Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tài liệu Luận văn: Chính sách chất lượng của Công ty may Thăng Long là cung cấp các sản phẩm tốt nhất thông qua việc liên tục đổi mới hệ thống quản lý chất lượng nhằm không ngừng nâng cao sự thoả mãn của các bên có liên quan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.64 KB, 23 trang )

Luận văn
Chính sách chất lượng của Cơng ty
may Thăng Long là cung cấp các sản
phẩm tốt nhất thông qua việc liên tục
đổi mới hệ thống quản lý chất lượng
nhằm không ngừng nâng cao sự thoả
mãn của các bên có liên quan

1


Lời nói đầu
Cơng ty may Thăng Long được thành lập ngày 08/05/1958. Đây là công ty
may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam. Trải qua những khó khăn gian khổ
nhưng công ty đã đạt được nhiều thành công qua từng chặng đường cùng Thủ đô Hà
Nội và cả nước, Công ty may Thăng Long ngày càng phát triển và trưởng thành.
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, công ty là đầu tàu của
ngành may mặc Việt Nam ln hồn thành những chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước
giao cho. Sau khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, xố bỏ cơ chế cũ chuyển
sang cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp nói chung và Cơng ty may Thăng Long
nói riêng vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và
quyết liệt. Do vậy để tồn tại và phát triển Công ty may Thăng Long phải năng động
sáng tạo tìm ra những giải pháp riêng phù hợp với môi trường kinh doanh mới.
Hiện nay ngành may mặc ở nước ta là một trong những ngành mũi nhọn. Số
lượng các doanh nghiệp may tham gia vào thị trường ngày càng nhiều, tốc độ tăng
ngày càng lớn, do đó quy mô hoạt động của thị trường đã tăng lên và có sự cạnh
tranh gay gắt. Số lượng mặt hàng phong phú và đa dạng hơn, chất lượng mẫu mã đã
phần nào đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Cho nên, để tạo uy
tín với khách hàng xác lập vị thế của mình trên thị trường, Ban lãnh đạo Công ty
may Thăng Long đã đề ra chính sách chất lượng: “Chính sách chất lượng của
Cơng ty may Thăng Long là cung cấp các sản phẩm tốt nhất thông qua việc liên


tục đổi mới hệ thống quản lý chất lượng nhằm không ngừng nâng cao sự thoả
mãn của các bên có liên quan”.
Qua 6 tuần học tập và tìm hiểu tại Cơng ty may Thăng Long, em đã nghiên
cứu được một số vấn đề sau:
+ Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty may Thăng Long.
+ Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phịng ban của cơng ty.
+ Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty may Thăng Long trong
những năm vừa qua.
+ Thành tựu, hạn chế và phương hướng phát triển của Công ty may
Thăng Long.

2


Nội dung
I- Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty may Thăng Long:
1. Hồn cảnh ra đời:
Ngày 08/05/1958 Bộ Ngoại thương đã chính thức ra quyết định thành lập
Công ty May mặc xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty XNK tạp phẩm. Trụ sở văn
phịng cơng ty đóng tại số nhà 15 - Cao Bá Qoát - Hà nội. Ngay sau khi thành lập,
công ty đã nhận 20 cơng nhân có tay nghề cao được chọn lọc từ các cơ sở may và 8
cán bộ chuyển ngành. Tổng số cán bộ, công nhân ngày đầu của công ty là 28 người.
Việc thành lập cơng ty có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế lẫn chính
trị, là bước ngoặt có tính chất lịch sử bởi vì đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu
tiên của Việt Nam. Hàng của công ty chủ yếu xuất sang các nước Đơng Âu trong
phe XHCN lúc bấy giờ, đó là bức “thông điệp” cụ thể giới thiệu sự năng động, tài
hoa, cần cù chịu khó của cơng nhân Việt Nam, báo hiệu một triển vọng và tương lai
tươi sáng của ngành may mặc Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, cơng ty cũng cịn
thu hút được nhiều lao động thủ công làm ăn cá thể, bước đầu làm quen với quan hệ
sản xuất mới XHCN, đề cao vai trò tập thể, mọi người gắn bó trách nhiệm với cơng

ty.
2. Khó khăn và thuận lợi ban đầu:
Sau ngày thành lập Ban chủ nhiệm công ty xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm:
- Liên hệ các khu nội, ngoại thành Hà Nội tổ chức các cơ sở gia công may mặc
cho công ty.
- Chuẩn bị điều kiện vật chất như: Vốn, nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất và
nhân lực có tay nghề bổ sung vào công ty.
- Mang mẫu sản phẩm gửi sang Liên Xơ chào hàng để sớm kí kết hợp đồng
xuất khẩu.
Lúc bấy giờ, công ty đã tập hợp được từ các cơ sở gai công khoảng 2.000 thợ
may và khoảng 1.700 máy may. Và thành lập các tổ may, mỗi tổ có từ 12 đến 15
máy. Chọn thợ có trình độ khá và có tinh thần trách nhiệm bố trí vào những bộ phận
yêu cầu kĩ thuật cao phụ trách tổ.

3


Ngay từ ban đầu Ban lãnh đạo công ty đều thống nhất biện pháp lấy chất
lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của một cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Do vậy
chính sách của cơng ty là phải chú trọng yếu tố chất lượng sản phẩm, lấy uy tín với
bạn hàng, tổ chức sản xuất sao cho đúng tiến độ. Ngày đầu bước vào sản xuất công
ty gặp khơng ít khó khăn, nhất là khơng đủ chỗ cho các bộ phận sản xuất. Do vậy
công ty đã dời chuyển địa điểm về 40 - Phùng Hưng. Có chỗ làm việc rộng rãi hơn
trước nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nên bộ phận đóng gói, đóng
hịm phải phân tán về 17 - phố Chả Cá và phố Cửa Đông. Tuy vậy ở những địa
điểm mới này nhiều khi công nhân vẫn phải căng bạt ra hè làm ca đêm cho kịp kế
hoạch. Bên cạnh đó, để sản xuất hàng xuất khẩu yêu cầu dây chuyền sản xuất số
lượng sản phẩm ra phải nhiều, kỹ thuật quy cách phải đồng nhất 100%. Mặt hàng
xuất khẩu ở Việt Nam chưa có tiền lệ cho nên bản thân phải tự mày mò, nghiên cứu
để phục vụ sản xuất. Mặt khác, tiêu chuẩn quốc tế, kĩ thuật, chất lượng sản phẩm lại

thuộc về lĩnh vực văn hoá và khoa học. Đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với
cơng ty. Để khắc phục những khó khăn đó Ban lãnh đạo công ty căn cứ vào sản
phẩm may mặc nội địa, tìm hiểu trên sản phẩm nhập ở nước ngoài vào, kết hợp qua
mấy mẫu giới thiệu được bạn duyệt. Từ đó mà hướng dẫn tiến hành sản xuất và rút
ra những kinh nghiệm cho mình.
Cuối năm 1958 đầu 1959 Thành phố Hà Nội phát động phong trào cải tiến chế
độ quản lý ở các xí nghệp quốc doanh. Các phong trào thi đua sản xuất như: “nhiều,
nhanh, tốt, rẻ” cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
được triển khai ở tất cả các nhà máy, xí nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của các cán bộ
Đảng, công ty đã tổ chức phong trào thi đua, nhờ vậy ngày 15/12/1958 đã hoàn
thành xuất sắc kế hoạch năm với tổng sản lượng 392.129 sản phẩm, so với chỉ tiêu
đạt 112,8%. Đó là những thắng lợi đầu tiên cổ vũ mạnh mẽ cho những năm tiếp
theo.
Năm1959 kế hoạch công ty được giao tăng 3 lần năm 1958. Sản phẩm có thêm
4 mặt hàng mới: Pizama, áo mưa, áo măng tô san, măng tô nữ. Và công ty cũng
hoàn thànhmột cách xuất sắc, so với kế hoạch đạt 102%. Kết quả tốt đẹp 2 năm đầu
tạo đà cho năm 1960, năm bản lề cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất

4


trên miền Bắc. Kế hoạch Bộ giao tăng 45% so với 1959, nhưng cơng ty vẫn hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ đạt tỉ lệ 116,16% chỉ tiêu kế hoạch.
Thắng lợi ban đầu này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nó cổ vũ động viên
mạnh mẽ tồn thể cán bộ công nhân viên của công ty ra sức hăng say lao động,
nghiên cứu tìm tịi, sáng tạo trong sản xuất.
3. Các giai đoạn phát triển của công ty may Thăng Long:
Từ 1969 đến 1975: Được bộ chủ quản cho phép, tháng 07/1961 công ty
chuyển địa điểm làm việc về số 250 - Minh Khai - Hà Nội, là trụ sở chính của cơng
ty ngày nay. Địa điểm mới có nhiều thuận lợi, mặt bằng rộng rãi, tổ chức sản xuất

ổn định. Các bộ phận phân tán trước nay thống nhất thành một mỗi tạo thành dây
chuyền sản xuất khép kín hồn chỉnh, từ khâu ngun liệu, cắt may, là, đóng gói.
Ngày 31/08/1965, Cơng ty may mặc xuất khẩu đổi tên thành Xí nghiệp may mặc
xuất khẩu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chiến tranh và hậu quả chiến tranh, xí
nghiệp (XN) vẫn liên tục đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới để ln nâng cao
năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty.
XN đã thay thế máy đạp chân bằng máy may cơng nghiệp, trang bị thêm máy móc
chun dùng như máy thùa, máy đính cúc, máy cắt gọt, máy dùi dấu…Mặt bằng sản
xuất được mở rộng, dây chuyền sản xuất đã lên tới 27 người, năng suất áo sơ mi đạt
9 áo/người/ca. Vì thế tình hình sản xuất những năm 1973 - 1975 đã có những bước
tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, do có nhiều khó khăn khơng thể khắc phục dược năm
1972 XN chỉ đạt 67,7% chỉ tiêu kế hoạch với 2.084.643 sản phẩm.
Năm 1973: giá trị tổng sản lượng đạt 5.696.900 đồng, với tỷ lệ 100,77%, vượt
hơn năm 1972 là 166,7%.
Năm 1974: tổng sản lượng đạt 5.005.608 sản phẩm, giá trị tổng sản lượng
6.596.036 đồng, đạt 102,28%.
Năm 1975: tổng sản lượng lên tới 6.476.926 sản phẩm, đạt 104,36%. Giá trị
tổng sản lượng 7.725.958 đồng, đạt 102,27% so với kế hoạch.
Từ năm 1975 đến 1980: Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước đã
mở ra cho dân tộc ta một thời kì mới, thời kì cả nước thống nhất, đi lên CNXH.
Trong thời kì này XN đã tập trung vào một số hoạt động chính sau: Xây dựng nội
quy XN và triển khai thực hiện là một đơn vị thí điểm của tồn ngành may. Trang bị

5


thêm 84 máy may bằng và 36 máy 2 kim 5 chỉ thay cho 60 máy cũ, 1 máy ép có
cơng suất lớn. Nghiên cứu chế tạo 500 chi tiết gá lắp làm cữ, gá cho hàng sơ mi,
đại tu máy phát điện 100kw bảo đảm đủ điều kiện sản xuất và chiếu sáng các phân
xưởng làm việc. Nghiên cứu cải tiến dây chuyền áo sơ mi, có sự cộng tác giúp đỡ

của các chuyên gia Liên Xô, nghiên cứu 17 mặt hàng mới, được đưa vào sản xuất
10 loại. Ngồi ra XN cịn thành lập Hội đống sáng kiến khuyến khích cơng nhân
phát huy sáng tạo cải tiến kĩ thuật và đã có 209 sáng kiến. Những thành tựu trên đã
góp phần hồn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 2.
Năm 1979, XN được Bộ quyết định đổi tên mới là Xí nghiệp may Thăng
Long với ý nghĩa cao đẹp nghìn năm văn hiến cảu Thủ đơ, cũng như khát vọng bay
cao bay xa của XN trong tương lai. Sản phẩm của XN, đặc biệt là áo sơ mi xuất
khẩu đã được xuất đi nhiều nước, chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
Gai đoạn từ 1980 – 1990: Trong thời kì này XN có sự chuyển hướng mạnh
mẽ từ sản xuất hàng mậu dịch xuất khẩu sang sản xuất hàng gia công xuất khẩu.
Xác định rõ những khó khăn ban đầu, phái đối tác địi hỏi kĩ thuật may gia công
khắt khe, giao hàng đúng, đủ sản phẩm theo hợp đồng. Đề cao phong cách lao động
công nghiệp…Sản phẩm của XN xuất khẩu sang các nước như Liên Xô, Đức, Pháp,
Thuỵ Điển.
Đại hội Đảng lần thứ 6 (12/1986) đề ra 3mục tiêu kinh tế chủ yếu: Lương thực
- Thực phẩm - Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu. Phấn đấu thực hiện mục tiêu của
Đại hội, Xí nghiệp may Thăng Long cũng như những XN trong ngành may gặp rất
nhiều khó khăn về biến động giá cả, thiếu thốn nguyên liệu… Khắc phục khó khăn
trên, XN đã chủ động tạo nguồn nguyên liệu qua con đường liên kết với UNIMEX,
nhà máy dệt 8-3 và nhiều đơn vị khác. Khi thiếu nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
XN nhanh chóng chuyển sang làm hàng nội địa.
Năm 1986 sản lượng giao nộp của XN đạt 109,12%, sản phẩm xuất khẩu đạt
102,73%.
Năm 1987 tổng sản phẩm giao nộp đạt 108,87%, hàng xuất khẩu đạt 101,77%.
Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Những năm đầu thập kỉ 90, cơ chế bao cấp
khơng cịn, doanh nghiệp bước vào cơ chế thị trường. Bên cạnh đó tình hình thế
giới có những biến động lớn tác động mạnh mẽ đến nước ta. Liên Xô tan rã, các

6



nước XHCN như Đông Âu, Đông Đức sụp đổ đã làm cho thị trường của XN có
nhiều biến động lớn. Đứng trước khó khăn đó Đảng uỷ và Ban giám đốc đã đi đến
quyết định: Phải chuyển hướng sản xuất và tìm thị trường mới phải đáp ứng bằng
chính chất lượng của mình. XN đã quyết định đầu tư hơn 20 tỷ đồng thay thế thiết
bị cũ trang bị thêm một số máy móc hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ đủ khả
năng sản xuất mặt hàng mới cao cấp, đồng thời phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất,
cải tiến các mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới, đào tạo đội ngũ cán bộ công
nhân viên, XN không ngừng đẩy mạnh tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng, tháo
gỡ những khó khăn về tiêu thụ cũng như mở rộng chủng loại mặt hàng.
Ngày 08/02/1991, XN là đơn vị đầu tiên trong ngành may được nhà nước cấp
giấy phép xuất khẩu trực tiếp, tạo thế chủ động, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí.
Tiếp đến, ngày 04/03/1992 Bộ cơng nghiệp nhẹ đã kí quyết định chuyển Xí nghiệp
may Thăng Long thành Cơng ty may Thăng Lông, tên giao dịch là Thang Long
Garment Company (Thaloga), với nhiều nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Gia công
hàng may mặc xuất khẩu, hàng nội địa, gia công hàng thêu mài. Hàng năm, công ty
sản xuất từ 8 triệu đến 9 triệu sản phẩm, trong đó hàng xuất khẩu chiếm khoảng
95%, sản phẩm gia công chiếm từ 80% đến 90%. Năm 1993 công ty thành lập
Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 - Ngô Quyền - Hà Nội. Năm
1995, công ty thực hiện phương thức kinh doanh “mua đứt bán đoạn” đạt 21,200 tỷ
đồng, chiếm 43,26% doanh thu. Trong đó giá trị xuất khẩu FOB đạt 13,702 tỷ đồng
chiếm 28% doanh thu.
Năm 1996 doanh thu đạt 101% so với kế hoạch.
Năm 1997 công ty vượt kế hoạch 108% với tổng doanh thu 218.306 triệu USD
và đảm bảo thu nhập bình quân 735.745 đồng/người/tháng.
Cho đến nay sau 45 năm phát triển, Công ty may Thăng Long đã có thị trường
ổn định, rộng lớn cả trong nước và trên thế giới. Trong quá trình sản xuất, tiêu thụ
đẩm bảo có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Thành tích đó đã được
ghi nhận qua những tấm huân, huy chương cao quý:
1 Huân chương Độc lập hạng nhì (2002).

1 Huân chương Độc lập hạng ba (1997).
1 Huân chương Lao động hạng nhất (1988).

7


1 Huân chương Lao động hạng nhì (1993).
4 Huân chương Lao động hạng ba (1978, 1986, 2000, 2002).
1 Huân chương Chiến công hạng nhất (2000).
1 Huân chương Chiến công hạng nhì (1992).
1 Hn chương Chiến cơng hạng ba (1996).
Ngồi ra, cơng ty cịn nhận được nhiều bằng khen và giấy khen của Bộ công
nghiệp, UBND Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Dệt - May Việt Nam…
Năm 2003, công ty tổ chức trọng thể 45 năm thành lập. Nhìn lại chặng đường
đã đi qua tập thể cán bộ công nhân viên của công ty tự hào với truyền thống vẻ vang
của mình. Hiện nay cơng ty đang mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau để
mua sắm thiết bị thêm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện đời
sống cán bọ công nhân viên.
II- Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực
thuộc:
Công ty may Thăng Long là một đơn vị hạch tốn kinh doanh độc lập, trực
thuộc Tổng cơng ty Dệt - May Việt Nam nên đã xây dựng một cơ cấu quản lý theo
kiểu trực tuyến chức năng, được tổ chức quản lý theo 2 cấp:
1. Cấp công ty:
Cấp công ty bao gồm: Tổng giám đốc công ty, chịu trách nhiệm quản lý và chỉ
đạo trực tiếp dưới sự hỗ trợ của các Phó tổng giám đốc; Các phịng ban chức năng
và các XN thành viên của cơng ty (đứng đầu là các trưởng phòng và giám đốc XN)
chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc. Mỗi phịng có một chức năng, nhiệm vụ
vai trị riêng:
Tổng giám đốc: Tổng giám đốc của Công ty may Thăng Long là ông Lê Văn

Hồng (từ tháng 7/1988 đén nay). Tổng giám đốc có nhiệm vụ chịu trách nhiệm
chung trước Tổng cơng ty về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Phó tổng giám đốc điều hành kĩ thuật: có chức năng tham mưu giúp việc cho
Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc thiết lập mỗi quan hệ
với các bạn hàng, với các cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức
nghiên cứu mẫu hàng và các loại máy móc kĩ thuật, triển khai giấy phép xuất nhập

8


khẩu như: tham mưu kí kết hợp đồng gia cơng, xin giấy phép xuất nhập khẩu, tiếp
nhận nguyên phụ liệu, mở tờ khai hải quan, giao cho khách hàng…

9


Tổng
đốc

P.Tổng giám đốc
ĐHKT

Phịng
kỹ
thuật

Phịng
KCS

Phịng

thiết
kế và
phát
triển

Phịng
chuẩn
bị sản
xuất

giám

P.Tổng giám đốc
ĐH Nội chính

P.Tổng giám đốc
ĐHSX

Phịng
kế
hoạch
sản
xuất

Phịng
kho

Phịng
cung
ứng


Văn
phịng

Phịng
kế
tốn
tài vụ

Phịng
thị
trường

Phịng
kinh
doanh
nội địa

TTTM
CHTT
&
GTSP

GĐ các xí nghiệp
thành viên

XN 1

XN 2


XN 3

XN may
Hoà Lạc

XN may
Hà Nam

XN may
Nam Hải

XN
trợ

PX
thêu

Phụ

PX
mài

10


Sơ đồ 1: Mơ hình bộ máy quản lý của Công ty may Thăng Long

11



Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: có chức năng tham mưu, giúp việc
cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc lập và báo cáo
tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Phó tổng giám đốc điều hành nội chính: có chức năng tham mưu giúp việc
cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc sắp xếp các
công việc của cơng ty, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành cơng tác lao động, tiền
lương, bảo hiểm, y tế, tuyển dụng, đạo tạo cán bộ, chăm lo đời sống cho cán bộ
cơng nhân viên.
Phịng kĩ thuật: Có nhiệm vụ thiết kế mẫu mã, lập định mức, tiêu chuẩn kĩ
thuật, chịu trách nhiệm về kĩ thuật của quy trình cơng nghệ.
Phịng KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra các loại nguyên vật liệu
nhập kho, các bán thành phẩm và thành phẩm.
Phịng thiết kế và phát triển: có nhiệm vụ thiết kế mẫu mã của sản phẩm để từ
đó đưa vào kế hoạch sản xuất.
Phòng chuẩn bị sản xuất: Chức năng của phòng là tổ chức tiếp nhận và vận
chuyể nguyên phụ liệu từ phương tiện vận chuyển xuống kho, đảm bảo số lượng
chất lượng của hàng hố nhập về. Phịng có trách nhiệm bảo quản hàng hố có trong
kho, quản lý và tổ chức sắp xếp khoa học hợp lý.
Phòng kế hoạch sản xuất: có chức năng thiết lập các kế hoạch sản xuất dựa
trên nhu cầu các hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực cung
ứng vật tư kĩ thuật, quản lý vật tư, tiến độ kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ.
Phịng kho: có nhiệm vụ quản lý và cấp phát ngun vật liệu nhập về cơng ty.
Phịng kho quản lý và bảo quản các thành phẩm do các XN sản xuất ra và chờ thời
gian giao hàng cho khách hàng.
Phòng cung ứng: chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo phục vụ
đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất của cơng ty. Phịng có trách nhiệm xây dựng
phương án mua sắm nguyên vật liệu và chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi đến
nguyên vật liệu về đến kho theo đúng tiến độ, số lượng và chất lượng, giải quyết các
vấn đề khiếu nại có liên quan khi có phát sinh.


12


Văn phịng: có chức năng, nhiệm vụ giúp đỡ cho Giám đốc nội chính về tổ
chức nhân sự, có nhiệm vụ tuyển dụng, quản lý, bố trí lao động, thực hiện công tác
tiền lương, quản lý và thực hiện công tác hành chính văn thư…
Phịng kế hoạch tài vụ: phịng có chức năng chuẩn bị và quản lý nguồn tài
chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các khoản lương cho các cán bộ công
nhân viên trong công ty. Phịng này quản lý và cung cấp các thơng tin về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, về tài sản của doanh nghiệp trong từng kì, trong
năm kế hoạch.
Phịng thị trường: phịng có chức năng, nhiệm vụ giao dịch đàm phán soạn
thảo các hợp đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, năng lực cơng ty với các quy
trình sản
xuất, đề xuất các biện pháp quản lý và giải quyết các phát sinh trong sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phịng kinh doanh nội địa: có chức năng, nhiệm vụ kinh doanh sản phẩm của
công ty trên thị trường nội địa như quảng cáo thương hiệu sản phẩm của cơng ty,
mở rộng mạng lưới đại lý, cửa hàng. Phịng cịn có nhiệm vụ tìm đối tác trong nước,
nghiên cứu thị trường, tìm hiểu mẫu mã phù hợp với thi hiếu trong từng giai đoạn…
Trung tâm thương mại, cửa hàng thời trang và giới thiệu sản phẩm: có chức
năng và nhiệm vụ giới thiệu, bán những sản phẩm may mặc của công ty cho người
tiêu dùng, đồng thời kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Đặc biệt là cửa hàng
thời trang của công ty giới thiệu sản phẩm và bán những mẫu thời trang do công ty
thiết kế và sản xuất ra đáp ứng nhu cầu may mặc thời trang đang tăng nhanh của
người tiêu dùng. Ngoài ra, các cửa hàng cịn có nhiệm vụ tìm hiểu và cung cấp các
thông tin về nhu cầu, thị hiếu, mẫu mã hợp thời trang, hợp giá cả thị trường trong
nước để sản xuất và tiêu thụ cho phòng kinh doanh nội địa, xây dựng các chiến
lượcp, mở rộng khả năng tiếp cận với thị trường trong nước để tìm khách hàng.
2. Cấp xí nghiệp:

Đứng đầu là các Giám đốc XN. Ngồi ra cịn có các tổ trưởng sản xuất, nhân
viên tiền lương thống kê, cấp phát nguyên vật liệu…

13


- Các XN có nhiệm vụ tổ chức triển khai sản xuất theo đúng kế hoạch của
công ty, chịu trách nhiệmvề tổ chức, quản lý cán bộ công nhân viên, nhà xưởng máy
móc thiết bị, phương tiện sản xuất …chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
- XN phụ trợ: gồm 1 phân xưởng thêu, 1 phân xưởng mài có nhiệm vụ thêu
mài ép đối với những sản phẩm cần gia cơng và trùng tu, đại tu máy móc thiết bị.
Ngồi ra, XN này cịn có nhiệm vụ quản lý và cung cấp điện năng, điện nước cho
các đơn vị sản xuất kinh doanh của công ty,xây dựng các kế hoạch dự phòng, thay
thế thiết bị…
III- Thực trạng kinh doanh của Công ty may Thăng Long:
1. Nguồn lực sản xuất:
Là doanh nghiệp của nhà nước nên vốn của công ty chủ yếu là do nhà nước
cấp. Ngoài ra nguồn vốn của cơng ty chủ yếu cịn được hình thành từ nguồn vốn
vay ngân hàng, vốn góp của các thành viên. Chính vì vậy, vốn của cơng ty trong
những năm qua tăng đáng kể, trong đó phần lớn là vốn đi vay sở hữu và vốn rót từ
Tổng cơng ty xuống. Cơ cấu vốn của công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình vốn của cơng ty:
(đơn vị: 1000đ)
Năm

1999

2000

2001


2002

Tổng nguồn vốn

69.187.623

70.188.969

92.235.812

97.289.341

Vốn cố định

49.123.212

50.536.057

67.332.142

71.994.112

Vốn lưu động

20.064.411

19.652.292

24.903.670


25.295.229

Nguồn vôn chủ sở hữu

17.571.702

19.598.096

29.831.963

30.252.693

Nợ phải trả

51.615.921

50.596.873

62.403.849

67.036.648

(Nguồn: Phịng Kế tốn Cơng ty may Thăng Long)
Qua bảng ta thấy Vốn cố định càng ngày càng tăng từ 49.123.212.000 đồng
(năm 1999) lên 71.994.112.000 đồng (năm 2002). Chứng tỏ công ty chú trọng đầu
tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Nhìn vào bảng ta
cũng thấy được nguồn vốn đi vay tăng theo từng năm và chiếm tỷ trọng rất lớn so

14



với vốn chủ sở hữu, năm 1999 vốn vay chiếm 74,60% tổng nguồn vốn, năm 2002
chiếm 68,90%.
Về cơ sở vật chất kĩ thuật: Khi mới thành lập máy móc kĩ thuật của công ty cũ
kĩ, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém chật chội. Nhưng qua 45 năm phát triển, cơng ty
đã có một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật khang trang hiện đại. Giá trị máy móc
thiết bị chiếm hơn 50% tổng số vốn cố định. Đây là điều kiện tốt để cho công ty
phát huy hết công suất.
Về nguồn nhân lực: từ khi thành lập đến nay cơng ty đã góp phần vào việc giải
quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Hiện nay, đội ngũ công nhân viên
của công ty gần 4000 người vì đặc trưng của ngành may mặc nên phần lớn là lực
lượng lao động nữ (chiếm 90%). Lực lượng lao động của cơng ty khá trẻ, nhóm lao
động có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm hơn 70% trong tổng số lao động. Trên 90%
lao động quản lý ở các phịng ban có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên, gần
80% công nhân trực tiếp sản xuất học hết lớp 12, khơng có cơng nhân có trình độ
cấp 1. Trình độ tay nghề bình qn của cơng nhân là bậc 3/6. Thu nhập bình qn
của cán bộ cơng nhân viên tồn cơng ty hiện nay là 1.100.000 đồng.
Bảng 2: Tình hình lao động của cơng ty:
(đơn vị: 1000 đồng/người/tháng)
Năm

1997

Số lao động

1998

1999


2000

2001

2002

2.000

BQ

2.000

2.165

2.350

2.956

735

Thu nhập

1.996
835

920

1.000

1.100


1.100

(Nguồn: Ban tổ chức hành chính Cơng ty may Thăng Long)
Biểu đồ mơ tả số lượng lao động và thu nhập bình quân của lao ng:
3500
3000
2500
2000
1500
Số lao động (người)

1000
500

TNBQ
(1000đồng/người/tháng)

0
Năm
1997

Năm
1998

Năm
1999

Năm
2000


Năm
2001

Năm
2002

Ngy nay Cụng ty may Thng Long là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công
ty Dệt-May Việt Nam, gồm 7 XN thành viên nằm tại các khu vực: Hà Nội, Hà

15


Nam, Nam Định, Hoà Lạc với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và gần 4000 cán bộ
công nhân viên. Năng lực sản xuất đạ trên 12 triệu sản phẩm các loại/năm. Tốc độ
tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 120%.
2. Về thị trường:
Từ khi thành lập công ty đã cố gắng tìm kiếm thị trường. Thi trường xuất khẩu
là một điểm mạnh của cơng ty. Nhờ chính sách mở cửa của nhà nước mà công ty đề
ra chiến lược mở rộng thị trường, đa dạng hoá mặt hàng, sản phẩm phù hợp với thị
hiếu của từng khu vực, từng quốc gia trên thế giới làm tăng sản phẩm xuất khẩu.
Hiện nay cơng ty đã có quan hệ với trên 40 nước trên thế giới, trong đó có những thị
trường mạnh đầy tiềm năng như: EU, Đông Âu, Nhật Bản, Mỹ…Song song với việc
sản xuất các mặt hàng “mũi nhọn” phục vụ cho xuất khẩu, trong q trình sản xuất
cơng ty nhận thấy rằng nhu cầu tiềm năng sản xuất hàng nội địa là rất lớn, nên đã
kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, đưa chỉ tiêu sản xuất hàng nội địa thành chỉ
tiêu phấn đấu thực hiện lớn trong các năm và trên thực tế giá trị tăng trưởng của
cơng ty có phần đóng góp to lớn từ hàng hố nội địa. Thị phần của cơng ty ở thị
trường nội địa ngày một lớn, công ty đã tạo được uy tín tốt trên thị trường nội địa.
Sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Thị trường nội địa là

thị trường đầy tiềm năng của công ty. Hầu hết các đại lý, cửa hàng của công ty chủ
yếu tập trung ở miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội. Còn khu vực Tây nguyên, miền Tây
Nam bộ hầu như chưa có đại lý, cửa hàng nào của cơng ty. Vì vậy trong những năm
tới cơng ty cần phải có các chiến lược thâm nhập các thị trường này. Tổng doanh
thu bán hàng của công ty năm 2003 là 20.024.060.834 đồng, trong đó doanh thu tập
trung chủ yếu ở các trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn, đại lý ở Hà Nội.
Bảng 3: Doanh thu bán hàng nội địa năm 2003 của cơng ty:
(Nguồn: Phịng kinh doanh nội địa - đơn vị: đồng)
Cửa
hàng,
đại lý
Doanh
thu

Cửa hàng

39 Ngơ

thời trang

Quyền

258397400

2686744800

Tràng tiền

25 Bà triệu


914800100

1097002900

Ngồi 39

Các đại lý

Ngơ Quyền

khác

8498122300

93499200

Thị trường xuất khẩu của cơng ty chia thành 2 loại: có hạn ngạch và phi hạn
ngạch. Thị trường có hạn ngạch bao gồm thị trường EU, Canada, Mỹ… công ty chỉ

16


đáp ứng được 40% năng lực sản xuất. Chính vì vậy nhiều khi công ty phải xin thêm
quota xuất khẩu thậm chí cịn mua quota của doanh nghiệp khác để tăng lượng xuất
khẩu. Thị trường phi hạn ngạch như Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông…sản lượng xuất
khẩu vào thị trường này phụ thuộc vào sự kí kết được các hợp đồng và năng lực sản
xuất. Hai loại thị trường này đều đòi hỏi khắt khe về kĩ thuật, chất lượng sản
phẩm…
Sản phẩm chính của cơng ty bao gồm: áo sơ mi cộc tay, áo sơ mi dày tay, sơ
mi bò, quần sc kaki, quần dài tuytsi, áo jăckét, áo măngtơ, quần jeans, áo bị…sản

phẩm của cơng ty đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng từ già
đến trẻ, từ model này đến model khác. Và sản phẩm của cơng ty được người tiêu
dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Trong những năm tiếp theo cơng
ty có kế hoạch đầu tư trang thiết bị để cho ra đời những sản phẩm không những chỉ
duy trì thị trường hiện nay mà cịn mở rộng chiếm lĩnh thị trường mới.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Từ một cơ sở sản xuất nhỏ ban đầu, với số lượng vài chục công nhân, dăm ba
bàn may cổ lỗ, cũ kĩ, sản xuất nhỏ lẻ phân tán, nơi làm việc chật chội thiếu thốn.
Ngày nay Cơng ty may Thăng Long có một cơ sở vật chất kĩ thuật khang trang hiện
đại. Đó là do tập thể Công ty may Thăng Long không ngừng đổi mới tồn diện
mình như đổi mới trang thiết bị, đào tạo công nhân lao động kĩ thuật, đổi mới bộ
máy quản lý, sắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế…Thêm vào đó lại được quyền
xuất khẩu trực tiếp. Mặc dù, hiện nay trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, tình
hình chính trị trên thế giới bất ổn dẫn đến biến động về thị trường của công ty.
Nhưng dựa vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, chính quyền và các tổ
chức đồn thể mà Cơng ty may Thăng Long có những kết qủa khả quan. Ln là
đơn vị đi đầu ngành về tỉ lệ sản xuất hàng FOB, có nhiều sản phẩm chất lượng cao
đạt tiêu chuẩn quốc tế như áo sơ mi, jăckét, quần âu…Lại được tổ chức chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng BVQI (Vương quốc Anh) chứng nhận hệ thống quản lý
chất lượng của cơng ty đạt ISO 9002 nên tình hình sản xuất kinh doanh luôn vượt
kế hoạch.
Hiện nay, công ty đã có quan hệ với 80 hãng thuộc 40 quốc gia trên thế giới.
Sức sản xuất hàng năm là 5 triệu sản phẩm quy chuẩn, tốc độ đầu tư tăng bình quân

17


là 59%/năm, tốc độ bình quân nộp ngân sách là 25%, doanh thu là 20%, kim ngạch
XNK là 23%. Bình quân thu nhập đầu người là 1.100.000 đồng/người/tháng.
Sau đây là báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm qua:


Bảng 4: Kết quả kinh doanh
TT Chi tiết

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

1

Giá trị SX công nghiệp

Tr.đ

47.560

55.683

65.050

74.306

2


Tổng doanh thu

Tr.đ

112.170

130.378

156.388

172.310

Doanh thu xuất khẩu

Tr.đ

90.845

108.854

132.508

152.286

FOB

Tr.đ

63.131


71.636

97.250

114.932

Hình thức khác

Tr.đ

27.714

37.218

35.258

37.354

Doanh thu nội địa

Tr.đ

21.325

21.524

23.880

20.024


3

Giá vốn + chi phí

Tr.đ

106.866

123.482

147.840

158.236

4

Lợi nhuận trươc thuế

Tr.đ

5.304

6.896

8.548

14.074

5


Nộp ngân sách

Tr.đ

3.370

3.470

3.820

5.175

VAT

Tr.đ

2.085

2.152

2.388

1.910

Thuế TNDN

Tr.đ

619


577

848

2.814

Thuế khác

Tr.đ

666

741

584

451

6

Lợi nhuận sau thuế

Tr.đ

1.934

3.426

4.728


8.899

7

Lao động

Người

2.165

2.495

2.966

3.800

8

Thu nhập BQ/tháng

1000đ

1.000

1.100

1.100

1.300


Nhìn vào bảng ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty may Thăng
Long ngày càng có hiệu quả, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách của nhà nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 47.560 tr.đ (năm 2000) lên 74.306 tr.đ (năm
2003). Doanh thu của công ty năm 2000 là 112.170 tr.đ đến năm2003 là 172.310
tr.đ, tuy nhiên doanh thu hàng nội địa chiếm tỷ trọng không lớn chiếm 19,01% (năm
2000) và 11,07% (năm 2003) do đó có sự chênh lệch lớn giữa 2 chỉ tiêu này. Nộp

18


ngân sách cũng tăng theo từng năm làm lợi cho nhà nước hàng tỷ đồng (3.370 tr.đ
năm 2000 và 5.175 tr.đ năm 2003). Bên cạnh đó cung góp phần vào việc giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập của người lao động được cải thiện
rõ rệt.
III- Những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và phương hướng phát triển của
công ty may Thăng Long:
1. Ưu điểm:
Phát huy tính sáng tạo của tập thể cán bộ CNV của cơng ty khắc phục mọi khó
khăn gian khổ, tìm tịi những giải pháp tốt nhất để khơng ngừng củng cố và phát
triển cơng ty trong từng thời kì. Từ một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, với những máy móc
cũ kĩ. Nhưng bây giờ sau 45 năm phát triển cơng ty có được những thành tựu đáng
khích lệ, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, với quy mơ lớn. Có các sản phẩm với
chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng, tạo được uy tín tốt khơng chỉ
khách hàng trong nước mà cịn chinh phục được các khách hàng khó tính ở nước
ngồi.
Cơng ty khơng ngừng phát huy cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ,
chú trọng đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm mở
rộng thị trường, lấy sự thoả mãn của khách hàng làm một trong những mục tiêu
phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển. Con người ln có nhu
cầu ăn mặc đẹp hơn, nhưng nhìn chung đều hướng tới sự hài hoà giữa giản dị với

trang trọng, tao nhã mà lịch sự, sản phẩm đẹp nhưng giá trị sử dụng phải cao…Để
làm được điều này, trong công tác lãnh đạo và điều hành sản xuất Ban lãnh đạo luôn
chú trọng giáo dục cơng nhân vấn đề mang tính sống cịn của cơng ty đó là chất
lượng sản phẩm. Cơng ty đã khơng ngần ngại khi sử dụng vốn tự có và vốn vay để
đầu tư mua máy móc trang thiết bị dây chuyền hiện đại tiên tiến của các nước tư
bản. Do vậy mà hàng của công ty xét về chất lượng mẫu mã không thua kém bất cứ
một hãng nào. Nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong và
ngồi nước, cơng ty đã tập trung đầu tư chiều sâu và chiều rộng theo hướng chun
mơn hố, đa dạng hố sản phẩm. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001,
công ty luôn dành được các huy chương vàng và danh hiệu hàng Việt Nam chất
lượng cao tại các cuộc hội chợ, triển lãm.

19


Cơng ty làm ăn có hiệu quả như vậy cho nên đã giải quyết công ăn việc làm
cho một số lượng lớn người lao động. Hiện nay đội ngũ cán bộ CNV của cơng ty
gần 4000 người. Ngồi ra cơng ty có hệ thống mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước
đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương. Doanh thu hàng năm của
công ty là rất lớn, cho nên đóng góp vào việc tăng ngân sách cho nhà nước. Bên
cạnh đó cơng ty cịn bảo đảm quyền lợi cho người lao động, xây dựng những ngơi
nhà tình thương, chăm sóc gia đình chính sách…
2. Những tồn tại:
Tuy cơng ty có những ưu điểm trên nhưng cơng ty vẫn cịn những mặt tồn tại
như sau:
Tỷ trọng hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa có sự chênh lệch rất lớn. Từ 80%
đến 90% doanh thu là hàng xuất khẩu, còn lại là hàng nội địa. Điều đó chứng tỏ
trong những năm qua cơng ty chưa coi trọng thị trường nội địa.
Trong mấy năm gần đây thị trường tiêu thụ nội địa có tăng lên, nhưng số
lượng cửa hàng và đại lý của công ty phân bố không đều, tập trung khá lớn ở miền

Bắc, nhất là Hà Nội. Tạo nên sự mất cân đối và đôi khi còn tạo ra sự cạnh tranh về
bán hàng của các đại lý trên cùng một địa bàn.
Công tác quản lý thị trường chưa được chặt chẽ. Trên thị trường cịn có nhiều
sản phẩm nhái nhãn hiệu của cơng ty, chất lượng khơng đảm bảo, gây mất uy tín
của cơng ty. Mặt khác, việc quản lý các đại lý chưa có những ràng buộc cụ thể đối
với họ, cho nên có nhiều cửa hàng, đại lý mượn uy tín của công ty để tiêu thụ sản
phẩm của hãng khác hoặc tự động bán với giá cao hơn làm thiệt hại cho khách
hàng, giảm uy tín của cơng ty.
Giá cả của sản phẩm công ty là tương đối cao. Sản phẩm của công ty đa số
phục vụ cho những đối tượng có thu nhập từ trung bình trở lên, chiến lược giá của
công ty chưa nhằm vào đối tượng là khách hàng có thu nhập thấp. Bởi vì, nguồn
ngun vật liệu đầu vào của cơng ty có giá thành cao vì phải đi nhập ngoại cho nên
công ty không thể hạ giá thành bán với giá thấp hơn được nữa. Bên cạnh đó, cơng ty
cũng chưa coi trọng việc quảng cáo, khuyếch trương là công cụ cạnh tranh hữu hiệu
để xây dựng cho mình một hình ảnh riêng trên thị trường.

20


Ngồi ra, đội ngũ marketing của cơng ty hoạt động cũng chưa đạt hiệu quả,
thông tin về đối thủ cạnh tranh và các biện pháp đối phó lâu dài chưa có, chủ yếu
thu thập thơng tin qua sách báo hay ý kiến chủ quan của người bán hàng mà chưa có
đội ngũ nhân viên hoạt động cụ thể như điều tra nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
thích loại sản phẩm nào, xu hướng thời trang của tháng tới, mùa tới, năm tới ra
sao…Một vấn đề đặt ra nữa đó là đầu vào cho công ty, chất lượng nguyên vật liệu
thấp vì ngành dệt và các ngành cung cấp phụ liệu cho ngành may nước ta chưa phát
triển mà nhập ngun vật liệu nước ngồi thì giá thành cao dẫn đến khó cạnh tranh.
3. Phương hướng phát triển của Cơng ty may Thăng Long:
Để có cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển từ nay đến
năm 2010, Cơng ty may Thăng Long có một số phương hướng sau:

- Xây dựng Công ty may Thăng Long thành một trung tâm may và thời trang
lớn của cả nước với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất ở Đông Nam Á. Mục tiêu
công ty phấn đấu đến năm 2005 doanh thu của công ty đạt gấp 4 lần năm 1995, tức
là khoảng 180 tỷ đồng, đến năm 2010 doanh thu khoảng 400 tỷ đồng. Trong 10 năm
tới công ty sẽ nâng tổng vốn đầu tư lên 20 triệu USD để xây dựng công ty theo quy
hoạch mới với hệ thống các XN may sơ mi, comle cao cấp, một trung tâm thương
mại với các thiết bị hiện đại.
- Đa dạng hoá sản phẩm, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn. Trong chiến lược sản
phẩm của mình cơng ty khơng chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thống như: sơ
mi, jăckét, dệt kim mà chủ trương thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tập trung thực
hiện sản xuất mặt hàng mới như comle, áo quần thời trang…Để có nhiều sản phẩm
đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng công ty sẽ tổ chức nghiên cứu
thiêt kế mẫu mã và thời trang cho cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng các khâu thiết yếu để phục vụ sản xuất
kinh doanh. Công ty chủ trương xây dựng các nhà máy sản xuất các phụ kiện nghề
may như: khuy, nhãn, mác, khố kéo, bao bì các loại. Xây dựng trung tâm thương
mại phục vụ cho hoạt động thiết kế và trình diễn thời trang.
- Chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thị trường nội địa, công ty xác định là thị trường đầy tiềm năng vừa tiêu thụ 1
lượng sản phẩm lớn lại góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong

21


nước. Đối với thị trường xuất khẩu, công ty chú trọng quan hệ hợp tác song với các
đối tác nước ngồi nhằm phát huy các thế mạnh của mình như nguồn nhân
lực…Bên cạnh việc duy trì củng cố và phát triển thị trường hiện có như Mỹ, Hàn
Quốc, Nhật Bản, EU…mục tiêu đến năm 2010 là mở rộng đến các thị trường như
Canada, Mỹ la tinh, Nam Phi hay Tây Á…
Như vậy, với phương hướng đặt ra và mục tiêu phấn đấu cơng ty đã tìm cho

mình hướng đi trong tương lai.

22


Kết luận
Qua 45 năm xây dựng và phát triển của Công ty may Thăng Long, công ty đã
đạt được những thành tựu đáng biểu dương, bên cạnh những mặt còn hạn chế.
Trong thời gian tới công ty phấn đấu khắc phục những mặt cịn hạn chế để khơng
ngừng vươn lên, trở thành con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam. Đóng
góp vào cơng cuộc phát triển kinh tế của nước nhà, thúc đẩy q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước.
Cơng ty may Thăng Long là một trong số các doanh nghiệp nhà nước, khẳng
định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và thị trường thế giới, góp phần
vào việc nâng cao hình ảnh của những người công nhân dệt may Việt Nam trong
quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện
nay. Các doanh nghiệp phải tìm cho mình một con đường phát triển riêng. Cơng ty
khơng ngừng tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, nghiên cứu thị trường để nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, xâm nhập thị trường mới,
đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Với truyền thống và các thế
mạnh của mình cùng với chủ trương chính sách của nhà nước, chắc chắn Công ty
may Thăng Long sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa.

23



×