Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tìm ít nhất 3 Hiệp định tương trợ mà Việt Nam ký kết, hãy cho biết: Các hiệp định này quy định vấn gì? Mỗi hiệp định có bao nhiêu quy phạm thực chất, quy phạm xung đột, cho ví dụ? điều thú vị các bạn thấy trong hiệp định?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.08 KB, 18 trang )

Nhóm 4

GVHD: ThS. Vũ Thị Hương

TIỂU LUẬN
Đề tài: Tìm ít nhất 3 Hợp đồng tương trợ mà Việt Nam ký kết, hãy cho biết: Các hiệp định này
quy định vấn gì? Mỗi hiệp định có bao nhiêu quy phạm thực chất, quy phạm xung đột, cho ví
dụ? điều thú vị các bạn thấy trong hiệp định?
Bài làm
A.khái quát
I.Lời mở đầu
II.Hiệp định tương trợ tư pháp
1.Khái niêm tương trợ tư pháp
2. Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước ký kết
III. Đưa ra một số hiệp định tương trợ tư pháp nhóm tìm hiểu kỹ
1.Nội dung tóm tắt chính, vấn đề mà hiệp định quy định
2. Chỉ ra những quy phạm thực chất và quy phạm xung đột trong mỗi hiệp định
a.Khái niệm, đặc điểm quy phạm thực chất
-quy phạm thực chất trong hiệp định, ví dụ dễ hiểu.
b.Khái niệm, đặc điểm quy phạm xung đột
-quy phạm xung đột trong hiệp định, ví dụ dễ hiểu
III. Điểm thú vị trong mỗi hiệp định nhóm tìm hiểu
IV. Thực tiễn áp dụng
IV.Kết luận

A.KHÁI QUÁT
I.Lời Mở Đầu
Có thể nói, việc đàm phán, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và
thương mại một mặt góp phần tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp của



Việt Nam và các nước, mặt khác tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để đẩy nhanh việc xử lý các yêu cầu
tương trợ tư pháp, góp phần tích cực để giải quyết các tranh chấp và yêu cầu khác phát sinh trong
quan hệ giữa công dân, pháp nhân của Việt Nam và các nước, góp phần tích cực để pháp luật tố
tụng dân sự trong nước phát huy hiệu quả và mang lại nhiều ý nghĩa hơn trong thực tiễn cuộc
sống.
Một chặng đường gần 30 năm đã đi qua kể từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20 cho đến nay, về
mặt hợp tác tương trợ tư pháp, Việt Nam đã ký được 18 hiệp định cả dân sự và hình sự, thỏa
thuận với một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
II.Các Hiệp Định Tương Trợ Tư Pháp

1. Khái niệm tương trợ tư pháp quốc tế
Tương trợ tư pháp quốc tế là việc các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia, chủ yếu là Toà
án và các cơ quan tư pháp hỗ trợ nhau về các vấn đề tư pháp bao gồm cả dân sự và hình sự.
Trong lĩnh vực dân sự, chủ yếu là hoạt động uỷ thác tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước
nhằm giúp đỡ lẫn nhau thực hiện một số công việc có liên quan đến hoạt động tố tụng như tống
đạt giấy tờ, lấy lời khai, điều tra thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự.

2.Các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước:

Tên nước

Tên điều ước

Ngày ký

Ngày có hiệu
lực

Ấn Độ


Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

8/10/2007

11/17/2008

An-giê-ri
(VN - FR - AR)

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực
dân sự và thương mại

14/4/2010

24/6/2012

Anh
(EN - VN)

Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

13/1/2009

30/9/2009

Ba Lan

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề
dân sự, gia đình và hình sự


22/3/1993

18/1/1995


Bê-la-rút
(RU - VN)

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về
các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình
sự

14/9/2000

18/10/2001

Bun-ga-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề
dân sự, gia đình và hình sự

3/10/1986

Đang có hiệu
lực

Cu Ba

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề
dân sự, gia đình, lao động và hình sự


30/11/1984

Đang có hiệu
lực

Đài Loan Trung
Quốc

Thỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực
dân sự và thương mại

12/4/2010

2/12/2011

Hàn Quốc

Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

15/9/2003

19/4/2005

Hung-ga-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề
dân sự, gia đình và hình sự

18/1/1985


Đang có hiệu
lực

Lào

Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và
hình sự

6/7/1998

19/2/2000

Mông Cổ

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề
dân sự, gia đình và hình sự

17/4/2000

13/6/2002

Nga
(RU - VN)

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về
các vấn đề dân sự và hình sự

25/8/1998


27/8/2012

Pháp

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề
dân sự

24/2/1999

1/5/2001

Tiệp Khắc (Séc
và Xlô-va-ki-a kế
thừa)

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về
dân sự và hình sự

12/10/1982

16/4/1984


Triều Tiên

Hiệp định về tương trợ tư pháp trong các vấn
đề dân sự và hình sự

4/5/2002


24/2/2004

Trung Quốc

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề
dân sự và hình sự

19/10/1998

25/12/1999

U-crai-na

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về
các vấn đề dân sự và hình sự

6/4/2000

19/8/2002

III. Một số Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước.


Một Số Thuật ngữ trong hiệp định:

-

Tống đạt: chuyển đến đương sự giấy tờ của cơ quan hành pháp, tống đạt quyết định triệu
tập của toà án.


Ủy thác tư pháp:Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số
hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Dẫn độ: dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các quốc gia trong lĩnh
vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia,
quốc gia được yêu cầu sẽ chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội thuộc thẩm
quyền xét xử của quốc gia yêu cầu hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng
bản án đã có hiệu lực pháp luật cho quốc gia yêu cầu, để quốc gia này truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc buộc người bị yêu cầu dẫn độ phải chấp hành hình phạt
1. Hiệp định tương trợ giữa Việt Nam và Cộng Hòa pháp.
-

HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP
Hiệp định này được ký ngày 24 tháng 2 năm 1999 và có hiệu luật ngày 1 tháng 5 năm 2001 .hiệp
định gồm 8 chương và 30 điều quy định về các vấn đề dân sự giữa việt nam và pháp .
-chương 1 :những quy định chung ,gồm có 4 điều quy định về : Phạm vi áp dụng , ,trao đổi thông
tin , từ chối tương trợ tư pháp ,Cơ quan trung ương .


-chương 2 :liên hệ với tòa án ,gồm có 6 điều quy định về các vấn đề như : Bảo hộ tư pháp , miễn
cược án phí ,trợ giúp pháp lý ,thi hành quyết định về án phí ,thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý ,tiếp
tục hưởng trợ giúp pháp lý .
-Chương 3 :chuyển giao giấy tờ ,gồm có 4 điều quy định về :chuyển giấy tờ ,giao giấy tờ ,tống
đạt qua đường ngoại giao và lãnh sự ,các hình thức tống đạt khác .
-chương 4 :thu thập chứng cứ ,gồm có 5 điều quy định về :ủy thác tư pháp ,cách thức gửi ủy thác
tư pháp ,thể thức thực hiện ủy thác tư pháp ,chi phí thực hiện ủy thác tư pháp ,thực hiện ủy thác
tư pháp thông qua viên chức ngoại giao ,lãnh sự .
-chương 5:công nhận và cho thi hành bản án ,quyết định của tòa án ,gồm 4 điều :bản án ,quyết

định có thể được công nhận và cho thi hành ,điều kiện công nhận và cho thi hành ,thủ tục công
nhận và cho thi hành ,giấy tờ kèm theo .
-chương 6 :quyết định của trọng tài ,quy định về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài .
-chương 7:hộ tịch và miễn hợp pháp hóa quy định về chuyển giao giấy tờ hộ tịch và miễn hợp
thức hóa .
-chương 8 :những điều khoản cuối cùng ,gồm có 4 điều quy định về :theo dõi thực hiện hiệp định
,giải quyết khó khăn trong thực hiện hiệp định ,thời điểm có hiệu luật ,thời hạn ,sửa đổi ,bổ
sung ,bãi bỏ hiệp định
a. Quy phạm thực chất và quy phạm xung đột trong hiệp định.
Quy phạm thực chất, quy phạm xung đột là gì?
-Các khái niệm:
+Quy phạm thực chất là là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với
các chủ thể tham gia quan hệ TPQT xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các
đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề
mà họ đang quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào.
(Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật)
+Quy phạm xung đột là là quy định ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết
quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một quan hệ pháp lí pháp sinh .
Đặc điểm: Luôn mang tính chất dẫn chiếu
Luôn có tính liên quan và trung lập
Có tính trừu tượng và phức tạp.


(Không giải quyết trực tiếp quan hệ đặt ra mà sẽ chỉ dẫn đến luật nước nào sẽ được áp dụng
điều chỉnh quan hệ pháp luật)
b.Dựa trên khái niệm và cách hiểu có thể thấy trong hiệp định tương trợ pháp về dân sự
giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hòa Pháp có những quy phạm
xung đột:
+Tại K1Đ12
Điều 12. Giao giấy tờ

1. Cơ quan trung ương của Nước ký kết được yêu cầu thực hiện hoặc cho thực hiện việc

tống đạt giấy tờ theo cách mà mình xác định là thích hợp nhất, phù hợp với pháp luật của
nước mình.

+Tại K1Đ17
Điều 17. Thể thức thực hiện uỷ thác tư pháp
1. Cơ quan tư pháp, khi thực hiện uỷ thác tư pháp, áp dụng pháp luật của nước mình về thể thức
thực hiện uỷ thác tư pháp.
+Tại Đ21
Điều 21. Điều kiện công nhận và cho thi hành
Bản án, quyết định của Toà án của Nước ký kết này được công nhận và có thể được cho thi hành
trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, nếu hội đủ các điều kiện sau đây:
1. Là bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật của Nước ký kết
được yêu cầu;
2. Luật áp dụng để giải quyết vụ việc là luật được chọn theo quy phạm xung đột pháp luật được
công nhận trên lãnh thổ của Nước ký kết được yêu cầu. Tuy nhiên, luật áp dụng có thể khác với
luật được chọn theo quy phạm xung đột pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu, nếu việc áp
dụng luật này hay luật kia đều dẫn đến cùng một kết quả;
3. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và được cho thi hành. Tuy nhiên, đối với các vấn
đề về nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nom người chưa thành niên, thì
bản án, quyết định có thể chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng được thi hành ngay trên lãnh thổ của
Nước ký kết đã ra bản án, quyết định đó;
4. Các bên đương sự đã được triệu tập ra Toà, có đại diện của mình một cách hợp thức hoặc, nếu
các bên vắng mặt, thì giấy triệu tập ra Toà đã được tống đạt hợp thức và trong thời gian cần thiết
để bảo đảm quyền lợi của các bên;
5. Bản án, quyết định không trái với các nguyên tắc và giá trị cơ bản của Nước ký kết được yêu
cầu;
6. Vụ kiện giữa chính các bên đương sự đó, có cùng căn cứ và cùng đối tượng như ở Nước ký
kết yêu cầu:



* Không phải là vụ án đang trong quá trình thụ lý và xem xét tại một Toà án của Nước ký kết
được yêu cầu, hoặc
* Chưa có bản án, quyết định nào của Nước ký kết được yêu cầu trước khi có bản án, quyết định
đang được yêu cầu công nhận và cho thi hành, hoặc
* Chưa có bản án, quyết định nào của nước thứ ba đã được công nhận tại Nước ký kết được yêu
cầu trước khi có bản án, quyết định đang được yêu cầu công nhận và cho thi hành.
+Tại Đ22
Điều 22. Thủ tục công nhận và cho thi hành
1. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự tuân theo pháp luật của Nước ký
kết được yêu cầu.
2. Cơ quan tư pháp được yêu cầu không tiến hành bất kỳ sự xem xét nào đối với nội dung bản án,
quyết định.
3. Nếu bản án, quyết định gồm nhiều phần, có thể cho thi hành từng phần.
Ví dụ: Công dân A và công dân B ly hôn được công nhận tại Pháp nhưng khi họ đến Việt Nam
sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam thì lại phải tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam, có
nghĩa là bản án của nước ngoài khi qua pháp luật nước mình thì phải theo pháp luật nước mình
cụ thể ở đây là công dân A và B này phải thông qua các thủ tục tại Đ364 đến Đ374 Của
BLTTDS 2004 của VN.
c. Còn lại các điều từ Đ1 đến Đ11, Đ13 đến Đ16, Đ18 đến Đ20, Đ23 đến Đ30 là quy phạm
thực chất.
Ví dụ: Đ15 trong hiệp định :
Điều 15: Ngôn ngữ
Trong quan hệ tương trợ tư pháp, các Nước ký kết sử dụng ngôn ngữ của nước mình hoặc ngôn
ngữ của nước thứ ba theo thoả thuận.
Công dân A có quốc tịch Pháp đang thuộc đối tượng điều tra ở Việt Nam, để thu thập thêm tài
liệu chứng cứ, thì bên Việt Nam cần phải gửi 1 bản yêu cầu qua pháp, như vậy bản yêu cầu này
phải được viết bằng ngôn ngữ nước kèm theo bản dịch chính xác bằng tiếng Pháp hoặc bằng
tiếng Anh.


III. Điều thú vị trong hiệp định này .
- về bảo hộ tư pháp : Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, công dân của Nước ký kết này trên
lãnh thổ của Nước ký kết kia được quyền liên hệ với các Toà án theo cùng những điều kiện dành
cho công dân của Nước ký kết kia và có quyền và nghĩa vụ như công dân của Nước ký kết kia
trong quá trình tham gia tố tụng tại Toà án.


-về miễn cược án phí :Công dân của Nước ký kết này trên lãnh thổ của Nước ký kết kia không
phải chịu bất kỳ hình thức cược án phí nào vì lý do là người nước ngoài hoặc không có nơi cư trú
hay chỗ ở tại nước đó.
- Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài:Nước ký kết này công nhận và cho thi hành trên
lãnh thổ của nước mình các quyết định trọng tài được tuyên trên lãnh thổ của Nước ký kết kia
theo quy định của Công ước New York ngày 10.6.1958 về công nhận và thi hành quyết định của
trọng tài nước ngoài.
-ngoài ra còn có một số chức năng của cơ quan lãnh sự được quy định trong các HĐTTTP như
:ủy thác tư pháp , quy định việc cung cấp các giấy tờ về hộ tịch cho cơ quan lãnh sự, việc miễn
hợp pháp hoá lãnh sự các giấy tờ, tài liệu...

2. Hiệp định tương trợ giữa Việt Nam và Trung Hoa.

HIỆP ĐỊNH
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỰ VÀ HÌNH SỰ GIỮA CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

Hiệp định này được ký ngày 19 tháng 10 năm 1998 và có hiệu lực ngày 25 tháng 12 năm 1999
.hiệp định gồm 6 chương và 34 điều quy định về các vấn đề dân sự và hình sự giữa việt nam và
Trung Hoa .
-chương 1 :Những quy định chung gồm 10 điều: Phạm vi; Bảo hộ pháp lý; Miễn giảm án phí và
trợ giúp pháp lý; Cách thức liên hệ; Ngôn ngữ; Chi phí tương trợ tư pháp; Yêu cầu tương trợ tư

pháp; Thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp; Từ chối tương trợ tư pháp; Chuyển giao đồ vật và
tiền.
-chương 2 :Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự gồm 4 điều: Tống đạt giấy tờ; Điều tra thu
thập chứng cứ; Triệu tập người làm chứng và người giám định; Bảo hộ người làm chứng và
người giám định.
-Chương 3 :Công nhận và thì hành quyết định gồm 7 điều: phạm vi; Nộp đơn yêu cầu; Từ chối
công nhận và thi hành theo quy định tại Điều 9 của Hiệp định này, việc công nhận và thi hành
các quyết định của Toà án nói tại Điều 15 của Hiệp định này có thể bị từ chối trong các trường
hợp; Thẩm quyền xét xử; Trình tự công nhận và thi hành; Hiệu lực của việc công nhận và thi
hành; Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài.


-chương 4 :Tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự gồm 6 điều: Tống đạt giấy tờ; Điều tra thu
thập chứng cứ; Triệu tập và bảo hộ người làm chứng người giám định; Chuyển giao tiền và tài
sản do phạm tội mà có; Thông báo án hình sự; Từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự.
-chương 5:Các quy định khác gồm 4 điều: Trao đổi thông tin pháp luật; Miễn hợp pháp hóa;
Tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ đối với công dân của nước mình; Giải quyết bất đồng.
-chương 6 :Điều khoản cuối cùng gồm 3 điều: phê chuẩn và thờ điểm bắt đầu có hiệu lực; Sửa
đổi và bổ sung; Hiệu lực của hiệp định.
a.Quy phạm xung đột trong hiệp định giữa Việt Nam và Trung Hoa.
+Tại Đ8
Điều 8. Thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp
1. Bên ký kết được yêu cầu sẽ thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp theo pháp luật của nước mình.
2. Bên ký kết được yêu cầu có thể yêu cầu tương trợ tư pháp theo cách mà Bên ký kết yêu cầu đề
nghị, nếu không trái với pháp luật của nước mình.
+Tại Đ9
Điều 9. Từ chối tương trợ tư pháp
Tương trợ tư pháp có thể bị từ chối nếu Bên ký kết được yêu cầu xét thấy việc thực hiện yêu cầu
gây phương hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật và những lợi ích cơ bản của nước mình. Bên ký kết được yêu cầu thông báo lý do từ

chối cho Bên ký kết yêu cầu.
+Tại Đ10
Điều 10. Chuyển giao đồ vật và tiền
Việc chuyển giao đồ vật và tiền theo quy định của Hiệp định này từ lãnh thổ của Bên ký kết này
sang lãnh thổ của Bên ký kết kia phải phù hợp với quy định của pháp luật của Bên ký kết chuyển
giao về việc chuyển giao đồ vật và tiền ra nước ngoài.
+Tại K2 Đ18
Điều 18. Thẩm quyền xét xử
2.Các quy định tại khoản 1 Điều này không được xâm hại đến thẩm quyền xét xử riêng biệt
được pháp luật của mỗi Bên ký kết quy định. Hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau bằng văn
bản qua đường ngoại giao các quy định liên quan đến thẩm quyền xét xử riêng biệt được
pháp luật của nước mình quy định.


Ví dụ: Công dân A và công dân B ly hôn tại Trung Hoa theo quy định phải giải quyết tại
Trung Hoa. Nhưng có tranh chấp về mảnh đất tại Việt Nam, Như vậy nó dẫn chiếu tới Đ411
BLTTDS 2004 của Việt Nam thuộc thẩm quyền tại Việt Nam và cần phải đưa về Việt Nam
giải quyết.
+Tại Đ21
Điều 21. Công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài
Bên ký kết này sẽ công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài được tuyên trên lãnh thổ
của Bên ký kết kia phù hợp với công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài
nước ngoài ký tại Niu- oóc ngày 10 tháng 6 năm 1958.
+Tại Đ25
Điều 25. Chuyển giao tiền và tài sản do phạm tội mà có
1. Theo yêu cầu và phù hợp với pháp luật của nước mình, Bên ký kết được yêu cầu sẽ chuyển
giao cho Bên ký kết yêu cầu tiền và tài sản do phạm tội trên lãnh thổ của Bên ký kết yêu cầu mà
có, được tìm thấy trên lãnh thổ của Bên ký kết được yêu cầu. Việc chuyển giao này không được
xâm phạm đến quyền hợp pháp của Bên ký kết được yêu cầu hoặc của Bên thứ ba đối với các
khoản tiền và tài sản nói trên.

2. Bên ký kết được yêu cầu có thể tạm hoãn việc chuyển giao tiền và tài sản do phạm tội mà có
nếu cần sử dụng chúng trong vụ án hình sự khác đang trong quá trình tố tụng ở nước mình.

+Tại Đ27
Điều 27. Từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự
1. Ngoài việc từ chối tương trợ tư pháp theo quy định tại Điều 9 của Hiệp định này, Bên ký kết
được yêu cầu có thể từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự, nếu yêu cầu liên quan đến
một hành vi không bị coi là tội phạm theo quy định của pháp luật của Bên ký kết được yêu cầu.
2. Bên ký kết được yêu cầu thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết yêu cầu lý do từ chối tương
trợ tư pháp về các vấn đề hình sự.
b. Quy phạm thực chất là các điều còn lại trong hiệp định
III. Điểm thú vị trong hiệp định


Việc tương trợ tư pháp giữa việt nam vs trung hoa là việc giúp đở lẩn nhau trong việc giải quyết
các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.thông qua đó.2 nước giúp đở,hỗ trợ nhau về các vấn đề tư
pháp (bao gồm cả đân sự, hinh sự,)
- về bảo hộ tư pháp : Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, công dân của Nước ký kết này trên
lãnh thổ của Nước ký kết kia được quyền liên hệ với các Toà án theo cùng những điều kiện dành
cho công dân của Nước ký kết kia và có quyền và nghĩa vụ như công dân của Nước ký kết kia
trong quá trình tham gia tố tụng tại Toà án.
-Về công nhận và thi hành quyết định: Có từ chối việc công nhận và thi hành đối với trường hợp
từ chối tương trợ tư pháp.
+ Từ Chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự(Đ27)
- Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài:Nước ký kết này công nhận và cho thi hành trên
lãnh thổ của nước mình các quyết định trọng tài được tuyên trên lãnh thổ của Nước ký kết kia
theo quy định của Công ước New York ngày 10.6.1958 về công nhận và thi hành quyết định của
trọng tài nước ngoài.

Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào.

HIỆP ĐỊNH
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ VÀ HÌNH SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Hiệp định này được ký ngày 06 tháng 07 năm 1998 và có hiệu luật ngày 19 tháng 02 năm
2000 .hiệp định gồm 4chương và 77 điều quy định về các vấn đề dân sự và hình sự giữa việt
nam và Lào
Chương I: Điều khoản chung gồm 16 điều : Bảo hộ pháp lý; Miễn cược án phí; Tương trợ tư
pháp; Cách thức liên hệ; Phạm vi tương trợ tư pháp; Nội dung và hình thức ủy thác tư pháp;
Cách thức thực hiện ủy thác tư pháp; Bảo vệ người làm chứng hoặc người giám định; Tống
đạt tài liệu; Xác nhận tống đạt tài liệu; Tống đạt tài liệu cho công dân nước mình; Giá trị của
tài liệu; Gửi tài liệu về hộ tịch; Trao đổi thông tin pháp luật; Ngôn ngữ; Chi phí trong việc
tương trợ tư pháp.
Chương II: Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự gồm 37 điều : Năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự; Quy định về công dân mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế


năng lực hành vi dân sự; Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn
chế năng lực hành vi dân sự; Tuyên bố công dân mất tích hoặc đã chết; Hình thức của hợp
đồng dân sự; Bất động sản; Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Đình chỉ việc giải quyết vụ
án; kết hôn; Quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng; Ly hôn; Hôn nhân trái pháp luật; Quan hệ
pháp lý giữa cha mẹ và con; Nghĩa vụ cấp dưỡng Nuôi con nuôi; Giám hộ trẻ em và người
mất năng lực hành vi dân sự; Cử người giám hộ trong trường hợp đặc biệt; Chuyển giao việc
giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự; Nguyên tắc bình đẳng; Áp dụng pháp
luật về thừa kế; Chuyển giao di sản cho Nhà nước; Di chúc; Công bố và chuyển giao di chúc;
Thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế; Bảo vệ và quản lý d sản; Thông báo về người để lại
di sản qua đời; Chuyển giao di sản; Công nhận và thi hành bản án, quyết định; Điều kiện
công nhận và thi hành bản án, quyết định; Điều kiện công nhận và thi hành quyết định của
Trọng tài kinh tế; Đơn xin công nhận và cho thi hành bản án, quyết định; Thủ tục công nhận
và thi hành bản án, quyết định; Thi hành bản án, quyết định; Chuyển tiền và tài sản thi hành
bản án, quyết định; Lệ phí tòa; Miễn án phí; Thể thức xin miễn án phí

Chương III: Tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự gồm 23 điều : Nghĩa vụ truy cứu trách
nhiệm hình sự; Thể thức uỷ thác việc truy cứu trách nhiệm hình sự; Hậu quả của việc truy
cứu trách nhiệm hình sự; Chuyển giao đồ vật liên quan đến tội phạm; Thông báo về các bản
án và thông tin về lý lịch tư pháp; Trách nhiệm trong việc dẫn độ người phạm tội; Điều kiện
dẫn độ người phạm tội; Từ chối dẫn độ người phạm tội; Tài liệu yêu cầu dẫn độ người phạm
tội; Bổ sung tài liệu yêu cầu dẫn độ người phạm tội; Bắt để dẫn độ; Bắt người trước khi có
yêu cầu dẫn độ; Trả tự do cho người bị bắt; Hoãn dẫn độ; Dẫn độ tạm thời; Giao người bị
dẫn độ; Dẫn độ lại; Dẫn độ một người mà nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ;Thông báo kết
quả tố tụng hình sự; Việc chuyển giao đồ vật liên quan đến việc dẫn độ; Dẫn độ quá cảnh;
Chi phí trong dẫn độ
Chương IV:Điều khoản cuối cùng: Phê chuẩn, hiệu lực và huỷ bỏ Hiệp định.
a. Quy phạm xung đột trong hiệp định giữa Việt Nam và Lào:
+Tại K1 Đ7
Điều 7: Cách thức thực hiện uỷ thác tư pháp
1. Khi thực hiện uỷ thác tư pháp, Cơ quan tư pháp của Nước ký kết được yêu cầu áp dụng pháp
luật của nước mình. Trong trường hợp có đề nghị của cơ quan tư pháp của nước ký kết yêu cầu,
Cơ quan tư pháp của nước ký kết được yêu cầu có thể áp dụng pháp luật của Nước ký kết yêu
cầu, nếu pháp luật được áp dụng không trái với pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu.
+Tại Đ17
Điều 17: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của Nước ký kết mà cá
nhân đó là công dân.


2. Năng lực hành vi dân sự của một người đối với các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi thực hiện các giao dịch dân sự nói
trên.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi pháp nhân
đó được thành lập.
+Tại K1 Đ18

Điều 18: Quy định về công dân mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự
1. Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
tuân theo pháp luật và phụ thuộc vào thẩm quyền của Cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà cá
nhân trên là công dân.
+Tại K1 Đ20
Điều 20: Tuyên bố công dân mất tích hoặc đã chết
1. Việc tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của
Nước ký kết mà người đó là công dân khi người đó còn sống.
Ví dụ: Công dân A có quốc tịch Việt Nam sinh sống và làm việc ở Lào nhưng bị mất tích, chị
B(Việt Nam) yêu cầu Tòa án tại Việt Nam xác nhận anh A đã bị mất tích.
+Tại Đ21
Điều 21: Hình thức của hợp đồng dân sự
1. Hình thức của hợp đồng dân sự phải tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi giao kết hợp
đồng.
2. Hình thức của hợp đồng liên quan đến bất động sản phải tuân theo pháp luật của Nước ký kết
nơi có bất động sản đó.
+Tại Đ23
Điều 23: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại và
thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt
hại đó.


2. Nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cùng có quốc tịch của Nước ký kết này nhưng cư
trú trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, thì vận dụng pháp luật của Nước ký kết nơi họ cư trú.
3. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vụ án đã được khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại
là cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu
quả thực tế hoặc nơi bị đơn cư trú. Ngoài ra, Cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi nguyên cư trú

cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của nước ký kết đó.
+Tại Đ25
Điều 25: Kết hôn
1. Trong việc kết hôn giữa công dân các Nước ký kết, mỗi bên đương sự phải tuân theo điều kiện
kết hôn quy định trong pháp luật của Nước ký kết mà họ là công dân. Trong trường hợp kết hôn
tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của một Nước ký kết, thì họ còn phải tuân theo pháp luật
của Nước ký kết đó về điều kiện kết hôn.
2. Nghi thức kết hôn được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết nơi tiến hành kết hôn. Việc
kết hôn được tiến hành đúng theo pháp luật của một Nước ký kết này thì được công nhận tại
nước ký kết kia, trừ trường hợp việc công nhận kết hôn đó trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước công nhận.
+Tại Đ26
Điều 26: Quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng
1. Quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi vợ chồng cùng cư
trú.
2. Nếu hai vợ chồng cùng một quốc tịch nhưng cư trú mỗi người ở một nước ký kết thì quan hệ
pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết mà họ là công dân.
3. Nếu hai vợ chồng mang quốc tịch khác nhau và mỗi người cư trú ở một Nước ký kết thì quan
hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi cư trú chung cuối cùng của vợ chồng
đó.
4. Nếu vợ chồng theo quy định tại khoản 3 của Điều này chưa bao giờ có nơi cư trú chung thì
quan hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi có cơ quan tư pháp nhận được
đơn kiện.
5. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vấn đề quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng là cơ
quan tư pháp của Nước ký kết quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Đối với
trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều này, thì Cơ quan tư pháp của các Nước ký kết đều có
thẩm quyền giải quyết.
+Tại Đ27



Điều 27: Ly hôn
1. Nếu vợ chồng có cùng quốc tịch thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của Nước ký
kết mà vợ chồng là công dân.
2. Nếu vợ chồng có quốc tịch khác nhau nhưng cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì việc ly hôn
được giải quyết theo pháp luật của Nước ký kết nơi vợ chồng đó cùng cư trú. Nếu trong thời gian
đưa đơn xin li hôn, vợ chồng không cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì Cơ quan tư pháp Nước
ký kết nhận được đơn xin li hôn sẽ tiến hành xét xử theo pháp luật của nước mình.
3. Đối với trường hợp ly hôn quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải
quyết là Cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà vợ chồng là công dân.
4. Đối với trường hợp ly hôn được quy định tại khoản 2 của Điều này, Cơ quan tư pháp có thẩm
quyền giải quyết là Cơ quan tư pháp của Nước ký kết, nơi vợ chồng cùng cư trú. Nếu vợ chồng
cư trú ở các Nước ký kết khác nhau, thì Cơ quan tư pháp của các Nước ký kết đều có thẩm quyền
giải quyết.
Ví dụ: Công dân A ( Việt Nam) ly hôn với công dân B(Lào), nhưng cả 2 cùng cư trú ở Lào thì
việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật nước Lào, Nhưng nếu cả 2 cùng quay trở về Việt Nam
cư trú làm ăn sinh sống, thì việc ly hôn trên cần có “ sự công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam” theo trình tự thủ tục của pháp luật (BLTTDS Đ364 đến Đ374) Việt Nam.
+Tại Đ29
Điều 29: Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con
1. Việc xác định cha mẹ cho con và truy nhận con ngoài giá thú tuân theo pháp luật của Nước ký
kết nơi người con cư trú vào thời điểm có đơn yêu cầu.
2. Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi cư trú chung của
người con và cha mẹ.
3. Nếu cả hai cha mẹ hoặc cha hay mẹ cư trú ở một Nước ký kết này, còn người con cư trú ở
Nước ký kết kia, thì quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi
người con cư trú.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề được quy định tại khoản 1, khoản2 và khoản 3 của
Điều này là cơ quan của Nước ký kết nơi người con cư trú.
+Tại K3 Đ34
3.Việc chuyển giao và nhận giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự được thực

hiện theo pháp luật của Nước ký kết nhận việc giám hộ nói trên.


+Tại Đ36
Điều 36: áp dụng pháp luật về thừa kế
1. Việc thừa kế động sản được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết mà người để lại di sản
là công dân khi qua đời.
2. Việc thừa kế bất động sản được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết nơi có di sản là bất
động sản.
3. Việc phân biệt di sản là động sản hoặc bất động sản tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi
có di sản.
+Tại K1Đ41
Điều 41: Bảo vệ và quản lý di sản
1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết nơi có di sản của công dân của Nước ký kết kia
để lại khi người đó qua đời sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ và quản lý di sản
theo pháp luật của nước mình.

b.Quy phạm thức chất:
Các điều còn lại trong hiệp định
Ví dụ: Đ24: Đình chỉ việc giải quyết vụ án
Trong trường hợp các cơ quan tư pháp của các Nước ký kết đều có thẩm quyền theo Hiệp
định này hoặc theo pháp luật của nước mình và đã tiến hành xét xử về cùng một vụ án,về
cùng con người và cùng nội dung, thì cơ quan tư pháp nào tiến hành xét xử vụ án đó sau
phải đình chỉ việc xét xử vụ án nói trên và thông báo cho các đương sự biết.
Có tranh chấp về hợp đồng dân sự giữa A và B trong trường hợp này cả tòa án Việt Nam và Lào
đều có thẩm quyền giải quyết cả hai bên A và B cùng đem đơn yêu cầu ra 2 tòa án giải quyết.
Nhưng tòa án Lào lại nhận đơn yêu cầu sau, nên dù đã thụ lý tiến hành xét xử thì tòa án Lào phải
đình chỉ việc xét xử trên và thông báo lý do cho các bên đương sự biết.
III. Điều thú vị của hiệp định
- về bảo hộ tư pháp : Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, công dân của Nước ký kết này trên

lãnh thổ của Nước ký kết kia được quyền liên hệ với các Toà án theo cùng những điều kiện dành
cho công dân của Nước ký kết kia và có quyền và nghĩa vụ như công dân của Nước ký kết kia
trong quá trình tham gia tố tụng tại Toà án.


-Bảo vệ người làm chứng hoặc người giám định
-Tống đạt tài liệu cho công dân nước mình
- Tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự: trách nhiệm trong việc dẫn độ người phạm tội, điều kiện
dẫn độ người phạm tội, từ chối dẫn độ người phạm tội,, bắt để dẫn độ, …Dẫn độ một người mà
nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ, dẫn độ quá cảnh…
 Các Hiệp định này đều điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng quan hệ, đó là tương trợ tư
pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết và phương pháp thống nhất các quy tắc
lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết các xung đột pháp luật và quy tắc xác định thẩm
quyền của cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân
gia đình và hình sự, trong một số Hiệp định còn giải quyết cả vấn đề dẫn độ hoặc chuyển
giao người bị kết án phạt tù.
IV. Thực Tiễn Áp dụng
1. thống kê
Theo thống kê tại Báo cáo tương trợ tư pháp của Bộ Tư pháp, trong thời gian gần đây, mỗi
năm Bộ Tư pháp đã nhận và chuyển trên dưới 3.000 hồ sơ ủy thác tư pháp đến các cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài để giải quyết; trong đó, hơn 80% là các hồ sơ do
toà án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị uỷ thác ra nước ngoài; khoảng 20% còn
lại là số hồ sơ ủy thác do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chuyển đến, chủ yếu là
từ các nước Ba Lan, Séc, Pháp, Hàn Quốc. Trong số các hồ sơ của Việt Nam đề nghị uỷ thác
tư pháp ra nước ngoài thì hồ sơ do Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gửi đến chiếm
đa số (khoảng trên 65%) tiếp sau đó là Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, Tây Ninh.
 Nhìn chung những nước được yêu cầu thực hiện nhiều hồ sơ ủy thác tư pháp thường là
các nước chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam như: Hoa Kỳ, Ôx-trâylia, Canada, CHLB Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc (Đài Loan). Số lượng hồ sơ ủy thác tư
pháp giữa Việt Nam và các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp chiếm tỷ lệ không

nhiều
2. Mặc dù trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước đã quy
định cụ thể là như vậy nhưng đôi khi việc áp dụng còn có nhiều bất cập:
Còn rất nhiều vấn đề bỏ ngỏ trong việc xác định thẩm quyền trong khi quy phạm xung đột đã
chỉ dẫn cụ thể đối với những trường hợp nào nước nào có thẩm quyền giải quyết...nhưng sự
kiện thực tế xảy ra lại rất phức tạp để mà áp dụng:
-

Đơn cử như sự kiện Ông Minh yêu cầu tuyên bố bà Nữ chết sự kiện thực tế Bà Nữ bị
giết chết ở Biên giới Thái lan-Campuchia. Và người đưa ra yêu cầu tuyên bố(Ông Minh)


-

lại sinh sống ở Mỹ Như vậy trong trường hợp này cả 4 hệ thống pháp luật đều có thẩm
quyền giải quyết: VN, Mỹ, Thái Lan và Campuchia.
Bản án đã có hiệu lực của Tòa án Việt Nam không được thừa nhận và thực thi ở Hoa Kỳ
và ngược lại – từ vụ việc Tòa án Hoa Kỳ kết tội ca sỹ Lý Hương bắt cóc con ruột
Do liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau mà với các vụ việc dân sự, thương mại, lao
động, hôn nhân và gia đình (gọi chung là vụ việc dân sự) có yếu tố nước ngoài hoàn toàn
có thể thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhiều nước.
Vụ việc tranh chấp quyền nuôi con (cháu bé có tên Princess Lam) giữa ca sĩ Lý Hương và
Tony Lam đang diễn ra chính là một minh chứng sinh động của đa phán quyết. Đã có hai
phán quyết với nội dung trái ngược nhau – một của tòa án Việt Nam và một của tòa án
Mỹ liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con của cặp vợ chồng này.

V. Kết
Tương trợ tư pháp quốc tế là một biểu hiện của nguyên tắc về nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc
gia-một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. Các hiệp định tương trợ tư pháp
mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là văn bản pháp lý quốc tế thể hiện quy luật phát

triển, nhằm thiết lập một cơ chế pháp lý quốc tế chung điều chỉnh quan hệ giữa công dân và pháp
nhân của các nước ký kết, xây dựng những quy tắc chuẩn mực cho các bên tham gia điều ước để
giải quyết các tranh chấp dân sư, thương mại quốc tế.



×