Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VŨNG VŨNG TÀU_LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.45 MB, 70 trang )


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRẦN THỊ NGỌC CHÂU – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên)
LƯU THANH TÚ – NGUYỄN THỊ HIỂN (đồng Chủ biên)
TRẦN MINH HƯỜNG – TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ – NGUYỄN HỮU HÀO – NGUYỄN HỮU BÁCH
VŨ ĐÌNH BẢY – NGUYỄN ĐÌNH KHỐ – HỒ HỮU KIÊM

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH

BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LỚP

6


Mục Lục
LỜI NĨI ĐẦU........................................................................................................................................3
CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG TÀI LIỆU...........................................................................................4

Chủ đề 1:


ĐỊA LÍ tự nhiên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................5

Chủ đề 2:


LỊCH SỬ TỈNH Bà Rịa – Vũng Tàu từ nguồn gốc đến thế kỉ X ................. 21


chủ đề 3:


Truyện cổ dân gian TỈNH Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................. 29

Chủ đề 4:


EM YÊU GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG..................................................................................... 43

Chủ đề 5:


MĨ THUẬT TỈNH Bà Rịa – Vũng Tàu............................................................................. 51

Chủ đề 6:


đặc sản, ẩm thực tỉnh bà rịa – vũng tàu........................................................ 62

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ............................................................................................................... 68

2


Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Với vị trí giáp biển,
sở hữu vùng biển rộng và giàu tài nguyên, tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển
các ngành kinh tế biển. Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là nơi có lịch sử khai phá lãnh

thổ khá lâu đời với hơn 20 dân tộc cùng chung sống. Tất cả đã tạo nên một tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển, năng động, hiện đại và giàu bản sắc.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu lớp 6 nhằm giúp các em tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những
vẻ đẹp của quê hương; những vấn đề về kinh tế, văn hoá,… của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tài liệu gồm các chủ đề gắn với các nội dung đặc trưng của địa phương;
được thiết kế qua các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng
nhằm tạo điều kiện giúp các em phát huy được tính tích cực trong q trình
học tập, đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học của bản thân.
Chúng tôi hi vọng rằng, với thiết kế hiện đại, nội dung cập nhật, hình ảnh
đẹp, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lớp 6 khơng chỉ giúp tìm
hiểu, khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên hay các vấn đề về kinh tế, truyền
thống văn hố của địa phương mà cịn đồng hành với các em trên hành trình
rèn luyện ý thức, bồi đắp tình yêu quê hương, xứ sở qua những hành động
cụ thể.
Chúc các em có những trải nghiệm thú vị, bổ ích cùng Tài liệu giáo dục
địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lớp 6.


3

BAN BIÊN SOẠN


CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG TÀI LIỆU

Mục tiêu


Những kiến thức, phẩm chất, năng lực,
Những kiến thức, phẩm chất,
thái độ mà các em cần đạt được sau
năng
mỗi bài học. lực và thái độ mà các em

cần đạt được sau mỗi chủ đề
hoặc bài học.

MỤC TIÊU
Giới thiệu bài học

Nội dung dẫn nhập vào bài học.

Tạo được tình huống mâu thuẫn
trong tư duy và sự hứng thú trong
tìm hiểu kiến thức mới.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Khởi động

Giúp các em vui vẻ, có hứng thú và
dẫn dắt vào bài học mới.

Giúp các em tự chiếm lĩnh những
kiến thức thông qua các chuỗi
hoạt động dạy học và giáo dục.

KHỞI ĐỘNG


Khám phá

Giúp các em quan sát, tìm hiểu,... và
trải nghiệm những điều mới.

Giúp các em quan sát, tìm hiểu và
trải nghiệm những điều mới.

KHÁM PHÁ
Luyện tập

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn
những điều vừa khám phá được.

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn
những điều vừa khám phá được.

LUYỆN TẬP
Vận dụng

Giúp các em vận dụng những nội dung
đã học vào thực tiễn.

Giúp các em vận dụng những
nội dung đã học vào thực tiễn.

VẬN DỤNG

4



ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHỦ ĐỀ

1

BÀI 1

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

MỤC TIÊU
– Xác định được vị trí địa lí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Nêu được các bộ phận hợp thành lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối nhỏ nhưng lại có vùng biển rộng lớn
và vị trí địa lí thuận lợi. Đây là một lợi thế lớn, giúp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đẩy mạnh phát triển
các ngành kinh tế, đưa địa phương trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát
triển kinh tế - xã hội.

KHỞI ĐỘNG
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát Tình đất đỏ miền Đơng của nhạc sĩ Trần Long Ẩn
hoặc xem đoạn video giới thiệu khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5



KHÁM PHÁ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Quan sát hình 1.1, hãy cho biết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp giáp với các địa phương nào
trên đất liền.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng Đông Nam Bộ, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra Biển Đơng của các tỉnh
trong vùng.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Trên đất liền, điểm cực Bắc ở vĩ độ 10049’ Bắc; điểm cực Nam ở vĩ độ 10019’ Bắc; điểm
cực Đông ở kinh độ 107000’ Đông; điểm cực Tây ở kinh độ 107034’ Đông.
Vị trí tiếp giáp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên đất liền:
– Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh;
– Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai;

6


– Phía đơng giáp tỉnh Bình Thuận;
– Phía nam giáp Biển Đơng.
Vị trí địa lí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các tuyến
giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển,… Đây cũng là một địa điểm trung
chuyển quan trọng đi các nơi trong nước và quốc tế.

II. PHẠM VI LÃNH THỔ
Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết phạm vi lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao

gồm những bộ phận nào.
Lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Vùng đất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm phần đất liền và các đảo, với diện tích
tự nhiên khoảng 1 989,5 km2.
Bà Rịa – Vũng Tàu có vùng biển rộng lớn. Tỉnh có đường bờ biển dài 305 km và vùng
thềm lục địa rộng trên 100 000 km2, chứa đựng nguồn tài nguyên quý giá.
Cùng với vị trí địa lí, lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép hội tụ nhiều tiềm năng
để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển như: khai thác dầu khí, du lịch
biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản,…

LUYỆN TẬP
1. Trình bày khái qt về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

VẬN DỤNG
Hãy kể tên các loại hình giao thơng có thể kết nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với Thành phố
Hồ Chí Minh. Trong số đó, loại hình nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay?

7


BÀI 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

MỤC TIÊU
– Nêu được các đặc điểm chính về địa hình, khí hậu, sơng ngịi, đất, sinh vật và khoáng
sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Xác định được sự phân bố của các dạng địa hình, các loại đất chính trên bản đồ.
– Phân tích được tác động của địa hình, khí hậu, sơng ngịi, đất, sinh vật và khống sản
đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu khá ơn
hồ, ít thiên tai cùng với nguồn tài ngun đất, khoáng sản và sinh vật đa dạng là
những lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây. Hiểu biết về tự nhiên Bà Rịa
– Vũng Tàu sẽ giúp chúng ta yêu quý mảnh đất này hơn, từ đó cùng nhau chung tay
bảo vệ và xây dựng quê hương Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng giàu đẹp.

KHỞI ĐỘNG
Giáo viên cho học sinh trình bày một số hiểu biết của bản thân về điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

8


KHÁM PHÁ

I. ĐỊA HÌNH
Dựa vào hình 1.2 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Xác định hướng nghiêng của địa hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Kể tên các dạng địa hình chính của tỉnh.
– Cho biết thế mạnh để phát triển kinh tế của từng dạng địa hình.
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương nằm chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
nên có địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình phần đất liền của tỉnh nhìn chung thấp
dần từ phía bắc xuống phía nam.


Hình 1.2. Bản đồ địa hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Địa hình của tỉnh có thể được chia làm bốn bộ phận: vùng đồi núi thấp, vùng đồng
bằng ven biển, bán đảo và hải đảo.

9


Thành phố Vũng Tàu là một bán đảo. Huyện Côn Đảo và các xã Long Sơn, Gò Găng
(thành phố Vũng Tàu) là những vùng hải đảo. Đây là những nơi có thế mạnh về du lịch,
thuỷ sản, cảng biển và dịch vụ dầu khí.
Em có biết?
Cơn Đảo là huyện đảo duy nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một quần
đảo, gồm 16 đảo với tổng diện tích gần 77 km2. Đảo Cơn Lơn (cịn được gọi là đảo
Côn Sơn) là đảo lớn nhất, chiếm gần 2/3 diện tích. Rừng núi chiếm phần lớn diện
tích trên các đảo (khoảng 80% diện tích quần đảo).
Vùng đồng bằng ven biển chủ yếu tập trung ở các huyện Đất Đỏ, Long Điền và thành
phố Bà Rịa. Khu vực này có thế mạnh về trồng lúa nước và nghề làm muối.
Vùng còn lại là đồi núi thấp, có dạng địa hình lượn sóng. Đây là nơi thích hợp cho việc
trồng cây lâu năm, hoa màu, đặc biệt là cây cơng nghiệp.

Hình 1.3. Núi Lớn nhìn từ Núi Nhỏ (Nguồn: Vntrip.vn)

Em có biết?
Núi Nhỏ (Tao Phùng) và Núi Lớn (Tương Kỳ) là hai ngọn núi đẹp, nằm liền
nhau, chạy dọc theo ven biển Vũng Tàu. Núi Nhỏ cao 170 mét, còn Núi Lớn cao
254 mét. Trên các núi này có nhiều danh thắng nổi tiếng như: Hải đăng, Trận
địa pháo cổ, tượng Chúa Kitơ (Núi Nhỏ); di tích lịch sử Bạch Dinh, Thích Ca Phật
Đài, cáp treo Vũng Tàu, quần thể khu du lịch Hồ Mây (Núi Lớn),… Đây là những

địa điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua đối với mỗi du khách khi đến
thành phố biển Vũng Tàu.

10


II. KHỐNG SẢN
Dựa vào thơng tin trong bài, em hãy kể tên và nêu nơi phân bố một số loại khoáng sản chủ
yếu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Những khống sản này có ý nghĩa đối với phát triển những
ngành công nghiệp nào của tỉnh?
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loại khống sản. Ngồi dầu mỏ và khí tự nhiên là quan trọng
nhất, ở đây cịn có một số khống sản khác như đá xây dựng, đất sét, cát, nước khống,…

Hình 1.4. Khai thác dầu khí ngoài khơi biển Vũng Tàu (Nguồn: Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

Vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng khoảng 400 triệu m3 dầu mỏ, chiếm
khoảng 93,3% trữ lượng dầu mỏ cả nước. Trữ lượng khí tự nhiên khoảng trên 100 tỉ m3,
chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước.
Các mỏ dầu khí phân bố trên vùng biển phía nam nước ta. Một số mỏ đang khai thác
tiêu biểu như: Bạch Hổ, Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây,…Việc phát triển cơng nghiệp khai thác
dầu khí đã kéo theo sự phát triển của các ngành khác như dịch vụ hậu cần dầu khí, cơng
nghiệp lọc – hố dầu,… Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm khai thác
và chế biến dầu khí lớn nhất nước ta.

Hình 1.5. Khai thác đá xây dựng ở thị xã Phú Mỹ (Nguồn: Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

11


Đá xây dựng có trữ lượng lớn (ước tính trên 10 tỉ m3), tập trung nhiều nhất ở thị xã

Phú Mỹ, các huyện Long Điền, Xuyên Mộc, Côn Đảo. Đây là loại khống sản vật liệu xây
dựng có chất lượng cao, thích hợp cho việc làm nền móng các cơng trình, sản xuất bê
tơng, làm đường giao thơng,… Hiện nay, việc khai thác đá xây dựng diễn ra tập trung chủ
yếu ở thị xã Phú Mỹ, thành phố Bà Rịa và các điểm nhỏ lẻ ở các địa phương khác.

III. KHÍ HẬU
Dựa vào hình 1.6 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Cho biết nhiệt độ các tháng dao động trong khoảng bao nhiêu độ C.
– Nhận xét về tổng lượng mưa cả năm và phân bố lượng mưa các tháng trong năm.
– Cho biết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có kiểu khí hậu gì. Có mấy mùa trong năm? Đó là những
mùa nào?
Khí hậu của Bà Rịa – Vũng Tàu mang tính chất của kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa.
Nhiệt độ trung bình năm khá cao (khoảng 270C), nóng quanh năm. Số giờ nắng rất cao,
trung bình khoảng 2 400 giờ/năm. Lượng mưa trung bình khoảng 1 500 mm, độ ẩm trung
bình trên 80%. Nhìn chung, khí hậu ở đây tương đối ơn hồ, ít thiên tai (bão, lũ,…).

mm

C

o

500

40

400

30
1 422


300

20
200
10

100

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12

Nhiệt độ


Lượng mưa

Hình 1.6. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

12


Một năm gồm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng
5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam hoạt động. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, thời tiết khơ nóng, có gió tín phong bán cầu Bắc thổi vào theo hướng đơng bắc.
Em có biết?
Khí hậu Cơn Đảo mang đặc điểm cận xích đạo – hải dương nóng, ẩm, chia
thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo
dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là khoảng 27°C.
Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2 200 mm, mưa ít nhất vào tháng 1.

IV. SƠNG NGỊI
Dựa vào thơng tin trong bài, em hãy:
– Trình bày đặc điểm sơng ngịi của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Kể tên một số hồ chứa nước tiêu biểu của tỉnh.
– Nêu vai trò của sông và hồ ở Bà Rịa – Vũng Tàu đối với hoạt động sản xuất và đời sống.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khơng có các hệ thống sơng lớn như các tỉnh khác trong khu vực.
Tỉnh có ba sơng chính là sơng Thị Vải, sơng Dinh và sơng Ray. Sơng ở đây nhìn chung ngắn, nhỏ,
thường có cửa sơng rộng và sâu, triều cường mạnh. Đây là một lợi thế để tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
xây dựng các cảng nước sâu.

Hình 1.7. Sơng Thị Vải (Nguồn: Tạp chí Giao thông vận tải)

13



Em có biết?
Sơng Thị Vải có tổng chiều dài khoảng 76 km. Sông bắt nguồn từ vùng đồi núi
thuộc huyện Long Thành (Đồng Nai), chảy qua vùng giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai,
Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rồi đổ ra biển ở vịnh Gành Rái.
Lịng sơng Thị Vải tương đối rộng, đáy sơng sâu, rất thuận lợi cho việc xây dựng các
cảng, đặc biệt là cảng nước sâu. Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải ở đây đang được đầu tư
mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá, sẽ là cảng quốc tế quan trọng của cả khu vực.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có khá nhiều hồ. Các hồ tập trung nhiều nhất ở hai huyện
Châu Đức và Xuyên Mộc. Một số hồ có diện tích và lượng nước tương đối lớn như hồ
Sông Ray, hồ Đá Đen, hồ Châu Pha, hồ Đá Bàng, hồ Suối Rao,… Các hồ này có vai trò lớn
trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hình 1.8. Hồ Đá Đen (Nguồn: Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

Em có biết?
Hồ Đá Đen là cơng trình thuỷ lợi quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được
khởi cơng từ năm 1997 và hồn thành sau 7 năm xây dựng. Hồ nằm trên địa bàn
các xã Bình Ba, Láng Lớn, Suối Nghệ (huyện Châu Đức) và xã Sơng Xồi (thị xã
Phú Mỹ) với dung tích khoảng 34 triệu m3. Hiện nay, hồ Đá Đen cung cấp nước tưới
cho trên 1 000 ha đất nông nghiệp của huyện Châu Đức, thị xã Phú Mỹ, thành phố
Bà Rịa; cấp nước sinh hoạt cho phần lớn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

14


V. TÀI NGUN ĐẤT
Dựa vào hình 1.9, 1.10 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Kể tên và xác định phạm vi phân bố các loại đất chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Cho biết tên ba loại đất có diện tích lớn nhất và giá trị kinh tế của chúng.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích đất tồn tỉnh là 1 989,5 km2. Đất ở đây gồm 9 loại đất
khác nhau, trong đó loại đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất.

16,6

Đất đỏ vàng

4,2
41,9
10,2

Đất xám
Đất cát
Đất phèn, mặn
Đất phù sa

11,0

Đất khác

16,1

Hình 1.9. Cơ cấu các loại đất ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (đơn vị: %)

– Loại đất đỏ vàng phân bố tập trung ở các huyện: Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và thị
xã Phú Mỹ. Đây là loại đất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
– Loại đất xám phân bố chủ yếu ở các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và thị xã Phú Mỹ.
Loại đất này thích hợp cho việc phát triển cây cơng nghiệp, đặc biệt là cây cao su.
– Loại đất cát; đất phèn, đất mặn phân bố khu vực ven biển, thích hợp cho phát triển

rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản.
– Loại đất phù sa phân bố dọc theo hai bên bờ sông Dinh và sông Ray. Loại đất này tập
trung chủ yếu ở các huyện như Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, thị xã Phú Mỹ và thành phố
Bà Rịa. Đất phù sa thích hợp nhất với trồng lúa và các loại cây hoa màu.

15


Hình 1.10. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Nhìn chung, đất đai ở Bà Rịa – Vũng Tàu đa dạng về chủng loại và phân bố thành các
vùng rõ nét. Các loại đất ở đây có ý nghĩa lớn trong sản xuất nơng – lâm nghiệp, đặc
biệt là loại đất đỏ vàng và đất xám. Tuy nhiên, diện tích đất thích hợp cho sản xuất nơng
nghiệp đã được khai thác gần hết, phần diện tích còn lại chủ yếu là đất nghèo dinh
dưỡng và thiếu nước vào mùa khô.

VI. TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Đọc thông tin trong bài, em hãy:
– Kể tên các kiểu rừng của Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Cho biết rừng của Bà Rịa – Vũng Tàu phân bố chủ yếu ở đâu.
– Nêu vai trò của rừng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Kể tên một số hải sản tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Diện tích đất có rừng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay là 28 338 ha (chiếm 14,35%
diện tích đất tồn tỉnh). Tuy diện tích khơng lớn nhưng rừng ở đây có ý nghĩa quan trọng
về mặt sinh thái và kinh tế như tạo cảnh quan mơi trường, phịng hộ và phát triển du lịch
sinh thái.
16



Hình 1.11. Một góc khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
(Nguồn: Amazing Vietnam)

Trước đây, rừng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loại gỗ và động vật q hiếm, nhưng
hiện nay hầu như khơng cịn.
Rừng ở đây gồm hai kiểu hệ sinh thái chính: rừng trên đất liền và rừng trên đảo. Trên
đất liền, rừng phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh, nhiều nhất là ở huyện Xuyên Mộc và
Châu Đức. Khu vực ven biển có rừng ngập mặn với các lồi cây bần, sú đặc trưng. Rừng ở
vườn quốc gia Côn Đảo là kiểu hệ sinh thái rừng trên đảo
Em có biết?
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc huyện Xun Mộc, được
cơng nhận năm 1986 với diện tích khoảng 10 000 ha. Nơi đây ghi nhận được 732 lồi
thực vật và 205 lồi động vật có xương sống, trong đó có những lồi đang được xếp
trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương
đối nguyên vẹn của Việt Nam. Khu bảo tồn cịn có chức năng phịng hộ mơi trường
vùng ven biển, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa
học, giáo dục bảo tồn, vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái,…
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nguồn
tài nguyên sinh vật biển phong phú.
Vùng biển ở đây có hơn 450 lồi cá,
30 lồi tơm và nhiều lồi sinh vật
khác. Nhiều lồi sinh vật có giá trị
kinh tế cao như cá, mực, cua, ghẹ,
rong biển,… Trữ lượng hải sản có thể
khai thác hàng năm từ 150 000 – 170
000 tấn. Đây là điều kiện rất thuận lợi
cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển
hoạt động khai thác, chế biến hải sản.

Hình 1.12. Một góc vườn quốc gia Côn Đảo

(Nguồn: Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

17


Em có biết?
Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993. Tổng diện tích tự nhiên của
vườn là gần 20 000 ha, gồm phần diện tích bảo tồn rừng trên các hịn đảo và phần
diện tích bảo tồn trên biển. Ở đây đang giữ gìn và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học
rừng, biển, đất ngập nước. Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi nuôi, ấp và thả về thiên nhiên
nhiều rùa biển nhất nước ta.
Côn Đảo là Vườn quốc gia duy nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay. Vườn quốc
gia Côn Đảo đã được công nhận là khu Ram-sa (Ramsar) thứ 2 203 của thế giới. Đây là
khu Ram-sa biển đầu tiên của Việt Nam, đáp ứng những tiêu chí của “vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế” theo Cơng ước Ram-sa.

LUYỆN TẬP
1. Trình bày khái qt về đặc điểm khí hậu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Nêu tên và nơi phân bố một số hồ chứa nước của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại sao trên
địa bàn tỉnh phải xây dựng nhiều hồ chứa nước?
3. Hãy lập bảng thể hiện tên các nhóm đất chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và điền vào
đó những hoạt động kinh tế tương ứng.

VẬN DỤNG
1. Hãy xem một bản tin dự báo thời tiết trong ngày của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ghi
lại các thông tin liên quan (ví dụ về nhiệt độ, mưa, gió,…). Từ kết quả thu thập, rút ra nhận
xét về thời tiết trong ngày của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chia sẻ với người thân hoặc các
bạn cùng lớp về thông tin đã thu thập được.
2. Nơi em đang ở có hồ hoặc con sơng nào chảy qua khơng? Nếu có, hãy giới thiệu với
người thân và bạn bè một số thơng tin về hồ hoặc con sơng đó.

3. Hãy xây dựng kế hoạch cho một chuyến tham quan học tập về với thiên nhiên trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

18


BÀI 3

THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

MỤC TIÊU
– Hệ thống được một số đặc điểm chính về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Biết cách thực hiện một bài báo cáo về địa lí tự nhiên của địa phương Bà Rịa –
Vũng Tàu.

NỘI DUNG THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC
Hãy viết một báo cáo ngắn về đặc điểm địa lí tự nhiên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với các
yêu cầu sau:
– Nội dung: Khái quát các đặc điểm chính về tự nhiên: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sơng
ngịi, đất đai, sinh vật và khống sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Hình thức:


+ Học sinh trình bày bài báo cáo trên giấy, viết tay hoặc đánh máy.




+ Bố cục bài báo cáo phải có mở bài, thân bài, kết luận.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Học sinh làm việc cá nhân theo các bước:
– Bước 1: Xây dựng đề cương.
Học sinh xây dựng đề cương báo cáo theo dàn ý sau:

19


Vị trí địa lí,
phạm vi lãnh thổ

Đặc điểm, ý nghĩa
Đặc điểm chung

Địa hình
Các khu vực địa hình
Kiểu khí hậu
Khí hậu

Nhiệt độ trung bình năm
Sự phân mùa, các tháng mùa mưa, các tháng mùa khơ

Sơng ngịi

Các sơng chính

Đất


Các nhóm đất chính

Sinh vật

Các hệ sinh thái rừng và sinh vật biển

Khoáng sản

Các loại khống sản chính, trữ lượng và phân bố

– Bước 2: Thu thập tài liệu.
– Bước 3: Viết và hoàn thiện báo cáo theo đề cương.
– Bước 4: Trình bày báo cáo.

20


CHỦ ĐỀ
2

LỊCH SỬ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X

MỤC TIÊU
– Trình bày được điều kiện tự nhiên và sự hiện diện của cộng đồng cư dân cổ ở
Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và cuộc sống ban đầu của con
người ở Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kì cổ đại.
– Trình bày được các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của cư dân cổ ở Bà Rịa –
Vũng Tàu.

– Trân trọng những thành quả lao động, sáng tạo của người xưa.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất có lịch sử khai phá
khá lâu đời. Trong thời cổ đại, Bà Rịa – Vũng Tàu đã có con người sinh sống với các hoạt
động kinh tế đặc trưng là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...

KHỞI ĐỘNG
Học sinh xem một video giới thiệu tổng quan về lịch sử vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc
xem một số hình ảnh mơ tả điều kiện tự nhiên và một số hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội
của cư dân cổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu từ nguồn gốc đến thế kỉ X.

21


KHÁM PHÁ

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
1. Điều kiện tự nhiên
Đọc thông tin dưới đây, kết hợp quan sát hình ảnh và điều kiện tự nhiên nơi sinh sống,
em hãy nêu những nét nổi bật về điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa, chịu ảnh hưởng
của đại dương; địa hình đa dạng, đồi núi xen lẫn đồng bằng; tài nguyên thiên nhiên
phong phú; có nhiều loại đất trồng (đất phù sa, đất đỏ badan, đất xám, đất mặn, đất
phèn,…); vừa có đất liền, vừa có hải đảo; bờ biển dài, có nhiều cửa sơng, vũng, vịnh.
2. Dân cư
– Hãy kể tên các địa điểm phát hiện dấu tích của cư dân cổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Hãy kể tên các cộng đồng cư dân cổ cư trú lâu đời ở Bà Rịa – Vũng Tàu.


Hình 2.1. Hịn ghè và bàn mài bằng đá
phát hiện tại di chỉ Gị Cá Sỏi
phường Phước Hồ, thị xã Phú Mỹ
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Hình 2.2. Hiện vật khai quật ở Bưng Bạc, xã Long Phước,
thành phố Bà Rịa
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Hình 2.3. Khai quật khảo cổ học
ở Giồng Lớn, xã Long Sơn,
thành phố Vũng Tàu
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu)

22


Những phát hiện khảo cổ học ở các di tích như Gị Cá Sỏi (phường Phước Hồ, thị xã
Phú Mỹ), Gị Cây Me (phường Tân Hồ, thị xã Phú Mỹ), Bưng Bạc (xã Long Phước, thành
phố Bà Rịa), Bưng Thơm (xã Long Tân, huyện Đất Đỏ) cho biết cách đây hàng ngàn năm,
ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có con người sinh sống.
Tại những di tích trên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều lớp vỏ sò, vỏ ốc, xương
cá, cơng cụ sản xuất bằng đá tích tụ trong các tầng văn hoá (dưới mặt đất) cho biết đây là
những khu vực có dấu vết cư trú của cư dân cổ.
Cộng đồng cư dân cư trú lâu đời ở Bà Rịa – Vũng Tàu là các dân tộc như Chơ Ro, Mạ,
Stiêng,…

II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Đọc thông tin về điều kiện tự nhiên ở mục I và thơng tin bên dưới, em hãy:

– Trình bày các hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Cho biết điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Bà Rịa –
Vũng Tàu thời kì cổ đại.
1. Sản xuất nông nghiệp
a. Làm nương rẫy, trồng lúa nước
Ở vùng đồi núi, vùng đất đỏ badan (vùng đất cao), cư dân cổ canh tác nơng nghiệp
dưới hình thức phát rừng, làm nương rẫy, sử dụng rìu đá, cuốc đá; ở vùng đồng bằng thì
trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng đồng; đánh bắt thuỷ sản, săn bắn thú rừng,…
b. Đánh bắt thuỷ hải sản
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều sơng suối nhỏ và cửa sơng, lại giáp biển nên dồi dào
về nguồn lợi thuỷ hải sản. Điều đó chi phối mạnh mẽ cuộc sống của con người từ hàng
ngàn năm trước.
Ban đầu, cư dân cổ sử dụng phương thức đánh bắt thuỷ sản bằng tay (đối với những
vùng nước nông, hẹp, ven bờ) hoặc be bờ (từng đoạn suối, ao hồ nhỏ), tát cạn nước để
bắt cá tơm. Họ cịn sử dụng mũi nhọn bằng xương, lưỡi xiên nhiều ngạnh, các dụng cụ
đan bằng tre để đánh bắt thuỷ hải sản.
Nghề đánh bắt thuỷ hải sản mang lại nhiều sản phẩm, là hoạt động kinh tế thường
xun và có vị trí quan trọng trong đời sống của con người sinh sống trên vùng đất này.
Bên cạnh các hoạt động nông nghiệp nêu trên, cư dân cổ cịn trồng trọt, chăn ni các
loại cây trồng và vật ni khác, khai thác các nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên bằng săn
bắn, đánh bắt,…
2. Các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp
a. Tiểu thủ công nghiệp
Đọc thơng tin dưới đây và kết hợp quan sát hình ảnh, em hãy:

23


– Nêu những thành tựu về mặt kĩ thuật trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp của cư dân
cổ Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Nêu những thành tựu nổi bật về tiểu thủ công nghiệp của cư dân Bà Rịa – Vũng Tàu từ
nguồn gốc đến thế kỉ X. Tại sao cư dân lại đạt được thành tựu đó?

Hình 2.4. Khuôn đúc đồng bằng đá được
phát hiện tại di tích Bưng Thơm,
xã Long Tân, huyện Đất Đỏ
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Hình 2.5. Lưỡi rìu đồng được phát hiện tại Bưng Bạc,
xã Long Phước, thành phố Bà Rịa
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

* Nghề chế tác đá
– Chế tác công cụ: chế tác nhiều chủng loại cơng cụ đá như rìu, mũi nhọn, hịn ghè,
bàn mài, khn đúc,…
– Chế tác đồ trang sức: chế tác vòng tay đá, sử dụng thành thạo kĩ thuật ghè đẽo, đục,
cưa, mài, khoan đá,...

Hình 2.6. Hiện vật bằng đá được phát hiện tại gò Cây Me, phường Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

24


×