Hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Dựa trên nguyên mẫu về danh sĩ Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên hình tượng
Huấn Cao – một nhân vật đẹp và sang nhất trong cuộc đời Nguyễn Tuân. Không chỉ là
người nghệ sĩ tài hoa, tài tử, Huấn Cao còn là một đấng anh hùng. Ở Huấn Cao có sự kết
hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ và khí phách của trang anh hùng hào kiệt.
Trước tiên, ta thấy được Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật viết thư
pháp. Ơng “ có tài viết chữ rất nhanh và đẹp” . Nghệ thuật thư pháp là một bộ môn nghệ
thuật cổ xưa, là một thứ chữ hội ý, hội hình, nét chữ đẹp, nghĩa chữ sâu. Một nghệ sĩ thư
pháp phải là một tay bút tài hoa điêu luyện, nét chữ rồng bay phượng múa, học vấn uyên
thâm, cốt cách thanh cao. Viết thư pháp khơng chỉ dừng ở việc viết đẹp, đó cịn là hình
tượng mang theo những ẩn ý sâu xa của người viết. Với những đòi hỏi khắt khe như thế,
thật ít nghệ sĩ dám theo đuổi bộ môn nghệ thuật thư pháp cao siêu. Thế mà Huấn Cao
dám dấn thân và tận hiến đời mình cho nghệ thuật thư pháp và trở thành người nghệ sĩ tài
hoa tột bậc. Chữ Huấn Cao chính là nhân cách cao khiết phi thường của Huấn Cao.
Chữ Huấn Cao đẹp đến nổi tiếng cả một vùng – “ người vùng Tỉnh Sơn vẫn khen”. Nét
chữ ấy làm cho viên quản ngục và thầy thơ lại dẫu chưa một lần gặp trực tiếp nhưng vẫn
đầy sự ngưỡng mộ. Bút pháp lý tưởng hóa của Nguyễn Tuân đã đẩy tài năng của Huấn
Cao lên đến tận cùng – khả năng cảm hóa con người. Những nét chữ của Huấn Cao xuất
sắc đến độ trở thành sở nguyện cả đời của viên quản ngục- người đứng đầu nhà giam
Tỉnh Sơn, sống trong nơi ngự trị của tội ác, bóng tối. Khát khao có được nét chữ Huấn
Cao đã làm cho viên quản ngục sẵn sàng hi sinh, dũng cảm “biệt nhỡn liên tài” để mong
được ông Huấn viết cho mấy chữ. Có được chữ của ơng Huấn, quản ngục vơ cùng hạnh
phúc, cảm động cung kính vái lạy người tử tù trong dòng nước mắt nghẹn ngào “Kẻ mê
muội này xin bái lĩnh”. Vẫn biết những tác phẩm nghệ thuật chân chính ln có khả năng
thanh lọc tâm hồn, cảm hóa con người nhưng thực sự hiếm có tác phẩm nào có sức cảm
hóa mạnh mẽ diệu kì, lạ lùng chưa từng thấy như những con chữ viết của Huấn Cao.
Huấn Cao trong truyện còn là người dũng cảm bất khuất, khí phách hiên ngang phi
thường. Là một nhà Nho có chí khí, Huấn Cao khơng chấp nhận cảnh sống cá chậu chim
lồng, nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời thối nát để mong vinh thân phì gia. Vì sự cơng
bằng của xã hội, hạnh phúc dân lành, Huấn Cao nổi dậy chống lại triều đình. Sự nghiệp
anh hùng không thành, Huấn Cao bị khép vào án tử hình. Trước cái chết cận kề, Huấn
Cao không hề hối tiếc hay lo lắng, sợ hãi. Chỉ riêng hành động nổi dậy của ông đã cho ta
thấy khí phách người anh hùng kinh bang tế thế.
Khơng chỉ vậy, sự dũng cảm hiên ngang của Huấn Cao còn được Nguyễn Tuân khắc họa
rõ nét qua cảnh dỗ gơng. Đây chính là lần đầu tiên mà ơng Huấn xuất hiện trực tiếp trong
truyện, là lúc mà ông đến thụ án ở nhà giam. Đối mặt với sự cầm tù về thể xác, sự đe dọa
của tên lính canh và quan trọng hơn là án tử hình đang treo lơ lửng trước mắt, Huấn Cao
vẫn giữ cho mình một thái độ ung dung, thản nhiên. Hình ảnh chiếc gơng được tác giả
khắc họa vô cùng cụ thể và chân thực: “dài tám thước”, “ nặng đến bảy, tám tạ”, “ gỗ
thân gông đã cũ và mồ hôi cổ, mồ hơi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một nước quang dầu
bóng lống”, “những đoạn gơng đã bóng thì lống như có người đánh lá chuối khơ.
Những đoạn khơng bóng thì lại xỉn lại những chất ghét đen sánh”. Với những chi tiết cụ
thể, chiếc gông giống như một minh chứng hùng hồn cho sự tàn khốc, khốc liệt, khắt khe
của hình phạt đã gây ra biết bao nỗi sợ hãi cho những người phải gánh chịu nó và đày
đọa họ cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Chiếc gơng đó đã giam cầm sự tự do về
cả thể xác và tinh thần của những người tử tù xấu số. Khơng chỉ vậy, chiếc gơng cịn là
hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sự uy quyền của xã hội phong kiến, giam cầm và đày đọa
số phận con người. Qua đây, Nguyễn Tuân bày tỏ thái độ lên án sự hà khắc, tàn bạo, nhẫn
tâm của triều đình phong kiến lúc bấy giờ, đã gây ra bao nỗi đau khổ cho nhân dân. Tuy
nhiên, đối mặt với chiếc gông, Huấn Cao không hề sợ hãi, trái lại ông vẫn tỏ thái độ
khinh thường đối với hình phạt ấy. Huấn Cao dỗ gơng trong một hồn cảnh rất cụ thể: “
Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi”. Đối với ông, chiếc gông chả đáng là một
thứ đủ sức nặng, đủ sức làm đau để ơng mảy may quan tâm. Ơng muốn gỡ bỏ chiếc gơng
để phủi rệp chứ khơng phải vì sức nặng của nó. Khơng chỉ vậy, khi phải đối mặt với lời
đe dọa của tên lính áp giải, “ Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gơng nặng, khom mình thúc
mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Chi tiết tạo ra ấn tượng
lớn đối với người đọc, giúp họ cảm nhận được âm thanh vang dội của tiếng gơng khi đập
vào đá, và cịn cảm nhận được một thái độ hết sức ngang tàn, ung dung, hành động đầy
dũng khí, mạnh mẽ của người tử tù. Ơng “lạnh lùng”, không hề để ý đến lời dọa nạt của
tên lính áp giải tiểu nhân hèn mọn. Sau khi dỗ gơng “Sáu người né mình tiến vào như
một bọn thợ nề, thận trọng khiêng cái thang gỗ đặt trên vai”. Ta thấy được một sự thay
đổi đến bất ngờ: những người tù nhân trở thành những người thợ nề, chiếc gơng “ nặng
bảy, tám tạ” giờ chỉ cịn là chiếc thang gỗ, khơng cịn đáng sợ như trước. Như vậy, bằng
ngịi bút của mình, Nguyễn Tn đã khắc họa vô cùng chân thực và sinh động cảnh dỗ
gông. Qua đó, ta thấy được một khí phách hiên ngang, bất khuất, một tư thế ngạo nghễ,
một thái độ ung dung, xem thường hình phạt hà khắc của nhân vật Huấn Cao. Đối với
ông, ngục tù chỉ là một chốn dừng chân để ơng nghỉ ngơi, thư thái tinh thần. Hình ảnh
Huấn Cao gợi ta nhớ tới người chiến sĩ cộng sản Phan Bội Châu trong bài thơ “ Vào nhà
ngục Quảng Đông cảm tác”:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.”
Với những hào kiệt, hình phạt nơi tù giam chẳng đáng là bao. Họ vẫn hiện lên với một
tư thế đường hồng, hiên ngang, khơng hề sợ hãi trước bất kì một gian khổ nào khi bị tù
đày. Ngục tù có thể giam giữ thể xác họ, nhưng ý chí, tâm hồn họ thì khơng thể.
Khơng chỉ thế, khí phách của Huấn Cao cịn được thể hiện trong những ngày ông thụ án.
Trong ngục tù, ông vẫn cứ “ thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là một việc vẫn làm trong
cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.”. Thái độ thản nhiên ấy cho thấy một sự tự do,
tự do từ sâu trong tâm hồn của người tử tù, Huấn Cao dường như vẫn tự do trong thế giới
của chính mình “. Khơng chỉ thế, thái độ của ông với viên quản ngục cũng hết sức “ ngạo
ngược”. Trong khi viên quản ngục “khép nép” gọi “ngài”, xưng “tôi” và mong được biệt
đãi Huấn Cao , Huấn Cao lại thẳng thừng xưng “ta” gọi “ ngươi”, và không cho phép
viên quản ngục bước vào buồng giam, vào thế giới của riêng ông. Trong mắt Huấn Cao,
viên quản ngục có lẽ khơng xứng đáng, hắn chỉ là một tiểu lại coi ngục. Ngục quan là
người đứng đầu nhà giam Tỉnh Sơn, còn Huấn Cao chỉ là một trong số tử tù nơi đây, thế
mà thái độ, vai vế của hai người dường như trái ngược. Huấn Cao đã vượt lên trên sự,
cầm tù về thể xác để tận hưởng sự tự do về tâm hồn, vẫn dũng mãnh uy nghiêm, tràn đầy
khí phách. Hình ảnh Huấn Cao hiện lên chẳng khác nào chủ nhân của chốn tù đày tăm
tối.
Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng tốt đẹp, có thể làm sáng rõ thiên lương
của người khác. Trước tiên, thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở quan niệm cho
chữ. Là một người nghệ sĩ thư pháp tài hoa tột bậc, những con chữ của Huấn Cao là một
vật báu đối với bao người. Cả đời, Huấn Cao mới tặng chữ cho ba người. Khơng mềm
lịng trước tiền bạc, quyền uy, trước sau Huấn Cao chỉ trân trọng tình tri âm, tri kỉ. Quan
niệm cho chữ ấy như một lời thề của người nghệ sĩ, chỉ viết cho người có sự đồng điệu
về tâm hồn. Chính vì lẽ đó, tâm hồn ơng luôn lấp lánh ánh sáng của thiên lương tốt đẹp,
Đến khi hiểu được ước nguyện của quản ngục, Huấn Cao “lặng nghĩ một lát rồi mỉm
cười” . Đó là nụ cười của niềm hạnh phúc khi tìm được người một tâm hồn đồng điệu
chốn ngục tù tối tăm. Quả thật, không hạnh phúc sao được khi giữa chốn lao tù lại bắt
gặp được một tấm lòng trong sáng, biết trọng người ngay, biết kính mến khí phách và tài
năng. Tuy sẵn lòng cho chữ quản ngục nhưng Huấn Cao vẫn day dứt “Thiếu chút nữa, ta
đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Ở trên đời này, khi mắc lỗi, hầu hết con người
ta tìm cách trốn tránh và đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh thế nên hành động ăn năn,
hối hận là rất đáng quý chỉ có ở những nhân cách tử tế. Lại day dứt ân hận trước những
sai lầm suýt mắc phải, những sai lầm chỉ mình mình biết, mình mình hay, chỉ có ở những
nhân cách cao đẹp mới như vậy.
Bút pháp lý tưởng hóa đẩy vẻ đẹp của Huấn Cao lên đến tận cùng: thiên lương của ông
Huấn có thể cảm hóa thiên lương của người khác. Lời nói cuối cùng của Huấn Cao sau
khi đã viết xong chữ cho “ thầy quản “ vang lên đầy xúc động; “ ở đây lẫn lộn quá. Ta
khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi… ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi
cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Ánh sáng tỏa ra từ thiên lương Huấn
Cao đã chiếu sáng thiêng lương của quản ngục. Sau lời khuyên ấy, ngục quan đã vô cùng
“ cảm động, vái người tù một vái”( V.Hugo: “Trước bộ óc vĩ đại ta phải cúi đầu nhưng
trước trái tim vĩ đại ta phải quỳ gối”.) ,“ dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn
ngào”, tự nhận mình là “kẻ mê muội”, xin được “bái lĩnh” trước lời dạy của Huấn Cao.
Hành động ấy là hành động của một con người đang rưng rưng xúc động trước tấm chân
tình mà người tử tù dành cho mình. Dường như có gì đó đã vỡ ra từ sâu trong nhận thức
của viên quản ngục, hóa thành giọt nước mắt chân thành và cái vái lạy đầy thành kính.
(Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét : “Đoạn văn chứa đầy mơ ước thiết tha của Nguyễn Tuân
sở dĩ gọi thức tâm linh người đọc, cũng bởi cả ba nhân vật, tuy ở các vị trí xã hội xa cách
nhau nhưng lại có khả năng bổ sung phẩm tính cho nhau ấy, đều là những mảnh hồn của
tác giả say đắm hóa thân: tam vị nhân vật, nhất thể. Bút pháp đoản thiên tiểu thuyết
phong cách điêu khắc của Nguyễn Tuân dựng nên nhóm tượng đài Thiên lương – Tam vị
nhất thể sáng láng này dường như muốn tạo tác một biểu hiện làm đối chứng với cái hiện
thực xã hội thực dân nửa phong kiến tồi tệ hiện hữu trước mắt tác giả.”)