Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Bí quyết làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.15 KB, 10 trang )

Bí quyết làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung

Làm mờ hậu cảnh khi chụp ảnh chân dung là một kỹ thuật không
khó nhưng nó đòi hỏi người chụp phải có trải nghiệm tốt để có
được bức ảnh đẹp. Bài viết sẽ giới thiệu một vài bí quyết nhỏ để
giúp bạn dễ nắm bắt được kỹ thuật này.
Thông thường những người mới chụp ảnh sẽ nghĩ rằng họ cần đi ra
ngoài và mua một ống kính đắt tiền với khẩu độ thật lớn để chụp ảnh
chân dung cho đẹp. Trên thực tế, mặc dù khẩu độ lớn hơn sẽ giúp bạn
có độ sâu trường ảnh (DOF) nông hơn, nhưng vẫn còn 2 yếu tố nữa có
liên quan mà nhiều người chưa từng nghe đến hoặc đã quên mất. Bài
viết này sẽ cho bạn thấy ba yếu tố để tạo ra nền mờ đáng yêu ở hậu
cảnh và làm thế nào bạn có thể gần như chắc chắn làm được điều đó
với các ống kính bạn đã có trong tay. Bài viết do tác giả Darlene
Hildebrandt trình bày, đăng trên trang Digital Photography School,
VnReview xin giới thiệu lại như một kinh nghiệm hay cần chia sẻ.
Ba yếu tố ảnh hưởng đến độ sắc nét của hậu cảnh là:
• khẩu độ
• chiều dài tiêu cự của ống kính
• khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh
Để chứng minh các yếu tố này có tác động như thế nào, bạn có thể xem
các hình ảnh minh họa dưới đây.
Loạt ảnh đầu tiên được thực hiện khi cô bé trong ảnh đang đứng ở
trước cửa nhà và cách cửa nhà khoảng 0,6 m. Các ống kính được sử
dụng cho tất cả các bức ảnh này là: 16mm, 35mm, 70mm, 150mm. Tất
cả các bức ảnh này đều được chụp với cùng một khẩu độ như nhau,
thông số khẩu độ sẽ được tiết lộ sau khi bạn xem ảnh.
*** Lưu ý: tác giả sử dụng một chiếc Canon 5D MarkIII có cảm biến
full-frame, do đó nếu bạn sử dụng một máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn
(ví dụ máy có hệ số crop là 1.5x), thì các ống kính bạn cần là : 11mm,
24mm, 50mm, 100mm



Tất cả các ảnh đều được chụp với cùng một khẩu độ
Loạt ảnh thứ hai được chụp với ở khoảng cách hơn 6 m so với cửa ngôi
nhà. Mỗi lần thay đổi ống kính, tác giả di chuyển xa hơn khỏi bé gái để
làm sao cho hình ảnh cô bé vẫn ở trong một khung hình tương đương.

Tất cả các ảnh đều được chụp với cùng một khẩu độ, giống với các ảnh
phía trên
Lưu ý, trong loạt ảnh thứ hai này, hình ảnh hậu cảnh trông mềm hơn,
đặc biệt là khi chụp với ống kính dài nhất. Bạn đã thấy sự tương quan ở
đây chưa? Lưu ý là, tất cả 8 hình ảnh trên được chụp với cùng một
khẩu độ. Điều duy nhất được thay đổi trong loạt ảnh đầu tiên là tiêu cự
của ống kính. Yếu tố duy nhất thay đổi ở loạt ảnh thứ hai chính là
khoảng cách tới hậu cạnh, bằng cách để đối tượng đi xa hơn khỏi ngôi
nhà.
Vậy còn khẩu độ thì sao?
Tác giả đã cố tình không cho bạn biết khẩu độ nào đã được sử dụng
trước khi bạn nhìn thấy những hình ảnh. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết
rằng, tất cả các bức ảnh trên đều được chụp ở khẩu độ f5.6? Vâng, đó là
sự thật! Tất cả các hình ảnh ở trên đã được thực hiện với một khẩu độ
f5.6. Không phải là khẩu độ đầu tiên bạn nghĩ đến khi ai đó nói về "mờ
hậu cảnh" đúng không? Các bạn có khẩu độ f5.6 trên ống kính kit lens
của bạn chứ? Nếu vậy, hẳn bạn từng nghĩ rằng bạn không bao giờ có
được bức ảnh có hậu cảnh mờ tốt mà không cần đầu tư hàng trăm, hay
hàng ngàn USD cho một ống kính với khẩu độ lớn hơn? Hãy nghĩ lại,
và đọc tiếp!
Một so sánh bằng cách sử dụng f2.8
Để tiếp tục chứng minh, mời bạn xem tiếp hai loạt ảnh khác đều chụp ở
khẩu độ f2.8. Đầu tiên với cô bé đang ở gần ngôi nhà, loạt ảnh thứ hai
với cô bé ở xa ngôi nhà. Chú ý xem ống kính và khoảng cách ảnh

hưởng nhiều hơn đến hiện tượng mờ trên hậu cảnh như thế nào, so với
khẩu độ rộng hơn. Bạn sẽ thấy không có nhiều sự khác biệt giữa các
loạt ảnh này với các ảnh được chụp ở thiết lập đầu tiên tại f5.6.

Tất cả các ảnh này được chụp ở khẩu độ f 2.8

Tất cả các ảnh này được chụp ở khẩu độ f 2.8, nhưng với khoảng cách
xa hơn so với khung nền hậu cảnh
Chúng ta có thể học được gì từ điều này?
Mặc dù sử dụng một khẩu độ rộng là một yếu tố trong việc tạo ra hậu
cảnh mờ, nó không phải là yếu tố duy nhất, và theo ý kiến của tác giả,
nó không phải là quan trọng nhất. Nếu bạn đang định chụp một bức
chân dung thì bạn nên cố gắng tìm một vị trí mà có thể đặt các đối
tượng ở một khoảng cách đủ xa so với hậu cảnh, và bạn cần sử dụng
các ống kính có tiêu cự từ 85mm hoặc hơn để chụp ảnh. Tuy nhiên
cũng hết sức chú ý là, nếu bạn dùng một ống kính quá dài, bạn sẽ phải
đi băng qua bên kia đường để có thể chụp ảnh và phải hét lên để đối
tượng của bạn có thể nghe thấy. Một ống kính có tiêu cự 300mm có thể
là quá nhiều cho chụp ảnh chân dung, nhưng nếu dùng để chụp ảnh
động vật hoang dã hoặc đi du lịch, bạn có thể tạo ra một số hậu cảnh
mờ độc đáo, mà bây giờ bạn đã biết phải làm thế nào rồi.
Xem thêm một số ảnh chụp cũng với phương pháp tương tự:

Chụp với một ống kính 200mm f2.8

200mm f2.8

200mm f5.6
Thực hành nhiều hơn
Hãy đi ra ngoài và thử thực hành bài tập này. Tìm một người mẫu cho

bức ảnh của bạn và bắt đầu chụp ở khoảng cách gần với hậu cảnh, tiếp
đó giãn dần khoảng cách với các thay đổi ống kính và khẩu độ khác
nhau, bạn sẽ thấy những hiệu ứng khác biệt trên bức ảnh của bạn. Thực
hành thật nhiều, và bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý.

×