1
THU HOẠCH-Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đáp
ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại
hóa đất nước
MỞ ĐẦU
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù
trung tâm, xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là
một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen
đối với nhân loại.
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự biến động phức tạp,
khó lường của tình hình thế giới, trước sự phát triển quanh
co của lịch sử, nhất là từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới
lâm vào thoái trào, chủ nghĩa tư bản tạm thời thắng thế, làn
sóng hận thù chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin lại dấy
lên khắp mọi nơi. Nhân cơ hội đó, kẻ thù của chủ nghĩa xã
2
hội, thậm chí có cả một bộ phận khơng ít những người vốn là
mác xít, nay trở cờ, lật lọng quay lại phê phán, xuyên tạc, phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận học thuyết về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và rêu rao về sự “tận
cùng của lịch sử”. Trong bối cảnh đó, việc làm sáng tỏ và
nhận thức lại đúng đắn hơn về giai cấp cơng nhân là vấn đề
có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và thiết thực.
Đối với cách mạng Việt Nam, trải qua hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, giai cấp công nhân đã thể hiện rõ vai trị, sứ mệnh
lịch sử của mình. Giai cấp công nhân là người lãnh đạo cách
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy
nhiên, cũng cần nhận thức được rằng, bên cạnh những mặt
ưu điểm, giai cấp cơng nhân Việt Nam hiện nay cũng cịn
những điểm hạn chế. Trước yêu cầu của sự nghiệp cách
mạng trong giai đoạn mới, đặc biệt là yêu cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải xây
3
dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là
lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trên cơ sở
tổng kết 20 năm đổi mới, đã xác định phương hướng xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam trở thành lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
“Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất
lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi
đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
[1; 118]
Tác giả lựa chọn vấn đề “Xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” làm vấn đề nghiên
cứu trong q trình học tập môn Những nguyên lý chủ nghĩa
xã hội khoa học. Qua đó, góp phần làm sáng tỏ khái niệm,
thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời đề xuất
một số giải pháp nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt
4
Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước.
NỘI DUNG
1. Giai cấp cơng nhân Việt Nam và những đặc điểm
của nó hiện nay
5
1.1 Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam
Bàn về khái niệm giai cấp công nhân, cho tới nay, tuỳ
thuộc vào lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận
thức và phương pháp tiếp cận, vẫn còn những ý kiến khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Ngay từ năm 1845, khi bắt tay vào việc nghiên cứu giai
cấp công nhân, trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C.Mác
đã đặt câu hỏi: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vơ sản
thực sự là gì và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó,
giai cấp vơ sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử” [2; 56].
Trong các tác phẩm: “Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hê ghen”(1844), “Tình cảnh những người lao động
ở Anh” (1844-1845), “ Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng
sản” (1847), “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848)...
C.Mác và Ph.Ăngghen đã bàn và sử dụng nhiều từ đồng
nghĩa để biểu đạt khái niệm giai cấp công nhân như : “giai
cấp công nhân”, “giai cấp vô sản”, “giai cấp vô sản công
nghiệp”, “giai cấp vô sản hiện đại”, “giai cấp công nhân hiện
6
đại”, “giai cấp vô sản công nghiệp”, “giai cấp công nhân công
xưởng, nhà máy”, “giai cấp công nhân đại cơ khí”... Ngồi ra,
trong những điều kiện và hồn cảnh cụ thể, các ơng cịn sử
dụng một số hình thức diễn đạt khác như: “lao động làm
thuê”, “giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức
lao động của mình”, “giai cấp của những người hồn tồn
khơng có của”, “giai cấp công nhân làm thuê thế kỷ XIX”...
Cần khẳng định rằng, tất cả những thuật ngữ đồng
nghĩa này chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu đạt trong
những văn cảnh cụ thể của một khái niệm: giai cấp công
nhân. Sự khác nhau căn bản, theo các ông, chỉ là sự khác
nhau giữa những công nhân đứng máy (thuộc về những
người này có một số cơng nhân trơng coi máy phát động,
nghĩa là cho nó ăn than, dầu) và những người giúp việc (hầu
hết là trẻ em) cho những cơng nhân cơ khí đó. Trên một mức
độ nhiều hay ít, tất cả feeders (những người chỉ nạp nguyên
liệu cho máy móc) đều là những người giúp việc. Bên cạnh
những loại thợ chính đó cịn có những người, với một số
7
lượng khơng đáng kể, làm cơng việc kiểm tra tồn bộ máy
móc và thường xuyên sửa chữa máy móc như kỹ sư, thợ
máy, thợ mộc v.v... Đó là lớp cơng nhân cao cấp, một phần có
tri thức khoa học, một phần có tính thủ cơng, đứng ngồi giới
cơng nhân cơng xưởng và chỉ được kết hợp với những công
nhân này thơi. Sự phân cơng lao động đó có tính chất thuần
t cơng nghệ” [3; 602]
Ngồi ra, khi phân biệt bản chất cách mạng của giai cấp
công nhân gắn với vai trị, sứ mệnh mệnh sử thế giới của nó
với sự biến dạng bản chất ấy, sự tha hoá, đánh mất mình của
giai cấp vơ sản trong tình trạng bị nơ dịch bởi chủ nghĩa tư
bản, các nhà kinh điển đã sử dụng những thuật ngữ đối
ngược nhau: “giai cấp vô sản cách mạng” và tầng lớp “vô sản
lưu manh” mất gốc, những phần tử cặn bã của xã hội tư sản.
Đồng thời, cũng để phân biệt giai cấp công nhân cách mạng
với bộ phận công nhân đã khuất phục và trở thành công cụ
của giai cấp tư sản để phá hoại phong trào cơng nhân từ bên
trong, mưu toan kìm hãm và khuôn cuộc đấu tranh của giai
8
cấp công nhân trong trật tự của “chủ nghĩa công liên” vì mục
tiêu kinh tế và lợi ích tầm thường do hệ tư tởng tư sản và tiểu
tư sản thao túng, các ông cần sử dụng thuật ngữ “công nhân
quý tộc”. Vậy là, theo các ơng “cơng nhân q tộc” và tầng lớp
vơ sản lưu manh khơng cịn là bộ phận của giai cấp công
nhân nữa mà đã trở thành bộ phận của giai cấp tư sản hoặc
là tầng lớp cặn bã của xã hội.
Tất cả những diễn đạt nêu trên về khái niệm giai cấp
công nhân của các nhà kinh điển được đặt trong hoàn cảnh
lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở
các ơng đã đưa vào hai tiêu chí để phân định giai cấp công
nhân với các giai tầng xã hội khác:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản
xuất: giai cấp cơng nhân là những người (tập đồn người) lao
động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các cơng cụ sản xuất
có tính chất cơng nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá,
quốc tế hoá cao. Đây cũng là tiêu chí cơ bản phân biệt người
cơng nhân hiện đại vời người thợ thủ công thời trung cổ hay
9
người thợ trong công trường thủ công. C.Mác viết: “Trong
công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công
nhân sử dụng cơng cụ của mình, cịn trong cơng xưởng thì
người cơng nhân phải phục tùng máy móc”[4; 605].
Đối với C.Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp cơng nhân là tập
đồn người, bao gồm những người công nhân công xưởng,
là sản phẩm của nền đại công nghiệp và phát triển cùng với
sự phát triển của đại công nghiệp: “Các giai cấp khác đều suy
tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại cơng nghiệp,
cịn giai cấp vơ sản là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp”[5; 610];
Là sản phẩm của đại công nghiệp, nên giai cấp công
nhân là hiện thân của lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại,
đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến. Do đó, nó có
những phẩm chất riêng mà khơng có giai tầng nào có được.
Đó là: tính tiên tiến, hiện đại; ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác
phong công nghiệp, tinh thần khoa học và thái độ cách mạng
triệt để; tinh thần quốc tế cao cả...
10
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa: Giai cấp công nhân - giai cấp những người làm th
thế kỷ XIX, do khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao
động, làm thuê cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị
thặng dư. Chính vì vậy, giai cơng nhân trở thành giai cấp đối
kháng với giai cấp tư sản: “Giai cấp tư sản, tức giai cấp tư
bản, mà lớn lên thì giai cấp vơ sản, giai cấp cơng nhân hiện
đại, tức là giai cấp chỉ có thể kiếm được việc làm, và chỉ kiếm
được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản,
cũng phát triển theo. Những cơng nhân ấy buộc phải tự bán
mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hố, tức là một
món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế,
họ phải chịu hết mọi may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên
xuống của thị trường...”[6; 605].
Căn cứ vào hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những
nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Ph.Ănghen đã đưa ra
định nghĩa về giai cấp vô sản: “Giai cấp vô sản là một giai
cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của
11
mình, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công
việc làm ăn, vào sự biến động của cuộc cạnh tranh khơng gì
ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của
những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX...
Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh
ra”[7; 441].
Phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ănghen trong
thời đại Đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, trên cơ
sở quan niệm đúng và mới về giai cấp, Lênin đã bổ sung
thêm những thuộc tính mới của giai cấp công nhân. Theo
Lênin, sự phân chia giai cấp trong xã hội phải dựa vào địa vị
và sự khác nhau của các tập đoàn người trong quan hệ đối
với chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, sự khác nhau trong quan
hệ đối với quản lý sản xuất và khác nhau trong quan hệ phân
phối sản phẩm. Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, Lênin đã
đa ra một định nghĩa nổi tiếng về giai cấp; trong những tác
phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, “Nhà nước
12
và cách mạng”, “Kinh tế chính trị trong thời đại chun chính
vơ sản”... Lênin đã đư ra một định nghĩa mẫu mực về giai
cấp công nhân: “là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp
lãnh đạo tồn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản,
trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc
đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát
triển của giai cấp vô sản là đi tới chỗ tự thủ tiêu mình với tư
cách là giai cấp vô sản” [8; 34].
Như vậy, cần khẳng định rằng: trong tất cả những thuật
ngữ mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nói về
giai cấp cơng nhân như đã nêu ở trên đều có cùng một bản
chất và có hình thức diễn đạt chặt chẽ, hàm súc của một khái
niệm khoa học. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, hai thuật
ngữ “giai cấp công nhân” và “giai cấp công nhân hiện đại”
là phù hợp hơn cả. Nó cũng phù hợp và giữ nguyên giá trị
trong xu thế phát triển của thế giới, của cách mạng khoa học
- công nghệ hiện đại. Đã đến lúc cần thống nhất sử dụng hai
thuật ngữ này trong các sách, báo lý luận, trong văn kiện
13
chính trị cũng như trong ngơn ngữ hằng ngày. Nói giai cấp
cơng nhân ngày nay tức là nói tới giai cấp cơng nhân hiện
đại, một giai cấp đạt tới trình độ phát triển hiện đại về mọi phương diện, cả về chính trị tư tưởng, tổ chức, cả về số lượng
và chất lượng trình độ học vấn và tay nghề, thực sự là lực
lượng lãnh đạo xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản,
sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ
tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Hiện nay, ở các nước xã hội chủ nghĩa, hoặc ở các nước đang trên con đường phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, khi giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm
quyền và là chủ sở hữu đích thực các tư liệu sản xuất chủ
yếu của xã hội, thì khái niệm giai cấp vơ sản theo đúng nghĩa
đen của từ cũng hồn tồn khơng cịn nữa.
Tất nhiên, giai cấp cơng nhân ở các nước này vẫn là
một bộ phận của giai cấp vơ sản (giai cấp cơng nhân) tồn
thế giới. Nó xố bỏ tình cảnh vơ sản, nơ lệ trước đây và trở
thành giai cấp có địa vị của người làm chủ. Và do đó, ở các
14
nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước đang phát triển
theo con đường tư bản chủ nghĩa hiện nay, trên thực tế cũng
khơng cịn giai cấp vơ sản theo nguyên nghĩa ở thế kỷ XIX
nữa, cả về tài sản, mức sống, điều kiện sống, trình độ học
vấn và trình độ văn hố nói chung. Cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, giai cấp cơng nhân
có xu hướng “trí thức hố” để trở thành giai cấp cơng nhân trí
thức (giai cấp cơng nhân có trình độ tri thức cao, cơng nhân
tự động hố, khơng phải cơng nhân cơ khí hố).
Tuy nhiên, trình độ tri thức của công nhân ngày càng
cao không hề làm thay đổi bản chất của giai cấp công nhân
trong chủ nghĩa tư bản, với tư cách là giai cấp làm thuê cho
giai cấp tư sản trong hoạt động sản xuất cơng nghiệp. Hiện
tượng cơng nhân có cổ phần, cổ phiếu có xu hướng ngày
càng tăng, đương nhiên là tỷ lệ này khơng lớn, song thực tế
đó cũng khơng làm thay đổi một sự thật là toàn bộ tư liệu sản
xuất cơ bản nhất, quyết định nhất đối với nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản, và giai cấp công
15
nhân vẫn phải bán sức lao động chân tay, lao động trí óc cho
nhà tư bản để kiếm sống. Do đó, bản chất bóc lột của chế độ
tư bản chủ nghĩa không hề thay đổi.
Ở Việt Nam, khi bàn về khái niệm giai cấp công nhân,
các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra
những định nghĩa khác nhau:
Theo các tác giả trong cơng trình “Một số vấn đề về chủ
nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay”, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ mơn
khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.CTQG,
Hà Nội, 1996, định nghĩa: Giai cấp công nhân là giai cấp
những người lao động hoạt động sản xuất trong các ngành
công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau, mà địa vị
kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời: ở
các nước tư bản, họ là những người khơng có hoặc về cơ
bản khơng tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản
và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã
hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động
16
làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp
tác lao động cho mình” [9; 97]
Với định nghĩa này, thứ nhất, tập thể các tác giả đã dựa
chắc vào hai tiêu chí mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra để
xác định giai cấp công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa:
về phương thức lao động, phương thức sản xuất và về vị trí
trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, ở các nước tư bản,
họ là những người khơng có hoặc về cơ bản khơng tư liệu
sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư
sản bóc lột giá trị thặng dư; thứ hai, đã nêu được địa vị giai
cấp cơng nhân sau khi giành được chính quyền.
Tuy nhiên, định nghĩa này chưa phản ánh được một
thực tế là trong các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay đang
phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, như Trung
Quốc, hoặc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, như Việt Nam, trên thực tế vẫn cịn bộ phận
giai cấp cơng nhân trong các thành phần kinh tế ngồi quốc
doanh bị nhà tư bản bóc lột, chưa phải là người chủ, nhất là
17
trong giai đoạn đầu, bộ phận này lại chiếm chủ yếu. Hơn nữa,
định nghĩa này cũng chưa phản ánh được xu thế vận động và
tính đa dạng của cơ cấu giai cấp trong quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, cũng như sự gia tăng đầu tư của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; chưa làm rõ vai trị thống
trị về mặt chính trị của giai cấp cơng nhân, bất luận trong hình
thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa…
Theo giáo sư Phạm Xuân Nam trong tác phẩm “Đổi mới
chính sách xã hội, luận cứ và giải pháp”, Nxb CTQG, Hà Nội,
1997 cho rằng: “GCCN là một tập đoàn xã hội rộng lớn
những người lao động làm việc trong các ngành sản xuất
kinh doanh, dịch vụ cơng nghiệp có thu nhập chủ yếu bằng
tiền lương hay tiền công, do trực tiếp vận hành những tư liệu
sản xuất, cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày càng hiện đại trong
các ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân, đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến, cho nên GCCN Việt Nam, thơng
qua Đảng tiên phong của mình có vai trị đi đầu trong tiến
trình lịch sử đương đại của dân tộc” [10; 136]
18
Định nghĩa này cũng căn cứ vào các tiêu chỉ mà các nhà
kinh điển đã nêu ra để xác định khái niệm giai cấp công nhân,
đồng thời cũng xác định giới hạn của giai cấp công nhân là
những người hưởng lương hoặc tiền cơng và nêu lên được
vai trị đại diện cho lực lượng sản xuất. Tuy nhiên định nghĩa
này vẫn chưa làm rõ vai trò thống trị về mặt chính trị của giai
cấp cơng nhân, bất luận trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản
chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa…
Theo tập thể các tác giả trong cuốn giáo trình Chủ nghĩa
xã hội khoa học, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ
giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, định nghĩa:
“Giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình
thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công
nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất
cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản
xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ
xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ
19
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. ở các nước tư bản,
giai cấp công ngân là những người khơng có hoặc về cơ bản
khơng có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản
và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã
hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm
chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao
động vì lợi ích chung của tồn xã hội trong đó có lợi ích chính
đáng của bản thân họ” [11; 99].
Đối với định nghĩa này, ưu điểm chủ yếu là đã kế thừa
định nghĩa trong cơng trình “Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác
- Lênin trong thời đại ngày nay”, và có bổ sung thêm tính hiện
đại của giai cấp cơng nhân do gắn liện với nền sản xuất công
nghiệp hiện đại và bổ sung thêm vai trò động lực của giai cấp
công nhân, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Song cũng vẫn chỉ
nói được tính phức tạp của cơ cấu giai cấp công nhân cũng
như thực tế bộ phận cơng nhân ngồi quốc doanh chưa phải
là người làm chủ mà cịn bị bóc lột…
20
Hiện nay, thế giới đã bước vào nền văn minh tin học,
văn minh trí tuệ, nền văn minh tin học. Trong điều kện ấy, sứ
mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng triệt
để con người tất yếu vẫn thuộc về giai cấp công nhân hiện
đại, tuyệt nhiên khơng phải vì là giai cấp nghèo khổ, thất học,
khơng có của mà chính là ở chỗ giai cấp này mang bản chất
cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến,
hiện đại.
Xuất phát từ sự phân tích trên, có thể đi tới định nghĩa
về giai cấp công nhân hiện nay như sau: Giai cấp công nhân
là một tập đoàn những người lao động ra đời và phát triển gắn
liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, ngày càng xã hội
hoá, quốc tế hoá cao và phát cùng với sự phát triển của nền
kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức; là lực lượng sản
xuất cơ bản và tiên tiến của thời đại hiện nay; là giai cấp thống
trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu
tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội
21
mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các
giai cấp
Như vậy, định nghĩa về giai cấp công nhân bao hàm
những nội dung:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là tập đồn những người
lao động hình thành gắn liền với nền sản xuất công nghiệp
hiện đại ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao. Là con đẻ
của nền đại công nghiệp, cùng với sự phát triển của đại cơng
nghiệp, giai cấp cơng nhân ln có biến động cả về số lương,
chất lượng và cơ cấu. Tuy nhiên, dù có biến đổi theo chiều
hướng nào, giai cấp cơng nhân vẫn ln là một tập đồn
người ổn định phát triển. Nền công nghiệp càng phát triển,
giai cấp công nhân càng phát triển ổn định, không hề “biến
mất”, trái lại, nó ln được bổ sung vào trong cơ cấu những
bộ phận tiến tiến gắn liền với nền sản xuất công nghiệp, nền
kinh tế tri thức .
Thứ hai, giai cấp công nhân hiện nay phát triển gắn liền
đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và
22
nền kinh tế tri thức. Nghĩa là, trong thời đại mới, thời đại của
khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của giai cấp công
nhân không chỉ gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
công nghiệp mà còn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
trí thức. Giai cấp cơng nhân cơng nghiệp (cơng nhân cơ khí)
của nền kinh tế cơng nghiệp dần biến đổi thành giai cấp cơng
nhân trí thức, giai cấp ấy không khác về bản chất so với giai
cấp công nhân cơng nghiệp, nhưng có sự thay đổi về chất
lượng. Nhiều phẩm chất của giai cấp cơng nhân được hình
thành trong nền kinh tế công nghiệp, nay được phát triển
hơn, phát huy mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như tính quốc tế,
tính tổ chức kỷ luật...và đồng thời cũng xuất hiện những
phẩm chất mới của giai cấp cơng nhân trí thức.
Thứ ba, giai cấp công nhân trong nền kinh tế công
nghiệp cũng như trong nền kinh tế tri thức luôn là lực lượng
sản xuất cơ bản và tiên tiến, thấm trí, ngày nay, giai cấp cơng
nhân cịn là lực lượng đi đầu, là lực lượng lãnh đạo sự
23
nghiệp phát triển nền kinh tế tri thức. Sẽ không thể có nền
kinh tế tri thức phát triển nếu khơng có giai cấp cơng nhân trí
thức phát triển. Ngược lại, khơng thể có giai cấp cơng nhân
trí thức nếu khơng có nền kinh tế tri thức phát triển. Giai cấp
cơng nhân đã có sự thay đổi về hình thức và nội dung, song
bản chất lao động sáng tạo, bản chất cách mạng và khoa học
thì khơng thay đổi.
Thứ tư, giai cấp cơng nhân là giai cấp thống trị về chính
trị qui định chiều hướng phát triển của xã hội loài người. Điều
đó có nghĩa là, cả trong điều kiện chưa trở thành giai cấp
cầm quyền- trong chủ nghĩa tư bản và trong điều kiện cầm
quyền- trong chủ nghĩa xã hôi, giai cấp công nhân luôn là giai
cấp tiên phong, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại
diện cho xu hướng tiến bộ, có vai trị quyết định chiều hướng
phát triển hợp qui luật, hợp xu thế của thời đại- thời đại quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
thế giới.
24
Thứ năm, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo toàn
xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự
nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh
để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Đã là giai cấp cơng nhân thì dù trong điều kiện hồn cảnh
nào vẫn là giai cấp có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới: lật đổ ách
áp bức tư bản chủ nghĩa, ách áp bức cuối cùng trong lịch sử,
lãnh đạo nhân dân sáng tạo ra xã hội mới, xã hội xã hội chủ
nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng triệt để con
người.
Từ cách tiếp cận như vậy, đặc biệt là căn cứ vào sự biến
đổi, phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, các
nhà khoa học đã thống nhất đưa ra định nghĩa giai cấp công
nhân Việt Nam như sau: Giai cấp công nhân Việt Nam là một
lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những
người lao động chân tay và trí óc, làm cơng hưởng lương
trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công
25
nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất
cơng nghiệp (Nghị quyết Trung ương 6 - Khóa X)
Định nghĩa đó đã phán ánh khá đầy đủ bộ mặt của giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay, là cơ sở khoa học để nhận
thức về giai cấp công nhân cũng như sứ mệnh lịch sử của nó
đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng giai cấp
công nhân nước ta ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa cần phải đi vào tìm hiểu
những đặc điểm của nó.
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp, lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn
liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực
sự trở thành giai cấp công nhân Việt Nam từ thời kỳ khai
thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1924-1929).
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng, q trình đổi
mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở