ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
TIỂU LUẬN
“NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA”
TỪ NGUYÊN MẪU CAO BÁ QUÁT ĐẾN HÌNH
TƯỢNG HUẤN CAO TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”
CỦA NGUYỄN TUÂN
Giảng viên : PGS.TS Trần Khánh Thành
Học viên : Nguyễn Thị Quế
Lớp : Cao học Văn K51
Khóa : 2006-2009
Hà Nội -2007
1
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa - Từ nguyên mẫu Cao Bá Quát tới hình
tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật luôn vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ
- văn học là một trong bảy loại hình nghệ thuật, phản ánh cuộc sống, xây dựng
hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ cũng không nằm ngoài sự phản ánh ba tiêu
chí trên. Muốn như vậy, văn học phải gắn với hiện thực xây dựng, phản ánh
trung thực cuộc sống nhưng không phải là sự sao chép y nguyên mà phải có sự
nhào nặn, hư cấu để làm rõ tính cách của nhân vật và tư tưởng của tác giả kí thác
vào tác phẩm đó. Đây cũng là đặc trưng của văn học. Đặc trưng này đã giúp các
nhà văn thế giới nói chung và nhà văn Việt Nam nói riêng có rất nhiều thành
công trong lĩnh vực xây dựng nhân vật văn học từ nguyên mẫu cuộc sống: M.
Gorky, Anh, Đức, Nguyên Ngọc … trong bài viết này tôi đề cập tới một nhân
vật yêu cái Đẹp mang cái Tài, cái Tâm - Thiên Lương cao cả - kẻ tử tù nhưng
mãi sống trong lòng người đọc đó là nhân vật Huấn Cao trong văn phẩm “Chữ
người tử tù” của nhà văn Nguyên Tuân được xây dựng từ nguyên mẫu danh
Nho Cao Bá Quát thế kỷ XVIII.
Nguyên mẫu và nhân vật văn học có những đặc điểm chung tương đồng -
nguyên mẫu là cơ sở, là nền tảng, chất liệu để người nghệ sĩ bằng tài năng nghệ
thuật của mình, bằng bàn tay và khói óc tạo nên cho mình một tác phẩm hình
tượng nghệ thuật riêng. Bằng ngôn ngữ của riêng mình làm cho đứa con tinh
thần của mình có sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên, nguyên mẫu và nhân vật văn
học cũng có điểm khác nhau: Có nhiều điểm ở nguyên mẫu có nhưng không thể
đưa vào nhân vật văn học được bởi vì lý do và có những chi tiết có ở nhân vật
văn học lại không tìm thấy ở nguyên nhân. Điều này, thể hiện nghệ thuật hư cấu
tưởng tượng trong trang viết của tác giả. Sự hư cấu nhằm làm cho nhân vật của
tác giả trở thành chỉnh thể nghệ thuật, chân lý, thước đo thẩm mỹ trong văn học
2
và làm cho con người thực trở nên hoàn mỹ hơn. Do vậy, yếu tố nguyên mẫu
cuộc sống và yếu tố hư cấu văn học có mối quan hệ khăng khít nhau, bổ sung
cho nhau tạo nên vẻ đẹp cuộc sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân - nhà văn duy mĩ lại lấy nguyên
mẫu Cao Bá Quát để tạc nên một Huấn Cao vừa yêu cái Đẹp lại có cái Tài và cái
Tâm. Bởi nhà văn có thể xây dựng nhân vật của mình bằng cách không dựa vào
nguyên mẫu mà có thể tổng hợp từ nhiều con người trong đời sống để xây dựng
nền nhân vật điển hình cho các tiêu chí nghệ thuật đề ra và cái Tài của Nguyễn
Tuân có thể giúp ông thành công rực rỡ ở sự sáng tạo tưởng tượng ấy. Nhưng ở
đây Nguyễn Tuân đang giúp chúng ta tìm về cội nguồn của cái Đẹp xuất phát từ
những con người có khí phách trong hiện thực cuộc sống. Bằng sự sáng tạo
tưởng tượng của mình ông đã cung cấp cho độc giả thấy được mối quan hệ sâu
sắc của yếu tố nguyên mẫu với yếu tố hư cấu của nhân vật cho ta thấy được
bóng dáng thật, con người thật Cao Bá Quát qua nhân vật Huấn Cao đồng thời
làm cho hình tượng Huấn Cao trở nên sinh động hơn, thật hơn và bản chất của
ông nổi rõ hơn, đời sống được tập trung hơn.
Thâm nhập vào tác phẩm, ta mới từng bước khám phá ra cái tài của
Nguyễn Tuân trong việc xây dựng nhân vật từ nguyên mẫu. Tất nhiên một người
như Nguyễn Tuân không có chuyện bê nguyên Cao Bá Quát đặt vào “Chữ người
tử tù” mà ông đã phải lọc đi và pha vào một số “dung môi” chi tiết khác để tạo
nên một Huấn Cao của riêng mình.
Mỗi chúng ta chắc không ai không biết tới tài viết chữ và chữ đẹp của
Cao Bá Quát - danh Nho đã được lưu truyền trong hậu thế: “Văn như Siêu Quát
vô tiền Hán” tôn là Thánh Quát, ông là một nhà Nho nổi tiếng, làm quan - vị
quan thanh liêm, chính trực luôn bảo vệ quyền lợi của nhân dân , ông đã chống
lại triều đình bằng cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Trong mắt nhân dân, ông là vị
thủ lĩnh được tôn vinh nhưng trong mắt triều đình ông lại là viên tướng giặc, bọn
phiến loạn bị bắt bị tù, gia đình lãnh án tru di tam tộc. Trong cuộc đời mình
không gì khuất phục nổi Cao Bá Quát, ông chỉ cúi đầu trước vẻ đẹp của hoa mai
- vẻ đẹp thanh cao. “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Cao Bá Quát đồng thời cũng
3
là một nhà thơ lớn của dân tộc, người “văn võ song toàn”. Chỉ từng ấy chi tiết
trong hiện thực của cuộc đời Cao Bá Quát mà bằng sự ái mộ của mình và muốn
tìm về cái Đẹp nay chỉ còn vang bóng trong nghệ thuật Thư pháp mà Nguyễn
Tuân đã khai sinh ra một Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”. Ngay cái tên Huấn
Cao làm ẩn tài danh của Cao Bá Quát. Từng trong đời của Cao Bá Quát đã được
Nguyễn Tuân luyện vào trong đời của Huấn Cao. Ngay đầu tác phẩm, chúng ta
đã thấy được cái tài của Huấn Cao - tên tù nguy hiểm nhất vùng tỉnh Sơn - vừa
có “tài bẻ khóa vượt ngục”, ý chí kiên cường và quan trọng hơn là cái tài viết
chữ qua lời tên quản ngục “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ
của ông treo trong nhà là phúc ở trên đời”. Vì tuy viết chữ đẹp nhưng tính ông
Huấn Cao “vốn khoảnh”, cả đời ông mới cho chữ ba người, hai câu đối và một
bức đại tự - Ba người đó là chỗ thân tình, tri âm, tri kỉ của ông.
Chỉ qua chi tiết này, ta thấy giữa Cao Bá Quát và Huấn Cao có điểm
chung là người có tài viết chữ, là tên giặc nguy hiểm trong mắt triều đình, là một
người văn võ song toàn. Chi tiết này đã được rút ra từ cuộc đời thực của Cao Bá
Quát. Cái Tài viết chữ của Cao Bá Quát lưu danh lại với đời ở ngọn Tháp Bút
thì chữ cuối cùng trong cuộc đời của mình, Huấn Cao trao lại cho tên quản ngục
có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, yêu cái đẹp. Để lại nhiều đường chữ cuối cùng
như những lời di huấn của mình cho tên quản ngục không phải là sự dễ dàng mà
là cả sự đấu tranh trong tư tưởng của Huấn Cao.
Lúc đầu, bước vào ngục tỉnh Sơn, Huấn Cao nhìn bọn quản ngục bằng
con mắt “khinh bạc đến điều”, cử chỉ 5 - 6 người đánh thuỳnh cái gông 7 - 8 tạ
bằng gỗ xuống tảng đá để đuổi rệp trên người đã chứng tỏ rằng đối với họ, cái
chết chẳng có nghĩa lý gì - Những con người hiên ngang, khí phách hành đạo vì
nghĩa, nay sa cơ lỡ vận cần phải giữ phẩm tiết của mình mới xứng đáng là bậc
nam nhi trong thời loạn. Suốt mấy ngày đầu ở trong ngục, Huấn Cao vẫn thản
nhiên nhận rượu thịt, như trong thuở bình sinh mình vẫn từng được hưởng. Khi
phách của kẻ sĩ, vị tướng dù bại trận vẫn hiện lên trên khuôn mặt và qua lời nói
của Huấn Cao đối với quản ngục (khi quản ngục có hỏi Huấn Cao có cần gì nữa
không): “Điều ta muốn là từ nay nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây nữa”.
4
Lời nói của kẻ tù nhân không làm cho quản ngục nổi giận giở trò “tiểu nhân thị
oai” mà “cúi đầu xin lĩnh ý” và lui ra. Từng ấy chi tiết thôi, ta đủ thấy được tính
cách ngang tàng, “uy vũ bất năng khuất” của Huấn Cao và cũng thấy thoáng
bóng dáng của Cao Bá Quát.
Nếu như từ trong cuộc sống, ta bắt gặp một Cao Bá Quát tài trí, ngang
tàng được nhân dân kính yêu, mếm mộ thì ở Huấn Cao, ta cũng bắt gặp một khí
phách kiên cường, bất khuất. Đây có lẽ là dụng công của Nguyễn Tuân trong
việc hình tượng hóa một con người có thật lên thành một chỉnh thể nghệ thuật.
Nhưng tại sao, Nguyễn Tuân lại không trực tiếp ngợi ca, khâm phục Cao Bá
Quát mà gửi tất cả lòng khâm phục đó vào Huấn Cao? Thứ nhất, Nguyễn Tuân
không có ý định viết về nhân vật chính sử bởi chế độ kiểm duyệt lúc bấy giờ.
Thứ hai, Nguyễn Tuân sẽ thông qua lời các nhân vật để nhận xét Huấn Cao một
cách khách quan nhất và từ đó, chân dung Cao Bá Quát càng trở nên đẹp hơn,
vừa in trong cuộc sống của con người nước Nam vừa mang dấu ấn nghệ thuật
độc đáo.
Con người ta ai cũng có một lần phải chết nhưng chết làm sao để lưu danh
và có ý nghĩa trong cuộc đời: “Đã mang tiếng ở trong trời đất - Phải có danh gì
với núi sống” (Nguyễn Công Trứ).
Chính vì lẽ đó, nên dù được biệt đãi, Huấn Cao vẫn giữ nguyên tâm hon
thép, ông không hề chú ý gì tới hành động của quản ngục và thầy thơ lại - hai kẻ
đại diện cho bộ máy nhà nước của chính quyền, có việc làm thật nguy hiểm
“dám biệt đãi tù nhân”, nếu bị phát giác thì chắc chắn sẽ cùng chung số phận với
kẻ tử tù chứ chẳng chơi. Cho đến khi Huấn Cao nhận ra “Tấm lòng biệt nhon
liên tài” một tấm lòng trong thiên hạ của viên quản ngục, ông mới hiểu được
tâm nguyện của kẻ yêu cái đẹp đã chọn nhầm nghề. Y cũng có sở thích thanh
cao: Chơi chữ. Và để đáp lại “một tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao hứa sẽ
cho chữ tên quản ngục - những dòng chữ cuối cùng. “Chữ người tử tù” đã diễn
ra cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa này chưa từng có”. Tại sao? Vì thú thư pháp,
chơi chữ chỉ diễn ra ở những nơi thư phòng, thư sảnh của các tao nhân, mặc
khách - chứ không phải ở trong nhà tù tỉnh Sơn như Huấn Cao cho chữ quản
5