Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân tích môi trường Marketing của Công ty Acecook Việt Nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.35 KB, 24 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MARKETING CĂN BẢN
Đề tài: Anh/chị hãy phân tích mơi trƣờng Marketing của Cơng ty Acecook Việt
Nam trong tình hình hiện nay.

Họ tên sinh viên :
Mã số sinh viên :
Lớp tính chỉ

:


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................. 2
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................... 2
1. Các khái niệm liên quan đến môi trƣờng Marketing .................................... 2
1.1.
1.2.

Khái niệm môi trường Marketing ........................................................... 2
Khái niệm môi trường vi mô .................................................................. 2

1.2.1. Doanh nghiệp .................................................................................... 2
1.2.2. Nhà cung ứng.................................................................................... 2
1.2.3. Các trung gian Marketing.................................................................. 2
1.2.4. Khách hàng ....................................................................................... 3
1.2.5. Đối thủ cạnh tranh............................................................................. 3
1.2.6. Công chúng ....................................................................................... 3


1.3. Khái niệm môi trường vĩ mô .................................................................. 3
1.3.1. Môi trường Nhân khẩu học ............................................................... 3
1.3.2. Môi trường Kinh tế ........................................................................... 4
1.3.3. Môi trường Tự nhiên ......................................................................... 4
1.3.4. Môi trường Công nghệ ...................................................................... 4
1.3.5. Mơi trường Chính trị - Pháp luật ....................................................... 4
1.3.6. Mơi trường Văn hóa .......................................................................... 4
2. Nơi dung cơ bản liên quan đến môi trƣờng Marketing ................................. 4
2.1. Môi trường vi mô ................................................................................... 4
2.1.1. Doanh nghiệp .................................................................................... 4
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.5.

Nhà cung ứng.................................................................................... 5
Các trung gian Marketing.................................................................. 5
Khách hàng ....................................................................................... 5
Đối thủ cạnh tranh............................................................................. 6

2.1.6. Công chúng ....................................................................................... 6
2.2. Môi trường vĩ mô ................................................................................... 6
2.2.1. Môi trường Nhân khẩu học ............................................................... 6
2.2.2. Môi trường Kinh tế ........................................................................... 7
2.2.3. Môi trường Tự nhiên ......................................................................... 7
2.2.4. Môi trường Công nghệ ...................................................................... 7


2.2.5. Mơi trường Chính trị - Pháp luật ....................................................... 7
2.2.6. Mơi trường Văn hóa .......................................................................... 8

3. Tiểu kết ............................................................................................................ 8
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY
ACECOOK VIỆT NAM ............................................................................................ 9
1. Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam ...................................................... 9
1.1.
1.2.

Thơng tin cơ bản .................................................................................... 9
Lịch sử hình thành .................................................................................. 9

1.3. Sản phẩm kinh doanh ............................................................................. 9
2. Thực trạng môi trƣờng Marketing của công ty Acecook Việt Nam ........... 10
2.1. Môi trường vi mô của Acecook Việt Nam ............................................ 10
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.

Doanh nghiệp .................................................................................. 10
Nhà cung ứng.................................................................................. 10
Các trung gian Marketing................................................................ 10
Khách hàng ..................................................................................... 11

2.1.5. Đối thủ cạnh tranh........................................................................... 11
2.1.6. Công chúng ..................................................................................... 11
2.2. Môi trường vĩ mô của Acecook Việt Nam ............................................ 12
2.2.1. Môi trường Nhân khẩu học ............................................................. 12
2.2.2. Môi trường Kinh tế ......................................................................... 12
2.2.3.
2.2.4.

2.2.5.
2.2.6.

Môi trường Tự nhiên ....................................................................... 13
Mơi trường Cơng nghệ .................................................................... 13
Mơi trường Chính trị - Pháp luật ..................................................... 13
Mơi trường Văn hóa ........................................................................ 14

3. Nhận xét đánh giá về môi trƣờng Marketing của công ty Acecook Việt
Nam................................................................................................................ 14
3.1. Ưu điểm ............................................................................................... 14
3.2. Nhược điểm.......................................................................................... 14
3.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 15
4. Tiểu kết .......................................................................................................... 15
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO NHỮNG NHƢỢC ĐIỂM TRONG
MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM ........ 16
1. Giải pháp cho vấn đề thông tin sai lệch về sản phẩm .................................. 16
2. Giải pháp cho vấn đề đối thủ cạnh tranh ..................................................... 16


3. Giải pháp cho vấn đề nhân lực, vận chuyển trong đạo dịch ....................... 17
4. Tiểu kết .......................................................................................................... 18
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Việt Nam đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập

trung sang nền kinh tế thị trường. Điều này đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển trên mọi ngành nghề, lĩnh vực, cũng nhiều doanh nghiệp được mọc lên. Tuy
nhiên, trong tình hình kinh tế đầy biến động, các đối thủ cạnh tranh tăng cao cùng với
những công nghệ, kĩ thuật đang khơng ngừng tiến bộ như hiện nay thì các doanh nghiệp
rất khó có thể kiểm sốt tốt và phát triển được. Do đó, để có thể sản xuất kinh doanh phù
hợp và đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ càng những vấn đề
mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt, đặc biệt là môi trường marketing của doanh nghiệp:
môi trường vi mô và mơi trường vĩ mơ.
Với tình hình phát triển kinh tế hiện tại của Việt Nam, ai cũng "hối hả" với cơng
việc, cùng chạy đua với thời gian như vậy thì nhu cầu về các thực phẩm nhanh rất lớn.
Trong cách công ty về ngành hàng này, chắc cái tên Acecook Việt Nam đã khơng có xa lạ
đối với người dân trong nước và nước ngoài. Acecook Việt Nam đã tạo được nhãn hiệu
và chỗ đứng vững chắc cho mình trong ngành hàng này. Song, với sự biến đổi lớn của
môi trường kinh tế Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều tác động. Vì
thế, để giữ vững được vị trí như hiện tại, doanh nghiệp cần phải nghiểm cứu kĩ càng mơi
trường mareting của doanh nghiệp mình để có những chính sách, quyết định mới phù hơp.
Vì những điều trên nên em quyết định chọn đề tài “Anh/chị hãy phân tích mơi
trường Marketing của Cơng ty Acecook Việt Nam trong tính hình hiện nay”.


2

NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA DOANH
NGHIỆP
1. Các khái niệm liên quan đến môi trƣờng Marketing
1.1. Khái niệm môi trƣờng Marketing
Môi trường Marketing của một cơng ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những
lực lượng hoạt động ở bên ngồi cơng ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo
marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu.

Môi trường Marketing gồm có mơi trường vi mơ và mơi trường vĩ mô.
1.2.

Khái niệm môi trƣờng vi mô

Môi trường vi mô là những lực lượng có quam hệ trực tiếp với bản thân doanh
nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của nó. Gồm có: doanh nghiệp, nhà cung
ứng, trung gian Marketing, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, công chúng.
1.2.1. Doanh nghiệp
Một doanh nghiệp gồm có các bộ phận: Ban lãnh đạo, bộ phận Marketing, bộ phận
tài chính, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận kế toán,bộ phận mua vật tư,
bộ phận sản xuất. Các bộ phận này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau.
1.2.2. Nhà cung ứng
Là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực (có thể là sản phẩm, dịch
vụ, nguyên, nhiên vật liệu và nguồn nhân lực) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.3. Các trung gian Marketing
Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng có ba khoảng cách là: khoảng cách địa lý,
khoảng cách thông tin, khoảng cách thời gian. Doanh nghiệp rút ngắn các khoảng cách
này với người tiêu dùng thông qua các trung gian Marketing như trung gian phân phối,
công ty cung ứng dịch vụ Marketing như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, các cơ sở vật
chất phục vụ phân phối hay tổ chức tài chính. Các trung gian Marketing có trách nhiệm
giúp doanh nghiệp truyền thông, bán và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối
cùng.


3

Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị
trường. Nhìn chung có các dạng khách hàng sau: người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung
gian phân phối, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận, khách hàng quốc tế.

1.2.4. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị
trường. Do đó, doang nghiệpcần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn
chung có các dạng khách hàng sau: người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân phối,
các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận, khách hàng quốc tế.
1.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Là những cá nhân, doanh nghiệp phục vụ cùng một thị trường mục tiêu với những
hàng hóa, dịch vụ giống của doanh nghiệp.Các loại đối thủ cạnh tranh:
-

Đối thủ cạnh tranh về ước muốn: phương tiện đi lại, quần áo, thực phẩm,...
Đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm: xe hơi, xe máy, xe đạp,...

-

Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm: 50cc, 110cc, 250cc,...
Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm: Honda, Suzuki, Yamaha,...
1.2.6. Cơng chúng

Cơng chúng là bất kì nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến doanh
nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Công chúng bao gồm: giới tài chính, giới truyền thơng, giới cơng quyền, giới địa
phương, các tổ chức xã hội, công chúng rộng rãi, công chúng nội bộ
1.3.

Khái niệm môi trƣờng vĩ mô

Môi trường vĩ mơ là những lực lượng xã hội trên bình diện rộng lớn hơn, có ảnh
hưởng đến mơi trường vi mơ và các quyết định marketing của doanh nghiệp. Môi trường
vĩ mơ của gồm có: mơi trường nhân khẩu học, mơi trường tự nhiên, môi trường kinh tế,

môi trường công nghệ, mơi trường chính trị - pháp luật, mơi trường văn hóa.
1.3.1. Mơi trƣờng Nhân khẩu học
Mơi trường dân số bao gồm các yếu tố như quy mô dân số, mật độ dân số, cơ cấu
dân cư (tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp), cơ cấu và quy mô hộ


4

gia đình, tình trạng hơn nhân,...Đó chính là các khía cạnh liên quan trực tiếp đến con
người và con người cũng chính là tác nhân tạo ra thị trường.
1.3.2. Mơi trƣờng Kinh tế
Ngoài bản thân con người ra, sức mua của học cũng rất quan trọng đối với các thị
trường. Mức sức mua chung phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, tốc độ tăng trưởng kinh
tế, tỉ lệ thất nghiệp, chính sách lãi suất tín dụng,...
1.3.3. Mơi trƣờng Tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là những
nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và cịn có những ảnh hưởng
nhất định đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp đó. Mộ số xu hướng của mơi trường
tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp như: sự khan hiếm tài ngun, sự gia tăng phí năng
lượng, ơ nhiễm mơi trường,...
1.3.4. Môi trƣờng Công nghệ
Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới
của doanh nghiệp. Sự tiến bộ của công nghệ hiện nay có tác động rất lớn đến thị trường.
1.3.5. Mơi trƣờng Chính trị - pháp luật
Các quyết định Marketing của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
những diễn biến trong mơi trường chính trị pháp luật. Hệ thống pháp luật của một quốc
gia bao gồm: Hiến pháp, các đạo luật như luật dân sự, luật thương mại, luật thuế thu nhập
doanh nghiệp,...các pháp lệnh quảng cáo, pháp luật vệ sinh an tồn thực phẩm,...
1.3.6. Mơi trƣờng Văn hóa
Con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội cụ thể và những niềm tin, nhận thức

về các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, hành vi của họ bị ảnh hưởng từ xã hội, từ nền văn
hóa mà họ đang sinh sống. Một số các đặt trưng về mơi trường văn hóa xã hội có tác động
đến doanh nghiệp: tính bền vững của các giá trị văn hóa cốt lõi, các nhóm văn hóa nhỏ, sự
biến đổi trong các giá trị văn hóa thứ cấp.
2. Nội dung cơ bản liên quan đến môi trƣờng Marketing
2.1. Môi trƣờng vi mô
2.1.1. Doanh nghiệp


5

Trong một doanh nghiệp, ban giám đốc là người thiết lập những mục tiêu, chiến
lược, chính sách và các nhà quản trị Marketing phải đưa ra những quyết định trong phạm
vi những kết hoạch được hoạch định bởi ban giám đốc và hợp tác chặt chẽ với các bộ
phận khác trong doanh nghiệp. Bộ phận tài chính đóng vai trị là người tìm kiếm và cung
cấp nguồn tài chính để thực hiện các chương trình Marketing. Bộ phận R&D tập trung
thiết kế và tạo ra sản phẩm. Bộ phận thu mua có nhiệm vụ tìm kiếm nhà cung ứng phù
hợp. Bộ phận sản xuất có trách nhiệm tạo ra sản phẩm đúng chất lượng và số lượng. Bộ
phận kế toán phải tính tốn những khoảng lời lỗ để biết các mục tiêu Marketing được thực
hiện như thế nào. Tất cả các hoạt động của các bộ phận điều sẽ tác động đến kế hoạch và
hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.2. Nhà cung ứng
Các nhà cung ứng đảm bảo các nguồn lực cần thiết trong việc sản xuất kinh doanh.
Sự thiếu hụt hay chậm trễ về lượng cung ứng, dự không đảm bảo về chất lượng đầu vào
hoặc sự tăng giá từ phía nhà cung ứng cũng gây khó khăn cho hoạt động Marketing.
Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng lớn có uy tính,
tránh lệ thuộc vào một nhà cung ứng.
2.1.3. Các trung gian Marketing
Các trung gian Marketing có vai trị quan trọng, là người đứng giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng: Những người môi giới thương mại sẽ giúp cho doanh nghiệp bán hàng,

các đơn vị vận chuyển giúp doanh nghiệp lưu thông, vận chuyển hàng hóa đến tay người
tiêu dùng, các tổ chức tài chính, tính dụng sẽ quy động, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, các
tổ chức dịch vụ marketing giúp doanh nghiệp có được thơng tin của người tiêu dùng và
ngược lại.
2.1.4. Khách hàng
Doanh nghiệp cần căn cứ vào từng nhóm đối tượng cụ thể để đưa ra giá bán phù hợp:
-

Người tiêu dùng: đây là người mua cuối cùng của doanh nghiệp nên doanh

-

nghiệp có thể bán giá cao nhất có thể.
Nhà sản xuất: sản phẩm của doanh nghiệp chỉ là yếu tố đầu vào của nhóm
khách hàng này nên doanh nghiệp cần bán với gia thấp nhất có thể. Nhóm
khách hàng này thường mua sản phẩm với số lượng lớn, có thể giúp daonh
nghiệp thu hồi vốn nhanh.


6

-

Trung gian phân phối: do nhóm khách hàng này mua sản phẩm nhằm mục đích
kiếm lời nên doanh nghiệp có thể bán với giá cao hơn đới với nhà sản xuất và
phải thấp hơn đối với người tiêu dùng.

-

Cơ quan nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận: nhóm khách này muốn sản phẩm vì

mục đích xã hội nên doanh nghiệp cần bán với giá vừa phải.
Khách hàng quốc tế: doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ phong tục, văn hóa,
ngơn ngữ, pháp luật,... của khách hàng để đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau bao gồm cả cạnh
tranh về ước muốn, loại sản phẩm, hình thức và nhãn hiệu sản phẩm. Trong đó cạnh tranh
về nhãn hiệu sản phẩm là gay gắt nhất. Tuy nhiên những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn như
cạnh tranh về ước muốn, loại và hình thức của sản phẩm cũng có thể trở thành đối thủ
cạnh tranh trực diện như cạnh tranh về nhãn hiệu sản hiệu sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp
cần có hiểu biết đầy đủ về đối thủ cạnh tranh để có biện pháp phịng ngừa và phản ứng lại.
2.1.6. Cơng chúng
Cơng chúng gồm có 7 giới bao gồm: giới tài chính, giới truyền thơng, giới công
quyền, giới địa phương, các tổ chức xã hội, công chúng rộng rãi, công chúng nội bộ.
Những giới này đề có tác động những định đến doanh nghiệp, tùy từng hoạt động của họ
hỗ trợ hay gây khó khăn mà cũng giúp đỡ hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp hồn
thành mục tiêu.Ví dụ:
-

Giới tài chính có thể tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể vay vốn
nhưng ngược lại cũng có thể làm khó doanh nghiệp, khơng có vay vốn.

-

Giới truyền thơng: có thể giúp đỡ doanh nghiệp khi họ khai thác những thơng
tin có lợi và đồng thời cũng gây khó khăn cho khi chỉ khai thác những thông tin
không tốt của doanh nghiệp.
2.2. Môi trƣờng vĩ mô
2.2.1. Môi trƣờng Nhân khẩu học


Môi trường nhân khẩu học gồm rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp: quy
mô dân số, cơ cấu dân cư (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn), tình trạng
hơn nhân,...mỗi yếu tố đề có thể đem đến cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Ví dụ:
một thị trường có quy mơ dân số đơng thì người tiêu dùng sẽ nhiều, nhu cầu sử dụng hàng


7

hóa nhiều sẽ tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, ngược lại khi quy mơ dân số ít sẽ
đem lại nguy cơ cho doanh nghiệp; một thị trường có cơ cấu dân số già, trình độ học vấn
thấp sẽ mang đến nhiều nguy cơ cho doanh nghiệp do không đáp ứng được nguồn lao
động;...
Ngoài ra, nhân khẩu học của thị trường cũng có thể bị thay đổi như: sự chuyển
dịch về dân số, cơ cấu tuổi tác, gia đình, cơ cấu dân cư có trình độ văn hóa cao hơn.
2.2.2. Môi trƣờng Kinh tế:
Khả năng chi tiêu của khách hàng ngồi phụ thuộc vào giá cả, nhu cầu cịn phụ vào
tình hình kinh tế, mức thu nhập,tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp, nhu cầu tiết kiệm, và các
điều kiện trài chính – tín dụng. Do đó doanh nghiệp phải nhận biết các xu hướng chính về
thu nhập và những thay dổi về chỉ tiêu của dân chúng. Xu hướng tăng lên về thu nhập
trung bình sẽ tạo ra sức mua cao hơn và nhiều nhu cầu, mong muốn.
2.2.3. Môi trƣờng Tự nhiên
Các điều kiện môi trường như vị trí địa lý, đất đai, khí hậu,...là yếu tố đầu vào quan
trọng đồng thời cũng tạo tế mạnh cho nhiều ngành kinh tế.
Xu hướng biến đổi của môi trường như sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu, sự
tăng chi phí của năng lượng, tình trạng ơ nhiễm mơi trường tăng lên cũng có ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
2.2.4. Môi trƣờng Công nghệ
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật tác động đến thị trường nhiều mặt như: khởi nguồn
cho các ngành công nghiệp mới như vi tính, cơng nghiệp mạng; làm thay đổi căn bản hay
bị xóa hồn tồn sản phẩm hiện hữu(ví dụ: máy VCD sẽ làm lụi tàn dần các máy video);

kích thích phát triển những sản phẩm liên quan và không liên quan (các điện mới ra đời
tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm như ốp lưng, tai nghe,..; làm chu kì sống của sản
phẩm bị rút ngắn lại do sự ra đời ngày càng nhanh và càng nhiều sản phẩm ưu việt hơn.
Việc áp dụng công nghệ mới giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm mới và
làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát
triểm cao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao hơn.
2.2.5. Mơi trƣờng Chính trị - pháp luật


8

Thị trường nào cũng nằm trong một khu vực, một quốc gia nhất định. Do đó các
doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ ràng, cụ thể các quy định pháp luật của khu vực, quốc gia
đó như: Hiến pháp, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật thuế thu nhập
doanh nghiệp, các pháp lệnh quảng cáo, pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm,.. để thực
hiên đúng đắn. Như vậy doanh nghiệp mới có điều kiện thuận lợi để kinh doanh.
2.2.6. Mơi trƣờng Văn hóa
Mỗi khu vực, quốc gia đều có nên văn hóa riêng. Để có thể xâm nhập tốt và phát
triển lâu dài, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng mơi trường văn hóa ở khu vực và
quốc gia đó. Trước hết là các giá trị văn hóa cốt lõi, đây là những văn hóa rất bền vững và
khó thay đổi. Cho nên doanh nghiệp phải thấu hiểu được nền văn hóa cảu khu vực, quốc
gia đó để tránh những hành vi, thơng điệp hay sản phẩm dịch vụ khơng phù hợp. Ngồi
ra, tùy từng khu vực, nhóm đối tượng khác nhau mà cũng có những nhóm văn hóa nhỏ
khác nhau và có những biến đổi văn hóa nhất định. Nắm bắt được những điều này có thể
giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường mục tiêu tốt hơn.
3. Tiểu kết
Cả môi trường vi mô và vĩ mơ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh
nghiệp trong q trình kinh doanh. Đó có thể là thuận lợi, cũng có thể là bất lợi đối với
doanh nghiệp tùy vào từng doanh nghiệp, từng thị trường và từng thời điểm cụ thể.



9

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY
ACECOOK VIỆT NAM
1. Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam
1.1. Thông tin cơ bản
Tên hiện tại: Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
Địa chỉ: Lô số II-3, đường số 11, nhóm CN II, khu cơng nghiệp Tân Bình, phường
Tây Thạch, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
1.2. Lịch sử hình thành
- Ngày 15/12/1993, thành lập cơng ty Liên Doanh Vifon Acecook.
- Ngày 7/7/1995, bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 28/2/1996, tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ và thành lập chi nhánh Cần
Thơ.
- Năm 1999, lần đầu tiên đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chấtn lượng cao.
- Năm 2000, ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo. Là bước đột phá của cơng ty trên thị
trường mì ăn liền.
- Năm 2003, hoàn thành hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam.
- Năm 2004, chính thức đổi tên thành Cơng ty TNHH Acecook Việt Nam và di
dời nhà máy về khu công nghiệp Tân Bình.
- Năm 2006, chính thức tham gia thị trường gọa ăn liền bằng việc xây dựng nhà
máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm phở Xưa&Nay.
- Ngày 18/1/2008, dổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Trở thành
thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới.
- Ngày 7/7/2010, đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất.
- Năm 2012, khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đơng Nam
Á.
- Năm 2015, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương
hiệu mới.

1.3. Sản phẩm kinh doanh
Công ty chuyên cung cấp các loại thực phẩm ăn liền như:
-

-

Mì gói: Mì Hảo Hảo, Thế giới mì, Mì nấu Maxkay, Mì Siukay, Mì Udon Sưki
Sưki, Mì Doaremon, Mì Đệ Nhất, Mì Mikochi, Mì Bốn Phương,Mì Hảo 100,
Mì Số Đỏ, Mì Khơng chiên block, Good, Mì Spaghetti Bistro.
Tơ – Ly – Khay: Mì ly ăn liền Caykay, Mì ly Handy Hảo Hảo, Mì ly Meme, Mì
Ly Modern, Ly Enjoy, Tơ nhớ Mãi Mãi, Khay Táo qn, Mì tơ ăn liền mì trộn


10

Today, Mì ly mini ăn liền Doraemon, Mì ly ăn liền mini Handy Hảo Hảo, Mì tơ
ăn liền mì trộn Caykay.
- Phở - Hủ tiếu – Bún: Đệ Nhất phở, Phở trộn đệ nhất, Hủ tiếu khô nhịp sống
hương vị Nam Vang, Phở Xưa&Nay, Hủ tiếu nhịp sống, Bún hằng nga, Phở
kho Xưa&Nay, Phở Xưa&Nay Premium.
- Miến: Miến trộn Phú Hương, Miến Phú Hương, Miếng Phú Hương yến tiệc.
2. Thực trạng môi trƣờng marketing của Công ty Acecook Việt Nam
2.1. Môi trƣờng vi mô
2.1.1. Doanh nghiệp
Các bộ phận trong Acecook hoạt động rất tốt với nhau. Sự kết hợp nhịp nhàng và
đúng đắn của các bộ phận trong công ty đã giúp Acecook tiến xa hơn trong thị trường
thực phẩm nhanh, đặt biệt là trong thị trường mì ăn liền – sản phẩm mì Hảo Hảo.
2.1.2. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định chất
lượng đầu vào và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Acecook yêu cầu các

nguyên vật liệu đầu vào liên quan đến máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, lao động tài
chính,... Đa số những nguyên vật liệu này các nhà cung ứng ở thị trường Việt Nam đều có
thể đáp ứng được với giá thành rẻ và một số thì được nhập khẩu từ thị trường nước ngồi:
-

-

Ngun liệu làm sợi mì, bún, miến,... được nhập khẩu trực tiếp từ thị trường
Canada, Úc, dầu thực vật từ Malaysia, nguyên liệu sản xuất vắt mì từ cơng ty
Cổ phần Tiến Hưng (Việt Nam).
Bao bì đóng gói: được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tính và đảm bảo tuân
thủ theo quy định Cộng đồng chung Châu Âu.
Hệ thống máy móc, cơng nghệ sản xuất được chuyển giao trực tiếp từ Acecook
Nhật Bản.
2.1.3. Các trung gian Marketing

Hiện tại, Acecook Việt Nam có hơn 300 đại lý phân bố rộng rải trên toàn quốc.
Điều này giúp công ty bán các sản phẩm làm ra nhanh chóng trên tồn bộ thị trường Việt
Nam.
Các sản phẩm của Acecook Việt Nam chủ yếu là các thực phẩm mì ăn liền, hơng
dễ bể, đều là hàng hóa dễ vận chuyển và có thể vận chuyển trên bất kì phương tiện nào:
đường bộ, đường biển, đường hàng khơng,...Cơng ty có thể phân phối nhanh chóng, thuận
lợi từ nơi sản xuất đến nơi người tiêu dùng.


11

Ngồi ra, những sản phẩm của cơng ty liên tục quảng cáo trên các chương trình
trên ti vi hay các trang mạng xã hội như facebook, youtube,...làm tăng mức độ tiếp cận
sản phẩm của khách hành, thúc đầy nhanh quá trình kinh doanh.

2.1.4. Khách hàng
Đối tượng chủ yếu mà cơng ty hướng tới là những người tiêu đùng như học sinh,
sinh viên, nhân viên văn phòng hay các bà nội trợ vì những đối tượng này thường có
những nhu cầu thích sản phẩm ngon, bổ, rẻ, nhanh gọn.
Quy mơ khách hàng càng lớn thì doanh nghiệp càng khó khăn trong vấn đề tìm
hiểu thơng tin cũng như chăm sóc khách hàng. Đối với khách hàng là nhà phân phối, khi
gặp vấn đề và muốn thay đổi nhà phân phối, công ty phải chịu tốn kém nhiều về thời gian
và chi phí.
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Dưới nhu cầu của thị trường hiện nay thì các ngành sản xuất thực phẩm nhanh đặc
biệt là mì ăn liền đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh khốc liệt. Theo thống kê của
Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đứng thứ 3 trên
thế giới với hơn 7 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm 2020. Điều này làm các cơng ty sản
xuất mình ở Việt Nam không ngừng mọc lên và hiện nay đã có khoảng 50 nhà sản xuất.
Mức độ cạnh tranh càng gay gắt hơn đối với 4 “ông lớn” gồm Acecook Việt Nam, Masan
Consumer, Uniben, Asia Foods đang chiếm lĩnh thị trường với hơn 88% sản lượng và
84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.
Thị trường mì ăn liền là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp
cạnh tranh chủ yếu dựa giá cả và thương hiệu. Đây là một lợi thế cho Acecook Việt Nam
vì các sản phẩm của cơng ty có giá cả rất hợp lý và đã có chỗ đứng ổn định trên thị
trường. Mức độ cạnh tranh chỉ trở nên gay gắt với các đối thủ có thương hiệu lớn như:
Masan Consumer, Uniben, Asia Foods.
2.1.6. Công chúng
Hiện nay, các phương tiện truyền thơng rất phát triển và nó cũng là điều kiện thuận
lợi để doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên nó cũng đem đến một số bất lợi cho doanh
nghiệp. Mới đây, vào tháng 8/2021, hai lô hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của
công ty là mì Hảo Hảo và miến Good bị thu hồi ở Ireland bị lan truyền rộng rãi và ngay
sau đó làm phát sinh thêm nhiều thông tin cho rằng sản phẩm mì Hảo Hảo do cơng ty
Acecook Việt Nam sản xuất chứa chất gây ung thư. May mắn, sau đó vấn đề này đã được



12

xác minh, làm rõ bởi Cục An toàn thực phẩm, nếu thông tin sai sự thật này tiếp tục kéo
dài công ty sẽ phải chịu nhiều tổn thất.
Năm 2017, Acecook Việt Nam được vinh danh thứ hạng 11 trong ngành hàng tiêu
dùng nhanh theo xếp hạng “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”. Ở đây có chế độ lương
thương và phúc lợi tốt, nhân viên được đào tạo kỹ năng, được tham gia các hoạt động tập
thể bổ ích,...Mơi trường nội bộ tích cực như vậy trong cơng ty cũng tạo ảnh hưởng tốt đến
những người xung quanh nhân viên của công ty.
2.2. Môi trƣờng vĩ mô
2.2.1. Môi trƣờng nhân khẩu học
Tính đến ngày 31/12/2021, dân số Việt Nam ước tính là 98.564.407 người, chiếm
1.25% dân số thế giới. Trong những năm qua ( từ 1980 đến 2021) dân số Việt Nam luôn
giữ các thứ hạng cao 13, 14, 15 trên bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Điều này chứng tỏ Việt Nam là một nước đông dân trên thế giới, dân số đông dẫn đến các
nhu cầu cần đáp ứng cho cuộc sống nhiều, đặt biệt là nhu cầu ăn uống. Đây là môi trường
thuận lợi để Acecook phát triển thực phẩm nhanh.
Xu hướng gia đình trẻ đang dần thay thế cho gia đình truyền thống nhiều thế hệ.
Do đó việc ra quyết định mua và tiếp thu các sản phẩm mới trên thị trường như mì gói, mì
ly, mì khay,.. sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cơ cấu tuổi của Việt Nam hiện tại là: nhóm dưới 15 tuổi chiếm 25,2%, nhóm từ 15
đến 64 tuổi (độ tuổi lao động) chiếm 69,3% và nhóm trên 64 tuổi chiếm 5,5%. Và Việt
Nam được đánh giá là đang trong thời kì dân số vàng, nguồn lao động trong thời kì này
rất dồi dào. Tuy nhiên, theo tốc độ tăng trưởng dân số hiện tại ( cứ có khoảng 1.545.000
trẻ được sinh ra thì chỉ có khoảng 632.000 người chết đi – năm 2021) thì Việt Nam đang
có xu hướng già hóa dân số. Điều này sẽ làm giảm nguồn lao động cho doanh nghiệp
trong tương lai.
2.2.2. Môi trƣờng kinh tế
Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người ở Việt Nam tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800

USD. Cũng trong gia đoạn này, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 32% (năm 2011) xuống còn
dưới 2%. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sức mua của người tiêu dùng đang tăng lên đáng
kể.
Trong đại dịch COVID – 19 , do có nền tảng vững chắc, Việt Nam là một trong số
ít quốc gia có tăng trưởng GDP đạt giá trị dương. Tuy nhiên, do biến thể Delta, sự tăng


13

trưởng GDP của Việt Nam bị giảm đáng kể, theo dự đoán chỉ đạt 2 – 2,5%. Tuy nhiên,
cũng do đại dịch nên đòi hỏi người dân phải hạn chế ra ngồi, do đó nhu cầu về các thực
phẩm nhanh, dễ sử dụng và hạn dùng lâu tăng lên. Đây cũng là một cơ hội kinh doanh tốt
dành cho công ty Acecook.
2.2.3. Môi trƣờng tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực Đơng Nam Á, ở rìa Đơng của bán đảo Đông Dương.
Ở đất liền, Việt Nam tiếp giáp với ba nước là Trung Quốc, Campuchia, Lào và Việt Nam
có đường bờ biển dài 3269 km với nhiều cảng lớn, tiếp giáp với biển của nhiều quốc gia
khác tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Việt Nam cũng như công ty Acecook giao lưu văn
hóa, buốn bán, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện hơn với các nước trên thế giới.
Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa khơng phù hợp với việc trồng lúa
mì (ngun liệu chính của mì ăn liền), nên các ngun liệu của cơng ty phải được nhập
khẩu từ nước khác.
2.2.4. Môi trƣờng công nghệ
Các công nghệ hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó ảnh hưởng rất lớn q
trình sản xuất của doanh nghiệp. Theo ông Phạm Văn Nam – Giám đốc Khối sản xuất
Acecook, ngồi các cơng nghệ được chuyển giao từ Nhật Bản, Acecook Việt Nam cũng
trang bị và hoàn thiện thêm cơng nghệ sản xuất mì như: gia tăng mức độ tự động hóa, đầu
tư dây chuyền hiện đại cơng suất hoạt động cao, trang bị thêm nhiều hệ thống kiểm soát
chất lượng (máy cân trọng lượng, máy Xray),...đã làm tăng năng suất cũng như chất
lượng sản phẩm của công ty.

Trong tình hình đại dịch COVID – 19, người tiêu dùng ít được trực tiếp đi mua sản
phẩm nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu hàng ngày thì các sàn thương mại điện tử như
Shoppe, Lazada, Tiki,... với các dịch vụ vận chuyện tận nhà là lựa chọn được người tiêu
dùng ưu tiên hàng đầu. Vừa tiện lợi vừa an toàn. Doanh nghiệp với tác với các sàn điện tử
trong giai đoạn này sẽ có cơ hội phát triển nhanh.
2.2.5. Mơi trƣờng chính trị - pháp luật
Việt Nam là quốc gia được đánh giá có mơi trường chính trị rất ổn định. Việc này
góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển do doanh nghiệp không phải chịu những sức
ép về vấn đề chính trị bất ổn, có điều kiện cơ sở ổn định để phát triển. Ngoài ra đây cũng
là điểm nổi bật thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, là nguồn vốn đến phát triển
kinh tế.


14

Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng ngày càng hồn thiện và có nhiều bộ
luật như luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật giá trị gia tăng,...các pháp
lệnh quảng cáo, pháp lệnh an toàn thực phẩm,.. tạo điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp có thể kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.
2.2.6. Môi trƣờng văn hóa
Việt Nam trải qua hơn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước nên người dân
Việt Nam có lịng yêu nước và niềm tự hào dân tộc to lớn. Do đó bất kì hành vi, thơng
điệp hay sản phẩm dịch vụ nào xâm phạm đến tự do,văn hóa, lãnh thổ của người Việt
Nam đều bị tẩy chay, loại bỏ.
Xã hội Việt Nam ngày càng đổi mới và hiện đại hơn, nhịp sống cũng “hối hả” hơn.
Chính vì thế, các thực phẩm nhanh vừa tiện lợi vừa có dinh dưỡng là sản phẩm được ưu
tiên để đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người trong xã hội này.
Từng vùng, miền khác nhau ở Việt Nam sẽ có những văn hóa, khẩu vị ăn uống
khác nhau. Vì vậy để xâm nhập và phát triển tốt trên thị trường Việt Nam, cơng ty
Acecook cần đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nét riêng biệt của từng vùng, miền.

3. Nhận xét đánh giá về môi trƣờng marketing của công ty Acecook Việt Nam
3.1. Ƣu điểm
Cơ cấu tổ chức: sau nhiều năm hoạt động, cơ cấu tổ chức của công ty dần hồn
thiện hơn và các hoạt động vận hành cơng ty đã đi vào khn khổ, ít bị biến động.
Nhà cung ứng và công nghệ: Acecook Việt Nam luôn đảm bảo chất lượng các
nguyên vật liệu đầu vào với các nhà cung ứng uy tinh. Ngồi ra, các cơng nghệ kĩ thuật
tiên tiến được áp dụng vào sản xuất giúp sản phẩm của công ty được đảm bảo về chất
lượng và số lượng nhưng giá thành sản phẩm vẫn phù hợp với kinh tế của Việt Nam.
Hệ thống phân phối và truyển thơng: Acecook Việt Nam có hệ thống phân phối
trãi dài trên toàn quốc và phân bố rộng rãi trên thị trường quốc tế, các sản phẩm của công
ty được quảng bá mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thơng. Người tiêu dùng hồn tồn
có thể tiếp cận được các thơng tin của doanh nghiệp, sản phẩm, chương trình khuyến
mãi,...và mua hàng nhanh chóng, tiện lợi.
3.2.

Nhƣợc điểm


15

Hiện nay, vẫn có rất người người tiêu dùng cho rằng khi sử dụng nhiều mì ăn liền
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (gây ung thư, gây ra các bệnh tim mạch, sạn thận,...)
Đối thủ cạnh tranh: Ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ với
doanh nghiệp trong thị trường mì ăn liền.
Nhân lực, vận chuyển trong đại dịch: Nhu cầu sử dụng sản phẩm càng tăng trong
đại dịch COVID 19 nhưng nguồn nguyên liệu sản xuất ngày càng cạn kiệt, không thể
nhập khẩu, thiếu nhân viên trong khâu sản xuất. Các đối tác vận chuyển không đủ phương
tiện, nhân lực cung cấp cho doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sự
phân phối, chuyển giao hàng hóa.
3.3.


Ngun nhân

Thơng tin sai lệch về sản phẩm: Người tiêu dùng chưa tiếp cận được nhiều thông
tin, chưa hiểu biết đủ về các thành phần nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng có trong sản phẩm
của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh: Việt Nam trong những năm qua là thị trường tiêu thụ rộng lớn
của các thực phẩm nhanh, đặc biệt là mì ăn liền. Hơn nữa, đây là ngành hàng dễ dàng xâm
nhập trong thị trường Việt Nam, mức độ trung thành đối với nhãn hiệu thấp.
Nhân lực, vận chuyển trong đại dịch: Đại dịch COVID 19 làm ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất, vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm đến nơi sản xuất, nơi tiêu
dùng của doanh nghiệp do xuất hiện nhiều ca nhiễm ở người vận chuyển lẫn người tiêu
dùng.
4. Tiểu kết
Là một công ty lớn mạnh và có chỗ đứng trên thị trường nhưng vẫn Aceook Việt
Nam vẫn phải những tác động từ môi trường vi mô và vĩ mô của doanh nghiệp. Đặt biệt là
sự tăng lên đối thủ cạnh tranh và sự bùng phát của dịch COVID 19 đã gây nhiều khó khăn
cho doanh nghiệp.


16

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO NHỮNG NHƢỢC ĐIỂM TRONG
MÔI TRƢỜNG MARKETING CỦA ACECOOK VIỆT NAM
1. Giải pháp cho vấn đề thông tin sai lệch về sản phẩm
Người tiêu dùng là đối tượng khách hàng chủ yếu mà doanh nghiệp hướng tới. Do
đó, tầm hiểu biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm là vô cùng quan trọng. Trong
những trường hợp không đủ hiểu biết về sản phẩm, người tiêu dùng rất dễ bị dẫn dắt bởi
truyền thông bẩn làm ảnh hưởng rất nhiều đến bộ mặt và tình hình hình kinh doanh của
doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này, ngồi cung cấp thơng tin trên trang website,

doanh nghiệp còn cần tuyên truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội hay các chương
trình trên tivi về các thành phần, dinh dưỡng cũng như giải đáp những thắc mắc của người
tiêu dùng về vấn đề mì ăn liền ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như sau:
Trên những trang thơng tin chính thức của cơng ty ở Facebook, Instagram,
You tube, cơng ty có thể đăng bài, video hay tạo ra các buổi tọa đàm trực tiếp để cung cấp
đầy đủ thông tin cũng như giải đáp các thắc mắc của người tiêu dùng. Ví dụ như: Có
những người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm trong thời gian dài cảm thấy sản phẩm không
đủ dinh dưỡng, sản phẩm gây nóng trong người và nổi mụn. Trong trường hợp này cơng
ty cần giải thích cho người tiêu dùng biết được, trong sản phẩm mì có chứa các chất như
chất bột đường, chất béo, chất đạm,...Tuy nhiên, đối với mì ăn liền hay bất kì thực phẩm
nào khác nếu chỉ sử dụng một sản phẩm trong thời gian dài mà không kết hợp với các
thực phẩm khác đều dẫn đến tình trạng thiếu chất, nóng trong người, nổi mụn. Ngồi vấn
đề trên, cơng ty cần đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác như sản phẩm
chứa chất gây ung thư, gây các bệnh về tim mạch, sạn thận,...
Ngồi ra, cơng ty cũng có thể làm những cái poster, tờ rơi hay sổ giải đáp
thắc mắc bỏ trong mỗi thùng sản phẩm để người tiêu dùng thuận lợi biết thêm thông tin
trong mỗi lần mua sản phẩm.
2. Giải pháp cho vấn đề đối thủ cạnh tranh
Càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với sức cạnh tranh càng cao thì doanh
nghiệp càng có nhiều khả năng bị giảm sức tiêu thụ. Vì thế Acecook đã đưa ra các chiến
lược đa dạng hóa sản phẩm. Doanh nghiệp đã đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản
phẩm trong và ngồi nước có chất lượng giống nhau nhưng hương vị khác nhau: mì
“Hồng Thánh” mang hương vị ẩm thực người Trung Hoa, mì “Lẩu Thái” mang hương vị
ẩm thực của người Thái Lan, còn hương vị ẩm thực của người Việt Nam thì có nhiều loại


17

sản phẩm khác nhau như: Hảo Hảo, Hảo 100, mì Đệ Nhất, Good, Đệ Nhất phở, phở
Xưa&Nay,...Mới đây, vào tháng 5/ 2019, Acecook Việt Nam mới ra mắt thêm một sản

phẩm mới là mì khơng chiên ăn liền Samưrai gồm hai hương vị là hương vị Sườn heo và
hương vị Nấm. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn cho ra mắt thêm ngành hàng mới là Muối
chấm Hảo Hảo.
Ngoài chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Acecook Việt Nam cịn tăng cường quảng
bá hình ảnh sản phẩm trên các đơn vị truyền thơng và áp dụng nhiều chương trình khuyến
mãi hấp dẫn dành cho khách hàng. Cụ thể, trong những năm gần đây, doanh nghiệp đã tổ
chức hàng loạt các chương trình khuyến mãi như: “Chill cùng Acecook”, “Tết phú quý –
rinh quà như ý”, “Thưởng thức Phú Hương – Nhận quà sương sương”, “Vạn lộc tết – Gắn
kết yêu thương”, “Hảo Hảo – Music box”,...Điều này không chỉ giúp thu hút khách hàng
đến với doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp quảng bá chất lượng của sản phẩm mới
đến với người tiêu dùng.
Tính đến nay, Acecook Việt Nam đã có 11 nhà máy với 7 chi nhánh kinh doanh
trên toàn quốc, chuỗi cung ứng đã có hơn 700 đại lý cấp 1 phân phối rộng khắp cả nước.
Sản phẩm của công ty có độ phủ hơn 95% điểm bán lẽ tồn quốc và xuất khẩu đến hơn 46
quốc gia và khu vực trên toàn quốc: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Và
doanh nghiệp cũng đang không ngừng mở rộng chuỗi cung ứng để ở bất cứ đâu người tiêu
dùng cũng có thể tiếp cận đến sản phẩm.
3. Giải pháp cho vấn đề nhân lực, vận chuyển trong đại dịch
Dịch COVID 19 bùng phát mạnh gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Mặc dù
có nhiều khó khăn nhưng Acecook Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo
duy trì hoạt động sản xuất để cung cấp đủ sản phẩm cần thiết cho thị trường. Để đảm bảo
nguồn nhân lực trong sản xuất cũng như trong các hoạt động khác, cơng ty đã thành lập
các Ban Chỉ đạo phịng chóng COVID 19 tại các nhà máy, chi nhánh trực thuộc theo quy
định của Bộ Y tế, kiểm tra nghiêm ngặt công tác thực hiện quy tắc 5K đối với cán bộ
nhân viên và khách hàng khi ra vào công ty. Đồng thời, công ty cũng trang bị hệ thống đo
thân nhiệt tự động và thực hiện xét nghiệm định kỳ để làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
Acecook cũng đã tổ chức tuyên truyền, nâng cao tinh thần trách nhiệm và cổ vũ tinh thần
cho công nhân viên trong giai đoạn dịch bệnh.



18

Ngoài ra, Acecook cũng đề ra nhiều giải pháp để phòng tránh và giải quyết vấn đề
“đứt gãy” nguyên liệu hay gặp trục trặc trong việc cung ứng sản phẩm ra thị trường. Ví
dụ: các đối tác vận chuyển của công ty bị nhiễm bệnh hay tiếp xúc với những người bị
nhiễm dẫn đến không đủ nhân lực vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, siêu thị,..Tuy gặp
nhiều vấn đề khó khăn trong đại dịch nhưng Acecook Việt Nam cam kết sẽ ln đảm bảo
chất lượng, an tồn thực phẩm và sẽ khơng tăng giá sản phẩm.
4. Tiểu kết
Có nhiều giải pháp cho các nhược điểm của doanh nghiệp, nhưng ở các giải pháp
này có một điểm chung là Acecook luôn chú trọng trong vấn đề chất lượng của sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm tốt là tiền đề để doanh nghiệp ổn định và phát triển.


19

KẾT LUẬN
Nghiên cứu môi trường Marketing là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Nó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng qt nhất về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ nghiên cứu mơi trường Marketing, doanh
nghiệp có thể đề ra các quyết định, chính sách để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu,
nắm bắt cơ hội và phòng tránh nguy cơ.
Qua nghiên cứu môi trường vi mô, doanh nghiệp biết được cơ cấu hoạt động của
mình có tốt hay chưa, nguồn cung cấp ngun liệu có dễ tìm hay khơng, mức độ cạch
tranh như thế nào,...Cịn thơng qua nghiên cứu mơi trường vĩ mơ, doanh nghiệp có thể
đánh giá được sản phẩm của mình có thật sự phù hợp với thị trường kinh doanh không và
cũng nắm bắt được các xu hướng biến đổi của thị trường trong thời gian tới để thay đổi
cho phù hợp hơn.
Nhìn chung, công ty Acecook Việt Nam đã đạt được những thành cơng lớn và có
chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, môi trường kinh tế và thị trường luôn có

những thay đổi, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh bùng phát như hiện nay. Do đó,
chính nhờ vào nghiên cứu mơi trường Marketing, doanh nghiệp sẽ có những giải pháp tối
ưu nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Acecook, ,05/01/2022.
2. Phân tích về chuổi cung ứng của Acecook tại trị trường Việt Nam, ALS –
Aviation Logicstics, , 05/0/2022.
3. Danso, , 05/01/2022.
4. Q.Hữu (09/10/2021), Acecook Việt Nam nổ lực sản xuất trong mùa dịch, cung
cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, Người lao động,
, 05/01/2022.
5. Acecook Việt Nam, Haymora, , 05/01/2022.
6. Vân Sơn – Dương Hưng (28/08/2021), Mì Hảo Hảo, miến Good chứa chất gây
ung thư, nhà sản xuất nói gì?, Tiền Phong, ,
05/01/2022.
7. ThS. Đinh Tiên Minh (chủ biên), ThS.Quách Thị Bảo Châu, ThS.Nguyễn Văn
Trưng, ThS.Đào Hồi Nam (Eds), Giáo trình Marketing căn bản.
8. TS. Phan Thăng, TS.Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến (Eds), Marketing căn
bản (Marketing Essentials).
9. Thị trường mì gói, Ngã rẽ của người đi trước và cuộc chiến của những người
đến sau, Tiêu dùng Việt Nam, , 05/01/2022.
10. Tổng quan về Việt Nam, The World Bank, , 05/01/2022.




×