Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

THU HOẠCH giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khi việt nam trở thành thành viên của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.54 KB, 52 trang )

1

THU HOẠCH-Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO

MỞ ĐẦU
Sự kiện nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) vào ngày 11 tháng 07 năm 2006 chứng tỏ sự thừa
nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thay đổi tích cực,
to lớn và tồn diện trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới
đúng đắn của Ðảng ta. Sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc về
chính trị, kinh tế, xã hội; khẳng định vị thế ngày càng cao của
nước ta trên thế giới; thể hiện rõ ý chí của tồn Ðảng, tồn
dân ta quyết tâm xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, ổn
định về chính trị, đồng thuận về xã hội, xứng đáng là một
trong những nền kinh tế phát triển năng động, sẵn sàng thực
hiện các cam kết chung với cộng đồng quốc tế. Riêng đối với
lĩnh vực văn hóa, sự kiện này cũng có những tác động thuận


2

- nghịch to lớn địi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hành
động kịp thời và hiệu quả.
Việt Nam gia nhập WTO thể hiện tiến trình chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua,
nước ta cũng tăng cường giao lưu văn hóa với các nước trên
thế giới. Sau WTO, cùng với việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế, việc giao lưu văn hóa quốc tế sẽ mạnh mẽ hơn.
Với mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là


giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập
quốc tế. Trên thế giới, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào đều tìm
mọi cách giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa của riêng mình, vì
mất bản sắc sẽ khơng cịn là một quốc gia, một dân tộc nữa.
Bản sắc văn hóa mỗi dân tộc đã đóng góp chung cho nền
văn minh nhân loại, làm cho nó đa dạng, phong phú, kết tinh
những tinh hoa văn hóa của các dân tộc ở khắp các châu lục.
Việc giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới là rất cần
thiết, nó là nguồn bổ sung, làm giàu có thêm cho nền văn hóa


3

mỗi dân tộc. Một nền văn hóa đóng cửa khép kín sẽ khơ héo,
thiếu sức sống và kém phát triển. Vấn đề đặt ra là khi giao
lưu, hội nhập quốc tế là khơng chỉ tiếp thu những tinh hoa
văn hóa của nhân loại mà còn phải giữ được nền văn hóa
dân tộc, khơng đánh mất bản sắc của chính mình.
Thực tế cho thấy, khi mở rộng giao lưu văn hóa, bên
cạnh cơ hội để tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới thì
những sản phẩm "văn hóa" xấu, độc từ bên ngoài cũng tràn
vào nước ta. Nạn sách đen, video đen, băng đĩa kích thích
bạo lực, kích dục len lỏi đến tận ngõ xóm, làng quê…Chúng
ta mất bao nhiêu cơng sức truy qt mà vẫn chưa xóa bỏ
được. Những sản phẩm văn hóa xấu, độc này rất nguy hại,
làm vẩn đục mơi trường văn hóa, ảnh hưởng tới lối sống, đạo
đức của mọi người, nhất là lớp trẻ. Càng mở rộng giao lưu
văn hóa, càng phải ngăn chặn quyết liệt những sản phẩm văn
hóa xấu, độc. Ngăn chặn có hiệu quả chính là góp phần giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.



4

Trong học phần Quan hệ quốc tế, trên cơ sở nghiên cứu
một số tổ chức quốc tế, nhất là tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), bản thân tôi nhận thấy rằng, trong quá trình gia nhập
WTO, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một vấn
đề cấp thiết đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, tơi đã lựa chọn vấn đề
“Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khi Việt
Nam trở thành thành viên của WTO” làm nội dung viết thu
hoạch

NỘI DUNG
1. Việt Nam gia nhập WTO – cơ hội và thách thức đối
với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thành lập ngày
01/01/1995 với tư cách là thể chế pháp lý điều tiết các mối
quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế mang tính tồn cầu.
WTO ra đời trên cơ sở kế thừa tất cả các nguyên tắc, luật lệ
của tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan,


5

thương mại và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and
Trade - GATT) được 23 nước sáng lập ký kết tháng 10/1947,
chính thức có hiệu lực tháng 01/1948. Có thể nói rằng, sự ra
đời của WTO đã thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa

các nước trên thế giới, tạo điều kiện để các nước phát triển
kinh tế.
Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện rất tích
cực, đúng đắn đường lối chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực theo tinh thần: phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, an
ninh quốc gia, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn
bản sắc văn hố dân tộc. Có thể nói, đến nay chúng ta đã có
sự nhất trí cao về đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực. Từ thống nhất về nhận thức tư tưởng ấy đã
chuyển biến thành hành động kinh tế đối ngoại tích cực.
Đến nay, vấn đề có tham gia hội nhập hay khơng khơng
cịn là vấn đề phải bàn cãi mà vấn đề quan tâm chính là lộ
trình, bước đi hội nhập, các giải pháp hội nhập, hình thức hội


6

nhập sao cho đạt kết quả cao nhất, tìm những biện pháp
khắc phục khó khăn và loại bỏ những nguy cơ, thách thức
sinh ra trong quá trình hội nhập. Để tiến hành hội nhập kinh
tế toàn cầu, chúng ta đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện như
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, điều chỉnh
đường lối chính sách, ban hành các văn bản pháp luật kinh tế
nhằm tạo ra sự gặp gỡ với các nền kinh tế thế giới. Đối với
Tổ chức Thương mại thế giới, chúng ta đã nghiên cứu tìm
hiểu hàng loạt các văn bản pháp luật, chính sách kinh tế của
các nước thành viên, có biện pháp và lộ trình thích hợp để
gia nhập tổ chức này.
Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO từ tháng 1 năm

1995 và đã được tiếp nhận, được công nhận là quan sát viên
của tổ chức sau hơn 10 năm, trải qua hàng trăm cuộc đàm
phán song phương và đa phương với sự tham gia của tất cả
các bộ, các ngành kinh tế, các bộ, ngành tổng hợp, Văn
phòng Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Việt Nam đã
trả lời trên 3000 câu hỏi của các thành viên ban công tác


7

WTO về chính sách kinh tế, thương mại của Việt Nam, cung
cấp nhiều thông tin khác nhau theo biểu mẫu do WTO qui
định về hỗ trợ, trợ cấp trong công - nơng nghiệp, các doanh
nghiệp có đặc quyền, các biện pháp đầu tư khơng thích hợp
với qui định của WTO, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn
kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…
Ngày 07/11/2006 tại trụ sở của WTO ở Giơnevơ (Thụy Sĩ)
đã diễn ra phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO, chính
thức kết nạp Việt Nam thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại lớn nhất thế giới này. Đây là một sự kiện quan
trọng đánh dấu sự trưởng thành của nước ta trên con đường
hội nhập quốc tế, khẳng định tính tích cực, nhạy bén trong lãnh
đạo, chỉ đạo, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế.
Việc nước ta gia nhập WTO có thể nói: đã, đang và sẽ
đem lại cho chúng ta những cơ hội phát triển to lớn cũng như



8

những thách thức gay gắt. Hiện nay, thế giới đang chứng
kiến hai yếu tố lớn tác động mạnh mẽ đến bức tranh kinh tế
toàn cầu là: sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự gia
tăng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Những công
ty tư bản xuyên quốc gia, những thế lực chủ yếu chi phối
“luật chơi” của kinh tế thế giới không phải không mong muốn
kiến tạo “một thế giới theo hình ảnh của nó” - như cách diễn
đạt của C.Mác, Ph.Ăngghen cách đây hơn 160 năm - cả về
chính trị và văn hóa. Với góc tiếp cận này, việc Việt Nam trở
thành thành viên của WTO lại là một “thời cơ” lớn đối với các
thế lực thù địch thực thi chiến lược “Diễn biến hịa bình”,
chống phá cách mạng Việt Nam. Sự chống phá đó, trong
nhiều trường hợp, được ẩn náu, che dấu kín đáo trong các
quan hệ kinh tế, thương mại, hợp tác, đầu tư làm cho chúng
ta khó nhận biết chính xác, rõ ràng, và vì thế, cuộc đấu tranh
chống “Diễn biến hịa bình” trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
Mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy rằng, khái niệm "cơ
hội" hay "thách thức" cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Có cơ


9

hội mà bỏ qua, để tuột khỏi tay thì cơ hội cũng bằng không.
Gặp thách thức mà biết chủ động đón nhận, khơn khéo để
vượt qua sẽ tạo động lực để đất nước phát triển, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động.
Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO không phải là
“nhất thành bất biến” mà đan xen lẫn nhau, tác động sâu rộng

không chỉ đến lĩnh vực kinh tế, mà đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, đến từng tổ chức và con người. Tận dụng được
cơ hội, vượt qua và đẩy lùi thách thức, biến thách thức thành
cơ hội để phát triển, phụ thuộc vào việc chúng ta phát huy
nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, bản sắc văn hóa,
tinh thần u nước, ý chí tự lực tự cường của cả dân tộc như
thế nào.
Từ xưa, nền văn hóa lâu đời của dân tộc đã có trong
niềm tự hào của cha ông ta khi khẳng định về độc lập, chủ
quyền của đất nước trước kẻ thù xâm lược. Văn hóa là một
di sản cực kỳ quý báu được kế thừa từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Ngày hôm nay, văn hóa xuất hiện trên hầu hết các


10

lĩnh vực của cuộc sống: văn hóa tình cảm, văn hóa giao tiếp,
văn hóa kinh doanh, văn hóa tranh luận, phê bình... văn hóa
là hành trang của đất nước trên con đường hội nhập quốc tế.
Để có một quan niệm đầy đủ, tồn diện về văn hóa quả
khơng phải là điều đơn giản. Có rất nhiều quan niệm đã được
đưa ra vì mỗi cá nhân, mỗi tác giả lại đứng trên một góc độ
khác nhau để nhìn nhận về văn hóa. Có người cho rằng, văn
hóa gồm: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa là
tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính chất một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Cũng có người cho rằng, văn hóa theo
nghĩa rộng là tồn bộ đời sống tinh thần của xã hội, gồm tám
lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục đào tạo; khoa
học công nghệ; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa; thơng

tin đại chúng; thể chế văn hóa; đời sống văn hóa. Nghĩa hẹp
gồm nếp sống, lối sống; văn học nghệ thuật; thơng tin đại
chúng; xuất bản báo chí; phong tục tập quán; đạo đức xã hội
và chuyên ngành nghiệp vụ văn hóa.


11

Văn hóa được hiểu theo những góc độ tiếp cận khác
nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa thế giới,
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã nói: Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật - những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về mặc, ăn ở và phương thức sử dụng. Tồn bộ
những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Như vậy, lao
động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa. Để trở
thành văn hóa đích thực thì những sáng tạo đó phải hướng
về các giá trị nhân văn, hoàn thiện nhận thức, nhân cách con
người. Các giá trị quý báu đó góp phần làm nên bản sắc
riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực
thực tiễn của đời sống xã hội, nó cũng có những quy luật vận
động phát triển riêng, trong đó tính dân tộc được coi là thuộc
tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc
và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Nội lực của


12


dân tộc, một mặt, chính là nguồn nhân lực to lớn, mặt khác,
là truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được kết tinh và
hiện đại hóa.
Tính dân tộc là nội dung quan trọng, luôn được Đảng ta
đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền
văn hóa. Nó là cơ sở của nền văn hóa tiên tiến, kết tinh thành
nguồn nội lực để xây dựng một quốc gia giàu mạnh và phát
triển bền vững. Chính do tác động của quy luật tính dân tộc
mà văn hóa mang bản sắc dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết
bao cuộc đấu tranh oanh liệt, bao người sẵn sàng hy sinh để
bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình trước kẻ thù xâm
lược. Những ngày hôm nay biết bao người dân Việt Nam ở
hải ngoại vẫn khát khao muốn hành hương tìm về cội nguồn,
tìm về bản sắc văn hóa dân tộc.
Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa dân tộc. Từ xưa
đến nay bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh
liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam vượt qua biết bao sóng
gió, thác ghềnh tưởng chừng khơng thể vượt qua để không


13

ngừng phát triển và lớn mạnh. Đó là điểm tựa vững chắc để
chúng ta đến với thế giới. Tính dân tộc là yếu tố cấu thành
bản chất nhất của văn hóa, bản sắc dân tộc của văn hóa là
những cái tiêu biểu nhất của văn hóa, những giá trị bền vững
của dân tộc. Đó là cái chủ yếu nhất, nổi bật nhất, những tinh
hoa của cộng đồng văn hóa Việt Nam; và đó cũng là cái
riêng, độc đáo nhất, bản chất nhất. Ta có thể nhận ra cái
riêng ấy trong nếp sống, cách ăn mặc, phong tục tập quán, lễ

hội, tín ngưỡng, kho tàng văn hóa dân gian.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá
trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc
được vun đắp nên trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, tầng
nấc thang biến đổi, phát triển. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc
sắc nhất, đẹp đẽ nhất, độc đáo nhất của các cộng đồng dân
tộc Việt Nam. Nó có giá trị bền vững, trường tồn cùng thời
gian, như chất keo kết nối cộng đồng người gắn bó với nhau,
để cùng tồn tại và phát triển. Biểu hiện cụ thể là: Lòng yêu


14

nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý
thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc,
lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính
cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính
giản dị trong lối sống...
Người Việt Nam yêu nước, căm thù giặc mà đoàn kết
đấu tranh, bảo vệ chủ quyền và độc lập của đất nước. Đó là
biểu hiện của tinh thần dân tộc, ý thức giữ gìn những gì thuộc
về Việt Nam. Nhân dân ta đấu tranh với kẻ thù khơng chỉ
bằng vũ khí, súng đạn mà bằng cả văn hóa. Trong các thời kỳ
cách mạng, văn hóa được coi là một mặt trận. Văn hóa trở
thành một vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù. Nó có thể
phát huy được hiệu quả đấu tranh khi mang trong mình bản
sắc, truyền thống dân tộc.
Văn hóa - dân tộc là hai phạm trù khác nhau nhưng liên
quan chặt chẽ với nhau vì sự khác nhau giữa các dân tộc là

sự khác nhau về văn hóa. Bản sắc mỗi dân tộc được thể hiện
tập trung ở bản sắc văn hóa của chính dân tộc đó. Mặt khác,


15

chính đời sống văn hóa và giá trị tinh thần của một dân tộc là
dấu hiệu để đánh giá nền văn hóa đó ở trình độ nào, thuộc
các cộng đồng nào trên thế giới. Như vậy, đánh mất bản sắc
riêng là đánh mất dân tộc.
Con người không thể sống tách khỏi cộng đồng cũng
như mỗi dân tộc không thể sống biệt lập với thế giới. Trong
lịch sử, các quốc gia ln có sự tiếp xúc, giao lưu với nhau
qua các cuộc di cư lớn nhỏ, chiến tranh xâm lược, trao đổi
kinh tế, vật phẩm, quan hệ hôn nhân, ngoại giao... Và như
thế, bản sắc văn hóa dân tộc khơng chỉ được hình thành nên
bằng những yếu tố bản thân vốn có mà cịn có sự tiếp nhận,
biến đổi văn hóa nước ngoài sao cho phù hợp, để nâng lên
thành cái riêng đặc sắc của từng dân tộc. Với những ý nghĩa
và giá trị của mình, bản sắc văn hóa của dân tộc có sức sống
trường tồn.
Qua giao lưu hội nhập, nền văn hóa nước ngồi song
song tồn tại cùng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Dân tộc
khơng đồng nghĩa với q khứ, nó vẫn khơng ngừng tiếp thu


16

những cái mới để làm phong phú cho mình. Tuy nhiên, cái
bản chất, tinh hoa thì khơng bao giờ được thay đổi, mà phải

được gìn giữ, vun đắp. Đó là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh
dân tộc, là cơ sở để dân tộc ta hịa nhập với tiến trình giao
lưu quốc tế mà khơng tự đánh mất mình. Gia nhập WTO, Việt
Nam đứng trước những cơ hội và thách thức dối với việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Về cơ hội đối với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc
Cơ hội lớn nhất khi gia nhập WTO đem lại cho chúng ta
là từ nay nước ta đã có thể tham gia các thị trường thế giới
(về vốn, hàng hóa, dịch vụ...) với tư cách một thành viên bình
đẳng, khơng bị phân biệt đối xử. Khi các rào cản bị xóa bỏ,
xuất khẩu nước ta sẽ có điều kiện tăng nhanh, dịng vốn đầu
tư nước ngồi đổ vào nước ta dự báo sẽ có chiều hướng tăng
đột biến; từ đó kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, có thêm việc
làm, thu nhập của nhân dân sẽ tăng, làm cho mức sống vật
chất và nhu cầu hưởng thụ văn hóa được nâng cao. Ðây


17

chính là một trong những tiền đề cần thiết khích lệ văn hóa
phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghe
nhìn, nghệ thuật biểu diễn, sách báo...đến các nhu cầu giải trí
khác như du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch
sử, bảo tàng...
Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà
nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại - từ lối sống, nếp sống năng động, sáng
tạo, tự lập, ý thức tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần dân
chủ, công bằng đến những giá trị văn học nghệ thuật mang

đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện đại.
Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với bạn
bè khắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa
dân tộc, góp phần làm phong phú nền văn hóa chung của
nhân loại. Hội nhập mạnh mẽ với thế giới, chúng ta có dịp
sốt xét lại cơ chế, chính sách trên lĩnh vực văn hóa xem có
gì lỗi thời cần sửa đổi cho phù hợp thông lệ, chuẩn mực thế
giới mà vẫn tuân thủ những nguyên tắc của chúng ta.


18

Có thể nói, việc nước ta tham gia ngày càng đầy đủ và
tích cực, chủ động vào q trình tồn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế thì cơ hội thuận lợi vẫn là cơ bản. Những
thách thức đặt ra cũng không thể xem nhẹ.
Về thách thức đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc
Ở tầm vĩ mơ, có thể nói thách thức lớn nhất đối với văn
hóa chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Cho nên, cần xem xét kỹ hơn vấn đề có ý nghĩa
chiến lược này.
Chúng ta đều biết mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa
riêng. Bản sắc văn hóa được hình thành trong cả q trình
phát triển khơng chỉ trên cơ sở các điều kiện địa lý, kinh tế,
chính trị nhất định của mỗi dân tộc mà còn chịu tác động
khách quan của sự giao lưu kinh tế - văn hóa với nhiều dân
tộc khác. Tuy nhiên, để một quốc gia dân tộc tồn tại, ngoài
những yêu cầu về lãnh thổ, địa bàn cư trú, thể chế chính trị,
tiềm năng kinh tế..., để có một nền văn hóa với bản sắc riêng



19

là hết sức quan trọng. Nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn
Kiệt trong thư gửi Hội nghị xuất bản toàn quốc (1993) đã
khẳng định: "Mất bản sắc văn hóa dân tộc là mất hết!".
Bản sắc văn hóa dân tộc ta là tổng thể những giá trị bền
vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên
sắc thái riêng trường tồn cùng dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành T.Ư Ðảng
(khóa VIII) đã chỉ rõ: "Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị
bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Ðó là lịng yêu nước nồng
nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lịng
nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản
dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc cịn đậm nét cả
trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo".


20

Khơng thể phủ nhận những tác động tích cực mà nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang xây
dựng cũng như quá trình hội nhập quốc tế đem lại cho nền
văn hóa dân tộc ta: chúng ta trở nên năng động, sáng tạo, tự
tin hơn; ý thức pháp luật được nâng cao hơn; tinh thần dân

chủ công bằng xã hội được củng cố; cách nhìn nhận mang
tính thực tiễn được đề cao, giảm bớt dần ảo tưởng về tính ưu
việt đặc thù của dân tộc mình so với thế giới...
Tuy nhiên, khi mở cửa, thách thức từ những yếu tố tiêu
cực của quá trình hội nhập đối với việc giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc là rất lớn. Kinh tế thị trường với chủ nghĩa thực
dụng sẽ khiến lý tưởng cao đẹp chúng ta theo đuổi bấy lâu dễ
bị phai nhạt ngay trong cả một số đảng viên. Lối sống, nếp
sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng
có cơ hội tán phát lan truyền như nấm sau mưa.
Tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có
phần bị nhạt nhịa. Ngày càng bén rễ là tâm lý "khơn sống,
mống chết", "mạnh được, yếu thua", "cá lớn nuốt cá bé". Ở


21

một bộ phận không nhỏ dân cư, nhất là trong lớp trẻ, là xu
hướng muốn hưởng thụ ăn chơi vượt q sự đóng góp lao
động của bản thân mình. Đã trở thành hiện tượng phổ biến là
tâm lý phá phách, chơi bời trác táng ở con em các gia đình
giàu sổi bất chính (do bn gian bán lận, do bố mẹ có chức
có quyền tham nhũng...): nạn đua xe trái phép, lắc thâu đêm
ở các vũ trường, tệ nghiện ngập ma túy, cờ bạc, trai
gái...khơng cịn là chuyện cá biệt. Tâm lý sùng ngoại, coi rẻ
các giá trị truyền thống có xu hướng lây lan...
Mặt trái của nền kinh tế thị trường cộng với những yếu
tố tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra
những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn và phát huy phần
tốt đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc ta, đối với sự nghiệp

xây dựng con người, xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống
cao đẹp.
Ở cấp độ vi mơ, chúng ta có thể khảo sát kỹ hơn thách
thức của quá trình hội nhập quốc tế này đối với một lĩnh vực


22

hoạt động văn hóa cụ thể đáng chú ý là lĩnh vực dịch vụ nghe
nhìn.
Dịch vụ nghe nhìn bao gồm: Sản xuất các chương trình
nghe nhìn mang tính giải trí thương mại trên sóng truyền hình
và phát thanh; sản xuất phim; sản xuất băng đĩa ca nhạc,
băng đĩa hình (đĩa CD, VCD, DVD). Ðây có thể coi là một
ngành cơng nghiệp văn hóa quan trọng, khơng chỉ có ý nghĩa
sâu rộng về mặt tuyên truyền, giáo dục theo các định hướng
tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ của Ðảng và Nhà nước ta, mà
cịn có tính thương mại ở các cấp độ khác nhau.
Dưới góc độ là sản phẩm mang tính thương mại, dịch vụ
nghe nhìn ở nước ta cịn đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển:
cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu, thiếu đồng bộ; nguồn nhân lực
mỏng, không thường xuyên được tái đào tạo, nâng cao; nguồn
vốn đầu tư còn hạn chế, còn tâm lý ỷ lại trông chờ vào ngân
sách Nhà nước; chất lượng các sản phẩm nghe nhìn nhìn
chung chưa có sức thu hút khán, thính giả...


23

Thực trạng cịn non yếu của dịch vụ nghe nhìn khiến

thách thức cạnh tranh của sản phẩm nghe nhìn từ bên ngồi
càng lộ rõ. Khơng khó khăn gì để nhận thấy rằng các chương
trình truyền hình nước ngồi (đặc biệt là phim truyện) đang
giành ưu thế áp đảo, xuất hiện trên hầu hết "giờ vàng" truyền
hình là phim nước ngồi (Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ...); các
game show có sức thu hút lượng khán giả đơng là mua bản
quyền nước ngồi ("Chiếc nón kỳ diệu", "Ai là triệu phú", "Hãy
chọn giá đúng", "Phụ nữ thế kỷ 21"...). Băng đĩa nhạc, băng
đĩa hình nước ngồi chiếm thị phần rất lớn (dù khơng ít
trường hợp là băng đĩa lậu vi phạm bản quyền). Số lượng
những sản phẩm nghe nhìn của chúng ta xuất ra nước ngồi
rất ít ỏi. Có thể nói chúng ta đang nhập siêu rất lớn trên lĩnh
vực này.
Hiện nay các hãng phim, các hệ thống phát hành phim
(nhập phim và các rạp chiếu bóng hiện đại) do nước ngồi
đầu tư và vận hành đang dần dần chiếm được ưu thế kinh
doanh trên lĩnh vực nghe nhìn, trong khi các hãng phim nhà


24

nước, các rạp chiếu bóng quốc doanh đang vật lộn với khơng
ít khó khăn.
Rõ ràng là trên lĩnh vực nghe nhìn chúng ta đang phải
đối diện với những thách thức to lớn nảy sinh từ quá trình hội
nhập và giao lưu văn hóa quốc tế. Nếu khơng vượt qua được
những thách thức này, thì khơng những chúng ta sẽ phải chịu
thua thiệt về kinh tế, mà còn phải đối diện với những hệ lụy
khơn lường về văn hóa dưới góc độ xây dựng con người, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp.

Ngồi ra, cịn những thách thức trên các lĩnh vực cụ thể
khác, như vấn đề nâng cao năng lực của hệ thống thông tin
đại chúng, xuất bản - báo chí trước tình hình mới; vấn đề sở
hữu trí tuệ, chống xâm phạm bản quyền (một thực tế nan giải
rất phổ biến đối với các nước đang phát triển); vấn đề dân
chủ nhân quyền bị xun tạc, bóp méo có thể làm xói mịn
các giá trị văn hóa truyền thống; vấn đề tự do tơn giáo, tín
ngưỡng bị lợi dụng làm phương hại đến khối đại đoàn kết


25

tồn dân tộc..., những vấn đề mà khn khổ bài viết khơng có
điều kiện bàn sâu.
Tóm lại: gia nhập WTO, nước ta có rất nhiều cơ hội để
phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là
lĩnh vực văn hóa. Đó là sự giao thoa, tiếp biến văn hóa, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc – động lực to lớn trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã
hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải nhìn thẳng
vào sự thật, đó là mặt trái của việc gia nhập WTO đối với giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ có trên cơ sở nhìn nhận
một cách khách quan, tồn diện, lịch sử, cụ thể, Đảng và Nhà
nước ta mới có đường lối, chính sách đúng đắn để bảo vệ
những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, khơng để tình trạng
lai căng về văn hóa diễn ra, đập tan được âm mưu, thủ đoạn
của kẻ địch lợi dụng vấn đề văn hóa để chống phá cách
mạng Việt Nam.



×