Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ KHẢ LUẬN
LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

LÊ KHẢ LUẬN

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẶT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

KHĨA 32

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ KHẢ LUẬN

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẶT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103



Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN XUÂN QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh
chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” là cơng trình nghiên
cứu khoa học do bản thân tơi thực hiện. Những tài liệu, số liệu được sử dụng trong
luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết luận khoa học của Luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả

Lê Khả Luận


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ được viết tắt
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Tố tụng dân sự
Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng

Từ viết tắt
BLDS
BLTTDS
CISG 1980

hóa quốc tế năm 1980

Cộng hòa Pháp

Pháp

Cộng hòa liên bang Đức

Đức

Giấy chứng nhận

GCN

Hội đồng xét xử

HĐXX

Hội đồng thẩm phán

HĐTP

Quyền sử dụng đất

QSDĐ

Tòa án nhân dân

TAND

Ủy ban nhân dân


UBND


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.............................................................................. 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7
6. Dự kiến điểm mới, các đóng góp của đề tài..................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẶT CỌC.............................................. 9
1.1. Khái quát về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc ..... 9
1.2. Cách tính thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc ......... 16
1.3. Hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp
đặt cọc ................................................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 22
CHƯƠNG 2. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU TUYÊN BỐ ĐẶT CỌC
VÔ HIỆU.................................................................................................................. 23
2.1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc
vô hiệu ................................................................................................................... 23
2.2. Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô
hiệu ........................................................................................................................ 28
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu
cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu ............................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 37
CHƯƠNG 3. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM
ĐẶT CỌC ................................................................................................................ 38

3.1. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc ................................... 38
3.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường do vi phạm đặt cọc ............. 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHUNG .................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 1
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 6


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần và sự cạnh
tranh của nền kinh tế thị trường, các quan hệ dân sự, lao động, thương mại ngày càng
phong phú và đa dạng. Để đảm bảo cho các giao dịch dân sự được giao kết, thực hiện,
các bên thường thỏa thuận xác lập các biện pháp bảo đảm, trong đó phổ biến là đặt
cọc. Khi phát sinh tranh chấp, các bên thường tìm đến phương pháp khởi kiện ra Tòa
án hay Trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một trong những cơ
chế ảnh hưởng đến quyền khởi kiện đó là thời hiệu khởi kiện vì trong một số trường
hợp, khi thời hiệu khởi kiện kết thúc, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,
nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.
Quy định về thời hiệu khởi kiện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện
hành nói chung, trong các tranh chấp đặt cọc nói riêng cịn nhiều điểm chưa cụ thể,
rõ ràng. Thực tiễn xét xử vẫn còn những quan điểm khác nhau dẫn đến những vướng
mắc, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên. Một số vấn đề có thể đề cập đến như: chưa có quy định về thời hiệu
khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc
vơ hiệu; Tịa án chưa thống nhất khi áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện đối với
yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc, yêu cầu đòi tiền phạt cọc, trả lãi trên khoản tiền chậm
trả; các vấn đề về áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp bất khả kháng, bắt

đầu lại thời hiệu khởi kiện, thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện, hay thời hiệu
theo thỏa thuận cũng chưa được quy định minh thị… Do đó, các tranh chấp phát sinh
từ đặt cọc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, triệt để, ảnh hưởng đến quyền lợi của
các bên liên quan, gây cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về thời
hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc để có cái nhìn tồn diện về lý luận
cũng như thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị hồn thiện pháp luật về thời hiệu
khởi kiện, giúp đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự là rất quan trọng. Xuất phát
từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết
tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài Luận
văn Thạc sĩ luật học để nghiên cứu, phân tích.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay các cơng trình nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh
chấp đặt cọc không nhiều. Tác giả nhận thấy vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu


2

nào thật sự chun sâu, tồn diện các khía cạnh của đề tài. Các tài liệu tác giả tham
khảo được thể hiện trong nhiều nguồn khác nhau như giáo trình, sách chuyên khảo,
bình luận án, Luận văn Thạc sĩ, tạp chí… Thơng qua q trình nghiên cứu và chọn
lọc các tài liệu, tác giả nhận thấy một số cơng trình nghiên cứu liên quan có giá trị,
có thể kể đến như:
- Sách chuyên khảo, giáo trình
+ Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án
và bình luận án - Tập 2 (xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, Hà Nội. Đây là cuốn sách bình luận về đặt cọc, thời hiệu khởi kiện tranh chấp
đặt cọc dựa trên các vụ việc thực tiễn, chỉ ra những vướng mắc trong quá trình áp
dụng pháp luật. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung phân tích hai trường hợp thời hiệu
khởi kiện về tranh chấp đòi tài sản đặt cọc và đòi tiền tương đương với tài sản đặt

cọc, một số vấn đề khác như thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu, yêu
cầu trả lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả… vẫn chưa được phân tích cụ thể. Mặc
dù vậy, đây là phần bình luận quan trọng được tác giả sử dụng để triển khai một số
nội dung chính của đề tài.
+ Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án – Tập
2 (xuất bản lần thứ bảy), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Tài liệu
này phân tích, bình luận một số nội dung liên quan đến thời hiệu khởi kiện như: thời
hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu do vi phạm điều cấm, do giả tạo, vi phạm điều kiện về
chủ thể; thời hiệu yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng; thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh
chấp về hợp đồng… Tuy thời hiệu khởi kiện trong giải quyết các tranh chấp đặt cọc
chưa được trực tiếp nghiên cứu nhưng đây là tài liệu cung cấp những nội dung cơ bản
giúp tác giả có sự phân tích, so sánh, đánh giá để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
+ Tưởng Duy Lượng (2008), Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tài liệu này đề cập các tranh chấp phát sinh trong giao
dịch dân sự qua một số vụ án thực tế, trong đó có nội dung nghiên cứu về những vấn
đề lý luận và thực tiễn của đặt cọc, thời hiệu khởi kiện và đường lối giải quyết một
số tranh chấp đối với loại giao dịch này. Một số nội dung của tài liệu được tác giả
tiếp tục kế thừa trong việc làm rõ bản chất của đặt cọc cũng như các tranh chấp đặt
cọc phát sinh, để áp dụng loại thời hiệu khởi kiện phù hợp.
+ Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp
tại Tòa án, Trọng tài - cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, Nxb. Lao động, TP. Hồ
Chí Minh. Tài liệu phân tích các quy phạm về thời hiệu khởi kiện tại Tòa án, bao gồm


3

các vấn đề như khái niệm, nguyên tắc xác định, thời gian khơng tính vào thời hiệu,
bắt đầu lại thời hiệu, các trường hợp không áp dụng thời hiệu, thời hiệu được áp dụng
đối với một số tranh chấp cụ thể… Mặc dù khơng trực tiếp phân tích thời hiệu khởi
kiện trong giải quyết các tranh chấp đặt cọc nhưng tài liệu này giúp tác giả có sự liên

hệ đánh giá các vấn đề được đưa ra trong đề tài.
+ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Những quy định
chung về Luật Dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Giáo trình cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản liên
quan đến giao dịch dân sự, thời hiệu khởi kiện như: khái niệm, điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự, thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu,
hệ quả của hết thời hiệu... Qua đó, giúp tác giả hệ thống được những kiến thức nền
tảng làm cơ sở lý luận để định hướng nội dung nghiên cứu trong đề tài.
- Luận văn Thạc sĩ
+ Đào Thị Ngọc Thuận (2015), Đặt cọc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005, Luận văn Thạc sĩ – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên
cứu về đặt cọc trên cơ sở đánh giá các quy phạm pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp
luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đặt cọc. Đề tài đề cập thời hiệu khởi
kiện đòi tài sản đặt cọc trong phần xử lý đặt cọc và chỉ ra những bất cập của quy định
hiện hành. Đề tài mang lại sự kế thừa các giá trị nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện
đòi tài sản đặt cọc và tạo nền tảng để tác giả phát triển những khía cạnh khác trong
đề tài nghiên cứu.
+ Nguyễn Thị Thuận (2020), Đặt cọc để bảo đảm việc mua bán nhà ở hình
thành trong tương lai tại các dự án nhà ở thương mại, Luận văn Thạc sĩ – Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật về đặt cọc để đảm bảo mua nhà ở trong các dự án nhà ở thương
mại tại Việt Nam; nêu lên những đánh giá, ý kiến khoa học về nội dung liên quan đến
giá trị pháp lý của đặt cọc. Thơng qua đó, tác giả có thể đưa ra những so sánh trên
quan điểm khoa học pháp lý để làm rõ các vấn đề liên quan và giúp người đọc có cái
nhìn tồn diện về bản chất của đặt cọc, tranh chấp đặt cọc, làm cơ sở cho việc lựa
chọn áp dụng thời hiệu khởi kiện cho các tranh chấp đặt cọc phát sinh.
- Bài báo, tạp chí
+ Đỗ Văn Đại (2011), “Về thời hiệu kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt
Nam”, Tạp chí Kiểm sát, số 13. Trong bài viết này, thời hiệu khởi kiện đòi tài sản
được tác giả phân tích dưới góc độ quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng và học



4

hỏi kinh nghiệm nước ngồi. Bài viết có sự so sánh, đối chiếu với các quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam và định hướng giải quyết các tranh chấp liên quan. Qua
đây, giúp tác giả có thêm thơng tin để tiếp tục nghiên cứu và làm rõ bản chất của yêu
cầu đòi tài sản trong đặt cọc cũng như thời hiệu khởi kiện được áp dụng trong các
tranh chấp liên quan đến đặt cọc.
+ Đặng Thanh Hoa (2017), “Bàn về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với
u cầu bảo vệ quyền sở hữu”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 8. Bài viết tập trung phân
tích những vấn đề liên quan đến yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, bản chất của yêu cầu
và việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu này. Tuy không đề cập
đến các tranh chấp về đặt cọc nhưng bài viết giúp tác giả xác định được thời hiệu khởi
kiện áp dụng cho các tranh chấp đặt cọc liên quan đến quyền sở hữu.
+ Lê Minh Hùng và Lê Khả Luận (2021), “Áp dụng thời hiệu khởi kiện u cầu
tun đặt cọc vơ hiệu”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 (398). Bài viết phân tích
thời hiệu khởi kiện áp dụng trong trường hợp đặt cọc vô hiệu bằng việc nghiên cứu
các quy định của pháp luật; đánh giá thực tiễn xét xử; chỉ ra những vướng mắc, bất
cập về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu. Tài liệu này cũng thể hiện
nội dung nghiên cứu, các quan điểm khoa học của tác giả được đề cập trong đề tài.
+ Đặng Phước Thông và Lê Khả Luận (2021), “Thời hiệu khởi kiện trong các
trường hợp yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và trả lại tài sản đặt cọc”, Tạp chí Luật
học, số 9 (256). Bài viết phân tích quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện trong
các trường hợp về yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, trả lại tài sản đặt cọc; thực tiễn
áp dụng thời hiệu khởi kiện; từ đó kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật về vấn
đề này. Tài liệu này cũng thể hiện nội dung nghiên cứu, các quan điểm khoa học của
tác giả được đề cập trong đề tài.
+ Đoàn Đức Lương và Trần Ngọc Sơn (2017), “Thời hiệu khởi kiện các vụ án
dân sự theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí pháp luật và thực tiễn, số 1. Bài viết phân

tích, so sánh, đối chiếu các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong Bộ luật
Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự cũ với Bộ luật Dân sự hiện hành và đưa ra hướng dẫn
cho những vấn đề chưa rõ ràng. Bài viết cung cấp cho tác giả thông tin về sự thay đổi
quy định về thời hiệu khởi kiện và bản chất của các loại thời hiệu khởi kiện khi áp
dụng các quy định này để giải quyết tranh chấp đặt cọc.
Tuy các cơng trình nghiên cứu trên chưa tập trung giải quyết toàn diện các vấn
đề pháp lý, thực tiễn liên quan đến thời hiệu khởi kiện các tranh chấp đặt cọc và có


5

nhiều tài liệu chưa sử dụng các quy định của văn bản pháp luật hiện hành, nhưng đó
là nguồn tài liệu bổ ích để tác giả hồn thành Luận văn này.
- Tài liệu nước ngoài
Các tài liệu nước ngoài liên quan đến thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh
chấp đặt cọc được tác giả sử dụng để nghiên cứu, phân tích, so sánh như:
+ Sibilla Buletsa, Piotr Zakrzewski (2019), “Limitation of claims in Polish and
Ukrainian Civil Code against the background of The principles of European Contract
Law and the German Civil Code”, Journal of Legal Studies, No. 24 (38). Bài viết đề
cập thời hiệu áp dụng đối với các yêu cầu dân sự ở Ba Lan, Ukraine và Đức… và sự
tác động của các nguyên tắc trong Luật Hợp đồng châu Âu đến nhà lập pháp của các
quốc gia này. Qua đây, tác giả có sự so sánh với các quy định về thời hiệu khởi kiện
ở Việt Nam, để học hỏi và đề xuất những kinh nghiệm, giải pháp phù hợp hướng đến
hoàn thiện các quy định về thời hiệu nói chung, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt
cọc nói riêng.
+ New Zealand Law Commission (2007), Limitation Defences in Civil Cases:
Update Report for the Law Commission, Miscellaneous Paper prepared by Chris
Corry, Barrister, MP 16. Tài liệu này phân tích nội dung trong hai báo cáo của Ủy
ban pháp luật Vương quốc Anh về các biện pháp bảo vệ giới hạn cho các thủ tục dân
sự. Tài liệu chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai báo cáo này, cũng như những điểm

mới và mục đích hướng tới của Báo cáo năm 2000. Theo đó, Ủy ban Pháp luật Vương
quốc Anh đưa ra khuyến nghị về việc không áp dụng thời hiệu để giới hạn một số yêu
cầu, trong đó, có yêu cầu về bảo vệ quyền sở hữu. Đây là tài liệu hữu ích giúp tác giả
tìm hiểu về khả năng không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đặt cọc
liên quan đến quyền sở hữu.
+ Карнаух Богдан Петрович (2016), “Позовна давність у практиці
європейського суду з прав людини”, Проблеми законності, Вип. 134 (Tạm dịch:
Bogdan Karnaukh (2016), “Thời hạn trong Án lệ của Tòa án Nhân quyền châu Âu”,
Tạp chí Các vấn đề về tính pháp lý). Tài liệu này nghiên cứu quy định về thời hiệu
theo Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản và Án
lệ của Tịa án Nhân quyền châu Âu. Tài liệu phân tích được bản chất, ý nghĩa, vai trò
của thời hiệu khởi kiện khi xem xét thời hiệu trong mối liên hệ với các quy định khác
của Cơng ước, trong đó có quyền sở hữu tài sản và đưa ra lý giải cho việc không áp
dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu này. Đây là nội dung được tác giả học hỏi


6

và sử dụng làm minh chứng cho phần kiến nghị của mình về khơng áp dụng thời hiệu
khởi kiện đối với u cầu địi tài sản đặt cọc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu các cơng trình đã cơng bố, Luận văn
tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết
tranh chấp đặt cọc mà các cơng trình trước đây chưa đề cập toàn diện.
Thứ nhất, tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản về thời hiệu khởi kiện tranh chấp
đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, nội
dung, ý nghĩa, cách tính thời hiệu khởi kiện, hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi
kiện… Qua đó, giúp người đọc có một bức tranh tổng quan về thời hiệu khởi kiện
tranh chấp đặt cọc.
Thứ hai, trên nền tảng những vấn đề lý luận về thời hiệu khởi kiện tranh chấp

đặt cọc, tác giả đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành cùng với việc khai thác
một số bản án, tình huống thực tiễn và quy định của một số quốc gia như: Cộng hòa
Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Vương quốc Anh, California, Bộ nguyên tắc châu Âu
về hợp đồng, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế… để chỉ ra
những điểm bất cập trong quy định pháp luật hiện hành.
Thứ ba, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp nâng
cao hiệu quả thực thi các quy định về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp
đặt cọc. Tác giả mong muốn pháp luật về thời hiệu nói chung, thời hiệu khởi kiện
tranh chấp đặt cọc nói riêng sẽ hồn thiện hơn nữa. Đồng thời, quyền lợi của các bên
sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất khi tham gia vào giao dịch đặt cọc trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện các tranh chấp đặt cọc theo
quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Cụ thể, tác giả nghiên cứu những vấn đề
pháp lý về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc, phân tích những bất cập của các
quy định pháp luật hiện hành thông qua việc nghiên cứu một số tranh chấp điển hình,
từ đó đề xuất kiến nghị hồn thiện các quy định pháp luật.
Về văn bản pháp luật Việt Nam, tác giả nghiên cứu các quy định trong Bộ luật
Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và
các văn bản hướng dẫn thi hành, để thấy được sự phát triển của các quy định pháp
luật về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc. Đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng,
bao hàm nhiều vấn đề, nhưng do điều kiện thời gian có hạn và mục tiêu nghiên cứu
của đề tài nên tác giả chỉ tập trung giải quyết các vấn đề về thời hiệu khởi kiện yêu


7

cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và thời hiệu khởi kiện trong quá trình thực thi đặt cọc.
Một số vấn đề khác như: thời hiệu khởi kiện trong trường hợp bất khả kháng, bắt đầu
lại thời hiệu khởi kiện, thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện… sẽ không thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài. Thay vào đó, các vấn đề này được nhắc đến nhằm

mục đích làm rõ nội hàm hoặc bổ sung cho các nội dung liên quan.
Về pháp luật nước ngoài, tác giả phân tích, so sánh các vấn đề có liên quan với
pháp luật của một số quốc gia như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Vương
quốc Anh, California, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Bộ nguyên tắc Unidroit
về hợp đồng thương mại quốc tế… Đây là những quốc gia có nhiều kinh nghiệm về
việc phát triển các giao dịch bảo đảm, có thể đem lại những bài học kinh nghiệm phù
hợp với thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.
Đối với thực tiễn xét xử, tác giả sẽ phân tích, bình luận các bản án, các vụ việc
điển hình về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc, để làm rõ hơn những vấn đề liên
quan đến đề tài. Thực tiễn là cơ sở quan trọng để tác giả đánh giá, xem xét tính hợp
lý của các quy định pháp luật và hiệu quả thực thi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, được sử dụng xuyên suốt đề tài, chủ yếu tại
Chương 1 nhằm giải thích, làm rõ các quy định pháp luật hiện hành. Tại Chương 2,
Chương 3 tác giả sử dụng phương pháp này để khai thác các vụ việc thực tế, các vấn
đề pháp lý liên quan, giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về vấn đề nghiên cứu.
Thứ hai, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, tác giả sử dụng phương
pháp này chủ yếu tại Chương 2, Chương 3 để đánh giá khả năng thực thi của các quy
định pháp luật hiện hành trong giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế.
Thứ ba, phương pháp so sánh, được sử dụng tại Chương 1 để tìm hiểu các quy
định theo pháp luật Việt Nam và theo pháp luật của một số nước trên thế giới. Trong
Chương 2, Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh đường lối giải
quyết của các Tịa án trong q trình giải quyết các tranh chấp về đặt cọc.
Ngoài ra, tại Chương 2, Chương 3, tác giả sử dụng 03 phương pháp là: (i)
phương pháp bình luận, để nêu quan điểm và đánh giá những vấn đề pháp lý trong
từng vụ việc cụ thể, trong đường lối giải quyết tranh chấp của các Tịa án và tính hợp
lý của các quy định được áp dụng; (ii) phương pháp tổng hợp, để tổng hợp những vụ
việc xảy ra trên thực tế, giúp tác giả liên kết các vấn đề một cách thống nhất, tìm ra



8

những vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện
hành về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc.
6. Dự kiến điểm mới, các đóng góp mới của đề tài
Luận văn khi hoàn thành là sản phẩm tổng hợp những nội dung cơ bản về thời
hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Bất
cập và kiến nghị tác giả nêu ra có thể làm cơ sở xem xét, góp phần hồn thiện quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Về mặt lý luận, tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống thời hiệu khởi kiện
tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam trong bối cảnh giao
dịch đặt cọc là một giao dịch phổ biến và xảy ra nhiều tranh chấp trên thực tế.
Về mặt thực tiễn, tác giả đưa ra minh chứng thực tế là các bản án, vụ việc chưa
được giải quyết thống nhất, đánh giá những điểm cịn chưa phù hợp trong q trình
thực thi quy định pháp luật hiện hành về các vấn đề như: thời hiệu khởi kiện yêu cầu
tuyên bố đặt cọc vô hiệu, yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý khi đặt cọc vơ hiệu, u
cầu hồn trả tài sản đặt cọc, đòi tiền phạt cọc, đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền
chậm trả… Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung nhằm
tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thời hiệu nói chung, thời hiệu khởi kiện tranh chấp
đặt cọc nói riêng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, giúp hạn chế được những tranh chấp
có thể phát sinh, định hướng giải quyết cho các Tòa án một cách thống nhất, nhanh
chóng, hiệu quả và triệt để.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Những vấn đề chung về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp
đặt cọc
Chương 2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu
Chương 3. Thời hiệu khởi kiện trong việc xử lý vi phạm đặt cọc



9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẶT CỌC
1.1. Khái quát về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc
1.1.1. Khái niệm thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì: “Đặt cọc là việc một
bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc)
một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung
là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Để phát sinh quan hệ đặt cọc, thì phải có việc giao tài sản giữa các bên và việc giao
tài sản này là nhằm bảo đảm việc giao kết hay thực hiện hợp đồng1 (sau đây thống
nhất gọi là hợp đồng chính).2
Về hiệu lực, đặt cọc có hiệu lực kể từ khi hai bên đã chuyển giao thực tế một
khoản tiền hoặc vật dụng là tài sản đặt cọc.3 Kể từ thời điểm này, đặt cọc mới thực sự
ràng buộc các bên về mặt pháp lý trong việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, quản lý tài
sản…4 Về mục đích, đặt cọc tồn tại có sứ mệnh bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện
một hợp đồng khác.5 Đặt cọc nhằm ổn định các quan hệ dân sự, chống lại việc lừa
dối, bội tín, đề cao trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch dân sự.6 Về tính chất,
đặt cọc vừa có tính chất của một loại giao dịch dân sự, thường thể hiện dưới dạng hợp
đồng, vừa có tính chất là một biện pháp bảo đảm, thể hiện chế tài do các bên thỏa
thuận trước khi vi phạm. Đặt cọc thực chất là “sự thỏa thuận giữa các bên”,7 là một
loại giao dịch đặc biệt, một dạng của hợp đồng dân sự.8 Do đó, đặt cọc sẽ chịu sự

Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2019), Giải quyết tranh chấp Hợp đồng - Những điều doanh nhân cần biết, Nxb.
Thanh niên, Hà Nội, tr. 305.
2
Trong khoa học pháp lý, hợp đồng được đặt cọc bảo đảm giao kết, thực hiện được gọi dưới nhiều tên khác
nhau như: Hợp đồng có đặt cọc; hợp đồng có đặt cọc bảo đảm; hợp đồng được đặt cọc; hợp đồng được đặt cọc

bảo đảm; hợp đồng được bảo đảm; hợp đồng được bảo đảm bởi đặt cọc; hợp đồng chính… Tuy nhiên, để thống
nhất cách sử dụng thuật ngữ xuyên suốt nội dung nghiên cứu của đề tài, phân biệt với hợp đồng đặt cọc và
nhằm liền mạch tư duy cho người đọc, tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “hợp đồng chính”.
3
Hồng Thế Liên (chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 – Tập 2, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr. 148.
4
Nguyễn Xuân Quang và Nguyễn Phước Quí Quang (2015), “Một số vấn đề pháp lý về đặt cọc”, Tạp chí Phát
triển và hội nhập, số 20 (30), tr. 64.
5
Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 1 (xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 354.
6
Tưởng Duy Lượng (2008), Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.
168.
7
Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 101.
8
Tưởng Duy Lượng, tlđd (6), tr. 164.
1


10

điều chỉnh của các quy định về giao dịch dân sự nói chung, quy định về hợp đồng nói
riêng.9
Về tranh chấp đặt cọc, tranh chấp được giải thích theo từ điển tiếng Việt là
“giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào, là sự đấu tranh giằng
co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên”.10 Tranh
chấp dân sự là những tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, dựa trên phạm vi điều

chỉnh của BLDS năm 2015 thì đó là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ về nhân thân,
tài sản của cá nhân, pháp nhân.11 Trong Từ điển Luật học, tranh chấp hợp đồng là
những bất đồng phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, do việc
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh tm hợp
đồng là không đúng”. Như vậy, Án lệ số 09/2016/AL đã theo hướng tiền phạt vi phạm hợp đồng không làm
phát sinh lãi.
Xem Đỗ Văn Đại, tlđd (130), truy cập ngày 15/4/2021.
136
137


63

3.2.2.2. Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản
tiền chậm trả
Trong thực tiễn xét xử, yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả có
được chấp nhận như một nội dung của đặt cọc hay không và thời hiệu khởi kiện được
áp dụng như thế nào, vẫn chưa thực sự rõ nét. Để áp dụng quy định về thời hiệu khởi
kiện cho u cầu địi tiền lãi thì trước tiên phải tồn tại quyền yêu cầu này, tuy nhiên,
thực tiễn có 02 nhóm quan điểm: (i) khơng tính lãi trên khoản tiền chậm trả trong
tranh chấp đặt cọc; (ii) tính lãi trên khoản tiền chậm trả trong tranh chấp đặt cọc.
Nhóm thứ nhất, khơng tính lãi trên khoản tiền chậm trả trong tranh chấp đặt
cọc. Tòa án cho rằng, việc tính lãi trên khoản tiền đặt cọc khơng là giải pháp được
pháp luật hiện hành cho phép.138 Trong vụ việc được dẫn chứng, Tòa án cấp phúc
thẩm chấp nhận yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền đặt cọc, nhưng Tịa Giám
đốc thẩm theo hướng khơng tính lãi và cho rằng hướng giải quyết của Tịa cấp phúc
thẩm là không đúng pháp luật. Ngay cả khi bên đặt cọc khơng u cầu phạt cọc, cũng
có Tịa án theo hướng khơng chấp nhận u cầu địi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền
chậm trả và cho rằng tranh chấp trong vụ việc là tranh chấp về hợp đồng đặt cọc nên
yêu cầu trả tiền cọc là đúng nhưng việc tính lãi là khơng phù hợp.139

Mặc dù khơng chấp nhận yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả
nhưng Tịa án khơng cho biết vì sao khơng chấp nhận u cầu này và vì sao việc chấp
nhận u cầu địi tiền lãi là khơng đúng pháp luật, không phù hợp. Khi không chấp
nhận quyền yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả thì đồng nghĩa với
việc khơng xem xét quy định về thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu này.
Nhóm thứ hai, tính lãi trên khoản tiền chậm trả trong tranh chấp đặt cọc. Tịa
án cho rằng bên nhận cọc ngồi việc phải hồn trả tài sản đặt cọc, cịn phải trả tiền lãi

Vụ việc thứ 22: Bà H ký kết hợp đồng đặt cọc với ông S và đã giao tiền đặt cọc 2 tỷ đồng. Sau đó, hai bên
phát sinh tranh chấp, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định ơng S có trách nhiệm hồn trả cho bà H tiền đặt cọc và
lãi suất. Tuy nhiên, Tòa án giám đốc thẩm lại cho rằng “Tòa án cấp phúc thẩm tính lãi đối với số tiền đặt cọc
buộc bị đơn thanh tốn cho ngun đơn là khơng đúng pháp luật”. Quyết định số 391/2010/DS-GĐT ngày
14/7/2010 của Tòa dân sự TAND tối cao, trích từ Đỗ Văn Đại, tlđd (09), tr. 410.
139
Vụ việc thứ 23: Ông T đặt cọc 200 triệu đồng cho ông R để nhận chuyển nhượng QSDĐ nhưng hợp đồng
không được tiến hành, hai bên phát sinh tranh chấp, nên ông T khởi kiện yêu cầu ông R hoàn trả tiền đặt cọc,
bồi thường tiền cọc và lãi suất phát sinh. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu này, tuy nhiên Tòa án cấp
phúc thẩm đã “áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 358 BLDS năm 2005 xác định đây là vụ án tranh chấp về
hợp đồng đặt cọc nên việc buộc ông R phải trả tiền cọc cho ông T là đúng nhưng việc Tịa án cấp sơ thẩm tính
lãi là khơng phù hợp”. Quyết định số 215/2013/DS-GĐT ngày 22/5/2013 của Tòa dân sự TAND tối cao, trích
từ Đỗ Văn Đại, tlđd (09), tr. 410 – 411.
138


64

trên khoản tiền đặt cọc đã nhận.140 Tòa án nhận định hợp đồng đặt cọc vô hiệu, các
bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Tịa
án đã chấp nhận u cầu đòi tiền lãi với lý do là bên nhận cọc khơng hồn trả tài sản
đặt cọc, gây thiệt hại cho bên đặt cọc nên phải chịu lãi suất trên số tiền đã nhận. Một

khi ghi nhận quyền khởi kiện yêu cầu địi tiền lãi, thì đây là cơ sở để xác định thời
hiệu khởi kiện cho yêu cầu này.
Trong một vụ việc tương tự, Tòa án cũng đã ghi nhận yêu cầu của bên đặt cọc
về việc bên nhận cọc phải trả tiền lãi cho số tiền đặt cọc từ khi nhận cọc đến ngày xét
xử với mức lãi theo quy định của BLDS. Tòa án lý giải lý do chấp nhận yêu cầu bên
nhận cọc phải trả tiền lãi phát sinh từ số tiền đặt cọc là vì bên nhận cọc đã sử dụng số
tiền này, khơng hồn trả cho bên đặt cọc.141 Theo hướng giải quyết này thì chúng ta
hồn tồn có cơ sở để vận dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu đòi
tiền lãi phát sinh trên khoản tiền đặt cọc của bên đặt cọc.
Hướng chấp nhận yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh cũng được TAND huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai vận dụng để giải quyết tranh chấp và dựa vào thời hiệu khởi
kiện để quyết định ngun đơn có cịn quyền khởi kiện hay khơng. Trong vụ việc,
Tịa án đã áp dụng Điều 159 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 xác định
yêu cầu khởi kiện của bà C là quá thời hiệu khởi kiện. Do đó, đối với u cầu trả tiền
đặt cọc thì khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện, còn đối với yêu cầu trả lãi, do hết thời
hiệu khởi kiện nên Tịa án khơng giải quyết.142 Tòa án xác định “yêu cầu đòi tiền lãi
Vụ việc thứ 24: Ông H khởi kiện bà S yêu cầu hoàn trả số tiền đặt cọc là 150 triệu đồng và tiền phạt cọc là
300 triệu đồng do bà S không tiến hành việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Tòa án xác định hợp
đồng đặt cọc là vô hiệu do vi phạm điều cấm, các bên tham gia giao dịch đều có lỗi nên bà S phải hồn trả lại
cho ơng H số tiền đặt cọc đã nhận. Bà S nhận cọc của ông H từ ngày 22/11/2018 đến ngày khởi kiện 29/11/2019
khơng hồn trả cho ông H, gây thiệt hại cho ông H nên phải chịu lãi suất của số tiền đã nhận theo khoản 2
Điều 468 BLDS năm 2015 là 10%/năm từ ngày nhận tiền đặt cọc cho đến ngày xét xử sơ thẩm.
Xem Bản án số 113/2020/DS-PT ngày 01/6/2020 của TAND tỉnh Đắk Lắk.
141
Vụ việc thứ 25: Bà Nh đặt cọc cho bà Ng 200 triệu đồng để đảm bảo việc chuyển nhượng QSDĐ. Bà Ng
đã nhận số tiền cọc của bà Nh từ ngày 27/3/2017 và sử dụng số tiền này, không hồn trả cho bà Nh nên Tịa
án u cầu bà Ng phải trả lãi cho số tiền đặt cọc từ khi nhận cho đến ngày xét xử sơ thẩm, mức lãi suất
10%/năm theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015.
Xem Bản án số 212/2017/DS-PT ngày 20/12/2017 của TAND tỉnh Bình Dương.
142

Vụ việc thứ 26: Ngày 26/10/2009, bà C đặt cọc 70 triệu đồng cho bà Y để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng QSDĐ giá 155 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên phát sinh tranh chấp,
bà C tố cáo bà Y đến Công an huyện Long Thành về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Y cam kết sẽ đền cho
bà C 320 triệu đồng vào ngày 15/4/2011, nhưng bà Y mới trả được 70 triệu đồng. Do đó, ngày 30/12/2014, bà
C khởi kiện, nhưng chỉ yêu cầu bà Y trả 110 triệu đồng nợ gốc và tiền lãi từ tháng 7/2011 cho đến ngày xét xử
theo mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Tòa án xác định: thời hiệu giải quyết vụ án tính từ ngày 21/8/2012 (thời điểm bà C nhận được Quyết định giải
quyết khiếu nại của Công an huyện Long Thành) đến ngày 30/12/2014 (thời điểm bà C khởi kiện) là 02 năm
04 tháng 9 ngày, mà theo Điều 159 của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện
vụ án dân sự là 02 năm kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
140


65

chậm trả” không phải là đối tượng thuộc các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi
kiện theo Điều 155 BLDS năm 2015, mà thuộc đối tượng có áp dụng thời hiệu khởi
kiện theo “thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan,
tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm” quy định tại
khoản 4 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP.
Tóm lại, vì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện
yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả trong tranh chấp đặt cọc, dẫn
đến thực tiễn xét xử cũng chưa thực sự rõ nét, chưa có sự thống nhất giữa các Tịa án
khi giải quyết tranh chấp. Có Tịa án thì cho rằng khơng phát sinh lãi chậm trả cho bất
kỳ khoản tiền nào từ quan hệ đặt cọc, nên không tồn tại việc xem xét thời hiệu khởi
kiện yêu cầu đòi tiền lãi. Cịn Tịa án khác thì xác định có phát sinh lãi chậm trả nhưng
không nêu rõ là ở khoản tiền nào, và viện dẫn quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án
dân sự là 02 năm để áp dụng. Hệ lụy của vấn đề này là việc áp dụng thời hiệu khởi
kiện cho yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả trong tranh chấp đặt
cọc cịn mơ hồ, khơng thống nhất, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể bị xâm phạm.

3.2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu
đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả
BLDS Việt Nam khơng có quy định rõ về việc yêu cầu trả lãi phát sinh trên
khoản tiền chậm trả có được chấp nhận hay khơng và thời hiệu khởi kiện đối với yêu
cầu này được áp dụng ra sao. So sánh với Pháp, tại Điều 1352-6 BLDS Pháp quy
định: “Việc hoàn trả một khoản tiền bao gồm lãi theo pháp luật”143 và quy định này
được áp dụng cho tất cả những trường hợp triệt tiêu hợp đồng dù việc triệt tiêu này
mang tính hồi tố hay khơng hồi tố như vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng hay hợp đồng thất
hiệu.144 Pháp luật của Pháp đã theo hướng khi một bên phải hồn trả một khoản tiền
thì bên cạnh việc hồn trả khoản tiền cịn phải trả lãi chậm trả. Hay theo BLDS
California tại mục 1950.5,145 trong hợp đồng thuê nhà, sau khi hợp đồng thuê nhà
được hoàn tất mà bên th khơng gây thiệt hại, chủ nhà ngồi việc phải trả tiền cọc
cho bên thuê còn phải trả lãi hàng năm (trừ khi tiền thuê nhà được cơ quan chính phủ
xâm phạm, nên yêu cầu khởi kiện của bà C đã hết thời hiệu khởi kiện, Tòa án chỉ giải quyết yêu cầu đòi tiền
đặt cọc còn đối với u cầu trả lãi, Tịa án khơng giải quyết.
Xem Bản án số 03/2018/DS-ST ngày 06/02/2018 của TAND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Phụ lục 11).
143
Article 1352-6: “La restitution d'une somme d'argent inclut les intérêts au taux légal et les taxes acquittộes
entre les mains de celui qui l'a reỗue.
144
Văn Đại, tlđd (05), tr. 184 – 185.
145
Article 1950.5.(h).(2): “Return the portion of the security remaining after any lawful deductions made under
subdivision (e) to the tenant, together with an accounting as provided in subdivision (g)”.


66

hỗ trợ). Nếu bên thuê không được trả tiền lãi hàng năm, thì có thể cấn trừ khoản tiền
đó từ tiền thuê nhà của mình hoặc kiện bên cho thuê yêu cầu trả lãi.146

Tương tự, trong BLDS Đức tại Điều 256 thì: “Bất kỳ ai có nghĩa vụ hồn trả
chi phí đều phải trả lãi cho số tiền đã sử dụng hoặc nếu không phải là tiền đã được
sử dụng, thì số tiền phải trả như là sự hồn trả giá trị của chúng kể từ thời điểm phát
sinh chi phí”.147 Hay tại khoản 2 Điều 545 BLDS Nhật Bản quy định “…nếu bất kỳ
khoản tiền nào được hoàn trả thì lãi suất phải cộng dồn từ thời điểm lẽ ra được nhận
khoản tiền đó”.148 Trong trường hợp xử lý tranh chấp hợp đồng, phát sinh nghĩa vụ
hoàn trả những gì là đối tượng của hợp đồng thì cũng phát sinh nghĩa vụ hồn trả lợi
tức của nó và lãi suất phát sinh.
Về thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu này, tuy khơng có quy định riêng để điều
chỉnh nhưng các quốc gia đa phần theo hướng áp dụng thời hiệu khởi kiện chung,
thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng. Chẳng hạn, theo Điều 195 BLDS Đức
thì thời hiệu khởi kiện chung được áp dụng cho các tranh chấp phát sinh là 03 năm.149
Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng cũng thừa nhận thời hiệu khởi kiện yêu cầu trả
tiền lãi, và yêu cầu này phụ thuộc vào thời hiệu khởi kiện của hợp đồng chính. Theo
đó, thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu trả tiền lãi và các điều khoản phụ khác không
được kéo dài hơn thời hiệu khởi kiện của hợp đồng chính (Điều 14:502).150 Công ước
của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG 1980) cũng quy
định về vấn đề trả lãi trên số tiền phải hoàn lại tại khoản 1 Điều 84 CISG 1980: “Nếu
người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số giá
tiền đó kể từ ngày người mua thanh toán”. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp trong
lĩnh vực này, chúng ta áp dụng quy định của Luật trọng tài thương mại để điều chỉnh,
mà theo Điều 33 thì “Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài trừ
trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác […] là 02 năm […]”.

San Francisco Tenant Union, “Security Deposits”, accessed on 15/4/2021.
§256. Verzinsung von Aufwendungen: “Wer zum Ersatz von Aufwendungen verpflichtet ist, hat den
aufgewendeten Betrag oder, wenn andere Gegenstände als Geld aufgewendet worden sind, den als Ersatz ihres
Wertes zu zahlenden Betrag von der Zeit der Aufwendung an zu verzinsen…”.
148
Article 545.(2): “In the case set forth in the main clause of the preceding paragraph, if any monies are to

be refunded, interest must accrue from the time of the receipt of those monies.
149
Đ195. Regelmọòige Verjọhrungsfrist: Die regelmọòige Verjährungsfrist beträgt drei Jahre”.
150
Sibilla Buletsa, Piotr Zakrzewski (2019), “Limitation of claims in Polish and Ukrainian Civil Code against
the background of the Principles of European Contract Law and the German Civil Code”, Journal of Legal
Studies, No. 24 (38), p. 82;
Article 14:502: Effect on Ancillary Claims:“The period of prescription for a right to payment of interest, and
other claims of an ancillary nature, expires not later than the period for the principal claim”.
146
147


67

Như vậy, theo quy định của một số quốc gia trên thế giới, yêu cầu trả lãi phát
sinh trên khoản tiền chậm trả được thừa nhận và thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu này
cũng được đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhìn lại Việt Nam, có thể khẳng định các quy định trong pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành không điều chỉnh trực tiếp vấn đề lãi chậm trả trong quan hệ đặt cọc,
dẫn đến sự thiếu nhất quán trong thực tiễn xét xử và ảnh hưởng rất lớn trong việc xác
định áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản
tiền chậm trả trong quan hệ đặt cọc. Nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh chấp
về đặt cọc ở Việt Nam cho thấy tình trạng khá phổ biến là bên đặt cọc thường yêu
cầu bên nhận cọc trả tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả, bao gồm cả: (i) khoản
tiền đặt cọc hoàn trả và (ii) khoản tiền phạt cọc.
Có nhiều người cho rằng khi vi phạm đặt cọc, đã có chế tài phạt cọc, nếu yêu
cầu trả lãi trên chế tài phạt cọc nữa thì vơ tình tạo ra hai chế tài cho cùng một sự vi
phạm, trái với bản chất của pháp chế. Theo tác giả, để tránh việc áp dụng hai chế tài
(lãi chậm trả và phạt cọc) cho cùng một vi phạm đặt cọc, thì cần nhất quán quan hệ

pháp lý phát sinh lãi chậm trả trong quan hệ đặt cọc như sau: (i) lãi chậm trả chỉ nên
phát sinh trên khoản tiền đặt cọc phải hoàn trả ở 05 sự kiện pháp lý nêu ở Mục 3.2.2.1;
(ii) còn đối với khoản tiền phạt cọc thì khơng phát sinh tiền lãi chậm trả. Đây cũng là
vấn đề pháp lý tương tự mà Án lệ số 08/2016/AL và Án lệ số 09/2016/AL đã đề cập,
và cũng là hướng quy định của một số quốc gia như Nhật Bản, Pháp…
Trên thực tế, Tòa án lý giải việc chấp nhận yêu cầu trả lãi phát sinh trên khoản
tiền chậm trả là do bên nhận cọc khơng hồn trả tài sản đặt cọc, gây thiệt hại cho bên
đặt cọc hay do bên nhận cọc đã sử dụng số tiền này… Thiệt hại ở đây có thể liên quan
đến vấn đề thời giá, do bên nhận cọc cố tình chiếm dụng tiền cọc trong một khoảng
thời gian để tiền trượt giá, hay số tiền chênh lệch theo giá thị trường tại thời điểm xét
xử sơ thẩm đối với số tiền đặt cọc và giao dịch thực hiện…151 Thời điểm để tính lãi
là thời điểm xác định có vi phạm về việc chậm trả tiền đặt cọc, có thể được xác định
qua ngày lập vi bằng hay ngày chốt cơng nợ… Do đó, cần thiết xem xét yêu cầu trả
lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả và bổ sung quy định về thời hiệu khởi kiện đối
với yêu cầu này.

Chẳng hạn, giá một căn nhà tại thời điểm mua là 2 tỷ, hai bên thỏa thuận đặt cọc 1 tỷ, sau đó giá nhà tăng
lên gấp 5, 6 lần. Bên nhận cọc không giao kết, thực hiện hợp đồng và bị phạt gấp đôi tiền cọc là 2 tỷ. Lúc này,
số tiền phạt cọc cũng không thể giúp bên đặt cọc mua lại một căn nhà tương ứng giống căn nhà đó.
151


68

Kiến nghị: Vì thế, để thống nhất trong áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện
đối với yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả trong tranh chấp đặt
cọc, tác giả kiến nghị hai phương án như sau:
Phương án thứ nhất, bổ sung quy định pháp luật. Trường hợp yêu cầu đòi tiền
lãi phát sinh từ việc chậm hồn trả khoản tiền đặt cọc thì thời hiệu khởi kiện được áp
dụng giống như thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm theo Điều 429 BLDS năm

2015, mà không áp dụng “thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự” là 02 năm theo khoản 4
Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Bởi lý do là, BLTTDS năm 2015 đã bỏ
việc xác định loại “thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự” mà Điều 159 BLTTDS năm
2005 đã quy định. Thay vào đó, khoản 1 Điều 184 BLTTDS năm 2015 xác định
nguyên tắc về “Thời hiệu khởi kiện… được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân
sự”, tuy nhiên trong BLDS năm 2015 lại không tồn tại loại “thời hiệu khởi kiện vụ án
dân sự” mà quy định về 03 loại thời hiệu khởi kiện,152 trong đó có Điều 429 BLDS
năm 2015 là phù hợp nhất cho yêu cầu này. Do đó, khoản 4 Điều 23 Nghị quyết số
03/2012/NQ-HĐTP khơng cịn phù hợp với quy định của luật hiện hành để viện dẫn.
Cần thiết, chúng ta nên bổ sung quy định dẫn chiếu thời hiệu khởi kiện cho tranh
chấp đòi tiền lãi phát sinh từ việc chậm hoàn trả khoản tiền cọc tại khoản 3 Điều 328
BLDS năm 2015, cụ thể: “Thời hiệu khởi kiện u cầu địi tiền lãi phát sinh từ việc
chậm hồn trả khoản tiền đặt cọc được áp dụng theo quy định tại Điều 429 của Bộ
luật này”;
Phương án thứ hai, bổ sung Án lệ. Nội dung định hướng giải quyết vấn đề cụ
thể sau:
“Nếu có căn cứ cho thấy bên nhận cọc sử dụng tài sản đặt cọc (nghĩa là họ
hưởng lợi từ việc sử dụng tài sản đặt cọc), thì bên nhận cọc phải hồn trả khoản được
lợi đó trên cơ sở được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật. Nếu tài sản đặt cọc
là một khoản tiền thì bên nhận cọc phải trả tiền gốc và lãi trên khoản tiền gốc dựa
vào lãi suất theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp về tiền lãi phát sinh từ việc chậm hoàn trả khoản tiền cọc do vi
phạm đặt cọc là tranh chấp thuộc về nội dung của hợp đồng, nên thời hiệu khởi kiện
được áp dụng như đối với tranh chấp về hợp đồng, có thời hiệu khởi kiện theo quy
định tại Điều 429 BLDS năm 2015”.

Gồm: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng (Điều 429); Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều
588); Không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều 155).
152



69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đi sâu nghiên cứu thời hiệu khởi kiện trong xử lý vi
phạm đặt cọc, bao gồm các tranh chấp phát sinh khi có vi phạm đặt cọc làm cho hợp
đồng chính khơng được giao kết, thực hiện, được chia thành hai phần: yêu cầu trả lại
tài sản đặt cọc; yêu cầu bồi thường do vi phạm đặt cọc (gồm yêu cầu đòi tiền phạt
cọc, yêu cầu trả lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả).
Trong phần đầu tiên, tác giả giải quyết thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi
lại tài sản đặt cọc. Thực tiễn xét xử và quan điểm khoa học pháp lý về vấn đề này còn
tồn tại hai quan điểm trái chiều, một bên cho rằng yêu cầu này thuộc loại tranh chấp
hợp đồng nên áp dụng thời hiệu khởi kiện, còn một bên cho rằng yêu cầu này thuộc
loại tranh chấp bảo vệ quyền sở hữu nên không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Thông
qua việc nghiên cứu quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện và
học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đã đề xuất hướng giải
quyết thống nhất cho trường hợp này là áp dụng triết lý về bảo vệ quyền sở hữu để
không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trong phần thứ hai, tác giả giải quyết thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi
bồi thường do vi phạm đặt cọc, bao gồm thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc
và thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả. Tương
tự hướng phân tích trong phần trên, tác giả tìm hiểu quy định của pháp luật, thực tiễn
áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các yêu cầu này và chỉ ra những vướng mắc, bất
cập trong quá trình thực thi. Từ việc nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên
thế giới, học hỏi các quy định tiến bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật dân sự Việt
Nam, tác giả đã đề xuất hướng áp dụng thống nhất thời hiệu khởi kiện đối với yêu
cầu đòi tiền phạt cọc và yêu cầu trả lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả là thời hiệu
khởi kiện về hợp đồng.
Thông qua nội dung chương này, tác giả đã giải quyết được những vướng mắc,
bất cập của quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về thời hiệu khởi kiện

trong việc xử lý vi phạm đặt cọc, cũng như trong thực tiễn áp dụng các quy định này.
Các kiến nghị tác giả đề xuất mong muốn góp phần hồn thiện pháp luật dân sự Việt
Nam về thời hiệu nói chung, thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc
nói riêng, giúp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về thời hiệu trên thực tế, hạn
chế được những tranh chấp có thể xảy ra.


70

KẾT LUẬN CHUNG
Trong xu thế hội nhập và phát triển, nền kinh tế theo cơ chế thị trường của
nước ta hiện nay, bên cạnh mặt tích cực của các giao dịch dân sự thì cũng tồn tại
nhiều yếu tố rủi ro. Vì thế, khi xác lập giao dịch dân sự, các bên thường có xu hướng
sử dụng các biện pháp bảo đảm, phổ biến là đặt cọc. Trong thực tế, các tranh chấp về
đặt cọc rất đa dạng, khi một bên có lỗi làm cho hợp đồng chính khơng được giao kết,
thực hiện như cam kết thì đặt cọc phát huy vai trị của mình là phạt bên có lỗi. Việc
giải quyết các tranh chấp sẽ càng khó khăn khi vụ việc đã xảy ra từ rất lâu, sau đó
đương sự mới khởi kiện. Do đó, cơ chế về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết các
tranh chấp đặt cọc được đặt ra, xác định yêu cầu nào thì bị giới hạn quyền khởi kiện,
yêu cầu nào không bị giới hạn quyền khởi kiện. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn
chưa có những quy định minh thị, cụ thể dẫn tới nhiều vướng mắc, bất cập khi áp
dụng thời hiệu khởi kiện trong giải quyết các tranh chấp đặt cọc.
Một số bất cập về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc được
tác giả phân tích trong đề tài: (i) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô
hiệu, bao gồm căn cứ để yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu; hậu quả pháp lý của đặt
cọc vô hiệu; (ii) thời hiệu khởi kiện khi có vi phạm đặt cọc làm cho hợp đồng chính
khơng được giao kết, thực hiện bao gồm thời hiệu khởi kiện yêu cầu trả lại tài sản đặt
cọc; thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường do vi phạm đặt cọc (đòi tiền phạt cọc, tiền lãi
phát sinh từ khoản tiền chậm trả)...
Đối với những vấn đề trên, tác giả tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan,

nghiên cứu thực tiễn xét xử để chỉ ra những vướng mắc, bất cập. Đồng thời, so sánh
với các quy định cũng như thực tiễn xét xử của một số quốc gia trên thế giới để học
hỏi, rút ra những kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam. Từ đó đưa ra những đề xuất,
kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật dân sự Việt Nam về thời hiệu nói chung, thời
hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc nói riêng, giúp áp dụng pháp luật
một cách thống nhất, cũng như nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về vấn đề này
trong thực tiễn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
* Tiếng Việt
[1] Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015;
[2]

Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005;

[3]
[4]

Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015;
Luật Trọng tài thương mại (Luật số 54/2010/QH12) ngày 17/6/2010;

[5]

Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29/11/2013;

[6]

Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005;


[7]
[8]

Nghị quyết số 103/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự;
Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố

tụng dân sự năm 2005;
[9] Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về
giao dịch bảo đảm;
[10] Nghị quyết số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ
án dân sự, hơn nhân và gia đình;
[11] Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một
số loại tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình;
* Tiếng nước ngồi
[12] Unidroit Principles Of International Commercial Contracts 2016;
[13] The Principles Of European Contract Law 2002;
[14] Thailand Civil and Commercial Code amended in 2008;
[15] German Civil Code 1896 amended in 2002;
[16] Japan Civil Code 1896 amended in 2017;
[17]
[18]
[19]
[20]
[21]

California Code Civil Code 1872 amended in 2019;

French Civil Code 1804 amended in 2013;
Limitation Act 2002 – Ontario State, Canada amended in 2020;
Proceeds of Crime Act 2002;
Limitation Act 1980 – England and Wales States, Canada amended in 2018;


[22] Limitation Act 1969 – New South Wales State, Canada amended in 2017;
[23] Law of Property Act 1925;
[24] European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental
Freedoms;
B. Tài liệu tham khảo
* Tiếng Việt
[25] Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển
bách khoa – Nxb. Tư pháp, Hà Nội;
[26] Chính phủ (2014), Tờ trình số 390/TTr-CP ngày 12/10/2014 của Chính phủ về
[27]
[28]
[29]

[30]

dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi);
Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2019), Giải quyết tranh chấp Hợp đồng - Những điều
doanh nhân cần biết, Nxb. Thanh niên, Hà Nội;
Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2 (xuất bản lần thứ bảy), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội;
Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam Bản án và bình luận bản án - Tập 1 (xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội;
Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam Bản án và bình luận bản án - Tập 2 (xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức –

Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội;

[31] Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình
luận án – Tập 1, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội;
[32] Đỗ Văn Đại (2011), “Về thời hiệu kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt
Nam”, Tạp chí Kiểm sát, số 13, tr. 46 – 49;
[33] Đỗ Văn Đại và Đỗ Văn Hữu (2006), “Hậu quả của hết thời hiệu khởi kiện trong
lĩnh vực hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9 (70), tr. 17 – 19;
[34] Lê Thanh Hà (2020), “Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”,
Hội thảo khoa học Thời hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam – Khoa Luật dân
sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 45 – 52;
[35] Nguyễn Minh Hằng (2017), “Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”, Tạp
chí Kiểm sát, số 13, tr. 22 – 29;
[36] Đặng Thanh Hoa (2017), “Bàn về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với
yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 8, tr. 29 – 35;


×