Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

THU HOẠCH NÂNG CAO TRÌNH độ lý LUẬN CHÍNH TRỊ của cán bộ ĐẢNG VIÊN THEO tư TƯỞNG hồ CHÍ MINHTRONG tác PHẨM sửa đổi lối làm VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.11 KB, 44 trang )

THU HOẠCH-NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CỦA CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINHTRONG TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”
=============================
Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc ra đời cách đây 65 năm,
nhưng nó vẫn cịn giữ nguyên giá trị.. Những nội dung của
tác phẩm vẫn là những lời chỉ huấn cơ bản và mang tính thời
sự đối với Đảng, Nhà nước ta; đặc biệt, những tư tưởng về:
phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên; tính đảng, năng
lực, tác phong cơng tác của cán bô, đảng viên và công tác
cán bộ; vấn đề xây dựng Đảng trong thời kỳ mới... được Chủ
tịch Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc. Tác phẩm này luôn là kim
chỉ nam cho mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu, học tập, loi
theo trong suốt hơn sáu thập kỷ qua. Đặc biệt trong trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới, chúng ta càng thấy ý nghĩa to
lớn về lý luận và giá trị thực tiễn của những tư tưởng của
Người. Với ý nghĩa to lớn trên, tác giả lựa chọn : “Nâng cao
trình lý luận cho cán bộ, Đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí


2

Minh trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc.” làm nội dung viết
thu hoạch.
Sự ra đời tác phẩm này vào thời điểm chính quyền mới
được thành lập, cịn non trẻ đang bề bộn “trăm cơng nghìn
việc”, vừa phải đối phó với các loại thù trong, giặc ngoài, tiến
hành kháng chiến chống xâm lược; vừa phải quản lý, tổ chức
xây dựng xã hội mới, càng cho thấy mối quan tâm to lớn của
Người về việc xây dựng “lối làm việc” mới khoa học, lối làm
việc của người cách mạng khi đã có chính quyền nhà nước.


Những vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên;
về tính đảng, năng lực, tác phong công tác của đảng viên; về
cán bộ và công tác cán bộ; vấn đề xây dựng Đảng trong thời
kỳ mới... được Người đề cập sâu sắc trong tác phẩm này, là
kim chỉ nam, là chỉ dẫn cụ thể cho sự phấn đấu, học tập, rèn
luyện của mỗi cán bộ, đảng viên trong suốt hơn sáu thập kỷ
qua. Trong nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh xoay quanh chủ đề
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tác phẩm Sửa đổi lối làm việc đã
tập trung làm nổi bật vấn đề mà Hồ Chí Minh mong mỏi và


3

dành sự quan tâm của mình đối với cán bộ, đảng viên là vấn
đề lý luận, học tập lý luận chính trị; Bởi vì, theo Người:
“khơng có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”1. Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ sự cần thiết của việc học tập lý luận đối với
cán bộ, đảng viên khi đã có chính quyền nhà nước. Người
cho rằng: “Đảng ta đã hy sinh tranh đấu, đoàn kết, lãnh đạo
nhân dân giành lại thống nhất và độc lập. Cơng việc đã có kết
quả vẻ vang”2 nhưng bước vào thời kỳ mới, cán bộ, đảng
viên còn mắc “nhiều khuyết điểm”. Theo Người, nguyên nhân
của các khuyết điểm ấy có nhiều, trong đó có nguyên nhân
quan trọng là do sự yếu kém, hạn chế về lý luận của cán bộ,
đảng viên.
Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hố
kiệt xuất, đồng thời cũng là nhà giáo dục lớn. Người đã đặt
nền móng cho nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nền
giáo dục toàn dân, toàn diện, khoa học và hiện đại. Bên cạnh
đó chúng ta cịn biết đến Người là nhà giáo dục chính trị tài

1
2

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 234.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 232.


4

tình. Người để lại cho chúng ta tư tuởng lớn về giáo dục lý
luận chính trị; trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung
đề cập đến việc vận dụng tư tưởng của Người vào giáo dục
lý luận cho cán bộ, đảng viên.
Giáo dục lý luận chính trị là giải thích, tuyên truyền
những vấn đề thuộc lý luận chính trị, bằng việc đi sâu giải
thích các sự vật hiện tượng diễn ra trong tự nhiên, xã hội,
trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và
niềm tin của con người để đi đến hành động đúng đắn. Giáo
dục lý luận chính trị đem đến cho mọi người những hiểu biết
về quy luật phát triển của xã hội, về thế giới quan, nhân sinh
quan, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước, để từ đó vạch ra cho mình tư tưởng, lối sống, hồi
bão, ý chí, nguyện vọng, những ngun tắc chuẩn mực đạo
đức để gạt bỏ cái cũ, tiếp thu có chọn lọc cái mới... Bên cạnh
đó giáo dục lý luận chính trị là nghiên cứu tổng kết thực tiễn,
xây dựng thành hệ thống quan điểm lý luận chính trị, hình
thành và phát triển tư tưởng xã hội, phát triển những mâu


5


thuẫn xã hội và đưa ra những dự báo để phát triển cho tương
lai.
Nhiệm vụ của giáo dục lý luận chính trị là thơng qua các
cơng cụ và phương tiện để truyền bá những kiến thức phong
phú của đời sống xã hội, các quan điểm, những đánh giá về
các hiện tượng và xu thế phát triển của của xã hội. Với tầm
quan trọng như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: cơng tác giáo dục
lý luận chính trị của Đảng tiên phong phải đạt trình độ tiên
phong: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong
đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng
mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí khơn,
tàu khơng có bàn chỉ nam”3. Bên cạnh đó giáo dục lý luận
chính trị cần phải định hướng cho nhận thức tư tưởng, mục
tiêu và con đường đi lên của các dân tộc trên thế giới. Trước
đó, trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Hồ Chí Minh khẳng
định: “Khơng có lý luận cách mệnh, thì khơng có cách mệnh

3

Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 268.


6

vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng
mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong”4.
Không có lý luận cách mạng thì khơng có phong trào
cách mạng; người cách mạng khơng thể làm trịn nhiệm vụ
của người chiến sĩ tiên phong, người lãnh đạo, dẫn dắt

phong trào nếu như không được vũ trang bởi lý luận tiên
phong. Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển luận điểm
mácxít- lêninít ấy vào thực tiễn cách mạng Việt Nam ở giai
đoạn cán bộ, đảng viên đã là người có chức có quyền, nhân
dân lao động đã là người làm chủ xã hội. Cán bộ, đảng viên
không biết lý luận, kém lý luận thì “khơng biết xem cho rõ,
cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo” mọi cơng việc, do đó
“kết quả thường thất bại”.
Trong q trình bơn ba tìm đường cứu nước, sau khi đã
được nghiên cứu, được chứng kiến và qua phân tích, tổng
kết các học thuyết chính trị, Hồ Chí Minh đi đến kết luận phải
đi theo chủ nghĩa Mác. Bởi đặc trưng của chủ nghĩa Mác là
4

Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb. CTQG, HN, 2000, tr. 259.


7

tính cách mạng, tính khoa học. Nó thể hiện lập trường tư
tuởng của giai cấp công nhân, bảo vệ lợi ích của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Nó đem lại sự hiểu biết về
q trình diễn biến lịch sử, về sự phát triển của thời đại, giúp
con nguời nhận thức được bản chất các sự vật và hiện tượng
trong thế giới. Nó khác về chất với các học thuyết khác như
chủ nghĩa cải lương, cơ hội. Chính vì vậy, Người đã khẳng
định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học
thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là
chủ nghĩa Lênin”5.
Công tác giáo dục lý luận chính trị là hoạt động có chủ

đích của Đảng Cộng sản nhằm xác lập thế giới quan khoa
học trên cơ sở hệ tư tưởng, lập trường của giai cấp cơng
nhân, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Hồ Chí Minh giáo
dục lý luận chính trị là giáo dục chính trị, truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin, nâng cao đạo đức cách mạng cho các bộ đảng
viên và quần chúng nhân dân, nhằm thống nhất về tư tưởng,
5

Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 268.


8

ý chí, phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn
của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc
sống. Chính vì vậy nội dung của cơng tác giáo dục lý luận
chính trị là rất rộng, bao gồm việc giáo dục những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm của Đảng
về các lĩnh vực của đời sống xã hội, lịch sử Đảng, xây dựng
Đảng, những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của
các nước. Công tác giáo dục lý luận chính trị có nhiều hình
thức như các lớp học tập lý luận, những đợt sinh hoạt chính
trị, Nghị quyết của Đảng, những báo cáo chuyên đề lý luận
chính trị,... đặc trưng của cơng tác giáo dục lý luận chính trị
là phương pháp giảng dạy và học tập theo chương trình
nhất định nhằm làm cho nguời học nắm được một cách cơ
bản lý luận Mác - Lênin, đường lối quan điểm, chủ trương,
chính sách, Nghị quyết của Đảng và của Nhà nước.
Chỉ sau hai năm tiến hành tổ chức, xây dựng xã hội mới,
những cán bộ, đảng viên đã từng đi tiên phong, lãnh đạo

nhân dân làm nên Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đã sớm bộc


9

lộ những hạn chế về mặt lý luận trước yêu cầu, nhiệm vụ của
cách mạng trong giai đoạn mới. Cách mạng càng phát triển,
yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao, thì sự kém lý luận ở cán
bộ, đảng viên càng trở nên nguy hại. Sự “thất bại” do thiếu lý
luận mà Hồ Chí Minh nói đến, khơng cân đong, đo đếm được,
nhưng nguy hại khó lường, có thể dẫn đến mất “phương
hướng”, lạc hướng. Cán bộ ở cương vị càng cao mà thiếu lý
luận thì mức độ nguy hại càng lớn. Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh sự cần thiết cán bộ, đảng viên phải học tập lý luận,
“nghiên cứu thêm lý luận”, và Người chỉ rõ đây là yêu cầu để
họ trở thành người cán bộ.
Theo Người, lý luận khơng phải chỉ có biết lý thuyết mà
phải biết vận dụng vào thực tiễn công tác, không chỉ ở nhận
thức, mà cịn biểu hiện ở tác phong cơng tác, “lối làm việc”
khoa học. Kém lý luận, khinh lý luận, lý luận suông là những
“cái bệnh” của cán bộ, đảng viên, cần phải sửa chữa.
Kém lý luận là bệnh thuộc về trình độ nhận thức, thiếu
sự học tập lý luận. Cán bộ, đảng viên kém lý luận thì trình độ


10

nhận thức không đáp ứng được yêu cầu mới của cách mạng,
do đó, bị lạc hậu so với sự phát triển. Có thể ở giai đoạn
trước, họ khơng phải là người kém lý luận, nhưng họ thiếu

khả năng thích ứng với tình hình, lại ngại học tập nên họ bị
“tụt hậu” về lý luận. Có thể ngay khi tham gia cách mạng, khi
đã là cán bộ, đảng viên, họ vẫn là người kém lý luận so với
sự phát triển chung của phong trào. Những cán bộ, đảng viên
này làm việc chủ yếu bằng nhiệt tình cách mạng, nếu được
hướng dẫn, tổ chức chu đáo có thể họ hồn thành tốt nhiệm
vụ này hay nhiệm vụ khác mà cách mạng giao cho. Ở họ
thiếu tính khoa học trong cơng tác; khi gặp khó khăn, trở ngại
thì theo Hồ Chí Minh, họ “lúng túng” không biết nên làm thế
nào cho đúng. Thậm chí, do kém lý luận, có thể họ khơng
phân biệt được một cách rõ ràng đâu là việc cần làm, đâu là
việc nên tránh, đâu là đúng, đâu là sai trong một số trường
hợp cụ thể. Hồ Chí Minh cho rằng, những cán bộ, đảng viên
kém lý luận vừa không biết lý luận, vừa không biết áp dụng lý
luận vào thực tiễn; hành động theo cảm tính, “ý mình nghĩ thế


11

nào thì làm thế ấy” khơng dựa trên cơ sở khách quan. Ý nghĩ
ấy có thể đúng, có thể chưa thật đúng, cũng có thể sai,
nhưng bản thân họ cứ tưởng là đúng. Lịng nhiệt tình cách
mạng của họ được dẫn dắt bởi cái “tưởng là đúng” ấy, theo
Hồ Chí Minh, “kết quả thường thất bại”. Sự thất bại đó nằm
ngoài ý muốn của họ, mà do sự non kém về mặt lý luận; vì
thế, Hồ Chí Minh chỉ rõ căn bệnh này để cán bộ, đảng viên,
cần phải sửa.
Khinh lý luận là căn bệnh thường diễn ra ở những cán
bộ, đảng viên làm được việc, có thực tiễn, nhiều kinh nghiệm.
Hồ Chí Minh đã nêu lên một cách rất xác đáng: “Có những

cán bộ, những đảng viên cũ, làm được việc, có kinh nghiệm.
Cố nhiên những anh em đó rất quý báu cho Đảng. Nhưng họ
lại mắc phải cái bệnh khinh lý luận. Họ quên rằng: nếu họ đã
có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì cơng việc tốt hơn
nhiều. Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng
chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà


12

thơi”6. Người chỉ rõ, có kinh nghiệm mà khơng có lý luận,
cũng như “một mắt sáng, một mắt mờ”. Những cán bộ, đảng
viên như thế mà không kịp thời học tập nâng cao trình độ lý
luận thì sẽ bị thực tiễn cách mạng vượt qua, cái “mắt mờ”
không thể dẫn họ tiến xa được. Tuy họ “rất quý báu cho
Đảng”, nhưng họ vẫn xem thường lý luận, không chịu học tập
lý luận, thì sẽ đến lúc các chất “rất quý báu” ấy ở họ lại trở
thành vật cản chính trên con đường phát triển của bản thân
họ. Vì vậy, để cho hai mắt đều sáng, thì những cán bộ, đảng
viên này “cần phải nghiên cứu thêm lý luận”.
Lý luận suông là “lý luận... không áp dụng vào thực tế...
dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không
biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hịm đựng sách” 7.
Theo Người, những cán bộ, đảng viên này “xem nhiều sách
để mà loè, để làm ra ta đây”. Như một “cái hịm đựng sách”,
họ tưởng mình là người hiểu biết nhiều, là trí thức, nên họ
“thiếu khiêm tốn”, “kiêu ngạo”. Đối với họ, có lý luận khơng
6
7


Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 234.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 234.


13

phải để vận dụng vào thực tiễn, mà là như vật trang sức, cốt
để làm oai “loè thiên hạ”. Theo Hồ Chí Minh, kiểu có lý luận
ấy như “có tên mà khơng bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như
khơng có tên”8, thì lý luận ấy “cũng vơ ích”. Người nhấn
mạnh, những cán bộ, đảng viên đó muốn trở thành “người trí
thức hồn tồn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực
tế”, “phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh cả ba căn bệnh trên đều cần
phải sửa, nhưng để sửa cho tốt trước hết cần có sự nhận
thức đúng đắn về lý luận, và vai trị của lý luận. Hồ Chí Minh
đã đưa ra quan niệm của mình về lý luận hết sức khoa học
nhưng thật dễ hiểu: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử,
trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so
sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi đem nó
chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính” 9. Học tập
lý luận là học tập theo lý luận chân chính ấy. Sự “chân
chính” của lý luận vừa được thể hiện trong nội dung lý
8
9

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 235.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 233.



14

luận, vừa thể hiện trong phương pháp nghiên cứu, vận
dụng lý luận, được phản ánh sâu sắc trong mục đích của lý
luận là áp dụng vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc
sống, phục vụ con người, phục vụ nhân dân lao động. Sửa
chữa ba căn bệnh trên, nâng cao trình độ lý luận cho cán
bộ, đảng viên phải dựa trên những tiêu chí ấy.
Theo Hồ Chí Minh, cách sửa chữa tốt nhất là phải học
tập. Đương nhiên, đối với mỗi loại bệnh thì cách thức học tập
có sự khác nhau. Để sửa chữa cho cán bộ, đảng viên kém lý
luận, thì theo Người, biện pháp cơ bản là học tập, nâng cao
trình độ; học bằng con đường tổ chức, bằng con đường tự
học; tự học trong sách vở, tự học trong thực tiễn đấu tranh
cách mạng, trong cuộc sống, học mọi người, học hỏi nhân
dân. Đối với những người mắc bệnh khinh lý luận thì phải
vừa học, vừa phải được cải tạo trong thực tiễn; vừa phải sửa
đổi thái độ, vừa phải nâng cao trình độ; vừa phải củng cố
kinh nghiệm, vừa phải trau dồi tri thức... Còn đối với những
người mắc bệnh lý luận sng thì phải cải tạo thái độ của họ,


15

khắc phục bệnh chủ quan, “kiêu ngạo”, đồng thời bồi dưỡng
cho họ thêm lý luận chân chính, buộc họ “phải ra sức làm các
việc thực tế”, làm cho lý luận của họ trở nên “có ích”.
Tuy mỗi loại bệnh trên có cách sửa chữa khác nhau,
nhưng Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Học tập, nâng cao trình độ lý
luận, học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế; học để

phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân; tự học tập, tự rèn
luyện, tu dưỡng là chính... là những vấn đề cơ bản, thuộc về
nguyên tắc, quy định việc học tập, nâng cao trình độ của cán
bộ, đảng viên để sửa chữa các căn bệnh về lý luận. Nhưng,
học để làm gì? học cái gì? học như thế nào? Người chỉ rõ:
Mục đích của học tập:
- Học để sửa chữa tư tưởng: hăng hái theo cách mạng
điều đó rất hay. Nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng
cách mạng, vì thế phải học tập để sửa chữa cho đúng. Tư
tưởng đúng thì hành động cho khỏi sai lạc và mới làm tròn
được nhiệm vụ cách mạng.


16

- Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng thì mới hy sinh
tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa
cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn.
- Học để tin tưởng: tin tưởng vào đoàn thể, tin tưởng vào
tương lai dân tộc. Tin tưởng vào tương lai cách mạng. Có tin
tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp
khó khăn mới kiên quyết hy sinh.
- Học để hành: Học với hành phải đi đơi với nhau. Học
mà khơng hành thì hành khơng trơi chảy"10.
Hồ Chí Minh ln coi trọng việc học tập nâng cao trình
độ của cán bộ, đảng viên. Người đã chỉ rõ mục đích của
việc học tập và những biện pháp cơ bản để đạt mục đích
đó: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng
sự đoàn thể, “giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.
Muốn đạt mục đích, thì phải "cần, kiệm, liêm chính, chí

cơng, vơ tư”11. Từ nhận thức đúng đắn mục đích của việc
học tập mà cán bộ, đảng viên phấn đấu không ngừng trong
10
11

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 50.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H.2000, tr. 684.


17

học tập rèn luyện để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và
nhân dân giao cho.
Hồ Chí Minh xác định cách mạng cũng là một nghề, làm
nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng thì cần phải học
nhiều hơn. Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách
mạng mà yêu cầu họ làm cách mạng thì khơng thể hồn
thành được nhiệm vụ. Vì vậy, xây dựng đất nước đi lên chủ
nghĩa xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ bô lô, bô la mà
phải ra sức học tập, học ở nhà ở trường, học ở thực tiễn, học
ở quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, Người u cầu: “Tất
cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý
luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình” 12, đó
chính là những định hướng mà Người nêu ra cho mỗi cán bộ
đảng viên.
Nội dung học tập
Hồ Chí Minh cho rằng học tập của cán bộ, đảng viên
phải xuất phát từ yêu cầu thực tế thiết thực, khơng phơ
12


Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb. CTQG, H.2000, t.r 95.


18

trương, hình thức. Phải học cặn kẽ, thấu đáo, cụ thể và sâu
sắc đến tận bản chất vấn đề. Theo Bác, mỗi người phải biết
một nghề, làm việc gì học việc ấy và làm nghề gì phải thạo
nghề ấy. Nếu là cán bộ lãnh đạo, thì lãnh đạo ngành nào phải
biết chuyên môn về ngành ấy. Mọi cán bộ, đảng viên đều phải
nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính
sách của Đảng, văn hố, kỹ thuật, lao động sản xuất…
Những nội dung đó là hết sức cơ bản và gắn bó chặt chẽ với
nhau. Trong đó, Người nhấn mạnh học tập chủ nghĩa Mác Lênin nhằm trang bị cho mỗi người thế giới quan, phương
pháp luận cách mạng và khoa học để nhận thức và hành
động đúng đắn, kiên quyết, sáng tạo và hiệu quả.
Theo Người, học tập chủ nghĩa Mác là học tập cái biện
chứng, bởi cách mạng là sáng tạo. Sự nghiệp cách mạng địi
hỏi mỗi người muốn hồn thành nhiệm vụ phải sáng tạo, phải
có sáng kiến trong các lĩnh vực cơng tác. Giáo dục, học tập lý
luận không phải giáo điều từng câu, từng chữ, mà phải nắm
vững lập trường, quan điểm, phương pháp, tinh thần cách


19

mạng, mà học để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể
của cách mạng nước ta. Theo Hồ Chí Minh việc giáo dục lý
luận chính trị cho cán bộ đảng viên và nhân dân là giúp họ
nắm được bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết

đó.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, nội dung học tập phải tồn
diện, “ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá,
khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều
cho Tổ quốc, cho nhân dân”13. Người cán bộ cách mạng phải
được đào tạo rèn luyện về phẩm chất và năng lực để hoàn
thiện nhân cách trong tình hình mới. Người xác định nội dung
học tập gắn với thực hiện nhiệm vụ mà mỗi cán bộ, đảng viên
đảm nhiệm. Đối với cán bộ quân đội, Người đặt ra yêu cầu
phải tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, qn sự,
lịng trung thành với Đảng với Tổ quốc, nhân dân… Theo Hồ
Chí Minh, quân đội ta trước hết phải là đội quân tuyên truyền
vận động nhân dân làm cách mạng, do vậy, mỗi quân nhân
13

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 11, Nxb. CTQG, H.2000, tr. 505.


20

phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính
sách của Đảng, vận động nhân dân để nhân dân tin theo
Đảng, thực hiện sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
Học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt
Theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên có vị trí nhất định
trong bộ máy nhà nước, do đó phải khơng ngừng học tập để
nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, có tư duy độc lập và
sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất
lượng công tác. Theo Người, vấn đề học tập là “suốt đời” chứ
không phải chỉ là lớp học, khố học hoặc mang tính “thời vụ”,

rồi sau đó lại “đâu vào đấy”. Người chống thói qua loa đại
khái, lười học, lười suy nghĩ dẫn đến tình trạng khi giải quyết
cơng việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp đâu làm đấy”, chất
lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Người chỉ rõ: “Cán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính
hoặc qn sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết
điểm rất to. Khác nào người thày thuốc chỉ đi chữa người


21

khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa” 14. Do đó,
Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “ham học tập để nâng
cao trình độ của mình”15 và coi đây là một tiêu chuẩn, một giá
trị đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Từ đó, Người vạch
rõ phương hướng, nhiệm vụ đối với cán bộ, đảng viên là
không được sao nhãng việc học tập, phải tu dưỡng không
ngừng, đối với người cán bộ “chỉ có một thứ ham là ham học,
ham làm, ham tiến bộ”16. Người đặt lên hàng đầu “lấy tự học
làm cốt”17, cán bộ, đảng viên phải biết “tự động học tập”, phải
xác định tư tưởng cho đúng. Học tập phải trở thành nhu cầu,
thói quen, hành vi hàng ngày của cán bộ, đảng viên. Cán bộ
nào lười học, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận,
cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là một biểu
hiện suy thoái về đạo đức.
Học tập mọi lúc, mọi nơi

14

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H.2000, tr. 231.

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H.2000, tr. 251.
16
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H.2000, tr. 252.
17
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. CTQG, H.2000, tr. 273.
15


22

Cán bộ, đảng viên phải tận dụng thời gian, dành công
sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở
nhân dân. Bác nhấn mạnh: nhân dân ta rất cần cù và sáng
tạo, những giá trị văn hoá, tinh thần do nhân dân sáng tạo là
nguồn tri thức, là những kinh nghiệm rất phong phú; theo
Người. “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách
giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi,
những đồn thể to lớn nghĩ mãi khơng ra”, đó là “những bài
học quý”, do đó, cán bộ, đảng viên phải chịu khó học hỏi ở
nhân dân “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và
học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất
lớn”18. Và chính thơng qua học tập, tiếp xúc với nhân dân mà
cán bộ, đảng viên có điều kiện gần gũi, nắm được tâm tư
nguyện vọng của nhân dân, từ đó tổng kết được tình hình,
nguyện vọng của dân. Từ đó, tham mưu, đề xuất tiếp tục bổ
sung, sửa đổi, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách
đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo niềm
18

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb. CTQG, H.2000, tr. 50.



23

tin, đồng thuận của dân và toàn xã hội tiến hành sự nghiệp
cách mạng. Người kiên quyết chống thói quan liêu, xa dân,
không chịu học hỏi nhân dân, coi khinh dân và coi đây là
những quan niệm, hành vi đối lập với phẩm chất của người
cán bộ cách mạng cần phải được lên án, xử lý.
Trong cách học, là học ở mọi nơi, mọi lúc, học suốt đời
coi trong việc tự học, bởi Người đã chỉ rõ: “Cách mạng tiến
lên mãi, Đảng ta tiến lên mãi”. Cho nên cán bộ đảng viên phải
thường xuyên trau dồi lý luận chính trị, vì cán bộ là gốc của
mọi cơng việc “cơng việc thành hay bại là do cán bộ tốt hay
xấu”. Sự phát triển của tư duy, nhận thức, học vấn, trình độ
văn hố của cán bộ, đảng viên là q trình khổ cơng rèn
luyện, tích luỹ kiến thức, đó chính là con đường phát triển của
tư duy khoa học và tư duy lý luận chính trị. Người căn dặn:
“Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí
mọi cơng việc đối với mọi người và đối với bản thân mình”.
Như vậy, trong quan điểm của Hồ Chí Minh thì chủ
nghĩa Mác - Lênin khơng chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế


24

giới, mà cịn là vũ khí để cải tạo bản thân mình. Lý luận Mác Lênin là khoa học làm người, góp phần hình thành đạo đức
mới, nếp sống mới của người cách mạng. Người xem học
tập chủ nghĩa Mác- Lênin là đạo đức cách mạng. Người căn
dặn chúng ta: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với ta có tình có

nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình
nghĩa ấy càng cao đẹp hơn”19.
Hồ Chí Minh cịn đề ra nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên
là phải truyền bá lý luận Mác - Lênin vào trong quần chúng
nhân dân. Người phân tích, lý luận chính trị làm cho dân giác
ngộ, bày cho quần chúng nhân dân tổ chức, động viên quần
chúng hành động cách mạng. Có lý luận chính trị Mác Lênin soi đường thì quần chúng nhân dân hành động mới
đúng đắn, mới phát triển tài năng và lực lượng vô tận của
họ. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ là phải chống thói xem nhẹ
học tập lý luận chính trị, “vì khơng học tập lý luận thì chí khí
kém kiên quyết, khơng trơng xa thấy rộng, trong lúc đấu
19

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb. CTQG, HN. 2000, tr 554.


25

tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là "mù chính trị", thậm
chí hủ hố xa rời cách mạng” 20.
Giáo dục lý luận chính trị nhằm quán triệt và vận dụng
đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện hoàn cảnh
cụ thể của đất nước, đồng thời phải phản ánh hiện thực lịch
sử xã hội trong từng thời kỳ. Người giải thích: “Nắm vững
đường lối cách mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên
của cách mạng, mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo
phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong
giai đoạn cách mạng hiện nay” 21. Đồng thời với việc quán
triệt chủ nghĩa Mác - Lênin các chủ trương chính sách của
Đảng của Nhà nước, Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải

học kinh nghiệm của nhân dân, phải tổng kết phong trào
của quần chúng để phải triển thành lý luận.
Trong quan điểm giáo dục lý luận chính trị, Người ln
u cầu phải tn thủ phương châm lý luận phải gắn liền với
thực tiễn. Phương châm này đã trở thành thói quen, nếp
20
21

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập7, Nxb. CTQG, HN. 2000, tr 234.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb. CTQG, HN. 2000, tr. 94.


×