Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.77 KB, 158 trang )

1

LUẬN VĂN-Vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh
Thái Bình Thực trạng và giải pháp

Mục lục

Mở đầu
Chương 1: nội dung, vai trị của ổn định chính trị -

Trang
1

xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
1.1 Nội dung phạm trù chính trị - xã hội

7

.
1.2 Quan niệm về ổn định chính trị - xã hội và những

7

.
nhân tố ảnh hưởng
1.3 Vai trò của vấn đề giữ vững được ổn định chính trị -

14

.



27

xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta
Chương 2: thực trạng chính trị - xã hội trên địa
bàn tỉnh thái bình - những bức xúc tiểm

ẩn nguy cơ có thể dẫn đến mất ổn định
2.1 Thái Bình và những đặc điểm của thời kỳ bất ổn định

40

.

40

trong những năm 1996 - 1998


2

2.2 Những thành tựu, hạn chế về phát triển kinh tế - xã
.

hội sau thời kỳ mất ổn định (1996 - 1998)
Chương 3: phương hướng và những giải pháp cơ

50

bản tiếp tục giữ vững ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình

3.1 Dự báo tình hình và phương hướng phát triển kinh tế -

76
76

.
xã hội từ nay đến 2010
3.2 Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm giữ vững

79

.

ổn định chính trị - xã hội đến hết 2005 và những năm
tiếp theo
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

102
104

mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
ổn định chính trị - xã hội là một yêu cầu tất yếu trong sự tồn tại
và phát triển của mọi xã hội. Lịch sử thế giới và Việt Nam đã minh
chứng rõ điều đó.


3


Trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, ở mỗi giai đoạn lịch sử, khi
nào giai cấp thống trị, Đảng phải cầm quyền đưa ra được những chủ
trương, giải pháp đúng, phù hợp quy luật và thâu phục được lịng
dân, thì ở đó sẽ tạo ra được sức mạnh để bảo vệ và xây dựng quốc
gia, dân tộc hịa bình - ổn định và phát triển, và ngược lại, sẽ gây ra
sự bất ổn định. Bất ổn định, chiến tranh và các cuộc xung đột sẽ đẩy
lùi sự phát triển của quốc gia, dân tộc trong mỗi thời kỳ so với xu
thế chung của thế giới. Những bất ổn định chính trị - xã hội Liên Xô
và Đông Âu trong cuối những năm 80, đầu 90 đã đẩy các nước này
đến đổ vỡ, chôn vùi thành quả của nhân dân trong mấy mươi năm.
Vì vậy, ổn định tình hình chính trị - xã hội là mong muốn của mọi
xã hội, của nhân dân.
ở Việt Nam, qua mấy ngàn năm lịch sử, ngay cả trong các xã
hội phong kiến, khi nào vua sáng, tơi hiền, lịng dân hịa thuận, đất
nước n bình, ổn định thì xã hội phát triển, nhân dân hịa mục, đời
sống ấm êm, thái bình. Dân tộc ta đã từng trải qua nhiều cuộc đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, giặc nội xâm và đã thấm đau bao cảnh
tương tàn, tang tóc, mất mát, hy sinh, sức người, sức của. Vì vậy
ngày nay, dân ta rất khát khao độc lập tự do, mong muốn mãi mãi
được sống trong hịa hình, ổn định để xây dựng một đất nước có dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Điều đó
chỉ thực hiện được trong tình hình xã hội ổn định. Đó khơng phải
chỉ là mong muốn của Đảng ta, của Nhà nước ta, mà còn của cả dân


4

tộc ta. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, đất nước ta đã và
đang thu được những thành tựu rất to lớn. Đó là việc Đảng ta đã đưa

ra được đường lối chính trị đúng đắn, lãnh đạo Nhà nước và nhân
dân ta giữ được ổn định chính trị - xã hội để xây dựng đất nước và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong đó cũng
cịn tồn tại khơng ít các nhân tố tiềm ẩn những nguy cơ có thể gây
bất ổn định, làm cản trở phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
và đời sống của nhân dân. Những nhân tố ấy tồn tại trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong những vấn đề vĩ mô và vi mô, ở
mọi cấp độ từ trung ương xuống đến địa phương và cơ sở. Điểm
nóng ở Thái Bình trong những năm 1996 - 1998 và ở nhiều nơi khác,
vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vừa qua đã minh chứng điều đó.
Vì vậy, nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân ta hiện nay là, để
đất nước phát triển, để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, điều
kiện tiên quyết là phải giữ vững được ổn định chính trị - xã hội trên
phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương.
Thái Bình là một trọng điểm của các điểm nóng trong cả
nước những năm 1996-1998. Trong những năm qua Thái Bình đã
đẩy lùi trạng thái bất ổn định, đang từng bước đi lên. Song bên
cạnh những mặt tích cực trong đời sống chính trị, trong phát triển
kinh tế - xã hội, vẫn còn nhiều điều bức xúc cần giải quyết, cần có
những giải pháp khả thi để ngăn chặn, đẩy lùi những nhân tố có
khả năng dẫn tới tái phát bất ổn định có thể xảy ra.


5

Trên ý nghĩa đó, tơi chọn "Vấn đề ổn định chính trị - xã hội
trên địa bàn tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp" làm đề tài
luận án thạc sĩ khoa học chính trị, khóa đào tạo năm 2002-2004, mã
số 60.31.20.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong các văn kiện của Đảng, những chủ trương chính sách
của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, nhiều chỗ nhấn mạnh đến vấn đề
ổn định chính trị - xã hội. Đề ra những quyết sách lớn, Đảng ta đều
phân tích sâu sắc tình hình chính trị - xã hội trên thế giới, trong
nước và đánh giá thực trạng của giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đều hướng tới mục tiêu
đảm bảo cho đất nước giữ vững được ổn định chính trị - xã hội để
đất nước phát triển. Do vậy, đường lối chính trị của Đảng, chủ
trương, chính sách của Nhà nước đã trở thành cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu ổn định chính trị - xã hội.
ở nước ta, đã có một số cơng trình, bài viết về vấn đề ổn định
(bất ổn định) chính trị - xã hội, nhất là từ sau khi xảy ra các điểm
nóng chính trị ở nhiều nơi, đặc biệt ở Thái Bình, trong đó một số
luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận, cử nhân, hoặc luận văn thạc sĩ.
Liên quan đến đề tài điểm nóng, mất ổn định chính trị - xã
hội đã có một số tác phẩm tiêu biểu như:


6

- "Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội" do
GS. Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm, GS. Lưu Văn Sùng làm phó chủ
nhiệm.
- GS. Hồng Chí Bảo: "Bước đầu khái qt lý luận về điểm
nóng, điểm nóng chính trị -xã hội".
- Viện Khoa học Chính trị đã có tập bài giảng về "Xử lý tình
huống chính trị" giành cho hệ cử nhân và hệ cao học.
- Các bài viết của GS. TS Lưu Văn Sùng, GS.TS Hồng Chí
Bảo trên "Thơng tin chính trị học" có nội dung khái qt lý luận về
điểm nóng chính trị - xã hội, liên quan đến việc mất ổn định chính

trị - xã hội ở địa bàn một số tỉnh ở nước ta.
- Nguyễn Thị Mai Anh: "Điểm nóng chính trị - xã hội ở nơng
thơn đồng bằng sơng Hồng - Nguyên nhân và những bài học kinh
nghiệm", Luận văn thạc sĩ Chính trị học.
- Lê Văn Đính: "Vấn đề điểm nóng tơn giáo ở Thừa Thiên Huế với việc giữ vững ổn định chính trị trong cơng cuộc đổi mới
hiện nay" - Luận văn thạc sĩ chính trị học, năm 1998. Tác giả đã từ
cơ sở lý luận và thực trạng mà tổng kết một số kinh nghiệm và đề
xuất những giải pháp nhằm ngăn ngừa, xử lý một cách có hiệu quả
"điểm nóng" tơn giáo để giữ vững ổn định chính trị trong cơng cuộc
đổi mới hiện nay.


7

Các cơng trình khoa học về điểm nóng chính trị trên đây đã
phân tích khá sâu về nội dung, đặc điểm, những tác động xấu và các
giải pháp khắc phục điểm nóng - một biểu hiện của bất ổn định
chính trị - xã hội ở các địa phương trong những năm qua.
- TS. Nguyễn Văn Vĩnh và tập thể các nhà khoa học với đề
tài khoa học cấp bộ, 2003, về "Những nhân tố có thể dẫn đến bất ổn
định chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay". Đề tài này đã đạt những
kết quả khá sâu về nội dung khái niệm bất ổn định chính trị, những
nhân tố ảnh hưởng, những yếu tố có thể dẫn đến bất ổn định chính
trị - xã hội và các giải pháp khắc phục trên các lĩnh vực ở nước ta
hiện nay.
- Howrd Wiauch: "Chính trị so sánh" (bản dịch tiếng Việt),
Hoa kỳ 1987. Trong tác phẩm này có một nội dung quan trọng là so
sánh các nền chính trị dân chủ thơng qua tiêu chí về ổn định chính
trị. Tác giả đã đề cập đến một số nội dung cần tiếp cận về ổn định
và ổn định chính trị.

Tóm lại, các bài viết, các luận văn trên đã đi sâu nghiên cứu
và vạch ra những nội dung ở tầm khái quát cao về mặt lý luận về
điểm nóng và bất ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu lý luận tồn diện về ổn định chính trị - xã hội và giải pháp giữ
vững ổn định chính trị - xã hội sau khi điểm nóng đã được giải
quyết trên địa bàn của một tỉnh thì chưa có đề tài nào nghiên cứu
một cách hệ thống.


8

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a) Mục đích
Trên cơ sở phân tích lý luận phạm trù ổn định chính trị, làm
rõ những thành tựu, những hạn chế tiềm ẩn nguy cơ có thể gây bất
ổn định trên địa bàn tỉnh Thái Bình, luận văn xây dựng hệ thống
phương thức, giải pháp khả thi nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, coi đó như là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần thắng lợi vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng
trên địa bàn của tỉnh Thái Bình và rộng ra là với cả nước.
b) Nhiệm vụ
Đề tài nhằm làm rõ nội dung ổn định chính trị - xã hội với tư
cách là phạm trù khoa học chính trị và vai trị của nó trong hoạt
động của hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở. Cụ thể:
- Làm sáng tỏ nội dung, cấu trúc của khái niệm ổn định chính
trị - xã hội và vai trị của nó trong đời sống xã hội.
- Làm rõ thực trạng tình hình chính trị - xã hội ở Thái Bình
trong những năm sau khi xảy ra điểm nóng (sau 1997 - 1998). Tìm
những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định.
- Đưa ra hệ thống những giải pháp nhằm giữ vững ổn định

chính trị -xã hội, từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhằm ổn
định tình hình chính trị - xã hội để phát triển kinh tế - xã hội nhằm
đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình.


9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn
đề ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình có đặc trưng
sản xuất nơng nghiệp là chính, kinh tế kém phát triển đang vận động
đi lên trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng của việc giữ
vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình sau khi
xảy ra "điểm nóng" chính trị - xã hội (1997 - 1998) đến nay. Từ đó
nêu những giải pháp cơ bản để tiếp tục giữ vững ổn định chính trị xã hội hiện nay và những năm tiế theo.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam trong cơng cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Đề tài cũng sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu
tổng hợp- diễn dịch, phương pháp phân tích, gắn lý luận với thực
tiễn, đặc biệt là phương pháp so sánh- phương pháp quan trọng của
chính trị học. Đề tài sử dụng những số liệu báo cáo tổng kết, các số
liệu thống kê đã được thẩm định... để thực hiện những nội dung của
đề tài.



10

6. Đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài tập trung làm rõ những quan điểm lý luận về ổn định
chính trị - xã hội và hệ thống các giải pháp khả thi qua nghiên cứu
từ thực tiễn q trình giữ vững ổn định chính trị xã hội sau điểm
nóng ở một tỉnh kinh tế kém phát triển đang trong quá trình chuyển
đổi kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
7. ý nghĩa của luận văn
- Đề tài góp phần làm rõ nội dung lý luận về ổn định nói
chung và về ổn định chính trị - xã hội nói riêng - một vấn đề quan
trọng trong khoa học chính trị.
- Sau khi hồn thành, có thể sử dụng luận án làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các khoa học chính trị, nhất là
mơn chính trị học. Có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong đổi mới
kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
8. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo,
nội dung luận án bao gồm 3 chương, 7 tiết.


11

Chương 1
Nội DUNG, VAI Trị Của ổn định chính trị - xã hội TRONG GIAI
Đoạn Đẩy Mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Nước TA

1.1. Nội dung phạm trù chính trị - xã hội

Phạm trù "chính trị - xã hội" được sử dụng phổ biến trong
nhiều văn kiện chính trị. Tuy nhiên chưa có mấy các nhà khoa học
bàn đến nội dung khái niệm này một cách đầy đủ. Theo tơi, để tiếp
cận với khái niệm "chính trị - xã hội", cần tiếp cận nội dung các
thuật ngữ chính trị và xã hội.
1.1.1. Nội dung chính trị
a) Nội dung chính trị
Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện khi xã
hội phân chia thành các giai cấp, và sự xuất hiện nhà nước.
Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung chính trị. Có học
giả xem chính trị là một "nhà hát". Trong "nhà hát" này có vở diễn,
nghệ sĩ, người xem, sự bài trí sân khấu và nhà phê bình. Vì thế, Platon
coi chính trị là vấn đề mang tính nghệ thuật, giống như nghệ thuật là
tính vốn có của nhà hát nói chung. Mặt khác, vì là "nhà hát chính trị"
nên ngồi những đặc điểm mang tính phổ biến, nó cịn có những điểm
riêng biệt của mình. Học giả Max Weiber xem chính trị là khát vọng


12

tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực
giữa các tập đoàn người trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia.
Cũng có một số học giả lại xem chính trị chỉ là thủ đoạn, là những
mưu đồ nhằm đạt tới quyền lực của cá nhân, của phe nhóm. Những
quan điểm này có chứa đựng một số nhân tố hợp lý, nhưng chưa làm
rõ những nội dung căn bản của chính trị.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã có quan niệm khoa học về chính
trị. Những người mác-xít cho rằng phải xem xét chính trị trong quan
hệ với giai cấp, với lợi ích giai cấp và với nhà nước cùng thiết chế
chính trị bảo đảm hiện thực hóa những nhu cầu của các lực lượng

tham gia vào đời sống chính trị.
Xét về bản chất, chính trị có nguồn gốc từ kinh tế, là sự
biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Đây là luận
điểm mang tính duy vật về chính trị, bởi vì chính trị khơng phản ánh
nhu cầu kinh tế ngẫu nhiên mang tính chất đơn nhất, mà nó phản
ánh tính tất yếu khách quan của kinh tế. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Chính
trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế...chính trị khơng thể khơng
chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế" [26, tr. 349]. So với kinh tế,
chính trị khơng thể khơng chiếm vị trí hàng đầu, vì khi giải quyết
các vấn đề kinh tế, chính trị của giai cấp cầm quyền phải định
hướng vào việc bảo vệ và phát triển cơ sở kinh tế của mình dựa trên
việc củng cố quyền lực chính trị. Cho dù xét đến cùng, kinh tế tuy là
điểm xuất phát và là mục tiêu của chính trị, nhưng chính trị đến lượt


13

nó là tiền đề để thực hiện các lợi ích kinh tế. Trong các quan hệ
chính trị, quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ cơ bản. Đó là biểu
hiện các quan hệ mang tính bản chất của đời sống chính trị.
Chính trị có quan hệ hữu cơ với lợi ích các giai cấp, các lực
lượng, các quốc gia, dân tộc. Nhưng do vị trí khác nhau trong hệ
thống sản xuất của xã hội, các giai cấp có lợi ích khác nhau. Việc
thỏa mãn các nhu cầu lợi ích của mỗi lực lượng do địa vị chính trị
của nó quy định, và cái quyết định nhất là vị trí của các lực lượng ấy
đối với chính quyền như thế nào. Do vậy, hướng đến nắm quyền lực
chính trị là khát vọng. V.I. Lênin đã nhấn mạnh rằng, lợi ích kinh tế
cơ bản của giai cấp công nhân chỉ được thỏa mãn nhờ giai cấp công
nhân tiến hành cuộc cách mạng chính trị giành lấy chính quyền từ
tay các giai cấp bóc lột.

Chúng tơi tán thành các quan điểm cho rằng, chính trị là mối
quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia có
liên quan tới vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, được quy định bởi
những lợi ích cơ bản của giai cấp, của các lực lượng chính trị, là vấn
đề cơng việc chính quyền. Chính trị theo ngun nghĩa của nó, là
những cơng việc của nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với những
quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân
của nó là vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.


14

Cái quan trọng nhất của chính trị, theo Lênin là "tổ chức
chính quyền nhà nước". Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào
công việc của nhà nước, các định hướng của nhà nước, xác định
hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước... Bất kỳ vấn
đề xã hội nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó, trực
tiếp hay gián tiếp đều gắn với lợi ích giai cấp, với vấn đề quyền lực.
b) Cấu trúc chính trị
Để hiểu được nội dung của chính trị, cần thiết phải tìm hiểu
các nhân tố cấu thành của chính trị.
Cho đến nay, trong lý luận chính trị hiện đại, khi xác định cấu
trúc chính trị cịn có nhiều ý kiến khác nhau. đáng chú ý là quan
điểm cho rằng cần xem xét cấu trúc chính trị trên hai phương diện:
Phương diện thứ nhất - Coi chính trị với tư cách là những
quan hệ đặc biệt, thì cấu trúc chính trị bao gồm:
- Quan hệ giữa cơng dân với nhà nước.
- Quan hệ giữa các tập đoàn, các giai cấp khác nhau với vấn đề
nhà nước.

- Quan hệ giữa các dân tộc khác nhau với nhà nước.
- Quan hệ giữa các quốc gia khác nhau thông qua nhà nước.
Phương diện thứ hai - Coi chính trị với tư cách là một hoạt
động xã hội đặc thù - Cấu trúc của chính trị sẽ bao gồm:


15

- Mục tiêu hoạt động chính trị của các chủ thể.
- Phương pháp, phương tiện hoạt động chính trị.
- Những hình thức tổ chức hoạt động chính trị, các thiết chế
chính trị nhằm đạt tới mục tiêu.
- Những lực lượng xã hội chính trị và hình thức tổ chức các
lực lượng đó nhằm đạt mục tiêu.
- Nhà chính trị, những chính khách thực hiện nhiệm vụ chính
trị.
- Hoạt động chính trị thực tiễn nhằm hiện thực hóa mục tiêu
đã đặt ra.
Cách xác định cấu trúc chính trị trên đây có ưu điểm bao quát
và chi tiết hóa được hầu hết các nhân tố của chính trị. Tuy nhiên,
nếu xem xét như vậy, có phần chia tách các yếu tố của chính trị, trong
khi chính trị là một chính thể, là một hệ thống. Theo tơi, có thể xác
định cấu trúc chính trị bao gồm:
Một là, ý thức chính trị, các mục tiêu lý tưởng chính trị - biểu
hiện tư tưởng, chính trị thơng qua sự nhận thức và phương hướng
hoạt động chính trị của các chủ thể tham gia vào đời sống chính trị.
Xét về mức độ phản ánh, ý thức chính trị có hai cấp độ liên
quan với nhau một cách biện chứng: trình độ lý luận và trình độ
kinh nghiệm. ý thức chính trị dưới góc độ trình độ lý luận thể hiện ở
khả năng nắm bắt các yếu tố khách quan chi phối đời sống xã hội và



16

khả năng đáp ứng các yêu cầu của quy luật khách quan, là khả năng
nhận thức lý luận chính trị, cương lĩnh - đường lối chính trị, mục
tiêu lý tưởng chính trị của mỗi lực lượng chính trị, là trình độ, kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị.
Hai là, hệ thống chính trị, bao gồm các tổ chức chính trị (các
đảng phái chính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội khác) gắn liền với những thể chế chính trị tương ứng. Sự hoạt
động của tất cả các nhân tố cấu trúc hệ thống chính trị hướng trọng
tâm vào thực hiện quyền lực nhà nước. Vị trí của mỗi hệ thống
chính trị đối với vấn đề chính quyền do tương quan so sánh lực
lượng giữa các giai cấp, các lực lượng trong xã hội quy định.
Bà là, các quan hệ chính trị được hình thành do sự tác động
qua lại giữa các chủ thể chính trị (nhóm, tầng lớp xã hội, giai cấp,
dân tộc, quốc gia...). Các quan hệ chính trị phản ánh các quan hệ
kinh tế và các quan hệ xã hội khác, nhưng có vai trị chi phối các
quan hệ kinh tế và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ chính trị có
thể hình thành dưới hình thức liên minh hợp tác đấu tranh, hoặc
xung đột xung quanh các công việc chính quyền.
Sự vận động của các quan hệ chính trị là sự vận động liên
tục, thể hiện thông qua những sự kiện, những biến cố chính trị trong
từng giai đoạn khác nhau, khi thì sơi động quyết liệt, khi thì trầm
lắng êm ả. Thời kỳ mà đời sống chính trị êm ả là thời kỳ ổn định, và
ngược lại thời kỳ có nhiều biến cố xung đột, mâu thuẫn gay gắt là


17


thời kỳ bất ổn định. Thực trạng chính trị ổn định hay bất ổn định do
nhiều yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội chi phối. Điều đó tùy thuộc
trước hết bởi chính thể chế chính trị đương thời, bởi hệ thống chính
trị, bởi phẩm chất, năng lực, bản lĩnh của các chủ thể chính trị cầm
quyền. Trên ý nghĩa đó, Lênin cho rằng: "Chính trị là khoa học và
nghệ thuật".
1.1.2. Nội dung vấn đề xã hội
Xã hội là những cộng đồng người. Con người là tổng hòa các
quan hệ xã hội. Do đó, xã hội là một khái niệm để chỉ rõ:
Thứ nhất: Xã hội trước hết nói đến một cộng đồng dân cư
sống trong một phạm vi ranh giới địa lý - lãnh thổ.
Thứ hai: Nói xã hội khơng thể khơng nói đến các hoạt động
của con người liên quan tới các quá trình sản xuất (sản xuất theo
nghĩa rộng, bao gồm tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất và
các hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học). Các hoạt động đó lại
gắn liền với các hoạt động văn hóa, tinh thần, tâm linh của con
người, của cộng đồng người.
Thứ ba: Sự tồn tại của xã hội có giai cấp, tất yếu gắn liền với
đời sống chính trị, cả xã hội bị lơi cuốn vào guồng máy chính trị
(chính thể, đường lối, thiết chế, con người chính trị...).
C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: "Xã hội không phải gồm
các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và


18

những quan hệ của các cá nhân đối với nhau". Theo C.Mác, "xã hội
- cho dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì? Là sản phẩm của sự
tác động qua lại giữa những con người" [34, tr. 657].

Nhân loại đã trải qua nhiều kiểu xã hội. Nếu lấy đặc trưng
sản xuất thì nhân loại đã trải qua xã hội săn bắn, xã hội làm vườn,
xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp. Nếu căn cứ vào hình thái
thì có các xã hội nơ lệ, phong kiến, tư bản và xã hội xã hội chủ
nghĩa. Nếu căn cứ vào chính thể thì có các xã hội chính thể quân
chủ, độc tài, dân chủ... Mỗi xã hội tồn tại như những nấc thang của
sự phát triển xã hội. Nền tảng chung của các cơ cấu cụ thể này là
những mối quan hệ sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế
giữa người và người, trên đó sẽ hình thành một thượng tầng kiến
thức phù hợp. C.Mác cho rằng, "tổng hợp lại thì những quan hệ sản
xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã
hội và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển
lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt... một
giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại" [30, tr. 553].
Mỗi xã hội đều được đặc trưng bởi một tổng thể các quan hệ
sản xuất. Nhưng quan hệ sản xuất chỉ là cái biểu hiện bên ngồi, là
hình thức xã hội của một phương thức sản xuất nhất định. Cái quyết
định nội dung của nó lại chính là lực lượng sản xuất - trình độ chinh
phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản


19

xuất là quan hệ biện chứng, chúng luôn quy định và chế ước nhau,
trong đó lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định.
Xã hội với tư cách là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa
người và người cũng được hình thành một cách khách quan và tất
yếu. Sự vận động, biến đổi và phát triển của xã hội phải tuân theo
những quy luật nội tại vốn có của nó, trước tiên là quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất vào trình độ phát triển nhất định của

lực lượng sản xuất, làm cơ sở cho một chế độ chính trị nhất định
[20, tr. 401].
Từ những lý giải trên, có thể quan niệm về xã hội như sau:
Xã hội, theo nghĩa rộng nhất là một khái niệm phản ánh các hoạt
động và các mối quan hệ giữa con người với con người trên mọi
lĩnh vực ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Một xã
hội xác định vận động, phát triển theo những quy luật nội tại, trước
tiên là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ
tầng.
Theo nghĩa rộng khái niệm xã hội rộng bao quát các hoạt
động của con người, bao trùm cả khái niệm chính trị. Nhưng theo
nghĩa hẹp, khái niệm xã hội dùng chỉ một lĩnh vực của hoạt động
của con người. Khái niệm này ngang cấp với khái niệm chính trị,
kinh tế, văn hóa... đó là khái niệm xã hội theo nghĩa hẹp, phản ánh
những quan hệ, những hoạt động, những mặt cụ thể hơn của đời


20

sống xã hội, như vấn đề việc làm và thu nhập, giáo dục và đạo đức,
y tế và sức khỏe, giàu và nghèo, phong tục và tập quán, công bằng
và bình đẳng xã hội, dân tộc và tơn giáo...
Do vậy, hiểu quan niệm về xã hội cần phải hiểu theo cả nghĩa
rộng (gồm nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa...) và cả là
vấn đề xã hội theo nghĩa hẹp. ở luận văn này, khái niệm xã hội sử
dụng cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp khi đề cập đến vấn đề chính
trị - xã hội và ổn định chính trị - xã hội.
1.1.3. Nội dung chính trị - xã hội
Trong các cơng trình nghiên cứu, những văn kiện chính trị

thuật ngữ chính trị - xã hội được dùng phổ biến. Tuy nhiên cho đến
nay chưa có một định nghĩa khoa học nào về thuật ngữ này.
Có quan điểm khẳng định, các quan hệ xã hội trong xã hội có
giai cấp đều có tính chất chính trị nên gọi là các quan hệ chính trị xã hội. Cách giải thích này đã cho chúng ta hiểu được phần nào khái
niệm chính trị - xã hội. Tuy vậy, theo chúng tơi, cần phân tích rõ
hơn về khái niệm chính trị - xã hội thơng qua việc phân tích mối
quan hệ giữa chính trị và xã hội.
Chính trị là một bộ phận nằm ở thượng tầng kiến trúc của
một hình thái kinh tế - xã hội. Chính trị có ảnh hưởng rất lớn đối với
các yếu tố khác ở thượng tầng kiến trúc như pháp luật, tôn giáo, văn
nghệ... và đối với cơ sở kinh tế. Chính trị bị chi phối bởi kinh tế,


21

chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng.
Nhưng chính trị lại tác động đến cơ sở kinh tế và các lĩnh vực khác
của kiến trúc thượng tầng. Những mối quan hệ đó biểu hiện ra như
là các mối quan hệ nhân - quả. Sự tác động của chính trị đến các
quan hệ xã hội có thể trực tiếp có thể gián tiếp, có thể tác động tích
cực hoặc ngược lại. Như vậy, trong xã hội có giai cấp, nhân tố chính
trị thâm nhập vào nhân tố xã hội, và nhân tố xã hội cũng thâm nhập
vào nhân tố chính trị. Các quan hệ xã hội tốt đẹp sẽ làm cho chính
trị bền vững, các quan hệ xã hội rối loạn sẽ làm cho kinh tế bị kìm
hãm, xã hội mất ổn định và chính trị có thể bị lung lay.
Do mối quan hệ khăng khít giữa chính trị với những vấn đề
xã hội, cho nên trong các xã hội khác nhau thì chính trị - xã hội có
những biểu hiện khác nhau, mang bản chất khác nhau. Điều đó do
bản chất chính trị của các giai cấp nắm quyền chi phối. Trong các xã
hội do các giai cấp bóc lột cầm quyền, chính trị - xã hội nhằm phục

vụ củng cố quyền lực của số ít, và phục vụ cho lợi ích của số ít
người. Trái lại trong chủ nghĩa xã hội, chính trị - xã hội nhằm củng
cố quyền lực của nhân dân lao động và phục vụ cho lợi ích của đa
số nhân dân.
Từ việc phân tích trên, ta có khái niệm như sau: Chính trị xã hội là khái niệm phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa mặt xã hội
nói chung với vấn đề chính trị. Khái niệm chính trị- xã hội vừa chỉ


22

một xã hội với tổng thể các mối liên hệ của xã hội, vừa biểu thị một
chế độ chính trị - xã hội.
1.2. Quan niệm về ổn định chính trị - xã hội và những
nhân tố ảnh hưởng
1.2.1. Quan niệm về ổn định
Thuật ngữ ổn định được dùng khá phổ biến trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội như ổn định đời sống, ổn định gia đình, ổn
định thu nhập, ổn định kinh tế... Nó được xác định trong một hoàn
cảnh nhất định về trạng thái của sự vật.
Dưới góc độ triết học, thuật ngữ ổn định phản ánh trạng thái
trong quá trình vận động của sự vật. Thế giới vật chất ln vận động
khơng ngừng, trong đó bao hàm cả hiện tượng đứng im tương đối.
Sự vật tồn tại trong sự đứng im tương đối. "Trong vận động của các
thiên thể, có sự vận động trong cân bằng và có cân bằng trong vận
động (một cách tương đối). Nhưng bất kỳ vận động tương đối, riêng
biệt nào cũng đều có xu hướng khơi phục lại sự đứng n tương đối
- sự cân bằng tương đối. Khả năng đứng yên tương đối của các vật
thể, khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự
phân hóa vật chất" [32, tr. 740].
Ăngghen đã chỉ rõ: Mọi sự cân bằng chỉ là "tương đối" và

"tạm thời" trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế giới vật
chất. ổn định phải được xem là mặt "nhất thời" của trạng thái vận


23

động, phát triển. C. Mác nhấn mạnh: "Trong quan niệm tích cực về
cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời bao hàm cả quan
niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất
yếu của nó, về mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện
chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình
thái đó" [33, tr. 35].
Như vậy, trạng thái ổn định nhất thời của sự vật có hai mặt:
mặt khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt này có sự tác động qua lại
với nhau. Do đó là mối quan hệ biện chứng của sự vật, làm cho sự
vật tồn tại trong thế "nó vừa là nó" lại "khơng phải là nó".
Nói đến ổn định là nói đến trạng thái đối lập với rối loạn,
khủng hoảng. Đồng thời trạng thái ổn định này cũng xa lại với sự
tĩnh lặng hoàn toàn hay bất biến, cố định tuyệt đối. ổn định không
làm triệt tiêu hay kìm hãm sự vận động, phát triển mà có quan hệ
mật thiết với vận động, phát triển. Mặt ổn định của sự vật là điều
kiện để sự vật tự khẳng định, tự định hình, đồng thời là mơi trường
tốt để cho các thuộc tính, các mặt bên trong sự vật tiến hành q
trình chuyển hóa biến đổi.
Nhờ có trạng thái ổn định, sự vật trong quá trình vận động sẽ
biến đổi từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ mức độ bấp bênh,
không chắc chắn đến mức độ bền vững.
Từ ý nghĩa đó, ta thấy: ổn định là một dạng đặc biệt của vận
động, phát triển. Vận động, phát triển là quá trình thay đổi các trạng



24

thái ổn định của sự vật. ổn định gắn với phát triển, đồng nghĩa với
phát triển. Khơng có ổn định thì khơng có sự phát triển, nhưng
khơng phát triển thì cũng khó duy trì ổn định được lâu dài và vững
chắc.
Như vậy, ổn định và biến đổi vừa là tiền đề, là điều kiện cho
nhau, vừa là nhân và quả cho nhau, là thể hiện mối quan hệ giữa vận
động và đứng im.
Ta có thể rút ra kết luận: ổn định chỉ một trạng thái của tự
nhiên, xã hội, tư duy trong quá trình vận động và phát triển của sự
vật. Xétcả về thực tiễn và lý luận thì ổn định mang tính tương đối vì
nó chính là sự vận động trong những mâu thuẫn, trong sự thống
nhất của các mặt đối lập và cũng là sự thống nhất tương đối.
ổn định chính trị - xã hội, cũng vậy, khơng phải là trạng thái
đứng yên, trì trệ mà là trạng thái động, phát triển. Đó là trạng thái
của q trình thường xuyên giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh về
chính trị - xã hội, về kinh tế, văn hóa trong nội bộ nhân dân và trong
hệ thống chính trị.
Trong xã hội, quy luật lực lượng sản xuất luôn quy định
quan hệ sản xuất. Nói cách khác, quan hệ sản xuất phụ thuộc vào
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, sự phù hợp
giữa quan hệ sản xuất vào tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất, giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng chính trị, giữa
kinh tế với văn hóa trong sự phát triển đều mang ý nghĩa tương


25


đối. Nó ln có xu hướng bị phá vỡ bởi sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Chính sự phát triển khách quan, liên tục của lực lượng
sản xuất đã làm cho mọi sự phù hợp của các nhân tố xã hội sẽ phá
vỡ sự cân bằng, sự phù hợp trước đó để tạo ra sự cân bằng mới, tức
là sự ổn định ở mức độ cao hơn. Với từng lát cắt ở bình diện ổn
định tư tưởng, ổn định các quan hệ chính trị xã hội, ổn định hệ
thống chính trị của xã hội chúng ta sẽ thấy điều này rõ hơn.
Trong xã hội có các giai cấp, các tầng lớp khác nhau, nhưng
chịu sự chi phối của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Nếu tư tưởng
của giai cấp thống trị phù hợp với xu thế khách quan, phù hợp với
lợi ích xã hội... sẽ tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội. Nhưng sự ổn
định về chính trị của xã hội chỉ là trạng thái tạm thời, tương đối. Sự
ổn định này có thể bị phá vỡ nếu như có sự mâu thuẫn về lợi ích của
các giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, hệ thống chính trị do giai cấp
thống trị lập ra để bảo vệ lợi ích cho giai cấp ấy. Nếu như giai cấp
thống trị bảo đảm lợi ích cho tồn xã hội thì hệ thống chính trị sẽ
hoạt động bình thường, ổn định. Ngược lại, nếu nó xem nhẹ, chà
đạp lên lợi ích xã hội thì sẽ xuất hiện những mâu thuẫn, làm cho hệ
thống chính trị, chế độ chính trị - xã hội khơng cịn hoạt động trong
trạng thái ổn định. Chính trị- xã hội có thể bị rối loạn.
1.2.2. Quan niệm về ổn định chính trị - xã hội
Trong các văn kiện chính trị, thuật ngữ "ổn định chính trị - xã
hội" được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa đầy


×