Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Slide thuyết trình pháp luật về dịch vụ môi trường rừng (luật môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 22 trang )

Pháp luật về dịch vụ môi trường rừng


Những nội dung cơ bản về dịch vụ
môi trường rừng


1. Một số khái niệm
Môi trường rừng

Bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật,
động vật, vi sinh vật, nước, đất, khơng khí, cảnh quan
thiên nhiên.


Dịch vụ môi trường rừng: Là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội
và đời sống của nhân dân, là bộ phận quan trọng bậc nhất của dịch vụ môi trường .

Chi trả DVMTR: Là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR.


2. Các loại dịch vụ môi trường rừng

Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng

Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên

Điều tiết, duy trì nguồn nước

suối.


Cung ứng bãi bồi, thức ăn và giống tự
nhiên, nguồn nước từ rừng

Bảo tồn đa dạng sinh học

Hấp thụ và lưu giữ Carbon


3. Đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng và được
chi trả tiền dịch vụ mơi trường rừng



Chủ của các khu rừng (tổ chức, hộ gia đình);



Các tổ chức, hộ gia đình, các nhân có hợp đồng
nhận khốn bảo vệ rừng;



Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao trách
nhiệm quản lý rừng.




Theo Điều 8 của Nghị định số 147/2016/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường
rừng, thì bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng cũng đồng thời là bên được chi trả tiền dịch vụ môi trường

rừng.


4. Đối tượng thụ hưởng dịch vụ môi trường rừng và phải trả tiền dịch vụ môi trường
rừng

Thủy điện

Nước sạch

Du lịch sinh thái

Ni trồng thủy sản

Sản xuất cơng nghiệp có sử dụng nguồn
nước


Ngun tắc và
hình thức chi trả
phí dịch vụ mơi


Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường
rừng

- Đối tượng chi trả: Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ
môi trường rừng.

- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường

rừng ủy thác cho Quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.


Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệ thống luật
pháp của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


Hình thức chi trả phí dịch vụ mơi trường

Chi trả trực tiếp

Chi trả gián tiếp


Quan hệ giữa bên cung cấp và
bên thụ hưởng dịch vụ môi
trường rừng


Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng

Theo quy định tại Điều 64 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019)

1. Quyền của bên sử dụng
a. Được thơng báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng; thơng báo về diện tích, chất lượng
và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng;
b. Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
c. Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ mơi
trường rừng;
d. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng khơng bảo

đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.


2. Nghĩa vụ của bên sử dụng
a. Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
b. Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát
triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.


Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng

Theo Điều 65 Luật Lâm nghiệp 2017

1. Quyền của bên cung ứng
a. Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của luật này;
b. Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng;
c. Tham gia vào việc xây dựng kế hoach, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của
quỹ bảo vệ và phát triển rừng.


2. Nghĩa vụ của bên cung ứng
a. Phải đảm bảo diện tích cung ứng dịch vụ mơi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với tùng loại rừng được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khốn bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được
bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng;
c. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.


Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về dịch vụ môi trường rừng?

Theo như Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững, ở
phụ lục I về Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững ở Việt Nam thì một trong những nguyên tắc quan trọng chính là:
“1.4 Chủ rừng đáp ứng những yêu cầu trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia
1.4.1. Hiểu và thực hiện các quy định trong các điều ước quốc tế: các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Công ước đa dạng sinh học 1992 (CBD),
Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khi phân hủy POP 2001 (Công ước Stockholm), Công ước buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
(CITES)”.


Câu 2: Cơ chế để đảm bảo cung cấp đúng chất lượng rừng?

Theo như khoản 8 Điều 22 trong Nghị định số 99/2010/NĐ-CP quy định về ‘Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh’:
8. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối tổ chức việc nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng rừng và xác nhận cho các chủ rừng là tổ chức làm cơ sở thanh tốn tiền chi trả dịch vụ
mơi trường rừng; tổ chức kiểm tra, giám sát các chủ rừng là tổ chức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Và Điểm c Khoản 9 ‘Chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ sau:’ cũng trong Nghị định này quy định:
c) Giao cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp làm đầu mối tổ chức nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng rừng và xác nhận cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn làm cơ sở
thanh tốn tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng theo định kỳ.
Tổ chức kiểm tra, giám sát các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Tức khi bên sử dụng dịch vụ mơi trường rừng thanh tốn, chi trả tiền phí dịch vụ mình th và sử dụng, để đảm bảo chất lượng rừng được cung cấp phù hợp với phí dịch vụ thì Sở Nơng ghiệp và Phát
triển nơng thơn có nhiệm vụ phụ trách tổ chức đánh giá, kiểm tra về số lượng cũng như chất lượng rừng rồi sau đó sẽ thơng báo và xác nhận với các chủ rừng là tổ chức lấy đấy làm cơ sở thanh toán tiền dịch
vụ. Các cơ quan chun mơn về lâm nghiệp cũng có nhiệm vụ tương tự, tổ chức đánh giá chất lượng rừng và xác nhận với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thơn để làm cơ sở thanh tốn phí dịch
vụ.
Do đó, cơ chế để đảm bảo chất lượng rừng được cung cấp đúng với phí dịch vụ mà bên thụ hưởng phải trả dựa vào sự kiểm tra, đánh giá chất lượng rừng của các cơ quan có thẩm quyền như Sở Nông
ghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các cơ quan.


Câu 3: Bên sử dụng dịch vụ sẽ kiểm tra bên cung ứng như thế nào?

Bên sử dụng dịch vụ rừng sẽ dựa trên các kết của điều tra, kiểm kê và cơ sở dữ liệu của bên cung ứng để nắm rõ hiện trạng số lượng và chất lượng rừng mình sử dụng.
Nội dung điều tra và kiểm kê được quy định tại Điều 33, 34 Luật Lâm nghiệp 2017.
Điều 33. Điều tra rừng

1. Nội dung điều tra rừng bao gồm:
a) Điều tra, phân loại rừng; phân cấp mức độ xung yếu của rừng phòng hộ;
b) Điều tra, đánh giá chất lượng rừng, tiềm năng phát triển rừng;
c) Điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thối rừng;
d) Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học trong rừng;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát diễn biến rừng;
e) Đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính do thực hiện các giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.
2. Tổ chức điều tra rừng được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lần và theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực hiện điều tra rừng cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra rừng tại địa phương và công bố kết quả.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung điều tra rừng, quy định phương pháp, quy định điều tra rừng.
 


Điều 34. Kiểm kê rừng
1. Kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ
sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.
2. Nội dung cơ bản của kiểm kê rừng bao gồm:
a) Tập hợp và xử lý thông tin về tài nguyên rừng;
b) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của lơ rừng;
c) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của chủ rừng;
d) Kiểm kê tổng diện tích, trữ lượng rừng theo cấp hành chính;
đ) Lập hồ sơ quản lý rừng của lơ, khoảnh, tiểu khu, chủ rừng, đơn vị hành chính.
e) Cơng bố kết quả kiểm kê rừng.
3. Việc kiểm kê rừng được thực hiện 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.
4. Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện kiểm kê rừng và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnh đối với chủ rừng là tổ chức; hoặc cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ
rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kê khai số liệu kiểm kê rừng theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
5. Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm kê rừng; hỗ trợ kinh phí kiểm kê rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung kiểm kê rừng, quy định phương pháp, quy định kiểm kê rừng.



Thank you



×