Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

THU HOẠCH TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản và vấn đề NÂNG CAO TRI THỨC TRÍ TUỆ của GIAI cấp CÔNG NHÂN HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 47 trang )

1

THU HOẠCH-TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ
VẤN ĐỀ NÂNG CAO TRI THỨC TRÍ TUỆ CỦA GIAI CẤP
CƠNG NHÂN HIỆN ĐẠI

Vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó là
phạm trù trung tâm, phạm trù xuất phát điểm của chủ nghĩa xã
hội –khoa học. Bởi vậy, từ khi xuất hiện cho đến nay là đối tượng
của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng gay găt.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã lấy nó làm chiếc chìa
khố để phân tích hiện thực xã hội của xã hội tư bản. Các quá
trình kinh tế, xã hội, tư tưởng đều được các ông xem xét trong
sự phát triển. Sự đối kháng giai cấp trong xã hội tư bản cũng
được các ơng phân tích theo sự phát triển của chúng. Các ông
cho rằng "bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm
của một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt những cuộc
cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi"1. Luận điểm
1

C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, Tập 4, Tr.598.


2

này đối với C.Mác và Ph.Ăngghen là hết sức quan trọng. Bởi
với luận điểm này, các ông tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ qua
lại giữa quá trình hình thành giai cấp tư sản và sự phát triển của
giai cấp công nhân, "những công nhân hiện đại, những người
vô sản". "Giai cấp tư sản, tức tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vơ
sản, giai cấp cơng nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống


với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm,
nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản - cũng phát triển
theo"2.
C.Mác và Ph.Ăng Ghen không dừng lại ở việc xác nhận sự
phát triển của giai cấp công nhân với tư cách là một lực lượng
xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội của xã hội tư bản. Ngay trong
văn kiện này, các ông đã chỉ rõ những đặc điểm cơ bản trong
sự phát triển của giai cấp vô sản. Các ông cho rằng giai cấp vô
sản cũng "trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau". Quan
niệm đó đã chứng tỏ tính vơ căn cứ ở những lời khẳng định của
2

C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, Tập 4, Tr.605.


3

những kẻ phê phán chủ nghĩa Mác, khẳng định rằng dường
như lý luận mácxít đã đánh tráo giai cấp vơ sản hiện thực ln
có sự biến đổi thường xun bằng một phạm trù siêu hình học
trừu tượng, nằm ngồi lịch sử. Quan niệm của các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác về q trình phát triển của giai cấp vơ sản cịn
tạo nên một "hàng rào chắn" trước những kẻ có ý đồ tầm
thường hố học thuyết của các ơng nhằm tạo ra một khuôn
mẫu trừu tượng về giai cấp công nhân, tách nó ra khỏi các mối
liên hệ cụ thể, bỏ qua các giai đoạn phát triển của nó. Hơn nữa,
quan niệm đó của các ơng cịn có một ý nghĩa phương pháp
luận to lớn trong việc phân định tiến trình phát triển lịch sử của
giai cấp vơ sản và phong trào cơng nhân.
Khi phân tích sự phát triển của giai cấp vô sản, C.Mác và

Ph.Ăngghen đã làm rõ các nhân tố cơ bản của sự phát triển đó.
Trong "Tuyên ngôn", các ông đã xem xét tỷ mỷ các nhân tố bên
ngồi có ảnh hưởng tới sự phát triển của giai cấp vô sản như:


4

các cuộc cách mạng diễn ra liên tục về công cụ sản xuất, q
trình cách mạng hố quan hệ sản xuất và do đó là sự cách
mạng hố tồn bộ các quan hệ xã hội. Từ đó, các ơng cho rằng,
cũng như giai cấp tư sản trước đây, giai cấp vơ sản khơng thể
tồn tại được nếu nó khơng ln ln cách mạng hố cơng cụ
sản xuất, cách mạng hố những quan hệ sản xuất, cách mạng
hố tồn bộ những quan hệ xã hội hiện tồn.
Đồng thời, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, các tác giả của
"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" không bao giờ coi giai cấp
công nhân là đối tượng thụ động của những tác động bên
ngồi. Cơng lao lịch sử quan trọng nhất của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong việc phát hiện ra vai trò lịch sử của giai cấp
công nhân là ở cách tiếp cận với giai cấp công nhân với tư cách
là chủ thể của sự tiến bộ lịch sử, với tư cách là một chỉnh thể có
các quy luật phát triển đặc thù của riêng nó. Với cách tiếp cận
đó, các ơng đã dành nhiều cơng sức vào việc phân tích các


5

cuộc đấu tranh giai cấp với tư cách là nhân tố nội tại của sự
hình thành và phát triển của giai cấp công nhân với tư cách là
lực lượng chủ đạo của tiến bộ, của sự cải tạo cách mạng đối

với các quan hệ xã hội. Cách tiếp cận đó địi hỏi phải phân tích
tỷ mỷ khơng những sự phát triển, mà cả sự tự phát triển của
giai cấp công nhân.
Nghiên cứu quá trình phát triển và tự phát triển của giai cấp
công nhân, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ chỗ thừa
nhận q trình này ln diễn ra một cách có phân hố trong các
lĩnh vực khác nhau. Các ông cho rằng sự phát triển của giai cấp
vô sản là sự phát triển không chỉ đơn thuần về lượng, mà cái
chính là sự phát triển về chất. Từ một bộ phận không đáng kể
trong xã hội, giai cấp vô sản biến thành một lực lượng xã hội
ngày càng đông đảo hơn và rốt cuộc, bao gồm tuyệt đại đa số
dân cư. Từ đó, các ơng khẳng định: "Tất cả các phong trào lịch
sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều


6

mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vơ sản là phong trào độc
lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số"3.
Về quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, sau này,
trong bài viết "Phriđrich Ăngghen", V.I.Lênin đã khẳng định:
"Ngược lại với tâm lý sợ hãi chung trước sự phát triển của giai
cấp vô sản, Mác và Ăngghen đặt tất cả hy vọng của mình vào
sự lớn lên khơng ngừng của giai cấp vô sản".
Những chuyển biến trong cấu trúc nội tại của giai cấp vô
sản, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, đều diễn ra trong q trình
phát triển về chất của nó, dưới sự tác động của những điều
kiện đặc thù. Số lượng tuyệt đối và tỷ lệ giữa các đội ngũ giai
cấp công nhân trong các lĩnh vực sản xuất xã hội cũng thay đổi
do những chuyển biến đó. Tầng lớp vơ sản tiểu thủ công nghiệp

ngày một giảm, tỷ lệ của tầng lớp vô sản nông nghiệp cũng
giảm xuống ở một trong các giai đoạn phát triển nhất định trong
tiến trình phát triển chung của giai cấp vơ sản. Bộ phận đóng
3

C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.611.


7

vai trị nịng cốt của giai cấp cơng nhân - tầng lớp công nhân
công nghiệp - không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các
lực lượng sản xuất hiện đại, phát triển nhất.
Sự phát triển về lượng kéo theo sự phát triển về tổ chức của
giai cấp vô sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã lưu ý tới hai phương
diện của quá trình này. Một phương diện gắn liền với sự tác
động của các nhân tố bên ngoài. "Sự phát triển của công nghiệp
không những đã làm tăng thêm số người vơ sản, mà cịn tập
hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn hơn; lực lượng của
những người vô sản tăng thêm và họ thấy rõ lực lượng của mình
hơn"4. Hay như V.I.Lênin khẳng định: "Càng có nhiều người vơ
sản bao nhiêu thì lực lượng của họ, với tư cách là giai cấp cách
mạng, càng lớn lên bấy nhiêu". Nói cách khác, bản thân nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa cùng với sự phát triển của nó đã thúc đẩy
sự phát triển về mặt tổ chức của giai cấp công nhân, cố kết và
hợp nhất những người vô sản. Đến lượt mình, giai cấp cơng
4

C.Mác – Ph.Ănghen, Tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.607.



8

nhân, do sự tác động của các yếu tố bên ngoài, đã bắt đầu hợp
nhất về mặt tổ chức, tạo ra các tổ chức xã hội riêng của mình
cùng với sự phát triển của bản thân công nghệ và nền sản xuất
cơng nghiệp. Q trình này gắn liền với sự phát triển của tư bản
thông qua cả một hệ thống quan hệ gián tiếp và phức tạp, có
hàng loạt các quy luật đặc thù. Do vậy, trình độ phát triển về mặt
tổ chức của giai cấp công nhân theo nghĩa thứ hai - phát triển về
mặt tinh thần, trí tuệ.
Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặc biệt
quan tâm đến lĩnh vực phát triển tinh thần, trí tuệ đó của giai
cấp công nhân. Ph.Ăngghen đã đặc biệt nhấn mạnh điều đó
trong Lời nói đầu cho lần tái bản "Tun ngơn của Đảng cộng
sản" bằng tiếng Đức năm 1890. C.Mác, theo Ph.Ăngghen, đã
hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của các nguyên lý
được đưa ra trong "Tuyên ngôn". Khi đưa ra các ngun lý đó,
ơng hồn tồn dựa vào sự phát triển tinh thần, trí tuệ của giai


9

cấp cơng nhân. Ơng viết: "Để đạt tới thắng lợi cuối cùng của
những nguyên lý đề ra trong "Tuyên ngôn", Mác chỉ tin tưởng
vào sự phát triển trí tuệ của giai cấp công nhân, sự phát triển
mà hành động chung và tranh luận chung nhất định sẽ mang
lại... Và Mác đã đúng".
Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã xác
định rõ những đặc điểm chung của cơ chế phát triển tinh thần,

trí tuệ. Các ơng lưu ý rằng, trong q trình đấu tranh liên tục
chống lại tầng lớp quý tộc, cũng như chống lại các bè phái riêng
biệt của mình, giai cấp tư sản buộc phải dựa vào giai cấp vô
sản, kêu gọi sự giúp đỡ của giai cấp vô sản và qua đó, lơi kéo
giai cấp vơ sản vào phong trào chính trị. Trong tất cả các cuộc
đấu tranh của mình, "giai cấp tư sản tự thấy mình buộc phải kêu
gọi giai cấp vô sản, yêu cầu họ giúp sức, và do đó lơi cuốn họ
vào phong trào chính trị. Thành thử giai cấp tư sản đã cung cấp
cho những người vô sản những tri thức của bản thân nó, nghĩa


10

là những vũ khí chống lại bản thân nó" 5.(Trong bản tiếng Anh
xuất bản năm 1888 thay cho những chữ “những tri thức của
bản thân nó” là những chữ “những tri thức chính trị và tri thức
phổ thơng của bản thân nó”.).
Sự phát triển của cơng nghiệp cũng đã xơ đẩy "từng bộ
phận trọn vẹn của giai cấp thống trị vào hàng ngũ giai cấp vơ
sản, hay ít ra thì cũng bị đe doạ về mặt những điều kiện sinh
hoạt của họ. Những bộ phận ấy cũng đem lại cho giai cấp vô
sản nhiều tri thức"6. Cuối cùng, ở những giai đoạn mà cuộc đấu
tranh giai cấp trở nên gay gắt nhất, q trình phân hố trong nội
bộ giai cấp thống trị mang một tính chất dữ dội, mạnh mẽ, thì
"một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách ra khỏi giai cấp này
và đi theo giai cấp cách mạng". Như vậy, một bộ phận giai cấp
tư sản đã chuyển sang lập trường giai cấp vơ sản, đó chính là

5
6


C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.609.
C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.609.


11

"bộ phận các nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được,
về mặt lý luận, toàn bộ quá trình vận động lịch sử"7.
Một khuynh hướng tác động mang tính tích cực, bổ sung
cho sự phát triển trí tuệ ngày một tăng của giai cấp cơng nhân
đã được hình thành ở giai đoạn muộn hơn, - giai đoạn diễn ra
bước ngoặt tiếp theo trong lực lượng sản xuất khiến cho nhu
cầu tăng cường hàm lượng trí tuệ của sức lao động làm thuê
trở nên cấp bách.
Sự phát triển về tinh thần, trí tuệ của giai cấp vơ sản, đến
lượt mình, lại đặt ra những vấn đề của riêng nó. Đó là vấn đề
nâng cao trình độ học vấn chung cho các đội ngũ giai cấp công
nhân riêng biệt và cho tồn thể giai cấp vơ sản, nâng cao trình
độ nghiệp vụ chuyên ngành, đặc biệt là khi xuất hiện các ngành
nghề mới, với đặc điểm là chức năng lao động trí óc lớn hơn.
Đó là q trình giai cấp công nhân dần ý thức được sự thống
nhất về lợi ích của nó với tư cách là một giai cấp, dẫn tới việc
7

C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.610.


12


giải quyết các vấn đề chính trị và xã hội đang đặt ra. Đó cịn là
sự phát triển về mặt ý thức hệ nhờ nắm bắt các nguyên lý của
chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhờ tiếp nhận một thế giới quan
triệt để cách mạng.
Việc khảo cứu có tính đến sự phân hố về q trình phát
triển và tự phát triển của giai cấp công nhân trong các lĩnh vực
khác nhau sẽ cho phép chúng ta nhận thức rõ vì sao q trình
phát triển và tự phát triển đó lại thường diễn ra một cách không
đồng thời. Sự phát triển về số lượng thường đi trước sự phát
triển về tổ chức, và ngược lại, sự phát triển về tổ chức, sự phát
triển tinh thần, trí tuệ có khi lại đi trước sự phát triển về số
lượng. Sự phát triển về nghề nghiệp có thể bị tách khỏi sự phát
triển về chính trị, v.v. được quy định bởi các đặc trưng dân tộc,
tính khơng đồng thời đó trong hàng loạt trường hợp cho phép
chúng ta lý giải những tình huống đặc thù trong các đội ngũ dân
tộc riêng biệt của giai cấp công nhân.


13

* Việc nghiên cứu giai cấp cơng nhân từ góc độ phát triển
và tự phát triển của nó, dựa trên các nguyên lý của "Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản", cho phép chúng ta giải quyết nhiều
vấn đề quan trọng của lịch sử và lý luận về giai cấp công nhân,
về phong trào cơng nhân quốc tế. Nó cho phép chúng ta vạch
rõ những khác biệt của giai cấp vô sản ở các giai đoạn phát
triển khác nhau của nó. Nó cung cấp cho chúng ta một phương
thức hữu hiệu để khắc phục sự lúng túng một cách giáo điều
trước các hiện tượng và quá trình mới xuất hiện trong phong
trào cơng nhân hiện đại, nó chỉ ra con đường hữu hiệu nhất để

nghiên cứu những chuyển biến đang diễn ra, nó cũng tạo ra
những khả năng mới cho phép áp dụng các phương pháp hiện
đại vào việc nghiên cứu các q trình xã hội, đặc biệt đây cịn là
cơ sở phương pháp luận xây dựng giai cấp công nhân hiện đại
trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam.


14

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế đang là một địi hỏi bức xúc, có ý
nghĩa khơng chỉ hiện nay mà còn lâu dài về sau. Đây là vấn đề
được xác định rõ ràng trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6,
khố X về giai cấp cơng nhân. Để triển khai thực hiện Nghị
quyết, chúng ta đang tiến hành xây dựng chiến lược và đề xuất
chính sách quốc gia về giai cấp công nhân, chú trọng đào tạo
đội ngũ công nhân lành nghề, nhất là trong những ngành mũi
nhọn, có trình độ cơng nghệ cao và hiện đại, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Nói tới giai cấp cơng nhân là nói tới lực lượng đi đầu trong
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Cơng nghiệp hố,
hiện đại hố ở nước ta trong điều kiện hiện nay, khi cách mạng
khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, thông tin


15

bùng nổ với gia tốc cực lớn, tồn cầu hố nền kinh tế thế giới

và hội nhập quốc tế đang là một xu hướng phổ biến, tất yếu, là
một quá trình khơng thể đảo ngược..., thì như một lẽ tự nhiên,
chúng ta không chỉ phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường mà
còn phải chủ động đi vào kinh tế tri thức.
Để tiến tới kinh tế tri thức, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hố gắn với kinh tế tri thức phải thực hiện chiến lược phát
triển nhân lực lao động chất lượng cao, đặc biệt là hình thành
đội ngũ cơng nhân trí thức. Đội ngũ này có thể và cần phải đóng
vai trị nịng cốt trong giai cấp cơng nhân hiện đại ở nước ta, là
nhân tố chủ yếu quyết định thành cơng chiến lược cơng nghiệp
hố rút ngắn, đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công
nghiệp trong một, hai thập kỷ tới. Đây cũng là một trong những
giải pháp ở tầm chiến lược cần phải sớm trù tính và thực hiện
để đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng.


16

Tri thức hố và trí thức hố cơng nhân, nhất là đối với công
nhân trẻ, ở độ tuổi thanh niên, là con đường và phương hướng
cơ bản đáp ứng yêu cầu nêu trên. Về thực chất, tri thức hố và
trí thức hố cơng nhân là hiện đại hố cơng nhân về tư duy
sáng tạo, kỹ năng và phong cách lao động công nghiệp, về đạo
đức - lối sống công nhân, bản lĩnh chính trị cơng nhân trong đổi
mới, mở cửa và hội nhập... trên cơ sở nâng cao trình độ học
vấn, học thức của cơng nhân, lấy đó làm tiền đề cho việc tăng
cường tiềm lực tư tưởng, trí tuệ, đạo đức và văn hố của giai
cấp cơng nhân Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
thế kỷ XXI. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng,

đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản đang thực thi trọng
trách của một Đảng cầm quyền, lãnh đạo công cuộc đổi mới và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó phải là một giai cấp
cơng nhân hiện đại, hiện đại với nghĩa, không chỉ là sản phẩm,
là con đẻ của nền đại công nghiệp như đã nói trong nguyên lý


17

kinh điển mác xít thế kỷ XIX mà cịn là chủ thể sáng tạo trong
kinh tế thị trường hiện đại và kinh tế tri thức, làm chủ các công
nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin trong xã hội thông
tin với kỷ nguyên văn minh tin học ở thời đại hậu cơng nghiệp
ngày nay. Trình độ, cốt cách công nhân trong môi trường kinh tế
- xã hội nêu trên đã và đang thay đổi về chất. Lao động của họ
sẽ mang đặc trưng sáng tạo của lao động trí óc, nó rất gần với
lao động của những kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp, bằng chất
xám là chủ yếu chứ khơng cịn đơn thuần là lao động chân tay
cơ bắp như công nhân truyền thống trước đây. Công nhân trí
thức sẽ phải là đại biểu tinh hoa của giai cấp mình, góp phần
vào sự phát triển tinh hoa của Đảng, của dân tộc và xã hội. Với
một giai cấp công nhân hiện đại như vậy, mà bộ phận cơng
nhân trí thức sẽ ngày càng tăng lên, nổi trội trong cơ cấu giai
cấp công nhân và cơ cấu xã hội nói chung, Đảng Cộng sản
mang bản chất giai cấp cơng nhân sẽ phải khơng ngừng trí tuệ


18

hố, khoa học hố và dân chủ hố trong tồn bộ hoạt động lãnh

đạo và cầm quyền của mình. Hiện diện trong lòng giai cấp và
dân tộc, Đảng sẽ tự biểu hiện mình một cách xứng đáng là đại
biểu cho tinh hoa tư tưởng - chính trị - đạo đức và văn hố của
cả dân tộc, ngang tầm thời đại.
Chính là trong đà phát triển hiện nay của dân tộc và thế giới
hiện đại, đã ngày càng đầy đủ và chín muồi những điều kiện để
Đảng Cộng sản tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của
thời đại như Lênin đã từng địi hỏi và như Hồ Chí Minh đã chỉ ra,
Đảng là đạo đức và văn minh, là một Đảng chân chính cách
mạng.
Tri thức hố và trí thức hố cơng nhân có tầm quan trọng và
ý nghĩa sâu xa như thế, chẳng những đối với sự phát triển nội
tại của giai cấp mình mà cịn đối với việc nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đối với sự phát triển và


19

chấn hưng dân tộc, tương lai, triển vọng tốt đẹp của xã hội Việt
Nam trong bước chuyển từ truyền thống tới hiện đại.
Vậy tri thức hố và trí thức hố công nhân để xây dựng giai
cấp công nhân hiện đại cần được hiểu như thế nào, cần có
những giải pháp nào để thực hiện, những điều kiện nào để đảm
bảo kết quả và hiệu quả. Đó là những vấn đề cần làm rõ, dù
mới là bước đầu trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
Về lâu dài, đây sẽ là một trọng điểm cần đi sâu trong nghiên
cứu về giai cấp cơng nhân và cơng đồn, về chủ nghĩa xã hội
Việt Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tiến
trình đổi mới.
Tri thức hố công nhân là tiền đề và điều kiện trực tiếp để

trí thức hố cơng nhân. Kết quả và tác dụng của tri thức hố
cơng nhân sẽ từng bước thúc đẩy q trình trí thức hố cơng
nhân để tạo ra đội ngũ cơng nhân trí thức như là lực lượng tinh
hoa trong giai cấp cơng nhân, là thành phần nịng cốt trong


20

nguồn nhân lực chất lượng cao của giai cấp công nhân và của
xã hội. Trí thức hố cơng nhân khơng phải là biến người cơng
nhân thành người trí thức, càng khơng phải là giai cấp cơng
nhân trở thành trí thức. Trong cơ cấu xã hội, công nhân nằm
trong lực lượng xã hội (hay một tập đồn, một nhóm xã hội lớn
với tư cách là một giai cấp, trong khi đó, trí thức chỉ hợp thành
một tầng lớp xã hội. Trí thức đến từ nhiều nguồn gốc giai cấp và
xã hội khác nhau, làm nghề tự do, nghiên cứu khoa học, sáng
tác biểu diễn trong lĩnh vực đời sống văn hoá tinh thần, hoạt
động văn hoá nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, hoạt động xã hội,
công chức nhà nước. Một số trí thức cịn tham gia vào lãnh đạo
quản lý. Tầng lớp trí thức đa dạng và đơng đảo, nói chung hành
nghề bằng lao động trí óc sáng tạo, phần lớn là phục vụ nền
sản xuất xã hội một cách gián tiếp chứ không trực tiếp tạo ra
của cải vật chất, sản phẩm vật chất cho xã hội như công nhân,
nhưng mặt khác, nền sản xuất vật chất và sự phát triển kinh tế -


21

xã hội lại cần đến trí thức, sử dụng ngày càng nhiều chất xám
của trí thức để phát triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ.

Cũng có khơng ít trí thức xuất thân từ cơng nhân và cũng có
khơng ít công nhân sau khi được đào tạo, nhất là đào tạo bậc
cao sẽ dịch chuyển từ hoạt động sản xuất vật chất trực tiếp với
tư cách công nhân sang hoạt động lao động trí óc chun
nghiệp được gọi là nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ hay người
trí thức. Đây là sự biến đổi vị trí xã hội hay thay đổi nghề nghiệp
đối với con người, trong từng trường hợp cụ thể.
Trí thức hố cơng nhân mang hàm nghĩa chủ yếu là:
Thứ nhất, làm tăng tính chất lao động trí óc sáng tạo, nâng
trình độ của một bộ phận cơng nhân tới trình độ của trí thức
khoa học - kỹ thuật - công nghệ.
Thứ hai, tạo ra một bộ phận cơng nhân vượt trội, khơng
những có trình độ học vấn, văn hố cao mà cịn làm việc trong
mơi trường trí thức, giống như trí thức. Đây là bộ phận công


22

nhân lao động bằng chất xám, sử dụng chất xám, điều khiển
máy móc, cơng nghệ hiện đại, tự động hố, tin học hố.
Song cơng nhân trí thức vẫn là cơng nhân, làm việc tập
trung, mang phong cách công nghiệp, thao tác, tác nghiệp bằng
máy, có thể tham gia vào việc thiết kế, phát minh như các
chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp. Đội ngũ cơng nhân trí
thức là đội ngũ những người lao động cao cấp, lao động phức
tạp và mang đặc trưng sáng tạo của kiểu lao động trí óc.
Trí thức hố cơng nhân và xây dựng đội ngũ cơng nhân trí
thức sẽ tạo ra mối liên kết xã hội mật thiết giữa cơng nhân với
trí thức, trí thức với cơng nhân, nhà trí thức khoa học - công
nghệ sẽ gắn nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng đồng

thời làm cho công nhân cũng tham gia vào nghiên cứu, thiết kế,
phát minh. Tính độc quyền và sự chia cắt, biệt lập trong nghiên
cứu giữa trí thức với những ai khơng phải là trí thức bị xố bỏ.
Song, những khác biệt trong tính chun nghiệp đặc thù của trí


23

thức và của cơng nhân cũng khơng vì thế mà mất đi. Nói tóm
lại, trí thức hố cơng nhân là phương thức đã tạo ra đội ngũ
cơng nhân trí thức trên cơ sở và tiền đề tri thức hố cơng nhân
như một trọng điểm của quá trình nâng cao dân trí của xã hội.
Đây là hai phương diện khác nhau nhưng thống nhất với
nhau của cùng một vấn đề và một q trình, đó là xây dựng và
phát triển giai cấp cơng nhân hiện đại với cơng nhân trí thức là
nịng cốt.
Để "rút ngắn q trình CNH, HĐH đất nước theo định
hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức", đẩy nhanh tốc
độ cơng nhân hóa lực lượng lao động, trí thức hóa cơng nhân,
nước ta phải đổi mới và phát triển mạnh các ngành, các sản
phẩm có giá trị sản phẩm gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức,
phải đổi mới nền giáo dục theo hướng hiện đại, phát triển
KH&CN hiện đại và phải có cơ chế và chính sách phù hợp với
sự phát triển kinh tế tri thức. Trước hết, cần quán triệt một số


24

quan điểm cơ bản: Thực hiện trí thức hóa đội ngũ cơng nhân
phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các ngành, mà

nịng cất là giáo đục - đào tạo, các lực lượng, trong đó đội ngũ
trí thức có vị trí quan trọng đặc biệt. Chủ thể quan trọng hàng
đầu và là đối tượng trực tiếp của q trình trí thức hóa cơng
nhân chính là sự tích cực học tập, tự hoàn thiện và vươn tới
của bản thân người cơng nhân. Cơng nhân hóa lực lượng lao
động, trí thức hóa đội ngũ cơng nhân phải được coi là nhiệm vụ
quan trọng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH,
HĐH và sự phát triển của kinh tế tri thức. Nó phải được kết hợp
chặt chẽ, "Thống nhất định hướng giữa phát triển KH&CN với
chấn hưng giáo đục - đào tạo". Phát huy quan hệ tương tác
thúc đẩy lẫn nhau giữa hoạt động KH&CN và GDĐT với phát
triển kinh tế. Nội dung trí thức hóa cơng nhân phải toàn diện và
đồng bộ được triển khai ở tất cả các ngành kinh tế - kỹ thuật,


25

công - nông nghiệp và dịch vụ. Dưới đây là một số giải pháp cụ
thể đẩy mạnh trí thức hóa công nhân ở Việt Nam:
Một là, phải tạo được tiền đề sử dụng nguồn nhân lực có
chất lượng cao ở tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật. Trước hết
phải "đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn... Chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo
ra giá trị gia tăng ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến
và thị trường". Thực tế, ta phải chuyển mạnh thâm canh, ứng
dụng các thành tựu công nghệ cao, công nghệ sinh học vào tất
cả các khâu trong q trình sản xuất như ứng dụng cơng nghệ
sinh học để tạo ra giống cây, giống con mới có giá trị kinh tế cao
trên một đơn vị điện tích, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao
vào các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo

quản nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất
lượng hàng hóa nơng sản. "Phát triển các khu nơng, lâm, ngư
nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung,


×