạt, Tòa án dựa vào các tình tiết giảm
nhẹ và tăng nặng định khung. Vì vậy, theo tác giả nên coi định khung hình

phạt thuộc về hoạt động QĐHP.
Từ những sự phân tích trên, tác giả cho rằng nên định nghĩa khái niệm
QĐHP như sau: QĐHP là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án do
Hội đồng xét xử thực hiện, căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự, và
dựa trên những nguyên tắc nhất định, được thực hiện tùy thuộc vào từng trường

21
hợp để xác định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể áp dụng cho người phạm
tội cụ thể hoặc miễn hình phạt cho người phạm tội theo quy định của BLHS
phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Từ định nghĩa trên đây chúng ta có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của
hoạt động QĐHP như sau:
- QĐHP là hoạt động thực tiễn của Tòa án mà cụ thể là của Hội đồng
xét xử thực hiện. Như trên đã phân tích, hoạt động QĐHP là một hoạt động
tiếp theo của quá trình áp dụng pháp luật hình sự trong việc xử lý người phạm
tội. Hoạt động QĐHP chỉ được thực hiện sau khi, xác định người phạm tội đã
phạm tội gì được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS.
- QĐHP do Tòa án thực hiện trên cơ sở các quy định của BLHS. Như
chúng ta đã biết, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền kết tội và QĐHP đối
với người phạm tội. Thêm vào đó, việc QĐHP của Tòa án phải căn cứ và dựa
trên cơ sở quy định của BLHS, đây chính là một phần của việc đảm bảo
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong hoạt động QĐHP.
- Nội dung của QĐHP có thể là miễn hình phạt hoặc nếu Tòa án quyết
định áp dụng hình phạt thì QĐHP là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt và
xác định mức hình phạt cụ thể trong BLHS để áp dụng cho bị cáo. Đây chính
là những hậu quả pháp lý mà Tòa án xác định khi người phạm tội thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
- Quyết định hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân người có hành vi
phạm tội. Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là xác định
TNHS của cá nhân. Do đó, việc QĐHP cũng phải áp dụng đối với cá nhân

người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
1.1.1.2. Ý nghĩa của quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là một hoạt động, thể hiện ở việc Tòa án tuân
thủ các quy định của BLHS và Bộ luật Tố tụng hình sự để tuyên một hình

22
phạt đảm bảo tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật với người phạm tội
bị kết án. Qua đó, góp phần tích cực vào việc bảo vệ các quyền con người và
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. QĐHP có những ý nghĩa quan
trọng sau:
* QĐHP đúng là cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, mục đích là "dự kiến
trong ý thức con người về kết quả nhằm đạt được bằng hoạt động của mình…
Với tính cách là động cơ trực tiếp, mục đích hướng dẫn và điều chỉnh mọi
hành động" [58, tr. 648]. Như vậy, có thể hiểu mục đích của hình phạt là kết
quả mà Nhà nước đặt ra và mong muốn đạt được khi áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội bị kết án. Mục đích của hình phạt tuy là yếu tố quyết định
đối với hoạt động QĐHP nhưng mục đích của hình phạt có đạt được hay
không lại phụ thuộc vào việc QĐHP được thực hiện như thế nào. Mọi trường
hợp QĐHP sai, QĐHP quá nặng hoặc quá nhẹ đều sẽ không đạt được mục
đích của hình phạt trong thực tiễn và còn làm nảy sinh những phản ứng tiêu
cực, tâm lý chống đối, không tin tưởng vào tính công minh của pháp luật, của
các cơ quan bảo vệ pháp luật… từ phía người bị kết án và dư luận xã hội.
Điều 27 BLHS năm 1999 quy định về mục đích của hình phạt như sau:
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn
giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa
họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn
trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [29].
Hiện nay, trong khoa học pháp lý hình sự có rất nhiều các quan điểm

khác nhau về các mục đích của hình phạt: Quan điểm truyền thống coi các
mục đích quan trọng hơn cả của hình phạt là ngăn ngừa riêng và ngăn ngừa
chung; Quan điểm nghiêng về trấn áp hình sự coi mục đích của hình phạt chỉ
là trừng trị; Quan điểm nghiêng về đạo đức coi mục đích của hình phạt chỉ là

23
giáo dục và cải tạo; Quan điểm mềm dẻo coi các mục đích của hình phạt là cả
trừng trị, cải tạo và giáo dục [4].
Nhìn chung, tất cả các quan điểm này đều thừa nhận một trong hai
hoặc cả hai mục đích chính của hình phạt là trừng trị và giáo dục người phạm
tội. Việc QĐHP phải đảm bảo cho hình phạt đã tuyên đạt được cả hai mục
đích này. Trừng trị và giáo dục là hai mặt có liên quan mật thiết đến nhau khi
QĐHP, Tòa án không được đề cao hay coi nhẹ mặt nào. Nếu coi nhẹ mục
đích giáo dục sẽ dẫn đến QĐHP quá nặng, người phạm tội sẽ có tâm lý cho
rằng hình phạt đã tuyên không thỏa đáng với họ. Hình phạt trong trường hợp
này sẽ chỉ làm cho người bị kết án thù ghét pháp luật và các cơ quan bảo vệ
pháp luật, nảy sinh tâm lý chống đối, từ đó sẽ không cố gắng tích cực lao
động, cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. Ngược lại, nếu quá coi
nhẹ mục đích trừng trị sẽ dẫn tới việc QĐHP một cách quá nhẹ, không tương
xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hậu
quả là bản thân người phạm tội sẽ coi thường pháp luật, còn quần chúng nhân
dân sẽ thiếu tin tưởng vào pháp luật của Nhà nước.
Vì vậy, quyết định một hình phạt công minh, tương xứng với tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người
phạm tội là điều kiện bắt buộc để đạt được các mục đích trừng trị và giáo dục
của hình phạt. Theo quan điểm của tác giả, nếu đạt được cả hai mục đích
trừng trị và giáo dục cải tạo người phạm tội thì đương nhiên hình phạt cũng
phát huy được tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung và góp phần hình thành
ý thức tuân thủ pháp luật, tích cực, chủ động tham gia đấu tranh phòng, chống
tội phạm của các thành viên khác trong xã hội.

* Quyết định hình phạt đúng là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu
quả của hình phạt
Ngoài mục đích thì hiệu quả của hình phạt cũng là một yếu tố quan
trọng của QĐHP. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, hiệu quả

24
"là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng
tới" [58, tr. 440]. Nếu như mục đích của hình phạt là dự kiến về kết quả của
Nhà nước đặt ra và mong muốn đạt được khi áp dụng hình phạt với người
phạm tội bị kết án thì hiệu quả của hình phạt chính là kết quả cần đạt được đó.
Tuy nhiên, do những mục đích của hình phạt trong thực tế luôn đạt được ở
những chừng mực nhất định nên mức độ đạt được mục đích của hình phạt
chính là kết quả phản ánh hiệu quả của hình phạt. Mức độ đạt được mục đích
của hình phạt càng cao thì hiệu quả của hình phạt đạt được càng cao và ngược
lại, mục đích đạt được của hình phạt ở mức độ thấp thì hiệu quả hình phạt
cũng chỉ đạt được ở mức độ thấp.
Nói đến hiệu quả của hình phạt là nói đến tác dụng tích cực của hình
phạt đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Khi hình phạt được áp
dụng đối với người phạm tội bị kết án và thi hành trong thực tiễn thì hiệu quả
của hình phạt có được đảm bảo và nâng cao hay không phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: Hoạt động xây dựng pháp luật hình sự; hoạt động QĐHP; việc tổ
chức thi hành án hình sự; công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm hình thành và
nâng cao ý thức pháp luật cho công dân. Trong tất cả các yếu tố này thì
QĐHP là yếu tố mang tính quyết định, quan trọng nhất trong việc đảm bảo và
nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt. Việc xây dựng hệ thống pháp luật
hình sự hoàn thiện chỉ có ý nghĩa khi QĐHP trong thực tế được đúng. Mặt
khác, việc chấp hành hình phạt chỉ phát huy tác dụng tốt nhất nếu Tòa án
QĐHP đúng. Những yếu tố xã hội khác đảm bảo hiệu quả của hình phạt như
vấn đề tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân để công dân tự
giác chấp hành hình phạt không thể phát huy tác dụng khi QĐHP không đúng.

Nếu hình phạt được tuyên không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội thì sẽ làm cho người bị kết án không thấy
được tính đúng đắn của bản án và từ đó không tích cực lao động cải tạo để trở
thành người có ích cho xã hội; cũng như gây ra dư luận không tốt trong quần
chúng nhân dân, ảnh hưởng tới niềm tin của quần chúng đối với pháp luật,

25
không động viên quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm và như vậy hiệu quả của hình chắc chắn sẽ
không đạt được.
* Quyết định hình phạt đúng là điều kiện đảm bảo tính khả thi của
hệ thống hình phạt
Trong thực tiễn, các trường hợp phạm tội luôn có sự khác nhau về tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, để đảm bảo mục đích trừng trị và
giáo dục người phạm tội, bắt buộc Nhà nước phải xây dựng các loại hình phạt
cụ thể, có mức độ nghiêm khắc khác nhau, phù hợp với tính chất, mức độ
nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 8
BLHS năm 1999. Các hình phạt được sắp xếp theo một trình tự nhất định, tạo
thành một chỉnh thể thống nhất gọi là hệ thống hình phạt nhưng vẫn đảm bảo
căn cứ, điều kiện áp dụng của mỗi loại hình phạt trong các trường hợp cụ thể.
Hệ thống hình phạt là tổng hợp các biện pháp cưỡng chế về hình sự
nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong pháp luật hình sự, căn cứ
vào mức độ nghiêm khắc của mỗi loại được sắp xếp thành một danh mục cụ thể
theo trình tự nhất định từ nhẹ đến nặng hay ngược lại và chỉ do Tòa án quyết
định trong bản án kết tội đối với bị cáo đã thực hiện tội phạm [4, tr. 688]. Mục
đích và hiệu quả của hình phạt tuy phụ thuộc vào việc tổ chức chấp hành hình
phạt trong thực tiễn, nhưng trước tiên phụ thuộc vào việc lựa chọn loại hình
phạt trong hệ thống hình phạt với mức hình phạt cụ thể của Hội đồng xét xử.
Trong hệ thống hình phạt, căn cứ vào khả năng, giá trị tác động của
mỗi loại hình phạt đối với tội phạm, các hình phạt được chia thành hình phạt

chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính được xác định là loại hình phạt
tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và khi
được áp dụng có khả năng đạt được mục đích của hình phạt. Hình phạt bổ
sung được xác định là loại hình phạt hỗ trợ cho hình phạt chính nhằm đạt
được mục đích của hình phạt ở mức cao nhất [50, tr. 180]. Chính vì vậy mà

×