TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------- -----------
BÀI TẬP NHÓM
KINH TẾ HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Đềề bài:Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về
kinh tế tuần hoàn và thực tiễn áp dụng ở các quốc gia
trên thế giới và ở Việt Nam
Thành viên nhóm: Nguyễn Ngọc Minh-11193424
Bùi Thị Phương-11203142
Nguyễn Thị Trang-11208086
Lớp
: Kinh tế học biến đổi khí hậu _ 01
Giảng viên
: Võ Hoài Thu
Hà Nội, năm 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN............................................ 4
I/ KINH TẾ TUẦN HỒN .............................................................................................................4
1. Khái niệm ...............................................................................................................................4
2. Vì sao phải chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hồn?...........................................4
II/ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN ......................................5
III/ CƠ HỘI CỦA KINH TẾ TUẦN HOÀN.....................................................................................6
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ TUẦN HOÀN ....................................................... 7
I/ THỰC TIỄN ÁP DỤNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI.............................................7
II/ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HỒN TẠI VIỆT NAM ............................................................9
1. Tính cấp thiết của phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam .........................................................9
2. Thuận lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam .........................................11
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MƠ HÌNH KINH TẾ TUẦN HỒN .............. 13
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 14
LỜI MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội của con
người. Trong vài năm hiện nay và thời gian tới, biến đổi khí hậu có lẽ sẽ càng ngày càng
“xâm nhập” vào cuộc sống của con người. Chính phủ các nước đang có nhiều biện pháp
để giảm bớt và thích ứng đối với tình hình hiện tại. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí
hậu của Việt Nam cho thấy sự chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nhiệm
vụ quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu bền vững lâu dài. Kinh tế tuần hoàn như một
cơng cụ thiết thực sẽ giúp ích cho Việt Nam chuyển đổi kinh tế xã hội trong quá trình
thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững. Việc ứng dụng kinh tế tuần hồn của thế giới càng
ngày càng có sự quan tâm nhiều hơn, phát triển và nâng cao.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN
I/ KINH TẾ TUẦN HOÀN
1. Khái niệm
Khái niệm Kinh tế tuần hồn được sử dụng lần đầu để chỉ mơ hình kinh tế mới dựa
trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”. Nền KTTH là một hệ
thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. Nó chuyển sang sử dụng
năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm
khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong
phạm vi này, là các mơ hình kinh doanh. Kinh tế tuần hồn chính là biến rác thải đầu ra
của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội
tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hồn một phần góp phần gia tăng giá trị
cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ơ
nhiễm mơi trường. Đây là một mơ hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất
và dịch vụ nhằm một mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực
đến môi trường.
Tất cả các "phế thải" của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều nên được xem như
nguyên vật liệu của các quy trình sản xuất tiêu dùng khác, bất kể đó là sản phẩm phụ hay
tài nguyên được thu hồi từ một quy trình cơng nghiệp khác hay tài ngun được tái sinh
cho mơi trường tự nhiên (ví dụ như thơng qua q trình ủ phân chất thải hữu cơ).
Cách tiếp cận tuần hồn này là tương phản với mơ hình mơ hình kinh tế tuyến tính
(tiếng Anh: linear economy) đang được phổ biến rộng rãi. Trong mơ hình kinh tế tuyến
tính, các tài nguyên chỉ di chuyển theo một chiều, từ khai thác tài nguyên, sản xuất, đến vất
bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và tạo ra một lượng phế thải khổng lồ.
2. Vì sao phải chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn?
Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần
hồn là thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam. Bốn
lý do chính mà bắt buộc diễn ra sự chuyển đổi này bao gồm:
(1)
Sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô, trong khi nguồn nguyên liệu này
ngày càng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên
không thể tái tạo được;
(2)
Sự phụ thuộc vào các nước khác, đặc biệt các quốc gia phụ thuộc nước
khác về nguyên liệu thô. Sự phụ thuộc này dẫn đến căng thẳng về chính trị tồn cầu;
(3)
Tác động đến sự biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính, đặc biệt là
CO2) làm gia tăng q trình biến đổi khí hậu cực đoan, gây nên các hậu quả cực kỳ
nghiêm trọng. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng năng
lượng bền vững sẽ làm giảm q trình biến đổi khí hậu;
(4)
Tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong
lĩnh vực việc đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo.
Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết sự chuyển dịch từ kinh tế tuyến
tính sang kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng trên toàn cầu.
II/ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ TUẦN HỒN
1. Thiết kế để tái sử dụng
Rác thải sẽ khơng tồn tại nếu các thành phần sinh học và hóa học trong sản phẩm
được thiết kế sao cho có thể đưa chúng vào tái sử dụng trong một chu trình mới. Nói cách
khác, có thể phân tách và/hoặc tái sử dụng các thành phần này.
3. Khả năng linh động nhờ sự đa dạng
Các hệ thống có sự kết nối nội bộ đa dạng thường có sức chống chịu cao và linh
động trước những tác động bất ngờ từ ngoại cảnh. Trong nền kinh tế, để có được sự linh
động đó, cần phải có sự đa dạng về các loại hình doanh nghiệp, mơ hình kinh doanh và hệ
thống sản xuất, đồng thời các mạng lưới kinh doanh cũng phải có những mối quan hệ
tương hỗ lẫn nhau cũng như với nhiều nhà cung cấp và khách hàng khá c nhau. Các hệ
sinh thái tự nhiên là những ví dụ minh họa sống động nhất cho các hệ thống sản xuất linh
động như thế này.
4. Sử dụng năng lượng từ các nguồn vô tận
Để giảm tải những tổn thất về sản phẩm (bằng cách tái chế nâng cấp), cần phải sử
dụng thêm năng lượng. Có hai nguồn năng lượng chính ln sẵn có: năng lượng (năng
lượng tái chế) và sức lao động. Chỉ có thể đáp ứng được các điều kiện của một nền kinh
tế tuần hoàn bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái chế.
5. Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống tập trung vào các hệ thống phi tuyến tính, đặc biệt là các vịng lặp
phản hồi (feedback loop – là một cấu trúc hệ thống trong đó đầu ra ở một mắt xích trong
cấu trúc này sẽ có tác động lên đầu vào tại chính mắt xích đó). Trong các hệ thống này,
sự kết hợp giữa các nhân tố môi trường không chắc chắn với sự phản hồi trước các nhân
tố đó thường mang lại những kết quả khó dự đốn trước. Tại nhiều cấp độ và quy mơ
khác nhau trong nền kinh tế tuần hồn, các hệ thống hoạt động trong đó tác động lẫn
nhau, từ đó xuất hiện những mối quan hệ phụ thuộc và tạo nên những vòng lặp phản hồi
giúp củng cố cho tính linh động của nền kinh tế tuần hồn.
6. Nền tảng sinh học
Càng ngày càng có nhiều hàng hóa tiêu dùng được tạo nên từ các nguyên liệu sinh
học và quá trình sử dụng chúng diễn ra dựa trên quy tắc “phân tầng”: các thành phần sinh
học này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trước khi quay trở về các chu trình
sinh quyển.
III/ CƠ HỘI CỦA KINH TẾ TUẦN HOÀN
1. Sử dụng nguồn tài nguyên hữu hạn một cách hợp lý
Ngành công nghiệp dệt may, mỗi năm tiêu thụ một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch
làm sợi tổng hợp, gần 100 tỷ mét khối nước để sản xuất. Lượng quần áo mà nhân lo ại vứt
bỏ mỗi năm ước tính lãng phí 460 tỷ đô la mỗi năm. Ứng dụng kinh tế tuần hoàn giúp tiết
kiệm tài nguyên, sử dụng nguyên liệu tái chế, giảm lượng đất, nước và nhiên liệu hóa
thạch được dùng để sản xuất quần áo mới và tái chế quần áo đã qua sử dụng.
7. Giảm lượng khí thải
Khoảng 45% lượng khí thải đến từ việc sử dụng và sản xuất sản phẩm. nếu chuyển
hướng sang vật liệu tái chế sẽ làm giảm đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
lượng khí thải liên quan. Ví dụ, nếu số lần trung bình một chiếc quần áo được mặc tăng
gấp đơi, lượng khí thải nhà kính từ ngành dệt may sẽ thấp hơn 44%. Tạo ra một nền kinh
tế tuần hồn bằng cách giảm thất thốt và lãng phí.
8. Bảo vệ sức khỏe con người và sự đa dạng của nền sinh vật học
Chất thải nhựa gây nguy hại đối với sức khỏe con người và đối với đa dạng sinh
học khi nó rị rỉ ra mơi trường tự nhiên, xử lý không đúng cách hoặc không đạt tiêu
chuẩn. Hậu quả là hàng năm có hơn 9 triệu ca tử vong do ơ nhiễm khơng khí, nước và
đất.
Để bảo vệ sức khỏe con người và đa dạng sinh học chúng ta cần xử lý các sản
phẩm vào cuối vòng đời của chúng nhằm giảm lượng chất thải được tạo ra, xây dựng hệ
thống thu gom và xử lý thích hợp.
9. Thúc đẩy nền kinh tế
Nghiên cứu cho thấy nền kinh tế tuần hoàn mang lại cơ hội kinh tế trị giá 4,5
nghìn tỷ USD bằng cách giảm lãng phí, kích thích đổi mới và tạo việc làm. Các mơ hình
kinh doanh mới tập trung vào tái sử dụng, sửa chữa, tái sản xuất và các mơ hình chia sẻ
mang lại cơ hội đổi mới đáng kể. Việc giảm ơ nhiễm và khí thải độc hại xuất phát t ừ việc
đốt rác thải nhựa sẽ làm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, đồng thời giảm sử dụng nhiên
liệu hóa thạch để sản xuất sẽ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu và các chi phí liên quan.
Lợi ích và cơ hội mà kinh tế tuần hoàn mang lại là lợi ích mang tính lâu d ài.
10.Tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn
Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hồn có thể tạo ra mức tăng rịng 6 triệu việc
làm vào năm 2030, cải thiện điều kiện làm việc cho những người lao động phi chính
thức.VD: Khoảng 15 triệu người trên thế giới làm nghề “nhặt rác”, tận dụng các vật liệu
có thể tái sử dụng hoặc tái chế từ rác thải. Kinh tế tuần hoàn đưa những người nhặt rác
phi chính thức này vào cơng việc chính thức trong việc thu gom hoặc tái chế.
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN
I/ THỰC TIỄN ÁP DỤNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI
Mỗi năm, kinh tế thế giới tiêu thụ khoảng hơn 100 tấn tài nguyên nhưng trong đó chỉ
có 8,6% được tái chế và sử dụng lại. Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới tháng 1/2017 tại
Thụy Sĩ đã đưa ra nhận định, nếu khơng có hành động khẩn cấp, đến năm 2050, các đại
dương sẽ bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải nhựa, ước tính có khoảng 40% tổng lượng rác
thải của thế giới đổ tại các “địa điểm mở” khơng kiểm sốt như dọc bờ biển, bờ sơng,…
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có ít nhất 5250 tỉ mảnh nhựa với tổng lượng khoảng
268.940 tấn đang trơi nổi trên các đại dương. Hiện nay có khoảng 20% sản phẩm nhựa trên
thế giới có thể được tái sử dụng và khoảng 50% có thể được tái chế với chi phí thấp.
Thụy Điển là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế tuần hoàn. Thụy Điển
đã phát triển triết lý kinh tế tuần hồn của mình lên tầm cao mới với phương châm “thay
đổi tư duy tiêu dùng ắt dẫn đến thay đổi tư duy sản xuất”. Chính phủ đã thay đổi nhận thức
của người dân, doanh nghiệp song hành với việc xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng việc đánh thuế cao các loại chất thải, đồng
thời, có chính sách ưu đãi với sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh
học… Đến nay, 99% tổng lượng rác thải sinh hoạt tại Thụy Điển được tái chế. Các giải
pháp triển khai như: Quy định chặt chẽ về địa điểm tái chế rác thải; xe chở rác chạy bằng
năng lượng tái chế hoặc khí sinh học; phân loại rác theo màu túi đựng rác để tiết kiệm thời
gian với sự tham gia của các doanh nghiệp (nhất là trong các ngành may mặc, thực phẩm);
biến rác thải thành điện năng…
Hà Lan tiến hành phát triển chương trình hậu thuẫn cho nền kinh tế tuần hoàn nhằm
mục tiêu đảm bảo cuộc sống và điều kiện làm việc lành mạnh, an tồn, ít gây hại cho mơi
trường. Trong chương trình “Kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan vào năm 2050” đưa ra 5 lĩnh
vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, nhựa, chế tạo (tập trung vào vật liệu kim
loại và các hóa chất độc hại), xây dựng (tập trung vào tái chế vật liệu xây dựng và phát
triển thị trường vật liệu tái chế) và tiêu dùng. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hồn
khơng chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển khoa học, cắt giảm khí thải
CO2, đảm bảo sức khỏe và an tồn, có thể tạo ra hơn 50 nghìn việc làm, giảm 10% chất
thải ra môi trường, tạo ra 7 tỷ Euro cho nền kinh tế. Ngồi ra, Chính phủ Hà Lan cũng cam
kết sẽ thực hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao tri
thức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, hướng đến phát triển bền vững.
Tại châu Á, Singapore trở thành một điển hình về thúc đẩy kinh tế tuần hồn từ rất
sớm. Là đảo quốc với nguồn lực tự nhiên rất hạn chế, nên ngay từ năm 1980, nước này đã
phát triển công nghệ biến rác thải thành năng lượng với việc xây dựng 4 nhà máy, xử lý
90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tấn rác/ngày. Với 10% lượng
rác thải còn lại, Singapore đã sáng tạo biến chúng thành một hòn đảo rác Semakau - “đảo
rác” nhân tạo đầu tiên trên thế giới - đã ra đời. Những việc làm này của Chính phủ
Singapore nhằm hướng đến một xã hội khơng cịn rác thải, mọi thứ đều được tái chế, đúng
theo một trong những nguyên tắc hàng đầu của kinh tế tuần hồn.
Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành luật về loại bỏ chất thải thực phẩm vào năm 2013,
quy định cụ thể về tiêu chuẩn thu gom chất thải. Chất thải được bỏ vào các túi phân hủy
sinh học hoặc bỏ trực tiếp vào các thùng kim loại có trang bị thanh đo và đầu đọc chíp nhận
dạng tần số vơ tuyến. Luật này cũng quy định người dân sẽ phải trả thêm tiền, nếu lượng
chất thải này vượt quá khối lượng cho phép và 60% số tiền đó được Chính phủ sử dụng để
chi trả chi phí cho việc thu gom và xử lý chất thải phát sinh. Hiện nay, 95% chất thải thực
phẩm ở Hàn Quốc được tái chế thành phân hữu cơ, thức ăn chăn ni hoặc phân bón, cịn
lại chất lỏng sau khi ép ra từ rác thải được lên men thành khí hoặc dầu sinh học để sử dụng.
Đây là chu trình khép kín từ thu gom, xử lý đến tái chế các sản phẩm theo hình thức “cộng
sinh”.
Trung Quốc cũng là quốc gia điển hình về tiếp cận mơ hình kinh tế tuần hồn sau một
thời gian sử dụng quá lãng phí các nguồn lực tự nhiên và gây ra nhiều hệ lụy về môi trường.
Trung Quốc xây dựng 3 khâu để phát triển kinh tế tuần hoàn gồm: Vịng tuần hồn nhỏ
(thực hiện ở quy mơ nhà máy và khu cơng nghiệp); vịng tuần hồn vừa (mở rộng quy mơ
hơn) và vịng tuần hồn lớn (thực hiện trên toàn bộ nền kinh tế). Nền kinh tế tuần hồn ở
Trung Quốc được xây dựng theo lộ trình cụ thể, từ việc xác định quan niệm phát triển đến
mục tiêu phát triển kinh tế tuần hồn đến thơng qua hệ thống pháp luật có tính bắt buộc đối
với các doanh nghiệp...
II/ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM
1. Tính cấp thiết phải phát triển kinh tế tuần hồn ở Việt Nam
Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở thành một điểm sáng tăng trưởng
trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Việt Nam
đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thối mơi
trường và biến đối khí hậu. Theo báo cáo thực trạng môi trường Việt Nam năm 2019, tính
riêng chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam là 64.658 tấn/ ngày ( khoảng 0,672kg/ người), tăng
46% so với năm 2010. Trong đó chỉ mới có khoảng 16% chất thải rắn sinh hoạt của Việt
Nam được tái chế thành phân bón sinh học và đốt để phát điện. Tính theo vùng địa lý hay
vùng phát triển kinh tế- xã hội, các đơ thị vùng Đơng Nam Bộ có lượng rác thải phát sinh
lớn nhất tới hơn 2,4 triệu tấn/ năm , tiếp đến là các vùng Đồng bằng sông Hồng với hơn
1,6 triệu tấn/ năm , tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên với hơn 237
nghìn tấn/ năm và khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát thải thấp nhất với khoảng
70 nghìn tấn/ năm.
bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
về chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng bền vững, tăng cường tái chế, tái sử dụng
chất thải. Đến nay, một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế
như: Phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; tái chế, tái sử dụng
chất thải; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; các cơng cụ, chính sách kinh tế như thuế
tài ngun, phí bảo vệ mơi trường, phát triển công nghiệp môi trường, d ịch vụ mơi trường...
Thực tế Việt Nam đã có một số mơ hình tiếp cận của kinh tế tuần hồn như: Mơ hình
thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy… trong nơng nghiệp có mơ hình vườn - ao chuồng, vườn - rừng - ao - chuồng, thu hồi gas từ chất thải vật ni, các mơ hình sản xuất
sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế
nhưng các mơ hình này cũng đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn.
Hiện nay, toàn xã hội đã nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề quản lý, sử dụn g bền vững
tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Một số mơ hình mới hướng
đến gần hơn với kinh tế tuần hồn đã được hình thành như: Mơ hình khu cơng nghiệp sinh
thái tại một số địa phương; sáng kiến “Không xả thải ra thiên nhiên” d o Phòng Thương mại
và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) khởi xướng; mơ hình chế biến phụ phẩm thủy sản; Liên
minh Tái chế bao bì Việt Nam; đối tác toàn cầu về nhựa của Việt Nam... Các mơ hình này
khi được tổng kết, đánh giá dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cơ bản sẽ góp phần bổ
sung, hồn thiện cho nền kinh tế tuần hồn ở Việt Nam.
Trong bối cảnh Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu
đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn để
thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao hơn so với cách
thức tăng trưởng trước đây. Việt Nam đã cụ thể hóa quan điểm trong Văn kiện Đại hội XIII
của Đảng, trong đó xác định việc xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình
thành, vận hành mơ hình kinh tế tuần hoàn. Tư duy về kinh tế tuần hoàn cũng được lồng
ghép trong các chương trình, kế hoạch chi tiêu công xanh; mở rộng trách nhiệm của nhà
sản xuất; phát triển ngành công nghiệp môi trường; dịch vụ môi trường…
Năm 2020, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hồn (ICED) đầu tiên của Việt
Nam đã được cơng bố thành lập nhằm thực hiện sứ mệnh nghiên cứu khoa học, đổi mới
sáng tạo, chú trọng về giải pháp khoa học - cơng nghệ, chính sách trong phát triển kinh tế
tuần hoàn tại Việt Nam trên nền tảng hệ sinh thái doanh nghiệp - Chính phủ - trường đại
học. ICED sẽ cung cấp kiến thức và giải pháp về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo
phục vụ cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong nước và khu vực; là trung tâm chuyển
giao công nghệ, tư vấn giải pháp và chính sách về phát triển bền vững cho Chính phủ,
doanh nghiệp, cộng đồng địa phương.
11. Thuận lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế tuần hồn tại Việt Nam
11.1.
Thuận lợi
Những mơ hình gần với kinh tế tuần hồn đã có từ khá sớm trên thế giới, đây cũng là
cơ hội cho sự phát triển kinh tế tuần hồn ở Việt Nam khi vẫn cịn đang mắc kẹt với những
mơ hình kinh tế chưa hồn tồn đúng nghĩa, đầy đủ. Điều đó được thể hiện ở một số đ iểm
sau:
Thứ nhất, kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung của tồn cầu đã được chứng minh
thành cơng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh
nghiệm của các nước đi trước và phù hợp với xu hướng chung toàn cầu.
Thứ hai, Việt Nam đang trong q trình hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, việc chuyển đổi mơ hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần
hồn” góp phần phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững.
Thứ ba, việc khuyến khích và tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân phát triển trong bối cảnh
thị trường cạnh tranh sẽ có nhiều cơ hội cho đầu tư của khu vực tư nhân vào thực hiện phát
triển kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.
Thứ tư, Việt Nam đã và đang hướng đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với công nghệ cao, chuyển từ thế giới thực sang
thế giới số sẽ là cơ hội lớn nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng.
Thứ năm, áp lực của thiếu hụt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, lượng chất thải lớn,
nhất là chất thải nhựa sẽ giảm xuống khi phát triển kinh tế tuần hoàn. Phát triển kinh tế
tuần hoàn chính là cách thức phát triển giúp cho đạt nhiều mục tiêu, chỉ tiêu yêu c ầu của
mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ sáu, phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ nhận được sự đồng thuận cao và ủng hộ của
xã hội, vì cách thức phát triển này giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
11.2.
Khó khăn, thách thức
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, việc chuyển đổi sang nền kinh
tế tuần hoàn đã và đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặt ra khơng ít thách thức .
Một là, khung chính sách về phát triển mơ hình kinh tế tuần hồn chưa được hồn
thiện. Việt Nam cịn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển như:
Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp về thu hồi, phục hồi tài nguyên từ các sản phẩm
đã qua sử dụng; các cơng cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ mơi
trường…
Hai là, nhận thức về kinh tế tuần hồn và sự cần thiết chuyển đổi sang phát triển mơ
hình kinh tế tuần hồn cịn hạn chế. Nhận thức đúng về kinh tế tuần hoàn cần được thực
hiện từ việc thiết kế tới triển khai đối với từng ngành, từng lĩnh vực và cần được đồng
thuận, thống nhất từ lãnh đạo, các cấp quản lý tới từng doanh nghiệp và người dân.
Ba là, nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đổi sang phát triển kinh tế tuần hồn cịn
yếu. Kinh tế tuần hoàn phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận cơng nghệ tiên tiến. Bên
cạnh đó, để phát triển kinh tế tuần hồn địi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, để giải
quyết tốt các vấn đề, từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình.
Bốn là, Việt Nam còn thiếu các doanh nghiệp đủ năng lực công nghệ về tái chế, tái
sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng; khó thay đổi ngay thói quen sản xuất và tiêu dùng
của toàn xã hội hiện nay đối với nhiều sản phẩm dễ sử dụng như túi nilon, sản phẩm nhựa
dùng một lần sang chỉ sử dụng những vật liệu, sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng hồn
tồn; các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ khó khăn trong việc đầu tư đổi
mới công nghệ.
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MƠ HÌNH KINH TẾ TUẦN HỒN
Để thúc đấy phát triển kinh tế tuần hồn ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện:
Thứ nhất, cần phải có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển kinh
tế tuần hoàn, từ chủ trương của Đảng đến pháp luật của Nhà nước . Theo đó, cần sửa đổi,
bổ sung Luật Bảo vệ môi trường; quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân
phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ
dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vịng đời, thiết lập
lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về mơi trường tương đương với nhóm
các nước tiên tiến trong khu vực.
Thứ hai, cần triển khai nghiên cứu sâu rộng về phát triển kinh tế tuần hoàn từ cách
tiếp cận chung toàn cầu, nguyên tắc xác lập theo ngành, lĩnh vực, triển khai mơ hình, tiêu
chí của mơ hình kinh tế tuần hồn, từ đó lựa chọn vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh thực tiễn
Việt Nam và phổ biến rộng rãi đến doanh nghiệp, người dân, các nhà quản lý để có sự nhìn
nhận đúng.
Thứ ba, phát triển kinh tế tuần hoàn cần phải dựa trên các ngành, lĩnh vực và địa
phương đã và đang triển khai các mô hình kinh tế gần với cách tiếp cận kinh tế tuần hồn,
từ đó bổ sung hồn thiện và có sự lựa chọn phù hợp cho từng ngành, lĩnh vực từ thí điểm
đến triển khai nhân rộng.
Thứ tư, tạo cơ chế để hình thành động lực thị trường dựa trên các tiêu chí của hiệu
quả đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp, người dân, nhất là khu vực tư nhân đầu tư, thực
hiện phát triển các lĩnh vực thuộc kinh tế tuần hồn, xác lập rõ vai trị của doanh nghiệp
trong việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn.
Thứ năm, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các quốc gia đã
và đang thực hiện thành công kinh tế tuần hồn, từ đó chuyển giao và áp dụn g vào hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam. Các mơ hình kinh tế tuần hồn gắn với cơng nghệ cao và cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, do vậy cần có cơ chế, chính sách cho phát triển công
nghệ sạch, tái sử dụng, tái chế chất thải, chất thải phải trở thành nguồ n tài nguyên trong
nền kinh tế xét cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng.
Thứ sáu, thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn cần có lộ trình và ưu tiên trong phát
triển dựa trên nhu cầu thị trường và đòi hỏi của xã hội. Đối với Việt Nam, ưu tiên trước hết
là chất thải nhựa và túi ni-lon phải thực hiện và đưa vào kế hoạch 5 năm tới để giải quyết
triệt để, giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường dựa trên cơ sở phát triển kinh tế tuần
hoàn.
Thứ bảy, vấn đề cần phải giải quyết ngay đối với Việt Nam là phân loại rác tại nguồn
và rác sau khi phân loại phải được thu gom, làm sạch, vận chuyển đưa vào tái sử dụng, tái
chế. Phân loại rác tại nguồn phải trở thành yêu cầu bắt buộc, tiêu chí đánh giá văn hóa đối
với người dân.
KẾT LUẬN
Mỗi năm, kinh tế thế giới tiêu thụ khoảng hơn 100 tấn tài nguyên nhưng trong đó
chỉ có 8,6% được tái chế và sử dụng lại. Nếu tiếp tục như vậy, đến năm 2050 chúng ta
cần 1,5 trái đất mới đáp ứng đủ nguồn tài nguyên cho sản xuất và tiêu dùng. Chính vì vậy
cần chuyển đổi sang một nền kinh tế tiết kiệm, an tồn, có mang lại tác động động tích
cực đến mọi mặt của cuộc sống: Kinh tế tuần hoàn. Ngày càng nhiều các tổ chức doanh
nghiệp, chính phủ và các tổ chức xã hội hợp tác để thúc đẩy sự thay đổi trong mơ hình
kinh tế tuần hồn. Mong rằng, Việt Nam có nhiều bước tiến hơn nữa trong sự cải thiện
nền kinh tế và phát triển bền vững theo thiên hướng mơ hình kinh tế tuần hoàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED)
CE – Circular Economy | Trung tâm sáng tạo và ươm mầm FTU
The Circular economy – A new sustainability paradigm, Journal of Cleaner
Production
[4]
Circular Economy Innovation and Environmental Sustainability Impact on
Economic Growth: An Integrated Model for Sustainable Development, Sustainability
2020
[5]
Kinh tế tuần hồn và vai trị của tiêu chuẩn, Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học
và Công nghệ
[6]
Kinh tế tuần hoàn – Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam, Cổng
thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp
[7]
Kinh tế tuần hồn, báo Khoa học và Phát triển, 2020
[8]
Kinh tế tuần hoàn, nền tảng của sự phát triển bền vững, Đại học quốc gia TP HỒ
Chí Minh
[9]
Circular economy, bsigroup
[10] Giải pháp thúc đẩy hình thành và phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, tạp
chí Tài chính, 2021
[1]
[2]
[3]