Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại bệnh viện việt tiệp hải phòng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
lên[44]

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ QUYÊN

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH XƯƠNG
CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2018

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

PHẠM THỊ QUYÊN

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH XƯƠNG
CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG NĂM 2018


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HƯỚNG DẪN 1: TS LÊ MINH HOÀNG

HƯỚNG DẪN 2: TS PHẠM THỊ THU HƯƠNG

NAM ĐỊNH – 2018

download by :


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1. Tổng quan về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ ....................................................4
1.2. Tổng quan về gẫy xương chi dưới .................................................................10

1.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật
chỉnh hình xương chi dưới ....................................................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................22
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................22
2.5. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................23
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................23
2.7. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................24
2.8. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá các biến trong nghiên cứu ........................27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................32

download by :


2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...................................................................33
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ...........................................................33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................35
3.1. Đặc điểm chung liên quan đến đối tượng tham gia nghiên cứu ....................35
3.2. Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu ...39
3.3. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ...............................43
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................51
4.1. Đặc điểm chung liên quan đến đối tượng tham gia nghiên cứu ....................51
4.2. Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu ...54
4.3. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ...............................58
KẾT LUẬN ...............................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


download by :


i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ và nhận xét một
số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình
xương chi dưới tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
150 người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại Bệnh viện Việt Tiệp
Hải Phòng từ tháng 2/2018 đến tháng 5/2018.
Kết quả nghiên cứu: Tình trạng rối loạn giấc ngủ của đối tượng tham gia
nghiên cứu ở mức cao với điểm trung bình M = 47,2 ± 4,07/tổng điểm 60 của thang
đo SDQ. 100% người bệnh sau phẫu thuật ngày thứ 4 đều có rối loạn giấc ngủ.
Trong đó số người bệnh có rối loạn giấc ngủ mức độ cao chiếm tỷ lệ lớn 75,3%, còn
lại là số người bệnh có rối loạn giấc ngủ mức độ trung bình (24,7%).
Lo âu là yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất đến tình trạng rối loạn giấc ngủ của
người bệnh. Khi người bệnh càng có nhiều vấn đề phải lo âu thì mức độ rối loạn
giấc ngủ càng tăng (r = 0,65; p< 0,01), (β = 0,394, P < 0,01).
Đau tại vị trí phẫu thuật là yếu tố có dự báo đứng thứ 2 đến rối loạn giấc ngủ.
Khi người bệnh trải qua những cơn đau càng nặng thì mức độ rối loạn giấc ngủ
càng tăng (r =0,626; p< 0,01), (β = 0,296, P < 0,01).
Vị trí khơng thoải mái cũng là một yếu tố được tìm thấy dự báo đến sự rối
loạn giấc ngủ của người bệnh (r = 0,30; p < 0,01), (β = 0,141, P < 0,05).
53,5% độ biến thiên của rối loạn giấc ngủ được giải thích bởi các yếu tố:
đau, lo âu và vị trí khơng thoải mái.
Kết luận: Tình trạng rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật chỉnh
hình xương chi dưới ở mức cao và có mối liên quan với các yếu tố như: Đau, lo âu
và vị trí khơng thoải mái.

Từ khóa: Rối loạn giấc ngủ, người bệnh, sau phẫu thuật chỉnh hình xương
chi dưới.

download by :


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng thành kính, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo Sau Đại học, cô giáo chủ nhiệm và các thầy giáo, cô giáo của trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, trường Đại học Baylor Hoa Kỳ, trường Đại học Kyushu
Nhật Bản đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, hồn thành khóa học.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Điều dưỡng trường Cao đẳng y tế Hải
Phịng cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ tơi trong thời gian tơi tham gia khóa học.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, phòng Kế
hoạch tổng hợp, khoa Chấn thương chỉnh hình, quý đồng nghiệp đã nhiệt tình tham
gia giúp đỡ tơi thu thập số liệu điều tra thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Minh Hoàng, Tiến sĩ Phạm
Thị Thu Hương là người thầy, người cơ đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi hồn
thành luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn tất cả người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi
dưới đang điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
đã đồng ý tham gia nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập để hồn thành khóa học.
Nam Định, tháng 08 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Quyên


download by :


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tơi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và khảo sát thực tiễn
tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng. Các số liệu thu thập và kết quả trong luận văn là
trung thực, chưa từng được công bố trước khi trình, bảo vệ và cơng nhận bởi hội
đồng đánh giá luận văn trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Nam Định, tháng 08 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Quyên

download by :


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 HSAB

Hồ sơ bệnh án

2 IASP (International Association for the


Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế

Study of Pain)
3 ICQ (Immobilization Comfort

Bộ câu hỏi sự thoải mái khi bất động

Questionnaire)
4 NREM (Non- Rapid eye movement)

Chuyển động mắt không nhanh

5 REM (Rapid eye movement)

Chuyển động mắt nhanh

6 SDQ (Sleep Disturbance Questionnaire) Bộ câu hỏi rối loạn giấc ngủ
7 SWS (Slow wave sleep)

Giấc ngủ sóng chậm

8 VAS (Visual Analog Scale)

Thang điểm nhìn hình đồng dạng

9 WHO (World Health Organization)

Tổ chức y tế thế giới

download by :



v

DANH MỤC BẢNG

Nội dung

Trang

Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi .........................................................35
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo giới tính............................................................35
Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo tình trạng hơn nhân ..........................................36
Bảng 3.4. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp .....................................................37
Bảng 3.5. Phân bố người bệnh theo nguyên nhân gây thương tích ..........................38
Bảng 3.6. Phân bố người bệnh theo vị trí gẫy xương ...............................................38
Bảng 3.7. Điểm trung bình của nhóm hành vi khơng tương thích với giấc ngủ...........39
Bảng 3.8. Điểm trung bình của nhóm lo âu và nỗ lực để ngủ...................................40
Bảng 3.9. Điểm trung bình của nhóm sự xâm nhập nhận thức chung ......................40
Bảng 3.10. Điểm trung bình của nhóm thể chất căng thẳng .....................................41
Bảng 3.11. Điểm trung bình rối loạn giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ................41
Bảng 3.12. Phân bố người bệnh theo mức độ rối loạn giấc ngủ ...............................42
Bảng 3.13. Điểm trung bình yếu tố đau của đối tượng tham gia nghiên cứu ...........43
Bảng 3.14. Điểm trung bình yếu tố lo âu của đối tượng tham gia nghiên cứu .........44
Bảng 3.15. Điểm trung bình của các yếu tố mơi trường chăm sóc ...........................45
Bảng 3.16. Điểm trung bình yếu tố vị trí khơng thối mái của đối tượng tham gia
nghiên cứu .................................................................................................................47
Bảng 3.17. Phân bố người bệnh theo mức độ của vị trí khơng thối mái .................47
Bảng 3.18. Sự tương quan giữa các yếu tố đau, lo âu, yếu tố mơi trường chăm sóc và vị
trí khơng thoải mái với rối loạn giấc ngủ (n = 150).......................................................48

Bảng 3.19. Các giá trị thống kê hồi quy đa biến giữa rối loạn giấc ngủ và các yếu tố
đau, lo âu, yếu tố mơi trường chăm sóc, vị trí khơng thoải mái (n = 150) ......................49

download by :


vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Nội dung

Trang

Sơ đồ 1.1. Chu trình ngủ bình thường

6

Sơ đồ 1.2. Khung nghiên cứu

20

Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn

36

Biểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo thu nhập

37


Biểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo phương pháp phẫu thuật

39

Biểu đồ 3.4. Phân bố người bệnh theo mức độ đau

43

Biểu đồ 3.5. Phân bố người bệnh theo mức độ lo âu

44

Biểu đồ 3.6. Phân loại mức độ ảnh hưởng của mơi trường chăm sóc

46

download by :


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giấc ngủ là một nhu cầu cơ bản của con người, một người trưởng thành
thường giành khoảng từ 6 đến 8 giờ để ngủ mỗi ngày [25]. Điều đó cho thấy con
người sử dụng một phần ba thời gian của cuộc đời mình cho việc ngủ. Giấc ngủ có
chức năng khơi phục cơ thể trong giai đoạn khơng hoạt động để đảm bảo rằng chức
năng sinh học được thực hiện đầy đủ. Chẳng hạn như: Phục hồi năng lượng, sửa
chữa các mô não, giảm tỷ lệ trao đổi chất, cho phép tăng tỷ lệ phân chia tế bào, tổng
hợp protein cần thiết cho quá trình chữa bệnh và phục hồi sau bệnh tật. Do đó, khi
con người gặp bất kỳ sự cố nào về giấc ngủ trong đó có rối loạn giấc ngủ đều dẫn

đến những hậu quả tiêu cực về sức khỏe. Sendir và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng rối
loạn giấc ngủ có thể gây ra những vấn đề về tâm lý và sinh lý khác nhau [56].
Đối với người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới, người bệnh có
rối loạn giấc ngủ được phản ánh ở mức độ cao (M= 44,7; SD = 5,80) [52]. Rối loạn
giấc ngủ còn được đánh giá là vấn đề đứng thứ 2 sau vấn đề đau mà người bệnh
phải chịu đựng. Sau phẫu thuật, rối loạn giấc ngủ làm chậm q trình hồi phục vết
thương, góp phần gây khó khăn trong việc luyện tập và thực hiện các công việc ban
ngày ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Từ đó làm giảm khả năng chịu đau
do sự gia tăng mệt mỏi trong hệ thần kinh trung ương, điều này có thể dẫn tới việc
lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau [21]. Hơn nữa Yimajet và cộng sự (2012) cho
biết khi tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể cản trở q trình liền xương và
vết thương làm cho người bệnh dễ bị mắc các biến chứng [64]. Ngồi những hậu
quả trên thì rối loạn giấc ngủ còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, nó gây ra
sự lo âu, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực và ảo giác [56]. Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn
đến việc khó tập trung và làm giảm trí nhớ ở người bệnh, đồng thời là một yếu tố
liên quan tích cực đến trầm cảm [56]. Do đó rối loạn giấc ngủ được coi là một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật chỉnh hình xương
chi dưới.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vấn đề rối loạn giấc ngủ trên đối tượng
người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chưa được quan tâm đúng mức và
chưa có nhiều nghiên cứu sâu về vấn đề này. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng rối

download by :


2

loạn giấc ngủ và xác định các yếu tố liên quan đến giấc ngủ của người bệnh sau
phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới để có biện pháp cải thiện giấc ngủ cho người
bệnh là vấn đề cần thiết. Do vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Rối loạn

giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình
xương chi dưới tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2018”.

download by :


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình
xương chi dưới tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2018.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu
thuật chỉnh hình xương chi dưới tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2018.

download by :


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ
1.1.1. Định nghĩa về giấc ngủ
Giấc ngủ được định nghĩa là trạng thái có tính chu kì của sự sống bao gồm sự
giảm nhận thức và sự tương tác với môi trường; giảm vận động và những hoạt động
cơ bắp; giảm một phần hoặc toàn bộ các hành vi và ý thức. Costa và Ceolim (2013)
gợi ý rằng ngủ là một trạng thái bất tỉnh, trong đó một người có thể bị đánh thức bởi
các cảm giác hoặc các kích thích khác [21]. Ngồi ra, giấc ngủ là nhu cầu cơ bản
cho tất cả mọi người, nó được xem như lương thực và nước cho sự sống cịn của
con người [13]. Trong khi đó Bryant và cộng sự (2004) cho rằng ngủ là một nhu cầu

căn bản cho sự sống còn của con người, giấc ngủ là điều cần thiết cho hầu hết sinh
vật. Nếu không có giấc ngủ trong cuộc sống thì sự sống khơng thể tiếp tục [12].
1.1.2. Cơ chế ngủ
Có hai trạng thái ngủ chính bao gồm giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (giấc
ngủ REM) chiếm khoảng 25% tổng thời gian ngủ và giấc ngủ chuyển động mắt
không nhanh (giấc ngủ NREM) chiếm khoảng 75% tổng thời gian ngủ.
1.1.2.1. Giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh (giấc ngủ NREM)
Giấc ngủ NREM bao gồm 4 giai đoạn N1, N2, N3 và N4. Một người trưởng
thành và khỏe mạnh bước vào giấc ngủ NREM qua các giai đoạn:
Giai đoạn N1 là giai đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi giữa trạng thái thức và ngủ,
kéo dài 5 phút và được coi là giấc ngủ nông. Trong giai đoạn N1, con người có thể
thậm chí khơng nhận thức được rằng họ đã bắt đầu ngủ. Lúc đó con người ít phản
ứng với kích thích bên ngồi, nhưng vẫn có thể bị tác động bởi các kích thích một
cách dễ dàng. Nhiệt độ cơ thể và dấu hiệu sinh tồn bắt đầu giảm, q trình chuyển
hóa chậm lại.
Giai đoạn N2 kéo dài 10 đến 20 phút trong chu kỳ ban đầu và được xem là
giấc ngủ sinh lý thực sự. Con người khơng cịn nhận thức được mơi trường xung
quanh và khó bị đánh thức hơn ở giai đoạn N1. Sự trao đổi chất và các dấu hiệu
sinh tồn còn tiếp tục giảm trong giai đoạn này.

download by :


5

Bước vào giai đoạn N3 con người ngủ sâu hơn nhiều so với giai đoạn N2 và
cũng khó khăn hơn để tỉnh dậy. Các dấu hiệu sinh tồn và sự trao đổi chất tiếp tục giảm.
Sau khoảng 15 đến 20 phút của giai đoạn N3, giai đoạn N4 sẽ xảy ra. Đây là
giai đoạn ngủ sâu nhất và rất khó bị đánh thức. Các dấu hiệu sinh tồn và sự trao đổi
chất ở mức thấp nhất.

Các giai đoạn N3 và N4, cũng được gọi là giấc ngủ đồng bằng hoặc sóng
chậm (SWS), là những giai đoạn ngủ sâu nhất và đóng vai trị to lớn trong q trình
chữa bệnh. Trong hai giai đoạn này, cơ thể và não được phục hồi để có chức năng
sinh học đầy đủ. Khi hoạt động trao đổi chất ở mức thấp nhất, hc mơn tăng
trưởng được tiết ra, thúc đẩy quá trình tổng hợp protein và làm lành mô. Đồng thời
tỷ lệ trao đổi chất thấp cũng làm giảm tiêu thụ oxy và thúc đẩy việc làm lành vết
thương và phục hồi mô bị tổn thương [32].
1.1.2.2. Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ REM)
Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ REM) là giai đoạn ngủ mà nơi
giấc mơ xảy ra và được cho là cần thiết trong quá trình phục hồi tinh thần.
Đây là một giai đoạn rất tích cực với sự hoạt động ở mức độ cao của não và
sinh lý. Có sự tăng lưu lượng máu trong não trong giấc ngủ REM và nghiên cứu cho
thấy rằng giai đoạn này liên quan đến việc lưu trữ bộ nhớ và củng cố hình ảnh.Giai
đoạn này dễ dàng được nhận ra bởi các chuyển động mắt nhanh liên hợp từ bên này
sang bên kia và co giật các cơ nhỏ ở mặt. Giấc ngủ REM có thể kéo dài từ 5 đến 35
phút, thời gian ngắn nhất của giấc ngủ REM xảy ra trong chu kỳ đầu của giấc ngủ
và tăng dần với mỗi chu kỳ đầy đủ trong suốt một đêm ngủ [32].

download by :


6

1.1.2.3. Chu trình ngủ bình thường
Nagel và cộng sự đã mơ tả một chu trình ngủ bình thường bằng sơ đồ sau [46]:
Trạng thái tỉnh

Giai đoạn N1NREM

Giai đoạn N2NREM

Giai đoạn N3-

Giai đoạn ngủ

NREM

REM

Giai đoạn N2-

Giai đoạn N4-

NREM

NREM
Giai đoạn N3NREM
Sơ đồ 1.1. Chu trình ngủ bình thường

Giai đoạn ngủ tổng hợp bao gồm 4 đến 6 chu trình ngủ, mỗi chu trình kéo dài
90-110 phút [19]. Thời gian bị đánh thức trong khi ngủ sẽ ít hơn 5% tổng thời gian
ngủ. Giấc ngủ ở người lớn khoảng 6-8 giờ trong 24 giờ [25].
1.1.3. Lý thuyết chức năng của giấc ngủ
Giấc ngủ là trạng thái thần kinh cơ bản có liên quan đến tình trạng sức khoẻ
và chức năng nhận thức, bao gồm học tập, trí nhớ, sự chú ý, tâm trạng và các chức
năng trao đổi chất, miễn dịch, nội tiết và tim mạch [54]. Một số lý thuyết khác nhau
đã được đề xuất để giải thích sự cần thiết của giấc ngủ cũng như chức năng và mục
đích của giấc ngủ. Có ba lý thuyết lớn đã giải thích những điều đó bao gồm: Lý

download by :



7

thuyết bảo tồn năng lượng, lý thuyết khôi phục, lý thuyết về sửa chữa và phục hồi
[18], [19].
1.1.3.1. Lý thuyết bảo tồn năng lượng
Lý thuyết bảo tồn năng lượng cho thấy rằng chức năng chính của giấc ngủ là
làm giảm nhu cầu năng lượng và tiêu hao năng lượng của một cá nhân trong một
phần của ngày hoặc đêm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự trao đổi năng lượng giảm
đáng kể tới 10% trong suốt giấc ngủ ở con người. Những bằng chứng này ủng hộ
giả thuyết rằng một trong những chức năng chính của giấc ngủ là giúp các sinh vật
bảo tồn nguồn năng lượng của chúng.
1.1.3.2. Lý thuyết khôi phục
Lý thuyết khôi phục cho thấy rằng chức năng của giấc ngủ là để sửa chữa và
phục hồi não và cơ thể. Nếu điều này không xảy ra, thì chức năng của não và cơ thể
sẽ dần dần bị phá vỡ. Các giai đoạn ngủ khác nhau là cần thiết để phục hồi các chức
năng sinh học khác nhau. Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ REM) là cần
thiết cho sự tăng trưởng, sửa chữa và tái tạo tổ chức não. Ngồi ra, giấc ngủ sóng
chậm (SWS) là cần thiết cho sự phát triển và phục hồi cơ thể. Trong SWS, hc
mơn tăng trưởng được giải phóng, điều này rất quan trọng cho sự tổng hợp protein.
1.1.3.3. Lý thuyết về sửa chữa và phục hồi
Một lý thuyết khác bàn về giấc ngủ là lý thuyết sửa chữa và phục hồi giấc
ngủ. Theo lý thuyết này, giấc ngủ là điều cần thiết cho việc sửa chữa, phục hồi các
quá trình sinh lý giữ cho cơ thể, tinh thần khoẻ mạnh và hoạt động tốt. Lý thuyết
này chỉ ra rằng giấc ngủ NREM đóng một vai trị quan trọng trong việc phục hồi
chức năng sinh lý. Thêm vào đó, giấc ngủ REM là cần thiết để phục hồi các chức
năng tâm thần. Trong thời gian ngủ, cơ thể cũng tăng tỷ lệ phân chia tế bào và tổng
hợp protein, cho thấy rằng quá trình sửa chữa và phục hồi xảy ra trong thời gian ngủ.
Nếu con người ngủ đủ thời gian trong một ngày thì sẽ có đủ năng lượng để
sửa chữa, phục hồi bộ não và cơ thể của mình. Trong các trường hợp sau phẫu thuật

chỉnh hình, họ thường có vấn đề về ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1 đến 4 tuần
sau khi phẫu thuật.

download by :


8

1.1.4. Định nghĩa về rối loạn giấc ngủ
Học viện Y khoa Hoa Kỳ xác định rối loạn giấc ngủ là khó ngủ, khó duy trì
giấc ngủ, thức dậy sớm, hoặc chất lượng giấc ngủ kém. Nói chung, rối loạn giấc ngủ
được coi là bất kỳ sự gián đoạn thực sự hay cảm nhận nào về mơ hình giấc ngủ dẫn
đến các chức năng thay đổi ban ngày, được báo cáo bởi người bệnh [9]. Norgaard
và cộng sự (2011) gợi ý rằng giấc ngủ bị rối loạn được định nghĩa về mặt lâm sàng
như là khó khăn liên tục trong việc bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ hoặc giấc ngủ
khơng phục hồi, làm thay đổi chức năng ban ngày, suy nhược cơ thể hoặc làm giảm
các hoạt động xã hội, nghề nghiệp [7]. Vì vậy, trong nghiên cứu này rối loạn giấc
ngủ được coi là bất kỳ sự gián đoạn thực sự hoặc cảm nhận trong các mơ hình giấc
ngủ như khó ngủ, khó khăn trong việc ngủ theo các thói quen thích hợp hoặc thức
dậy với sự mệt mỏi và kiệt sức, dẫn đến thay đổi các chức năng ban ngày.
1.1.5. Thực trạng rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình
xương chi dưới
Sự rối loạn giấc ngủ là một vấn đề được đề cập nhiều sau phẫu thuật chỉnh
hình. Hầu hết những người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình đều cho rằng rối loạn
giấc ngủ là một triệu chứng đáng kể có thể xảy ra vào đêm đầu tiên sau phẫu thuật [53].
Buyukyilmaz và cộng sự (2011) đã nghiên cứu trên 75 người bệnh sau phẫu
thuật chỉnh hình, trong đó số người bệnh có rối loạn giấc ngủ trong đêm thứ hai sau
khi phẫu thuật chiếm 47% [13].
Chouchou và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng giấc ngủ có thể bị xáo trộn
nghiêm trọng sau phẫu thuật với thời gian ngủ chậm và giấc ngủ chuyển động

nhanh và sự gián đoạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên hơn [20].
Ngoài ra, nghiên cứu của Kain và Caldwell-Andrews (2003) về đặc điểm ngủ
của người bệnh người lớn được phẫu thuật cho thấy 42% người bệnh phàn nàn về
giấc ngủ không đạt yêu cầu sau phẫu thuật chỉnh hình và giấc ngủ của họ vẫn khơng
đạt u cầu sau 4 ngày là 23% trường hợp [36].
Yilmaz và cộng sự (2012) cũng báo cáo mức độ rối loạn giấc ngủ của người
bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình ở mức cao [64].

download by :


9

Nghiên cứu khác cho thấy giấc ngủ của người bệnh bị giảm thời gian ngủ
chuyển động nhanh mắt (p = 0,002), tăng số lần thức tỉnh trong thời gian ngủ (p =
.009) và tình trạng trên vẫn cịn kéo dài cho đến đêm thứ tư sau phẫu thuật [39].
Trong đêm đầu tiên sau mổ chỉnh hình các xương lớn 52% người bênh bị
tỉnh giấc trong khi ngủ và tình trạng này vẫn kéo dài đối với 44 - 57% người bệnh
cho đến đêm thứ 3 sau phẫu thuật [63].
Từ việc tổng hợp từ các nghiên cứu thấy rằng những người bệnh sau phẫu
thuật thường phàn nàn về giấc ngủ không đạt yêu cầu do khó ngủ, tổng thời gian
của giấc ngủ giảm, tăng sự gián đoạn giấc ngủ, kết quả là thức dậy sớm vào buổi
sáng sau ngày phẫu thuật đầu tiên và kéo dài đến tối ngày thứ 4 sau phẫu thuật [20],
[38].
Ở Việt Nam, trong nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) đã chỉ ra rằng
mức độ rối loạn giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới
ở mức cao [52].
Mai Bá Hải (2015) cũng cho thấy người bệnh cũng cho thấy tình trạng rối
loạn giấc ngủ của người bệnh sau mổ chỉnh hình xương chi dưới ở mức trung
bình[44].

Nói tóm lại, có rất nhiều triệu chứng sau phẫu thuật chỉnh hình mà người
bệnh phải chịu đựng. Ngoài cơn đau, rối loạn giấc ngủ là triệu chứng mà người
bệnh thường phải chịu đựng nhiều nhất. Do đó, để ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ và
duy trì chất lượng giấc ngủ tốt cho người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi
dưới đặc biệt có ý nghĩa đối với chăm sóc điều dưỡng.
1.1.6. Hậu quả của rối loạn giấc ngủ
Theo Oswald (1966), chức năng của giấc ngủ là khôi phục cơ thể trong giai
đoạn không hoạt động để chức năng sinh học được đảm bảo đầy đủ chẳng hạn như
để phục hồi năng lượng, sửa chữa các mô não và cơ thể, giảm tỷ lệ trao đổi chất cho
phép tăng tỷ lệ phân chia tế bào và tổng hợp protein cần thiết cho việc chữa bệnh và
phục hồi sau bệnh tật. Do ảnh hưởng trực tiếp của giấc ngủ lên các chức năng của
hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và thần kinh cơ, những người bệnh có rối loạn giấc ngủ có
thể gặp phải các vấn đề về tâm lý và sinh lý khác nhau [56].

download by :


10

Về các vấn đề sinh lý, các tác giả đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ gây ra
tình trạng mất ngủ, hồi phục vết thương chậm, làm tăng cảm giác đau và cũng góp
phần gây khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày [21], [56]. Từ đó
có thể làm giảm khả năng chịu đau do sự gia tăng mệt mỏi trong hệ thần kinh trung
ương, điều này có thể dẫn tới việc sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn [21].
Hơn nữa, giấc ngủ rối loạn quá mức và kéo dài có thể cản trở q trình lành
vết thương và làm cho vết thương dễ bị các biến chứng khác [64]. Ngồi ra, giấc
ngủ cịn là một quá trình bảo tồn năng lượng quan trọng và sự rối loạn có thể gây ra
buồn ngủ trong ngày [21]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ
có liên quan đến sự tiết hc mơn những người bệnh có vấn đề về giấc ngủ cịn bị
mệt mỏi, ăn mất ngon và táo bón [56].

Một hậu quả quan trọng khác của rối loạn giấc ngủ được xem xét là vấn đề
tâm lý. Giấc ngủ bị rối loạn có thể gây rối loạn cảm xúc, suy nghĩ và động cơ của
một người. Các triệu chứng nhận thức cho những người bị rối loạn giấc ngủ là lo âu,
căng thẳng và ảo giác [56]. Ngồi ra, đó là ngun nhân của những thay đổi tâm lý
và mất phương hướng [21].
Nói tóm lại, giấc ngủ là một nhu cầu cơ bản của con người cần được điều
dưỡng chú ý và can thiệp. Điều quan trọng là điều dưỡng hiểu rằng rối loạn giấc
ngủ được phản ánh bởi một số lượng lớn người bệnh trong thời gian nằm viện, có
thể tác động tiêu cực đến sự phục hồi sau phẫu thuật [21] và giấc ngủ đóng một vai
trị quan trọng trong sự hài lòng của người bệnh [64]. Một nghiên cứu cho thấy giấc
ngủ tốt là cần thiết cho việc duy trì sức khoẻ và hạnh phúc của con người [56]. Để
làm giảm và ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ cho người bệnh, cần phải nghiên cứu các
yếu tố liên quan có khả năng gây rối loạn giấc ngủ.
1.2. Tổng quan về gẫy xương chi dưới
1.2.1. Định nghĩa
Gẫy xương chi dưới là sự mất liên tục của một hoặc nhiều xương thuộc chi
dưới, là sự phá hủy các cấu trúc bên trong của xương do lực chấn thương hoặc bệnh
lý dẫn đến gián đoạn truyền lực qua xương [1], [4].

download by :


11

1.2.2. Ngun nhân
Có 2 ngun nhân chính dẫn đến gẫy xương chi dưới [1], [4]:
- Chấn thương:
+ Trực tiếp: Do một tác nhân đập trực tiếp vào nơi gẫy, hay gặp trong các
trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt và các vết thương
do bom đạn.

+ Gián tiếp: Do hiện tượng đè ép của cơ thể và sức chống đỡ của chi gẫy xa
nơi chịu tác động của chấn thương.
- Nguyên nhân bệnh lý: Gặp trong những trường hợp viêm xương mạn tính,
u xương, lao xương, lỗng xương.
1.2.3. Phân loại
1.2.3.1. Gẫy xương kín
- Định nghĩa: Gẫy xương kín là ổ gẫy xương khơng thơng với bên ngoài.
- Phân loại dựa vào mức độ tổn thương phần mềm, đã phân gẫy xương kín
làm 4 độ, trong đó độ II và độ III là tổn thương phần mềm nặng [1]:
Độ 0: Gẫy xương khơng có tổn thương mô mềm hoặc tổn thương nhẹ không
đáng kể, gẫy xương khơng di lệch hoặc ít di lệch;
Độ I: Gẫy xương có xây xát da nơng hoặc do đoạn gẫy gây chạm vết thương
phần mềm, xương gẫy đơn giản hoặc trung bình;
Độ II: Đụng dập da sâu và cơ khu trú do chấn thương trực tiếp gây ra. Có thể
đe dọa hội chứng chèn ép khoang, gẫy xương phức tạp;
Độ III: Đụng dập da hoặc xây xát da lan rộng, lóc da kín, dập nát cơ, có hội
chứng khoang hoặc tổn thương các mạch máu chính. Thường do chấn thương trực
tiếp hoặc vật nặng đè lên. Xử trí tổn thương phần mềm khó khăn như gẫy hở độ III.
1.2.3.2. Gẫy xương hở
- Định nghĩa: Gẫy xương hở là ổ gẫy xương thơng với bên ngồi qua vết thương.
- Phân loại: Gẫy xương hở được chia ra làm 3 mức độ, riêng mức độ 3 là có
tổn thương phần mềm nặng và được chia thành 3 nhóm nhỏ đó là: IIIA, IIIB, IIIC
như sau [1]:

download by :


12

Độ I: Vết thương dài < 1cm, sạch, hầu hết do gẫy hở từ đầu xương gẫy chọc

từ trong ra. Tổn thương phần mềm ít, khơng có bầm dập, đường gẫy xương là
đường ngang đơn giản hoặc chéo ngắn, gẫy vững. Nguy cơ nhiễm khuẩn thấp;
Độ II: Vết thương rách da từ 1-10 cm, tương đối sạch, tổn thương phần mềm
trung bình, có bầm dập, có thể là lóc da cịn cuống. Gẫy xương có đường ngang đơn
giản hoặc chéo ngắn với mảnh nhỏ;
Độ III: Tổn thương phần mềm nặng dập nát cả khối cơ lớn, lóc da rộng
thường do lực chấn thương rất mạnh (vật nặng đè lên, hỏa khí, lái xe tốc độ cao…),
gẫy xương làm nhiều mảnh, gẫy vụn. Nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Loại này gồm 3 nhóm:
IIIA: Tổn thương gồm dập cơ, lóc da rộng, bầm dập nhưng vẫn còn đủ phần
mềm để che phủ xương, khớp sau khi cắt lọc;
IIIB: Tổn thương dập cơ, lóc da rộng, bầm dập mất tổ chức khơng đủ phần
mềm để che phủ xương, khớp sau khi cắt lọc;
IIIC: Tổn thương dập nát phần mềm nhiều, gẫy xương phức tạp và có tổn
thương mạch máu, thần kinh.
1.2.4. Dịch tễ học về gẫy xương chi dưới
Tỷ lệ tổn thương ở chi dưới ngày càng gia tăng, người ta ước tính rằng tổn
thương chi dưới phổ biến nhất là gẫy xương. Mức độ nguy hiểm của người bệnh
phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí gẫy. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc
biệt phổ biến ở những người trẻ tuổi do tai nạn giao thông [43].
Gẫy xương chi dưới là phổ biến nhất, đặc biệt là do chấn thương mạnh gây ra
[28]. Trong những năm gần đây, số lượng người bệnh phải phẫu thuật chỉnh hình
xương đã tăng trên toàn thế giới [24]. Trong năm 2010, các phẫu thuật chỉnh hình
chính bao gồm: Phẫu thuật gẫy xương quanh khớp gối, thay khớp háng và phẫu
thuật cột sống được ước tính khoảng 5,3 triệu người và dự kiến sẽ đạt khoảng 6,6
triệu trường hợp vào năm 2020 ở các quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Ý,
Tây Ban Nha. Bằng chứng cho thấy ở Hoa Kỳ, khoảng trên 10.000 người bệnh đã
phải phẫu thuật chỉnh hình xương đùi, xương chày và xương mác vào năm 2011
[62]. Ngoài ra, ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, trong 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng
12 năm 2011) đã có 450 trường hợp tai nạn giao thơng được đưa vào bệnh viện


download by :


13

tuyến ba trong đó loại phổ biến nhất là gẫy xương (49,33%) và vị trí gẫy xương phổ
biến nhất là chi dưới (48,2%) [59]. Hơn nữa, ở Đài Loan một cuộc khảo sát toàn
quốc kéo dài 10 năm chỉ ra rằng ít nhất 12% nạn nhân tai nạn giao thơng có gẫy chi
dưới [50].
Do sự gia tăng tai nạn thương tích liên quan đến tai nạn xe máy và xe cơ
giới, số người bị gẫy xương chi dưới cũng tăng dần ở Việt Nam. Đồng Trường
Giang và cộng sự (2013) báo cáo rằng tỷ lệ tai nạn giao thông rất cao. Trong số đó
khoảng 50% người bệnh bị gẫy xương bao gồm gẫy xương chi dưới. Kết quả cũng
chỉ ra rằng 28% trong số đó được điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình [3].
Bên cạnh đó, theo thống kê của Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phịng trong năm
2017, trung bình một tháng có khoảng từ 50 đến 60 ca phẫu thuật chỉnh hình điều trị
gẫy xương chi dưới, tổng số ca chỉnh hình xương chi dưới trong một năm là 664 ca
trong đó số người bệnh chỉnh hình xương đùi là 215 chiếm 32,38%, chỉnh hình
xương cẳng chân là 142 người chiếm 21,38%, chỉnh hình mâm chày là 102 chiếm
15,36%, phẫu thuật cổ xương đùi 205 người chiếm 30,88 %, có xu hướng tăng lên
so với những năm trước.
Trong nghiên cứu này, người bệnh bị gẫy xương chi dưới phẫu thuật chỉnh
hình được xem xét liên quan đến những người bệnh trải qua phẫu thuật như là một
điều trị của xương bị gẫy ở chi dưới như xương đùi, xương cẳng chân (bao gồm:
Kết hợp gẫy xương đùi, xương cẳng chân, mâm chày, cổ xương đùi và thay khớp háng).
1.2.5. Các phương pháp điều trị gãy xương chi dưới
Sau khi bị gẫy xương, người bệnh cần phải được điều trị. Xử lý ổ gẫy xương
có thể bao gồm một hoặc nhiều phương pháp sau đây: Kéo liên tục, bó bột và phẫu
thuật [43].
1.2.5.1. Kéo liên tục

Kéo liên tục là phương pháp dựa trên trọng lực (của 1 tạ kéo) làm giãn cơ để
nắn lại xương, để bất động tạm thời trước khi bó bột hay phẫu thuật kết hợp xương.
Kéo liên tục cịn có thể được chỉ định cho những trường hợp khơng có chỉ định
phẫu thuật (bệnh về máu, khơng đủ điều kiện sức khỏe…). Có 2 lực ngược chiều

download by :


14

nhau tham gia lực kéo là trọng lượng quả cân và trọng lượng người bệnh. Có một số
kiểu kéo liên tục bao gồm: Kéo qua da, kéo qua xương.
1.2.5.2. Cố định xương gẫy bằng bột
Một khuôn đúc được áp dụng để cố định xương bị gẫy và được áp dụng phổ
biến cho gẫy xương ở trẻ em. Các khuôn đúc sẽ bất động phía trên ổ gẫy và phía
dưới ổ gẫy để xương khơng di động trong q trình điều trị. Loại khn đúc phụ
thuộc vào vị trí và loại gẫy xương. Khuôn đúc thường được làm bằng vật liệu thạch
cao hoặc nhựa, sợi thủy tinh. Khi sử dụng bột thạch cao nếu bị ướt sẽ có thể làm
cho khn đúc thay đổi hình dạng. Bột làm từ nhựa, sợi thủy tinh được sử dụng phổ
biến hơn do có ưu điểm là đông cứng nhanh, không bị thấm nước, bền hơn, nhẹ hơn
và cho phép tia X quang xuyên qua [1].
1.2.5.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định cho những người bệnh gẫy xương khó kéo nắn, gẫy
xương kèm theo đứt dây chằng, gẫy phức tạp và gẫy nhiều vị trí, gẫy ở đầu xương,
gẫy di lệch lớn, gẫy xương có tổn thương mạch máu hoặc gẫy xương hở. Có hai loại
phẫu thuật kết hợp xương bao gồm cố định xương bên ngoài và cố định xương bên
trong [2].
*. Cố định xương bên ngoài
Cố định ngoài là phương tiện cố định xương gẫy bằng thanh kim loại đặt bên
ngoài chi gẫy (bao gồm các loại mẫu khung FESSA, Orthofix, Hoffmann, Ilizarow)

gắn liền với những cái đinh đã được xuyên vào các thành xương. Người bệnh được
theo dõi thường xuyên để đề phòng nhiễm trùng và các biến chứng thần kinh chi
phối chi gẫy [1], [2].
*. Cố định xương bên trong
Phẫu thuật cố định xương bên trong được sử dụng nhiều hơn. Có hai loại
phương pháp kết hợp xương chính gồm: Đóng đinh nội tủy và nẹp vít để cố định hai
đầu xương gẫy. Nẹp vít AO, nẹp vít khóa có tác dụng cố định ổ gẫy xương chắc
nhưng dễ gây tổn thương màng xương. Đóng đinh nội tủy kín dưới màn huỳnh

download by :


15

quang tăng sáng có ưu điểm là ít gây tổn thương các yếu tố nuôi dưỡng xương,
nhanh liền xương và nguy cơ nhiễm khuẩn thấp [1], [2].
1.2.6. Những tác động sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới
1.2.6.1. Tác động tích cực
Ổ xương gẫy sau phẫu thuật được nắn chỉnh di lệch gần như toàn diện theo ý
muốn và cố định vững chắc; thời gian nằm viện ngắn hơn; người bệnh được vận
động sớm nên tránh được những biến chứng do nằm lâu; tâm lí thoải mái khi xuất
viện [2].
1.2.6.2. Tác động tiêu cực
Nguy cơ nhiễm trùng cao; nguy cơ chảy máu; mất máu nhiều, nhiễm trùng,
sưng nề sau phẫu thuật, cơ bị cắt đứt sau phẫu thuật, mạch máu, thần kinh bị tổn
thương trong phẫu thuật cũng gây rối loạn quá trình liền xương; đặt vật lạ vào
xương gây ra tình trạng phản ứng tại chỗ của mơ xương cũng gây viêm xương dị
ứng và có nguy cơ viêm xương sau phẫu thuật; tốn kém và đòi hỏi phải có kĩ thuật
chun khoa, trang thiết bị và trình độ chuyên môn cao [1].
1.2.6.3. Tai biến

Sau khi phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới, người bệnh thường đối mặt
với những tai biến sau [1]:
Đối với mô: Co rút cơ do cắt nhiều mô cơ, nhiễm trùng phần mềm, vết mổ.
Đối với xương: Do các dụng cụ kim loại đặt vào trong trường hợp phẫu thuật
kết hợp xương đưa đến viêm xương, xương khó lành.
Đối với mạch máu: Chảy máu, mất máu, tụ máu dễ đưa đến chèn ép.
Đối với thần kinh: Có thể tổn thương theo các mức độ khác nhau.
Đối với toàn thân: Nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, choáng,
thiếu máu, suy dinh dưỡng…
Những biến chứng sau phẫu thuật chỉnh hình phổ biến xảy ra trong thời gian
nằm viện bao gồm: Chảy máu do tổn thương mạch máu, hội chứng khoang, huyết
khối tĩnh mạch sâu, thiếu máu [26].
Ngồi ra, các phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tiềm ẩn nhiều triệu

download by :


×