TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN
BÀI TẬP LỚN
Họ Và Tên Sinh Viên: NGUYỄN TIẾN ĐẠT
Mã Sinh Viên :
Lớp:
Tên Học Phần:
21111190499
ĐH11BĐS1
Cơng tác Quốc phịng – An ninh
Giảng Viên Hướng Dẫn :
Hà Nội, Năm 2022
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thực tiễn tình hình giao thơng hiện nay có rất nhiều vấn đề đang đặt ra
cần phải giải quyết: Tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, trong 10 năm số người tử
vong vì tai nạn giao thông hơn 100.000 người, kiến thức, kỹ năng điều khiển
phương tiện, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng của nhiều
người tham gia giao thơng cịn rất kém và tình trạng coi thường pháp luật, vi
phạm trật tự, an tồn giao thơng; ùn tắc giao thông vẫn rất phức tạp, nhất là tại
các thành phố lớn; tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên các tuyến giao
thông diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh
tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Do đó, việc
thực hiện Luật đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường bộ và tuyên truyền mọi
người chấp hành luật là hết sức cấp thiết, đặt yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức
khoẻ và tài sản của người tham gia giao thơng lên một bước quan trọng, giải
quyết tình hình thực tiễn đang đặt ra hiện nay thơng qua đó góp phần vào ổn
định tình hình trật tự an tồn xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng – an
ninh của đất nước, tạo thế và lực để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội
chủ nghĩa.
Để làm rõ các vấn đề có liên quan về phịng ngừa vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thơng tơi lựa chọn chủ đề: “Trình bày những nội
dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT? Liên hệ trách
nhiệm của sinh viên?
2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan về phịng ngừa vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
- Đánh giá thực trạng giao thông Việt Nam hiện nay, đề ra một số biện
pháp để giải quyết một số hán chế.
- Liên hệ với trách nhiệm của bản thân là một sinh viên.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ, AN TỒN GIAO THƠNG
1. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
a. Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
Pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng là một bộ phận của hệ thống
pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
b. Vai trị của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng là ý chí của Nhà nước để
chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
- Pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng là là cơ sở, cơng cụ pháp
lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thơng, trật tự, an tồn xã hội.
c. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có liên quan
đến bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
- Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương, địa
phương, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm trật tự,
an tồn giao thơng.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên
quan đến bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
2. Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng.
a. Khái niệm phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an tồn giao thơng
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng là
hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cơng dân bằng nhiều
hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng nhằm ngăn chặn, hạn chế
làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng ra khỏi đời sống xã hội.
- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng là
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định
của pháp luật, tiến hành tổng hợp các biện pháp theo quy định để chủ động nắm tình
hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với
mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
b. Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng, chống
vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
- Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Các cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án).
- Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản.
- Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch.
- Các Cơng dân.
Nhìn chung mọi chủ thể đều giữ những vị trí quan trọng trong việc bảo
đảm trật tự, an toàn giao thơng và có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, tác động qua
lại với nhau. Trong đó việc hoạch định đường lối của Đảng, Luật hóa các nội dung
bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng của các cơ quan chức năng, sự quản lý điều hành,
triển khai thực hiện của các cơ quan hành pháp tác động trực tiếp tới đối tượng tham
gia giao thơng. Thơng qua đó hình thành hàng rào pháp lý, chuẩn mực xã hội nhất
định mà mỗi cá nhân phải tuân thủ để bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TỒN GIAO
THÔNG Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG
CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TỒN
GIAO THƠNG.
1. Thực trạng về tình hình trật tự an tồn giao thơng ở Việt Nam.
Tính chung năm 2021 (từ ngày 15-12-2020 đến 14-12-2021), toàn quốc xảy
ra 11.495 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.799 người, bị thương 8.018 người.
So với năm 2020, số vụ tai nạn giao thông giảm 3.496 vụ (23,32%), số người
chết giảm 1.068 người (15,55%), số người bị thương giảm 3.143 người
(28,16%).
Trong số này, đường bộ xảy ra 11.364 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.699
người, bị thương 8.001 người; giảm 3.447 vụ (23,27%), giảm 1.040 người chết
(15,43%), giảm 3.126 người bị thương (28,09%) so với cùng kỳ.
Đường sắt xảy ra 69 vụ, làm chết 54 người, bị thương 16 người; giảm 28
vụ (28,87%), giảm 17 người chết (23,94%), giảm 11 người bị thương (40,74%)
so với cùng kỳ.
Đường thủy xảy ra 53 vụ, làm chết 35 người, bị thương 1 người; so với
cùng kỳ giảm 16 vụ (23,16%), giảm 12 người chết (25,53%), giảm 6 người bị
thương (85,71%).
Hàng hải xảy ra 9 vụ, làm chết và mất tích 11 người, khơng có người bị
thương, tuy giảm 5 vụ (35,71%), nhưng lại tăng 1 người chết và mất tích (10%)
so với năm 2020.
Ngồi ra, riêng trong tháng cuối năm 2021, tình hình tai nạn giao thông
giảm về số vụ nhưng lại tăng số người chết. Cụ thể, tính từ ngày 15-11-2021 đến
ngày 14-12-2021, tồn quốc xảy ra 1.342 vụ tai nạn giao thơng, làm chết 655
người và làm bị thương 957 người. So với tháng cùng kỳ năm 2020, giảm 183
vụ (12%), tăng 3 người chết (0,46%), giảm 195 người bị thương (16,93%).
Cũng theo số liệu thống kê, có tới 50% số người tham gia giao thông không
dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% khơng dùng cịi đúng quy định, 70%
không dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72%
không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc.
Ngồi ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ, lấn
làn đường trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm sốt
Cùng với đó ùn tắc giao thơng xảy ra phức tạp tại các thành phố lớn do lưu
lượng phương tiện tăng đột biến, trong khi quy hoạch giao thông, tổ chức giao
thông, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, gây tắc nghẽn trên diện rộng tại
các đô thị lớn và trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm. Ùn tắc giao thông
trên các trục giao thơng chính, đầu mối giao thơng trọng điểm, đặc biệt là trên
địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên phức tạp, thường
xuyên, liên tục, có xu hướng lan rộng cả khơng gian và thời gian; ô nhiễm môi
trường từ hoạt động của phương tiện giao thông ngày càng nghiêm trọng, gây ra
những thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống
của Nhân dân, tác động không tốt đến mơi trường du lịch, thu hút đầu tư nước
ngồi và hình ảnh của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.
Các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông diễn biến hết sức
phức tạp, nhất là các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành
cơng vụ, cố ý gây thương tích, cướp, cướp giật tài sản, vận chuyển trái phép chất
ma túy, hàng giả, hàng lậu…Dự báo trong thời gian tới, việc lợi dụng hoạt động
giao thông để gây rối an ninh, trật tự và phạm tội có nguy cơ thường trực trên
các tuyến giao thông đường bộ.
2. Nguyên nhân của thực trạng trên.
a. Nguyên nhân, điều kiện khách quan
- Những yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm khơng
khí, ơ nhiễm mơi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như: mặt trái
của nền kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý đám đông… đã
ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thơng của người tham gia giao
thơng, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông.
- Hệ thống giao thơng nước ta đang cịn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng lạc
hậu, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và phương
tiện, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của cuộc sống và tốc độ đơ thị hố của đất nước.
Phần lớn các tuyến đường bộ còn chật hẹp, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ
thuật, dòng phương tiện lưu thơng trên đường là dịng hỗn hợp (xe cơ giới, xe
thơ sơ, người đi bộ) có tốc độ khác nhau nên thường gây ra các xung đột ở các
giao cắt. Chất lượng mặt đường, ngoại trừ số tuyến vừa được nâng cấp là tốt,
còn nhiều tuyến chưa bảo đảm, đặc biệt ở khu vực ngoại thành. Tình trạng lấn
chiếm hành lang bảo vệ ATGT cịn tương đối phổ biến. Cơng tác quy hoạch, sửa
chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thơng cịn hạn chế so với sự gia tăng
của phương tiện giao thơng, tình trạng đào đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt
là các thành phố lớn… gây nên TNGT, UTGT rất nghiêm trọng, điều này ảnh
hưởng khơng nhỏ đến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.
- Nhiều cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân vẫn cịn sử dụng phương tiện
giao thơng cũ nát, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông, nhất là ở các khu đô thị,
thành phố, thị xã.
b. Nguyên nhân, điều kiện chủ quan
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT chưa hồn thiện
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng nhằm
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATGT, các bộ và cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng nhiều văn bản nhằm
thực hiện nhiệm vụ quản lý giao thông trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý
của mình.
- Cơng tác quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT cịn bị bng lỏng, bất
cập, yếu kém. Hiện nay, ở nước ta công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng
giao thông chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, hiện tồn tại một thực tế
là sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và
hạ tầng kỹ thuật giao thông, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự thiếu đồng bộ và xuống cấp về kết cấu hạ tầng giao
thơng, cịn tồn tại phương tiện giao thông cũ nát, không bảo đảm chất lượng, quá
hạn sử dụng, không bảo đảm hệ số an tồn kỹ thuật... vẫn được tham gia lưu
thơng trên đường.
- Chất lượng đào tạo của nhiều Trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp Giấy
phép lái xe còn yếu kém. Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, hiện nay cả
nước có 316 cơ sở đào tạo lái xe ơ tô và hầu hết bao gồm cả đào tạo lái xe mơ tơ,
trong đó có 125 cơ sở tư thục; 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và máy kéo; 96
trung tâm sát hạch lái xe được phân bố tương đối đều trên cả nước.
Tuy nhiên, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn cịn bị bng
lỏng, chưa chặt chẽ, thậm chí cịn tiêu cực và bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng
mua bán đổi bằng, tiêu cực trong thi cử, cấp bằng lái xe không đúng quy định
của một số địa phương thuộc ngành Giao thơng vận tải vẫn cịn xảy ra.
- Cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB cho người
tham gia giao thơng cịn hạn chế. Trong những năm qua, công tác bảo đảm
TTATGT đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ,
ngành thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để lập lại TTATGT, kiềm chế và làm
giảm TNGT, UTGT trong đó công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu và
được coi là một trong những biện pháp quan trọng để góp phần kiềm chế gia
tăng TNGT, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành Luật GTĐB, xây
dựng văn hóa giao thơng của người tham gia giao thơng.Trên cơ sở nhiệm vụ
được giao, lực lượng Cảnh sát giao thông chủ động, tăng cường chỉ đạo công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông cho quần chúng nhân
dân, đồng thời trực tiếp phối hợp với các cơ quan chức năng, các phương tiện
thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới, đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT. .
- Do ý thức chấp hành Luật GTĐB của một bộ phận nhân dân còn kém
Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thơng có ý thức tốt, thực hiện
văn hố giao thơng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về GTĐB cịn có một bộ
phận khơng nhỏ người tham gia giao thơng có ý thức kém, thậm chí đáng báo
động. Trung bình mỗi năm, lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý trên 6 triệu
trường hợp vi phạm TTATGT. Qua số liệu thống kê cho thấy người tham gia
giao thông vi phạm luật, quy tắc ATGT vẫn còn cao.
3. Nội dung biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an tồn giao thơng.
- Tham mưu, đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống
các văn bản pháp luật phục vụ phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an tồn giao thơng.
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện
pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng phù
hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương cụ thể.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng cho người dân.
- Tổ chức phát động phong trào tồn dân tham gia phịng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng, gắn với vận động thực hiện
phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đảm bảo huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở tham gia phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng.
- Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng
ngành, từng lực lượng theo quy định của pháp luật.
- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an tồn giao thơng theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường phối hợp chựt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng và
các tổ chức xã hội trong việc thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an tồn giao thơng.
III. MỤC TIÊU, CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ TRACH NHIỆM
CỦA SINH VIÊN TRONG PHÒNG NGỪA VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO
ĐẢM TRẬT TỰ, AN TỒN GIAO THƠNG.
1. Mục tiêu.
Trong giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu đặt ra là xóa bỏ kịp thời các điểm
đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ; bảo đảm 100% các
tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và đang khai thác được thẩm
tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định; lập lại trật tự hành lang an toàn
đường bộ và chống tái lấn chiếm trên tất cả các tuyến quốc lộ; đảm bảo các cơng
trình lớn khi kết nối trực tiếp ra đường đô thị, Quốc lộ và tỉnh lộ không gây gia
tăng ùn tắc, tai nạn giao thông.
100% các tuyến quốc lộ, đường tỉnh (từ cấp III trở lên) xây dựng mới và
75% chiều dài mạng quốc lộ đang khai thác đạt mức độ an tồn giao thơng từ 3
sao trở lên theo tiêu chuẩn của Chương trình đánh giá an tồn giao thơng đường
bộ toàn cầu.
100% các tuyến đường bộ cao tốc, các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ huyết
mạch có triển khai lắp đặt các hệ thống quản lý, điều hành giao thông thơng
minh; hình thành các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông đô thị
thông minh tại các thành phố trực thuộc trung ương và địa phương có nhu cầu.
Giảm ùn tắc giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, các đầu mối
giao thơng chính, tại Thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ Chính Minh và các thành
phố lớn, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Về phương tiện giao thông, loại bỏ 100% xe cơ giới hết niên hạn sử dụng,
xe tự chế ba, bốn bánh không được tham giao giao thông; 100% chủ xe ô tô sử
dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh tốn đa mục đích cho các dịch vụ giao
thông đường bộ và nộp phạt vi phạm.
Đối với công tác cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông, mục
tiêu đặt ra là 100% các tuyến cao tốc, quốc lộ được bố trí đầy đủ hệ thống các
trạm cấp cứu, hoặc trong vùng phục vụ của cơ sở y tế có khả năng cấp cứu nạn
nhân tai nạn giao thông, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thông
trong thời gian nhanh nhất. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
trung tâm cấp cứu y tế 115; tất cả các bệnh viên đa khoa cấp huyện trở lên đảm
bảo năng lực cấp cứu, tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thông trong thời gian nhanh
nhất kể từ khi nhận được thơng tin u cầu cấp cứu.
Về tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược xác định, trong giai đoạn 2031 –
2045 sẽ kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ ở ba tiêu chí về số vụ tai nạn giao
thơng, số người chết và số người bị thương, hướng đến mục tiêu khơng có người
chết do tai nạn giao thơng đường bộ. Hệ thống quản lý nhà nước về an tồn giao
thơng được hồn thiện, hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững; năng lực, hiệu
lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng
tương đương các nước phát triển. Hình thành văn hóa giao thơng an tồn và ý
thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thơng; đa số người dân
trong đơ thị hình thành thói quen tham gia giao thông bằng dịch vụ vận tải công
cộng, đi bộ và đi xe đạp.
2. Công tác tuyên truyền
Tổ chức tuyên truyền các chủ đề về an toàn giao thơng, tháng cao điểm an
tồn giao thơng; Tuần lễ an tồn giao thơng; Ngày thế giới tưởng niệm các nạn
nhân tử vong vì TNGT, qua đó phát động, triển khai các hoạt động đảm bảo trật
tự an toàn giao thông.
Tuyên tuyền cổ động trực quan với rất nhiều pano, áp phích, băng rơn,
khẩu hiệu, tờ rơi, biểu ngữ, sổ tay…Đặc biệt gắn các bảng pano tuyên truyền
quy định về nồng độ cồn trên các tuyến đường, các quán ăn, nhà hàng trên địa
bàn của các địa phương.
Tuyên truyền đến các doanh nghiệp vận tải, nghiệp đồn xe ơm, các cơ
quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, Nông lâm trường, các khu công
nghiệp, các tuyến đường, địa bàn trọng điểm. Tổ chức chiếu phim tuyên truyền
các nội dung về ATGT tại các bộ phận tiếp công dân.
Tổ chức các hội thi tuyên truyền viên giỏi về ATGT, tham gia cuộc thi giao
thông thông minh trên internet, cuộc thi giao thơng học đường, cuộc thi an tồn
giao thông cho nụ cười ngày mai, cuộc thi giáo dục kỹ năng sống chủ đề “Đi
đường an toàn – cho bạn cho tơi”; Chương trình “Doraemon với an tồn giao
thơng” trong học sinh, sinh viên; Hội thi thanh niên và phụ nữ với văn hóa giao
thơng; tổ chức trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 của các trường học trên
địa bàn của các địa phương.
Tuyên truyền về văn hóa ứng xử và văn hóa giao thơng trong lực lượng
thực thi nhiệm vụ. Xây dựng các Cổng trường ATGT cho các Trường học. Trợ
giúp pháp luật miễn phí về luật giao thông đường bộ cho người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số. Tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền về an tồn giao thơng và kỹ
năng sơ cấp cứu cho cán bộ, đồn viên thanh niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ
để tham gia sơ cấp cứu các trường hợp tai nạn giao thông.
Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là
trên Đài PTTH, Báo chí, Đài truyền thanh các địa phương, loa phát thanh lưu
động; tun truyền an tồn giao thơng trên Website, thông qua các trang mạng
xã hội Zalo, Fabook.…kết hợp tun truyền an tồn giao thơng với cơng tác
phịng chống dịch Covid – 19 trong giai đoạn hiện nay.
3. Trách nhiệm của sinh viên
Là một người tham gia giao thông các sinh viên cần nhận thấy rằng chúng
ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo ATGT cho bản thân, gia đình và
xã hội. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thơng, tích cực tham gia
xây dựng văn hóa giao thơng khơng chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành
động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn
giao thơng gây nên.
Cùng với đó tích cực tun truyền, hưởng ứng các cuộc thi, cuộc vận
động liên quan đến bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng. Bảo đảm bản thân là
một kênh tuyên truyền có hiệu quả để làm ảnh hưởng sâu rộng đến người
thân, bạn bè, gia đình thơng qua đó góp phần nâng cao ý thức của toàn xã hội
khi tham gia giao thông.
Luôn đề cao tinh thần tương thân, tương ái sẵn sàng giúp đỡ khi gặp
phải các tình huống tai nạn trong lúc tham gia giao thông. Phát huy tinh thần
xung kích, nhiệt tình, sáng tạo của tuổi trẻ trong mọi hoạt động liên quan đến
nâng cao chất lượng tham gia giao thơng của tồn xã hội.
KẾT LUẬN
“An tồn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và cả xã hội”,
“Hãy ứng xử văn hoá khi tham gia giao thông”…Đây là thông điệp trên những
tấm panô tuyên truyền trên các tuyến đường phố không chỉ ở tỉnh thành mà
trong cả nước và đó cũng là thơng điệp mà Chính phủ, Uỷ Ban ATGT quốc gia
thường xuyên chỉ đạo đến các địa phương nhằm hạn chế TNGT. Điều đó đòi hỏi
tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc và đúng về vấn đề ATGT và bằng việc làm
của mình trong việc chấp hành Luật Giao thơng đường bộ. Mỗi lời nói gắn với
việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vơ cùng lớn đối với bản
thân, gia đình và xã hội. Chấp hành đúng pháp luật về ATGT để đem lại hạnh
phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Chỉ thị số 18/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
2. Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự
an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021
3. Quyết định số 2060/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến
lược quốc gia về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 487/KH-UBATGTQG
của Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia thực hiện Năm An tồn giao
thơng 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo
đảm trật tự an tồn giao thơng”.
4. Báo cáo tình hình tai nạn giao thông năm 2021 của Tổng cục Thống kê.
5. Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.