SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
Biên soạn:
NGND TRỊNH TRÚC LÂM, ThS VƯƠNG THỊ KIM THU
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
MƠN ĐỊA LÍ LỚP 9
(Lưu hành nội bộ)
Thái Ngun, năm 2013
ĐỊA LÍ TỈNH THÁI NGUYÊN
Tiết 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN
CHIA HÀNH CHÍNH
1. Vị trí và lãnh thổ
Tỉnh Thái Ngun có tọa độ địa lí từ 21o19’ đến 22o 03’
vĩ độ bắc và từ 105o 29’ đến 106o 15’ kinh độ đông. Từ bắc
xuống nam dài 43 phút vĩ độ (khoảng 80 km), từ tây sang
đông rộng 46 phút kinh độ (khoảng 85 km).
Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên là 3531,02 km² chiếm 1,1
% diện tích tự nhiên cả nước.
Dựa vào hình 1.1, hãy:
+ Nêu tên những tỉnh, TP trực thuộc trung ương tiếp giáp với
tỉnh Thái Nguyên.
+ Kể tên các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
+ Thái Ngun có thuận lợi khó khăn gì cho giao lưu
kinh tế- xã hội với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các
vùng khác trong nước?
2
Hình 1.1. Lược đồ hành chính tỉnh Thái Ngun
2. Sự phân chia hành chính
Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tập IV, quyển XX)
vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831) trấn Thái Nguyên trước
kia đã được đổi thành tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 21-4-1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ra quyết
định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh
Bắc Thái.
3
Ngày 5-11-1996, Quốc hội khố IX, kì họp thứ 10 đã phê
chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và
Bắc Kạn.
Từ đời Gia Long thứ 12 (1813) thủ phủ trấn Thái Nguyên
từ Thiên Phúc (huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội ngày nay)
được chuyển lên khu vực Đồng Mỗ (phường Túc Duyên,
Trưng Vương thành phố Thái Nguyên hiện nay). Qua quá
trình lịch sử, thị xã Thái Nguyên đã phát triển thành thành phố
Thái Nguyên (19-10-1962). Tháng 10 năm 2002, thành phố
Thái Nguyên được công nhận đô thị loại II. Sau 8 năm, thành
phố tiếp tục có những bước phát triển nhanh chóng về kinh tế
- xã hội, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của
tỉnh Thái Nguyên và của cả vùng Trung du miền núi Bắc Bộ,
Ngày 01/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định
1645/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị
loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên có
diện tích 189,70 km2 với dân số năm 2010 là 330.770 người.
Tỉnh Thái Nguyên có 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị
xã là Sông Công, 7 huyện là Đại Từ, Định Hố, Phổ n, Phú
Bình, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ với tổng số 181 xã,
phường và thị trấn.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN
1. Địa hình
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Khu vực có độ cao >
100m chiếm hơn 2/3 diện tích, độ cao < 100m chiếm dưới 1/3
4
diện tích, bao gồm vùng phù sa nhỏ hẹp của sơng Cầu, sơng
Cơng thuộc các huyện Phú Bình, Phổ n và vùng đồi bát úp
kế tiếp chuyển lên địa hình cao hơn.
Núi của Thái Nguyên đều là phần phía nam của các dãy
núi cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn. Cao nhất là dãy Tam
Đảo (1590m); sườn đông dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận
phía tây nam của tỉnh Thái Nguyên có độ cao trên dưới
1000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng sơng Cơng và
vùng hồ Núi Cốc.
Phía đơng tỉnh, địa hình cũng chỉ cao 500m-600m, phần
nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao sàn sàn như nhau. Cấu
trúc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang
động và thung lũng nhỏ
Phía nam tỉnh, địa hình thấp chỉ có một số núi thấp nhơ
lên khỏi các vùng đồi. Vùng đồi trung du ở phía nam và vùng
đồng bằng phù sa các con sông độ cao dưới 100m.
5
Hình 1.2. Bản đồ địa hình, địa mạo tỉnh Thái Nguyên
- Dựa vào hình 1.2, hãy tìm dãy Tam Đảo và cho biết nó
là ranh giới tự nhiên của các tỉnh nào?
6
- Cho biết địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới phân bố
dân cư và phát triển kinh tế- xã hội
2. Khí hậu
Hãy nêu đặc điểm về khí hậu của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ?
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 25 °C; biên độ nhiệt năm
13,7 °C. (tháng nóng nhất là tháng 6: 28,9 °C; tháng lạnh
nhất là tháng 1: 15,2 °C). Tổng số giờ nắng trong năm
1300- 1750 giờ.
Lượng mưa trung bình năm 1500-2500mm. Khoảng
87% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, (từ tháng 5 đến
tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30%
tổng mưa cả năm, nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô,
đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5%
lượng mưa cả năm.
Mưa lớn ở huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, vùng
phía tây các huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa ít hơn.
Độ ẩm cao, trừ tháng 1 các tháng cịn lại, độ ẩm tương đối
trên 80%.
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa
hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành
3 vùng rõ rệt:
7
- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và
phía nam huyện Võ Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái
Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Hãy nêu những biểu hiện đặc biệt về thời tiết và cho biết
những ảnh hưởng của nó tới sản xuất.
-------------------------------------------CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ Thái Ngun có
những thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội.
2. Trình bày những đặc điểm cơ bản của địa hình tỉnh
Thái Nguyên và cho biết ảnh hưởng của địa hình tới sự phát
triển kinh tế - xã hội.
3. Nêu các đặc điểm cơ bản của khí hậu. Khí hậu có thuận
lợi, khó khăn gì cho sản xuất và đời sống?
8
Tiết 2.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN (tiếp theo)
3. Thuỷ văn
Hình 2.1 Lược đồ sơng, hồ tỉnh Thái Ngun
3.1. Sơng ngịi
Dựa vào hình 2.1 hãy: Kể tên những sơng chính và cho
biết đặc điểm cơ bản về mạng lưới, hướng và dịng chảy của
sơng ngịi tỉnh Thái Nguyên.
9
Hãy nêu hiện trạng và biện pháp giải quyết về ô nhiễm
nguồn nước trên sông Cầu, sông Công hiện nay?
Tỉnh Thái Ngun có 2 sơng chính chảy qua đó là sông
Cầu và sông Công.
Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực
rộng 6030 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn,
chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Lưu lượng mùa lũ: 3500
m3/s, mùa kiệt: 7,5m3/s.
Sông Cầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện
Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, là ranh
giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Ngun và Bắc Giang và sau
đó hồn tồn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện
Phổ Yên.
Sông Cầu có nhiều phụ lưu, những phụ lưu chính đều
nằm trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên như sông Chu, sông Du
ở hữu ngạn, ở tả ngạn có sơng Nghinh Tường, sơng Khe Mo,
sơng Huống.
Sơng Cơng dài 96km, có lưu vực rộng 951km2, bắt nguồn từ
vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá, chảy dọc theo chân dãy núi
Tam Đảo. Sông Công hội với sông Cầu ở điểm cực nam huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Lượng nước sông Công khá dồi dào
do chảy qua khu vực có lượng mưa nhiều nhất tỉnh.
Ngồi ra cịn có sơng Rong bắt nguồn từ vùng núi huyện
Võ Nhai đổ vào lưu vực sông Thương ở huyện Hữu Lũng tỉnh
Lạng Sơn.
10
Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất
là tình trạng ơ nhiễm trên sơng Cầu.
3.2. Hồ
Dựa vào hình 2.1, hãy:
Kể tên những hồ lớn vai trị của hồ đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thái Ngun khơng có nhiều hồ, trong đó hồ lớn nhất đó
là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc
chặn dịng sơng Cơng. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ
rộng 25 km², dung tích của hồ từ 160 triệu - 200 triệu m³.
Ngồi ra cịn có một số hồ tương đối lớn như hồ Khe Lạnh
(Phổ Yên), hồ Bảo Linh (Định Hố), hồ Ghềnh Chè (Thị xã
Sơng Cơng)...
3.3. Nước ngầm
Nước ngầm ở Thái Nguyên có trữ lượng khá lớn, có độ
khống khá cao: trên10g/l. Hiện mới khai thác một phần nước
ngầm ở tầng nông làm nước sinh hoạt và có một điểm khai
thác nước khống thiên nhiên ở La Hiên (Võ Nhai).
4. Thổ nhưỡng
Thái Ngun có tổng diện tích là 3531,02 ha. Đất ở Thái
Nguyên đa dạng gồm các loại sau:
Đất núi chiếm 48,2% diện tích tự nhiên, có độ cao trên
200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá macma, đá biến
chất và trầm tích.
11
Đất đồi chiếm 32,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình
thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ
kiến tạo.
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó
một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập
trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt
(lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.
Đất chưa sử dụng hiện cịn 15% diện tích tự nhiên, phần
lớn trong số này có khả năng sử dụng cho lâm nghiệp.
Bảng 2.1. Cơ cấu các loại đất ở Thái Nguyên
Các loại đất
Đất nông nghiệp
Tổng số (ha)
Cơ cấu (%)
249 633,79
83,44
Đất phi nông nghiệp
42 706,20
12,09
Đất chưa sử dụng
15 761,68
4,47
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên - 2010)
Hãy nhận xét về cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Thái
Nguyên.
5. Tài nguyên sinh vật
Thảm thực vật tự nhiên được chia thành ba kiểu chính:
Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới lá rộng trên đất đá
vơi và rừng thứ sinh thay thế. Phân bố chính ở các vùng núi
đá vôi thuộc huyện Võ Nhai, Định Hố. Những năm gần đây,
do khai thác khơng hợp lí, đã bị suy thoái.
Kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới hình thành từ các
loại đá gốc khác nhau và rừng thứ sinh thay thế. Phân bố chủ
12
yếu ở vùng núi phía tây của tỉnh, một phần ở phía Bắc và
Đơng Bắc, đơi khi xen kẽ với kiểu rừng hình thành từ đất đá
vơi. Các cây chủ yếu: dẻ gai, chò, ngát, trám trắng, long não,
gội, tre nứa, mai, vầu, giang và các cây gỗ nhỏ.
Thảm cây trồng chiếm gần 1/3 diện tích tồn tỉnh gồm có
cây lâu năm (chủ yếu là chè, cây ăn quả: cam, chanh, quýt,
bưởi, vải, nhãn, dứa…) và cây lương thực, thực phẩm (lúa,
ngô, khoai, sắn, đỗ tương, lạc, rau xanh). Phân bố chủ yếu ở
vùng đồng bằng phía nam và trung tâm của tỉnh.
Diện tích rừng năm 2010 là: 176.731 ha bao gồm rừng tự
nhiên: 96.303 ha, rừng trồng: 80.428 ha.
Độ che phủ của rừng năm 1999 là 39%. Đến năm 2010
tăng lên 50%.
Các loài động vật hoang dã: Trước đây Thái Ngun có
rất nhiều loại thú, bị sát, chim với các lồi đặc hữu rất q hiếm
như Voọc mũi hếch, Trĩ đỏ, Hươu xạ...hiện nay nhiều lồi có
nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hãy cho biết vì sao nhiều loại thú, bị sát, chim và các lồi
đặc hữu rất q đã ở tình trạng bị đe dọa, khan hiếm và có
nguy cơ tuyệt chủng.
6. Khoáng sản
Thái Ngun hiện có 34 loại khống sản, phân bố tập
trung ở các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ...
có thể chia thành 4 nhóm:
- Nhóm nhiên liệu bao gồm than mỡ, than đá, phân bố
tập trung ở Phú Lương, Đại Từ:
13
Than mỡ: chất lượng tương đối tốt, trữ lượng tiềm năng
khoảng 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng thăm dị khoảng 8,5
triệu tấn (lớn nhất Việt Nam) tập trung chủ yếu ở các mỏ Phấn
Mễ (Phú Lương), Làng Cẩm (Đại Từ).
Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dị khoảng 90 triệu
tấn (lớn thứ 2 cả nước sau khu mỏ than Quảng Ninh) tập trung
chủ yếu ở các mỏ Khánh Hồ, Bá Sơn (Phú Lương); Núi
Hồng (Đại Từ).
- Nhóm khoáng sản kim loại
Kim loại đen: Quặng sắt có tới 41 mỏ và điểm quặng, có
trữ lượng khoảng trên 50 triệu tấn, hàm lượng Fe: 58,8-61,8%,
được xếp vào loại chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở Đồng Hỷ.
Titan: có 21 mỏ và điểm quặng, phân bố chủ yếu ở bắc Đại
Từ, tổng trữ lượng thăm dị khoảng 18 triệu tấn.
Ngồi ra Thái Ngun cịn có nhiều mỏ và điểm quặng
mangan-sắt, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn.
Kim loại mầu: thiếc, vonfram là khống sản có nhiều tiềm
năng. Mỏ thiếc ở Phục Linh, Núi Pháo (Đại Từ) tổng trữ
lượng khoảng 13.600 tấn. .
Chì-kẽm ở Làng Hích, Thần Sa (Võ Nhai) và Đại Từ, qui
mô các điểm mỏ nhỏ, phân bố không tập trung, trữ lượng
khoảng 12 triệu tấn.
Riêng mỏ Núi Pháo có trữ lượng Vonfram khoảng 21
triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc,
ngoài ra mỏ cịn có trữ lượng Fluorit lớn nhất thế giới khoảng
14
19,2 triệu tấn và trữ lượng đáng kể bitmut, đồng, vàng và một
số kim loại khác.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh ở nhiều nơi cịn có vàng, đồng,
niken, thuỷ ngân,… trữ lượng các loại này tuy khơng lớn
nhưng rất có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Nhóm khoáng sản phi kim loại.
Pyrit, barit, phơtphorit, graphit… trong đó đáng chú ý
nhất là phơtphorit với tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.
Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng
Sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Ngồi ra
cịn có sét làm gạch ngói; cát dùng để sản xuất thuỷ tinh
thông thường; cát, sỏi dùng cho xây dựng; ngồi ra có nhiều
mỏ đá vơi.
Hãy nêu giá trị của khống sản có ở Thái Ngun.
15
Hình 2.2. Lược đồ khống sản tỉnh Tháí Ngun
--------------------------------------CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Kể tên những những hồ lớn, sông chính trên lãnh thổ
tỉnh Thái Ngun và vai trị của sơng ngịi, hồ đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Hãy phân tích vai trị của khoáng sản đối với sự phát
triển các ngành kinh tế của tỉnh.
16
Tiết 3
DÂN CƯ, LAO ĐỘNG VÀ KINH TẾ
III. DÂN CƯ, LAO ĐỘNG
1. Dân số và gia tăng dân số
- Số dân: Năm 2010, số dân tỉnh Thái Nguyên là
1.131.300 người.
- Gia tăng dân số
Bảng 3.1. Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số
Năm
2000 2005 2006 2007 2009 2010
Tốc độ gia tăng (%)
0,74
0,87
0,73
0,59
0,45
0,53
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên - 2010)
Thái Nguyên là tỉnh đã diễn ra hiện tượng gia tăng cơ học
dẫn tới biến động dân số nổi rõ hơn nhiều tỉnh khác. Trong
quá trình lịch sử, Thái Nguyên từng là Thủ đô kháng chiến
chống thực dân Pháp, nên đã đón nhận nhiều đồng bào và cán
bộ, chiến sĩ lên tham gia kháng chiến. Hồ bình lập lại, từ đầu
thập kỉ 60 thế kỉ trước đến nay, với sự phát triển của Khu công
nghiệp luyện kim Gang Thép, Khu công nghiệp Sơng Cơng,
nhiều khu mỏ, xí nghiệp khác và cả hệ thống các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…nên đã đẩy nhanh
tốc độ gia tăng cơ học.
Hãy nêu những tác động của gia tăng dân số tới đời sống
và sản xuất.
17
2. Kết cấu dân số
Kết cấu dân số theo giới tính.
Năm 2010, nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là
572.400 người chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là
97,6/100
Kết cấu theo độ tuổi
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của tỉnh Thái Nguyên
Độ tuổi
Tỷ lệ (%)
- Độ tuổi 0-14
38,5
- Độ tuổi 15-59
54,6
- Độ tuổi trên 60
6,9
(Nguồn:Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1- 4 -1999)
Dựa vào bảng 3.2 hãy nhận xét về kết cấu dân số theo độ
tuổi và nêu những thuận lợi, khó khăn của kết cấu đó.
Kết cấu theo lao động.
Bảng 3.3. Bảng cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
(ĐVT: %)
Ngành
2005
2010
Nông- lâm-ngư nghiệp
72,2
67,7
Công nghiệp -xây dựng
11,6
15,0
Dịch vụ
16,2
17,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2010)
Kết cấu theo dân tộc.
18
Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc
tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc có số dân đơng nhất:
Bảng 3.4. Các dân tộc có số dân đơng
Dân tộc
Kinh
Tày
Nùng
Sán Dìu
Sán
Chay
Dao
H’Mơng
Hoa
Dân sớ
(người)
821.08
3
123.19
7
63.816
44.134
32.483
Tỉ lệ
so với
tổng
dân
số
tỉnh
Dân số
đô thị
(người)
Tỉ lệ
so với
dân
số
dân
tộc
73,1%
249.30
5
30,4%
11%
21.319
17,3%
5,7%
3,9%
7.716
3.941
12,1%
8,9%
571.77
8
101.87
8
56.100
40.193
2,9%
1.101
3,4%
31.382
Dân số
Tỉ lệ
nông
so với
thôn
dân số
(người) dân tộc
69,6%
82,7%
87,9%
91,1%
96,6%
25.360 2,3%
1.186
4,7%
24.174 95,3%
7.230
0,6%
237
0,03% 6.993
99,97%
2.064
0,18% 712
34,5% 1.352
65,5%
(Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009)
3. Phân bớ dân cư và các loại hình quần cư
Mật độ dân sớ
Bảng 3.5. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên
(ĐVT: người /km2)
Năm
Mật độ
1999 2000 2002 2004 2006 2007 2010
299
301
306
310
319
321
320
( Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên- 2010)
Phân bố dân cư: Năm 2010, mật độ dân số trung bình
tồn tỉnh là 320 người/km 2, nơi mật độ dân số trung bình
19
cao nhất là thành phố Thái Nguyên (1.501 người/km 2), thấp
nhất là huyện Võ Nhai (77 người/km 2).
Các loại hình quần cư
Theo kết quả tổng điều tra dân số 1-4-1999, Ở Thái
Nguyên tỉ lệ dân thành thị là 21,8%, nông thôn là 78,2%.
Những năm gần đây, cùng với xu hướng đơ thị hố, tỉ lệ dân
thành thị cũng đã tăng cao hơn, năm 2010 tổng số dân thành
thị là 293.600 người (chiếm 25,95%) và tổng số dân nông
thôn là 837.700 người (chiếm 74,05%).
Hãy nêu những thay đổi về quần cư nơng thơn, thành thị
mà em biết.
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
- Văn hoá
Thái Nguyên có nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc
gia đã được xếp hạng. Ngồi ra trong tỉnh có Bảo tàng Văn
hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Lực lượng vũ trang Việt
Bắc - Quân khu I, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Nhà trưng
bầy ATK Định Hoá.
Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều đã có điểm “Bưu
điện văn hố”. Báo chí được chuyển phát đến ngay trong
ngày. Hiện nay 100% các xã trong tỉnh đã được phủ sóng
phát thanh - truyền hình.
Hãy kể tên các di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia đã
được xếp hạng ở Thái Nguyên.
20
- Giáo dục
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có hệ thống các trường
học từ mầm non đến trường phổ thơng các cấp. Ngồi ra tại
các xã (phường, thị trấn) có các trung tâm học tập cộng đồng;
các huyện, thành phố, thị xã và tỉnh có các Trung tâm giáo dục
thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp.
Thái Nguyên đã được công nhận là tỉnh đạt chuẩn phổ
cập giáo dục tiểu học năm 2002 và phổ cập giáo dục trung học
cơ sở năm 2004.
Thái Nguyên là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ
3 cả nước, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Hãy kể tên trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
- Y tế
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có hệ thống các trạm y tế
ở tất cả các xã, phường, thị trấn; các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh
ngoài ra cịn có bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên, Bệnh viện Quân y 91, các bệnh viện ngoài công lập.
IV. KINH TẾ
1. Đặc điểm chung
Thái Nguyên thuộc Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ,
vùng được coi là còn nghèo, gần đây kinh tế Thái Nguyên
đang dần chuyển sang cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
21
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2010)
Hình 3.1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá so sánh
Bảng 3.6. Cơ cấu tổng giá trị sản phẩm (GDP) tỉnh Thái Nguyên
(ĐVT: %)
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Công nghiệp - xây dựng 38,76
39,54
39,86
40,71
41,54
Nông - lâm - ngư nghiệp
24,72
24,00
23,82
22,60
21,73
Dịch vụ
6,52
36,46
36,32
36,69
36,73
Ngành
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên - 2010)
Dựa vào bảng 3.6, hãy nhận xét về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành của tỉnh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn: (1997-2000) nhịp độ tăng trưởng GDP bình
quân đạt 4,38%/năm.
22
Giai đoạn 2001-2005 nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân
đạt 9,05%/ năm.
Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đạt 11,11%/ năm.
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên - 2010)
Hình 3.2 Tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)
so với năm 2000 và so với năm 2005
23
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Vì sao trong những năm gần đây tình hình gia tăng dân
số của tỉnh Thái Nguyên lại chưa ổn định?
2. Nêu đặc điểm phân bố dân cư của Thái Nguyên, sự phân
bố có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội.
3. Kết cấu dân số theo độ tuổi trẻ có thuận lợi, khó khăn
gì cho phát triển kinh tế - xã hội.
4. Trình bày đặc điểm chung về sự phát triển kinh tế của
Thái Nguyên.
5. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng giá trị sản phẩm (GDP)
tỉnh Thái Nguyên theo số liệu bảng 3.6.
24
Tiết 4
IV. KINH TẾ (tiếp theo)
2. Các ngành kinh tế
2.1. Cơng nghiệp
Tỉnh Thái Ngun có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
công nghiệp. Những năm gần đây chỉ số phát triển công nghiệp
tăng liên tục.
Bảng 4.1. Chỉ số phát triển công nghiệp
(năm trước = 100%)
2000
2005
2008
2009
2010
108,75
115,02
119,21
117,85
118,31
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Ngun - 2010)
Cơ cấu ngành cơng nghiệp
Thái ngun có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng gồm
nhiều ngành. Một số ngành cơng nghiệp quan trong đó là:
cơng nghiệp khai thác nhiên liệu, cơng nghiệp luyện kim,
cơng nghiệp cơ khí và điện tử, công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, công nghiệp nhẹ và chế biến nông lâm sản. Ngành
tiểu thủ cơng nghiệp có một số làng nghề truyền thống.
Hiện nay Thái Ngun có nhiều khu, cụm cơng nghiệp.
Hãy nêu sự phân bố các ngành công nghiệp của Thái
Nguyên và các sản phẩm của chúng. Hãy kể tên các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh mà em biết.
25