Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN TIẾNG ANH 9: “ PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC TIẾNG ANH KHỐI 9 VÀ CÁCH LÀM BÀI TẬP ĐIỀN TỪ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.14 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“ PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC TIẾNG ANH KHỐI 9 VÀ CÁCH
LÀM BÀI TẬP ĐIỀN TỪ”
I.TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Hoàng Thị Quyên.
- Ngày sinh: 20/01/1993.
- Chức vụ: Giáo viên.
- Tổ: Khoa học xã hội.
- Đơn vị: Trường THCS Thượng Thôn.
- Số điện thoại: 0329.035.211.
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG
-Bộ môn áp dụng: Tiếng Anh khối 9 THCS
-Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 9 Trường THCS Thượng Thôn.
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1.Thực trạng ban đầu
Trong quá trình đất nước đang phát triển, đang hội nhập cùng các quốc gia
trên thế giới, ngoài yếu tố về kinh tế - xã hội thì ngoại ngữ là một thành tố khơng thể
thiếu. Chính vì vậy, bộ mơn Tiếng Anh được chú trọng ở tất cả các trường học, đặc
biệt là Tiếng Anh bậc THCS. Trên thực tế, có rất nhiều em học sinh rất hứng thú và
học Tiếng Anh rất chắc và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt; ở nhiều trường học

1


các em học sinh có thể giao tiếp, đọc bài khóa hoặc làm bài tập nhanh và chính xác
nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng mừng đó thì còn rất nhiều em học sinh
đang thực sự thờ ơ và khơng có hứng thú với mơn học này; nhiều em học sinh không
biết đọc, đọc được một đoạn ngắn hoặc có nhiều em đọc được nhưng ngữ âm lại


khơng đúng hoặc không hiểu nội dung trong tâm của bài là gì….đặc biệt có nhiều em
học sinh học đến lớp 9 nhưng không thể đọc và hiểu được nội dung của bài khóa
ngắn, có nhiều em học sinh khi giáo viên yêu cầu dịch bài sang tiếng Việt thì các em
đều dịch một cách máy móc, từng từ từng từ một và khi hỏi nội dung trọng tâm của
bài khóa này là gì các em đều khơng biết trả lời. Điều đó dẫn đến hiện tượng khi giáo
viên phát vấn câu hỏi các em khơng biết tìm câu trả lời, hoặc khi làm bài kiểm tra
định kỳ đến phần Reading các em viết câu trả lời lan man, không đúng hoặc không
thể trả lời được. Cũng như trong phần Read ở các Unit có phần Choose the most
suitable words to fill in the gaps ,các em không làm được bài tập này hoặc chỉ làm
rất ít câu và độ chính xác thường rất thấp.
2.Nguyên nhân
*Về phía giáo viên:
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp
trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh.
- Nội dung bài đọc ở mỗi unit đều dài, nhiều từ mới, thời gian chuẩn bị và cụ
thể được mỗi tiết dạy đều gặp nhiều hạn chế.
*Về phía học sinh:
- Hiện nay có một tình trạng xảy ra là nhiều em học sinh không ghi chép bài,
không học từ mới, khơng học các cấu trúc ngữ pháp. Vì vậy, các em khơng biết đọc
khơng biết dịch bài, dẫn đến tình trạng không hiểu nội dung trọng tâm và không làm
đúng dạng bài tập điền từ cũng như nhiều dạng bài tập khác.

2


- Trình độ nhận thức của học sinh có sự khác biệt lớn do khác nhau về điều
kiện, mức sống, thái độ, động cơ học tập nên ảnh hưởng không nhỏ đến học tập.
- Cơ hội tiếp xúc với công nghệ cũng như văn hóa phương Tây cịn thấp, ít có
cơ hội giao tiếp với ngoại ngữ hoặc khác nước ngồi.
- Vì là học sinh vùng cao, đa số các em đều thuộc diện hộ nghèo, ngoài giờ

học trên lớp, về nhà học sinh chưa có thời gian đầu tư vào học tập do cịn phải giúp
gia đình làm việc.
- Các bài khóa phần Reading ở lớp 9 khá là dài, nhiều từ mới và có nhiều bài
nội dung khá trừu tượng so với nhận thức và kiến thức vốn có của các em, dẫn đến
tình trạng các em khơng thể tiếp tục lượng kiến thức lớn trong một tiết học chỉ 45
phút.
- Một thực trạng nữa là khi học các em còn rất e dè, ngại đọc bài trước lớp,
đọc giọng nhỏ và khi làm bài tập điền từ các em rất máy móc, kiến thức hoặc nội
dung trong bài như thế nào các em sẽ bê nguyên si chứ chưa chịu khó tư duy.
- Một nguyên nhân cuối cùng, khi nhà trường sắp xếp lịch phụ đạo cho những
học sinh yếu kém các em không đến trường đầy đủ.
3. Biện pháp:
Là một giáo viên trẻ, công tác tại một trường miền núi có điều kiện kinh tế- xã
hội khó khăn, cơ hội được tiếp xúc với thơng tin, với công nghệ và đặc biệt là cơ hội
tiếp xúc và sử dụng ngoại ngữ của các em học sinh nơi đây cịn rất hạn chế. Chính vì
vậy các em cịn rất rụt rè khi học mơn Tiếng Anh. Nhận thức được tầm quan trọng
của ngoại ngữ với tương lai của các em học sinh, bản thân tôi đã cố gắng giúp các
em có một hành trang quan trọng trong tương lai, đặc biệt là đối với các em học sinh
khối 9. Các em cần thông thạo bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và tơi chú trọng kỹ
năng đọc cho các em. Trong học kỳ I năm học 2020– 2021, tôi đã áp dung phương

3


pháp PPP: Present – Practice – Production nghĩa là thuyết trình/ trình bày- Thực
hành – Sản phẩm cuối cùng. Trong mỗi tiết học của phần Reading tơi đọc và trình
bày từ mới, cho các em học sinh thực hành đọc trước lớp và cuối cùng là làm bài tập
liên quan; đối với phương pháp này các em học sinh khá giỏi sẽ biết đọc và hiểu sơ
qua về nội dung tuy nhiên những em học sinh khác sẽ thụ động, ỉ lại và sẽ không biết
cách làm bài tập này.

Qua một bài kiểm tra nhỏ về phần Reading:
Contents

Questions
1.What is the main idea of these short

The Media

A Before newspapers were invented, passages?
town criers would go through city -> The media
streets ringing a bell. They shouted the 2. What does “ remote control” mean?
latest news as they were walking.

(based

on

the

B In Viet Nam people love reading meaning)
newspapers and magazines. The Kien -> điều khiển từ xa
Thuc Ngay Nay is one of the most
popular magazines and is widely read
by both teenagers and adults.
C Thanks to television people can get
the

latest

information


and

enjoy

interesting programs in an inexpensive
and convenient way. Nowadays, viewers
can watch a variety of local and
international

programs

on

different

channels.
D The next stage in the development of
television is interactive TV. Viewers are
able to ask questions about the show by

4

passage

guess

the



using their remote controls.
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Number of students
Full answer
Part of answer
Not answer
55
5
13
37
Qua kết quả khảo sát trên có thể thấy, năng lực đọc, tư duy của học sinh rất
hạn chế. Với kết quả như trên thì một tiết dạy sẽ khơng thành cơng, dẫn đến chất
lượng của bộ mơn cịn thấp, kết quả học tập của các em chưa cao. Số học sinh đạt
điểm trung bình, yếu cịn nhiều, số học sinh đạt điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ nhỏ. Vì
vậy, sang học kỳ II tôi đã đổi mới phương pháp. Tôi không áp dụng cố định một
phương pháp nào mà tôi sử dụng nhiều tips nhỏ phù hợp với đặc trưng của từng bài
học và khả năng học tập của các em.
Qua thực tế giảng dạy và qua việc nắm bắt đối tượng học sinh, tơi mạnh dạn
trình bày một số kinh nghiệm riêng của bản thân về phương pháp rèn kỹ năng đọc
Tiếng Anh 9 và cách làm bài tập điền từ.
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học.
1.1. Tính mới:
Phương pháp để rèn luyện từng kỹ năng trong Tiếng Anh luôn được rất nhiều
giáo viên quan tâm, qua rất nhiều năm học nội dung này vẫn luôn được nhiều người
đầu tư và đổi mới. Có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm, hoặc các chuyên đề thảo luận
nói về phương pháp dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh THCS, hoặc phương pháp dạy phần
đọc Tiếng Anh lớp 9….tuy nhiên chưa có sáng kiến nào vừa đề cập đến cách dạy,
cách rèn và cách bài tập điền từ Tiếng Anh lớp 9.
Tính mới của sáng kiến thể hiện ở khía cạnh: cách thức giúp học sinh có vốn

từ vựng vững chắc, cách gợi mở cho học sinh khi tìm hiểu về nội dung mới và các
bước để làm bài tập điền từ. Khi giáo viên đã giúp các em có được những điều đó thì

5


việc rèn luyện đọc Tiếng Anh đối với các em sẽ trở nên dễ dàng hơn, bớt nhàm chán
và tiết kiệm thời gian. Giúp tiết học hiệu quả và thành cơng hơn.
1.2. Tính sáng tạo:
Trong chương trình Tiếng Anh 9 có những bài đọc lượng từ vựng, lượng kiến
thức quá dài,qua những cách thức để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc và cách
làm bài tập điền từ sẽ giúp học sinh cảm thấy tích cực với mơn học và việc làm bài
tập sẽ trở nên đơn giản hơn. Đó chính là tính sáng tạo của sáng kiến; cụ thể như sau:
*Cách thức giúp học sinh có vốn từ vựng:
Khoa học đã chứng minh: khả năng nhận thức và ghi nhớ của con người sẽ cao
hơn khi kết hợp cả kênh hình, kênh chữ và nghe. Bản thân tơi là một giáo viên con
trẻ, được tiếp xúc với công nghệ thông tin, mỗi tuần tôi dành thời gian để nghiên cứu
nội dung bài học thiết kế giáo án điện tử - powerpoint .Với những đơn vị bài học đầu
tiên, khi xuất hiện từ mới trong tiết dạy tôi sẽ cung cấp kênh hình trước để học sinh
đốn nghĩa của từ vựng thay vì tơi đọc và giải thích nghĩa. Sau khi học sinh đã biết
nghĩa của những từ mới mà tơi cung cấp kênh hình thì tơi sẽ cho học sinh nghe băng.
Học sinh vừa kết hợp kênh hình và kênh chữ, khi tôi hỏi lại học sinh sẽ dựa vào hình
ảnh lưu trữ trong não bộ để nhớ lại nghĩa.
Ví dụ: Khi dạy Unit 2: Clothing – Read (page 17)
….. In the 1980s jeans finally became high fashion clothing, when famous designers
started making their own styles of jeans, with their own labels on them. Sales of
jeans went up and up. But in the 1990s the worldwide economic situation got worse,
and the sale of jeans stopped growing
Khi học sinh gặp từ mới “label” tơi sẽ k giải thích nghĩa mà sẽ chiếu từ vựng và hình
ảnh trên màn chiếu, học sinh sẽ đốn nghĩa của từ sau đó mới đến cách phát âm.


6


Label (n):

-> nhãn mác, nhãn hiệu.

*Cách gợi mở cho học sinh:
Con người nói chung, học sinh nói riêng tất cả đều sẽ thụ động và ỉ lại khi có
những thói quen không tốt. Dạy và học Tiếng Anh cũng vậy, khi học sinh đọc bài và
chưa thể dịch ra nghĩa của câu hay đoạn văn, giáo viên chưa vội giải thích nghĩa của
từ đó. Thay vào đó, chúng ta nên giúp học sinh đốn nghĩa của từ thơng qua ngữ
cảnh của câu văn hay đoạn văn:
Ví dụ 1: When she saw an accident she was filled with abject terror
Trong câu văn trên, ở vế đầu tiên các em học sinh hiểu “acident” có nghĩa là tai nạn.
Vậy thì, giáo viên cần gợi mở cho học sinh cụm “abject terror” sẽ mang nghĩa tiêu
cực, hoặc có thể sử dụng các synonyms khác để dẫn dắt các em học sinh hiểu được
nghĩa của cụm từ và dịch được câu văn một cách chính xác nhất.
Ví dụ 2:
The journey to the village is very interesting. People have the chance to travel
between the green paddy fields and cross a small bamboo forest before they reach a
big old banyan tree at the entrance to the village.
Trong đoạn văn trên có hai từ mới, trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào chủ
đề của bài đọc là “countryside” vậy thì những cây gì thường biểu thị đặc trưng và có
rất nhiều ở quê? Nếu học sinh vẫn chưa đốn ra được nghĩa thì giáo viên sẽ tìm các
cách khác. Giáo viên sẽ hỏi những câu hỏi thông dụng để học sinh tư duy đơn giản
hơn: Năm xưa thánh Gióng đã nhổ cây gì để đánh đuổi giặc Ân? Cây gì gắn liền với
chú Cuội?... thì lúc đó học sinh sẽ đốn được là cây tre, lúc đó giáo viên lại gợi mở


7


rất rất rất nhiều tre trên một diện tích đất lớn gọi là gì? -> rừng tre; bên cạnh đó học
sinh sẽ trả lời được nghĩa của “banyan tree” là cây đa.
*Các bước làm bài tập điền từ:
Đối với các em học sinh lớp 9 bài tập điền từ là một dạng bài khá là khó đối
với nhận thức của các em, bởi vì các em thiếu vốn từ, nắm chưa vững cấu trúc ngữ
pháp. Vì vậy, giáo viên cần đưa ra định hướng và tiến hành theo từng bước để các em
dễ hiểu và có thể hồn thành dạng bài tập này:
Bước 1: Xác định số lượng câu, loại từ trước và sau chỗ trống sẽ tìm ra loại từ
cần điền.
Ví dụ: Trong Unit 7: Saving energy – listen có dạng bài tập fill in the gaps
The sun can be an…………….source of power.
Trong câu ví dụ trên trước chỗ trống là mạo từ xác định “an” sau là một một cụm
danh từ vậy học sinh cần xác định từ loại cịn thiếu là một tính từ.
Bước 2: Dựa vào văn phong, ngữ cảnh của câu văn hoặc đoạn văn để tìm từ
thích hợp.
Ví dụ: He didn’t have enough……….. to buy that car.
Dựa vào ngữ cảnh và dựa vào từ “buy” mua thì học sinh sẽ đốn được từ cịn thiếu là
tiền – money.
2. Hiệu quả:
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ dạy kỹ năng đọc, khi làm dạng bài tập
điền từ các em hứng thú hơn và không còn nhiều lúng túng về từ loại.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và cách ghi nhớ từ vựng cho học sinh.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học các kỹ năng bộ môn Tiếng Anh bậc
THCS.

8



- Giúp các em cải thiện được vốn từ vựng và tích cực hơn trong giờ dạy.
Qua thực tế giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ở hai lớp 9 sau khi
áp dụng phương pháp rèn kỹ năng đọc hiểu và cách làm bài tập điền từ. Kết quả tơi
thu được như sau:
Lớp 9
51 HS
Học kì I

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

8

14,5 %

19

34,5%

27

49,2%

1

1,8%

10

18,2%

23

41,8%

22

40%


0

0

2020- 2021
Học kì II
2020- 2021

Như vậy chúng ta đều nhận thấy sự thay đổi rõ rệt khi áp dụng sáng kiến này
vào dạy học. Số học sinh yếu, trung bình đã giảm đáng kể. Kết quả đó cho thấy học
sinh đã hình thành cho mình được kỹ năng đọc và phương pháp làm bài tập một cách
hiệu quả và khoa học hơn. Vì thế, kết quả các bài kiểm tra của các em đã tăng lên rõ
rệt. Qua kết quả trên có thể thấy rõ được mặt tích cực của sáng kiến “ Phương pháp
rèn kỹ năng đọc Tiếng Anh khối 9 và cách làm bài tập điền từ”. Góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy cuả bộ mơn cũng như của nhà trường.
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
3.1. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến dựa trên yêu cầu về dạy và học ngoại ngữ, giúp học sinh có những
phương pháp cụ thể để nâng cao kỹ năng đọc và cách làm dạng bài tập điền từ một
cách thuận lợi và nhanh nhất, và chính xác nhất. Đối với bậc học khối 9 thì kỹ năng
đọc là một yếu tố quan trọng. Do đó, giáo viên phải giúp học sinh tiếp cận và phát

9


triển kỹ năng này, nếu học sinh khơng có vốn từ, khơng biết đọc, khơng hiểu nội
dung và khơng hồn thành được dạng bài tập điền từ thì việc học ngoại ngữ ở bậc
THCS sẽ không thành công.
Việc áp dụng sáng kiến vào giảng dạy thực tiễn là không hề khó. Đầu tiên, giáo

viên cần phải nghiên cứu thật kỹ nội dung bài học, cách thức làm bài phù hợp với
trình độ của các em học sinh. Cần đầu tư thời gian để thiết kế bài giảng, soạn giáo án
điện tử hoặc sử dụng hình ảnh để thu hút các em học sinh vào nội dung bài học. Bên
cạnh đó, các em học sinh cũng cần phải hình thành ý thức tự giác, có thái độ tích cực
với mơn học và đầu tư thời gian cho môn học nhiều thêm nữa.
3.2. Điều kiện áp dụng:
- SKKN áp dụng cho các bài khóa phần Reading, các bài tập điền từ cịn thiếu
trong chương trình Tiếng Anh lớp 9.
- Dễ dàng áp dụng bởi khơng địi hỏi cao cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại.
- Khó khăn: Giáo viên và học sinh cần đầu tư thời gian nghiên cứu chuẩn bị bài
giảng chu đáo và thu hút được học sinh. Bên cạnh đó, các em học sinh cũng cần phải
tự giác và tích cực với mơn học.
4. Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Sáng kiến “Phương pháp rèn kỹ năng đọc Tiếng Anh khối 9 và cách làm bài
tập điền từ” đã được tôi áp dụng vào thực tế trong năm học 2020 – 2021. Sáng kiến
đã được báo cáo tại trường có sự tham gia của Ban giám hiệu phụ trách chuyên mơn,
các đồng chí trong tổ Khoa học tự nhiên và áp dụng vào một số tiết dạy trên lớp. Do
là nghiên cứu là áp dụng giảng dạy lần đầu nên tôi chỉ áp dụng một vài tiết trên một
năm học. Bên cạnh đó sáng kiến này có thể áp dụng với các bài khóa ở khối lớp 7
hoặc 8, tùy nội dung của các bài đọc.
V. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
1. Kết luận

10


Qua q trình cơng tác, tơi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và kết quả
thu được rất đáng mừng. Số lượng học sinh biết đọc đã tăng đáng kể, khi làm bài tập
các em khơng cịn gặp nhiều lúng túng và các em học sinh không cảm thấy quá áp
lực với từ vựng và bài đọc.

Sáng kiến “Phương pháp rèn kỹ năng đọc Tiếng Anh khối 9 và cách làm bài
tập điền từ” đã được ứng dụng và có kết quả khá tốt với chất lượng của bộ môn cũng
như chất lượng giảng dạy chung của nhà trường . Tơi tin rằng sáng kiến sẽ góp phần
thúc đẩy các em học sinh có hứng thú hơn với mơn học, có được khối lượng kiến
thức cần đạt và bước sang một giai đoạn học tập ngoại ngữ khó hơn một cách tự tin
nhất.
2. Đề xuất
Để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi
xin đề xuất một vài ý kiến như sau:
- Nhà trường tổ chức thêm các buổi sinh hoạt, hoặc giao lưu học tập môn
Tiếng Anh cho các em học sinh.
-Nhà trường cần tạo kiện tốt nhất về thiết bị máy móc như: máy chiếu, phịng
học bộ mơn, cần trang bị thêm tranh ảnh cho bộ môn Tiếng Anh,…
Trên đây là một số đề xuất của bản thân tôi về phương pháp rèn kỹ năng đọc
Tiếng Anh 9 và cách làm bài tập điền từ. Rất mong được các bạn đồng nghiệp đóng
góp để có thể hồn thiện sáng kiến và vận dụng một cách hiệu quả nhất trong các
năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HỒI ĐỒNG

Thượng Thôn, ngày 15 tháng 9 năm 2021

SÁNG KIẾN CƠ SỞ

NGƯỜI BÁO CÁO

Hoàng Thị Quyên

11




×